Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hướng dẫn viên với công tác phát triển chủ đề du lịch nhà vườn ở tỉnh thừa thiên huế tại công ty đồng hành việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.61 KB, 30 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng, Tôi đã được
học, trải nghiệm và tiếp thu được nhiều kiến thức khá lý thú, bổ ích từ thực tế cho đến
chuyên nghành mà chính thầy cô giáo tận tình truyền đạt. Đây là hành trang vững chắc
để tôi có thể bước ra đời. Trong khoảng thời gian học tập, tôi đã cố gắng và nổ lực hết
mình để tiếp thu học hỏi những kiến thức đó để trao dồi và hoàn thiện bản thân hơn.
Trong suốt khoảng thời gian thực tập thực tế, tôi đã xây dựng nên chuyên đề tốt
nghiệp và đã nhận được sự đóng góp ý kiến tận tình của cô Nguyễn Hoàng và thầy
Nguyễn Xuân Vinh cũng như công ty du lịch Đồng Hành Việt để góp phần giúp tôi
hoàn thiện chuyên đề này một cách tốt đẹp nhất.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của tôi
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn đóng góp ý
kiến và sự cảm thông của quý thầy cô và anh chị trong công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng



MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, đời sống con người
dần được cải thiện và nâng cao. Chính vì thế du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống xã hội, làm cho xã hội ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch trở về với thiên nhiên đang phát triển mạnh ở
Việt Nam. Vì vậy, xu hướng hưởng thụ nét đẹp và môi trường trong lành của thiên
nhiên đã trở nên rất gần gũi, thân thiết đối với cuộc sống của con người.
Huế là tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam có điều kiện phát triển du lịch với hai di
sản là quần thể kiến trúc cố đô Huế và Nhã Nhạc Cung đình Huế mà đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.Ngoài ra, Huế còn biết đến là mảnh đất
với màu xanh của những khu vườn cây trái, hoa kiểng. Trong đó nổi tiếng là nhà vườn
Huế. Một trong những thành tựu đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, có sức hút mạnh mẽ
đối với khách du lịch. Đến đây, du khách có cơ hội khám phá tìm hiểu nét độc đáo của
một kiến trúc không gian đầy yên tĩnh và lắng đọng. Tất cả như đưa bạn dần trở về với
thiên nhiên và cuộc sống dân dã của người dân nơi này.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn viên với công tác
phát triển chủ đề du lịch nhà vườn ở tỉnh Thừa Thiên Huế tại công ty Đồng Hành
Việt” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Chọn đề tài này nhằm tìm hiểu về du lịch nhà
vườn ở Huế, những khu vườn và kiến trúc của ngôi nhà rường cổ. Đồng thời thấy được
thực trạng công tác khai thác sản phẩm du lịch nhà vườn Huế tại công ty Đồng Hành
Việt trong những năm gần đây. Từ đó, có thể đưa ra những ý kiến đóng góp hợp lý và
hiệu quả hơn trong việc khai thác sản phẩm du lịch nhà vườn để thu hút khách du lịch
tham gia mua sản phẩm du lịch của công ty. Bên cạnh đó, quảng bá hình ảnh du lịch
nhà vườn đến với mọi khách. Cấu trúc của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sỡ lý luận về loại hình du lịch nhà vườn
Chương 2: Thực trạng của hướng dẫn viên với chủ đề du lịch nhà vườn Huế
Công ty du lịch Đồng Hành Việt
Chương 3: Ý kiến đóng góp của hướng dẫn viên đối với du lịch nhà vườn Huế
tại công ty Đồng Hành Việt.


SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH NHÀ VƯỜN
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hướng dẫn viên du lịch
1.1.1 Khái niệm hướng dẫn viên du lịch:
Theo trường đại học Bristish Columbia (Canada): Theo trường đại học Butish
Columbia của Canada:
“Hướng dẫn viên du lịch là cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch trực tiếp đi
kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình
du lịch nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch, thuyết minh cho
khách về các tuyến điểm du lịch đồng thời tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách
du lịch”.
Năm 1994, Tổng cục du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm:
“Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh nghiệp lữ
hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác có chức năng kinh doanh lữ hành)
Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khách tham quan theo chương trình du lịch đã được ký
kết”.

1.1.2 Phân loại hướng dẫn viên du lịch:
Theo sách “Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch được phân loại như sau:

* Hướng dẫn viên chuyên nghiệp (tourguide): là người hướng dẫn đoàn khách
thưc hiện chương trình tham quan du lịch được thoả thuận của tổ chức kinh doanh du
lịch, đuợc cấp thẻ hành nghề.
* Hướng dẫn viên tại điểm (on – site – Guide): là người hướng dẫn khách du lịch
thực hiện chuyến tham quan trong một giờ nhất định tại những điểm du lịch cụ thể.
* Hướng dẫn viên thành phố (City – guide): là người hướng dẫn khách du lịch thực
hiện chuyến tham quan tác phẩm, thường là trên các phương tiện di động như xe buýt,
taxi, xichlô,… hướng dẫn viên có nhiệm vụ giới thiệu, bình luận cho khách nghe
những đối tượng tham quan nổi bật của thành phố và bình luận về chúng, đồng thời trả
lời các câu hỏi, giải thích cho khách những hiện tượng “lạ” trên lộ trình trong thành
phố.
* Hướng dẫn viên không chuyên (Step – on – Guide): Thật ra là các công tác viên
hướng dẫn viên du lịch mà các tổ chức kinh doanh du lịch thuê theo hợp đồng để
hướng dẫn khách du lịch.
Theo luật du lịch (khoản 1 điều 72):
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

* Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du
lịch nội địa.
* Hướng dẫn viên nội địa đuợc hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt
Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài
Theo một cách phân loại khác:

* Hướng dẫn viên suốt tuyến là những hướng dẫn viên chuyên nghiệp có nhiệm vụ
hướng dẫn khách du lịch từ khi đón khách trong thời gian chuyến du lịch cho đến khi
tiễn khách, hướng dẫn viên suốt tuyến chịu trách nhiệm chủ yếu nhất về việc thực hiện
chương trình du lịch của đoàn theo hợp đồng. Người hướng dẫn thuộc loaị này thường
là các tổ chức kinh doanh du lịch
* Hướng dẫn viên địa phương là hướng dẫn viên tại những điểm du lịch nào đó hay
tại một thành phố nào đó làm nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch ở điểm du lịch hay
thành phố chứ không theo đoàn khách trong suốt chuyến du lịch mà khách đã mua.
Hướng dẫn viên loại này cũng có kiến thức về đối tượng tham quan và kiến thức
nghiệp vụ. Họ khác với những người giới thiệu tại chổ vốn không phải là hướng dẫn
viên du lịch.

1.1.3. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch
a. Vai trò của người phục vụ
Đây là vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn
viên là người phục vụ khách theo hợp đồng mà công ty đã ký kết, có nhiệm vụ thực
hiện đúng và tốt mọi điều khoản ghi trong hợp đồng. Hướng dẫn viên là người đại diện
cho quyền lợi của khách du lịch (kiểm tra, giám sát thực hiện các dịch vụ của các cơ sở
phục vụ), là người đại diện cho đoàn khách để liên hệ với người dân, chính quyền địa
phương trong mọi điểm đến và các công việc khác được khách uỷ quyền.
Hướng dẫn viên du lịch phải ứng xử khéo trong giao tiếp đối với khách trong các
hoạt động vui chơi giải trí trong suốt chuyến tham quan. Phải biết lắng nghe, chu đáo
và thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình đối với khách như đối với người thân: “Đến như khách
và ra về như bạn bè”.
Hướng dẫn viên phải phục vụ sao cho khách thoã mãn những yêu cầu và làm hài
lòng khách, để lại những ấn tượng đẹp trong mắt khách. Như vậy, Hướng dẫn viên
đang thể hiện cho khách biết rằng chất lượng sản phẩm du lịch của công ty là rất tốt.

b. Vai trò marketing viên không chuyên
Hướng dẫn viên du lịch có vai trò của một Marketing viên không chuyên. Phải

biết giới thiệu, quảng bá về tuyến điểm du lịch, về tài nguyên du lịch, những đối tượng
tham quan hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước và các đặc sản nổi tiếng của các vùng

