Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

So sánh tuyệt cú và haiku về phương diện loại hình (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.52 KB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH

SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
VỀ PHƢƠNG DIỆN LOẠI HÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH

SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
VỀ PHƢƠNG DIỆN LOẠI HÌNH
Chuyên ngành: Văn học Trung Quốc
Mã ngành: 62.22.30.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Hồ Sĩ Hiệp


TP HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nguyệt Trinh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 16
6. Những đóng góp của luận án ........................................................... 16
7. Kết cấu của luận án .......................................................................... 17
Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN SỰ TƢƠNG
ĐỒNG – DỊ BIỆT CỦA TUYỆT CÚ VÀ HAIKU

1.1 Những tiền đề cho sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku ........... 19
1.1.1 Điều kiện lịch sử - tự nhiên ......................................................... 19
1.1.2 Nền tảng văn hóa – tư tưởng ...................................................... 21
1.1.3 Sự phát triển tự thân của văn học ............................................... 24
1.2 Sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku ........................................... 25
1.2.1 Sự hình thành thơ tuyệt cú .......................................................... 25
1.2.2 Sự hình thành thơ haiku .............................................................. 28
1.2.3 Hai thể loại tinh hoa thuộc loại hình thơ cổ điển
phương Đông .................................................................................................. 30


1.3 Quan niệm thơ ca ....................................................................... 35
1.3.1 Khởi từ tâm hay bản chất trữ tình của thơ ca ............................. 35
1.3.2 Tính chính trị và tính duy mĩ........................................................ 39
1.3.3 Phong cốt và mono no aware – cốt tủy của trữ tình Trung Hoa và
Nhật Bản .......................................................................................................... 42
Chƣơng 2: HỨNG THÚ TỰ NHIÊN, CẢM NGHIỆM NHÂN
SINH VÀ SUY TƢ TÔN GIÁO TRONG TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
2.1 Hứng thú tự nhiên trong tuyệt cú và haiku ................................ 51
2.1.1 Vẻ đẹp ý cảnh .............................................................................. 62
2.1.1.1 Ý cảnh tinh tế hài hòa ............................................................... 66
2.1.1.2 Ý cảnh tịch tĩnh không hư ......................................................... 68
2.1.1.3 Tráng mĩ và bi mĩ ...................................................................... 70
2.1.2 Thiên nhiên tượng trưng .............................................................. 74
2.1.2.1 Thiên nhiên và bước đi bốn mùa .............................................. 77
2.1.2.2 Màu sắc, hương thơm và âm thanh tương ứng………… ……81
2.1.2.3 Tỷ đức và như như .................................................................... 86
2.2 Cảm nghiệm nhân sinh trong tuyệt cú và haiku ........................ 92
2.2.1 Bức tranh cuộc sống trong tuyệt cú và haiku .............................. 92
2.2.1.1 Vấn đề thân phận và tình cảm con người ................................ 93

2.2.1.2 Hình ảnh quá khứ và cái nhìn hoài cổ thương kim ................ 101
2.2.1.3 Cái lớn lao và cái bình dị ....................................................... 103
2.2.2 Sự thể hiện con người trong tuyệt cú và haiku .......................... 105
2.2.2.1 Con người vũ trụ ..................................................................... 105
2.2.2.2 Con người thế tục.................................................................... 109
2.3 Suy tƣ tôn giáo trong tuyệt cú và haiku .................................... 112
2.3.1 Dấu ấn của Thiền ....................................................................... 113
2.3.2 Vai trò của Đạo.......................................................................... 122


2.3.3 Ảnh hưởng của Nho ................................................................... 125
Chƣơng 3: VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT THƠ TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
3.1 “Dĩ thiểu kiến đa” – “sự tình vắn tắt” hay sự phù hợp giữa nội
dung và hình thức của tuyệt cú và haiku .................................................. 131
3.1.1 Sự phong phú của tuyệt cú và sự đơn thuần của haiku về phương
diện đề tài ...................................................................................................... 132
3.1.2 Lát cắt của đời sống hay là phương thức xử lý không gian ...... 133
3.1.3 Thơ ca của khoảnh khắc hay là năng lực làm chủ thời gian..... 136
3.2 Âm luật......................................................................................... 138
3.2.1 Những đặc thù về mặt âm học của ngôn ngữ dân tộc ............... 138
3.2.2 Âm số ít oi hay là sự tinh giản của thơ ca ................................. 141
3.2.3 Âm vận hài hòa trong tuyệt cú và sự đơn thuần đạm bạc của
haiku .................................................................................................... 144
3.3 Từ ngữ và kết cấu ....................................................................... 147
3.3.1 Ý tượng giản đơn và danh từ thiện mĩ ....................................... 147
3.3.2 Các thủ pháp nghệ thuật……………………………………………153
3.3.2.1 Các thủ pháp tỉnh lược ........................................................... 153
3.3.2.2 Các thủ pháp dựa trên sự liên tưởng ...................................... 156
3.3.3 Kết cấu mở hay khoảng trống trong thơ .................................... 160
3.3.3.1 Kết cấu nghi vấn ..................................................................... 160

