Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật ở ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.82 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn
cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả nhất định, tốc độ tăng trưởng kinh tế caco trong nhiều năm,
tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong quá trình
phát triển, một trong những thách thức đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu việc làm
đang tạo nên sức ép to lớn đối với nền kinh tế, nhất là việc làm cho người khuyết
tật(NKT). nhận thức được điều này, nhà nước đã ban hành một số chính sách việc
làm để giải quyết những khó khăn cho người dân, đặc biệt là lao động khuyết tật.
Tuy nhiên, tác động của các chính sách này trong thời gian qua vẫn chưa hoạt động
một cách hiệu quả nhất, người khuyết tật thất nghiệp còn nhiều, tỉnh Hải Dương là
một trong những nơi có số lượng người khuyết tật cũng như tình trạng thiếu việc
làm đang diễn ra gay gắt, các chính sách cho người lao động khuyết tật còn hạn
chế. Điều này gây ra nhiều khó khăn đối với cuộc sống người khuyết tật cũng như
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nói riêng và việt nam nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài “Chính Sách Việc Làm Cho lao động là
Người Khuyết Tật ở ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tiểu
luận cho môn học quản lý lý nhà nước về lao động.

NỘI DUNG
1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Một số khái niệm
 Người khuyết tật là gì
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc
bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp khó khăn
 Việc làm cho người khuyết tật
Dưới góc độ kinh tế- xã hội: Việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích,
thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận. Dưới góc độ pháp lí: Việc làm là mọi


hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.
Từ khái niệm việc làm và đặc điểm của người khuyết tật có thể đưa ra định
nghĩa về việc làm cho người khuyết tật như sau: việc làm cho người khuyết tật là


những hoạt động lao động nhằm tạo ra thu nhập cho một bộ phận người có khiếm
khuyết trong cơ thể mà không bị pháp luật cấm.
 Chính sách việc làm cho người lao động là người khuyết tật:
Chính sách việc làm cho người lao động là chính sách xã hội được thể chế hóa
bằng luật pháp của nhà nước , một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng
và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an
toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Chính sách việc làm cho người lao động là người khuyết tật
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,
được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và
đặc điểm của người khuyết tật.
- Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo
việc làm cho người khuyết tật…
1.2. Đặc điểm của người khuyết tật, lao động khuyết tật
Nguyên nhân NKT
- Nguyên nhân do chiến tranh, hậu quả của chất độc màu da cam làm cho thế
hệ người đi chiến đấu bị mắc bệnh và truyền cho đời sau.
- Do bệnh tật, bẩm sinh, chấn thương khi sinh, ngộ độc thai nghén sinh ra bại
liệt, bệnh tim, thiểu năng trí tuệ và mắc một số bệnh gây nên.
- Do tác nhân môi trường gây nên ô nhiễm môi trường, không khí đậm đặc
của các nhà máy thải ra ... dẫn đến ung thư, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và các chất
hóa chất do con người sử dụng bừa bãi.
- Do tai nạn: giao thông, thiên tai, tai nạn lao động.
- Bị bệnh do nguyên nhân khác gây ra như: nghèo, suy dinh dưỡng, béo
phì.....

Phân loại NKT
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp,
trao đổi thông tin bằng lời nói.
- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình
thường.


- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất
thường.
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu
hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc.
- Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến
cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các
trường hợp được quy định các dạng khuyết tật trên.
1.3.

