Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MAI TRANG

BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở AI CẬP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

i


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MAI TRANG

BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở AI CẬP VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



1. PGS. TS ĐỖ ĐỨC ĐỊNH
2. PGS.TS PHẠM THỊ THANH BÌNH

HÀ NỘI-2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Tất cả số liệu, kết quả và những trích dẫn trong luận án đều
có nguồn gốc chính xác, rõ ràng và trung thực. Những phân tích của Luận án
chưa từng được công bố ở một công trình nào khác ngoài các bài báo được
nêu trong danh mục công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án.

Tác giả luận án

TRẦN MAI TRANG

iii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ........................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1


1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .............................4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................8
7. Cơ cấu của luận án .............................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở AI CẬP VÀ VIỆT
NAM ............................................................................................................................... 9

1.1. Những nghiên cứu nước ngoài ........................................................................9
1.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................................22
1.3. Đánh giá chung .............................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP .................. 32

2.1. Khái niệm thu nhập và bất bình đẳng thu nhập ............................................32
2.2. Các nhân tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập ........................................43
2.3. Các giải pháp giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập .........................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở AI CẬP GIAI ĐOẠN 1994 2013 ............................................................................................................................... 63

3.1. Một số nét tổng quan về kinh tế tế xã hội của Ai Cập ..................................63
3.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập ................................................65
3.3. Nguyên nhân bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập ............................................81
3.4. Một số giải pháp hạn chế bất bình đẳng thu nhập của chính phủ Ai Cập
sau cuộc cách mạng mùa xuân năm 2011 ............................................................93
3.5. Một số kết luận về bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập .................................115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 119


iv


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ SO SÁNH BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP GIỮA
VIỆT NAM - AI CẬP VÀ GỢI MỞ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM120

4.1. Những tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Ai Cập trong phân
phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập ...........................................................120
4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Ai Cập về
giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập...........................................................127
4.3. Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam .....................................................135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADB

: Asian Development Bank

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BHXH


:

: Bảo hiểm Xã hội

CAPMAS

: Central

Agency

Public : Cơ quan Thống kê và Động

for

Mobilization and Statistics
CEDARE

viên Công cộng Ai Cập

: Centre for Environment and : Trung Tâm Môi trường và
Development

for

the

Arab

Phát triển khu vực Arab -


Region and Europe
ECES

: The

Egyptian

Châu Âu
Centre

for : Trung tâm Nghiên cứu kinh tế

Economic Studies
EGP
HIECS

Ai Cập
: Đơn vị tiền tệ Ai Cập

Egyptian pound
: Egypt

Household,

Income, : Điều tra chi tiêu hộ gia đình

Expenditure, Consumption Surveys

Ai Cập


INS

: The National Institute of statistics

: Cơ quan Thống kê Quốc gia

MDGs

: Millennium Development Goals

: Các mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ

NHIO

: National

Health

Insurrance :

Tổ chức Bảo hiểm Quốc gia

Organization
OECD

: Organization for Economic Co- : Tổ chức hợp và Phát triển
operation and Development

SCP


: Special Containment Procedures

Kinh tế
: Kế hoạch phát triển sản xuất
và tiêu thụ bền vững Ai Cập

UNCAC

: United

Nations

Convention : Công ước Liên Hiệp Quốc
phòng chống tham nhũng

against Corruption
UNDP

: United

Nations

Development : Chương trình Phát triển liên

Programme

hiệp quốc
: Thuế giá trị gia tăng


VAT

: Value Added Tax

WTO

: World Trade Organization

vi

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng so sánh Gini của một số nước Arab…………………..…….66
Bảng 3.2: Phân chia khu vực nông thôn thành thị ở Ai Cập…………..…….73
Bảng 3.3: Phân chia khu vực nông thôn thành thị ở Ai Cập (Các tỉnh hỗn hợp)
Bảng 3.4: Gini ở khu vực thành thị và nông thôn……………………….…..76
Bảng 3.5: Thu nhập thực tế bình quân đầu người giai đoạn 2005- 2013.…...66
Bảng 3.6: Sự thay đổi của thu nhập thực tế trong giai đoạn 2005-2012…….78
Bảng 4.1: Bất bình đẳng của Việt Nam so với một số nước trên thế giới….103
Bảng 4.2: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập của Việt
Nam…………………………………………………………...……………122
Bảng 4.3: Hệ số chênh lệch giàu nghèo theo vùng của Việt Nam 2002 – 2012
…………………………………………………….…..……………………124

