Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn lửng nuôi tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THIỆN SƠN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN LỬNG
NUÔI TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THIỆN SƠN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN LỬNG
NUÔI TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60. 62. 01. 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huê Viên
2. TS. Hồ Lam Sơn


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Bùi Thiện Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và
tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể
thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Huê Viên và TS. Hồ Lam Sơn đã quan tâm giúp
đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành bản Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng
Đào tạo và thông tin, Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn, Phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Sơn, Lãnh đạo và nhân dân xã
Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân
lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đồng

nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Bùi Thiện Sơn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương .......... 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình ...................................................................... 4
1.3. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ..... 5
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái ............................................ 6
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái .................................... 7
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn......... 12
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................... 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ..................................................................... 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 22
1.6. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ...................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................ 26

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ......................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.4.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Lửng tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ............ 26
2.4.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của lợn Lửng Phú Thọ ............................ 26
2.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Lửng Phú Thọ ............................................ 26
2.4.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Lửng Phú Thọ ...................................... 27
2.4.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Lửng Phú Thọ .. 28
2.4.6. Tính chất lý hóa của thịt lợn Lửng Phú Thọ ....................................................... 29
2.4.7. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thịt của lợn Lửng Phú Thọ ...... 30


iv
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 32
3.1. Kết quả điều tra ...................................................................................................... 32
3.1.1. Kết quả khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Tân Sơn ............. 32
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Lửng nuôi tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ........... 35
3.1.3. Đặc điểm ngoại hình lợn Lửng Phú Thọ ............................................................. 38
3.1.4. Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn Lửng ........................................... 42
3.1.5. Vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi lợn Lửng .................................................. 43
3.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Lửng.............................. 44
3.2.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục ................................................................................... 44
3.2.2. Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn Lửng ................................................... 48
3.3. Khả năng sinh trưởng của lợn Lửng ....................................................................... 54
3.3.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng Phú Thọ ........................................... 54
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng Phú Thọ ...................................................... 57
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Lửng ................................................................... 59
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn Lửng ................ 61
3.4.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Lửng. ................................................................... 61
3.4.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tính chất lý hóa của thịt lợn Lửng ..... 64

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
a*

:

Redness (độ đỏ)

b*

:

Yellowness (độ vàng)

CS

:

Cai sữa

cs

:

Cộng sự


DFD

:

Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô)

DML

:

Độ dày mỡ lưng

ĐV

:

Đơn vị tính

FAO

:

Tổ chức nông lương Liện Hợp Quốc

FSH

:

Folliculine Stimuline Hormone


GRH

:

Ganadotropin Release Hormone

H-FABP

:

Heart-fatty acid binding protein

TL

:

Trọng lượng

L*

:

Lightness (độ sáng)

Mean

:

giá trị trung bình


pH24

:

Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt

pH45

:

Giá trị pH sau 45 phút giết thịt

PL

:

Prolactin

PSE

:

Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch)

SE

:

Sai số chuẩn


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

:

Tăng khối lượng

TLMNBQ

:

Tỷ lệ mất nước bảo quản

TLMNCB

:

Tỷ lệ mất nước chế biến

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng và sự phân bố đàn lợn qua các năm .................................... 32
Bảng 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn Lửng Phú Thọ tại địa phương ..... 34
Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Lửng Phú Thọ tại địa phương ................ 35
Bảng 3.4. Phương thức nuôi lợn Lửng Phú Thọ (60 hộ) .................................... 36
Bảng 3.5. Đặc điểm ngoại hình lợn Lửng Phú Thọ ............................................ 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ các nông hộ sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn Lửng................. 42
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Lửng ........................................ 45
Bảng 3.8. Năng suất sinh sản của lợn Lửng ........................................................ 48
Bảng 3.9. Sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng (kg) .............................................. 54
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ................... 57
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi (%) ........... 60
Bảng 3.12. Khả năng cho thịt của lợn Lửng ....................................................... 61
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt lợn Lửng (%) ...................................... 64
Bảng 3.14. Chất lượng thịt của lợn Lửng............................................................ 66
Sơ đồ 1.1. Điều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái .......................................... 5
Sơ đồ 1.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản ............................................. 6
Hình 3.1: Biểu đồ tình hình chăn nuôi lợn qua các năm của các xã điều tra ...... 33
Hình 3.2: LỢN NÁI LỬNG ................................................................................ 41
Hình 3.3: LỢN ĐỰC LỬNG .............................................................................. 41
Hình 3.4: LỢN NÁI NUÔI CON ....................................................................... 42
Hình 3.5: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng ......................................... 55
Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng............................................ 55
Hình 3.7. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ........... 57
Hình 3.8. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ........... 58
Hình 3.9: Đồ thị sinh trưởng tương đối giữa con đực, cái của lợn Lửng ........... 60