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

miền. Hướng dẫn viên du lịch phải tạo ra sự hấp dẫn, tích cực trong chuyến du lịch,
gợi cho khách yêu thích cái mới lạ và đầy hiếu kỳ.
Hướng dẫn viên có thể nắm bắt tâm lý của khách qua nhu cầu, thị hiếu, tập quán,
văn hoá của từng đoàn khách khác nhau trong quá trình phục vụ để kịp phản hồi ý kiến
lại cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch làm cho chất lượng phục vụ theo nhu cầu
của khách và trong kinh doanh được tốt hơn. Hướng dẫn viên phải tự trao dồi, tìm hiểu
những mẹo vặt để tạo ra uy tín, thương hiệu, sự bắt mắt của khách hàng khi quảng cáo
về một đặc sản, sản phẩm du lịch hay dịch vụ nào đó.

c. Vai trò của sứ giả
Hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò như một sứ giả của một đất nước, thay mặt
cho ( đất nước, dân tộc, nghành du lịch, địa phương, doanh nghiệp,...)để đón tiếp, phục
vụ và tiễn khách. Hướng dẫn viên du lịch phải xây dựng tốt hình ảnh của một người
hướng dẫn gương mẫu, một khuôn mặt đẹp của đất nước. Vì vậy, đòi hỏi Hướng dẫn
viên phải chuẩn bị từ trang phục, trang điểm đến phong cách và rèn luyện đức tính
cũng như kỹ năng nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, thông minh, sáng tạo, mang
đậm bản sắc dân tộc.

Hướng dẫn viên du lịch vừa khéo léo, tế nhị trong giao tiếp, vừa chân thực, ân
cần, vừa am hiểu và nắm bắt được tâm lý, tập quán, văn hoá cảu khách, lại vừa nhanh
nhẹn, thông minh trong hành nghề thì Hướng dẫn viên đó quả là một sứ giả của đất
nước.
d. Vai trò của người bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là người đại diện cho đất nước đón tiếp khách du lịch
quốc tế, làm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc. Đôi khi cũng có,
những khách đi du lịch lợi dụng danh nghĩa du lịch để thực hiện những hành vi phạm
pháp gây tổn hại đến an ninh, chủ quyền quốc gia hoặc an toàn du lịch.
Chính vì vậy, Hướng dẫn viên cần phải mềm dẻo, thân thiên, nhiệt tình đối với
khách. Tuy nhiên, Hướng dẫn viên cũng phải rất cẩn trọng, tế nhị trong việc giao tiếp,
theo dõi những hành vi diễn ra của khách để có những biện pháp phù hợp với khả năng
của mình, nhưng khi cấp thiết thì phải cương quyết và phối hợp hiệu quả với các cơ
quan chức năng giải quyết.

1.2. Khái quát về du lịch nhà vườn Huế
1.2.1 Khái niệm
Du lịch nhà vườn là hình thức du lịch dựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có
của dân cư địa phương nhằm tạo ra sản phẩm là các khu vườn cây trái, hoa kiểng trang
trại phục vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của dân cư địa
phương và phát triển du lịch. Có thể nói đây là hệ sinh thái vừa tự nhiên vừa nhân tạo.
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng


1.2.2. Phân loại du lịch nhà vườn Huế
Có 5 loại nhà vườn
- Vườn dân gian là kiểu nhà vườn của tầng lớp bình dân Huế, là loại nhà vườn ra
đời sớm nhất.
- Vườn chùa là kiến trúc chùa toạ lạc giữa không gian nhiều cây cối lá hoa,…Nơi
đây vừa đáp ứng những nhu cầu tôn giáo vừa giúp cho người tu hành có thể cảm thấy
sự thanh tịnh nhưng không phải trốn tránh cuộc đời.
- Vườn Phủ Đệ: nơi đây gần như một quốc gia thu nhỏ, là nơi sinh hoạt văn hoá
tinh thần của tầng lớp hoàng thân quốc thích thời bấy giờ. Những khu này thường
được chăm sóc rất công phu, tỷ mỷ.
- Vườn Cơ Hạ: nơi đây tập hợp những loại cây cảnh, chim thú quí hiếm. Là nơi
để vua có thể thư giản sau những giờ làm việc vất vả.
- Vườn lan cảnh: là loại vườn lăng mộ của các vua chúa. Nơi đây rất được chú
trọng về không gian, địa thế.

1.3. Khái quát về du lịch nhà vườn Huế
1.3.1 Tổng quan Thừa Thiên Huế
Thưà Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp với Quảng
Trị, phía Nam giáp với thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây
dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ chính là biên giới Việt Lào, phía Đông trông ra biển
cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1080 km.
Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ. Địa hình núi chiếm
khoảng ¼ diện tích, nằm ở biên giới Việt Lào và kéo dài đến Đà Năng. Địa hình trung
du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn duới 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh
rộng, sườn thoáng, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng của
tỉnh là một phần của duyên hải miền Trung. Bề nang hẹp và chiều dọc kéo dài theo
hướng Tây Bắc Đông Nam, song song với bờ biển. Đồng bằng thừa thiên Huế điển
hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ và đồng bằng có cồn cát, đầm phá. Diện tích
vùng đồng bằng chiếm khoảng 1400 km2. Trong miền đồng bằng ven biển có nhiều

đầm phá, chúng đổ ra biển ở cửa Thuận An, Tư Hiền, Lăng Cô. Ngoài ra ở vùng đồng
bằng sát núi có một số hồ nhỏ, nước nhỏ, nước ngọt. Một số dạng địa hình phân bố
phổ biến trong vùng đồng bằng là những cồn cát chạy song song với bờ biển có độ dài
từ 5 – 30m, hai sườn không cân xứng.
Hầu hết các sông lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn chảy ngang qua đồng bằng,
xuống đầm phá, đổ ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Trủi,.. Bờ
biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 km
có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A và đường
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

sắt xuyên việt chạy dọc tỉnh. Giao thông đường bô, đường sắt, đường hàng không,
đưòng thuỷ đều thận lợi.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ
bốn mùa, mùa xuân mát mẻ ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa đông
giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25 độ C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du
lịch đẹp nhất từ tháng tư năm trước đến tháng tư năm sau. Thừa Thiên Huế là tỉnh có
đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên cộng với yếu tố
nhân tạo đã tạo ra cho Huế một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh
của một nước Việt Nam thu nhỏ.
Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỷ 13 vùng đất thơ mộng này đã hoà nhập vào
Đại Việt bời đây là quà tặng của vua chiêm thành khi cưới công chúa Huyền Trân nhà
Trần. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế có một vị trí đặc biệt

trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm kinh đô của xứ
đàng trong (1558) được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều Tây Sơn (17881802) vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802- 1945). Trong hơn 400
năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã là trung tâm chính tri, văn hoá
của nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì vây, nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di
tích lịch sử, văn hoá mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của ác vua chúa nhà
Nguyễn. Với các di tích đó Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Huế là một
tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan
đế cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác
cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữu nước dành độc lập dân
tộc.
Tiếm năng du lịch tỉnh chủ yếu tập trung vào thành phố Huế, nơi vốn là kinh đô
lịch sử của nước Việt Nam. Huế có sông Hương, núi Ngự Bình thơ mộng, có các di
tích lịch sử hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, công trình và một thành tựu
tuyệt mỹ của kiến trúc cân đối sự hài hoà rất tự nhiên. Huế còn là trung tâm phật giáo
của miền Trung với trên một trăm ngôi chùa cổ kính. Trong đó có các chùa nổi tiếng
như chùa Từ Đàm, Linh Mụ, Bảo Quốc, Trúc Lâm, Diệu Đế,… Riêng chùa Linh Mụ
được xem là biểu tượng của thành phố Huế.
Với hệ thống sông ngoài biển cả dày đặc nên mang lại cho Huế một lượng lớn
thuỷ hải sản có giá trị cao đạt 1000 tấn/năm như tôm, mực, cá,..và có 500 ha trồng rau
câu. Không những thế Huế là nơi có rất nhiều gố quí như Phi lao, bạch đàn, mây, trầm
hương, cà phê, cao su,..Đặc biệt tỉnh đẩy mạnh sản suất các mặt hàng gia công xuất
khẩu, công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước khoáng, bánh kẹo, thịt, hải sản). công
nghiệp mỏ, công nghiệp khai thác khoáng sản và tập trung vào các nghành thủ công
mỹ nghệ sơn mài, dệt, thảm len, thêu ren, đan mây, làm chổi, làng nón, làng hương,…
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8


GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

Bên cạnh đó Huế còn có các loại hình văn hoá nghệ thuật nổi tiếng như ca, tuồng, chèo
cung đình, hò giã gạo và các lễ hội truyền thống. Ngoài ra Huế có một nền văn hoá ẩm
thực với các món ăn nổi tiếng và độc đáo như bún bò Huế, chè bắp và các món ăn
cung đình.

