Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA HÀN QUỐC VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi
2. TS. Trần Thị Lan Hương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XANH .......................................................................................................8
1.1.Tình hình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của kinh tế xanh .......................8
1.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế xanh và kinh nghiệm của Hàn
Quốc ..........................................................................................................................11
1.3. Tính hình nghiên cứu về kinh tế xanh ở Việt Nam ............................................14
1.4. Đánh giá công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng tiếp cận của Luận
án ...............................................................................................................................19
1.4.1. Đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................19
1.4.2. Hướng tiếp cận của luận án .............................................................................20
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XANH .......................................................................................................................21
2.1. Cở sở lý luận về phát triển kinh tế xanh ............................................................21
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................21
2.1.2. Đặc điểm và tiêu chí đánh giá một nền kinh tế xanh ......................................26
2.1.3. Vai trò của phát triển kinh tế xanh .................................................................33
2.1.4. Các điều kiện chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xanh ......................................36
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế xanh .........................................................42
2.2.1. Nhu cầu phát triển kinh tế xanh trên thế giới hiện nay...................................42
2.2.2. Bối cảnh để phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc .........................................48
2.2.3. Quan niệm phát triển kinh tế xanh Hàn Quốc ................................................54
Chương 3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở HÀN QUỐC TỪ NĂM 2008
ĐẾN 2016 .................................................................................................................56
3.1. Chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc...................56
3.2. Điều kiện để phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc ..............................................61
3.3. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc.................................................72
3.3.1. Thực trạng bảo vệ môi trường, xây dựng xã hội carbon thấp .........................72



3.3.2. Xây dựng nền kinh tế xanh, công nghệ xanh ..................................................78
3.3.3. Cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng xanh hơn ....................................84
3.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc ....................................91
3.4.1. Kết quả đạt được về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc ..............................91
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc ............... 100
Chương 4 MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XANH TỪ KINH NGHIỆM HÀN QUỐC .................................................. 111
4.1. Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ......................... 111
4.1.1.Nhận thức về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ......................................... 111
4.1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Việt Nam ........................ 114
4.1.3. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam phát triển kinh tế xanh ......................... 122
4.2. Điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Hàn Quốc trong phát triển kinh
tế xanh .................................................................................................................... 125
4.2.1. Điểm tương đồng .......................................................................................... 125
4.2.2. Điểm khác biệt: ............................................................................................ 127
4.3. Bài học kinh nghiệm từ phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc ......................... 128
4.3.1. Bài học về việc thiết lập các cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế xanh ...... 128
4.3.2. Phát triển kinh tế xanh cần sự đồng thuận cao của người dân ................... 130
4.3.3. Đảm bảo tài chính cho phát triển kinh tế xanh. ........................................... 134
4.3.4. Chú trọng đến hiệu quả kinh tế của các chính sách phát triển kinh tế xanh 136
4.3.5 Bài học từ một số hạn chế trong phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc...... 138
4.4. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới từ kinh
nghiệm Hàn Quốc .................................................................................................. 141
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC


ASEAN
ASEM
BAU
CDM
CEDA
CPI
EACP
EGSS
EU

Hợ tác inh tế Châu

- Thái Bình Duong (Asia-Pacific Economic

Cooperation)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

(Association of Southeast Asian

Nations)
Họi nghị thuợng đ nh

- Âu (Asia-Europe Summit)

inh doanh Thông thường (Business as usual)
Co chế hát triển sạch (Clean Development Mechanism)
Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (Clean Energy deplopment
Agency)
Ch số Giá tiêu dùng (Consumer price index)

Đối tác hí hạu Đông

(East Asia Climate Partnership)

Đầu tư để sản xuất các hàng hoá – dịch vụ (environmental goods and
services sector)
Liên minh châu Âu (European Union)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GGEI

Ch số kinh tế xanh toàn cầu (Green Global Economic Indicators)

GGGI

Viẹn Tang truởng xanh toàn cầu (Global Green Growth Institute)

