Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÀI SOẠN THEO CHỦ ĐỀ: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC HÓA HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.49 KB, 33 trang )

Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở (đktc)
- Nêu được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích
(V)
- Nêu biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và của khí A đối với không khí.
- Nêu được ý nghĩa của công thức hóa học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo
thể tích (nếu là chất khí)
- Các bước tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công
thức hóa học.
- Nêu các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên
tố tạo nên hợp chất.
- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số
nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng
- Các bước tính theo phương trình hóa học
- Nêu cách xác định khối lượng của các chất tham gia hoặc khối lượng của các chất sản
phẩm.
- Nêu cách xác định thể tích của các chất khí tham gia phản ứng hoặc thể tích khí sản
phẩm
2. Kĩ năng:
- Vận dụng để tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công
thức
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng
có liên quan.
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với khí không khí


- Dựa vào CTHH:
+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp
chất
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố
tạo nên hợp chất.
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc
ngược lại.
1


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

- Chuyển đổi các đại lượng, tính toán theo CTHH và PTHH.
- Cân bằng hệ số của PTHH.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bằng hành động cụ thể;
- HS có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- HS say mê tìm hiểu tự nhiên. Biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học
trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phấn màu + Phiếu học tập.

- Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. Học thuộc nguyên tử khối, hóa trị của
các nguyên tố hóa học trang 42 - SGK.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 1: Mol
Tiết 2: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Tiết 3: Tỉ khối của chất khí
Tiết 4: Tính theo công thức hoá học
Tiết 5: Tính theo phương trình hóa học
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG).
Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập theo 3 câu hỏi sau đây.
(phiếu HT được Gv giao cho HS từ giờ trước)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
- 1 tá bút chì = …….chiếc bút chì
- 1 chục quyển vở =……..quyển vở
- 1 yến gạo =………kg gạo
- 1 chỉ vàng = …..gam vàng
Dẫn dắt:

1mol phân tử nước chứa 6.10 phân tử HO
2


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

1mol nguyên tử Fe chứa 6.10 nguyên tử Fe
Mol chỉ áp dụng cho nguyên tử, phân tử. Vậy mol là gì?
Câu 2: Nêu cấu tạo nguyên tử. Cho biết khối lượng tính theo gam của các hạt p, n, e
Câu 3: Tính phân tử khối của
- CuSO4


- N2

- MgO

- Al(OH)3

Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật phòng tranh và
yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã nêu ở trên.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ Khó khăn, vướng mắc: Học sinh có thể không thể hiện được đầy đủ các yêu cầu,
+ Giải pháp: Không ngừng động viên, khuyến khích học sinh bằng ngôn ngữ phù hợp. Dẫn
dắt để học sinh hăng say thực hiện các nhiệm vụ học tập tiếp theo để hình thành kiến thức,
kĩ năng, vận dụng mới, tự bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm học tập.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mol, khối lượng mol
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần đạt

Nội dung 1: Tìm hiểu về mol
Đặt vấn đề: Các em đã biết nguyên
tử và phân tử có kích thước, khối
lượng cực kì nhỏ bé. Mặc dù vậy,
người nghiên cứu hóa học cần phải
biết được số nguyên tử, phân tử của
các chất tham gia và tạo thành. Làm
thế nào để có thể biết được khối

lượng hoặc thể tích khí các chất
trước và sau phản ứng? Để thực
hiện được mục đích này, người ta
đưa khái niệm mol vào môn hóa
học.
GV dẫn VD: Đến cửa hàng bách
hóa, em hỏi mua 1 tá bút chì, 2
tá ngòi bút, 1 gram giấy. Như
vậy em cần mua 12 chiếc bút
3

Nl nghiên
cứu thông
tin,
hoạt
động nhóm,
sử
dụng
ngôn
ngữ
hóa học...


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

chì, 24 chiếc ngòi bút, 500 tờ
giấy
? Vậy mol là gì.
GV: Số 6.1023 là con số được làm
tròn từ 6,02204.1023. Số Avogadro

chỉ dùng cho hạt vi mô như nguyên
tử, phân tử.
(một số sách viết: 6,023.1023 hoặc
6,02. 1023)
GV yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm hoàn thành bài tập trong
phiếu học tập
? 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao
nhiêu nguyên tử sắt?
? 1 mol phân tử nước có chứa bao
nhiêu phân tử nước?
? 0,5 mol phân tử nitơ có chứa bao
nhiêu phân tử nitơ?
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV cần giúp HS phân biệt rõ ràng
giữa "mol nguyên tử" và "mol
phân tử" bằng:
Nếu nói: 1mol hiđro thì các em có
thể hiểu như thế nào?
? 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol
nguyên tử Al có số nguyên tử khác
nhau không.
? Vì sao 1 mol Cu có khối lượng lớn
hơn 1 mol Al
(Dùng chuyển tiếp sang phần 2)

HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng
các câu hỏi do GV đặt ra

- HS đọc khái niệm và phần em có

biết.
Học sinh thảo luận trả lời
+ Chứa 6.1023 nguyên tử Fe.
+ Chứa 6.1023 phân tử H2O.
+ 0,5 . 6.1023 phân tử N2 (hay 0,5N
phân tử N2)

Học sinh trả lời

Kết luận:
I. Mol là gì?
- Định nghĩa: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
- Số Avogađrô (N) = 6.1023
Nội dung 2: Tìm hiểu khối lượng mol là gì?
GV: Các em đều biết khối lượng

- Năng lực
4


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

của 1 tá bút chì, của 1 gram giấy là
khối lượng của 12 chiếc bút chì, của
500 tờ giấy. Trong hóa học, người ta
thường nói khối lượng mol nguyên
tử Cu, khối lượng mol O2....
? Vậy khối lượng mol là gì.

sử

dụng
- HS: Đọc thông tin sgk / 63 và trả ngôn ngữ,
lời.
thuật
ngữ
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của 1 hóa học, hợp
chất là khối lượng tính bằng gam của tác nhóm.
N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Năng lực
tính
toán
GV: đưa bảng phụ,
HS so sánh, nhận xét
hóa học và
? So sánh phân tử khối và khối *Ví dụ:
giải quyết
lượng mol của chất đó.
vấn đề một
Chất
PTK
KL Mol
O2
32 đvC
32 gam
cách
sáng
CO2
44đvC
44 gam
tạo.

H2O
18 đvC
18 gam
- GV cho HS tìm hiểu khái niệm
khối lượng mol.
HS trả lời
Em hiểu thế nào khi nói: Khối Cách xác định: Khối lượng mol
lượng mol nguyên tử nitơ (N) và nguyên tử hay phân tử của 1 chất có
khối lượng mol phân tử nitơ (N 2)? cùng số trị với NTK hay PTK của
Khối lượng mol của chúng là bao chất đó
nhiêu?
? Khối lượng mol được xác định - HS: Áp dụng tính khối lượng mol.
như thế nào?
- HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận chung.
? Tính khối lượng mol của: Na,
NaCl, CaCO3, O2, H2O
GV: Nhận xét, đánh giá chung.
Kết luận:
II. Khối lượng mol là gì?
- Định nghĩa: Khối lượng mol (kí hiệu là M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N
nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
- Cách xác định khối lượng mol: Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của 1 chất có
cùng số trị với NTK hay PTK của chất đó
- VD: MNa = 23g;
MNaCl = 58,5g
M = 100g;
M = 32g;
Nội dung 3: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí là gì ?
5



Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SHK HS: Đọc thông tin sgk / (63 +64).
- T63 và cho biết:
Qua thông tin nêu khái niệm mol của
? Thể tích mol của chất khí là gì?
chất khí.
- HS: Nghe giảng.
- GV: Giới thiệu cho HS biết về đktc - HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
và điều kiện thường.
? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK-T64, - Đktc: 0oC, 1tam.
cho biết thể tích của các khí ở đktc, Điều kiện thường: 20oC, 1atm.
điều kiện thường.
- Ở đktc, 1mol của các chất khí có
thể tích 22,4l.
? Em có nhận xét gì về tỷ lệ thể tích - Ở điều kiện thường, 1 mol của các
và tỷ lệ số mol của các khí ở cùng chất khí có thể tích 24l.
điều kiện về nhiệt độ và áp suất?
- HS: Bằng nhau.
=

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ,
thuật
ngữ
hóa học, hợp

tác nhóm.
- Năng lực
tính
toán
hóa học và
giải quyết
vấn đề một
cách
sáng
tạo.

Kết luận:
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
- Định nghĩa: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
- Đktc: 0oC, 1tam. Điều kiện thường: 20oC, 1atm.
- Ở đktc, 1mol của các chất khí có thể tích 22,4l.
- Ở điều kiện thường, 1 mol của các chất khí có thể tích 24l.
- Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, tỷ lệ về thể tích của các khí bằng tỷ lệ về số
mol tương ứng của chúng.
PHIẾU HỌC TẬP
VD1: Tính khối lượng mol và thể tích mol của các khí N2, CO2, NO2 ở đktc
Giải:
Khối lượng mol của N2, CO2, NO2 lần lượt là:
M = 28g, M = 44g, M = 46g
Thể tích mol của các khí ở đktc:
V = V = V = 22,4l.
- VD 2: Tính thể tích của 2mol O2, 3 mol N2 ở đktc.
Giải:
Thể tích của 2mol khí O2 ở đktc: V = 2. 22,4 = 44,8(l)
Thể tích của 2mol khí N2 ở đktc: V = 3. 22,4 = 67,2 (l)