1.3.2 Nét đẹp kiến trúc nhà vườn Huế
Kiến trúc nhà vườn là một nét riêng tiêu biểu độc đáo nhất của kiến trúc Huế. Nó
thể hiện của sự hoà hợp của con người và thiên nhiên. Bước vào khu nhà vườn ở Huế,
du khách sẽ cảm nhận được một không gian yên tĩnh, lắng đọng và thoải mái với bầu
không khí trong lành, mát mẻ.
Những khu vườn Huế được quy hoạch phối hợp kiến trúc theo dạng tổ hợp với
mô hình thiết kế chữ công, chữ đinh hay nội công - ngoại quốc.
Nhà vườn ở Huế bao gồm hai thành phần là nhà và vườn. Nhà và vườn ở Huế là
một sự phối hợp có dụng ý giữa kiến trúc và vườn tược.Tổng thể ấy phản ánh quan
niệm sống những đặc trưng văn hoá của người Huế nói chung và từng chủ nhân nói
riêng. Nhà ở không quá rộng và bề thế được bố trí thành nhiều gian khác nhau. Vườn
được xem như là một tiểu công viên với nhiều loại cây khác nhau. Mỗi loại cây đều
được chủ nhân của nó chăm sóc, trang trí một cách khá tỉ mỉ. Một số nhà vườn bố trí
thêm hòn non bộ, bức bình phong, bể cạn như một nét chấm phá trong cách bày trí.
Bên cạnh đó nhà vườn có cả cách bố trí không gian phổ biến: vườn luôn ở phía
bên ngoài. Trước khi bước vào ngôi nhà, ta phải đi qua không gian của khu vườn. Khu
vườn được ngăn cách bên ngoài chỉ bằng một bờ rào hay bờ dậu, cổng không quá cao.
Hai bên lối đi giữa vườn thường trồng hai hàng cây sát nhau hay là hàng rào chè tàu.
Khi bước vào gần đến nhà là bức bình phong và hòn non bộ. Nó đóng vai trò quan
trọng trong toàn bộ cấu trúc nhà vườn được gia chủ chăm chút tỉ mỉ khi mang nhiều
hình dạng ý nghĩa khác. Hầu hết các kiến trúc Huế đều được xây dựng theo hướng Bắc

Nam, một số ít ngôi chùa được dựng theo hướng Nam Bắc. Đối với những công trình
làm hướng Nam (Hỏa) để tránh khí độc mang lại, người ta xây dựng bình phong nhằm
bảo vệ gia chủ.
Bước vào ngôi nhà, ta sẽ bắt gặp bàn thờ tổ tiên nằm ngay gian giữa, hai bên là hai câu
đối, ở giữa nhà là bộ bàn ghế tiếp khách. Gian thờ tổ tiên là gian đặt ở nơi trang trọng
nhất, là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà. Gian bên trái tượng cho người phụ nữ,
người vợ. Gian bên phải tượng cho người chủ gia đình, người đàn ông. Theo dịch lý
phong thuỷ, ở bên trái thường mang tính chất dương trưởng, âm tiêu và ở bên phải
thường mang tính chất âm trưởng dương tiêu nên phân chia như vậy sẽ mang lại cân
bằng trong gia đình. Phía sau là bếp nơi sinh hoạt gia đình thường có những vườn rau.

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

Trong khu vườn của một số nhà còn có thể có một ngôi mộ, con cháu có thể thấy
sự tồn tại tổ tiên quanh mình, ông bà cha mẹ có thể mất đi nhưng linh hồn vẫn quanh
quẩn bên con cháu và phù hộ cho con cháu. Trong vườn có đủ các loại hoa quả để
dùng cho việc thờ cúng ông bà, dâng lên những hoa thơm trái ngọt do chính tay mình
chăm sóc để tỏ lòng hiếu thảo, không chỉ thờ tổ tiên ông bà, mỗi gia đình con lập một
am thờ bỏ trước nhà để thờ phụng người thân và cả những người không cùng tộc họ.
Đối với những không gian rộng hơn như vườn chùa, vườn lăng tẩm, vườn thượng
uyển thí có phần khác hơn đôi chút. Địa thế ơ khu vườn chùa, vườn lăng tẩm, vườn
thường uyển thường tọa lạc ở nơi non nước hữu tình. Hệ thống cây cối cũng đôi phần

khác với nhà vườn gia đình, nơi đây thiên về những loại cây cảnh nhiều hơn. Ở vườn
lăng tẩm, thượng uyển thường nuôi thêm các loại chim quý. Không gian nơi đây
thường thiên về tính chất thư giản, nghỉ ngơi hơn là sinh hoạt gia đình.
Các kiến trúc nhà vườn ngoài một số ít lợp bằng tranh, phần lớn đều lợp bằng
ngói liệt, kỹ thuật lợp ngói liệt chủ yếu tồn tại từ sự liên kết chồng xen kẽ lên nhau
nhiều lớp, khác với các loại ngói móc có những bộ phận bám vào nhau theo nguyên
tắc lồi lõm hay được gia cố bằng vôi như ngói âm dương hay võ măng. Chính vì vậy,
lợp ngói liệt dễ xảy đến tình trạng trụt ngói, chỉ cần một viên rời khỏi vị trí là có thể
kéo trụt hàng mãng lớn.
Kiến trúc nhà vườn Huế là một kiến trúc độc đáo, quá trình hình thành và phát
triển của nó đã tạo nên một quần thể di sản kiến trúc đồ sộ nhưng không tách biệt với
thiên nhiên, mà trái lại, nhờ nó thiên nhiên trở nên hùng vĩ hơn, và chính bản thân
những kiến trúc ấy tăng thêm giá trị. Nó góp phần tạo nên nét quyến rũ mà chỉ Huế
mới có được. Lối kiến trúc đó tạo nên sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên xứ
Huế. Hiện nay, những mô hình kién trúc đang dần mất đi , thay vào đó là những ngôi
nhà theo kiểu kiến trúc hiện đại. Điều này thực sự báo động khi những ngôi nhà vườn
truyền thống mất đi thì cũng có nghĩa là Huế mất đi vẻ đẹp hài hoà của tự nhiên.

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH NHÀ VƯỜN HUẾ, TẠI CÔNG TY

ĐỒNG HÀNH VIỆT
2.1. Khái quát về công ty Đồng Hành Việt
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên thương mại du lịch Đồng Hành
Việt.
- Tên giao dịch : VIET COMPANION CO . LTD
- Số ĐKKD: 3204000165 do sỡ KHĐT Đà Nẵng cấp
- Địa chỉ: 699. Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511.32247076
- Tên chủ sỡ hữu: Đặng Thị Uyên Thanh
- Vốn điều lệ 500.000.000 đồng
Trải qua 4 năm hoạt động, với những khó khăn và thử thách công ty đã nổ lực và
đã khẳng định được uy tín và trên thị trường du lịch, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả,
giải quyết việc làm cho lao động Đà Nẵng, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Do vậy,bộ máy quản lí của công ty là rất quan trọng trong công việc quản lí nhân sự và
quản lí kinh doanh của công ty.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, quyền hạn và nhiệm vụ công ty
GIÁM ĐỐC

Tài chính tổng hợp

Tài
chính

Tổ
chức
hành
chính


Marketing

Nghiệp vụ lữ hành

Điều
hành

Hướng
dẫn
viên

Hỗ trợ phát triển

Chi
nhánh
đại
diện

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Chức năng trực tiếp
Chức năng hỗ trợ
SVTH: Trương Mai Ly

