Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

TÌNH HÌNH sản XUẤT và TIÊU THỤ CHÈ búp tươi của các hộ NÔNG dân TRÊN địa bàn HUYỆN mộc CHÂU TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.79 KB, 75 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG

iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ

v

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2

1.2.1

MỤC TIÊU CHUNG..................................................................................2


1.2.2

MỤC TIÊU CỤ THỂ..................................................................................2

1.2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................2

1.2.1

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................2

1.2.2

PHẠM VI KHÔNG GIAN...........................................................................2

1.2.3

PHẠM VI THỜI GIAN...............................................................................3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

4

2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................4

2.1.1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM........................4

2.1.2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHÈ....................................................................23

2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................28

2.2.1

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.......................................................28

2.2.2

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................29

2.2.3

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU......................................................29

2.2.4

HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU................................................30

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

i


33


3.1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................33

3.1.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...........................................................................33

3.1.2

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN MỘC CHÂU.........34

3.1.3

KHÁI

QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI CỦA HUYỆN

MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA...................................................................38
3.2

TÌNH

HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ BÚP TƯƠI TẠI HUYỆN

MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA...................................................................39

3.2.1

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA.............................................39

3.2.2

TÌNH

HÌNH SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI CỦA CÁC HỘ DÂN HUYỆN

MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA...................................................................41
3.2.3

TÌNH

HÌNH TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN

MỘC CHÂU,

TỈNH

SƠN LA

.............................................................................................................49
3.2.4

ĐÁNH

GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI VÀ MỘT SỐ GIẢI


PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ BÚP TƯƠI .........................54

3.2.4.1 ĐÁNH

GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SỰ PHÁT

TRIỂN CHÈ Ở HUYỆN

3.3

MỘT

MỘC CHÂU.........................................................54

SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

CHÈ BÚP TƯƠI.......................................................................................57

3.3.1

BIỆN

PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHÈ

.............................................................................................................57
3.3.2

MỞ RỘNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG...................................................59

3.3.3


CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH............................................................................60

3.3.4

CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN..............................................60

3.3.5

TĂNG

CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT CHÈ

.............................................................................................................60
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
4.1

KẾT LUẬN............................................................................................62

4.2

KIẾN NGHỊ............................................................................................63

ii


TÀI LIỆU THAM KHẢO

64


iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích đất sử dụng của huyện qua 3 năm 2013 – 2015.............35
Bảng 3.2 Tình hình chung của các hộ dân sản xuất chè búp tươi của
huyện năm 2015............................................................................40
Bảng 3.3 Thông tin về diện tích trồng và các giống chè..............................42
Bảng 3.4 Bón phân cho chè KTCB..............................................................45
Bảng 3.5 Bón phân cho chè sản xuất............................................................45
Bảng 3.6 Chi phí trồng chè của hộ cho 1ha chè/năm 2015..........................47
Bảng 3.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chè búp tươi bình
quân cho 1 ha chè/năm 2015.........................................................48
Bảng 3.8 Biến động giá chè của hoạt động thu mua của các hộ nông
dân ở huyện Mộc Châu qua 3 năm................................................50
Bảng 3.9 Kết quả tiêu thụ chè búp tại các hộ nông dân điều tra năm 2015
.......................................................................................................50
Bảng 3.10 Tỷ lệ về phương thức thanh toán và ký hợp đồng của các hộ
nông dân........................................................................................51
Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chècủa người dân
huyện Mộc Châu...........................................................................56

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối hàng tiêu dùng.....................................................11
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ biện pháp canh tác chè........................................................21

Sơ đồ 3.1 Nguồn cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ cho hộ nông dân
.......................................................................................................52
Sơ đồ 3.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm của địa bàn huyện...................................53

v


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.
Ngành chè là một trong những ngành quan trọng trong nông nghiệp còn góp
phần lớn trong xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ. Cây chè là cây trồng có nguồn
gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí
hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây chè
đã được trồng khá xa với nguyên sản của nó.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho
năng suất và sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm
cũng như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du
và miền núi. Sơn La là một tỉnh miền Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi trong
phát triển trồng chè. Và hiện nay diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng
và đang có nhiều dự án phát triển trồng chè ở nhiều huyện. Việc trồng chè đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm qua góp phần tăng thêm thu
nhập cho người nông dân đặc biệt là góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao
đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đời sống người dân miền núi được cải thiện rõ dệt nhờ nghành trồng
chè trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong khi, chè có giá trị và thu nhập ngày càng
cao nhưng một số năm gần đây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn được

chú ý. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ chè còn nhiều khó khăn, ngày nay chè không
những được chú trọng tiêu thụ trong nước mà còn được chú ý hơn khi xuất
khẩu ra nước ngoài.