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 2.1: Đường cong Lorenz…………………...…………….....……...…38
Hình 2.2: Đường hệ số Gini……………………………………….………..40
Hình 3.1: Chỉ số GINI của Ai Cập……………………………..…………..65
Hình 3.2: Gini của Ai Cập so với Gini toàn cầu……………………..……..67
Hình 3.3: Phân phối thu nhập của Ai Cập so với một số nước trên thế giới...68
Hình 3.4: Phân phối thu nhập của Ai Cập so với một số nước…………….69
Hình 3.5:Sự chênh lệch thu nhập của 20% dân số nghèo nhất và giàu
nhất…………………………………………………………………………...72
Hình 3.6: Tỷ lệ phần trăm dân số nông thôn và thành thị trong thập phân vị
thu nhập……………………………………………………………………..73
Hình 3.7:Đồ thị phân phối thu nhập giữa nông thôn và thành thị……..……75
Hình 3.8: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập ở khu vực nông thôn và thành
thị.....................................................................................................................76
Hình 3.9: Tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới mức nghèo đói của Ai Cập
……………………………………………………………………………….88
Hình 4.1: So sánh hệ số Gini của Việt Nam và Ai Cập từ 1993 –
2013………………………………………………………………………...121

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới con người đang phải
đối mặt với nhiều thách thức có tác động ngày càng trực tiếp và mang tính
chất toàn cầu của những vấn đề về biến đổi khí hậu, hủy hoại môi
trường,khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế và bất ổn về chính trị. Một
trong những nguyên nhân gây mất ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của
một quốc gia là vấn đề bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng.
Bất bình đẳng xã hội đã ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước trên thế

giới ngay từ những năm 1950 cho tới thời điểm hiện tại. Ở một số nước phát
triểnnhư Mỹ, Nhật Bản, chỉ số nghèo đói đã tăng vọt so với các nước OECD
trong vài năm qua và trở thành chủ đề nóng của các chính phủ đương nhiệm.
Tình hình của các nước đang phát triển còn có phần đáng lo ngại hơn. Theo
số liệu của Ngân hàng thế giới thì mức chênh lệch về tiêu dùng của người
dân đang gia tăng nhanh chóng khi mà chỉ khoảng 1/10 số người giàu nhất
thế giới chiếm tới 60% mức tiêu dùng, cao hơn 120 lần so với nhóm 1/10
người nghèo nhất chiếm 0,5% tổng mức tiêu dùng thế giới [107]. Dẫn chứng
trên cho thấy hiện tượng bất bình đẳng thu nhập là hiện tượng xã hội có thể
gây nên những hậu quả nặng nề về xã hội, môi trường và những bất ổn xã
hội trong vài thập kỷ trở lại đây ở nhiều nước trên thế giới nhất là các nước
khu vực châu Phi. Hơn thế, sự bất bình đẳng thu nhập đang làm biến đổi xã
hội theo nhiều cách. Một xu thế tất yếu là tất cả mọi người trong xã hội,
ngoại trừ nhóm giàu nhất, đang gặp nhiều khó khăn hơn, chi tiêu vượt quá
khả năng thu nhập.
Bất bình đẳng thu nhập cũng là một trong những nguyên nhân gây nên
sự trỗi dậy của các phong trào xã hội, điển hình như cuộc cách mạng “Mùa
xuân Arab” năm 2011 ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông trong đó có Ai
Cập. Cuộc biểu tình bắt đầu ở Tunisia và lan nhanh sang các nước khác
1


trong khu vực Bắc Phi và dẫn đến những thay đổi chính quyền ở một số
nước như Lybia, Yemen, Bahrain và Ai Cập. Cuộc biểu tình là hệ quả tất
yếu của những hiện tượng bất bình đẳngthu nhập hiện hữu trong xã hội mà
họ đang sống. Đó là xã hội mà dưới 1% làm chủ phần lớn tất cả của cải xã
hội; đây là nơi mà của cải là nhân tố chính quyết định quyền lực; nơi mà sự
tham nhũng ở dạng này hay dạng khác là một cách sống. Chính vì vậy, giảm
bất bình đẳngthunhập là một trong những ưu tiên trong các chính sách giảm
nghèo của Ngân hàng Thế giới do những sự kiện gần đây cho thấy bất bình

đẳng thu nhập có thể gây nên sự “bùng nổ” xã hội.
Hiện nay, công bằng xã hội và bình đẳng xã hội là hai trong số
nhiềuvấn đề gây nhiều tranh luận nhiều nhất. Chính những bất công trong xã
hội và sự phân phối không công bằng xảy ra phổ biến và nghiêm trọng ở Ai
Cập dưới chế độ Mubarak đã là một trong những nguyên nhân tạo ra sự bất
mãn trong xã hội.Trung tâm nghiên cứu kinh tế Ai Cập (ECES) cũng nhận
định rằng “sự bất bình đẳng xã hội, không chú trọng phát triển con người,
thiếu cải cách chính trị” là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của
cuộc cách mạng ở Ai Cập năm 2011” [50].
Có thể thấy bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay, bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng do tình trạng nghèo đi
về tiếng nói, về cơ hội, về sự chênh lệch mức sống, chênh lệch về giới, sự
hạn chế về đầu tư cho giáo dục. Mức độ bất bình đẳng thu nhập tăng cũng sẽ
tác động và làm tăng các dạng bất bình đẳng khác như giới tính, giai cấp, sắc
tộc và ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ hội của những người chịu hậu quả bất
công của nhiều dạng bất bình đẳng.
Hiện nay tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam đang có chiều
hướng gia tăng nên việc tìm hiểu về bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập, lý giải
những nguyên nhân và những nghịch lý trong vấn đề bất bình đẳng thu nhập
ở Ai Cập để từ đó rút ra những vấn đề thất bại và thành công của Ai Cập và
2