- VD 3: Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí: 11,2l H2, 5,6l O2 và 5,6l CO2 ở
đktc?
Giải:
6


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Số mol của hỗn hợp khí: n = (11,2 + 5,6 + 5,6) : 22,4 = 1(mol)
Khối lượng hỗn hợp khí: m = .2 + .32 + .44 = 1 + 8 + 11 = 20(g)
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí: = = = 20(g/mol)

7


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ
LƯỢNG CHẤT

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

- GV: Bài hôm trước chúng ta đã được - HS nghe giới thiệu bài mới.
học khái niệm mol, khối lượng mol, thể

tích mol của chất khí. Vậy giữa khối
lượng, thể tích có mối quan hệ với nhau
như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu.
Nội dung 1: Tìm hiểu chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất
Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS làm
bài tập
Bài 1: Hãy cho biết khối lượng của
a. 1 mol nguyên tử Al ; 0,5 mol Al
b. 1 mol phân tử HCl; 1,5 mol phân tử
HCl
? Muốn tính khối lượng của 1 chất ta
làm thế nào.
Từ bài toán trên GV tiến tới khái quát
hóa, cho HS lập công thức chuyển đổi.
Nếu: - Ký hiệu n là số mol chất.
- Ký hiệu m là khối lượng.
- M là khối lượng mol của chất.
? Từ công thức (1), có thể tính được
lượng chất (n) nếu biết khối lượng (m)
và khối lượng mol (M) của chất bằng
công thức nào.

HS tính toán, báo cáo kết quả

NL
tính
toán, vận
dụng kiến
thức


- HS: Lấy khối lượng mol nhân
với lượng chất.
m = n . M (gam)

Trong đó:
+ m là khối lượng.
+ n là lượng chất (Số mol).
+ M là khối lượng mol của chất
m
m
n  (mol ) ; M  (gam)
n
M

Kết luận:
I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
m=n.M
Suy ra n = , M =
Biết:
M - Khối lượng mol (g)
8


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


NL cần
đạt

m - khối lượng (g)
n - số mol chất (mol)
Nội dung 2: Tìm hiểu chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
GV: Cho hs làm thí dụ sgk /66
GV: Hướng dẫn cụ thể
? Từ đó 1 em rút ra công thức?
GV: Nhận xét và giảng giải thêm để hs
hiểu bài.
GV: Cho hs làm ví dụ
? 0,2 mol O2 ở đktc có thể tích là bao
nhiêu?
? 1,12lít khí A ở đktc có số mol là bao
nhiêu?
GV: Cho các nhóm nhận xét chéo nhau.
Và nhận xét chung.
GV yêu cầu HS vận dụng làm bài tập
* Bài tập1: Tính thể tích của:
a. 0,25 mol khí Cl2
(5,6lít).
b. 0,625 mol khí CO
(14lít).
* Bài tập 2: Tính số mol của:
a. 2,8 lít khí CH4 (ở đktc) (0,125
mol).
b. 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) (0,15
mol).
Nhóm 1, 3, 5, 7 làm bài 1

Nhóm 2, 4, 6, 8 làm bài 2

HS: Làm thí dụ
HS: Lên bảng trình bày bài.
HS khác bổ sung.

HS: Làm VD:
+ Thể tích của 0,2 mol khí oxi ở
đktc:
V = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)
+ 1,12 lít khí A ơt đktc có số mol
là:
n = = 0,05 (mol)
HS khác nhận xét bổ sung.

Kết luận:
II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
- Ở đktc (0oC; 1atm): V = 22,4.n (l)
Suy ra n = V: 22,4 (mol)
Biết:
V là thể tích chất khí (đktc)
n là số mol chất khí
Lưu ý : Công thức trên chỉ áp dụng tính thể tích của chất khí ở đktc.
9

