Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

An ninh phi truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 37 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU

BÁO CÁO
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ NĂM 2016

Tên đề tài

Vấn đề an ninh phi truyền thống ở Liên minh Châu Âu
Một số vấn đề cơ sở lý luận

Hà Nội, 2016
Danh mục viết tắt
Hà Nội 2015


EU: Liên minh Châu Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ILO: Tổ chức lao động quốc tế
FAO: Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
UNDP: Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
ISIS: Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria

Mục lục


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài



An ninh luôn luôn là phạm trù mang tính sống còn đối với mọi quốc gia và
khu vực trên thế giới. Nếu như trước giai đoạn chiến tranh Lạnh, an ninh chủ yếu
mang nội hàm quân sự, quốc phòng và sử dụng vũ lực thì sau chiến tranh Lạnh,
vấn đề an ninh đã được mở rộng ra sang rất nhiều lĩnh vực mà phổ biến hiện nay
với tên gọi là an ninh phi truyền thống.
An ninh phi truyền thống ra đời trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định của các quốc gia và
khu vực trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, EU đang
phải đối mặt với hầu hết các vấn đề an ninh phi truyền thống như cạn kiệt tài
nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khủng bố, ma túy, tội phạm xuyên
quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế
quốc tế, tội phạm công nghệ cao…Tất cả các vấn đề này đều có thể tạo ra sự bất ổn
cho toàn khu vực bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, đối với quan hệ quốc tế, các vấn đề
an ninh phi truyền thống cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Việc nhận thức và giải
quyết đúng đắn các mối đe doạ an ninh phi truyền thống trong thời đại ngày nay có
ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hoà bình, ổn định và phát triển bền vững khu
vực EU mà còn có ý nghĩa quyết định tới tương lai sinh tồn của nhân loại. Đặc
biệt, sau hàng loạt các vụ khủng bố đang đã diễn ra ở Châu Âu hay cuộc khủng


hoảng nhập cư Châu Âu thì việc chú trọng tới an ninh phi truyền thống trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết.
Do đó, việc nghiên cứu an ninh phi truyền thống ở Liên minh Châu Âu có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề đặc biệt có ý
nghĩa đối với Việt Nam khi mà đất nước ta đang bước vào một thế giới toàn cầu
hóa hết sức mạnh mẽ. Với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mọi vấn đề an
ninh, hòa bình và phát triển của thế giới đều nhanh chóng tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp tới Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm của an ninh phi truyền
thống. Khi Việt Nam hội nhập vào một thế giới mà các vấn đề an ninh phi truyền

thống đang ngày càng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp như hiện nay thì
buộc chúng ta phải có nhận thức và phương hướng giải quyết vấn đề này một cách
đúng đắn để bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển cho đất nước cũng như bảo
đảm sự thành công trong quá trình hội nhập. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi chọn “
Vấn đề an ninh phi truyền thống ở Liên minh Châu Âu: Một số vấn đề cơ sở lý luận” làm
đề tài cơ sở 2016.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:
- Làm rõ cơ sở lý luận của an ninh phi truyền thống.
Mục tiêu cụ thể :
- Nêu lên lý thuyết về an ninh phi truyền thống (bao gồm khái niệm, nguồn
gốc, nội dung) và phân biệt nó với các khái niệm an ninh, an ninh truyền thống.
- Đưa ra một số quan điểm của Liên minh châu Âu về an ninh phi truyền
thống và tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hiện tới quan hệ
quốc tế ở Liên minh châu Âu hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước


- Đề tài cấp bộ (2006), Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác
động của nó đến quan hệ quốc tế hiện nay, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Hồ Châu,
Viện Quan hệ quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài làm rõ nội
dung của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mà Liên Hợp Quốc đã xác định,
phân tích tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tới quan hệ quốc
tế, đồng thời liên hệ tới Việt Nam trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống.
- PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng (2011), An ninh phi truyền thống – Vấn đề

mang tính toàn cầu, Viện khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Bộ quốc phòng.
Tác giả phân tích nội hàm của khái niệm an ninh truyền thống và phi truyền thống,
cho thấy rõ những sự khác biệt của các khái niệm này. Các vấn đề như cạn kiệt tài
nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh,
khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có
sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, do đó tác giả đề xuất các
biện pháp đối phó với các vấn đề này dựa trên nền tảng cơ bàn của sự hợp tác chặt
chẽ giữa các quốc gia trong từng vấn đề cụ thể.
- Hà Hồng Hải (2012), Giới thiệu một số khái niệm an ninh, Tạp chí Học
viện Ngoại giao, số 33, ra ngày 29/03/2012. Tác giả trình bày cô đọng và khái quát
về các khái niệm an ninh trên thế giới, bao gồm: An ninh tập thể, phòng thủ tập thể,
an ninh chung, cân bằng quyền lực, nhóm hòa hợp các cường quốc, an ninh toàn
diện, an ninh hợp tác và an ninh con người.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân (3/2013), Thúc đẩy hợp tác đối phó với các
thách thức an ninh phi truyền thống trên Biển Đông, Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92).
Bài viết này đề cập đến các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực Biển
Đông, đồng thời nêu ra các giải pháp hợp tác giữa quân đội, hải quân các nước


ASEAN và các nước đối tác, trong khuôn khổ cơ chế do Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN và các nước đối tác đề ra, góp phần thiết thực vào việc
giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực.
- Nguyễn Thị Tuất (2013), An ninh quốc gia, những vấn đề an ninh phi
truyền thống, nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày các vấn đề cơ
bản về an ninh kinh tế và an ninh tài chính tiền tệ, anh ninh chính trị - xã hội và các
vấn đề an ninh khác trong an ninh quốc gia.
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
- Anna Kicinger (2004), International migration as a non-traditional
security threat and the EU responses to this phenomenon (Di cư quốc tế như một
mối đe dọa an ninh phi truyền thống và câu trả lời của EU với hiện tượng này),