đưa ra những hàm ý cho Việt Namtrong việc giảm thiểu tình trạng bất bình
đẳng thu nhập là rất cần thiết.
Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Bất bình đẳng thu
nhập ở Ai Cập và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là thực sự
cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở
Ai Cập, lý giải những nghịch lý xung quanh những kết quả thống kê chính
thức về bất bình đẳng thu nhập và thực tế bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập
để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệmcho Việt Nam từ những thất bại và
thành công trong việc giải quyết bất bình đẳng thu nhập trên thực tế của Ai
Cập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có nhiệm vụ:
 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bất bình đẳng
thu nhâp.
 Xây dựng khung phân tích lý luận về bất bình đẳng thu nhập
 Phân tích thực trạng và những nghịch lý trong thực tế về bất bình đẳng
thu nhập cùng luận giải nguyên nhân.
 Gợi mở một số vấn đề có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam từ kết quả
nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập của Ai Cập
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án làbất bình đẳng thu nhậptrong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Ai Cập.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

3


 Về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu về bất bình đẳng thu
nhập giữa các nhóm dân cư ở Ai Cập.
 Về thời gian: Luận án giới hạn sự phân tích thực trạng bất bình đẳng
thu nhập ở Ai Cập trong giai đoạn từ năm 1994 – 2013 dựa trên bộ số liệu
của Bộ điều tra mức sống hộ gia đình CAPMAS (Ai Cập) qua các năm.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1.Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng: Đặc trưng của phương pháp duy vật
biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát
triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với
phép biện chứng.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
 Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá
trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét vấn đề bất bình đẳng của Ai Cập qua
từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đồng thời khi phân tích đánh giá từng mặt
của mối quan hệ này trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể.
Mặt khác, theo cách tiếp cận này nghiên cứu sẽ xem xét vấn đề theo logic
phát triển.
 Tiếp cận hệ thống:Xem xét, đánh giá bất bình đẳng của Ai Cập cần
phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau
để tìm ra được những đánh giá toàn diện nhất.
 Tiếp cận liên ngành: Xem xét vấn đề nghiên cứu nói chung, cụ thể
nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng thu nhập dưới nhiều khía cạnh khác nhau
và bằng sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như khoa
học lịch sử, kinh tế, xã hội học, chính trị học v.v…

4


 Tiếp cận các tài liệu gốc và tài liệu thứ cấp từ các cơ quan nghiên cứu
như Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, từ các tổ chức quốc tế như WB, Quỹ
tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động Quốc tế, các chuyên đề nghiên cứu
về bất bình đẳng của các chuyên gia trong và ngoài nước.

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên
cứu định tính, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ
thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được
công bố liên quan tới Ai Cập, nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các
tạp chí chuyên ngành, nguồn tư liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu
chính thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính
sách và quản lý, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (WB, IMF,
UN…), Vụ Tây Á Phi - Bộ Ngoại giao, Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam
Á - Bộ Công thương, của các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cá
nhân trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó luận án cũng sử dụng các số liệu báo cáo từ các công trình
đã được công bố như sách tham khảo về Ai Cập, tư liệu nghiên cứu của các
tổ chức quốc tế, Tổng cục Hải quan, cơ quan ngoại giao, Bộ Công thương
v.v…Các bước nghiên cứu bao gồm:
Bước 1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập theo mục tiêu đã xác định từ các nguồn thông tin
chính thống của quốc tế và Việt Nam như Wold Bank, OECD, Tổng cục Hải
quan, UN Comtrade, UN Service Trade…, các công trình nghiên cứu khoa
học, các bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành dưới dạng bản in và trực
tuyến.
Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo.
Bước 2. Kiểm tra dữ liệu
Dữ liệu được tổng hợp và kiểm tra theo các tiêu thức đảm bảo về tính
chính xác, tính thích hợp và tính thời sự của Luận án nghiên cứu. Đối chiếu
5


và so sánh các dữ liệu đảm bảo độ tin cậy cao cho các nội dung phân
tích.