Vai trò chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật

- Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của người khuyết tật, đồng thời tạo cơ hội
việc làm cho người khuyết tật, từ đó góp phần bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ người
khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng, tham gia bình đẳng vào các hoạt
động xã hội.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật từ đó, hướng đến giảm tỷ lệ thất
nghiệp chung

- Tạo điều kiện để NKT được lao động, làm việc 1 cách bình đẳng
- Tạo tiền đề để NKT có sự tự tin, bỏ qua sự bi quan, tự ti của bản thân
- giúp ổn định cuộc sống của người khuyết tật, và còn góp phần khẳng định
giá trị của họ đối với gia đình, xã hội
- Giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện
các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết
để hỗ trợ NKT, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ
một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các
hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội.
2. Thực Trạng Chính Sách Việc Làm Cho Lao Động Là Người

Khuyết Tật Ở Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Thực trạng NKT Ở Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1.
Đặc điểm người khuyết tật

Về số lượng
( Xem phụ lục 1)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số lao động NKT ở các xã và thị trấn của huyện Phú
Lộc năm 2016, năm 2016 toàn huyện có khoảng 606 người khuyết tật trong độ tuổi
lao động, trong đó có tới 258 người có khả năng lao động Phú Lộc là huyện có lực


lượng LĐ NKT( lao động người khuyết tật)khá đông, xã lộc an có nhiều LĐ NKT
nhất (31 người) chiếm 12,02 % lực lượng lao động người khuyết tật của huyện, xã
Vinh Hiền và Vinh Mỹ có ít LĐ NKT nhất, số lượng LĐ NKT ở huyện phú lộc
tương đối lớn đã tạo nên sức ép về giải quyết việc làm cho NKT ở huyện.

Về độ tuổi:
NKT trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động là nguồn nhân lực quan

trọng, là vốn quý giá của quốc gia, cần phải được sử dụng một cách tối ưu, tránh
lãng phí nguồn lực của xã hội và giảm bớt gánh nặng, sức ép cho những gia đình
có NKT
(Xem phụ lục 2)
Theo số liệu điều tra của 100 NKT, trong đó tuổi từ 16 – 19 tuổi có số lượng lao
động khuyết tật tương đối nhiều, có tới 32 người chiếm 32% số người khuyết tật
được điều tra.

Về trình độ học vấn
(Xem phụ lục 3)
Theo kết quả điều tra của phòng LĐ,TB –XH của huyện Phú Lộc vào tháng
6/2017, điều tra 100 năm, nữ thì số lượng LĐ NKT mù chữ vẫn còn cao, trong 100
người được điều tra có tới 25 người thất học, chiếm 22% tổng số 100 người khuyết
tật. số LĐ NKT có trình độ tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 34%, song vẫn
còn thấp so với mặt bằng LĐ chung, điều đó cho thấy trình độ lao động người
khuyết tật của huyện phú lộc còn thấp, gây khó khăn trong việc tiếp thu các ứng
dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, làm năng suấ, chất lượng và thu nhập của
người khuyết tật thấp, đây là những con số rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu
cầu lao động hiện nay.
2.1.2.
Việc làm của người khuyết tật
( Xem phụ lục 4)
Qua số liệu trên cho thấy, có 37/100 lao động người khuyết tật chưa tìm được
việc làm chiếm 37%, điều này cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của người khuyết tật
đang còn cao, đây là một thực tế đang buồn, hầu hết lao động người khuyết tật
chưa tìm được việc làm hoặc chỉ làm những công việc tạm thời, không ổn định.
Nguyên nhân lao động người khuyết tật chưa có việc làm:
( Xem phụ lục 5)
Qua điều tra 100 lao động người khuyết tật ở huyện phú lộc, có 63/100 người có
việc làm và 37 người chưa có việc làm. Nguyên nhân chủ yếu khiến lao động

người khuyết tật thất nghiệp là do không có trình độ, bằng cấp(chiếm đến 45,95%).