Trung Tâm nghiên cứu về di cư Ba Lan. Tác giả nghiên cứu các hiện tượng di cư
quốc tế trong điều kiện đe dọa tới an ninh ở châu Âu, đồng thời trình bày mối liên
kết giữa di cư và an ninh cũng như các biện pháp, chính sách nhằm chống lại các
hoạt động di cư bất hợp pháp, nạn buôn người và buôn lậu.
- Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, nhà
xuất bàn Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chủ đề cuốn sách gồm hai phần: một là toàn
cầu hoá, hai là an minh quốc tế. Tác giả căn cứ vào hình thức mới của chủ nghĩa bá
quyền phương Tây hoành hành trên thế giới để đi sâu theo dõi và giải thích, phân
tích những biến lượng bao hàm trong an ninh quốc tế ở thời đại toàn cầu hoá.
- Hans Günter Brauch (2011), Concepts of Security Threats, Challenges,
Vulnerabilities and Risks (Các khái niệm về đe dọa an ninh, thách thức, lỗ hổng và
rủi ro), nhà xuất bản Springer. Cuốn sách đề cập tới các khái niệm về an ninh ở
châu Âu từ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh cho tới nay. Kể từ sau chiến tranh Lạnh,
các vấn đề đe dọa an ninh phi quân sự ở châu Âu ngày càng gia tăng và đe dọa tới
an ninh của toàn khối, các vấn đề chủ yếu bao gồm an ninh mạng, lao động di cư,
nạn buôn người, buôn lậu…


- Divya Srikanth (2013), Non-traditional security threats in the 21st: review
(Tổng quan các mối đe dọa an ninh phi truyền thế kỉ 21), Viện Nghiên cứu quan hệ
quốc tế Rajaratnam, Singapore. Cuốn sách phân tích những thay đổi về phạm trù
an ninh từ những năm cuối thế kỉ 20, tới những năm đầu thế kỉ 21. Các mối đe dọa
an ninh không còn chỉ trong lĩnh vực quân sự nữa, nó đã mở rộng phạm vi sang
nhiều lĩnh vực khác và ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, kinh tế, chính trị của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, tác giả đã trình bày một bức tranh khái quát về
lịch sử, nguồn gốc, thực trạng của các vấn đề phi quân sự đang ngày càng gia tăng
trên thế giới.
- Frans-Paul van der, Putten Minke Meijnders, Jan Rood (2015), Deterrence
as a security concept against non-traditional threats, Viện Quan hệ quốc tế Hà
Lan. Cuốn sách tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên ở

châu Âu hiện nay bao gồm Khủng bố, các mối đe dọa về an ninh mạng, tội phạm
có tổ chức, các mối nguy cơ đe dọa về kinh tế. Các tác giả tập trung phân tích
nguyên nhân, thực trạng và đưa ra giải pháp cho các vấn đề nói trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số quan niệm của về an ninh phi tryền thống ở
Liên minh Châu Âu.
- Phạm vi nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến an ninh phi truyền thống
bao gồm khái niệm an ninh, an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống; nội
dung, nguồn gốc và tác động của an ninh phi truyền thống tới quan hệ quốc tế ở
Liên minh Châu Âu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản và mang tính truyền thống như duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa qua những tài liệu thứ cấp từ Liên minh châu Âu (EU) để làm sáng tỏ
các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài.


NỘI DUNG
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về an ninh phi truyền thống
Khái niệm an ninh, an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống
- Các khái niệm:
An ninh là một khái niệm cơ bản thường xuyên được sử dụng trong ngôn
1.

ngữ và thực tiễn chính trị quốc tế. An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi
con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại, đồng thời nó cũng là điều kiện đảm bảo
cơ bản và quan trọng số một cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Mỗi con người, xã
hội hay quốc gia trước hết cần được đảm bảo an ninh để có thể tiến hành các hoạt
động khác. Vậy an ninh là gì? Trước hết, tùy vào cách tiếp cận, quan điểm và nhận
thức giá trị khác nhau mà khái niệm an ninh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ chính trị quốc tế thì an ninh là khái
niệm dùng để chỉ trạng thái an toàn, không có hiểm nguy, không có bất cứ sự lo sợ,
uy hiếp hay đe dọa nào. Nội hàm khái niệm an ninh không chỉ giới hạn ở tình trạng
an toàn mà còn bao hàm cả những biện pháp để mang lại trạng thái an toàn đó. An
ninh là điều kiện để nhân loại tồn tại trong hòa bình và có trật tự. Nhà nước với tư
cách là chủ thể cơ bản đại diện quốc gia, nắm trong tay các công cụ sức mạnh và
thể chế chính là người lãnh trách nhiệm bảo đảm an ninh cho cư dân của mình, cho
quốc gia mình và cho chính bản thân quyền lực của mình. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ
an ninh cho cư dân và an ninh quốc gia trở thành ưu tiên hàng đầu đối với tất cả
các nhà nước trên thế giới.
An ninh, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn


trước các mối đe dọa. Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là
một khái niệm động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp
cận. Từ một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và
bạo lực, khái niệm an ninh với những kết nối mới đã mở ra những chiều kích xuất
phát từ nhiều lãnh vực khác nhau. Từ góc nhìn ban đầu tập trung vào Nhà nước
(với vai trò vừa là chủ thể, vừa là cấp độ phân tích) đã chuyển sang một “hình thái
an ninh” mới, với sự thay đổi về chủ thể lẫn khách thể, cũng như phạm vi hoạt
động và ảnh hưởng của những tác nhân mới này.
Trong thế kỷ 20, khái niệm “an ninh” trong chính trị quốc tế thường gắn liền
với bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai
và Chiến tranh Lạnh. Trong bối cảnh đó, an ninh được hiểu như khả năng của một
quốc gia có thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược vũ trang đến từ bên ngoài.
Khuynh hướng áp đảo trong lý thuyết quan hệ quốc tế đồng hóa an ninh với sự bảo
vệ hay đảm bảo chủ quyền của mỗi nước trước sự tấn công hay ảnh hưởng của các
nước khác. Nhà nước – người đại diện cao nhất cho đất nước bên ngoài – đóng vai
trò là người duy nhất sở hữu, bảo vệ và duy trì an ninh, thông qua sức mạnh quân
đội, hay liên minh quân sự với các đồng minh.