3.3.3.2 Kết cấu trùng điệp................................................................... 162
KẾT LUẬN ........................................................................................ 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................... 186


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
H.: Hà Nội
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Tr.: Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
01

Bảng 2.1 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp

Trang
55

trong tuyệt cú
02

Bảng 2.2 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp

58


trong haiku
03

Bảng 3.1 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong

149

tuyệt cú
04

Bảng 3.2 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong
haiku

150


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tuyệt cú và haiku – hai thể thơ hội tụ tinh túy vẻ đẹp thơ cổ điển
phương Đông. Nếu tuyệt cú – “hạt minh châu của thơ ca Trung Hoa” – long
lanh vẻ sáng hàm súc, dư ba đầy ý vị Đường thi thì haiku là thể thơ nhỏ xinh
như một đóa anh đào là niềm tự hào của thơ ca Nhật Bản vươn ra thế giới.
Trong khi nhiều thể thơ khác chịu sự hạn chế của lịch sử - thời đại thì tuyệt cú
và haiku có được sự năng động và sức sống mạnh mẽ với sự lan tỏa, ảnh
hưởng vượt không gian – thời gian. Mỗi thể thơ, trong một dạng thức bé nhỏ,
lại mang một khả năng biểu đạt dồi dào, là một niềm ngạc nhiên thú vị cho
người yêu thơ và các nhà nghiên cứu. Vì những lý do này, tuyệt cú và haiku

luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, và cùng với lòng yêu không hề vơi theo
năm tháng, những công trình nghiên cứu về chúng ngày càng dày dặn thêm.
Chọn đề tài này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mảnh đất thơ cổ điển phương
Đông muôn đời “quen mà lạ”, đầy bí ẩn mà chứa đựng bao vẻ đẹp không nói
hết.
So với những công trình nghiên cứu đã có về tuyệt cú và haiku – chủ
yếu nghiên cứu từng thể loại độc lập, riêng rẽ - đề tài của chúng tôi đóng góp
một hướng tiếp cận khá mới. Dưới góc nhìn so sánh, tuyệt cú và haiku sẽ thể
hiện nhiều đặc điểm trên nhiều phương diện – hơn là nghiên cứu độc lập. Từ
đó đề tài góp phần làm sáng tỏ những nét đồng dị của hai thể thơ đặc sắc
trong thế giới thơ ca phương Đông.
Trong văn học trung đại Việt Nam, tuyệt cú – thường được gọi là tứ
tuyệt - cũng là một thể thơ được yêu thích và sáng tác rộng rãi, sức sống của
thể loại đã vượt qua những giới hạn không thời gian, không ngừng biến đổi và


2

tỏa sáng. Vì vậy nghiên cứu so sánh tuyệt cú (Trung Hoa) và haiku (Nhật
Bản) cũng là để hiểu rõ hơn văn học của nước nhà.
Từ lâu thơ Đường – trong đó tuyệt cú đóng vai trò quan trọng – đã
được lưu tâm trong nhà trường phổ thông. Haiku được thế giới biết đến ởViệt
Nam vẫn còn tương đối lạ lẫm, gần đây mới được đưa vào giảng dạy. Việc
dạy học hai thể thơ này đối với giáo viên luôn là một công việc hay mà khó.
Cấu trúc chương trình Ngữ văn trên cơ sở kết hợp trục lịch sử văn học và trục
thể loại theo định hướng vận dụng nguyên tắc tích hợp và mở rộng tri thức
“cửa sổ văn hóa”, thơ Đường luật (Việt Nam) – Thơ Đường (Trung Quốc) và
thơ Haiku (Nhật Bản) được đặt bên cạnh nhau. Với đề tài này, chúng tôi hy
vọng góp phần giúp dạy học tốt hơn thơ tuyệt cú và haiku nói riêng, thơ cổ
điển phương Đông nói chung trong nhà trường, khi tiếp cận văn bản, ngoài

tính chỉnh thể tác phẩm như một sinh mệnh trọn vẹn, phần nào có ý thức về
sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng văn học và cả sự khác biệt ở tính
cách bản sắc dân tộc.
Nghiên cứu – so sánh tuyệt cú và haiku trong bối cảnh thế giới hội
nhập ngày nay cũng là tìm hiểu thêm về hai quốc gia – hai nền văn hóa Trung
Hoa và Nhật Bản – cũng như sức sống của thơ ca qua những bờ cõi và giới
hạn, đồng vọng tiếng lòng nhân loại trong một tiếng nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với vẻ đẹp đặc trưng của thể loại, có thể nói tuyệt cú và haiku từ lâu đã
thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ở đây chúng tôi khảo
sát lịch sử nghiên cứu tuyệt cú và haiku chủ yếu dựa trên các mảng tư liệu
sau:
2.1 Ở mảng tài liệu tiếng Việt
Chưa đi sâu và cụ thể vào hình thức thể loại thơ, xét trên trục lịch sử và
văn hóa “đồng văn” Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Vĩnh Sính – giáo sư