1


Để hiểu rõ được tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước nói
chung và địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ BÚP TƯƠI CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích mà đề tài hướng đến là đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ
của cây chè của các hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu. Từ đó đưa ra định
hướng và một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tình hình sản xuất và tiêu
thụ chè trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ chè

búp tươi của hộ nông dân.
- Phân tích thực trạng của tình hình sản xuất và tiêu thụ chè búp tươi
của các hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ
chè cho các hộ nông dân trong huyện trong thời gian tới.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ trên

địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.3. Phạm vi thời gian

2


Đề tài được thực hiện từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 30 tháng 05 năm
2016.
Thời gian thực hiện đề tài: từ 29/01/2016 – 30/05/2016

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Lý luận về sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội
loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản
thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với
nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Theo Ph.Ăngghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã
hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại
sản xuất” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, t.34, tr.241).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài

nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ (đầu
ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử
dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng
một hàm sản xuất:
Q = f(X1,X2…Xn)
Trong đó:
Q: số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1,X2…Xn lượng của một yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm:
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất
định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của

4


khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc
vô hình.
Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng
đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng không thì tổng sản phẩm là
lớn nhất.
Sản phẩm bình quân của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng sản
phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có sản phẩm bình quân. Khi
một yếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào
khác không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
b. Phân loại sản xuất
Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác
biệt về kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật,
trình độ tổ chức sản xuất, về tính chất sản phẩm...
Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp quản trị

thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là cơ sở để
doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Cũng vì lý do
trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi thực hiện một dự án
quản trị sản xuất. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết
bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất
theo các đặc trưng sau đây:
- Số lượng sản phẩm sản xuất
-

Tổ chức các dòng sản xuất
Mối quan hệ với khách hàng
Kết cấu sản phẩm
Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm

 Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại
Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân
loại có tính chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có:

5


- Sản xuất đơn chiếc
- Sản xuất hàng khối
- Sản xuất hàng loạt
 Sản xuất đơn chiếc
Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng
loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại được sản
xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc
vài chiếc.
 Sản xuất hàng khối

Đây là loại hình sản xuất đối lập với loại hình sản xuất đơn chiếc, diễn ra
trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra ít thường chỉ
có một vài loại sản phẩm với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá trình
sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật
gia công sản phẩm cũng như nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
 Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) - Batch
Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn
chiếc và sản xuất hàng khối, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có số
chủng loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều nhưng khối lượng sản
xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể
được hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải
gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với
mỗi loại sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên
chúng mang tên "sản xuất hàng loạt".


Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất
Theo cách phân loại này chúng ta có ba dạng sản xuất chủ yếu sau đây:
- Sản xuất liên tục
- Sản xuất gián đoạn
- Sản xuất theo dự án
Trong thực tế còn có thể có các dạng sản xuất trung gian.

6


 Sản xuất liên tục (Flow shop)
Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và
xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó.
Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của

sản phẩm có tính chất thẳng dòng.
 Sản xuất gián đoạn (Job shop)
Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử
lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số
loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các
thiết bị vạn năng (máy tiện, máy phay). Việc lắp đặt thiết bị được thực hiện
theo các bộ phận chuyên môn hoá chức năng. Bộ phận chuyên môn hoá chức
năng là bộ phận ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức năng,
cùng nhiệm vụ (máy tiện, máy phay,...) dòng di chuyển của sản phẩm phụ
thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện.
 Sản xuất theo dự án
Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc
nhất (Ví dụ: đóng một bộ phim, đóng một con tàu, viết một cuốn sách,…) và
vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại. Nguyên tắc của tổ
chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối
hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao
nộp sản phẩm đúng thời hạn.
 Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng
Theo cách phân loại này chúng ta phân biệt hai dạng sản xuất chính sau:
- Sản xuất để dự trữ
- Sản xuất khi có yêu cầu (đặt hàng).
 Sản xuất để dự trữ
Sản xuất để dự trữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra khi:
- Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu.