Bước 3. Phân tích dữ liệu
Dựa trên các dữ liệu đã được tổng hợp và sàng lọc, xây dựng các cơ sở
lý luận về bất bình đẳng và các vấn đề liên quan. Từ đó, đánh giá thực trạng
bất bình đẳng của hai nước, đối chiếu so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm.
4.2.3 Các phương pháp đánh giá số liệu
Phương pháp thống kê – so sánh
Phương pháp được sử dụng việc đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và
khác biệt giữa một số đặc điểm của tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ai
Cập và Việt Nam.
Phương pháp so sánh được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1. Xác định các nội dung so sánh
Bước 2. Xác định điều kiện để so sánh các tiêu chí
-

Đảm bảo thống nhất về nội dung của tiêu chí.

-

Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các tiêu chí. Có

những tiêu chí được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những tiêu chí thực hiện
so sánh tương đối.
-

Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các tiêu chí về cả số lượng,

thời gian và giá trị.
Bước 3. Xác định mục đích so sánh
Bước 4. Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
Việc so sánh các tiêu chí được thực hiện bằng phương pháp định tính

và mang tính tương đối. Phương pháp so sánh được thực hiện sau quá trình
phân tích và tổng hợp ở trên.
4.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Tổng hợp phân tích – tổng hợp bao gồm các nội dung sau:
Lựa chọn tài liệu : chỉ chọn những tài liệu cần để đủ xây dựng luận cứ
Bổ sung tài liệu : sau khi phân tích phát hiện thiếu, sai lệch
6


Sắp xếp tài liệu : theo lịch đại, tức theo tiến trình của các sự kiện để
quan sát động thái; sắp xếp theo đồng đại, tức lấy trong cùng thời điểm để
quan sát tương quan và sắp xếp theo quan hệ nhân – quả để quan sát tương
tác.
Làm tái hiện quy luật : Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu
tư liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi sự dụng các thao tác logic
để đưa ra những phán đoán về bản chất của quy luật của sự vật và hiện
tượng. Kết hợp vớisử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, luận án sử dụng
thêm phương pháp phân tích – tổng hợp. Số liệu sau khi được thu thập sẽ
được sàng lọc và phân tích để phù hợp với nội dung của luận văn. Các tài
liệu thứ cấp, các nguồn thông tin khác nhau để tiến hành tổng hợp, phân tích,
so sánh và đánh giá xoay quanh chủ đề bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập. Từ
đó, hệ thống hóa và khái quát hóa các kiến thức liên quan tới nội dung của
luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Việc lựa chọn các giải pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm quốc tế về thành công hoặc
không thành công là vấn đề mang tính cấp thiết, rất có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn choViệt Nam. Qua nghiên cứu, luận án có những đóng góp chủ
yếu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng
thu nhập để xây dựng khung phân tích của luận án.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập và lý
giải những nguyên nhân gây bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập.
Thứ ba, Gợi mở hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc giảm tình
trạng bất bình đẳng thu nhập đang có xu hướng gia tăng.
7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc đổi mới và hoàn
thiện chính sách phát triển nói chung và chính sách thu nhập và phân phối
thu nhập ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần nghiên cứu về phân phối thu nhập của Ại Cập để
trên cơ sở nảy có thể hiểu toàn diện hơn về chính sách phát triển của Ai Cập
trong quá trình thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam và Ai Cập
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, hoạch
định chính sách, trường, viện và những ai quan tâm đến Ai Cập.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chú thích, tài liệu tham khảo
và phụ lục, gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam và Ai Cập
Chương 2: Cơ sở lý luận về bất bình đẳng thu nhập
Chương 3: Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ai Cập giai đoạn 1994 –
2013
Chương 4: So sánh bất bình đẳng thu nhập Việt Nam – Ai Cập và gợi
mở hàm ý chính sách cho Việt Nam


8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở AI CẬP VÀ VIỆT NAM
Trong lịch sử nghiên cứu, vấn đề bất bình đẳng thu nhập đã được tiếp
cận ở nhiều hướng khác nhau. Các tài liệu nghiên cứu về bất bình đẳng thu
nhập hầu hết là những tài liệu nghiên cứu tìm hiểu về mức độ, nguyên nhân
và sự phát triển của bất bình đẳng.
1.1.Những nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Những nghiên cứu về phân phối thu nhập
Nghiên cứu phân phối thu nhập là vấn đề rất quan trọng, có rất nhiều
quan điểm của các nhà kinh tế trong lịch sử phát triển của kinh tế học ở mọi
thời kỳ. Một số quan điểm cho rằng phân phối thu nhập, của cải và quyền
lực là những vấn đề kinh tế. Một số quan điểm khác lại cho rằng phân phối
không phải là vấn đề quan trọng của xã hội và chỉ là kết quả của những
quyết định cơ bản của chính phủ.
Một trong những lý thuyết sớm nhất khẳng định tầm quan trọng của
phân phối thu nhập là các lý thuyết của một số nhà kinh tế trọng nông
Pháp từ những năm 1750, nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thu
nhập chỉ thực sự xuất hiện sau tác phẩm “Wealth of Nations” (1776) của
Adam Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với
David Ricardo (1817). Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã
phát triển và hoàn thiện bởi nhiều học giả trên thế giới.
A.Smith (1817) tranh luận rằng giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào cũng
bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Theo A.Smith, trước khi có chủ
nghĩa tư bản, người lao động tạo ra sản phẩm bằng những tư liệu sản xuất và
ruộng đất của chính họ nên người lao động được toàn quyền sở hữu giá trị