vii
Hình 3.10: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ........ 60
Hình 3.11: Biểu đồ khả năng cho thịt của lợn Lửng ........................................... 62
Hình 3.12: Biểu đồ độ pH của thịt lợn Lửng ...................................................... 67


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên một dải đất hẹp
nhưng đa dạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hoá, với hơn 54 dân tộc
sinh sống. Vì mục tiêu tồn tại và sinh sống, các dân tộc đã biết thuần hoá động
vật thành vật nuôi phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Vì vậy, hầu như các
dân tộc đều sở hữu riêng những giống vật nuôi bản địa đặc trưng cho vùng miền
của mình. Cùng với thời gian, qua chiều dài năm tháng và những biến động về
tự nhiên, xã hội đã có nhiều loài động vật được sinh ra và mất đi theo lịch sử.
Đối với con lợn, trước đây do nền kinh tế còn khó khăn nên mục tiêu là
tạo ra nhiều sản phẩm. Vì vậy, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại năng suất
cao (Yorkshire, Landrace, Duroc…). Việc sử dụng các giống lợn cao sản nhập
nội này và đặc biệt khi ưu thế lai càng được khai thác nhiều, lợn lai nuôi thịt đã
có tốc độ tăng trọng nhanh, các chỉ tiêu về độ dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn đã
giảm nhiều so với các giống lợn nội nên đã gây nên hiện tượng lãng quên đi các
giống lợn địa phương, một số giống lợn còn có nguy cơ tuyệt chủng. Trong thực
tế, nước ta đã mất đi nhiều giống lợn nội quý như: lợn Ỉ, lợn Trắng Phú Khánh,
lợn Thuộc Nhiêu … Ý thức về việc bảo vệ và phát triển các nguồn gen lợn nội,
trong những năm gần đây nhà nước quan tâm đặc biệt và đã đầu tư lớn cho
chương trình: “Nghiên cứu đánh giá, bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển
…” được thể chế qua các nhiệm vụ đối với các giống lợn nội như: Khai thác và
phát triển giống lợn Hạ Lang và Táp Ná; Khai thác và phát triển giống lợn Vân
Pa, Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền của các giống lợn nội… đã và đang

mang lại hiệu quả rõ rệt.
Lợn Lửng Phú Thọ là lợn bản địa được người dân chăn nuôi từ lâu đời,
lợn Lửng có nguồn gen quý cần được bảo tồn và phát triển để tăng lên về số
lượng và chất lượng. Lợn Lửng Phú Thọ tuy năng suất không cao nhưng lại có
nhưng đặc tính quý như chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon, khả
năng tận dụng thức ăn tốt, khả năng chịu kham khổ tốt và phù hợp với điều kiện
chăn nuôi ở các vùng khó khăn. Lợn Lửng Phú Thọ là một trong số các giống


2

lợn nội đang được các nhà khoa học ngành chăn nuôi quan tâm vì các đặc điểm
nội bật trên của nó.
Xuất phát từ vấn đề đó, để góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn Lửng phát
triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhanh về số lượng, năng suất chất lượng thịt và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời góp phần vào việc
bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn Lửng của tỉnh Phú Thọ,
Trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà nước: ”Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng di truyền của các giống lợn nội”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn Lửng nuôi tại
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ" để tiến hành các biện pháp giống thích hợp
nhằm bảo tồn, khai thác có hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng di truyền của
giống lợn này.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được đặc điểm ngoại hình.
- Xác định được khả năng sinh sản.
- Xác định được khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về đặc điểm ngoại hình,