Khách
sạn
liên kết

Tổng
hợp
khác



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

*Marketing(thị trường)
Chức năng: bộ phân Maketing của công ty đều có nghiệp vụ du lịch, khả năng
giao tiếp tốt, am hiểu rộng về du lịch: các địa danh, phong tục tập quán. Là bộ phận có
sự đóng góp chính yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp, một hướng đi, tìm đầu ra
cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: có nhiệm vụ thiết kế tour, làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường,
nghiên cứu sản phẩm mới (có thể là sản phẩm đã chưa từng có, sản phẩm tham khảo
người khác, cải tiến sản phảm cũ, sản phẩm cũ đưa vào thị trường mới…)
Định mức giá bán ban đầu và điều chỉnh các mức giá cho phù hợp với diễn biến của
thị trường, phù hợp với từng giai đoạn.
*Điều hành
Chức năng: với chức năng hổ trợ, bộ phận điều hành giúp công ty, doanh nghiệp
có định hướng hơn, sự hoàn thiện hơn trong tồn tại và phát triển.
Nhiệm vụ: phối hợp với bộ phận Maketing để thiết kế các trương trình du lịch.
Lập kế hoạch triển khai toàn bộ công việc có liên quan đến công việc thực hiện các du
lịch đã được bộ phận Maketing thông báo về kế hoạch chính.
*Hướng dẫn
Chức năng: trợ giúp và phục vụ khách, bộ phận này góp phần vào việc xây dựng
phát triển thương hiệu và uy tín của công ty.
*Phòng tài chính - kế toán
Có chức năng theo đúng tên gọi của nó và có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như theo dõi ghi
chép chi tiêu của doanh nghiệp.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi để lạnh đạo
có biện pháp sử lý kịp thời.
- Theo dõi thị trường, thu nhập thông tin, báo cáo và đề xuất với lãnh đạo của
doanh nghiệp.
*Phòng tổ chức hành chính
Thực thi những công việc chủ yếu trong xây dựng đội ngũ lạo động của công ty,
thực hiện các quy chế, nội quy khen thưởng kỹ luật, chế độ tiền lương, thay đổi đội
ngũ, đào tạo,v..v

2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Tình hình kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, sự biến
động nguồn khách là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của
hoạt động kinh doanh lữ hành.Tình hình kinh doanh của công ty thể qua kết quả đạt
được của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trong đó có kinh doanh lữ hành.
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chỉ
tiêu
DT
Lữ
hành

12

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh

Nguyễn Hoàng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

2008/2007

SL

%

SL

%

SL

%

CL

1.192.444

35.51

1.583.103


40.52

1.650.595

40.64

390.659

%
132.76

2009/2008
CL
67.492

%
104.26

Nguồn: phòng tài chính – kế toán
Bảng 2.1 doanh thu của công ty từ năm 2007- 2009

Chỉ
tiêu
Tổng
DT

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

2008/2007

SL

%

SL

%

SL

%

CL

3358.467

100.00

3.907.107

100.00

4.061.966

100.00


548.640

%
116.34

2009/2008
CL
154.859

%
103.96

Nguồn: phòng tài chính – kế toán
Bảng 2.2 phân tích doanh thu của công ty từ năm 2007- 2009
Qua bảng cơ cấu doanh thu của công ty ta thấy tăng đều qua các năm và doanh
thu vận chuyển vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Tình hình doanh thu của công ty biến đổi
qua từng năm cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2007, tổng doanh thu đạt 3.358.46700 đồng trong đó doanh thu lữ hành là
1.192.444.000 đồng chiếm 35,51% trên tổng doanh thu, đây là dấu hiệu đáng mừng
chứng tỏ công tác khai thác thị trường, thiết kế và tổ chức tour của công ty đã có
những biện pháp tích cực cải thiện chính sách thu hút khách đến với công ty. Doanh
thu vận chuyển đạt 1.520.352.000 đồng, chiếm tỷ trọng 45,27 % lớn nhất trong tổng
doanh thu của công ty vì lĩnh vực này sát với nhu cầu đi lại càng cao của khách du lịch
hoặc khách đi với mục đích công việc, viếng thăm người thân, dịch vụ cưới hỏi…ngày
càng phổ biến và thông dụng, chính vì vậy công ty luôn coi đây là dịch vụ chủ chốt
trong công ty và ngày càng chú trọng phát triển. Đối với các doanh thu khác chủ yếu là
doanh thu về đặt vé máy bay gửi khách … Doanh thu ở các lĩnh vực này chỉ mang tính
bổ sung vì vậy nó mang lại số doanh thu không nhiều là 645.671.000 đồng và chỉ
chiếm 19,23% trên tổng số doanh thu.
Năm 2008, về doanh thu lữ hành đạt 1.583.103.000 đồng so với những năm 2007

tăng về tương đối là 32,26% về tuyệt đối tăng 390.659.000 đồng, tuy năm 2008 cũng
là năm diễn ra sự kiện lớn đó là “cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế” nhưng số lượt khách
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

đến với công ty cũng tăng không đáng kể, các chương trình du lịch chủ yếu là sử dụng
lại các năm trước. Doanh thu vận chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn 40,06% và đạt
1.565.371.000 đồng tăng 2,96% so với năm 2007. Còn doanh thu các lĩnh vực khác
chiếm 19,42% trong tổng số doanh thu nhưng cũng đã có dấu hiệu tăng đáng mừng
tăng 17,5% góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của tổng doanh thu năm 2008.
Năm 2009, doanh thu lữ hành tiếp tục tăng 4,26% tương ứng tăng 67.492.000
đồng so với năm 2008.Và doanh thu vận chuyển không còn giữ tỷ trọng cao nhất trong
tổng doanh thu nữa nhưng vẫn tăng 0,98% so với năm 2008 tức là tăng 15.280.000
đồng. Không quên nhắc đến doanh thu khác, năm 2009 doanh thu các khoản khác
cũng tăng 9,5% và đạt 20,45% trong tổng doanh khá thành công.

2.2. Thực trạng về vấn đề khai thác du lịch nhà vườn Huế tại công ty Đồng
Hành Việt
2.2.1 Thuận lợi
* Về công ty
Huế là thành phố bên cạnh Đà Nẵng nên rất thuận tiện cho việc tham quan của
khách. Không những vậy, Huế nổi tiếng bởi quần thể kiến trúc lăng tẩm của vua chúa
Nguyễn và di sản văn hoá phi vật thể cung đình. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty

du lịch khai thác và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch phục vụ khách vừa tham quan
du lịch văn hoá và du lịch nhà vườn.
Ngày nay cuộc sống văn minh hiện đại hoá, công nghiệp hoá thì nhu cầu tìm về
tự nhiên của con người ngày càng cao. Khách rất thích hoà mình vào những khu vườn
cây hoa quả, cây kiểng để làm nông dân và hưởng thụ không khí trong lành mát mẻ.
Đó là cơ hội cho công ty khai thác phát triển nhiều tour du lịch nhà vườn ở Huế phục
vụ du khách.
Công ty đã liên kết với tất cả các tour nhà vườn ở Huế, những khu vườn đầy tiềm
năg du lịch để giúp cho công ty tập trung đưa ra những ý tưởng, phương pháp, tổ chức
hướng dẫn tham quan lý thú và thoải mái theo nhu cầu của khách. Ví dụ như có những
khu vườn đang trồng hoa quả phải tưới nước vun vắn, nấu cơm gia đình theo ẩm thực
xứ Huế hay uống nước trà ăn hoa quả theo mùa, khách có thể tham gia làm việc hay ăn
uống nghỉ ngơi ở đây thay vì chỉ đi tham quan mà không thưởng thức.
* Về nhà vườn Huế
Nhà vườn Huế là một tập hợp đa dạng, phong phú về các loại cây ăn quả, hoa
kiểng và kiến trúc nhà rường cổ nổi tiếng chỉ có ở Huế. Không chỉ có vậy mà nhà
vườn Huế gắn liền với lịch sử lâu dài của nhà nước phong kiến vua chúa Nguyễn. Đó
là điều kiện khá thuận lợi cho công ty khai thác sản phẩm du lịch nhà vườn Huế và
quảng bá hình ảnh du lịch đậm chất Huế đến với khách.
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

Du lịch nhà vườn ở Huế là loại hình du lịch mới nhất nên khách du lịch bốn

phương muốn khám phá. Nhà vườn Huế được chia ra từng khu vực khác nhau như Vĩ
Dạ, Kim Long, ...vv và từng khu vườn riêng biệt. Chủ nhân của những khu vườn riêng
biệt này đều hiếu khách và thân thiện như một nông dân chân chất thật thà. Vì vậy nơi
đây đã thu hút khách đến tham quan và để lại ấn tượng đẹp trong mắt khách.
Chủ nhân của ngôi nhà vườn có trình độ nhận thức về di sản quý giá, am hiểu về
vườn và kiến trúc lịch sử ngôi nhà để giải đáp kinh nghiệm, kiến thức cho khách tham
quan.
Qua những điều kiện thuận lợi của nhà vườn giúp cho công ty Đồng Hành Việt
vận dụng và khai thác hợp lý nhất cho sản phẩm của mình.
* Về hướng dẫn viên
Đều qua các lớp đào tạo kỹ về chuyên nghành du lịch, có kiến thức về lịch sử văn
hoá đất nước, con người Việt Nam và các danh lam thắng cảnh khắp nơi. Và là những
hướng dẫn viên có năng lưc, kinh nghiệm.
Với những tiềm năng vốn có của du lịch nhà vườn Huế và những lợi thế sẵn có
của hướng dẫn viên và công ty Đồng Hành Việt. Đó là những điều kiện thuận lợi để
công ty khai thác, phát triển chất lượng về tour tuyến du lịch nhà vườn Huế nói riêng
và cả nước nói chung. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, công ty gặp phải một số
vấn đề khó khăn.