NL tính
toán, vận
dụng kiến
thức



Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

- Ở điều kiện thường (20oC, 1atm): V = 24n (l)
PHIẾU HỌC TẬP
1. Tính số mol của: 28g Fe ; 64g Cu ; 5,4g Al
Giải:
Số mol của 28g Fe là: n = = = 0,5 (mol)
Số mol của 64g Cu là: n = = = 1 (mol)
Số mol của 5,4g Al là: n = = = 0,2 (mol)
2. Tính thể tích (đktc) của: 0,175 mol CO2 ; 1,25 mol H2 ; 3 mol N
Giải:
Thể tích khí ở đktc của 0,175 mol CO2 là: V = n. 22,4 = 0,175. 22,4 = 3,92 (l)
Thể tích khí ở đktc của 1,25 mol H2 là: V = n. 22,4 = 1,25. 22,4 = 28 (l)
Thể tích khí ở đktc của 3 mol N là: V = n. 22,4 = 3. 22,4 = 67,2 (l)
3. Tính thể tích (đktc) của hỗn hợp gồm: 0,44g CO2 ; 0,04 g H2 ; 0,56 g N
Giải:
Số mol của 0,44 g CO2 là: n = = = 0,01 (mol)
Số mol của 0,04 g H2 là: n = = = 0,02 (mol)
Số mol của 0,56 g N là: n = = = 0,02 (mol)
Số mol của hỗn hợp khí là: n = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 (mol)
Thể tích hỗn hợp khí ở đktc: V = n.22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)


10


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Tiết 3
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

Các em có biết trong không khí có - HS nghe giới thiệu bài mới.
những khí nào hay không? Trong các
chất khí đó các em có thể lấy ví dụ về
một số chất khí này nặng hơn khí kia?
Để biết thêm sự nặng hay nhẹ hơn của
các chất khí như thế nào tiết học này các
em sẽ tìm hiểu.
Nội dung 1: Xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
- Đưa ra tình huống có vấn đề:
Tại sao bóng bay mua ngoài chợ có thể dễ
dàng bay lên được, còn bong bay ta tự thổi
lại không thể bay lên được?
- Dẫn dắt HS, đưa ra vấn đề: để biết khí A
nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta
phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất
khí.

 Viết công thức tính tỉ khối lên bảng.

- Tùy theo từng trình độ HS để trả
lời:
+ Bóng bay được là do bơm khí
hiđro, là khí nhẹ hơn không khí.
+ Bóng ta tự thổi không thể bay được
do trong hơi thở của ta có khí
cacbonic, N2, O2, hơi nước là khí
nặng hơn không khí.
- Công thức: d =
- Trong đó d là tỉ khối của khí A đối với + d = = = 22
+ d = = = 35,5
khí B.
-Bài tập 1: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 Vậy:
nặng hơn hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu + Khí CO2 nặng hơn khí H2 là 22 lần.
+ Khí Cl2 nặng hơn khí H2 là 35,5
lần?
lần.
- Yêu cầu 1 HS tính:
M, M, M
-Thảo luận nhóm d = = 14
-Yêu cầu 2 HS khác lên tính: d, d
- Bài tập 2: Tìm khối lượng mol của khí A  M = 14.M = 14. 2 = 28
biết d = 14
Vậy khối lượng mol của khí A là
*Hướng dẫn:
28g/mol
+Viết công thức tính d =?
- Hs ghi nội dung chính của bài học.

+Tính MA =?

NL
tính
toán, vận
dụng kiến
thức

- Cuối cùng Gv nhận xét, kết luận.
1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
- Để xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A
với khối lượng mol khí B
11


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

Công thức tính tỉ khối: d =
Trong đó d là tỉ khối của khí A đối với khí B.

Nội dung 2: Tìm hiểu xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
-Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin
SGK và yêu cầu hs tính khối lượng của

không khí.
- Từ công thức: d =

- Trong 1mol không khí có: 0,8mol
N2 và 0,2mol khí O2. Hs tính khối
lượng của không khí.
Mkk = 0,8.28 + 0,2.32 ≈ 29(g/mol)
d =
 Nếu B là không khí thì công thức tính tỉ
d=
khối trên sẽ được viết lại như thế nào?
- MKK là khối lượng mol trung bình của hỗn
hợp khí, bằng 29g/mol.

NL tính
toán, vận
dụng kiến
thức

 M = 29. d

 Hãy thay giá trị vào công thức trên
- Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng
mol của khí A khí biết d
- Bài tập 2:
a. Khí Cl2 rất độc hại đối với sức khỏe của
con người và động vật, khí này nặng hay
nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
b. Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí
CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay

đáy hang sâu?
*Hướng dẫn HS tính khối lượng mol của
khí Cl2 và khí CO2.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập
2b SGK/ 69
*Lưu ý: Khi xuống bể, giếng, hang sâu cần
phải có bảo hộ để tránh bị ngạt khí do hít
phải khí độc.