GHGs

Khí nhà kính (green house gases)

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

ODA


Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

OECD

PCGG

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)
Uỷ ban tổng thống về tăng trưởng xanh (Presidency Commission on
Green Growth)


R&D
UNFCCC

Nghiên cứu và phát triển (research & development )
Công ước khung của Liên hợ quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)
y ban kinh tế x họi Liên Hiẹ

uốc khu vực Châu Á Thái Bình

UNESCAP Duong (United Nations Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific)
UNEMG

UNEP
WB

Nhóm quản lý môi trường Liên hợp quốc (United Nations

Environment Management Group)
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Program).
Ngân hàng Thế giới (World Bank)


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Các bước chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh

28

Bảng 2.2

Các ch số đánh giá nền kinh tế xanh

31

Bảng 3.1

Ba trụ cột và 10 định hướng chính sách phát triển kinh tế


56

xanh trong Chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất của Hàn Quốc
Bảng 3.2

Những tiêu chí thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh 5 năm

58

lần thứ nhất của Hàn Quốc (2009-2013)
Bảng 3.3

3 trụ cột, 5 định hướng và 20 nhiệm vụ cơ bản của Chiến

60

lược và kế hoạch tăng trưởng xanh lần thứ 2 của Hàn quốc
(2014-2018)
Bảng 3.4

Chi tiêu ngân sách cho tăng trưởng xanh của Hàn Quốc giai

68

đoạn 2009-2013
Bảng 3.5. Chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường của Hàn

86


Quốc
Bảng 3.6. Chứng nhận sản phẩm thân thiện của Hàn Quốc

87

Bảng 3.7

Việc làm xanh ở Hàn Quốc giai đoạn 2009-2013

98

Bảng 4.1

Sản luợng khai thác mọt số loại tài nguyen quan trọng ở

120

nuớc ta giai đoạn 2011 - 2014


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.1


Cơ cấu tổ chức cho tăng trưởng xanh

66

Hình 3.2

Lượng giảm phát thải KNK mỗi năm của Hàn Quốc

77

Hình 3.3

Chi tiêu R&D cho các dự án liên công nghệ

83

Hình 3.4

Hình 3.5

Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8.
Hình 4.1

Sự thay đổi thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Hàn Quốc về
khoa học và công nghệ giai đoạn 2008-2013
Thay đổi phát thải nhà kính ở một số quốc gia tính trên đơn
vị GDP (%)
Mức độ sử dụng năng lượng, nước, rác thải của người dân

Hàn Quốc giai đoạn 2007-2012
Thay đổi mức tiêU dùng năng lượng giai đoạn 2005-2014
Sự chệch hướng của phát thải nhà kính so với mức thông
thường (BAU)
Co cấu nguồn điẹn của Viẹt Nam nam 2015

84

94

95
96
105
121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện đang đứng trước những vấn đề hết sức cấp bách và nan giải
như: sự nóng lên toàn cầu dẫn đến băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao
nguy cơ nhấn chìm một số quốc gia ven biển và phá hoại hệ sinh thái khu vực đe
dọa đời sống sinh vật ở đới lạnh, sự ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, biến đổi
khí hậu, … ảnh hưởng trực tiế đến sự sống của loài người. Đồng thời, để theo đuổi
giấc mơ tăng trưởng ngày càng cao, các quốc gia trên thế giới đ không ngừng khai
thác tài nguyên thiên nhiên, chặt phá rừng, với lý thuyết giả định các nguồn lực là
vô hạn. Các nhà máy, công trình xây dựng, khí thải từ các hương tiện giao thông,..
đ và đang thay đổi cả bầu khí quyển và đe dọa sự sống toàn cầu.
Với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng 80% trong vòng 30 năm gần
đây, nhiều nhà khoa học dự đoán đến năm 2050, Trái Đất sẽ không còn dự trữ tài
nguyên. Sự tuyệt chủng của các loài động vật trên thế giới đang ở mức báo động.