2.2. Thực trạng chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật tại Ở
Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1.
Chính sách nhà nước về lao động khuyết tật
Hệ thống các chính sách về việc làm đối với người khuyết tật hiện nay, bao gồm:
- Luật người khuyết tật; một số điều của Bộ Luật Lao động
- Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm
1995
- Thông tư liên tịch số 19 /2005/TT LT/BLĐTBXH – BTC – BKHĐT của liên
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995
- Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004.
Ngoài các văn bản trên, người khuyết tật còn là đối tượng ưu tiên trong trong
thực hiện các chính sách có liên quan khác như:
- Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách tín dụng học sinh, sinh viên
- Quyết định số 1956/2007/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án " Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".
2.2.2.
Chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật tại Ở Huyện
Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế


Tổ chức bộ máy thực thi chính sách

Hàng năm nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về NKT cũng như

các chính sách việc làm cho người khuyết tật
Ngân sách nhà nước bố trí từ dự toán chi tiêu thường xuyên hàng năm của các
bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương, các chương trình mục tiêu quốc
gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của đề án
theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước
Ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, bộ máy thực hiện chinh sách việc làm
cho người khuyết tật được lấy từ ngân sách địa phương, mở thêm những lớp dạy
nghề, hỗ trợ kinh phí cho người khuyết tật, phân phối tới các phòng, hội, cụ thể là:
+ Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội: phụ trách triển khai kế hoạch, cùng
phối hợp với các hội đồng thành viên của các xã thị trấn để kịp giải quyết kịp thời
chế độ về việc làm cho người khuyết tật.
+ Hội người khuyết tật huyện Phú Lộc: là cơ quan quản lý, theo dõi, nắm bắt
thường xuyên tình hình về số lượng, hoạt động, đời sống vật chất, tinh thần, tình


hình việc làm, thu nhập của NKT, để kịp thời chỉ đạo, kháo sát và giúp đỡ gia đình
cũng như bản thân NKT

Tổ chức và các điều kiện thực thi chính sách
Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động người khuyết tật ở huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thứ nhất, chính sách đối với LĐ NKT học nghề
Thực hiện tốt các chinh sách đào tạo nghề cho NKT theo quy định của luật NKT,
huyện Phú Lộc đã đưa ra một số chính sách đối với người lao động khuyết tật học
nghề như sau:
+ LĐ NKT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ chi phí học nghề
ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu
đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn với mức 15.00 đồng/ngày/người, hỗ trợ tiền đi
lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000
đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

+ LĐ NKT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối
với học sinh, sinh viên.
+ LĐ NKT sau khi học nghề được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh
doanh từ ngân hàng chính sách xã hội. điều kiện, thời hạn và mức vay thực hiện
theo định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm
+ LĐ NKT được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công
nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do NKT làm ra
- Thứ 2, về chính sách khuyến khích tuyển dụng người khuyết tật vào làm
việc
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số LĐ trở lên là người khuyết tật,
được hưởng các ưu đãi sau:
+ Được hỗ trợ kinh phí, cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho
người khuyết tật theo quy định của bộ lao động thương binh và xã hội.
+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ ngân
hàng chính sách xã hội
+ Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật, miễn
thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh đối với cơ sỡ sản xuất kinh doanh sử dụng 70% là người khuyết
tật trở lên.

Tổ chức đối tượng thực thi chính sách
 Hoạt động của phòng LĐ, TB&XH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tập huấn nội dung quy
định về xác định mức độ khuyết tật cho các thành viên hội đồng của các xã, thị
trấn.
- Phối hơp với các đoàn thể, UBND các xã, thị trấn thông báo rộng rãi trên
các phương tiện truyền thông để NKT có nhu cầu thủ tục xin xác định dạng tật và