tính năng sản xuất, chất lượng, tính chất lý hóa của thịt. Kết quả đề tài cũng làm
cơ sở để xây dựng và triển khai đề án phát triển chăn nuôi lợn Lửng tại địa
phương.
- Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, làm nguyên liệu cho việc lai tạo kế tiếp
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nhằm định hướng bảo tồn và phát triển giống lợn này phục vụ thị trường
và tăng thu nhập cho người dân.
- Làm tài liệu trong giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho những người
chăn nuôi.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có dải đất hẹp trải dài theo
chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh xâm
lược. Nhưng chúng ta lại có một kho tàng đa dạng sinh học phong phú, mặc dù
một số loại động thực vật đã bị tuyệt chủng hay một số khác đang có nguy cơ
tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân như: áp lực của cơ chế thị trường chạy theo
năng suất cao, chạy theo thị trường mà đã bỏ quên giống địa phương năng suất
thấp nhưng có chất lượng thịt cao; tác động của kỹ thuật mới về truyền giống
nhân tạo đã tạo ra nhiều giống lai có năng suất cao, làm cho giống nội thuần có
năng suất thấp dần biến mất. Sự tuyệt chủng của một số loại động vật, vật nuôi
địa phương có năng suất thấp nhưng mang những đặc điểm quý giá như: thịt thơm
ngon, chịu đựng kham khổ tốt, dinh dưỡng thấp, thích nghi cao với điều kiện sinh
thái khắc nghiệt là một điều đáng tiếc.
Nhận thấy hiểm họa đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho nên
từ những năm 1989 đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện đề án
Bảo tồn nguồn gen vật nuôi một trong nhiều đề án bảo tồn nguồn gen động, thực

vật khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chương trình giống đã
đưa phần bảo tồn, phát triển nguồn gen như một bộ phận quan trọng nhằm thúc
đẩy sản xuất.
Năm 1990 triển khai đề án bảo tồn, phát triển quỹ gen đến nay chúng ta
đã nhận biết được 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trước năm 1990. Trong 43
giống còn lại có 18 giống được sử dụng rộng rãi và 25 giống được sử dụng hẹp,
8 giống trong số 25 giống đã được tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51 giống
có 13 giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã được phát triển nhiều, 1 giống phát
triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004. Hội
nghị bảo tồn Quỹ gen, 10/2004)[30].


4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình
* Ảnh hưởng yếu tố di truyền
+ Ảnh hưởng của giống:
Các giống lợn khác nhau có đặc điểm ngoại hình khác nhau. Đặc điểm
ngoại hình là tiêu chí quan trọng để đánh giá và phân biệt các giống lợn về
kiểu hình. Theo định nghĩa về giống của FAO: “Một giống hoặc một nhóm
giống trong loài có đặc điểm bên ngoài có thể ghi nhận và phân biệt mà nó có
thể cho phép tách biệt bởi hình thức bên ngoài với các nhóm khác thì được
gọi là một giống”.
Giống là tập hợp các vật nuôi có quần thể đủ lớn trong cùng một loài, có
một nguồn gốc chung, có một số đặc điểm chung, được hình thành do quá trình
chọn lọc tự nhiên hoặc tác động của con người. Các vật nuôi trong cùng một
giống có các đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, năng suất sinh vật học và khả năng
chống chịu bệnh giống nhau, các đặc điểm này di truyền được cho đời sau.
+ Ảnh hưởng của cá thể:
Trong cùng một giống, có những cá thể do lấn át gen hay bị phân ly do tác
động của môi trường làm cho các gen quy định một tính trạng ngoại hình nào đó

thể hiện ra bên ngoài. Điều này thường thấy ở các giống lợn bản địa khi đặc
điểm ngoại hình của giống là màu đen toàn thân, nhưng có khi trong đàn xuất
hiện một vài cá thể có loang trắng ở chân, bụng, mõm, v.v..
* Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Điều kiện sống cũng làm ảnh hưởng đến đặc điểm ngoại hình của lợn do
đấu tranh, tồn tại và thích nghi. Ví dụ, lợn rừng có thân hình thanh chắc, chân
khỏe, mõm dài và thường có răng nanh dài, các yếu tố này sẽ giúp lợn rừng có
thể di chuyển linh hoạt, tìm kiếm, đào bới và săn mồi để tồn tại trong môi trường
tự nhiên. Ngoài ra, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng của môi trường sống cũng
làm thay đổi màu sắc lông da của lợn.