Chiến tranh Lạnh lùi vào quá khứ, thế giới bước vào kỷ nguyên toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế với những ưu tiên đa dạng hơn. Một mặt, khả năng xảy ra các
cuộc xâm lược hay xung đột vũ trang từ bên ngoài vẫn còn nhưng ngày càng suy
giảm, trong khi đó lại xuất hiện nhiều mối đe dọa từ các lãnh vực đời sống khác.
Từ những hiện thực đó đòi hỏi một cách tiếp cận khác trong nghiên cứu về an ninh.
Các học giả chia làm hai loại: an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Trong khi an ninh truyền thống chủ yếu nhấn mạnh về đe doạ quân sự và
bảo vệ quốc phòng, cùng với những biện pháp đảm bảo an ninh mà chính phủ quốc
gia cần làm để đương đầu trước các nguy cơ đó, thì giá trị cơ bản của an ninh phi


truyền thống xoay quanh tất cả vấn đề khác có khả năng trở thành một mối đe dọa
đối với cuộc sống của một quốc gia hay một cộng đồng.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế giới bước
vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu, đã và
đang mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình
hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an
ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Khái
niệm an ninh phi truyền thống ra đời trong bối cảnh đó và được sử dụng rộng rãi,
phổ biến trên nhiều diễn đàn quốc tế thảo luận về các vấn đề chính trị, an ninh,
quốc phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc
gia dân tộc, cũng như trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới, sau khi
diễn ra sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn đề an ninh
phi truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất. Một số nghiên cứu viện dẫn quan
niệm của Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống trong bảy lĩnh vực
chính: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính
trị. Có nghiên cứu quy vấn đề an ninh phi truyền thống vào năm lĩnh vực cơ bản:
kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa. Một quan điểm khác phân chia
các vấn đề an ninh phi truyền thống thành sáu nhóm chính: ô nhiễm môi trường,

tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh
truyền nhiễm và thảm họa địa chất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin lấy
quan niệm của Liên hợp quốc về an ninh phi truyền thống để phân tích.
- Phân biệt an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống:
+ Một là, khái niệm an ninh truyền thống có nội hàm hẹp hơn, nó chỉ là an
ninh quân sự hay quốc phòng, chủ yếu đề cập đến nối đe dọa về chính trị và quân
sự, còn an ninh phi truyền thống là một khái niệm rộng hơn, đa chiều, nó đề cập
một cách toàn diện đến mối đe dọa trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường


sinh thái. Thông thường nó bao gồm an ninh kinh tế, an ninh tài chính - tiền tệ, an
ninh tài nguyên thiên nhiên, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh môi
trường, an ninh ti học, an ninh sức khỏe...
+ Hai là, về đối tượng, an ninh truyền thống lấy nhà nước, lãnh thổ quốc gia
làm trung tâm của các mối quan tâm về an ninh. Chủ yếu là nói tới chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ. Ngược lại, an ninh phi truyền thống lấy con người là đối
tượng trung tâm, nó nhấn mạnh tới việc bảo đảm cho mỗi người dân và các cá
nhân trong cộng đồng có được an sinh và phát triển năng lực căn bản của mình.
+ Ba là, an ninh truyền thống nhấn mạnh sự đe dọa an ninh từ các quốc gia
khác, là quan hệ an ninh giữa các nhà nước mà ít quan tâm tói những mối đe dọa
an ninh trong biên giới quốc gia. Ngược lại, an ninh phi truyền thống bao hàm cả
an ninh bên trong lẫn an ninh bên ngoài, trong đó chủ yếu chú trọng tới những yếu
tố đe dọa an ninh từ bên trong.
+Bốn là, về nguồn gốc, theo Liên Hợp Quốc, các mối đe dọa an ninh truyền
thống xuất phát từ bốn nguồn gốc là mối đe dọa đến từ bản thân các quốc gia; mối
đe dọa từ các quốc gia khác; mối đe dọa đến từ các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc,
tôn giáo và mối đe dọa đến từ các nhóm, tổ chức và các cá nhân tội phạm. Trong
khi đó, nguồn gốc của an ninh phi truyền thống mang đậm yếu tố phi chính phủ.
+ Năm là, về biện pháp thực hiện, an ninh phi truyền thống sử dụng các sức
mạnh vũ trang, quân sự, chiến tranh để giải quyết. Còn an ninh phi truyền thống

chủ yếu sử dụng các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn
định bên trong, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển con người và thực hiện an sinh
xã hội.
Tuy nhiên trong tình hình thế giới hiện nay, các vấn đề an ninh truyền thống
và phi truyền thống có quan hệ đan xen, gắn bó khăng khít và chuyển hóa nhau rất
khó tách biệt. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề an ninh truyền thống và phi
truyền thống có quan hệ mật thiết với nhau đến mức nhiều khi người ta không thể
phân biệt được.
2. Nội dung các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay


An ninh phi truyền thống ngày nay có nội hàm ngày càng mở rộng. Nó bao
gồm hàng loạt các vấn đề như thiên tai, môi trường, năng lượng, sức khỏe... Như
đã nêu ở trên, đề tài xin tập trung vào 7 vấn đề an ninh phi truyền thống đã được
Liên hợp quốc xác định, đó là an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh con người,
an ninh cộng đồng, an ninh môi trường, an ninh sức khỏe, an ninh lương thực:
- An ninh kinh tế:
Hiện nay có 3 cách tiếp cận an ninh kinh tế, đó là:
+ Cách tiếp cận thông qua các lợi ích dân tộc, quốc gia, xã hội...
+ Cách tiếp cận thông qua sự vững chắc hay sự ổn định của nền kinh tế dân
tộc, của sự phát triển kinh tế, của hệ thống kinh tế - xã hội.
+ Cách tiếp cận thông qua sự độc lập của nền kinh tế và chính sách kinh tế
quốc gia.
Trên cơ sở những cách tiếp cận này, có một số định nghĩa về an ninh kinh tế
như sau:
+ An ninh kinh tế là trạng thái khả năng tự đảm bảo phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, duy trì an ninh quốc gia ở mức cần thiết cũng như duy trì mức
cần phải có khả năng cạnh tranh của nền kinh tế dân tộc trong cạnh tranh toàn cầu
của nền kinh tế và lực lượng sản xuất xã hội1.
+ An ninh kinh tế là trạng thái đảm bảo thực hiện chủ quyền kinh tế, tăng

cường sức mạnh kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống trong điều kiện có
những yêu cầu, đòi hỏi do việc nền kinh tế dân tộc tham gia vào hệ thống quan hệ
kinh tế quốc tế phụ thuộc lẫn nhau tạo ra2.
+ Theo định nghĩa của Liên hợp quốc thì an ninh kinh tế là sự duy trì những
điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự cải thiện năng suất lao động, nguồn vốn về mặt
dài hạn và bền vững, nâng cao mức sống cho người dân trong mỗi quốc gia, bao
gồm cả việc bảo đảm và duy trì môi trường kinh doanh năng động, ổn định, nhằm
tạo điều kiện cho việc phát huy sự sáng tạo, đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng đầu tư
1 Viện Thông tin khoa học xã hội, An ninh kinh tế dân tộc: Trên con đường đến sự thống nhất về lí luận, số C1/Q2
2011.
2 Viện Thông tin khoa học xã hội, An ninh kinh tế dân tộc: Trên con đường đến sự thống nhất về lí luận, số C1/Q2
2011.


trong và ngoài nước3.
Như vậy, vấn đề trọng tâm của an ninh kinh tế chính là sự phát triển ổn định,
bền vững của nền kinh tế. Và do đó, những mối đe dọa của an ninh kinh tế chính là
những nguy cơ đối với sự ổn định của hệ thống kinh tế (bao gồm hệ thống kinh tế
thế giới và hệ thống kinh tế của các quốc gia).
Hiện nay, những mối đe dọa đối của an ninh kinh tế bao gồm:
+ Các cú sốc kinh tế: Các cú sốc kinh tế ở đây được hiểu là các nguy cơ
khủng hoảng kinh tế tiềm tàng được sinh ra trong lòng hệ thống kinh tế do những
khiếm khuyết về cơ cấu ngành, về thiết chế của hệ thống kinh tế gây ra.
+ Chính sách kinh tế sai lầm: Những mối đe dọa của an ninh kinh tế xảy ra
có hàng loạt các lí do, trong đó có việc sử dụng những chính sách kinh tế sai lầm
xuất phát từ việc lựa chọn đường lối, mục tiêu chưa phù hợp hoặc do muốn thỏa
mãn lợi ích của một nhóm người mà dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện những chính
sách sai lầm, hậu quả kéo theo là bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội, phân hóa giàu
nghèo...từ đó dẫn đến khủng hoảng lan rộng.
+ Tính độc lập và chủ quyền trong chính sách kinh tế của các quốc gia:

Được thể hiện ở hai khía cạnh. Một là sự độc lập của chủ thể ra các quyết định
chính trị của một nước với chủ thể ra quyết định chính trị của các nước khác hoặc
các tổ chức quốc tế. Hai là sự độc lập của chủ thể ra các quytees định chính trị của
một nước trước áp lực của các chủ thể kinh tế trong nước. Việc giảm tính độc lập,
chủ quyền trong chính sách kinh tế của các quốc gia là điều tất yếu của quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Nhưng điều đó đã tạo ra nguy cơ đối
với an ninh kinh tế vì việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế trong
nhiều trường hợp là nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhóm lợi ích.
+ Mối đe dọa nữa đối với an ninh kinh tế hiện nay là sự gia tăng của các loại
tội phạm kinh tế như buôn lậu, rửa tiền, tội phạm tin học, tham nhũng...Các loại tội
phạm này có thể là xáo trộn sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Chúng thậm chí
3 A/RES/42/165.96th Plenary, 11 december 2004.