Nồng độ CO2 cao k lục ở mức 420 ppm, sự ấm lên toàn cầu và những hậu quả
không lường trước của nó đang là mối quan tâm của toàn thế giới.
Các hậu quả trên đ không được dự báo trước và sự khắc phục có phần chậm
chạp của các quốc gia trên thế giới. Với các hệ lụy nghiêm trọng đó, xu hướng mới
để phát triển kinh tế mà vẫn bảo đảm bảo vệ môi trường đang được các quốc gia
theo đuổi đó là mô hình “Kinh tế xanh”. Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời
sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể
những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Phát triển xanh (Green
Development) chính là công cụ cần thiết để hướng tới nền kinh tế xanh đó.
Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời
đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi
trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng
xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng
trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Những nước đi đầu trong phát triển kinh tế xanh có Đức, Nhật Bản, Singapor
và đặc biệt là Hàn Quốc. Với xuất hát điểm là một quốc gia nghèo nàn về tài

1


nguyên thiên nhiên, môi trường sống của Hàn Quốc bị hủy hoại chóng mặt do khí
thải của các nhà máy, hương tiện giao thông,… Hàn Quốc đ nhận thức được điều
nguy hại này, họ đ á dụng những chính sách phát triển kinh tế xanh với mục tiêu
giảm bớt sự tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đến môi trường, đồng thời
vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. Kể từ năm 2008 đến nay sau gần một thập niên thực
hiện phát triển kinh tế xanh, Hàn Quốc đ gặt hái được nhiều thành công trong phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn
Quốc đ đem lại nhiều bài học quý giá cho các nước đang hát triển trong đó có
Việt Nam.
Việt Nam đi theo con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, các ngành công nghiệp nặng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, cũng giống với Hàn Quốc thời kỳ đầu, các hoạt động kinh tế chưa được tối
ưu nên gây ra hàng loạt những tác động tiêu cực đến môi trường: ô nhiễm nguồn
nước, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, hiện tượng phá rừng diễn ra trên
quy mô lớn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, động vật quý hiếm đang trên nguy cơ
tuyệt chủng.
Theo đánh giá năm 2013 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm
trong bảng xếp hạng ch số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí
85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Phili

ines đạt

66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45
điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn

inh tế thế giới

Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh
hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Môi trường sống của Việt Nam đang ở mức báo
động khi hàng ngàn ha rừng ngập mặn đ biến mất, nhường chỗ cho việt phát triển
kinh tế, dây hệ luỵ khôn lường. Phát triển kinh tế không bền vững ở Việt Nam trong
thời gian qua đ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề các dòng sông do rác thải sinh
hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệ …,
làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ
của cộng đồng. Hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng sản xuất, công
nghiệp hoá, Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ và chất thải bởi
2


công nghiệ cũ, lạc hậu và những dự án gây ô nhiễm môi trường như sản xuất xi

măng, sắt thé …Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nguồn chất thải vào môi
trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm
soát chưa đạt hiệu quả cao. Khu vực nông thôn đang ngày càng thải ra nhiều chất
thải rắn sinh hoạt, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn
ngày càng trở nên đáng lo ngại. Các làng nghề mọc lên đem lại nhiều việc làm hơn
cho người nông dân, nhưng cũng khiến các làng nghề ở Việt Nam đang bị ô nhiễm
nặng nề từ hoạt động sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân.
Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam cũng đang dẫn đến tình
trạng tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến phát triển kinh tế bền vững. Môi trường sống ở Việt Nam ngày càng
xuống cấ đòi hỏi Việt Nam phải có bước chuyển nhanh chóng tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, hướng đến thực hiện phát
triển nền kinh tế xanh, sạch để cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc thực
hiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ hình mẫu có chọn lọc ở Hàn Quốc và
một số quốc gia khác là một điều tất yếu, cần được triển khai nhanh, mạnh trên cả
ba mặt của tăng trưởng là: kinh tế, môi trường và xã hội .
uất hát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đ lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế
xanh của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án phân tích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc
thời kỳ 2008-2016, ch ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của
những hạn chế trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc, trên cơ sở đó đề xuất ra
các giải pháp phát triển kinh tế xanh của Việt Nam thời gian tới từ kinh nghiệm của
Hàn Quốc.
* Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá có bổ sung và hoàn thiện luận cứ khoa học về phát triển kinh
tế xanh, trong đó thống nhất các quan niệm, xây dựng khung tiêu chí đánh giá nền
3