sản phẩm được tạo ra đó, nhưng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người
9


lao động không có ruộng đất và phải đi làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ
được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra đó là tiền lương. Bên
cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá
trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh doanh và các địa
chủ (địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên còn lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ
hai – khoản còn lại trong giá trị sản phẩm); ngoài ra, lợi tức là một phần của
lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn.
Bên cạnh lý thuyết mácxít, lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà tân
cổ điển cũng đã đưa ra được hướng giải quyết đối với cách thức xác định
phân phối thu nhập cá nhân. Tiêu biểu nhất là những đóng góp về lý thuyết
năng suất cận biên của John Bates Clark, nhà kinh tế của nước Mỹ.
J.B.Clark (1899) [44] đã đưa ra khái niệm “hàm số sản xuất” trong tác phẩm
“Distribution of Wealth” để biểu diễn mối quan hệ mang tính kỹ thuật giữa
khối lượng tối đa của đầu ra có thể tạo ra được bằng các đầu vào cụ thể - các
nhân tố sản xuất, ở đây bao gồm lao động và vốn (đất đai cũng được coi là
vốn). Theo J.B.Clark, trong một nền kinh tế cạnh tranh, thu nhập của mỗi
yếu tố đầu vào được xác định bằng phần lợi ích (giá trị) tăng thêm mà đơn vị
cuối cùng của yếu tố sản xuất đó tạo ra - “năng suất cận biên.” Tuy nhiên,
cũng giống như các nhà cổ điển, J.B.Clark đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt,
nếu “tự nhiên” (quy luật thị trường) là công bằng, liệu có nên tồn tại sự phân
phối thu nhập ngày đang càng bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản thời đó
hay không? Lý thuyết phân phối của mácxít và tân cổ điển đều chưa phân
tích phân phối thu nhập theo cách tiếp cận vĩ mô và điều này chỉ được giải
quyết với lý thuyết của trường phái Keynes. Năm 1936, trong tác phẩm “The
General Theory of Employment, Interest, and Money” [60], John Maynard
Keynes đã đưa ra những luận điểm hình thành nên nền tảng của các lý

thuyết phân phối thu nhập của các Keynesian sau này. Trước tiên, so với các
lý thuyết phân phối thu nhập truyền thống quan tâm đến mức lương sinh tồn,
địa tô và lợi nhuận để xác định sự phân phối thu nhập, trong cơ cấu của thu
10


nhập, Keynes đã đưa vào một khoản nhằm tích lũy tạo điều kiện phát triển
sản xuất bên cạnh tiêu dùng, gọi là tiết kiệm. Mặt khác, dựa trên lý thuyết
cầu hiệu dụng, Keynes lập luận thu nhập quốc dân được xác định bằng tổng
chi tiêu, gồm: chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư và chi tiêu chính phủ, trong
đó, chi tiêu tiêu dùng là thành phần chủ yếu, lớn nhất và tiêu dùng có thể
được xác định thông qua hàm số của thu nhập, thiên hướng tiêu dùng biên…
Ngoài ra, Keynes còn lập luận nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng khi tiết
kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch.
Trong công trình “Income Distribution and Macro Economics”,
O.Galor và J.Zeira (1993) đã phân tích vai trò của phân phối của cải đối
với hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua đầu tư vào vốn nhân lực [53]. Theo
Galor và Zeira, trong điều kiện thị trường tín dụng không hoàn hảo, phân phối
của cải có tác động quan trọng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi
không đưa được hết các nguồn đầu tư vào vốn nhân lực thì những tác động
này còn duy trì ngay cả trong dài hạn. Tăng trưởng bị ảnh hưởng tích cực bởi
sự phân phối của cải lần đầu, cụ thể hơn là % dân số được thừa kế một lượng
tài sản đủ lớn để thúc đẩy họ đầu tư vào vốn nhân lực. Do vậy, theo hai nhà
kinh tế cần phải có được một tầng lớp dân trung lưu rộng lớn để đạt được tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn và từ đó tạo điều kiện duy trì sự bình đẳng trong
tương lai.
1.1.2.Những nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập
Một vấn đề nảy sinh từ kết quả của quá trình phân phối thu nhập là sự
chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như
thế nào thì được coi là “bất bình đẳng?” Để hỗ trợ đo lường phân phối thu