- Bài tập 2:
a. Ta có:
d = = = 2,448
Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí
2,448 lần.
b. Vì:
d = = = 1,517 > 1
Nên trong tự nhiên khí CO2 thường
tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy
hang sâu.
- Bài tập 2b SGK/ 69
M = 29. d = 29 . 2,207 = 64
M = 29. d = 29 . 1,172 = 34

2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
- Để xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí
A với khối lượng mol không khí. M = 29g
Công thức tính tỉ khối: d =

PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Hợp chất X có tỉ khối so với khí hiđro là 17. Hãy cho biết 5,6l khí X ở đktc có khối

lượng là bao nhiêu?
Giải:
12


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

n = = = 0,25 (mol)
M = d . M = 17 . 2 = 34 (g)
mX = nX. MX = 0,25. 34 = 8,5 (g)

Bài tập 2: Trình bày cách thu các khí sau bằng phương pháp đẩy không khí: H 2; Cl2; CO2;
CH4
Giải:
Tính khối lượng mol của các khí:
M = 2; M = 71; M = 44; M = 16; Mkk = 29
a. Đặt đứng bình: Thu khí Cl2 và CO2 vì các khí này đều nặng hơn không khí.
b. Đặt ngược bình: Thu khí H2 và CH4 vì các khí này đều nhẹ hơn không khí.

13


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


NL cần
đạt

Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra - HS nghe giới thiệu bài mới.
hàng triệu chất khác nhau và đưa ra
công thức của một số chất. Từ những
công thức hoá học này các em không
chỉ biết về thành phần các nguyên tố mà
còn biết được thành phần phần trăm
theo khối lượng của các nguyên tố có
trong hợp chất.
Nội dung 1: Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
- GV đưa VD: Xác định thành phần phần
trăm theo khối lượng của các nguyên tố có
trong hợp chất CaCO3
- GV chiếu phần hướng dẫn các bước làm
bài.
Gv: Yêu cầu HS làm bài theo hình thức:
Điền vào chỗ có dấu ‘…’
+ M = ………
+ Trong 1 mol CaCO3 có …. Mol Ca? có
…..mol C? có 3
………..
+ %m = .100% =
+ %mC = .100% =
+ %mO = .100% =
+ %m = 100% - (%m + %m) = …………
=…
- GV đưa đáp án chuẩn

- GV đưa ví dụ 2: Tính thành phần phần
trăm theo khối lượng của các nguyên tố có
trong hợp chất H2SO4
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa, chấm bài của
một số HS.

Thảo luận theo các bước:
Bước 1:
M = 39 + 14 + 3.16 = 101(g)
Bước 2:
Trong 1 mol CaCO3 có:
1 mol nguyên tử Ca
1 mol nguyên tử N
3 mol nguyên tử O
Bước 3:
%m =(40:100).100% = 40%
%m = (12:100).100% = 12%
%mO = (48:100).100% = 48%
hoặc: %m =100% - 100% - (40% +
12%) = 48%
- HS thảo luận nhóm ghi cách làm ra
bảng phụ
- HS đổi chéo và chấm bài cho nhau
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bài
tập 4 phút
- HS tự làm vào vở
%m = .100% = 2,04%
%m = .100% = 32,66%
%m = .100% = 65,30%


NL
tính
toán, vận
dụng kiến
thức

- Hướng dẫn h/s rút ra cách giải bài tập tính Các bước giải bài tập tính thành phần NL

tổng
14


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

thành phần % khối lượng các nguyên tố % khối lượng các nguyên tố trong hợp
trong hợp chất
hợp chất:
thức
- Bước 1: Xác định khối lượng mol
của hợp chất.
- Bước 2: Xác định số mol nguyên tử
và khối lượng tương ứng của mỗi
nguyên tố có trong 1 mol phân tử

chất.
- Bước 3: Tính thành phần % về khối
lượng của các nguyên tố trong hợp
chất.

kiến

I. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
VD1: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất
CaCO3
Giải:
M = 40 + 12 +16.3 = 101g
Trong 1 mol CaCO3 có:
- 1 mol nguyên tử Ca (40g)
- 1 mol nguyên tử C (12g)
- 3 mol nguyên tử O (48g)
%m = .100% = 40%
%m = .100% = 12%
%m = .100% = 48%
Hoặc %m = 100% - (40% + 12%) = 48%
VD2: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất
H2SO4
M = 1.2 +32 + 16.4 = 98(g)
%m = .100% = 2,04%
%m = .100% = 32,66%
%m = .100% = 65,30%
Các bước giải bài tập tính thành phần % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:
- Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.
- Bước 2: Xác định số mol nguyên tử và khối lượng tương ứng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol
phân tử chất.

- Bước 3: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
15


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

Nội dung 2: Tìm hiểu cách xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên
tố
+ Giáo viên hướng dẫn cách làm cho học
sinh:
* Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên
tố có trong 1 mol chất.
* Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi
nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
* Bước 3: Suy ra các chỉ số x, y, z
-> Sau đó giáo viên cho học sinh làm 1
vài ví dụ
+ Giáo viên hỏi học sinh cách làm cụ thể
của bài này (dựa vào cách làm tổng quát
chung mà giáo viên đã treo trên bảng)
+ Giả sử CT của hợp chất là CuxSyOz
Vậy xác định x, y, z bằng cách nào?
+ Gọi lần lượt từng học sinh lên làm từng

bước

+ Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh

+ Học sinh thảo luận theo nhóm
+ B1: tìm khối lượng của mỗi nguyên
tố có trong 1 mol CuxSyOz
+ B2: Suy ra số mol nguyên tử tương
ứng.
+ B3: Suy ra các chỉ số x, y, z và
CTHH.