kinh tế xanh, đặc điểm của nền kinh tế xanh và khung chính sách cần thiết để phát
triển kinh tế xanh.
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm
2008 đến 2016
- Ch ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 2008 đến 2016
- Lý giải và khẳng định sự cần thiết phải chuyển đổi phát triển kinh tế xanh ở
Việt Nam với những cơ hội và thách thức.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn
tới từ kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Để đá ứng được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án cần trả
lời được một số câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:
1. Vì sao kinh tế xanh là mô hình phát triển của nhiều nước trên thế giới hiện
nay và tại sao lại học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc?
2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc như thế nào? Có những
thành công, thuận lợi, khó khăn và hạn chế của hoạt động phát triển kinh tế xanh ở
Hàn Quốc?
3. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn phát triển kinh tế xanh của Việt
Nam, rút ra các kiến nghị chính sách gì cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam?
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh của
Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam, có thể đặt ra một số giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu của các quốc gia
trên thế giới nhằm khắc phục những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và
hướng tới phát triển bền vững.
Giả thuyết 2: Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong phát triển
kinh tế xanh để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thải nhà kính.
Giả thuyết 3: Các chính sách của chính phủ vào môi trường để hướng tới nền
kinh tế xanh làm tăng năng suất lao động thông qua phát triển các công nghệ giảm ô

nhiễm, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện
với môi trường, tạo việc làm mới tốt hơn.

4


Giả thuyết 4: Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ch được xem là khả thi khi
chính sách phát triển kinh tế xanh đảm bảo đồng thời kiểm soát được ô nhiễm và cải
thiện được hệ sinh thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế xanh của Hàn quốc và bài học cho
Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Hàn Quốc và Việt Nam
+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến 2016.
+ Về nội dung: Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc trong 3 lĩnh vực kinh tế,
xã hội, môi trường, hân tích và đánh giá theo các tiêu chí hát triển kinh tế xanh để
thấy rõ kết quả và hạn chế của Hàn Quốc trong phat triển kinh tế xanh từ 2008 đến
nay, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên hương há luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh với hương há duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận án hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn
về tác động của phát triển kinh tế xanh đối với các quốc gia nói chung và Hàn Quốc
nói riêng.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới chiến lược
phát triển kinh tế xanh, các văn kiện của Đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I và sau đó là ết luận Hội nghị Trung
ương 3 (khoá I) đ xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ

cấu nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững đồng thời tham
khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và
quốc tế về hát triển kinh tế xanh. Luận án sẽ đi sâu hân tích thực trạng, cũng như
đánh giá những thành tựu, những hạn chế c ng các vấn đề còn tồn tại và nguyên
nhân của chúng trong quá trình phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
Thông qua một số lí luận cơ bản về phát triển kinh tế xanh, luận án sẽ đưa ra
khái niệm cơ bản và tác động của phát triển kinh tế xanh đối với thế giới nói chung.
5