7


Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia
công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Chu kỳ

thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu cho đến khi
yêu cầu đó được phục vụ (thoả mãn), nói một cách khác, từ khi khách hàng hỏi
mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương
mại, cần phải sản xuất trước (dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để
thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất ngay khi xuất hiện một yêu cầu.
 Sản xuất theo yêu cầu
Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện
những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh được sự
tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay
được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó giảm
được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được
giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy hãy lựa chọn hình thức sản
xuất này khi có thể.
2.1.1.2 Lý luận về tiêu thụ sản phẩm.
a. Một số khái niệm
 Khái niệm về sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý,
hóa học, sinh học... có thể quan sát được, dùng để thỏa mãn những nhu cầu cụ
thể của sản xuất hoặc đời sống.
Theo quan điểm marketing sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị
trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một
nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa
điểm, tổ chức và ý tưởng.
Theo đó, một sản phẩm được cấu thành và hình thành từ hai yếu tố cơ bản.
Yếu tố vật chất: những đặc tính vật lý, hóa học, hình học, kể cả

8


những đặc tính có tính bao gói với chức năng bảo quản hàng hóa.

Yếu tố phi vật chất: tên gọi, nhãn hiệu, biểu trưng, cách sử dụng,
cách thức nhận biết, dịch vụ, những thông tin về tập quán, thị hiếu, thói quen
tiêu dùng của khách hàng nỗ lực marketing phải hướng đến. Theo quan điểm
này, sản phẩm vừa là cái ”đã có”, vừa là cái ”đang và tiếp tục phát sinh” trong
trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay, người tiêu dùng hiện
đại khi mua một sản phẩm không những chú ý khía cạnh vật chất mà còn
quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất, khia cạnh hữu hình và cả yếu tố vô
hình của sản phẩm.
 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, thông
qua quá trình này, sản phẩm hàng hoá được chuyển từ trạng thái hiện vật sang
trạng thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.
Và qua đó giá trị, giá trị sử dụng và tính hữu ích của sản phẩm hàng hoá được
xác định cụ thể. Qua giai đoạn này, doanh nghiệp đánh giá được kết quả sản
xuất kinh doanh của mình. Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất
quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường. Đây
cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra giải pháp khắc phục và định hướng cho
sự phát triển của mình.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Các chủ thể kinh tế tham gia: người mua và người bán.
- Đối tượng: sản phẩm hàng hoá và tiền tệ.
- Thị trường: nơi diễn ra trao đổi hàng hoá giữa người bán và người
mua.
b. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
- Giúp cho sản xuất thích ứng với thị trường. Quan điểm tiêu thụ sản
phẩm là phát hiện nhu cầu khách hàng, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.

9



- Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển: tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu
khách hàng được phát hiện, từ đó quyết định sản xuất trên cơ sở lợi thế so
sánh, lợi thế cạnh tranh, mở rộng sản xuất.
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội: thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh
nghiệp nắm bắt được xu thế tiêu dùng, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội và
số lượng chủng loại, chất lượng, thời gian và khả năng thanh toán.
- Giúp doanh nghiệp ra các quyết định có hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh. Tiêu thụ sản phẩm đã chỉ ra các nhà quản lý doanh nghiệp nên tác
động ở khâu nào, đầu tư vào sản phẩm nào có hiệu quả kinh tế.
c. Kênh tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh
nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình
đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một
nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc
dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ
có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ
người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng.
Các yếu tố cấu thành hệ thống phân phối
- Người sản xuất: đóng vai trò chủ thể của lưu thông hàng hóa và là
người đứng đầu kênh. Thành phần này quyết định chủng loại, mẫu mã, khối
lượng và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
- Giới trung gian: là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Thành phần này gồm các nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới.
Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất


Nhà sản xuất

- Người tiêu dùng cuối cùng: là thành phần đứng ở cuối kênh tiêu thụ.