2.2.2 Khó khăn
* Về công ty
Trong quá trình khai thác công ty bỏ ra nhiều thời gian để khảo sát toàn bộ các
khu vườn ở Huế. Nhằm tập hợp những nhà vườn có tiềm năng du lịch cao để xây dựng
tour phù hợp đáp ứng theo nhu cầu của khách.
* Về nhà vườn Huế
Một số khu nhà vườn ở Huế chưa có hướng đầu tư thích đáng tại địa điểm tham
quan như tổ chức các bửa cơm gia đình theo truyền thống phục vụ khách, tổ chức cho
du khách làm nông, chèo thuyền phục vụ cho du khách tham quan dãy nhà vườn Phú
Mộng Kim Long. Ví dụ như: hai bên làn đường Phú Mộng Kim Long có khoảng 10
khu vườn rất đẹp và ở giữa có một con kênh lớn chưa được khai thác. Nếu con kênh

này mở rộng, đầu tư và trang trí thì thật tuyệt cho du khách muốn đi thuyền tham quan
khu nhà vườn Kim Long.
Hiện nay, một số ở Huế bị xuống cấp, không có vốn đàu tư tu sửa lại và mạnh ai
nấy làm du lịch, không có sự quan tâm chỉ dẫn của ban quản lý du lịch. Đây là vấn đề
cấp thiết cần nan giải và gây khó khăn cho việc khai thác sản phẩm du lịch của công

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

ty. Bên cạnh đó, nhà vườn Huế khó có thể thu hút khách đến tham quan đông bởi
không có sự tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp.

2.3 Sản phẩm du lịch nhà vườn Huế của công ty du lịch Đồng Hành Việt
ĐÀ NẴNG – HUẾ - ĐÀ NẴNG
NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HUẾ
Sáng. xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Huế. Đến Huế
tham quan lăng Khải Định, sau đó tham quan Đền Huyền Trân Công Chúa. Nhận
phòng khách sạn, ăn trưa và nghỉ ngơi tại khách sạn Sông Hương.
Chiều xe đưa khách đi tham quan Kinh Thành Huế và tham quan Chùa Thiên Mụ.
Một trong những ngôi chùa nổi tiếng, đẹp cổ kính ở thành phố Huế.
Ăn tối tại nhà hàng Tịnh Lạc Viên. Về khách sạn nghỉ ngơi.
Tối lên thuyền rồng để du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương. Sau đó khách
tự do tham quan dạo phố Huế về đêm.

NGÀY 02 : HUẾ - ĐÀ NẴNG
Điểm tâm tại nhà hàng khách sạn sông Hương, trả phòng. Xe và hướng dẫn đưa
quý khách đi tham quan Lăng Tự Đức - vị Vua tài đức của nhà Nguyễn. Và tham
quan Làng Nón – Làng Hương. Đến thăm nhà vườn An Hiên - kiến trúc nhà vườn
tiêu biểu bậc nhất của xứ Huế.
Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng Tịnh Lạc Viên. Chiều khởi hành về Đà Nẵng.
Kết thúc chương trình.
Như vậy, công ty du lịch khai thác sản phẩm du lịch phục vụ theo nhu cầu chung
của khách theo thị trường bên ngoài. Tuyến du lịch Đà Nẵng – Huế có nhiều loại hình,
du lịch văn hoá, kiến trúc lăng tẩm, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, du lịch làng
nghề và du lịch nhà vườn,…vv.
Hoạt động tổ chức tour phục vụ cho khách trong thời gian tham quan ngắn ngày.
Tuy nhiên, khách du lịch tham quan được khá nhiều điểm đến thuận lợi cho những
ngày nghỉ cuối tuần của khách.
Sản phẩm du lịch này phù hợp cho sinh viên chuyên nghành du lịch đi du lịch
học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, cũng như văn hoá du lịch.
Hướng dẫn viên là người đồng hành cùng khách trong suốt chuyến đi, để phục vụ
chăm sóc cho khách ăn ở, vui chơi và thuyết minh tại điểm đến tham quan. Vì vậy, yêu
cầu hướng dẫn viên hiểu tường tận về lịch sử cố đô Huế, các vị vua chúa nhà Nguyễn,
các danh lam thắng cảnh ở Huế, các món ăn ngon đặc sản,….

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng


CHƯƠNG 3
Ý KIẾN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH NHÀ
VƯỜN HUẾ TẠI CÔNG TY ĐỒNG HÀNH VIỆT
3.1. Định hướng phát triển của công ty du lịch Đồng Hành Việt về du lịch
nhà vườn Huế
3.1.1 Mở rộng khai thác sản phẩm du lịch nhà vườn Huế
Tiềm năng du lịch của khu nhà vườn Huế đa dạng phong phú. Mỗi khu nhà vườn
Huế là một nét độc đáo riêng. Vì vậy, công ty du lịch Đồng Hành Việt sẽ đầu tư tổ
chức, hướng dẫn giới thiệu sản phẩm du lịch nhà vườn dưới nhiều hình thức khác.
- Tham quan về bếp Huế và các khâu chế biến ẩm thực.
- Uống trà, giải khát hoặc ăn trái cây thu hoạch tại chỗ.
- Tham dự những bữa cơm gia đình bằng sản phẩm của vườn Huế.
- Tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc Huế, ca Huế trong không gian một gia
đình
- Trưng bày những tác phẩm hoa, cây cảnh, non bộ, chim cá trong những khu
vườn có thế mạnh về lĩnh vực này.
- Tổ chức khách tham quan khu vườn Huế và giao lưu với chủ nhân của nhà vườn
về kiến thức trồng vườn ở Huế, kinh nghiệm trồng tỉa và chăm sóc vườn.
Công ty có thể tổ chức tạo sự khác biệt (đặc điểm và lợi ích độc đáo) ở các
chương trình tham quan du lịch Đà Nẵng – Huế dành cho khách. Để thu hút khách du
lịch tiềm năng thay đổi sự lựa chọn của họ để mua sản phẩm mới của công ty.

3.1.2 Chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch đối với nhà vườn Huế
Để thu hút được khách du lịch mọi nơi, mọi tầng lớp trong nước và khách quốc
tế. Công ty du lịch Đồng Hành Việt cần phải đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu các khu
nhà vườn Huế đến với mọi nguồn khách qua internet, báo chí, Brochures, ti vi,..vv.
Quảng cáo hình ảnh sinh động, phong cảnh, những hoạt động văn hoá của nhà vườn
trên tạp chí.
Khuyến khích khách mua sản phẩm du lịch nhà vườn Huế trái mùa đuợc giảm giá

tour trọn gói.

3.2 Một số ý kiến đóng góp
3.2.1 Đối với công ty
Trước tiên cần khắc phục khó khăn ở thực trạng khai thác du lịch. Từ đó đẩy
mạnh khai thác phát triển nhiều tour du lịch nhà vườn hơn phù hợp với tiềm năng du
lịch ở Huế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Và duy trì nguồn
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

khách đã sử dụng dịch vụ của công ty cũng như đẩy mạnh thu hút khách du lịch tiềm
năng và mục tiêu mua sản phẩm của công ty.
Khai thác thị trường khách hàng theo chiều hướng tốt nhất để đem lại hiệu quả
cao hơn cho công ty.