Những nghiên cứu đó sẽ là cơ sở lí thuyết đầy đủ để phân tích những nhân tố tác
động đến quá trình phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc; thực trạng phát triển kinh tế
xanh ở Hàn Quốc để từ đó ch ra được những thành công cũng như hạn chế của hoạt
động này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hương há luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, luận án sử dụng một số hương há nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là một trong các hương há thu
thậ thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đ có về phát triển
kinh tế xanh của Hàn Quốc cũng như cách tính các ch số tổng hợ , để đưa ra cái
nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia, quy
nạp và diễn giải nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, các hương há này sẽ
được sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu chương 3 thực trạng phát triển kinh tế xanh ở
Hàn Quốc
- Ngoài ra, các phương pháp so sánh, lịch sử, cụ thể cũng được sử dụng để
làm nổi bật điều kiện thực tế của Hàn Quốc cũng như Việt Nam và đưa ra những
giải pháp hoàn thiện phù hợp với tình hình cụ thể ở chương 4. Đồng thời trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú, tin cậy của
Hàn Quốc lấy qua tổng cục nước ngoài, đại sứ quán Hàn Quốc, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Tài chính… cũng được tác giả sử dụng
như những tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu triển khai luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế xanh
Thứ hai, luận án đi sâu hân tích làm rõ thực trạng phát triển kinh tế xanh ở
Hàn Quốc từ năm 2008-2016, qua đó ch ra một số kết quả, tồn tại và nguyên nhân
của những tồn tại trong phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
Thứ ba, luận án khẳng định sự cần thiết phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam,
nêu ra những cơ hội, thách thức, điều kiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.

6


Đồng thời đề xuất một số giải pháp trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ kinh
nghiệm của Hàn Quốc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
+ Luận án đ hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về kinh tế xanh và
đánh giá một cách toàn diện tình hình phát triển kinh tế xanh ở trên thế giới.
+ Luận án đ phân tích, đánh giá và ch ra những vấn đề bất cập cần giải quyết
cùng các nguyên nhân chủ yếu thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Hàn Quốc
(2008-2016), tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài cũng như cơ sở khoa học để đề
xuất các giải pháp phát triển kinh tế xanh thời gian tới.
+ Trên cơ sở những bài học về phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc, và thực tế
cũng như định hướng phát triển hơn nữa kinh tế xanh ở Việt Nam, Luận án sẽ đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để giúp phát triển đúng hướng kinh tế xanh ở Việt
Nam trong tương lai.
+ Luận án đưa ra những nhận thức mới về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam,
từ đó có những giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn tới từ kinh
nghiệm của Hàn Quốc,

+ Với những đóng gó như vậy, Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các
cơ quan hoạch định chính sách, hoạt động thực tiễn, các tổ chức nghiên cứu, giảng
dạy và những ai quan tâm đến chủ đề này.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung của luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2016
Chương 4: Một số gợi ý cho Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh từ kinh
nghiệm Hàn Quốc

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
u hướng phát triển kinh tế xanh là một xu hướng khá mới mẻ trong phát
triển kinh tế của toàn thế giới, trong đó hát triển kinh tế phải đảm bảo được những
mục tiêu về phát triển bền vững. Hiện nay, các nền kinh tế ngày càng chú trọng đến
vấn đề phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh là một điều kiện cần thiết để thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển
kinh tế xanh trong thời đại mới, đ có không ít những bài viết và những bài báo,
luận án, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nổi bật tiêu biểu có một số công trình
bài viết, bài báo liên quan đến phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc như:
1.1. Tình hình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của kinh tế xanh
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Choi Yeon Ok (2012), trong tác phẩm “ Korea’s Green Growth based on
OECD Green Growth Indicators” [46] đ đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh,

các ch số tăng trưởng xanh của OECD, và tổng quan về tăng trưởng xanh Hàn
Quốc. Nghiên cứu đ