mức độ khuyết tật của người khuyết tật
- Tổ chức tiếp nhận, thụ lý và tham mưu UBND huyện giải quyết chế độ cho
người khuyết tật
- Giải quyết kinh phí chi trả hàng tháng và thực hiện các chế độ cho người
khuyết tật
 Hoạt động của hội người khuyết tật
Hội người khuyết tật của huyện Phú Lộc là cơ quan quản lý, theo dõi, nắm bắt
thường xuyên tình hình về số lượng, hoạt động, đời sống vật chất, tinh thần, tình
hình việc làm, thu nhập của người khuyết tật, để kịp thời chỉ đạo, khảo sát và giúp
đỡ gia đình cũng như bản thân người khuyết tật.
 Hoạt động của hội người mù
Hội người mù huyện Phú Lộc đến nay đã thành lập được 19 năm với 4 nhiệm
kỳ, hội hoạt động chủ yếu theo ngành dọc, chia làm hai mảng sản xuất: sản xuất
trực tiêps và gián tiếp, để nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận
lợi của người mù, giúp họ hòa nhập với cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Về cơ sở sản xuất tập trung: Duy trì phát triển cơ sở sản xuất tăm tre, chổi
đót, hương trầm giải quyết và thu hút nhiều người mù trong độ tuổi lao động có
việc làm thường xuyên 10 tháng/năm, thu nhập bình quân 600.000 đồng –
7.000.000 đồng/người/tháng, tiếp cận thị trường tiêu thụ, thay đổi mẫu mã đảm bảo
chất lượng đến với người tiêu dùng.
+ Về công tác chăm sóc: Ban chấp hành hội người mù trực tiếp làm việc với
phòng LĐ,TB&XH huyện Phú Lộc để 22 người mù còn lại được hưởng chế độ bảo
trợ xã hội theo quy định nhà nước. Tổ chức viếng thăm, tặng quà cho da đình thuộc
diện chính sách nhân ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27/7.
 Hoạt động của cơ sở bảo trợ nước ngọt
Cơ sở bảo trợ nước ngọt là một tổ chức công giáo, được thành lập từ năm 1927,
hiện nay tại cơ sở đã chăm sóc, nuôi dạy 68 em khuyết tật và 222 người được tư
vấn, hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng với đội ngũ 21 cộng tác viên tại cộng đồng,
hoạt động tại 16 thôn của hai xã Lộc Thủy và Lộc Tiến.



Cơ sở xác định rõ trẻ em Khuyết Tật cũng là một lực lượng lao động quan
trọng trong tương lai, vì vậy giáo dục, dạy chữ là một giải pháp giúp trẻ em khuyết
tật có thể hòa mình với cuộc sống, tăng thêm kiến thức và cơ hội cho bản thân
2.2.3.
Tình hình thực tế triển khai chính sách việc làm cho lao động là
người khuyết tật ở Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Với sự chủ động, tích cực của gia đình và bản thân NKT và sự nỗ lực hoạt động
của các cấp, các ngành, cách chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật,
các tốt chức đoàn thể xã hội trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực để thực
hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong giai đôạn từ năm
2009 – 2015 ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu
đáng mong đợi
Người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được đảm bảo đầy
đủ các lợi ích được pháp luật quy định: được tham gia bình đẳng vào các hoạt động
xã hội, được sống độc lập, tự chủ quyết định những vấn đề đến cuộc sống của
chính bản thân, được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã
hội, được chăm sóc sưc khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề. Được
tiếp cận cộng đồng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa,
thể thao, du lịch.
Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật đã có nhiều chuyển biến
tích cực, số việc làm mới và số người khuyết tật có việc làm ngày càng tăng. Đến
nay, số người có việc làm có xu hướng tăng hơn so với những năm trước, số người
có việc làm ổn định chiếm 40% số người có việc làm. Ngành nghề việc làm của
người khuyết tật cũng có nhiều thay đổi, không chỉ giới hạn ở những việc làm đơn
giản, truyền thống của NKT mà hiện nay các ngành nghề của NKT đã đa dạng và
phong phú hơn. Từ những công việc gói tăm, làm hương trầm, bán vé số đã có
nhiều người khuyết tật vượt lên hoàn cảnh của bản thân, tìm kiếm việc làm tăng
thu nhập như: chăn nuôi, buốn bán, trồng nấm, làm chổi đót, làm massage thậm chí
có 6 NKT làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân.