nhập nhằm xác định mức độ bất bình đẳng, các nhà kinh tế đã xây dựng và
phát triển một số thang đo như đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số
Hoover, chỉ số Theil (Atkinson), phương sai và hệ số biến thiên trong phân
phối thu nhập… Nhìn chung, mỗi thước đo đều có những ưu, nhược điểm
11


riêng, nhưng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hệ số Gini do nhà
thống kê học người Ý, Corrado Gini (1912) đề xuất. Hệ số Gini được xác
định một cách đơn giản bởi tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong
Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường
bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá
trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số
Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong
khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng.
Các nhà kinh tế phân biệt 2 loại hệ số Gini: hệ số Gini tính theo thu
nhập và hệ số Gini tính theo chi tiêu. Ngoài ra, các hệ số Gini thường không
phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm người dân trong
quốc gia vì nó cơ bản được xác định dựa trên thu nhập ròng. Hơn nữa, các
quốc gia có cùng hệ số Gini có thể khác nhau về hình dạng của đường cong
Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Mặt khác, hệ số Gini suy cho cùng cũng chỉ phản ánh phần có thể định
lượng được còn những khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan
đến các vấn đề công bằng xã hội, đói nghèo cần phải có những phân tích
định tính hơn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số Gini để phân tích, đánh giá để kết
luận phân phối thu nhập có công bằng hay không cần phải hết sức thận trọng
vì thước đo này cũng có những hạn chế nhất định.
Nhà kinh tế học Milanovic (2002) là người tiên phong trong nghiên cứu
về vấn đề thu nhập trên thế giới và phân phối chi tiêu dựa trên sự khảo sát
các hộ gia đình[76]. Trong công trình nghiên cứu “True world income

distributtion, 1988 and 1993: first calculation based on household surveys
alone”, ông đã đưa ra những kết quả về việc tiến hành nghiên cứu từ 91 quốc
gia trong hai năm 1988 và 1993 với hai biến dữ liệu là thu nhập và chi tiêu
được điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP) giữa các quốc gia. Bất
bình đẳng được đo bằng hệ số Gini tăng từ 0,63 năm 1988 lên 0,66 năm
1993. Sự thay đổi trong hệ số Gini này diễn ra ở hầu hết các quốc gia được
12


nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng gia tăng ở giữa các
quốc gia nhiều hơn là ở trong mỗi quốc gia. Nguyên nhân chính làm cho
mức bất bình đẳng trong mỗi quốc gia thấp hơn là do sự phân phối thu nhập
trên tổng thu nhập quốc dân. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu được rút ra từ
hai năm quan sát là hơi ít so với chu kỳ phát triển ở mỗi quốc gia. Chính vì
vậy, kết quả nghiên cứu bất bình đẳng dựa trên phân phối thu nhập của ông
có thể chưa chính xác. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng là thiết lập các tiêu
chuẩn đo lường bất bình đẳng trên thế giới vào năm 1988 và 1993.
Angus Maddison (2007) trong cuốn “Contours of the World Economy
1-2030 AD”đã nghiên cứu rất chi tiết, từ tiền lương của công nhân xây dựng
tại Nhật Bản trong năm 1920 đến lãi suất rất cao của Italy trong thế kỷ 19
[71]. Cuốn sách đưa ra kết quả điều tra xác thực điều trước đây còn chưa rõ
ràng như số người nhận được sự giáo dục khắp nơi trên thế giới đều tăng,
tiền lương công nhân xây dựng cũng tăng ở khắp nơi nhưng không đồng
đều. Tại Anh mức lương của công nhân xây dựng tăng gấp 10 lần trong giai
đoạn 1820-2000; trong khi ở Indonesia chỉ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, theo
điều tra của ông thì tình trạng bất bình đẳng trên thế giới lại tăng hơn nhiều
lần so với triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, triều đại Sa Hoàng tại Nga.
Tại Trung Quốc, Thái Lan, Đức và Ai Cập, khi so sánh giữa năm 1820 và
năm 2000 thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập vẫn giữ nguyên. Brazil và
Mexico thậm chí còn chịu sự bất bình đẳng hơn thời điểm lãnh đạo của nhà

lãnh tụ Simón Bolívar. Chỉ tại một vài quốc gia giàu có, chẳng hạn như Pháp
và Nhật Bản thì mới có hy vọng sẽ thu hẹp sự bất bình đẳng thu nhập trong
dài hạn.
Tác giả Shang – Jin Wei (2001) trong bài viết “Globalization and
inequality: evidence from China”chỉ ra mối quan hệ ngược chiều về bất bình
đẳng giữa nông thôn và thành thị tại các thành phố của Trung Quốc với độ
mở cửa của nền kinh tế: Thành phố có mức tăng lớn hơn trong tỷ số thương
mại/GDP nhưng có mức giảm nhanh hơn bất bình đẳng nông thôn – thành
13