còn liên kết với nhau, hoạt động trên phạm vi khu vực và thế giới, luôn luôn tiềm
ẩn những âm mưu đe dọa an ninh kinh tế toàn cầu.
- An ninh chính trị:
An ninh chính trị được hiểu là việc bảo đảm sự ổn định, bền vững của chế
độ chính trị, của hệ thống thể thế và thiết chế quyền lực của nhà nước. An ninh
chính trị có quan hệ mật thiết với an ninh truyền thống. Nó liên quan đến mối quan
hệ giữa các quốc gia, đến vấn đề chiến tranh và hòa bình, đến sự toàn vẹn lãnh thổ
của một nước. Rõ ràng là sự ổn định của quyền lực nhà nước không những phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm lợi ích trong quốc gia mà nó
còn liên quan đến quan hệ giữa các nước. Ví dụ như sự mâu thuẫn, xung đột giữa
các quốc gia về lợi ích hay lãnh thổ chắc chắn sẽ đe dọa đến an ninh chính trị, hoặc
sự biến động chính trị ở một quốc gia cũng có thể đe dọa tới an ninh chính trị của
quốc gia láng giềng.
An ninh chính trị có mối liên quan trực tiếp đến an ninh kinh tế và sự ổn
định xã hội. Mọi sự biến động kinh tế, mâu thuẫn, căng thẳng và xung đột bên
trong xã hội của mỗi quốc gia đều có nguy cơ đe dọa đến an ninh chính trị của

quốc gia đó, dẫn tới biến động chính trị.
Trong điều kiện chính trị quốc tế hiện nay, những đe dọa an ninh chính trị là
rất lớn. Các vấn đề nảy sinh ở một quốc gia nhanh chóng trở thành vấn đề quốc tế
nếu không được quốc gia đó nhanh chóng xử lý kịp thời và đó sẽ là cái cớ để bên
ngoài nhảy vào. Vì các lợi ích quốc gia hay lợi ích của một nhóm người, những
nguy cơ nhà nước bị đe dọa gây mất ổn định chính trị xảy ra thường xuyên, đặc
biệt là ở những nước nghèo, kém phát triển hoặc đang phát triển. Khi các nước này
có chung lợi ích nào đó với các nước lớn thì khả năng bị đe dọa từ bên ngoài là rất
cao và có thể phát sinh bất ổn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, sự xung đột của các
nhóm lợi ích trong quốc gia dẫn đến sự chống phá ngay từ bên trong nhà nước,
quốc gia đó, khiến cho bất ổn chính trị trở thành vấn đề thường trực của mỗi nhà
nước.


- An ninh lương thực:
An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận
được về mặt vật lí, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và
đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm
đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh4.
An ninh lương thực được hiểu là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn đủ
để cung cấp, khả năng điều phối đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và
bất cứ lúc nào, điều kiện và khả năng của người được cung cấp lương thực có thể
tiếp nhận lương thực mà không gặp khó khăn, người làm ra lương thực không bị
nghèo đi so với mặt bằng xã hội.
Đánh giá an ninh lương thực thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Sự sẵn có nguồn lương thực: sự cung ứng đầy đủ lương thực phải được
đảm bảo một cách bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới do
dân số gia tăng và chế độ ăn uống đang thay đổi.
+ Sự tiếp cận với nguồn lương thực: an ninh lương thực chỉ có thể đạt được
khi đảm bảo có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực.

Trong khi những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận về mặt vật chất, chẳng hạn như
chiến tranh, cấm vận xuất khẩu hoặc những vấn đề liên quan đến vận tải là phổ
biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thì những nhân tố quyết định đến
sự tiếp cận về mặt kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.
+ Sự ổn định của nguồn cung lương thực: lương thực phải được cung ứng
với giá cả hợp lý và ổn định. Sự ổn định của nguồn cung lương thực có ý nghĩa
quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển, bởi vì các nước này thường phải
lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực từ nước ngoài trong khi lại hạn chế nguồn
ngoại tệ.
4 Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001


+ Sự an toàn, chất lượng của nguồn lương thực: nguồn lương thực cung ứng
phải đảm bảo an toàn, có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu về chế độ ăn uống và thị
hiếu của người tiêu dùng.
Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực đứng trước các mối đe dọa nghiêm
trọng. Đầu tiên là tình trạng dân số phát triển quá nhanh dẫn tới nhu cầu lương thực
tăng cao, trong khí đó năng suất và sản lượng lương thực lại không đáp ứng kịp.
Bên cạnh đó, các vấn đề về môi trường khiến cho các diện tích canh tác bị thu hẹp.
Chưa kể đến những thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên miên khiến cho thực trạng cung
cấp lương thực bị giảm sút. Tất cả những mối đe dọa này sẽ dẫn đến tình trạng đói
nghèo, đặc biệt là ở các nước đang và kém phát triển. Từ đó dẫn đến cản trở sự
phát triển, mất ổn định chính trị - xã hội, mâu thuẫn nảy sinh và tất yếu là ảnh
hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia nói riêng và an ninh khu vực và trên thế
giới nói chung.
- An ninh sức khỏe:
An ninh sức khỏe được Liên hợp quốc xác định là một trong bảy nội dung
chủ yếu của an ninh phi truyền thống trong thời đại ngày nay. An ninh sức khỏe
được hiểu là tình trạng mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội được bảo vệ khỏi
những mối nguy hiểm của bệnh tật, nhất là những dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm.

Đó là khả năng đảm bảo cho con người được sống trong môi trường an toàn cho
sức khỏe và được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có hiệu quả.
Sức khỏe là vốn quý của con người. Nguồn nhân lực có sức khỏe và trình độ
là nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia. Vì vậy, đảm bảo cho mỗi con
người và cả cộng đồng sức khỏe cũng như môi trường an toàn vừa là yếu tố đảm
bảo ổn định xã hội, duy trì và phát triển giống nòi, vừa đảm bảo một có sở cho
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bệnh tật không những có thể gây thiệt hại về
nhân mạng không khác gì một cuộc chiến tranh tàn khốc, mà nó còn có thể làm cho
quốc gia bị thiệt hại nặng nề về kinh tế, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia đó.