Trình độ văn hòa của NKT ngày càng được nâng cao. Nếu trước đây, NKT ít
được tới trường, chỉ được nuôi dạy ở gia đình, tỷ lệ mù chữ chiếm 40% thì hiện
nay, tỷ lệ mù chữ giảm còn 25% có tới 22% NKT học hết tiểu học, 19% học hết
trung học cơ sở, 34% học hết trung học phổ thông.
Cho đến nay, thu nhập của người lao động khuyết tật đã từng bước được cải
thiện, với mức thu nhập trước đây bèo bọt từ 500.000 -700.000 đồng/tháng thì hiện


nay thu nhập của người lao động khuyết tật đã lên mức từ 2.000.000 – 3000.000
đồng/tháng, vì vậy họ có thể đảm bảo hơn về đời sống vật chất cũng như đời sống
tinh thần của mình.
2.3. đánh giá
2.3.1.
thành tựu
Theo quy định hiện hành, các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được ưu tiên
cấp địa điểm thuận lợi, được hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế,
được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề khác, khi nhận
NKT vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề thì sẽ được ưu tiên đầu tư, bảo
đảm định mức kinh phí đào tạo... Nhờ đó, số cơ sở dạy nghề ở nước ta đã tăng
cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo. Tính đến nay, cả nước có trên
1.000 cơ sở tham gia dạy nghề cho NKT. NKT tham gia học nghề được xem xét
cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn, giảm học phí căn cứ vào mức độ
khuyết tật và mức suy giảm khả năng lao động.
- Ngoài các chính sách hỗ trợ nêu trên, Nhà nước đã có nhiều biện pháp xúc
tiến việc làm cho NKT như ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng lao động là NKT, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT,
thành lập quỹ quốc gia về việc làm. Đặc biệt, từ năm 2006, ngành Lao động Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, trong đó có
khu vực dành riêng cho NKT với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cơ sở dạy
nghề. Do vậy, NKT có nhiều cơ hội việc làm hơn, số lượng người có việc làm đã
tăng lên hằng năm.

- NKT ở những xã xây dựng nông thôn mới được tạo cơ hội thoát nghèo, cải
thiện điều kiện sống thông qua các chương trình xây nhà, công trình vệ sinh;
tặng vật nuôi hay các chương trình hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật,
kỹ năng làm kinh tế…
2.3.2.
hạn chế
- Một số chính sách còn chưa có hiệu quả cao, còn mang nặng tính từ thiện
nên chưa khuyến khích được nhiều các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở nhận
nuôi dưỡng và dạy nghề cho người khuyết tật.
- Việc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật trong thời gian qua
chỉ mới chú trọng đến khía cạnh đầu vào đó là đào tạo nghề, hỗ trợ cho NKT
vay vốn, cấp phương tiện đi lại cho NKT như xe lăn, tuy nhiên về khía cạnh đâu
ra chưa được đảm bảo. Sản phẩm do các NKT tạo ra còn gặp nhiều khó khăn
trong việc tiêu thụ bởi đa số các mặt hàng này đều là hàng thủ công, mẫu mã còn


đơn giản, số lượng không nhiều và mức sản xuất cũng không đảm bảo nên ít
cạnh tranh được trên thị trường, sản phẩm mà NKT tạo ra chủ yếu được tiêu thụ
ở thị trường nhân đạo như trường học, nơi công cộng..
- Thông tin tư vấn việc làm hiện nay cho NKT vẫn còn thiếu và chưa kịp thời.
chưa có cổng thông tin việc làm đặc thù cho NKT.
- Chất lượng lao động người khuyết tật có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng
- Việc chi ngân sách để thực hiện giải quyết việc làm cho người lao đông
khuyết tật trên địa bàn huyện vẫn chưa được thực hiện một cách rõ ràng, minh
bật, nhiều người khuyết tật chưa hưởng được quyền lợi mà họ đáng được nhận
- Vẫn chưa xây dựng được một cơ sở đào tạo nghề riêng cho NKT nên chưa
đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm của người khuyết tật, một số cơ sở tạo việc làm
vẫn đang còn thiếu cơ sỏ vật chất, thiếu trang thiết bị để sản xuất nên chỉ có thể
nhận số lượng học viên rất hạn chế. Số lượng người khuyết tật chưa qua đào tạo