Đây chính là đối tượng để người sản xuất và giới trung gian giao quyền sử
Đại lý

dụng và sở hữu hàng hóa.

Người bán lẻ
Người tiêu
dùng

Người tiêu
dùng

10

Nhà bán buôn

Nhà bán buôn

Người bán lẻ

Người bán lẻ

Người tiêu
dùng

Người tiêu

dùng


Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối hàng tiêu dùng
d. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai
khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm chấp nhận sản
phẩm thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì phát triển và mở rộng, ngược lại thì
ngành sản xuất đó sẽ dẫn đến phá sản.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm tác động mạnh đến sản xuất của doanh
nghiệp bới các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Thị
trường là đối tượng của sản xuất đồng thời nó cũng điều tiết sản xuất.
Chất lượng sản phẩm
Đó là những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những
thông số có thể đo được và có thể so sánh được. Để giữ vững và nâng cao uy
tín sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục thì bắt buộc
các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giá bán sản phẩm
Giá là số tiền biểu hiện giá trị của một sự chuyển đổi nào đó: giá mua

11


thể hiện sự chuyển đổi lúc đầu vào, giá bán thể hiện sự chuyển đổi lúc đầu ra.
Giá cả sản phẩm tiêu thụ là số tiền của đơn vị sản phẩm mà doanh
nghiệp mong muốn có thể nhận được từ người tiêu dùng sau khi đã trao quyền
sở hữu và sử dụng cho họ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc xác định
giá cả hợp lý cho sản phẩm để phù hợp với thị trường là điều vô cùng quan

trọng. Giá cả được xem như tín hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động của
thị trường. Khi giá cả biến động thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm cũng biến
động theo tùy theo mức độ của từng loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp định
giá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng hóa của đối thủ cạnh
tranh làm cho doanh nghiệp thua thiệt về khối lượng sản phẩm bán ra và lợi
nhuận thu được. Ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá thấp thì khối lượng sản
phẩm hàng hóa bán ra tuy có tăng nhưng không thu hồi được vốn để bù đắp
chi phí và sẽ bị thua lỗ. Do đó, chỉ có định giá đúng mới đảm bảo cho doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm và có lợi nhuận.
Cơ chế chính sách
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
chịu sự chi phối bởi các quy luật thị trường cung – cầu, giá cả… Song sự tác
động của Nhà nước tới thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả. Chính sách là những công cụ, biện pháp cụ thể
của Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, điều chỉnh và định hướng các
hoạt động kinh tế, hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, theo đúng mục
tiêu đã định trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Điều kiện tự nhiên
Ảnh hưởng của vị trí địa lý cũng như các yếu tố phát triển xã hội, và
huy động nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển gặp nhiều khó khăn
cả về chất và lượng. Vị trí địa lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc giao hàng, chi

12


phí vận chuyển lớn nếu các cơ sở sản xuất ở xa. Các sản phẩm đồ gỗ chịu sự
chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng to, mùa đông quá khô
nên hay bị nứt…
Tóm lại, việc tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi

mặt của nền kinh tế.
Trong sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động của tiêu thụ sản phẩm có
tác động rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá
trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chính nhờ tiêu thụ mà các cơ sở sản
xuất kinh doanh có thể thu hồi được các chi phí đã bỏ ra, thực hiện mục tiêu
lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả
của quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và
chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý nói chung
và bộ phận tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
Vai trò và mục đích của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình hết sức quan trọng đối với bản thân
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhưng ngày nay, mỗi doanh
nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đều gặp không ít khó khăn vì
đều bị chi phối bởi các qui luật thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Cho
nên hoạt động tiêu thụ phục thuộc rất nhiều vào thị trường, và doanh nghiệp
phải đặt vấn đề này lên hàng đầu. Đảm bảo công tác tiêu thụ sản phẩm thì
doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là bán được sản
phẩm xuất ra có doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Vì vậy, vai trò của hoạt động
tiêu thụ sản phẩm là gắn kết doanh nghiệp với thị trường và giúp doanh
nghiệp có khả năng tích luỹ tái sản xuất phát triển.
Mục đích của quá trình tiêu thụ là đảm bảo cho sự hoạt động nhịp
nhàng của quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Do