NL tính
toán, vận
dụng kiến
thức

- Khối lượng của mỗi nguyên tố có
trong 1 mol hợp chất: CuxSyOz
mCu = 64 (g)
mS = 32(g)
mO = 64(g)
* Số mol nguyên tử của mỗi nguyên
tố trong 1 mol CuxSyOz
nCu = 1
nS = 1
nO = 4
=> x = 1 , y = 1 , z = 4
Vậy CTHH của hợp chất là: CuSO4


- Hướng dẫn h/s rút ra cách giải bài tập: Các bước giải bài tập: Xác định NL tổng
Xác định CTHH của hợp chất khi biết CTHH của hợp chất khi biết thành hợp kiến
thành phần các nguyên tố.
phần các nguyên tố
thức
- Bước 1: Xác định khối lượng mol
của hợp chất.
- Bước 2: Xác định khối lượng
nguyên tố và số mol nguyên tử tương
ứng..
- Bước 3: Dựa vào số mol nguyên tử
16


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

của mỗi nguyên tố trong 1 mol phân
tử hợp chất lập CTHH.
II. Biết thành phần các nguyên tố hãy xác định cthh của hợp chất
+ Ví dụ 1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu, 20% S và 40% O. Hãy xác định
CTHH của hợp chất, biết khối lượng mol là 160g/mol.
Giải:
- Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất CuxSyOz:

m = = 64 (g)
mS= = 32(g)
mO = = 64(g)
* Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol CuxSyOz
nCu = = 1mol
nS = = 1mol
nO = = 4mol
=> x = 1, y = 1, z = 4
Vậy CTHH của hợp chất là: CuSO4
Các bước giải bài tập: Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố
- Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.
- Bước 2: Xác định khối lượng nguyên tố và số mol nguyên tử tương ứng..
- Bước 3: Dựa vào số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol phân tử hợp chất lập CTHH.

PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với
lưu huỳnh. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Câu 2: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố là oxi và nitơ. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ
về khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: mN/mO = 7/12.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Câu 3: Người ta xác định được rằng nguyên tố silic (Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong
hợp chất với nguyên tố hiđro.
a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
b) Xác định hóa trị của silic trong hợp chất.
Câu 4: Phân tích mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7
phần khối lượng sắt có tương ứng 3 phần khối lượng oxi.
a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.
Câu 5: Cho biết X và Y tạo được các hợp chất như sau: X2(SO4)3 và H3Y.
17



Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hãy viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y.
Câu 6: Một hợp chất của nguyên tố T hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53%
về khối lượng.
a) Xác định nguyên tử khối và tên của T.
b) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Câu 7: Hợp chất A bởi hiđro và nhóm nguyên tử (XO y) hóa trị III. Biết rằng phân tử A
nặng bằng phân tử khối của H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 61,31% về khối lượng của A.
a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.

18


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Tiết 5
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

Khi điều chế một lượng chất nào đó - HS nghe giới thiệu bài mới.

trong phòng thí nghiệm hoặc trong công
nghiệp, người ta có thể tính được lượng
các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược
lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta
có thể tính được lượng chất điều chế
được (sản phẩm). Để hiểu rõ hơn tiết
học này các em sẽ tìm hiểu.
Nội dung 1: Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề ví dụ 1 *Ví dụ 1: Tóm tắt
SGK/ 72.
Cho m = 50g
*Hướng dẫn HS giải bài toán ngược:
Tìm mcao =?
+ Muốn tính số mol (n) 1 chất khi biết khối Giải:
lượng (m) 1 chất ta áp dụng công thức nào? - Số mol CaCO3 tham gia phản
+ Đề bài yêu cầu tính m cao  Viết công ứng:
n = = = 0,5mol
thức tính mcao?
- PTHH:
+Vậy tính nCaO bằng cách nào?
CaCO3 CaO + CO2
Phải dựa vào PTHH
1mol
1mol
 Hướng dẫn HS tìm nCaO dựa vào n. Hãy
0,5mol  nCaO =?
tính n
 nCaO = 0,5 mol
- Yêu cầu HS lên bảng làm theo các bước.
- Bài toán trên người ta cho khối lượng mCaO= nCaO. MCaO = 0,5.56 = 28g

chất tham gia  Yêu cầu tính khối lượng *Ví dụ 2: Tóm tắt
Cho m = 42g
sản phẩm, ngược lại, nếu cho khối lượng
Tìm m =?
sản phẩm có tính được khối lượng chất
Giải:
tham gia không?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm cách n = = = 0,75 mol
- PTHH:
giải bài tập ví dụ 2 SGK/ 72
CaCO3
CaO + CO2
1mol
1mol
n=?