thị. Nghiên cứu xây dựng mô hình ước lượng hồi qui số liệu mảng theo tỉnh,
tỷ số thương mại đo lường bằng xuất nhập khẩu và chỉ số đo lường bất bình
đẳng thu nhập nông thôn – thành thị đo bằng mức chênh lệch thu nhập của
hộ gia đình thành thị / hộ gia đình nông thôn.
Tuy nhiên, Baotai Wang và cộng sự (2008) trong bài viết “The impact
of economic Globalization on income distribution: Empirical evidence in
China” đăng trên tạp chí Economics Bulletin số 4(35)/2008 đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bất bình đẳng trong thu nhập ở
Trung Quốc thì thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế giúp làm giảm bớt mức
độ bất bình đẳng trong thu nhập của các hộ gia đình Trung Quốc. Trong
công trình này, các tác giả đã sử dụng mô hình động gồm các biến đồng tích
hợp bậc 1, trong đó các biến giải thích bao gồm: Chỉ số mức tăng trưởng
GDP/ đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu/ GDP và FDI/ GDP phản ánh
mức độ và kết quả của mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Trung Quốc.
Nó không phải là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mức độ bất bình đẳng
trong thu nhập của nước này, mà là do các nguyên nhân khác liên quan trực
tiếp đến phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Bowman (1997) [37] trong tác phẩm “Should
the Kuznets effect be belied on to induce equality growth” lại cho rằng

những phép kiểm định lý thuyết chữ U ngược phụ thuộc nhiều vào việc bao
gồm hay loại ra một số trường hợp quan trọng cụ thể. Trong đa số những
nghiên cứu về đường Kuznets, các nước có thu nhập trung bình như Mỹ
Latin lại là nơi có mức độ bất bình đẳng cao trong tất cả các giai đoạn phát
triển. Ông lập luận rằng thay vì phân tích chéo, nên tiếp cận vấn đề này
thông qua nghiên cứu tình huống quốc gia theo chuỗi thời gian. Ông xem
xét 9 quốc gia đã xảy ra tình trạng nghèo đói trong những năm 1950, sau đó
đạt thu nhập trung bình vào những năm 1980. Bất bình đẳng tăng ở Brazil,
còn Costa Rica thì thể hiện một mô thức dạng chữ U (ngược với Kuznet).
Nhật sau chiến tranh có mức bất bình đẳngthấp. Malaysia với chữ U ngược
14


nhờ áp dụng Chính sách Kinh tế mới (NEP) vào những năm 1970 nhằm
giảm thiểu bất bình đẳng giữa các sắc tộc trong nước. Đài Loan có chỉ số
bất bình đẳng thấp (mặc dù Terrence Moll lập luận rằng số liệu không đầy
đủ ởĐài Loan không mang tính đại diện và dựa vào số mẫu rất nhỏ.
Đến những năm 1990, có một sự thay đổi trong nghiên cứu về bất bình
đẳng thu nhập đó là việc xác định bất bình đẳng thu nhập gắn với các yếu tố
kinh tế. Cowell (2000) [45] trong tác phẩm “Measurement of Inequality” đã
phân tích vấn đề bất bình đẳng với các yếu tố như phân phối thu nhập, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phân phối trong thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Heshmati (2004) trong tác phẩm “A Review of Decomposition of Income
Inequality” đã phân tích về sự thay đổi trong nghiên cứu các vấn đề bất bình
đẳng thu nhập là do sự thay đổi trong công nghệ, nhận thức về sự phát triển
chênh lệch về việc phân phối lại thu nhập cũng như giảm nghèo ngày càng rõ
ràng hơn. Sự chênh lệch ngày càng tăng đòi hỏi việc phân tích các khía cạnh
khác nhau của bất bình đẳng như các chính sách về phân phối lại thu nhập
[57].
Trong vài năm trở lại đây, hầu hết các công trình nghiên cứu về bất

bình đẳng thu nhập như “Global or world income inequality refers to
inequality differences between all individuals in the world” của các tác giả
Schultz, Quah, Bourguignon (2002) chủ yếu tập trung vào phân tích sự phân
phối thu nhập giữa các quốc gia và trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra hai
quy tắc nghiên cứu thực nghiệm xác định trong phân phối thu nhập là nghiên
cứu bất bình đẳng hộ gia đình và cá nhân dựa trên những số liệu đã được tiêu chuẩn
hóa.
Ngoài ra khi đề cập đến bất bình đẳng thu nhập không thể không kể đến
những nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập với hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Brian Goesling (2001) đã phân tích 3 vấn đề bất bình đẳng chủ yếu
trên thế giới hiện nay là bất bình đẳng về thu nhập, bất bình đẳng về sức
khoẻ và giáo dục trong cuốn sách “Changing Income Inequalities Within and
15


