Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài chính doanh nghiệp:lập kế hoạch tài chính cho công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.09 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
Chủ đề: lập kế hoạch tài chính cho công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội

HABECO

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Chung
Ca học: ca 3 thứ 2-6
Nhóm : 4( nhóm lớp 1+7)

Hà Nội 11/2017


Danh sách sinh viên thực hiện
STT

Họ và tên

Mã Sinh Viên

1

Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

18A4020444

2


Đinh Như Ngọc

18A4020383

3

Nguyễn Mậu Chương

18A4010088

4

Nguyễn Thị Quỳnh

18A4000601

5

Nguyễn Thị Thanh

18A4010482

6

Nguyễn Thị Hoàng Dung

18A4040034

7


Đỗ Thị Phương Thuý

18A4020533

8

Trần Kim Ngân

18A4020378

9

Nguyễn Thu Trang

18A4020583

10

Nguyễn Phương Anh


MỤC LỤC


A. Khái quát về công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội (habeco)
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có trụ sở chính tại 183
Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội Tổng Công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội ( SanOTC: Habeco) được thành lập theo quyết định số

75/2003/QĐ – BCN ngày 16 thỏng 5 năm 2003 của bộ trưởng Bộ công Nghiệp; là Tổng
Công ty nhà nước tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Với bí
quyết công nghệ duy nhất có truyền thống hàng trăm năm, cộng với hệ thống thiết bị hiện
đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của
tổng công ty đó nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu trong nước cũng như
quốc tế. Thương hiệu Bia Hà Nội ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ,
là niềm tin của người tiêu dùng,niềm tự hào của thương hiệu Việt.
Tiền thân của Tổng Công ty là nhà máy Bia Hommel, Nhà máy Bia Hà Nội, với
truyền thống xây dựng và phátt triển hàng trăm năm với những cột mốc lịch sử như sau:
-Năm 1890: Nhà máy Bia Hommel được xây dựng và sản xuất những mẻ Bia đầu
tiên.
- Năm 1957: Nhà máy Bia Hommel được khôi phục đổi tên thành nhà máy Bia Hà
Nội. Ngày 15/8/1958, Bia Trúc Bạch đó được sản xuất thành công và tiếp theo đó là Bia
Hồng Hà, Hà Nội, Hữu Nghị.
-Năm 1993: Nhà máy Bia Hà Nội đổi tên thành công ty Bia Hà Nội và bắt đầu quá
trình đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lit/năm.
-Năm 2003: Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ
sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và thành viên.
- Năm 2004 dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất Bia Hà
Nội lờn 100 triệu lit/năm đó hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng của người tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay tổng Cụng ty với
nhiều công ty con, công ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn vị phụ thuộc chảy dài từ miền
Trung, Quảng Bình đến các tỉnh thành phía Bắc.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng Cụng ty bao gồm: Sản xuất, kinh doanh
Bia – Rượu – Nước giải khát ; xuất nhập khẩu nguyênn liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,
hóa chất; dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh


doanh bất động sản… Tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây là 20%, doanh
thu bình quân mỗi năm tăng 30%, nộp ngân sách nhà nước tăng 20%, lợi nhuận mỗi năm

tăng 12%. Trong chặng đường hình thành và phát triển, tập thể CBCNV Tổng Cụng ty
Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đó được Đảng và Nhà Nước trao tặng nhiều Huân
chương chiến công, Huân chương lao động, nhiều Bằng khen, giấy khen của các ngành
cao cấp và nhiều giải thưởng lớn về chất lượng. Tháng 6/2002 hệ thống quản lý chất
lượng của Tổng Công ty được tổ chức TUVNORD của CHLB Đức chứng nhận đạt tiêu
chuẩn ISO9001:2000. Năm 2005, HABECO được chấp nhận ỏp dụng hệ thống quản lý
mụi trường theo tiờu chuẩn ISO14000:2004.
Năm 2006, HABECO xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn ISO22000:2005
II.Các mối quan hệ của tổng công ty cổ phần Habeco
1. Mối quan hệ với nhà cung cấp
Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến
lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của HABECO nhằm đảm bảo nguồn cung
cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh
tranh. Ngay từ đầu, HABECO đã xác định nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và ổn
định có vai trò vô cùng quan trọng đến sản phẩm sản xuất và tiêu dùng. Vì thế, HABECO
đã thiết lập các mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp nguyên liệu thông qua chính
sách đánh giá của công ty.
Phía nhà cung cấp của HABECO, công ty này sử dụng nguồn nguyên vật liệu cả
trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó công ty thường mua với số lượng lớn nên sức
mạnh đàm phán cao, mua được với mức giá tốt nhất. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ
65-70% giá thành sản phẩm nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng khá lớn
tới lợi nhuận của công ty.
2. Mối quan hệ với nhà phân phối
Là một công ty lớn, nên việc để hàng hóa đến được tay người tiêu dùng thì
HABECO rất hiểu được tầm quan trọng của các nhà phân phối. Vì vậy, công ty đã và
đang thiết lập, duy trì các mối quan hệ khăng khít với các nhà phân phối lâu năm. Bên
cạnh đó, công ty cũng đưa ra rất nhiều mức ưu đãi và chiết khấu tốt để thu hút nhà phân
phối mới, giữ chân nhà phân phối cũ. Với các chính sách vô cùng tốt với các nhà phân
phối trên toàn quốc thì HABECO phần nào nắm được quyền chi phối thị trường biarượu- nước giải khát ở Việt Nam.