0,75mol

 n= 0,75 mol
m = n. M
19

NL
tính
toán, vận
dụng kiến
thức



Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

= 0,75. 100 = 75g
- Nêu 4 bước giải.

- Qua 2 ví dụ trên, để tính được khối lượng
chất tham gia và sản phẩm ta phải tiến
hành bao bước?

NL
hợp
thức

tổng
kiến

1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
*Ví dụ 1: Tóm tắt
Cho m = 50g
Tìm mcao =?
Giải:
- Số mol CaCO3 tham gia phản ứng: n = = = 0,5mol

- PTHH:
CaCO3
CaO + CO2
1mol
1mol


0,5mol

nCaO =x?

Lập tỉ lệ: =
 x = nCaO = 0,5 mol
mCaO = nCaO.MCaO = 0,5.56 = 28g
*Ví dụ 2: Tóm tắt
Cho m = 42g
Tìm m =?
Giải:
n = = = 0,75 mol
- PTHH:
CaCO3
1mol
n= x?
Lập tỉ lệ:

CaO + CO2
1mol
 0,75mol

=


 x = n= 0,75 mol
20


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

m = n. M = 0,75. 100 = 75g
- Nêu 4 bước giải.
Các bước tiến hành:
B1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
B2: Lập PTHH
B3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH
B4: Tính theo yêu cầu của đề bài.
Nội dung 2: Tìm thể tích khí tham gia và sản phẩm
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 SGK/ 73 và - Ví dụ 1:
tóm tắt.
Cho C + O2 CO2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để - m = 4g
giải bài tập ví dụ 1.
Tìm V = ?
- Ta có: n= = = 0,125 (mol)
- PTHH: C + O2 CO2

1mol
1mol
0,125moln=x?

NL
tính
toán, vận
dụng kiến
thức

Lập tỉ lệ: 1 0,125 =
 n = 0,125 mol
V= n.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8(l)
- Nêu được 4 bước chính (tương tự
như các bước giải của bài toán tính
theo phương trình hóa học khi biết
khối lượng của 1 chất)

- Qua ví dụ 1, theo em để tìm được thể
tích chất khí tham gia và sản phẩm phản
ứng ta phải tiến hành mấy bước chính?
21

NL
hợp
thức

tổng
kiến



Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NL cần
đạt

2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tính chất khí tham gia và sản phẩm?
- Ví dụ 1:
Cho C + O2 CO2
- m = 4g
Tìm V = ?
- Ta có: n= = = 0,125 (mol)
- PTHH: C + O2
CO2
1mol
1mol
0,125mol 

n=x ?

Lập tỉ lệ: 1 0,125 =
 n = 0,125 mol
 V= n.22,4 = 0,125 . 22,4 = 2,8(l)
* 4 bước giải:
- Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất
- Viết phương trình hóa học.

- Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm.
- Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu của đề bài: Tính ra (m hoặc V) theo yêu cầu
của
bài toán.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Cho kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axit clohidric HCl tạo ra kẽm clorua
ZnCl2 và khí hiđro.
a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
b) Cho biết khối lượng của Zn và HCl đã phản ứng là 6,5g và 7,3 gam, khối lượng của
ZnCl2 là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.
Câu 2: Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột Fe và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất
sắt (II) sunfua màu xám. Biết rằng để phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh.
Tính khối lượng của lưu huỳnh lấy dư.
Câu 3: Biết rằng canxi oxit CaO hóa hợp với nước tạo ra canxi hiđroxit Ca(OH) 2, chất này
tan được trong nước, cứ 56g CaO hóa hợp vừa đủ với 18g H 2O. Bỏ 2,8 g CaO vào cốc
chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2.
a) Tính khối lượng của canxi hiđroxit.
b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.
22


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

Câu 4: Đun nóng 15,8g kali pemanganat KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi.
Biết rằng, chất còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được
là 2,8g.
Tính hiệu suất của phản ứng.
Câu 5: Có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO 3. Khi đun nóng 24,5g
KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 13,45g.
Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất phản ứng phân hủy là 80%.

Câu 6: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất
trong mỗi phản ứng sau:
a) Cr + O2 → Cr2O3.
b) Fe + Br2 → FeBr3.
c) KClO3 → KCl + O2.
d) NaNO3 → NaNO2 + O2.
e) H2 + Cl2  HCl

f) Na2O + CO2  Na2CO3

g) Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu.

h) Zn + HCl  ZnCl2 + H2.