13


vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu, tạo nên
sự ổn định thị trường và xã hội. Qua đó nhận biết được nhu cầu thị trường và
doanh nghiệp có thể xây dựng một kế hoạch, chiến lược kinh tế để hoạt động

tiêu thụ sản phẩm ngày càng đạt hiệu quả cao.
2.1.1.3 Cơ sở lý luận về sản phẩm chè
a. Khái niệm về chè
 Chè là gì?
Từ xưa, “chè” là từ chỉ cây chè và các sản phẩm từ cây chè mà ra. Mọi
người đã quen với tên gọi Chè Thái Nguyên, Chè Lâm Đồng, Chè Phú Thọ.
Cũng từ “chè”, đồng âm, khác nghĩa còn để chỉ những thứ đồ ăn, uống hoặc
vừa uống vừa ăn. Đó là các loại chè ngọt được nấu bằng đường (hay các loại
mật mía, các loại đường khác nhau) nấu cùng với một số loại hạt, củ, quả…
Nói đến nước chè trong tiếng Việt, ta chỉ dành để nói cho các sản phẩm
uống làm từ lá chè, cành chè, nụ hoa chè mà thôi. Đấy là sản phẩm từ cây chè
(tên khoa học là Camellia sinensis). Có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á,
nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới… Chè xanh,
chè ô long và chè đen, tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến
ở các mức độ ôxi hóa khác nhau.
Chè là tên gọi thông dụng của các kiểu uống mang tính bình dân chế
biến từ cây chè, ví dụ chè xanh, chè mạn, chè tươi, chè búp, chè bạng, chè nụ,
chè hạt… Ngay cả tiếng rao xưa từ những người bán nước rong ngoài bến xe
bến tàu cũng là “Ai chè tươi nước vối đây! Nước vối nóng chè tươi nào!”
Như vậy từ chè là tên gọi phổ biến, từ nước chè, chè xanh, chè móc
câu, chè nụ, chè khô, chè tươi, chè đường… đều là những từ gọi dân gian để
nói về cây chè và các lọai đồ uống có gốc từ cây chè.(Nguồn: trang Trà xanh
Việt Nam vươn ra thế giới).
 Chè búp tươi
Chè búp tươi là nguyên liệu để chế biến chè xanh, chè đen, chè vàng,
chè ô long… gồm 1 tôm và 2 – 3 lá non. Tỷ lệ lá bánh tẻ nằm trong giới hạn

14



quy định.
(Nguồn: Theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 3219-79).

b. Đặc điểm kinh tế của kỹ thuật cây chè
Chè là một loại cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh tế tương đối
dài gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Chè là cây lâu năm
có hai chu kỳ phát triển: “Chu kỳ phát triển lớn, bao gồm suốt cả đời sống cây
chè từ khi hoa chè thụ phấn trên cây mẹ hình thành hạt và cây con, đến khi
cây già cỗi và chết đi”. Chu kỳ nhỏ bao gồm hai quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực, xảy ra trong một năm. Các mầm dinh dưỡng
phát triển thành búp, lá non tạo nên các đợt sinh trưởng, các mầm sinh thực
phát triển thành các nụ, hoa, quả chè”.
Mỗi ngành sản xuất đều có đặc điểm riêng đặc trưng, đối với cây chè
công nghiệp dài ngày có đời sống kinh tế vào khoảng 30 – 40 năm khả năng
sinh trưởng, phát triển và tuổi thọ của cây chè còn chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các điều kiện kỹ thuật trong từng khâu của quá trình sản xuất.
Thời gian cho sản phẩm của cây chè từ tháng 3 đến tháng 12 trong
năm, nhưng sản lượng lại tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 thông thường
chiếm 60% tổng sản lượng. Do vậy sản xuất chè có tính thời vụ tương đối cao
cần phải áp dụng biện pháp cơ giới hóa để nâng cao năng suất lao động đặc
biệt là trong khâu thu hái để đảm bảo tính thời vụ. Đặc biệt, chè mang nhiều
đặc tính:
 Tính thời vụ
Cũng như tất cả các loại nông sản khác thì cây chè cũng mang tính thời
vụ rõ ràng, có thời gian sinh trưởng theo mùa, thường thì cây chè cho thu
hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè cũng cho chúng ta thu hoạch.
Do vậy chúng ta cần nắm rõ các quy luật sản xuất mặt hàng chè. Làm tốt công
tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ thu hái là phải chuẩn bị đầy đủ lao
động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm.