Để trở thành đại lý hay nhà phân phối, trước tiên, bạn cần có bộ hồ sơ đăng ký
làm đại lý Habeco, gồm:
1. Đơn đề nghị làm đại lý của Habeco
2. Giấy phép đăng ký kinh doanh (photo công chứng)
3. Giấy chứng nhận mã số thuế (photo công chứng)
4. Giấy giới thiệu của đơn vị (nếu bạn đăng ký với tư cách là công ty)
Trước khi quyết định trở thành đại lý của Habeco hoặc trong quá trình chuẩn bị hồ
sơ. Các chuyên viên quản lý các thị trường sẽ hướng dẫn bạn cho đến khi bạn nộp hồ sơ
về Cty TNHH Một Thành Viên. Công ty sẽ tiến hành các bước theo thủ tục quản lý chất
lượng (ISO 9001 2000). Các chuyên viên quản lý thị trường sẽ khảo sát khả năng kinh
doanh của bạn, câu trả lời từ phía Habeco sẽ đến với bạn sau 15 ngày kể từ ngày bạn nộp
hồ sơ cho Công ty.
Ký hợp đồng sẽ là bước cuối cùng để bạn trở thành đại lý của Habeco.
3. Mối quan hệ với các đối tác khác
Là tổng công ty bia- rượu- nước giải khát lớn thứ 2 toàn quốc nên mạng lưới các đối
tác chiến lược của HABECO là rất rộng lớn và có độ chi phối cao. Công ty đề ra các
chính sách tốt để thu hút vốn và các tài nguyên khác của các đối tác , tăng giá trị
thương hịệu và cổ phiếu, các đối tác thì thấy được tiềm năng và lợi ích to lớn khi hợp
tác cùng với HABECO nên việc hầu hết các vụ hợp tác này đều đem lại lợi ích cho cả
2 bên, duy trì được mối quan hệ tốt.
Một số đối tác lớn và quan trọng của công ty:
- Công ty cổ phần bao bì Bia- Rượu- Nước giải khát
- Công ty cổ phần thương mại Hà Nội
- Công ty cổ phần bia Hà Nội- Hải Dương
- Công ty cổ phần bia Hà Nội- Hải Phòng
- Công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
- Công ty cổ phần bia Hà Nội- Quảng Bình
- Công ty cổ phần cồn- rượu Hà Nội

- Công ty TNHH Thủy tinh Sanmiguel Yamamura - Hải Phòng.

III Tình hình kinh doanh của HABECO.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội
( 2014-2016)


Chỉ tiêu

2014

Doanh thu thuần 7.101.601.562.038
(D)
Lợi nhuận gộp (P) 2.628.896.604.112
Tỷ suất lợi
nhuận(%)

22,93

2015

2016

9.638.445.669.524

9.995.967.159.836

27,16

2.617.934.868.721

2.783.753.720.078
27,84

Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp biến động nhẹ, có xu hướng tăng dẫn tới tỷ suất
lợi nhuận doanh thu cũng không ngừng tăng qua các năm gần đây càng khẳng định được
vị thế, tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường.
Nhìn vào tỷ suất lợi nhuận ta thấy được nếu như năm 2014 cứ 100 đồng doanh thu
có xấp xỉ 23 đồng lợi nhuận, năm 2015 con số đó tăng lên cứ 100 đồng doanh thu sẽ có
27 đồng lợi nhuận thì ở năm 2016 nó vẫn tiếp tục tăng 100 đồng doanh thu có 28 đồng lợi
nhuận , dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên ở năm 2017 và những năm sau đó.
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2016 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà
Nội (Habeco) với doanh thu thuần 3.722 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn hàng bán tăng 17%, chậm hơn tốc độ tăng doanh thu giúp lãi gộp Habeco tăng
40% lên 795 tỷ đồng.Chi phí tài chính, chi phí bán hàng đã được Habeco tiết giảm. Trong
đó, chi phí bán hàng giảm gần 70 tỷ đồng xuống còn 423 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi
phí quảng cáo khuyến mại. Theo số liệu công bố, chi phí quảng cáo khuyến mại trong
quý 4 của Habeco chỉ là 162 tỷ đồng, giảm 113 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, trong quý 4, doanh thu tài chính Habeco đã giảm một nửa chỉ còn 23 tỷ
đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 45 tỷ đồng lên 173 tỷ đồng. Cũng trong quý
4/2016, Habeco ghi nhận khoản lợi nhuận khác âm 173 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức
âm 27 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Kết quả, Habeco lãi trước thuế 36,5 tỷ đồng, cải thiện
đáng kể so với mức lỗ 45 tỷ đồng trong quý 4 năm trước. Dù vậy, sau khi trừ đi thuế thu
nhập doanh nghiệp, Habeco đã lỗ gần 16 tỷ đồng.Lũy kế cả năm 2016, Habeco đạt 740 tỷ
đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh 21% so với năm 2015. Đây cũng là con số lợi nhuận
thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây của Habeco.