chiếm số lượng lớn, trình độ học vấn vẫn còn thấp. số người khuyết tật sau khi
qua đào tạo nghề chưa có việc làm vẫn còn cao, đây là một trong những thất
thức lớn đối với nhà quản lý, người thực hiện cách chính sách giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật.
- Việc cấp vốn cho người khuyết tật phát triển sản xuất, kinh doanh còn gặp
nhiều khó khăn. Các thủ tục vay vốn còn nhiều rờm rà, gây khó khăn cho những
người khuyết tật khi đi vay vốn.
- Bản thân người khuyết tật chưa tiếp cận được các chính sách, các quyền lợi
liên quan đến mình, những quyền lợi mình được hưởng.

3. Một số giải pháp
Những chính sách về giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã tác động tích cực và đem lại hiểu quả cao trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động khuyết tật của huyện, tuy nhiên vẫn còn một số
tồn tại cần có phương hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục, đẩy mạnh hơn nữa
việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong thời gian tiếp theo. Sau đây là
một số đề xuất của bản thân em, đối với việc thực hiện các chính sách giải quyết
việc làm cho người lao động khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Huyên Phú Lộc trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương, đồng thời tìm kiếm
vận động các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong nước và


tổ chức quốc tế để đầu tư, xây dựng thêm trường học, trung tâm đào tạo nghề cho
NKT, nâng cao trình độc và đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc
- Xây dựng thêm các tổ chức giới thiệu việc làm để tư vấn học nghề, giới
thiệu việc làm cho NKT.
- Tiếp tục tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế cho những tập
trung tâm dạy nghề và tạo việc làm hiện có ở địa phương để những trung tâm này
có điều kiện được nâng cao chất lượng đào tạo, giúp những NKT sau khi được đào
tạo có năng lực đáp ứng được yêu cầu của công việc và có thể tìm kiếm được việc

làm.
- Tăng cường những chính sách khuyên khích, hỗ trợ những NKT tham gia
vào lớp học văn hóa, học nghề cùng với những người bình thường để một mặt nâng
cao trình độ, mặt khác là giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, tránh tự ti
về bản thân
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để mọi người có những cách nhìn nhận
đúng về người khuyết tật, đồng thời khuyến khích, động viên để mỗi các nhân
NKT ý thức được việc cần thiết phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, tay
nghề mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện nay
- Đưa ra các tấm gương tiêu biểu về những người khuyết tật thành công trong
sự nghiệp, cuốc sống để động viên tình thần người khuyết tật, cũng như giúp xã hội
tránh sự kì thị đối với người khuyết tật.

KẾT LUẬN
Với đề tài “chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật tại tỉnh
Hải Dương” trong giai đoạn hiện nay, bản thân em nhận thấy các chính sách việc
làm cho người lao động khuyết tật trên địa bàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận, làm số lượng người khuyết tật có việc làm tăng lên hơn so với thời gian
trước,các chính sách đã có những tác động tích cực đến đời sống vật chất cũng
như tinh thần của NKT, người khuyết tật ngày càng được quan tâm hơn, được tạo


điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm, được đảm bảo công bằng
lao động. các chính sách xã hội, chế độ xã hội đã tạo cho NKT ở tỉnh Hải Dương
được đảm bảo đầy đủ các lợi ích mà pháp luật quy định.
Điều quan trọng nhất là NKT đã từng bước tích cực chủ động hòa nhập với cộng
đồng, xóa đi những mặc cảm của bản thân, chủ động tham gia vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh như những người bình thường khác. Đây là một trong những
thành tựu quan trọng của các chính sách xã hội, các chính sách giải quyết việc
làm cho người lao động khuyết tật tại tỉnh hải dương.