3

đại học Alberta, Canada cho rằng: “Thái độ của Việt Nam đối với Trung
Quốc: đề kháng xâm lăng quân sự và chấp nhận khuôn mẫu văn hóa” [101,
tr.19]; còn “thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc: kính nể hoặc phủ nhận
văn hóa Trung Hoa” [101, tr.27]. Từ định hướng mang tính gợi ý đó, có thể
nghĩ về những mối quan hệ tương tác – song hành nghệ thuật ngôn từ thi ca
(chữ Hán – chữ Nôm – chữ Kana), hình thức thể loại (tuyệt cú – tứ tuyệt –
haiku) vai trò và sự ảnh hưởng thơ ca (Đường thi – thơ chữ Hán và thơ Nôm
Đường luật – thơ haiku)…
Tuyệt cú song hành cùng với chiều dài truyền thống văn học Việt Nam
hàng ngàn năm, vì vậy đã được biết đến từ rất lâu, còn haiku mãi đến đầu thế
kỷ XX mới được biết đến. Và cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài để

thể thơ này trở nên gần gũi hơn với tâm thức văn hóa Việt Nam, đến cuối thế
kỷ XX những nét tương đồng giữa tuyệt cú và haiku mới được một số nhà
nghiên cứu nhận ra và bước đầu có những so sánh trên những nét cơ bản.
Nhưng sự so sánh thường diễn ra khi tác giả đi vào tìm hiểu một thể thơ. Khi
đi vào nghiên cứu cụ thể một thể thơ, các tác giả thường nhớ đến thể thơ còn
lại và thao tác so sánh được sử dụng trong trường hợp này nhằm làm sáng tỏ
một luận điểm nhất định. Ở đây xảy ra hai khuynh hướng:
- So sánh tuyệt cú với haiku nhằm làm nổi bật đặc điểm của tuyệt cú.
Tiêu biểu cho hướng đi này là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Đại,
Nguyễn Kim Châu… Trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Một số đặc trưng
nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (1995), đã được xuất bản thành sách,
Nguyễn Sĩ Đại nhắc đến những kiểu thơ ngắn, trong đó “Về thơ ba câu, ta
thấy có thơ hai-cư Nhật Bản nổi tiếng” [18, tr.38]. Tác giả đi đến kết luận
“Kiểu tổ chức bốn câu của thơ là phổ biến nhất […] thuộc hàng ưu việt nhất
và có tính ổn định cao” [18, tr.38] và “thơ tứ tuyệt mạnh hơn thơ hai câu, ba
câu, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, mạnh hơn thơ tứ ngôn, tam ngôn là chỗ có dư


4

địa để cho đôi cánh của trí tưởng tượng sáng tạo bay lên, cho làn sóng xúc
cảm lan tỏa”[18, tr. 44]. Sự so sánh này nhằm chỉ ra vẻ đẹp của tuyệt cú nên ít
nhiều có tính chất phiến diện, bởi không thể đơn thuần cho rằng tuyệt cú có
nhiều “dư địa” hơn haiku. Cũng với sự liên hệ giữa các thể loại thơ ngắn,
nhưng trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Thơ tứ tuyệt trong Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XIX (2001), Nguyễn Kim Châu đã có cái nhìn tương đối
khách quan hơn khi nhận xét “Các hình thái thơ ngắn không xa lạ với thơ ca
cổ điển phương Đông” [8, tr.30] và đặt tuyệt cú trong mối liên hệ với các thể
thơ sijo, tanka, haiku. Tác giả so sánh tuyệt cú với các hình thái thơ ngắn của
văn học cổ điển Nhật Bản và đặt ra vấn đề: “Phải chăng số câu lẻ và tổng số

chữ lẻ trong các hình thái thơ ngắn phổ biến của người Nhật Bản gợi cảm giác
về những lời nói bỏ lửng, chưa trọn ý và lựa chọn giải pháp đánh dấu khoảng
dư địa của những điều không thể nói đó bằng cách cố tình không sử dụng đặc
điểm cân đối, hoàn hảo thường thấy ở những kiến trúc bài thơ có tổng số câu
chẵn và tổng số chữ chẵn?” [8, tr.40]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra được những
điểm giống và khác nhau cơ bản của hai thể loại cùng thuộc về loại hình thơ
ca cổ điển phương Đông.
- So sánh haiku với tuyệt cú để làm nổi bật đặc điểm của haiku. Nhật
Chiêu trong Basho và thơ haiku khi nói đến tính chất hàm súc của thơ haiku
đã có điểm qua tuyệt cú: “Thơ ca Á Đông nói chung là cô đọng với các hình
thức ngắn gọn của haiku, tanka, tứ tuyệt […] Haiku tiêu biểu cho phong cách
Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời” [9, tr.53]. Các tác giả Haiku Hoa thời gian thì nhận xét: “trong khi tứ tuyệt chững chạc bốn chân cân xứng,
đường bệ thì haiku trụ vững trên ba chân chông chênh không đều nhau như là
một khiếm khuyết, nhưng lại toàn vẹn như giọt nước bé nhỏ ôm gọn cả vũ trụ
bao la” [36, tr.35].


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full















×