IV.Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của DN so với DN khác mà nhờ đó làm tăng khả
năng cạnh tranh của DN. Khách hàng khi lựa chọn mua một sản phẩm nào đó họ luôn so

sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được.
Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn
lợi nhuận trung bình ngành. Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ năng lực của DN mà
đối thủ không có vì vậy khó bắt chước theo. Trong trường hợp DN không có năng lực gì
nổi trội so với đối thủ thì phải lựa chọn yếu tố trọng tâm tránh trọng tâm của đối thủ. Lợi
thế cạnh tranh của công ty habeco:
-

Công nghệ, tranh thiết bị hiện đại cùng quy mô lớn

Với triết lý kinh doanh Habeco “uy tín phải được đặt lên hàng đầu” sản phẩm khi
đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng an toàn nhất, TCty liên tục đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất, tu sửa nhà xưởng phù hợp, thoáng mát, rộng rãi, tạo một cảnh quan
môi trường xanh - sạch - đẹp phục vụ sản xuất. Các nhà máy bia thuộc TCty được xây
dựng đồng bộ, bằng dây chuyền công nghệ hiện đại ngang tầm quốc tế. Việc tuân thủ các
quy định về VSATTP được kiểm tra ngay từ khâu nhập nguyên liệu, ban an toàn còn liên
tục kiểm soát chất lượng nguồn nước, hệ thống đóng gói sản phẩm, vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, vì sức khỏe của người tiêu dùng.
-

Khả năng tiết kiệm chi phí trong sản xuất:


Tiết kiệm điện
Tiết kiệm môi chất sử dụng: nước, khí nén, CO2, hơi bão hòa, hóa chất
Vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, giải quyết các điểm thắt nút cổ
chai trong dây chuyền sản xuất.
Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất.
Tiết kiệm nhân lực.
-


Marketing định vị thương hiệu và trách nhiệm xã hội cộng đồng:

Để xây dựng phát triển chiến lược một cách toàn diện, phát huy năng lực hiện có
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm đang có lợi thế trên thị trường, nâng cao năng lực máy móc, thiết bị, khai thác và
phát huy có hiệu quả các nhà máy mới để tăng sản lượng, sản phẩm xây dựng và thực
hiện kế hoạch marketing hiệu quả chuyên nghiệp, phát triển thương hiệu. Mở rộng phát
triển các hệ thống bán hàng, chi nhánh, đại lý… trên toàn quốc và xuất khẩu các nước
trong khu vực và trên thế giới như: Châu Phi, Đông Nam Á, Úc và Châu Âu
Bên cạnh các hoạt động phát triển kinh doanh, với phương châm “Uy tín với khách
hàng là nền tảng của sự thịnh vượng”, Habeco trong những năm qua đã và đang triển khai
nhiều hoạt động hướng về cộng đồng, qua đó thể hiện trách nhiệm xã hội của DN trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2014, Habeco và CBCNV đã
đóng góp vào các quỹ từ thiện gần 7 tỷ đồng, phụng dưỡng 16 bà mẹ VN anh hùng, tích
cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.
Lợi thế cạnh tranh của habeco mạnh so với đối thủ trong và ngoài nước. sản phẩm
của DN đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng về chất lượng cũng như giá cả,… habeco đề
cao chữ ‘tâm’ luôn đề cao giá trị con người và sức khỏe người tiêu dùng, không áp đặt cái
mình có cho thị trường. thay vào đó họ nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng theo
vùng miền để đưa ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, giử nguyên hương
vị co sản phẩm nhưng cũng điều chỉnh đối với vùng miền khác nhau. Điều này tạo thành
lợi thế cạnh tranh cho DN habeco đối với các đối thủ cạnh tranh.

B. LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU NĂM 2017
I.

Khái niệm doanh thu và nội dung doanh thu
1. Khái niệm


Doanh thu: Là tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì, phát sinh từ


các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của Habeco
Doanh thu của Habeco bao gồm:
Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản
phẩm sữa của Habeco.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính
hoặc kinh doanh về vốn mang lại. Các khoản doanh thu hoạt động tài chính gồm:
• Doanh thu cho thuê
• Doanh thu từ tiền lãi
• Doanh thu từ cổ tức
• Doanh thu chênh lệch tỉ giá
• Doanh thu từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn.
- Thu nhập khác:
• Thu thanh lý TSCĐ
• Thu thanh lý xây dựng cơ bản dở dang
• Thu tiền phạt, tiền bồi thường
• Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
• Thu nhập khác
II.
Lập kế hoạch doanh thu
-

Ta phân tích số liệu của doanh thu của Habeco từ 2014 đến năm 2016.
(đơn vị: nghìn VNĐ)
Số liệu được minh họa dưới các bảng sau:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

Doanh thu bán hàng 10.031.542.131.962
và cung cấp dịch
vụ(1)

9.635.504.883.358

9.874.066.125.021

Các khoản giảm trừ 35.574.972.126
doanh thu(2)

15.059.213.834

2.772.464.562.983

Doanh thu thuần về cấp dịch vụ(3)
bán hàng và cung

9.638.445.669.524

7.101.601.562.038



9.995.967.159.836

Ta có: (3) = (1) – (2)
BẢNG: Tỷ lệ tăng doanh thu qua các năm gần đây ( 2014-2016)
Chỉ tiêu

Năm 2016 so với 2015

Năm 2015 so với 2014

Tổng doanh thu

1,0411

0,9758

Tổng các khoản giảm trừ 2,362
doanh thu

0,00543

Tổng doanh thu thuần

1,357

-

Tốc độ tăng doanh thu năm 2015 :
=


-

=

= -2,416%

Tốc độ tăng doanh thu năm 2016:
=

-

=

= 4,11%

Tốc dộ tăng doanh thu dự tính năm 2017
=

-

1,037

=

= 0,847%

Dự báo tổng doanh doanh thu 2017 là :
=
=


(1 + 0,00847) = 10,116,509,293,820

Phương pháp dự báo bình quân di động :


Dự báo tổng doanh doanh thu 2017 là :
= (10.031.542.131.962+ 9.635.504.883.358+9.874.066.125.021)
=

9,847,037,713,447

Như vậy, 2 phương pháp này cho 2 kết quả khác nhau:
- Với phương pháp giản đơn và phương pháp bành quân di động, cho thấy doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ của Bia rượu nước giải khát HÀ Nội năm 2017 được dự báo sẽ
giảm so với năm 2016.
⇒ Chọn kết quả của phương pháp giản đơn, tức tốc độ tăng doanh thu của năm 2017 sẽ
giảm 1% so với 2016, doanh thu dự đoán là 10.011.650.929.000
⇒ Dự kiến: theo như dự kiến đã phân tích thì doanh thu năm 2017 sẽ giảm. trong quý 3,
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Habeco đạt gần 3.000 tỷ đồng, giảm 18% so
với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ
năm ngoái. So với cùng kỳ năm ngoái, nếu như các khoản lợi nhuận khác còn đem về cho
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội gần 2,5 tỉ đồng thì ở quý này, tổng công
ty âm tới 10,6 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí khác thì Habeco mạnh tay chi gấp 5 lần cùng
kỳ ở mức 32 tỉ đồng.
Mạnh tay hơn chi cho quảng cáo, nhưng cả doanh thu và lợi nhuận Habeco vẫn chưa
thoát khỏi đà sụt giảm.
Nguyên nhân từ đâu?
Theo các công ty chứng khoán,Habeco là công ty dẫn đầu trong phân khúc bia giá
giá rẻ (bia hơi) tại thị trường miền Bắc nhiều năm qua. Tuy nhiên, thế mạnh về giá này

của công ty đang thu hẹp, trong khi tại phân khúc cao cấp Habeco lép vế hoàn toàn so với
các đối thủ sừng sỏ như Sabeco hay Heineken. Quy mô thị trường của phân khúc bia giá
rẻ đã giảm xuống 8% tổng thị trường so với mức 14% của năm 2011.
Theo giải trình của công ty, sản lượng tiêu thụ của Habeco và các công ty con giảm
trong thời gian gần đây. Đồng thời, công ty ghi nhận tăng chi phí dự phòng liên quan đến
khoản tiền truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà Nước giai
đoạn từ 2012-2012. Tổng số tiền phạt dự tính là 181 tỷ đồng, trong đó, 150 tỷ đồng đã
đưa vào chi phí năm 2016, và 31 tỷ đồng đưa vào chi phí quý 3 năm 2017.
Đáng lưu ý, từ đầu năm đến nay, Habeco đã mạnh tay hơn chi cho quảng cáo, nhằm
đẩy mạnh lượng tiêu thụ, tăng doanh thu lợi nhuận.Chỉ riêng trong quý 3, Habeco đã chi
104 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ. Trong 9 tháng qua, tổng cộng số tiền mà
Habeco chi cho dịch vụ quảng cáo lên đến 327 tỷ đồng. Như vậy, tính trung bình mỗi


ngày, Habeco chi 1,2 tỷ đồng cho dịch vụ quảng cáo.
Cơ cấu vốn Habeco có tới 81,8% thuộc sở hữu của Nhà nước. Phần còn lại do
Carlsberg Breweries A/S, Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam và cổ đông
khác nắm giữ.
Theo dự báo của Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) đưa ra hồi giữa tháng
9, nhiều khả năng Nhà nước sẽ bán khoảng 31,7% cổ phần tại Tổng công ty bia - rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) cuối năm 2017. Số tiền bán cổ phần tại Habeco sẽ đóng
góp một khoản khá lớn vào ngân sách.
2. Doanh thu hoạt động tài chính
Bảng doanh thu hoạt động tài chính qua các năm gần đây:
Năm