Bên cạnh những thành quả trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật,
thì các chính sách vẫn cồn cồng kềnh về mặt hành chính, mặt thủ tục, nhiều chính
sách chưa phát huy được đầy đủ tác dụng và hiệu quả. Số người được đào tạo
nghề vẫn còn thấp, trình độ văn hóa của NKT ở tỉnh Hải Dương còn rất nhiều hạn
chế, những điều này cần được khắc phục trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật người khuyết tật, Hà Nội, năm 2010
2.
Luật lao động năm 2015 và các văn bản hưỡng dẫn thi hành
3.
Bài giảng môn quản lý nhà nước về lao động , thạc sỹ Bùi Thị Huế
4.
Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020
5.
Báo chí:
- Báo người lao động
- Báo điện tử của Tỉnh Hải Dương
6.
Sở lao động thương binh- xã hội tỉnh Hải Dương
7.
Một số trang web
- soldtbxh.haiduong.gov.vn/
8.
/>

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Bảng 2.1: số lượng NKT trên toàn huyện Phú Lộc năm 2016

STT

ĐƠN VỊ

SỐ NKT

STT

ĐƠN VỊ

SỐ
NKT

1

Xã Lộc Bồn

18

10

Xã Lộc Thủy

27

2

Xã Lộc Sơn

13


11

Xã Lộc Tiến

9

3

Xã Lộc An

31

12

Xã Lộc Vĩnh

9

4

Xã Lộc Điền

26

13

TT Lăng Cô

12


5

Xã Lộc Hòa

10

14

Xã Vĩnh Hiền

6

6

Xã Xuân Lộc

7

15

Xã Vinh Hải

11

7

TT Phú Lộc

14


16

Xã Vinh

9

Giang
8

Xã Lộc Trì

23

17

Xã Vinh Mỹ

6

9

Xã Lộc Bình

18

18

Xã Vinh Hưng


9


Tổng số lao động người khuyết tật là 258 người
( nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Phú Lộc năm 2016)
Phụ lục 2:
Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động NKT năm 2017
Nhóm tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ phần trăm

(%)
Từ 16 tuổi - dưới 19 tuổi 32
32
Từ 20 tuổi – dưới 24 tuổi 13
13
Từ 25 tuổi – dưới 30 tuổi 19
19
Từ 31 tuổi – 60 tuổi
36
36
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc
vào 6 tháng đầu năm 2017, mẫu 100 người)
Phụ lục 3:
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của NKT huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trình độ học vấn
Số lượng(người)
Tỷ lệ(%)
Mù chữ
25
25
Tiểu học
22
22
Trung học cơ sở
19
19
Trung học phổ thông
34
34
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc vào 6
tháng đầu năm 2017, mẫu 100 người).
Phụ lục 4:
Bảng 2.4. Tình trạng việc làm của LĐ người khuyết tật tại huyện Phú Lộc
năm 2017
Tình trạng
Không có việc làm
Có việc làm tạm thời
Có việc làm không ổn

Số lượng( người)
37

43
20

Tỷ lệ (%)
37
43
20


định
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc
vào 6 tháng đầu năm 2017, mẫu 100 người)
Phụ lục 5:
Bảng 2.5. Nguyên nhân người lao động khuyết tật chưa có việc làm
Nguyên nhân thất nghiệp
Tình trạng sức khỏe không đảm bảo
Không có bằng cấp, trình độ
Không có vốn để làm ăn
Bị công ty, doanh nghiệp từ chối hồ

Số lượng(người)
5
17
11
4

Tỷ lệ (%)

13,51
45,95
29,73
10,08


Tổng
37
100,0
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc
vào 6 tháng đầu năm 2017, mẫu 100 người).



×