3.2.2 Đối với nhà vườn Huế
Mỗi khu nhà vườn cần có sự đầu tư thích đáng hơn về vốn, trang thiết bị cơ sở
vật chất, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm làm vườn để cải cách nhà vườn theo phong
cách thẫm mỹ nhưng không làm mai một đi nét đẹp cổ kính,…vv. Từ đó đẩy mạnh tổ
chức phát triển về sản phẩm du lịch nhà vườn dưới nhiều hình thức dịch vụ khác nhau
nhằm bảo tồn khách hàng mục tiêu và thu hút ngày càng đông khách hàng tiềm năng
đến tham quan hơn. Nhằm tạo điều kiện phát triển cho kinh tế và đời sống của thành
phố nhà vườn.

Nhà vườn chú tâm hơn về việc xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt về phương thức làm
vườn, kinh nghiệm trồng tỉa và xây dựng trùng tu khu nhà rường cổ để thu hút đông
khách đến tham gia và bảo tồn được nét đẹp truyền thống đó.

3.2.3 Đối với hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên cần trang bị kỹ càng kiến thức liên quan trực tiếp đến du lịch ở
tình thành Huế và am hiểu sâu rộng về lịch sử lâu đời của tầng lớp thượng thư quan
lại, vua chúa Nguyễn gắn liền với lịch sử ra đời của các ngôi nhà vườn.
Hướng dẫn viên cần có sự am hiểu hơn về các món ăn đặc sản truyền thống, quà
lưu niệm hay các nơi vui chơi giải trí hay dịch vụ du lịch khác tại Huế để chỉ dẫn nếu
khách có yêu cầu.
Ngoài ra, hướng dẫn cần phải luyện giọng và điều tiết âm thanh nhẹ nhàng để
thuyết minh cho khách. Và xử lý tình huống nhanh, khéo léo.

3.2.3.1 Ý tưởng xây dựng tour du lịch nhà vườn Huế tại công ty Đồng
Hành Việt
Ở Huế có khá nhiều khu du lịch nhà vườn nổi tiếng và gần nhau. Vì vậy khách du
lịch tham quan khá đông và thuận lợi cho việc tổ chức các tour tuyến du lịch phục vụ
theo nhu cầu cảu khách như:
- Tour khám phá nhà vườn, hoà mình vào thiên nhiên và thưởng thức các bửa
cơm gia đình.
- Tour khám phá Festival vườn hoa cây cảnh và ẩm thực bếp Huế.
- Tour tổ chức buổi trình diễn ca nhạc truyền thống Huế, võ cổ truyền, lịch sử các
ngôi nhà vườn, tổ chức giao lưu sinh hoạt với chủ nâhn nhà vườn.

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


18

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

ĐÀ NẴNG – HUẾ - ĐÀ NẴNG
(Du lịch nông dân với nhà vườn)
NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HUẾ
Sáng xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Huế. Đến nhà vườn
Huế tham quan. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà vườn Phú Mộng Kim Long. Thưởng
thức bửa cơm gia đình bằng sản phẩm của vườn.
Chiều tiếp rục tham quan từ điểm tham quan số 1 đến điểm tham quan số 7 của khu
nhà vườn Phú Mộng Kim Long. Tối nhận phòng ăn tối, nghỉ ngơi tại khách sạn Huế.
Quý khách tự do khám phá thành phố Huế về đêm.
NGÀY 02: HUẾ
Điểm tâm. Tổ chức giao lưu khách cùng với chủ nhân của nhà vườn về kiến thức
trồng vườn Huế, những kinh nghiệm trồng tỉa và chăm sóc các loại cây trái và hoa
kiểng trong vườn. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại khu nhà vườn.
Chiều quý khách sẽ đuợc tận mắt xem các điệu múa võ truyền thống Huế do đội võ
tại nhà vườn Phú Mộng Viên biểu diễn. Và thưởng thức loại trà cung đình Huế,
ngắm cảnh khu vườn khi trời trở về chiều, ăn trái cây thu hoạch tại chỗ. Về lại
khách sạn ăn tối nghỉ ngơi, tự do mua sắm tham quan thành phố về đêm.
NGÀY 03: HUẾ - ĐÀ NẴNG
Sáng điểm tâm trả phòng khách sạn. Xe đưa đoàn ham quan nhà vườn An Hiên. Quý
khách sẽ nghe hướng dẫn viên thuyết minh về cuộc đời các thế hệ của ngôi nhà vườn
An Hiên và tự do tham quan khu vườn. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng Tịnh Gia
Viên.
Chiều khới hành về lại Đà Nẵng.
Kết thúc chương trình.


ĐÀ NẴNG – HUẾ - ĐÀ NẴNG
(Du lịch Huế Festival ẩm thực Huế, vườn hoa cây kiểng)
NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HUẾ
Sáng xe và hướng dẫn viên đón khách khởi hành đi Huế. Đến tham quan bếp Huế và
các khâu chế biến ẩm thực truyền thống, các món ăn cung đình. Ăn trưa nghỉ ngơi
tại nhà hàng Tịnh Gia Viên.
Chiều quý khách tham quan làng nghề và vườn hoa cây kiểng đặc sắc Festival ở
đường Nguyễn Đình Chiểu. Về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi, ăn tối tự do dạo
Huế về đêm.
NGÀY 02: HUẾ
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

Điểm tâm. Xe đưa quý khách tham quan khu nhà vườn Phú Mộng Kim Long từ
điểm tham quan số 1 đến số 7. Quý khách tự do khám phá những tác phẩm hoa, cây
cảnh, non bộ, chim, cá trong những khu vườn có thế mạnh về lĩnh vực này. Ăn trưa và
nghỉ ngơi tại nhà vườn. Thưởng thức bửa cơm gia đình bằng sản phẩm của vườn.
Chiều giao lưu với chủ nhân của các nhà vườn về kiến thức trồng vườn ở Huế,
kinh nghiệm trồng tỉa và chăm sóc các loại cây trái hoa kiểng trong vườn. Ăn tối
và nghỉ ngơi tại khách sạn. Sau đó, quý khách tự do khám phá Huế và nghe ca Huế
trong không gia Festival về đêm.
NGÀY 03: HUẾ - ĐÀ NẴNG
Sáng điểm tâm, trả phòng khách sạn. Xe đưa quý khách tham quan nhà vườn An

Hiên. Quý khách sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh về cuộc đời lịch sử các
thế hệ của nhà vườn và giới thiệu kiến trúc nhà rường Huế. Quý khách tự do
thưởng thức trái cây theo mùa tại chỗ. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng nổi tiếng
Tịnh Gia Viên.
Chiều khởi hành về Đà Nẵng.
Kết thúc chương trình.

3.2.3.2 Bài thuyết minh về du lịch nhà vườn Huế
Mở
đầu

Thân

Trực tiếp

Cố đô Huế không chỉ đẹp và thơ với sông Hương, núi
Ngự, thành quách đền đài mà còn được mệnh danh là một
“thành phố vườn” với hệ thống các ngôi nhà vườn, vườn
lăng, vườn chùa, vườn cảnh phân bố khắp nơi. Trong đó nổi
bật ở một số nhà vườn có kiến trúc chung nhà rường cổ đặc
trưng tiêu biểu nhất của xứ Huế. Những khu nhà vườn này
toạ lạc tại thôn Xuân Hoà, số nhà 58, đường Nguyễn Phúc
Nguyên, phường Hưng Long và nhà vườn Phú Mộng ở
phường Kim Long thuộc khu vực tả ngạn Sông Hương,
ngoại ô thành phố Huế.
Thời gian và
Nhà vườn An Hiên nguyên là phủ An Hiên do ông Phạm
quá trình xây Đăng Thập xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo “Khâm tu
dựng
Phạm Đăng Thị Bính Chi Phổ”, ông Phạm Đăng Thập tên tự

là Nhã Khánh, con ông Phạm Đăng Truyền và bà Lê Thị Ái
sinh ngày 25- 4 năm quý sửu ( 1-6-1853) và mất ngày 15-2
năm quý sửu (22-3-1913) làm quan đến chức Triều Liệt đại
Phu Quang Lộc Tự Thiếu Khanh. Đầu thế kỷ XX, ông Thập

SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

để phủ lại cho ông Tùng Lễ để về làm giám thủ nhà thờ Đức
Quốc Công. Năm 1934, ông Tùng Lễ bán lại cho ông bà
Tuần Phủ Nguyễn Đình Chi và bà Đào Thị Xuân Yến.
Sau khi mua lại phủ ấy, ông bà Tùng Phủ Nguyễn Đình Chi
giữ lại tên cũ An Hiên và toàn bộ các công trình kiến trúc đã
có. Năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi mất ở Hà Nội. Từ đó,
bà Nguyễn Đình Chi về sống tại An Hiên và chú tâm kiến
tạo nơi đây thành một nhà vườn xinh đẹp độc đáo. An Hiên,
vì vậy đã gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của vị
chủ nhân là một hoạt dộng chính trị xã hội tích cực, một
nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều công lao đóng góp trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân.
Giới thiệu tổng
Nhà vườn An Hiên xây dựng trên lô đất có diện tích là

quan
4.608 m2 mặt nhìn về hướng Nam, phía trước có sông
Hương chảy ngang bao gồm nhiều kiến trúc dân dụng lớn
nhỏ, chính phụ khác nhau nằm trong một tổng thể cảnh quan
hài hoà có nhiều ý nghĩa và được bố trí, sử dụng làm nơi ở
sinh hoạt, làm viêc, thờ tự và nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần.
Từ ngoài vào theo trục Nam Bắc, khu vườn nhà có các công
trình được xây dựng theo thứ tự sau: bến nước, cổng và
hàng rào, sân và bồn hoa, bình phong, hồ nước , nhà thờ
chính, nhà ở và nhà bếp, vườn nhà.
Giới thiệu chi Trong đó đáng lưu ý là các công trinh sau:
tiết
Cổng : ra vào An Hiên có một cổng chính hình Vòm,
quay mặt ra sông Hương, rộng 1.82m, cao 4.96m, lòng cổng
2m, xây bằng gạch vôi vửa, tường quét vôi màu sám tro, nóc
mái trang trí hình hổ phù, hai bên có hoa văn cách điệu.
Chính giữa cổng ở mặc ngoài bên dưới máy là bức hoành
cuốn thư đắp nổi ốp tường có biển nghạch đề hai chữ Hán
“An Hiên”, khảm sành hai màu xanh trắng trên nền tường
đen. Phía trên hai bức hoành còn có hai con dơi nằm đối
xứng, sãi cánh nhìn xuống cổng. Sát dưới bức hoành là hình
hổ phù không áp tường nhiều màu sắc, dáng thanh thoát, nhẹ
nhàng, đặt nằn trong hình bán nguyệt, hai bên có hoa văn
đối xứng. Tả hữu cổng có hai cột thẳng hình tròn áp tường
đỡ mái, mũ trụ chân cột có chạm hoa văn vào ô hộc. Nằm
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


21

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

giữa hai trụ và sát lối ra vào có hai con dơi sãi cánh nhìn
xuống cổng, miệng ngậm câu đối bằng chữ Hán khảm sành
màu xanh viết trên tàu lá chuối thả dọc theo cổng đọc đựơc
như sau:
Bình Sơn ái đãi vân thiên đoá,
Hương Thuỷ trừng ngưng nguyệt nhất huyền
Tạm dịch là:
Bình Sơn mờ mịt mây nghìn đoá
Hương Thuỷ trong veo nguyệt một vầng
Hai bên cổng có hai đoạn thành, mỗi bên dài 2m, cao
2m, dày 0.45m, ngoài cổng thành có trụ vuông cao 2.5m.
Tiếp giáp bờ thành với cổng ở hai phía tả hữu có hai con lân
nằm uốn khúc trườn mình về phía trước quay lui nhìn hướng
cổng. Thân lân đắp vỏ sò, vỏ ốc có kích cỡ đều đặn. Đuôi và
chân khảm sành. Cổng có hai cánh cửa gỗ lim chắc chắn
khép mở dễ dàng.
Bình Phong: Từ cổng chính đi theo con đường đất dài
34m sẽ thấy bức bình phong lớn nằm uốn mình hơi chết về
hướng Tây che chắn nhà thờ chính. Đây là một bức bình
phong có dáng vẻ riêng đặc biệt ít thấy ở các công trình kiến
trúc cổ khác tại Huế. Bình phong xây bằng gạch quét vôi
màu tro. Cấu trú dạng cuốn thư cách điệu, chiều cao ở giữa
là 2.8m, hai bên 2.5m đặt nằm trên đế có trang trí hoa văn.
Tiếp giáp bình phong là hai đoạn thành uốn mình từ sau ra
trước dài 2.75m, cao 1.32m, ngoài cùng có hai trụ vuông cao

2.38m, đỉnh trụ có hộp đèn và bình rượu.
Chính giữa bình phong có trỗ chữ Thọ, hai bên trỗ chữ Song
Hỷ và đều được đúc theo lối chữ triện nằm trong ba ô lớn
khoét tường. Hai đoạn thành ằm sát bên cũng có hoa vưn
chữ Thập khoét rỗng tường nối tiếp nhau. Chính nhờ điều
này nên bình phong tuy cao lớn và dài nhưng vẫn tạo cảm
giác thông thoáng và làm giảm sự ngăn cách giữa sân vườn.
Mặt ngoài bình phong ở hai bên chữ Thọ có câu đối bằng
chữ Hán viết màu sơn đen trên nền đỏ đọc đựơc như sau:
Xuân Thuỷ liên vân nhạn tân cạnh độ
Hoà Phong nhập thụ hoa tín tài văn
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

Tạm dịch:
Mây rợp sông xuân chập chờ nhạn liệng
Cây vờn gió nhẹ thoang thoảng hoa đơm
Sân: Bồn hoa, hồ nước và nhà vườn: bao quanh bốn
mặt và xen kẽ với các công trình sân trước và vườn nhà rộng
rãi dịu mát. Đây là khu vực quan trọng nhất và chiếm diện
tích nhiều nhất trong tổng mặt bằng nhà vườn An Hiên. Từ
cổng vào vườn có một con đường đất bằng phẳng, rộng
2.5m, dài 34m vào sâu bên trong. Đến bình phong con

đường chia ra hai ngã Đông Tây. Ỏ hướng Đông, đường rẽ
thành hai lối, một lối vào nhà thờ chính, lối kia dẫn vào
vườn. Ở phía Tây đường cũng phân thành hai nhánh như
vậy. Nằm dọc song song hai bên con đường là hai bồn hoa
viền lề đá. Bồn hoa rộng 2m, sát cạnh đường đi trồng hai
hàng cây Thổ Lan màu vàng và màu hồng nở hoa sáng đẹp.
Nằm gần cổng bồn hoa bên trái là cây ngô đồng, đối diện
bồn hoa bên kia là cây cần đỏ, tiếp đến hai bên hai cây Trắc,
hai cây Anh Đào. Tù đây trở vào là hai hàng cây hoa mai
trắng nằm bên phải bông trang vàng tí đỏ đứng đối trước
bình phong là hai cây hải đường nở hoa say đắm hân hoan,
rực rỡ nồng nàn làm cho con đường hiện ra như một bức
tranh nhiều sắc màu tươi thắm. Bồn hoa mỗi bên có hai tru
đèn hình tứ giác mái uốn cong nằm trên trục đèn nhỏ tạo ánh
sáng lung linh huyền ảo khi về đêm, phân cách bồn hoa với
vườn nhà là hàng chè tàu cao 1.2m. Tuy cao nhưng nó
không quá rậm làm che tầm mắt của khách khi muốn ngắm
nhìn sâu vào vườn cây.
Sau bình phong là hồ nước nhỏ trồng bông súng nằm
trước sân nhà thờ chính. Hồ bốn mặt đúc xi măng có diện
tích 38 m2, sâu 1m, bờ thành cao 0.32m, bên góc phải phía
trước có một trụ đèn cảnh và những cây cỏ lốt thân lá nhỏ
nhưng mọc thẳng vươn cao. Lá và hoa súng nở vào buổi mai
biến mặt hồ thành một màu xanh dịu dàng gợi cảm. Trong
hồ có các loại cá mại, cá cấn, bống mủ sinh sống. Nằm bên
cạnh hồ nước là chiếc ghế đá xinh xắn, phẳng phiu, bốn
chân chạm khắc hoa văn dùng để ngồi thưởng ngoạn ngắm
SVTH: Trương Mai Ly