2014

Doanh thu hoạt 224.329.202.140
động tài chính


2015

2016

168.783.911.570

145.513.686.819

Nguồn: cafef.vn
• Áp dụng phương pháp dự báo giản đơn :
- Tốc độ tăng doanh thu năm 2015 :
=
-

=

= -24.76%

Tốc độ tăng doanh thu năm 2016:
=

-

=

= -13,78%

Tốc độ tăng doanh thu năm 2017 dự báo:
=


=

= -19.27%

- Dự báo tổng doanh doanh thu 2017 là :
=
= 145.513.686.819(1 + (-0.1927)) = 117,473,199,369


• Áp dụng phương pháp dự báo bình quân di động :

= (
=

+168.783.911.570+224.329.202.140)
179.542.266.800

Như vậy, với 2 phương pháp này cho 2 kết quả Doanh thu hoạt động tài chính khác nhau:
Với phương pháp giản đơn, cho Doanh thu hoạt động tài chính của công ty Habeco năm
2017 dự báo sẽ tăng 19.26% so với năm 2016 và đạt 1.174.731.994.00
Với phương pháp bình quân di động, cho Doanh thu hoạt động tài chính công ty Habeco
năm 2017 dự báo tăng 23.38% so với năm 2016 và đạt 1.795.422.668.00
⇒ Chọn kết quả của phương pháp bình quân di động là Doanh thu hoạt động tài chính
của công ty Habeco năm 2017 sẽ tăng 23.38% so với năm 2016 và đạt 1.795.422.668.00

3. Thu Nhập Khác
Năm

2013


2014

2015

2016

Thu
nhậpkhác

59,604,349,998

70,206,851,633

54,817,752,695

52,734,112,336

Nguồn: cafe.vn
+) Áp dụng phương pháp dự báo đơn
-

Tốc độ tăng doanh thu năm 2014:
t2014 =

-

Tốc độ tăng doanh thu 2015
t2015 =

-


=17.88%

Tốc độ tăng doanh thu 2016:

= -21.92%


t2016=
-

= 3.8%

Tốc độ tăng doanh thu năm 2017 dự báo:
t2017 =

=

= -9.06%

 Doanh thu dự báo năm 2017:
Y2017 = y2016 x (1+ t2017 )
= 52,734,112,336 x (1- 0,0906)
= 47,956,401,760
+) Áp dụng phương pháp dự báo bình quân di động:
Y2017 =

x (y2013 + y2014 + y2015 + y2016)

= x (59,604,349,998 + 70,206,851,633 + 54,817,752,695 + 52,734,112,336)

= 59,340,766,670
Như vậy, với 2 phương pháp này cho 2 kết quả thunhậpkháckhác nhau:
-Với phương pháp giản đơn, cho Thu nhập khác của công ty cổ phần HABECO năm
2017 dự báo sẽ giảm 9,06% so với năm 2016 và đạt 47,956,401,760
-Với phương pháp bình quân di động, cho thunhậpkháccủacôngty năm 2017 dự báo
tăng 12,53% so với năm 2016 và đạt 59,340,766,670
⇒ Chọn kết quả của phương phápgiảnđơn là thunhậpkhác của công ty cổ phần HABECO
năm 2017 sẽ giảm 9.06% so với năm 2016 và đạt 47,956,401,760
Vì tính theo phương pháp này độ chính xác sẽ cao hơn.
=>Đánh giá
- Doanh thu tăng mạnh từ năm 2013 → 2014, sau đó lại giảm mạnh từ 2014
→2015, và giảm nhẹ từ 2015→2016
- Tốc độ tăng doanh thu năm 2017 phản ánh tỷ lệ tăng doanh thu tương đối của
doanh nghiệp qua các năm 2013, 2014, 2015 và 2016
- Nghị quyết chính phủ ngày 16/05/2016 nêu rõ, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng
doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít
nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn,


nguồn lực mạnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu doanhthu của doanh nghiệp: Chặn đứng chuỗi giảm doanh thu, đồng thời
tăng doanh thu vào những năm tiếp theo để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. LẬP KẾ HOẠCH CHI PHÍ NĂM 2017
I. Khái niệm chi phí và bản chất của chi phí
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, trong quá trình thực hiện hoạt động của
mình, Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HaBeCo) cũng cần phải bỏ ra
những khoản chi phí nhất định để nhằm đạt được mục tiêu mà chính doanh nghiệp đã đề
ra
Chi phí của doanh nghiệp đó là sự tiêu hao các yếu tố, các nguồn lực trong doanh

nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Bản chất của các khoản chi phí đó là sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy kết
quả thu về và mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kì doanh nghiệp nào chính là tối đa
hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
II. Lập kế hoạch chi phí cho công ty
Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HaBeCo) phân loại các khoản mục
chi phí của mình dựa trên công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh các khoản chi phí để
từ đó phân tích tác động của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm. Để làm rõ hơn cấu
phần cũng như sự biến động của các khoản mục chi phí của công ty qua từng năm, nhóm
phân tích từng chỉ tiêu liên quan đến chi phí trong từng năm kinh doanh nhất định, cụ thể
là từ năm 2014 đến năm 2016.
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các loại báo cáo tài chính của
Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HaBeCo) thông qua các năm 20142016, có bảng số liệu sau:

(đơn vị: 1000 VNĐ Bảng 1. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành:
Chi phí theo

2016

2015

2014


khoản mục
giá thành
Nguyên vật
liệu trực tiếp

3.607.545.417.823


3.358.301.027.488

Tăng
107,4217405855341
%

Tăng 106,653927%

Nhân công 158.193.987.784
trực tiếp
Tăng 126,7743199%

Khấu hao

124.783.937.247

3.143.878.329.167

110.411.944.684

Tăng
113,0167008688533%

492.079.031.341

626.803.975.212

Giảm
78,506048270444%


Tăng
106,942276737098%

Dịch vụ mua
ngoài

48.051.317.298

58.649.533.416

Giảm 81,91561456%

Tăng 119,95626986%

Chi phí khác

188.164.322.309

18.419.753.973

586.114.298.607

48.892.428.454

45.808.659.682

Tăng1021,535480793 Giảm 40,21020065%
145%


Tốc độ tăng chi phí trung bình theo năm 2014 đến 2016 và dự báo chi phí năm 2017


Độ tăng chi phí
trung bình

Dự báo Tốc độ tăng
của 2017

Dự báo chi phí
2017

NVL TT

1,0703695

1,08492

3.861.406.585.102

Nhân công TT

1,1989335

1,27973

202.445.591.986

Khấu hao


0,142181

0,78648

3.8701.053.841

Mua ngoài

0,1902

0,8210581

39.452.923.283

Chi phí khác

4,9066

10,22442

1.927.592.950.597

Tổng

6.069.599.104.809

Bảng 2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của Công ty từ năm 2014 đến
2016.
Năm 2014


Năm 2015

Năm 2016

8.672.496.329.899

8.983.653.635.858

1. Giá vốn hàng bán 4.472.704.957.926

7.020.510.800.803

7.212.213.439.758

2. Chi phí bán hàng

970.403.772.831

1.162.132.282.867

1.188.085.270.081

3. Chi phí quản lí
doanh nghiệp

372.842.296.335

407.745.072.106

508.776.917.507


4. Chi phí tài chính

103.207.085.018

82.108.174.123

74.578.008.512

II, Chi phí khác

45.808.659.682

18.419.753.973

188.164.322.309

I,Tổng chi phí
kinh doanh

5,919,158,112,110

Dự báo chi phí theo chức năng hoạt động của công ty năm 2017


Chỉ tiêu

Độ tăng chi phí
trung bình


Dự báo Tốc độ
tăng của 2017

Dự bao chi phí
2017

Giá vốn hàng bán

1.2505

1.143

8,243,559,961,643

Chi phí bán hàng

1.10995

1.06614

1.266.665.229.844

Chi phí quản lí
doanh nghiệp

1.1707

1.20924

615.233.399.726


Chi phí tài chính

0.85192

0.8801

65.636.105.291

Chi phí khác

5.30872

7.762

1.460.531.469.762

Trong đó:
-

Dự báo tốc độ tăng năm 2017 = Độ tăng chi phí trung bình từ năm 2014 dến 2016
+ Độ tăng của năm 2016 so với 2015

-

Dự báo chi phí năm 2017 = Dự báo tốc độ tăng năm 2017 * Chi phí năm 2016
Giải thích kết quả dự báo:
Giá vốn hàng bán: được nhóm dự báo năm 2017 sẽ tăng lên 8,243,559,961,643 là do

một số nguyên nhân sau: các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình

thường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản
phẩm nhập kho mà được ghi nhận ngay vào giá vốn hàng bán. Các chi phí này không
ngừng tăng lên làm chi giá vốn hàng bán tăng lên theo.
Chi phí bán hàng: do trong cuộc chiến tranh gay gắt của các doanh nghiệp đồ
uống( gồm cả nội cả ngoại) thì HaBeCo đã phải chi đậm cho quảng cáo và cả các biện
pháp bán hàng, các chiến lược tiếp thị sản phẩm để tăng doanh thu. Chi phí bán hàng
ngày càng tăng nhanh và được nhóm dự báo là tăng lên 1.266.665.229.844 trong năm
2017
Chi phí quản lí doanh nghiệp: tăng mạnh cụ thể trong năm 2017 sẽ đạt
615.233.399.726 do HaBeCo đang ứng phó tốt với sự “phình to” về mặt quy mô . Doanh