15


 Tính khu vực
Cây chè không phải là cây trồng ở đâu cũng có thể sống và cho chất lượng tốt. Ở nước ta thì cây chè tập trung ở vùng núi phía Bắc và Trung Du,
chủ yếu là tập trung ở những vùng cao, và được trồng ở các nông trường do
chính nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu giao khoán của Tổng công ty chè
Việt Nam. Do đó, vấn đề đặt ra là việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức
thu mua, chế biến và vận chuyển phải phù hợp với đặc điểm này.
 Tính tươi sống
Cây chè là một loài thực vật nên cũng rất dễ bị hỏng, kém chất lượng,
tuỳ theo địa hình và khí hậu ở các nơi khác nhau mà cho chất lượng chè của
chúng ta cũng khác nhau, và ở nước ta thì chè được trồng ở Thái Nguyên có
chất lượng tương đối là tốt. Vì vậy khi chúng ta thu mua cần lưu ý khâu phân
loại, tốt nhất là chế biến ngay sau khi thu hoạch là tốt nhất.
 Tính không ổn định
Chè cũng giống như lúa và nhiều loại nông sản khác thường không ổn
định sản lượng lên xuống thất thường, vùng này được mùa thì vùng kia lại
mất mùa. Bởi thế cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khi khí hậu
không phù hợp với cây chè thì nó sẽ cho chất lượng kém và sản lượng không
cao như các năm mà thời tiết ủng hộ.
Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên. Do đặc điểm này
mà nước ta có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng cây
chè. Cũng do đặc điểm này thì yêu cầu đối với ngành chè cần phải có một
trình độ thâm canh thật tốt và phải phù hợp với điều kiện và khí hậu ở các
vùng cao này.
Ngành chè đòi hỏi phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt và hiện đại để có
thể đưa nước lên cao phù hợp với đặc điểm sinh sống của cây chè phục vụ
cho việc tưới tiêu thuận lợi nhất.


16


c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ che búp tươi
 Nhóm nhân tố tự nhiên
Trong nhóm nhân tố này thì đất đai là nhân tố quan trọng nhất, nó
quyết định chủ yếu tới năng suất cây trồng, các thông số cần quan tâm tới
như diện tích đất, chất lượng đất do độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo
quyết định. Khi người sản xuất tiến hành canh tác như bón phân, phun
thuốc trừ sâu bệnh thì các chất này sẽ ngấm vào đất, tùy thuộc đặc tính của
mỗi loại mà thời gian lưu đọng lâu hay ngắn, chúng ta phải đặc biệt chú ý
đến độ pH, hàm lượng NO +3 và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng
kim loại nặng trong đất vì nó ảnh hưởng lớn tới không chỉ năng suất mà cả
chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đất đai thì nguồn nước cũng là yếu tố
quan trọng tác động lớn tới năng suất, chất lượng chè, những tiêu chuẩn về
đất và nước. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, vị trí địa lý,
địa hình... cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất cây chè. Vì vậy, để
phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng thì
chúng ta cần nắm bắt được những quy luật tự nhiên và quy luật sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, thống nhất chúng với nhau, tận dụng
những thuận lợi và khắc phục những hạn chế do tự nhiên gây ra.
 Nhóm nhân tố thị trường
- Thị trường các yếu tố đầu vào
Thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, vốn, vật tư (giống,
phân bón, hóa chất, dịch vụ...). Thị trường các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng
trực tiếp đến cung sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất chè. Sự phát triển và
hoạt động hiệu quả của thị trường yếu tố đầu vào không những có thể đáp
ứng tốt nhu cầu đầu vào của sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung và
chè nói riêng về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm, mà còn cả
về phương diện giá cả góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thánh sản