hân tích các ch số liên quan đến tăng trưởng xanh Hàn Quốc

như các ch số hiệu suất môi trường và tài nguyên, các ch số về các chính sách kinh
tế như là chi tiêu chính hủ cho hoạt động R&D, ODA cho tăng trưởng xanh và đề
tài cũng đề cậ đến việc đánh thuế môi trường trong tổng thu nhậ ,… tuy nhiên đề
tài vẫn tồn tại một số hạn chế như mới ch dừng lại ở việc đưa ra các con số thống
kê đối với từng ch số liên quan đến tăng trưởng xanh mà chưa đưa ra những phân
tích chuyên sâu về quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc.
Kennet, Miriam (2007) trong “Green Economics: An Introduction to Progressive
Economics” [64], đăng trên Harvard College Economics Review, Volume II, Issue 1.
December, đ giới thiệu một cách tổng quan về phát triển kinh tế xanh – một xu thế tất
yếu của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, tác hẩm này đ giú cho người đọc có một
nhận định tổng quan về phát triển kinh tế xanh trên thế giới bằng cách đưa ra các mô
hình phát triển kinh tế xanh đ và đang được áp dụng ở một số nước.
Năm 2008, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) xuất bản
cuốn sách “Hướng đến nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo” (Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi

8


trường). Cuốn sách đ đề cập khái niệm, sự cần thiết và gợi mở chính sách phát
triển kinh tế xanh cho các quốc gia trên thế giới;
Manish Bapna and John Talberth (2011), “What is a “Green Economy””.
Bài viết đ nêu lên khái niệm của kinh tế xanh, biểu hiện của kinh tế xanh ở một số
quốc gia như Hàn


uốc, Trung Quốc, Mexico. Ngoài ra bài viết còn trình bày

những điểm mới của kinh tế xanh, kinh tế xanh khác với phát triển kinh tế bền vững
như thế nào và những thách thức khó khăn hay những khả năng và cơ hội của kinh
tế xanh.
GS.Dimiter S. Lalnazov (2015), “Kinh tế xanh”, bài thuyết trình khoa học tại
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Trong bài thuyết trình, tác giả đ đưa ra hàng loạt
các khái niệm cũng như những ví dụ hết sức cụ thể về mô hình “kinh tế xanh” đang
được áp dụng tại Nhật Bản, những mặt tích cực và tiêu cực mà nó đem lại cũng như
một số quan điểm trái chiều của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực về mô hình kinh tế
này. Ba nội dung chính được trình bày và thảo luận trong buổi thuyết trình
là: “ inh tế xanh” và “tăng trưởng xanh” “ inh tế nâu” (Brown Economy) Thực
trạng của một số nước phát triển đ và đang chuyển đổi từ nền “kinh tế nâu” sang
mô hình “kinh tế xanh” ( Nhật Bản, Trung Quốc…) và những ý kiến trái chiều của
các chuyên gia ở các nước phát triển và đang hát triển về mô hình kinh tế xanh…
Trong The Green Economy Report, UNEP (Chương trình Môi trường Liên
Hợp Quốc), 2011, đ giới thiệu nền kinh tế xanh với khái niệm về “kinh tế xanh”
năm 2008. Đặc biệt thông qua lời kều gọi về Thỏa thuận Xanh Toàn cầu Mới
(GGND). GGND đề xuất các gói đầu tư công cũng như điều ch nh giá cả nhằm kích
hoạt sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đồng thời củng cố nền kinh tế, giải quyết
vấn đề việc làm và nạn đói nghèo.
Christos N.Pitelis, Jack Keenan, Vicky Pryce, (2011) trong cuốn “Green
Business, Green Values, and Sustainability” [47] - Giá trị của kinh tế xanh và bền
vững, Routhledge, đ ch ra giá trị của màu xanh để từ đó thúc đẩy các doanh
nghiệ , người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách có thể đóng gó vào mục
tiêu tạo ra của cải toàn cầu bền vững. Phân tích các vấn đề về chiến lược bền vững
đối với kinh doanh hiện đại và khám phá những biến đổi trong giá trị, chiến lược và
thực tiễn cần thiết cho các doanh nghiệp hiện đại để đạt được kinh doanh bền vững.
Cuốn sách còn cung cấp việc chuyển xanh trong kinh doanh của các lĩnh vực chính


9


Luận án đủ ở file: Luận án full









×