Between Nations: New Evidence”. Nghiên cứu phân tích số liệu của hơn 100
nước trên thế giới chỉ ra rằng, bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng giảm
nhưng xu hướng bất bình đẳng về giáo dục, sức khoẻ ngày càng gia tăng
[54].
Trong tác phẩm “Poverty Reduction and Growth: Virtuous and
Vicious Circles”Guillermo Perry và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng quá
trình tự do hóa thương mại trong những năm 1990 ở Châu Mỹ La tinhđã
dẫn đến giảm lương của người lao động trình độ thấp và làm tăng lương
của người lao động trình độ cao, do đó góp phần làm gia tăng mức độ bất
bình đẳng trong thu nhập [81]. Các nguyên nhân chính của sự thay đổi
tương đối về mức lương này được giải thích là: Trong những năm 1990
khi mà các nước Mỹ La tinh hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì các
nước có số lớn lao động nghèo và trình độ thấp như Trung Quốc và Ấn độ
đã hội nhập từ trước, và các nước Mỹ La tinh này trở thành nước có lợi
thế về tài nguyên thay vì lợi thế về lao động trình độ thấp. Các rào cản

trước khi hội nhập của các nước này về thực chất là bảo hộ cho lao động
có trình độ thấp, nên khi xóa bỏ rào cản này thì lợi thế về lao động có tiền
công, tiền lương thấp không còn nữa. Sự phát triển các ngành sản xuất do
tự do hóa thương mại đem lại đã làm gia tăng cầu về lao động có kỹ năng
trên thị trường lao động. Cùng với nó, sự phát triển công nghệ cao càng
làm cho thị trường lao động phát triển theo chiều hướng có lợi cho người
lao động có trình độ cao khi họ gia nhập thị trường này. Nhưng nửa cuối
những năm 1990, sau khi các nước này cắt giảm mạnh các mức thuế xuất
nhập khẩuthì đã dẫn đến một sự gia tăng trong bất bình đẳng trong thu
nhập do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Một nghiên cứu khác, sử
dụng phân tích thống kê cho Mehico, Marcela G.R (2008) trong tác phẩm
“Human capital effect on wages and productivity”cũng cho kết luận tương
tự là hội nhập kinh tế quốc tế của nước này làm gia tăng mức độ bất bình
đẳng trong thu nhập.
16


Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh bất bình đẳng cao
là nguyên nhân gia tăng nghèo đói. Theo nghiên cứu của Ayub (2013), mặc
dù tăng trưởng kinh tế ở châu Phi ngày nay nhanh hơn thập kỷ 1990, nhưng
số người nghèo ở khu vực này theo chuẩn thu nhập dưới 1.25 USD/ngày, đã
tăng từ 205 triệu, vào năm 1981 đến 386 triệu, năm 2008. Vào những năm
2000, hai phần ba các nước châu Phi có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập tăng
cao. Ravallion (1997) cho rằng, với cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất bình
đẳng cao hơn sẽ dẫn tới tỷ lệ giảm nghèo đạt thấp hơn; nếu bất bình đẳng
quá cao, thậm chí, người nghèo sẽ tăng lên. Do đó, bất bình đẳng thu nhập
có mối quan hệ tiêu cực, hơn là tích cực, cho giảm nghèo.
Brunori và các cộng sự (2001) đã nghiên cứu lý thuyết này và cho
rằng nếu bất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trưởng tốt hơn, rồi từ
đó tạo ra cơ hội và điều kiện để xoá đói giảm nghèo nhanh hơn thì bất bình

đẳng ở mức độ nhất định là điều kiện có thể chấp nhận được [39]. Với quan
điểm này, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của các nước kém phát triển,
tình trạng bất bình đẳng sẽ gia tăng mạnh. Nhà nghiên cứu Ahlwalia (1976)
đã sử dụng số liệu phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia, đã đi đến một
kết luận tương tự một cách cụ thể hơn và kết quả điều tra bằng các số liệu đã
cho thấy bất bình đẳng đã gia tăng mạnh ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
rồi sau đó từng bước bị đảo chiều ngược lại ở những giai đoạn phát triển cao
hơn. Nguyên nhân của tình trạng đảo ngược này là do sự chuyển dịch cơ cấu
các ngành kinh tế tác động tích cực đến giáo dục, đào tạo nghề và sự biến
đổi về cơ cấu lao động và cơ cấu dân cư. Dù có sự gia tăng bất bình đẳng ở
giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng đã không làm trầm trọng hơn tình
trạng nghèo
khó tuyệt đối trong xã hội nói chung.
Alesina và Rodrik (1994); Persson và Tabellini (1994); Bertola (1993);
Perotti (1992) đã cố gắng xây dựng một cầu nối giữa những lí thuyết về sự
tăng trưởng nội sinh và những lí thuyết kinh tế chính trị [24]. Trong xã hội
17


×