Ngày nay, khi toàn cầu hóa ngày một sâu rộng, biên giới giữa các quốc gia
trở nên mong manh hơn. Sự xuất hiện của những công dân toàn cầu ngày một phổ
biến, cùng với đó là sự phát triển của dân số khiến cho dịch bệnh ở một nơi lây lan
nhanh chóng hơn. Có thể kể đến dịch Sars, Hiv, H5N1...Cùng với vô vàn nguyên
nhân khác như sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước, lối sống hiện đại...khiến cho
mối đe dọa đối với an ninh sức khỏe con người ngày càng nhiều và có thể trở thành
đại dịch trên toàn thế giới bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào. Vì vậy mà vấn đề an
ninh sức khỏe con người ngày càng trở thành vấn đề đáng lo ngại.
- An ninh môi trường – sinh thái:
An ninh môi trường – sinh thái được hiểu là sự bảo vệ, giữ gìn môi trường
khỏi mối đe dọa ô nhiễm và suy thoái. An ninh môi trường – sinh thái yêu cầu bảo
vệ, giữ gìn môi trường không khí trong lành, nước sạch, đất đai, tài nguyên không
bị suy thoái và có khả năng tái tạo. Từ đó, đảm bảo cho con người có được nguồn
thức ăn, nước uống an toàn, con người được sống và làm việc trong một môi
trường tự nhiên an toàn cho sức khỏe, được bảo vệ khỏi những thảm họa sinh thái.
An ninh môi trường và an ninh sinh thái về cơ bản là cùng chỉ một nội dung,
nhưng an ninh sinh thái có nội hàm rộng hơn, nó bao gồm cả cấn đề môi trường tự
nhiên như đất, nước, không khí, cảnh quan, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vấn

đề sinh tồn của các loài động vật...
Ngày nay an ninh môi trường – sinh thái trở nên đáng báo động bởi rất nhiều
mối đe dọa. Nó bị tác động bởi nhiều yếu tố từ sự phát triển của xã hội hiện đại tới
ý thức và hành vi đối xử của con người đối với tự nhiên. Tình trạng ô nhiễm môi
trường diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia, khu vực. Sự ô nhiễm này là một trong
những yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Một quốc gia không
thể được coi là phát triển bền vững khi chỉ đạt chỉ tiêu về phát triển kinh tế và xã
hội mà còn cần đạt những chỉ tiêu về môi trường, về tài nguyên thiên nhiên hay hệ
sinh thái. Vấn đề môi trường sinh thái cũng là nguyên nhân của rất nhiều điểm
nóng, căng thẳng, xung đột và tranh chấp giữa các quốc gia, làm ảnh hướng tới an


ninh quốc tế. Chẳng hạn như sự khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên ở một
số quốc gia có thể dẫn đến sự xung đột hay hợp tác của các quốc gia này với các
quốc gia khác có tài nguyên. Tranh chấp nguồn tài nguyên chính là một trong
những nguyên nhân gây ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử.
- An ninh con người:
Về khái niệm an ninh con người, cho đến nay còn rất nhiều ý kiến khác
nhau. Theo UNDP thì an ninh con người là sự an toàn của con người trước những
mối đe dọa như đói nghèo, bệnh tật và sự đàn áp 5. Tức là con người không phải
chịu tác động của các mối đe dọa thường xuyên như đói khát, bệnh tật và đàn áp.
Có quan điểm lại cho rằng cái cốt lõi của vấn đề an ninh con người là con người
được giải phóng và bảo vệ khỏi những hiểm họa và những mối đe dọa đối với sức
khỏe và thân thể, được bảo vệ khỏi những biến động bất ngờ và nguy hiểm phá vỡ
cuộc sống hiện tại. Do nội hàm khái niệm an ninh con người rộng và chưa có sự
thống nhất nên có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với những thách thức và
mối đe dọa đối với an ninh con người. Nhìn chung, an ninh con người là trung tâm
của các vấn đề an ninh phi truyền thống, bởi vì tất cả các mối đe dọa đối với các
vấn đề an ninh phi truyền thống đều đe dọa tới an ninh con người và con người
chính là trung tâm của vũ trụ. Do đó, bảo đảm an ninh con người chính là bảo đảm

cho con người khỏi những mối đe dọa về thể chất và tinh thần.
Mối đe dọa đối với an ninh con người đang được báo động hiện nay chính là
khủng bố. Sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp nơi trên thế giới hiện nay
đang đe dọa trầm trọng tới toàn bộ nhân loại. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ
lúc nào.
Bên cạnh đó, mối đe dọa với an ninh con người còn đến từ sự gia tăng của
số lượng và chủng loại của các loại tội phạm. Hay đến từ những xung đột, bạo lực
trong gia đình, xã hội...
- An ninh công đồng:
5 UNDP Human Development report 2010, New York, March 16, 2010.


An ninh cộng đồng là sự bảo đảm tồn tại của những cộng đồng người với
những đặc trưng mang tính bản sắc riêng của họ. Tức là an ninh cộng đồng bảo
đảm sự sinh tồn của các cộng đồng người khác nhau dù là thiểu số hay đa số và
đảm bảo các cộng đồng này giữ gìn được bản sắc, đặc trưng văn hóa và các giá trị
riêng của mình, bảo vệ tính đa dạng về văn hóa khỏi những nguy cơ đồng hóa và
phá hoại.
Mỗi quốc gia có chế độ chính trị, nền tảng kinh tế, văn hóa...khác nhau.
Trong mỗi quốc gia lại có những sắc tộc khác nhau và vì vậy hình thành nên một
thế giới có hàng ngàn chủng tộc, dân tộc, sắc tộc. Điều đó tạo nên tính đa dạng và
phong phú cho sự phát triển của các sắc tộc trên thế giới. Nếu sự đa dạng này giảm
sút thì sẽ mang tới những ảnh hưởng tiêu cực tới sự tiến bộ xã hội và phát triển con
người. Bản sắc của mỗi dân tộc là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Mất đi bản sắc riêng của mình chính là đánh mất giá trị của mình. Vì vậy, giữ gìn
bản sắc và tính đa dạng về văn hóa là yêu cầu thiết yếu đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thế giới ngày nay có quá nhiều yếu tố đe dọa tới
an ninh cộng đồng. Đó là mối đe dọa đến từ những xung đột sắc tộc, tôn giáo hay
sự kì thị đối với các tộc người thiểu số. Đây cũng là một trong những mối đe dọa
nguy hiểm nhất vì nó là nguyên nhân của rất nhiều cuộc chiến tranh ở nhiều quốc