nghiệp càng lớn ra thì tỷ trọng chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng
tăng bởi công việc quản lí khó khăn, phức tạp và chồng chất hơn nhiều.
Chi phí tài chính: Giảm qua các năm, năm 2014 đạt 103.207.085.018 năm 2015
giảm còn: 82.108.174.123 đến năm 2016 giảm còn 74.578.008.512 vậy nên nhóm dự báo
chi phí tài chính sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017 và ở mức 65.636.105.291
III. Lập kế hoạch trả nợ dài hạn cho công ty
Đặt vấn đề: Năm 2016 công ty Habeco đã vay dài hạn khoản tiền là 356.450.300
(1000VNĐ)trong đó vay dài hạn Ngân hàng là 320.000.000 (1000VNĐ) và nợ dài hạn là
36.450.300(1000VNĐ ) với lãi suất 5%/năm. Lập kế hoạch trả nợ trong 4 năm cho công
ty?
Giải:
Ta có 356.450.300 = CF * PVFA(5%,4) = CF * 4,310
 CF = 82.703.085,85


Số tiền tài trợ Tiền
ĐK (1)


thanh Trả lãi (3)= Trả nợ gốc Số

toán trong kì (1)*r

(4)=(2)–(3)

(2)
1
356.450.300
82.703.085,85 17.822.515
2
232.270533,5 82.703.085,85 11.613.526,67
3
173.790.221,3 82.703.085,85 8.689.511,065
4
89.879.287,08 82.703.085,85 4.493.964,354
Cộng
33.081.2343,4 42.619.617,09
C. Lập kế hoạch lợi nhuận.
1.Căn cứ để lập kế hoạch lợi nhuận

tiền

CK

(5)=(1)-(4)

64.880.570,85 291.569.729,2
71.089.559,18 161.180.974,3
74.013.574,79 99.776.646,51

78.209.121,5
11.670.165,58
288.192.826,3 464.521.291,6

 Dựa vào kết quả phân tích đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của những kỳ
trước và những dự đoán xu hướng thay đổi trong môi trường kinh doanh
Lợi nhuận
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Lợi nhuận thuần

1,116,733,251,195

1,157,827,210,797

24,398,191,951

36,397,998,722

-135,430,209,973

Lợi nhuận trước thuế

1,431,170,844,019

1,153,131,249,917

1,022,397,000,824


Lợi nhuận sau thuế

1,144,936,675,215

922,504,999,934

817,917,600,659

Lợi nhuận khác

1,406,772,652,068

(ĐVT:1.000 VNĐ)


Trong năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Công ty có biến động, tuy nhiên chỉ là
biến động nhỏ: năm 2015 là 1153 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn 1022 tỷ đồng.
Dự báo các khoản giảm trừ doanh thu bằng phương pháp dự báo giản đơn
Số liệu báo cáo

Chỉ tiêu

Năm 2014

Các khoản
giảm trừ
doanh thu

Năm 2015


Năm 2016

Dự báo năm
2017

2.772.464.562.983 15.059.213.834 35.574.972.126 42,116,693,140

-99.46%

Tốc độ tăng

136.23%
(ĐVT:1.000 VNĐ)

-

Tốc độ tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2015:
=

-

=

= - 99.46%

Tốc độ tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2016:
=

=


= 136.23%

− Tốc độ tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2017 dự báo:
=

=

= 18.39%

− Dự báo tổng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2017 là :
=
=35.574.972.126.(1+0.1839) = 42,116,693,140
 Dựa vào kế hoạch doanh thu, chi phí
Cách tính lợi nhuận thuần (phương pháp trực tiếp):
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ của sản
phẩm hàng hóa tiêu thụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính


Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + :ợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - chi phí thuế TNDN.
STT

Chỉ tiêu

2017


1

Doanh thu bán hàng ( 1)

10,116,509,293,820

2

Khoản giảm trừ doanh thu (2)

42,116,693,140

3

Doanh thu thuần (3) = (1) –(2)

10,074,392,600,680

4

Giá vốn hàng bán (4)

8,243,559,961,643

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (5)=(3)-(4)

1,830,832,639,037


6

Doanh thu hoạt động tài chính (6)

7

Chi phí tài chính (7)

65.636.105.291

8

Chi phí bán hàng (8)

1.266.665.229.844

9

Chi phí quản lí doanh nghiệp (9)

10

Lợi nhuận thuần HĐKD (12) = (5) + (6) – (7) – (8)
– (9)

117,473,199,369

615.233.399.726

771,103,545


11

Thu nhập khác (11)

47,956,401,760

12

Chi phí khác (12)

13

Lợi nhuận khác (13) = (11) - (12)

(1,412,575,068,002)

14

Lợi nhuận trước thuế (14) = (13) + (10)

(1,411,803,964,457)

1.460.531.469.762

Từ bảng số liệu ta có thể thấy:
Lợi nhuận năm 2017 của doanh nghiệp có thể sẽ bị âm. Nguyên nhân là do
-

Sản lượng tiêu thụ của Habeco và các công ty con giảm trong thời gian gần đây.