Câu 7: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp
chất trong mỗi phản ứng, tùy chọn.
a) Al + CuO  Al2O3 + Cu
b) BaCl2 + AgNO3  AgCl + Ba(NO3)2.
c) NaOH + H2SO4  Na2SO4 + H2O
Câu 8: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các
sơ đồ để hoàn thành phương trình phản ứng.
a) ? Al(OH)3  ? + 3H2O.
b) Fe + AgNO3 → ? + 2Ag
c) ?NaOH + ? → Fe(OH)3 + ? NaCl
Câu 9: Khi nung CaCO3 chất này phân hủy tạo ra CaO và cacbon dioxit. Biết răng khi
nung 192 kg CaCO3 thì có 88 kg cacbon đioxit thoát ra. Tính khối lượng của CaO.
Câu 10: Biết rằng, ở nhiệt độ cao khí hiđro dễ dàng tác dụng với PbO 2, chiếm lấy oxi của
chất này để tạo ra nước và chì.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
b) Cho biết 3g khí H2 tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối

lượng chất mới sinh ra.

23


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

C. LUYỆN TẬP
Nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm
Làm bài tập củng cố
Bài 1. Hãy cho biết 16g khí oxi:
a. là bao nhiêu mol khí oxi
b. là bao nhiêu phân tử oxi.
c. có thể tích là bao nhiêu lít (đktc).
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra mưa axit, gây ô
nhiễm không khí. Tiêu chuẩn quốc tế qui định: nếu lượng SO 2 vượt quá 30.10-6 mol/ m3
không khí thì coi là bị ô nhiễm.
a. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở thành phố đem phân tích thấy có 0,012 mg SO 2 thì
không khí ở đó có ô nhiễm không?Vì sao?
b. Cần làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các thành phố, khu công nghiệp?

24


Mol và tính toán hóa học - Hóa học 8

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
A. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành.

Loại câu
hỏi/ bài
tập
Câu
hỏi/
bài
tập
định tính
(trắc
nghiệm, tự
luận)

Mức độ nhận thức cần đạt
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Định nghĩa
được: mol, khối
lượng mol, thể
tích mol của chất
khí ở đktc.
- Viết được biểu
thức biểu diễn
mối quan hệ giữa
lượng chất, khối

lượng và thể tích.
- Viết được biểu
thức tính tỉ khối
của khí A đối với
số mol, tỉ lệ thể
tích giữa các chất
bằng tỉ lệ số
nguyên tử hoặc
phân tử các chất
trong phản ứng.

- Nêu khối lượng
mol nguyên tử, mol
phân tử của các chất
theo công thức.
- Nêu được thể tích
mol chất khí ở đktc.
- Nêu và biết tính tỉ
khối của khí A đối
với khí B và đối với
không khí.
- Nêu được cách thu
1 chất khí theo tỉ
khối của nó đối với
không khí.
- Nêu được các
bước tính thành
phần phần trăm về
khối lượng mỗi
nguyên tố trong hợp

chất khi biết ông
thức hóa học.
- Nêu các bước lập
công thức hóa học
của hợp chất khi
biết thành phần
phần trăm khối
lượng các nguyên tố
tạo nên hợp chất.
- Xác định được tỉ
lệ số mol, tỉ lệ thể

- Tính được mol
nguyên tử, phân tử
của các chất theo công
thức.
- Tính được m (hoặc
n hoặc V) của chất khí
ở đktc.
- Tính được tỉ khối
chất khí A đối với khí
B và đối với không
khí.
- Dựa vào công thức
hóa học:
+ Tính được tỉ lệ số
mol, tỉ lệ khối lượng
giữa các nguyên tố,
giữa các nguyên tố và
hợp chất.

+ Tính được thành
phần phần trăm về
khối lượng giữa các
nguyên tố khi biết
công thức hóa học của
một số hợp chất và
ngược lại.
- Xác định được công
thức hóa học của hợp
chất khi biết thành
phần phần trăm về
khối
lượng
các

Bài
toán
chuyển
đổi
giữa
lượng
chất, số mol,
thể tích. so
sánh tỉ khối
của chất này
so với chât cần
lập công thức
hóa học.
- Lập và tính
theo phương

trình hóa học
đơn giản xảy
ra trong thực
tiễn.

Nêu
được:
phương
trình
hoá học cho biết
tỉ lệ số mol, tỉ lệ
thể tích giữa các
chất bằng tỉ lệ
số nguyên tử
hoặc phân tử
các chất trong
phản ứng.
Trình bày được
25


×