gia, khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, các chủng tộc thiểu số, các dân tộc ít người
ít có cơ hội vươn lên trong một thế giới toàn cầu hóa. Các tộc người này thường bị
phân biệt đối xử, bất bình đẳng. Thêm vào đó, nguy cơ mất đi những bản sắc dân
tộc của các quốc gia đang ngày càng hiện hữu rõ nét hơn khi hội nhập sâu rộng vào
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa đã
phần nào làm mất đi những giá trị riêng và du nhập vào các quốc gia cả những nét
văn hóa tích cực và tiêu cực, svì vậy, giá trị bản sắc riêng trở nên mờ nhạt.
3. Nguồn gốc các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Mối đe dọa an ninh phi truyền thống hết sức đa dạng, phức tạp và cùng với


sự phát triển nói chung của nhân loại thì thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn
đề an ninh phi truyền thống khác mà con người chưa thể lường trước được. Chẳng
hạn như trước đây khi công nghệ thông tin chưa xuất hiện thì chưa có tội phạm
công nghệ thông tin, còn ngày nay, đây là một trong những loại hình tội phạm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia và thế giới. Nhưng từ đâu mà các mối đe
dọa này hình thành?
Trước hết, nguồn gốc của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống xuất phát
từ bản thân các quốc gia. Với tư cashc là những chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp
và quyết định đối với mọi vấn đề xảy ra liên quan đến an ninh, ổn định và phát
triển ở mỗi nước nên quốc gia hay nói đúng hơn là bộ máy nhà nước của mỗi quốc
gia với tất cả công cụ sức mạnh của thể chế và thiết chế có trong tay là người đóng
vai trò có tính quyết định đối với việc quốc gia mình có được đảm bảo an ninh hay
không. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở mỗi quốc gia bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu tạo nên những nguy cơ đe dọa đến an
ninh phí truyền thống của quốc gia và của toàn cầu chính là từ những hành vi của
con người. Nguồn gốc của những mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống
trong mối quốc gia, do chính quốc gia gây nên xuất phát từ hai chủ thể cơ bản. Một
là từ nhưng chính sách và hành động quản lý điều hành đất nước của chính quyền.
Hai là do các tổ chức, nhóm và các nhân tội phạm đem đến. Trong đó, chủ thể đầu

tiên nghiêm trọng hơn. Và nó đến từ tình trạng một nền chính trị thiếu dân chủ,
không trong sạch, không tôn trọng quyền con người hoặc đến từ những phương
hướng, đường lối và chính sách sai lầm.
Thứ hai, mối đe dọa an ninh phi truyền thống có nguồn gốc từ các quốc gia
khác. Trong chính trị quốc tế hiện nay, các quốc gia có sự tác động qua lại với nhau
trên nhiều mặt, trong đó có quan hệ an ninh. Do đó, an ninh của một quốc gia luôn
luôn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Mắt khác an ninh phi truyền


thống là an ninh quốc tế, an ninh nhân loại, tác động và ảnh hưởng của nó mang
tính xuyên quốc gia. Vì vậy, nhưng đe dọa an ninh phi truyền thống ở mỗi quốc gia
không chỉ do bản thân quốc gia đó gây ra mà còn đến từ các quốc gia khác. Các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến từ các quốc gia khác cũng bao gồm hai
chủ thể. Một là từ những chính sách và hành động của các chủ thể trong quan hệ
quốc tế, hai là từ các tổ chức, nhóm và cá nhân phi chính phủ hay tội phạm ở nước
khác. Do sự phụ thuộc, giao lưu và ràng buộc giữa các nước trong thời đại toàn cầu
hóa ngày càng chặt chẽ nên những vấn đề an ninh của một nước, nhất là các vấn đề
an ninh phi truyền thống đều nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp hặc gián tiếp tới an
ninh của quốc gia khác, đặc biệt là các nước láng giềng. Chẳng hạn như thảm họa
tràn dầu trên biển do một nước gây ra có thể nhanh chóng lan ra những quốc gia
lân cận khác, hay dịch bệnh ở nước này có thể lây lan qua nước khác, nguy cơ
khủng bố ở nước này cũng sẽ là nguy cơ khủng bố cho nước khác...
Thứ ba, mối đe dọa đến từ các xung dân tộc, đột sắc tộc, tôn giáo. Tính chất
của xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ngày nay có hai loại hình cơ bản. Một là
liên quan đến việc các dân tộc hay tôn giáo đấu tranh cho quyền tự quyết chính
dáng của mình nhằm giải phóng dân tộc, xây dựng một nhà nước độc lập. Ví dụ
như phong trào đấu tranh của dân tộc Palestine. Hai là liên quan đến chủ nghĩa ly
khai, chia rẽ và không phải là những cuộc đấu tranh chính đáng. Những cuộc xung
đột kiểu này thường nảy sinh trong nội bộ các quốc gia hoặc giữa một số quốc gia.
Và nó thường có sự tiếp tay và kích động của các thế lực thù địch nhà nước, muốn

lật đổ để phục vụ cho lợi ích của mình. Và đây chính là nguồn gốc gây ra những
mối đe dọa cho an ninh chính trị của mỗi quốc gia, hay chính là an ninh phi truyền
thống.
Thứ tư, mối đe dọa đến từ các nhóm, các tổ chức và cá nhân tội phạm. Các
tổ chức, nhóm và cá nhân tội phạm ngày càng phát triển về quy mô, phạm vi hoạt