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

cảnh sân vườn trong những đêm trăng thanh gió mát. Trên
sân nhà đúc xi măng và ở ba mặt bao quanh hồ nước là nững
bồn hoa khóm hoa và cây cảnh đặc sắc. Bên phải sân là bụi
hoa hường trăng, kế đến bồn hoa hồng mận và hai cây bạch
mai. Đối diện với bên kia sân là các khóm hoa hường đỏ,
tường vi trắng, mai trắng và hoa trà mi đơm sum suê cành
lá. Nơi đây là chậu bonsai trồng cây bồ đề, sành và tóc tiên
trên mô đa dã sơn, nọ là giàn hao trồng hàng chục giò phong
lan đủ loại như quế, hương lan, nghinh xuân, trường kiến,
các hàng chậu cây hoa sói, lan ông, địa lan, thành tài,…vv.
Phần đất trống trên các bồn hoa này đều được phủ trồng cỏ
xanh mơn mởn.
An Hiên là một khu vườn được tạo lập trên đất thổ có
diện tích quy mô rộng thích hợp cho việc nuôi trồng nhiều
chủng loại cây trái khác nhau. Cơ cấu cây trồng sinh vật
cảnh ở đây đa dạng, phong phú, nhiều hình vẻ và thành
phần, tầng tán cao thấp khác nhau. Chúng nằm cân đối thành
hàng hoặc trồng đan xen và đựơc phân bố rãi rác khác nhau.
Bên phải hàng vườn trước sau hàng cây chè tàu là các hàng
cây phượng vĩ, trang vàng, hải đường, cây lưu niên ăn qảu
như mít chuối hồng xiêm,…vv. Bên trái vườn trước như
mãng cầu, măng cụt, dứa, thanh trà, cam chanh, đu đủ,
….Đặc biệt ở đây có những cây mai vàng trên dưới 50 tuổi

và ba cây hoa đào Nhật Bản vừa mới được ươm trồng. Nổi
bật nhất là cây hồng tiên điền già tuổi nhất trong vườn do
cụ Nghè Mai chắt nội của nhà thơ lớn Nguyễn Du tặng cho
Nguyễn Đình Chi. Đây là giống hồng quý hiếm, hàng năm
ra quả vào tháng bảy, trái không có hột mùi thơm ngon.
Ngoài ra còn có giống cây măng cụt, đắc ản cây trái miền
Đông Nam Bộ. Qua các chủng loại, cây trồng hết sức phong
phú đã cho thấy An Hiên là một khu vườn tỏng hợp trong
cái đa dạng của ba miền khí hậu, cây trái Bắc Trung Nam,
một khu vườn không chỉ trang nghiêm, sang trọng mà còn
bảo tồn tốt các hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên môi
trường trong lành và ôn định. Nhờ vậy đã giúp cho cây trái
đặc sản quý hiếm từ miền Bắc vào như giống hồng Nghi
SVTH: Trương Mai Ly


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

xuân, vải thiều Hưng Yên, từ trong Nam ra như thanh long,
măng cụt, sầu riêng, lái thiêu đều được thuận tiện thích nghi
và ra hoa kết trái tươi tốt.
Nhà thờ chính: là toà nhà quan trọng nhất của nhà vườn
An Hiên nằm sâu trong khu vườn đwocj xây dựng vào cuối
thế kỷ XIX. Đây là một trong những ngôi nhà rưỡng cỗ tiêu
biểu thể hiện rõ nét nghệ thuật xây dựng truyền thống của

Huế dưới thời Nguyễn. Ngôi nhà có diện tích xây dựng là
153 m2 làm bằg các vật liệu như gạch vồ, vôi vửa và kết cấu
khung nhà bằng gỗ quý. Nền nhà lát gạch bát tràng cỡ
30*30 cm, tường gạch ba mặt và mặt trước hai chái dày
0.52m. Hai chái chia nhà làm bốn mái lợp ngói liệt, các bờ
nóc, bờ quyết chạy thẳng sắc cạnh rõ ràng. Nóc mái đắp nổi
hình hoa sen. Hai bờ nóc hơi vênh lên có trang trí hoa văn.
Toàn bộ ngôi nhà ngang này có 48 cột gỗ khoẻ chắc để
mộc bào nhẵn và đứng song hành từng cặp dựa trên chân đá
tản hình vuông cỡ 0.4*0.4m, hệ thống cột này có khả năng
chịu lực lớn có khung chống đõ bộ khung nhà bằng gỗ lim.
Các cấu kiện trong hệ khung gỗ liên kết bằng kỹ thuật lắp
rấp, mộng và kèo chồng chắc chắn, tháo lắp dễ dàng. Hàng
cột ngoài cùng có bốn cột đỡ mái phụ đưa ra che mái hiên
bảo vệ khung nhà và làm cho ngôi nhà thấy cao hơn. Loại
hình liên kết vì nóc ở đây thuộc kiểu vì kèo dân dụng biến
thể đặc trưng xứ Huế và miền Trung. Bộ vì kèo nằm trên
dưới mái có hai kẻ dài đang chéo nhau ăn mộng rồi chạy dài
theo chiều dốc của máy xuống đầu cột cái ở hàng nhất, kẻ
tiềp tục ăn mộng cột quân và xuống tận cột biên. Ở mỗi đầu
trến và đầu kèo có chạm khắc hình ảnh hoa văn, mây lá
phong phú nhiều vẻ đặc sắc. Nơi tiếp giáp giữa cột và mái
hiên trên các rui xà kèo cũ đều có các đồ án trang trí chạm
trỗ điêu khắc khéo léo tinh tế.
Ra vào nhà chính ở hàng cột biên có 18 lá của thượng
song hạ bản, nằm trên xà ngưỡng cao. Ở gian giữa bên trên
hàng cột nhất treo hai bức hoành kiểu cuốn thư. Bức trước
đề trán “quận quận trọng”, bức sau cuốn thư có hoa lá thép
vàng đề “văn võ trung hiếu” với lạc khoảng Bảo Đại mùa
SVTH: Trương Mai Ly



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Vinh
Nguyễn Hoàng

đông ănm Đinh Sửu 1937.
Nằm giữa các hàng cột cái và cột quân là các dãi liên
ba chia thành ô hộc hình vuông, chữ Nhật khắc chạm chữ
Thọ theo lối truyện và các hoa văn trang trí. Dọc các liên ba
là hai dãy 12 tấm kính ghép chữ chép chữ thảo mấy bài thơ
cổ, trong đó có bài Chính Khí Ca của Văn Thiên Tường thời
cuối Tống. Dưới liên ba là thanh vọng có nách con bọ khảm
xà cừ.
Gian giữa nhà thiết bàn thờ Phật Thích Ca và bàn thờ
gia tiên, hai cột trước gian thờ treo đôi liễn chữ chân pha
thảo:
Thử chí tại cao sơn lưu thuỷ
Kỳ nhân như thuỷ trúc bích ngô
Tạm dịch là:
Chí ấy ở non cao nước chảy
Người kia như trúc biếc ngô xanh
Trong gian thờ có bức trướng gấm thêu câu đối:
Hồng Lĩnh nãi Hà Bắc chi hùng quốc tráng
Phiên hà tư trọng thọ
Long Cương thi ngộ châu chi thắng, gia liên phiệt diệt xuất
danh thần

Tạm dịch là:
Cõi Bắc có Hồng Lĩnh hào hùng, đất nước cõi bờ thêm trọng
thọ
Quê ta có Long Cương thắng cảnh, nếp nhà dòng dõi nảy
danh thần
Gắn bó với vùng đất Kim Long lịch sử, thủ phủ của
Nam Hà, nhà vườn An Hiên đã kế thừa và phát huy các nhà
vườn được tạo lập từ các thế kỷ trước và đã thật sự tạo thành
mẫu nhà vườn có giá trị đặc trưng tiêu biểu và điển hình cho
loại hình nhà vườn truyền thống Huế. Thật vậy, trong số
hàng trăm nhà vườn hiện nay ở các khu vườn thượng nguồn
và hạ lưu sông Hương, ở ngoại ô và nội thị, nhà vườn An
Hiên nhờ được chăm sóc cẩn thân chu đáo nên đã hiện sáng
như một viên ngọc quý và may mắn vẫn còn bảo lưu, gìn
giữ khá nguyên vẹn kiến trúc và những nét đẹp truyền thống
SVTH: Trương Mai Ly


×