17


phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của
sản phẩm chè trên thị trường.
- Thị trường đầu ra
Thị trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt
động sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất kinh doanh chè nói riêng.
Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Số lượng bao nhiêu? Là do thị trường
quyết định. Thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của
người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng ngày
càng đa dạng, phong phú. Không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm mà mọi
người ngày càng hướng tới việc ăn ngon mặc đẹp và các giá trị tinh thần
của sản phẩm. Vì vậy, để phát triển sản xuất chè, chúng ta không chỉ dừng
lại ở việc sản xuất ra những sản phẩm thô mà cần phải hướng tới việc chế
biến thành những sản phẩm đa dạng và có giá trị cao, đạt tính thẩm mỹ...
nâng cao giá trị cho sản phẩm chè, từ đó góp phần đảm bảo lợi ích cho
người sản xuất.
 Cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật bao gồm: hệ thống giao thông, thủy
lợi, điện, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, cơ sở chế biến, trung tâm
thương mại... tác động rất lớn đến sản xuất, chế biến, giao lưu hàng hóa nói
chung và chè nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật có phát
triển sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện thâm canh sản xuất chè, áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm, tăng cường
thông thương buôn bán hàng hóa, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Đồng
thời cho phép tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sản


18


phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
 Tiến bộ khoa học công nghệ
Trong thời đại của khoa học công nghệ, việc áp dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ vào trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm ngày
càng trở nên quan trọng, không những góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng tăng về số lượng và chất lượng mà còn góp phần tạo nên lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Công nghệ nhân giống chè
Công nghệ nhân giống chè ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất
lượng chè. Giống sản xuất ra phải đảm bảo sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật, đảm bảo các đặc tính di truyền rất tốt... thì mới cho phép cây chè đạt
năng suất cao, chất lượng tốt thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người
tiêu dùng.
- Công nghệ sản xuất chè
Công nghệ sản xuất chè bào gồm hệ thống quy trình sản xuất, các
biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Ngày nay công nghệ sản
xuất chè ngày càng được cải tiến và hoàn thiện góp phần tạo ra sản phẩm
có năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
chè. Tuy nhiên để áp dụng thành công các phương pháp đó, đòi hỏi người
nông dân phải không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kinh
nghiệm thực hành.
- Công nghệ bảo quản
Sản phẩm nông nghiệp nói chung và chè nói riêng là những cơ thể
sống, sau khi thu hoạch sẽ rất dễ bị hao hụt tổn thất. Sự hao hụt này là do
quá trình vật lý (chẳng hạn sự thoát hơi nước, sự sinh nhiệt); các quá trình
sinh lý (như sự hô hấp, sự chín) và quá trình thay đổi thành phẩn hóa chất)


19


xảy ra búp chề trong thu hoạch. Vì vậy công nghệ bảo quản sau thu hoạch
có vai trò đặc biệt trong nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh chè.
- Công nghệ chế biến sản phẩm
Công nghệ chế biến sản phẩm cho phép đa dạng hóa sản phẩm chè
phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, cho phép kéo dài thời gian
tiêu thụ, cho phép vận chuyển đi xa, nâng cao giá trị sản phẩm. Qua đó tác
động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho
ngành hàng này.
 Các phương pháp chế biến chè phổ biến hiện nay như chế biến sấy
khô, chế biến đóng hộp, chế biến nghiền (trà túi lọc).
d. Biện pháp canh tác chè
Công nghệ chế biến chè phải hiện đại đảm bảo được chất lượng chè
theo đúng tiêu chuẩn. Không giống như các mặt hàng nông sản khác như lúa,
bông…Chè cần phải có một quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách và
đúng kỹ thuật; nguyên liệu phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chè, lãng phí nguyên liệu.
Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt
đến làm đất, trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật. Điều này ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này, mà cây chè không giống như
nhiều cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thì vụ sau lại trồng lại, nhưng cây
chè thì có tuổi thọ cao thường vài chục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo
trồng tốt thì cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được
kéo dài.
Dưới đây là sơ đồ biện pháp canh tác chè cơ bản hiện nay đang được áp
dụng ở trên thế giới và Việt Nam:

20



×