động, loại hình công cụ sử dụng để phạm tội cũng như tính chất phạm tội ngày
càng táo tợn và nguy hiểm. Hàng loạt các loại hình tội phạm như tội phạm kinh tế,
tội phạm ma túy, khủng bố, buôn người, buôn lậu vũ khí, hải tặc, lâm tặc, tin
tặc...đang ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Do quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế, các loại tội phạm hoạt động xuyên quốc gia nhiều hơn và tinh vi
hơn. Chúng cấu kết với nhau tạo thành những băng nhóm hoạt động có tổ chức, có
cơ sở ở các quốc gia khác nhau không chỉ vì mục tiêu kiếm tiền bất hợp pháp mà
còn nhằm chống phá các nhà nước, gây bất ổn chính trị, tạo ra xung đột trong xã
hội.
Thứ năm, sẽ là rất thiếu xót nếu không nhắc tới toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế như là một trong những nguồn gốc tạo ra các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giống như một con dao hai lưỡi, nó mang
tới cơ hội mở rộng, giao lưu, phát triển nhưng cũng đẩy các quốc gia đứng trước
nguy cơ mất bản sắc riêng, giá trị riêng và phải đối phó với vô vàn thách thức đến
từ sự giao thoa quốc tế. Có thể thấy, trong những nguồn gốc trình bày ở trên, vẫn
luôn phảng phất bóng dáng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nếu như chưa có
sự hội nhập này, có lẽ vấn đề của một quốc gia sẽ chưa thể nhanh chóng lan truyền
nhanh ra thế giới.


Chương 2: Một số quan điểm của Liên minh Châu Âu
về an ninh phi truyền thống
1.


Một số quan điểm của Liên minh Châu Âu về an ninh phi truyền
thống

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là thập niên đầu thế kỷ XXI,
Châu Âu có nhiều biến động phức tạp. Bên cạnh mối đe dọa về quân sự, ở Châu
Âu bắt đầu xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh khu vực như khủng bố,
dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia... Trong bối cảnh đó,
những nhận thức về an ninh ở Châu Âu cũng thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh
những quan niệm đã được sử dụng xung quanh chủ đề an ninh như an ninh tập thể,
an ninh chung, an ninh toàn diện...ở Châu Âu cũng xuất hiện thuật ngữ an ninh phi
truyền thống (non-traditional security).
Bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế kỷ XX, sử dụng nhiều trong
thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyền thống trở thành một thuật ngữ phổ
biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa
phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác trong quan hệ
quốc tế đương đại.
Trong giới nghiên cứu phương Tây, Richard H. Ullman có lẽ là người đầu
tiên đưa ra quan niệm ngắn gọn và cô đọng nhất về an ninh phi truyền thống. Trong
bài viết mang tính tiên phong và cách mạng của mình vào năm 1983, ông cho rằng
an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những
cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt
với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm
xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng


lượng và an ninh con người6.
Nhìn nhận dưới một góc độ khác, Mely Caballero Anthony quan niệm mối
đe dọa an ninh phi truyền thống có thể được định nghĩa là: thách thức đối với sự
tồn vong và thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các

nguồn phi quân sự, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên
biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp
pháp, tình trạng thiếu lương thực, buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác
của tội phạm xuyên quốc gia. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng, an ninh phi
truyền thống thường có đặc điểm chung là bao hàm những yếu tố phi quân sự,
không tồn tại trong phạm vi một quốc gia, dân tộc; nó phát triển, lan tỏa và được
truyền đi nhanh chóng nhờ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ.
Điều đó cho thấy, những vấn đề an ninh phi truyền thống có số lượng nhiều hơn và
hậu quả nguy hiểm đáng sợ hơn những vấn đề an ninh truyền thống7.
Còn theo Anthony Masys, an ninh phi truyền thống là “các thách thức đối
với sự tồn vong và chất lượng cuộc sống của con người và nhà nước có nguồn gốc
phi quân sự như thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch, thiên tai, di cư
không kiểm soát, thiếu lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tổ
chức”. Trong cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống này, hai đối tượng bị
thách thức trực tiếp ở đây là nhà nước và con người8.
Nhìn lại các quan niệm nêu trên có thể thấy hiện nay có hai trường phái:
Trường phái thứ nhất quan niệm an ninh phi truyền thống an ninh tổng hợp,
bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. An ninh phi truyền
6 The concept of security, />%20Concept%20of%20Security.pdf
7 Studying non traditional security: trends and issues, Published September 1st 2006 by Cavendish Square
Publishing
8 Exploring security landscape: Non – traditional security challenges, p.9, Spinger.


thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái
niệm an ninh truyền thống - vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm. Căn cứ xuất
phát của quan niệm này là do tính tương đối của an ninh phi truyền thống, một mối
đe dọa an ninh phi quân sự có thể chuyển hóa thành xung đột vũ trang, chiến tranh.
Trường phái thứ hai quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh
truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Trường phái thứ hai rõ ràng hơn về

mặt ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể
dẫn tới xung đột, chiến tranh. Dù còn nhiều quan niệm rất đa dạng, song có thể
định dạng một số đặc điểm chủ yếu sau của an ninh phi truyền thống:
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu
vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nó có thể phát sinh từ
một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến
quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh ở người,
gia súc và cây trồng...).
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên
hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an
ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con
người hoặc cộng đồng, rồi quốc gia-dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực
tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia-dân tộc.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi
bạo lực (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh...) và những vấn đề
mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phi quân sự (khủng bố, tội phạm có tổ
chức...)
- Giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện
pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước. Còn an ninh truyền


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×