Habeco là công ty dẫn đầu trong phân khúc bia giá giá rẻ (bia hơi) tại thị trường


miền Bắc nhiều năm qua. Nhưng các thương hiệu bia mới xuất hiện ngày càng
nhiều và được người tiêu dùng lựa chọn, đang chiếm dần thị phần của công ty.
-

Trong 9 tháng đầu năm công ty đã tăng 60% chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ
so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy doanh thu của công ty lại giảm 5% .

-

Đồng thời, công ty ghi nhận tăng chi phí dự phòng liên quan đến khoản tiền truy
thu thuế tiêu thụ đặc biệt theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà Nước.

D. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP.
-

I Các giải pháp tăng doanh thu
HABECO chú trọng giám sát chất lượng sản phẩm.
Về công tác thị trường, HABECO nên tập trung triển khai các chương trình khuyến

mại, hỗ trợ bán hàng hàng tháng cho các đại lý, khách hàng cấp 2, các nhà hàng trọng
điểm và các chương trình khuyến mại trực tiếp cho người tiêu dùng. Tổ chức các sự kiện
để quảng bá Thương hiệu của Tổng công ty và các sản phẩm, tham gia các chương trình
bình chọn thương hiệu...
Tiếp tục triển khai, áp dụng thí điểm hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến; Hoàn
thiện hệ thống kênh phân phối, phối hợp với các đơn vị thành viên trong việc củng cố và
phát triển thị trường cho các sản phẩm của Tổng công ty.
-


HABECO tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Song song với các hoạt động trên, thường xuyên rà soát lại tiến độ của các dự án để

có biện pháp chỉ đạo, giám sát, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến
độ đầu tư.
Chú ý các vấn đề về chất lượng và thủ tục pháp lý của từng dự án đầu tư; Tổ chức
thực hiện, cập nhật những kiến thức, quy định mới của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng để thực hiện đúng.
Hoàn thiện Đề án tái cấu trúc HABECO theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương;
Thực hiện sắp xếp, điều chỉnh các bộ phận chuyên môn trong cơ cấu tổ chức cho phù hợp


với tình hình sản xuất kinh doanh; Tập trung nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, nâng
cao khả năng quản trị số liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đổi mới hệ thống thương mại nhằm tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, nâng cao
năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường, tăng hiệu quả quản lý, phù hợp với chính sách
pháp luật về thuế của Nhà nước.
Tổng công ty cần xây dựng mô hình quản lý tài chính tập trung để phát huy được
nguồn lực tài chính, kiểm soát được dòng tiền. Quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng
thương hiệu, xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả hơn nữa, nâng cao uy tín của
HABECO và sản phẩm Bia Hà Nội trên thị trường; Tích cực tham gia hoạt động cộng
đồng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với người lao động và người tiêu dùng,...”.
II.

Các giải pháp làm giảm chi phí

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước, ngành công nghiệp sản xuất bia
đang phát triển mạnh mẽ. Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong thị trường ngày càng
khốc liệt. Các đối thủ trong thị trường vận dụng mọi phương pháp để phát triển tiêu thụ

sản phẩm của mình. Trong những biện pháp đó, việc giảm chi phí sản xuất để tăng cường
lợi nhuận, giảm giá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm là một vấn đề được các
công ty rất quan tâm và chú trrọng thực hiện gắt gao.
Mục tiêu chủ lực của Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco hiện nay là phấn
đấu giữ vững uy tín hàng đầu ở Việt Nam về chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức
phục vụ khách hàng, tương lai trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của
Châu á về sản xuất kinh doanh Bia.
Một số đề xuất xây dựng chiến lược giảm thiểu chi phí cho Habeco:
Có chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty, đây là yêu cầu
bất biến của việc định giá
Phân tích thị hiếu, nhu cầu thay đổi của các khách hang tiềm năng, đối thủ cạnh
tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất.
Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có được chiến lược giá phù hợp.
liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng
sau mỗi đợt điều chỉnh giá để có chiến lược phù hợp.
Tiết kiệm chi phí sản xuất như: Tiết kiệm điện, tiết kiệm môi chất sử dụng ( nước,
khí nén, CO2,…), vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, tiết kiệm nguyên
vật liệu, tiết kiệm nhân lực,…


Ngoài ra chi phí vận tải cũng cần được lưu ý: cần phải chọn dịch vụ vận tải giá rẻ
( vì giá vận chuyển hiện nay rất cạnh tranh), giao hàng nhanh và đảm bảo an toàn cho
hàng hóa

Tài liệu tham khảo
-Tài liệu bài giảng môn Tài chính doanh nghiệp 1.
- Báo cáo tài chính các năm 2013,2014,2015,2016.
- />


×