5
1.3. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật
đồng thời là chức năng duy trì giống nòi và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản
hữu tính là hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là
quá trình có sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, là một quá trình mà ở đó con
đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng và
trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái và sinh ra đời
con. Quá trình sinh sản đối với con cái xảy ra bắt đầu bằng sự xuất hiện chu kỳ tính
và được điều khiển bởi một hệ thống thần kinh, thể dịch hết sức phức tạp. Sự điều
khiển được mô phỏng theo sơ đồ dưới đây:
Vỏ

Hypothalamus
não

+


GRH

+

-

H
Thuú tr-íc tuyÕn yªn

PL

FSH

LH

Buång trøng
Estrogen

ThÓ vµng

Progesteron

Trøng rông

TuyÕn s÷a

Sõng tö

Protagladine


CUcccung

Sơ đồ 1.1. Điều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái


6

GRH: Gonadotropin releaser hormone

LH: Lutein hormone

FSH: Foliculin stimulin hormone

PL: Prolactin

Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như khí hậu, nhiệt độ, ánh
sáng, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị con đực, tình trạng
cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến
chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh, thể dịch.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Chỉ tiêu tổng quát để đánh giá năng suất sinh sản của bản thân lợn nái là
số con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu về số con cai sữa/nái/năm còn phụ thuộc vào rất
nhiều nhân tố. Các nhân tố cấu thành khả năng sản xuất của lợn nái được minh
hoạ như sơ đồ 1.2
Số lợn con cai sữa/nái/năm

Số lợn con cai sữa/lứa

Hao hụt
chăn nuôi


Tỷ lệ
rụng
trứng

Số lơn lợn
con đẻ ra sống

Tỷ lệ
trứng
thụ tinh

Hợp
tử chết

Số lứa/nái/năm

Thời gian
phối sau cai
sữa

Khoảng
cách giữa cai
sữa và động
dục

Thời gian
mang thai

Tỷ lệ thụ

thai, không
thụ thai

Thời
gian bú
sữa

Không
có khả
năng sinh
sản

Sơ đồ 1.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản


7
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Việc xác định và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản
góp phần phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống vật nuôi, nâng cao hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận
thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thành tích
sinh sản của bản thân lợn nái nhưng được chia làm 2 loại chính là yếu tố di
truyền và yếu tố ngoại cảnh.
* Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999)[3]. Các giống khác nhau
biểu hiện thành tích sinh sản khác nhau vì kiểu gen của chúng khác nhau, mỗi
giống gia súc đều có cả gen trội và gen lặn đối với chỉ tiêu mong muốn và không
mong muốn. Trong chọn lọc cần chọn đàn giống có tỷ lệ kiểu gen trội đối với chỉ
tiêu mong muốn cao nhất và hạn chế đến mức tối thiểu sự thể hiện gen lặn của

tính trạng không mong muốn.
Chọn lọc là phương pháp đơn giản và được sử dụng sớm nhất để nâng cao
chất lượng đàn giống vật nuôi. Chọn lọc cũng là động lực đầu tiên để đạt tới sự
tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen
xấu thông qua quan sát kiểu hình.
+ Yếu tố giống:
Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất sinh sản đã
được nhiều tác giả công bố. Với mục đích đa dụng, các giống như Large White
(Yorkshire), Landrace, một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả
năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như
Pietrain, Duroc, Landrace Bỉ, Hampshire và Poland - China có năng suất sinh
sản trung bình nhưng năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc
biệt một số giống nguyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan)
có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất thịt kém. Cuối cùng là nhóm


8
giống “nguyên sản” hay các giống “bản địa” có năng suất sinh sản cũng như
năng suất thịt thấp nhưng nó có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của
chúng. Các giống bản địa thường có khả năng sinh sản kém hơn các giống, dòng
chuyên hóa do chúng chưa được chọn lọc và quản lý tốt và thường bị cận huyết
cao, nhưng các giống lợn này lại có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi
trường sống không thuận lợi.
Các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành
thục về tính ở các giống lợn bản địa có thể vóc, trọng lượng nhỏ thường sớm
hơn các giống lợn ngoại có thể vóc to hơn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được
định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên, và xảy ra lúc 3-5 tháng tuổi chủ
yếu là các giống lợn bản địa như: lợn Táp Ná là 113,20 ngày (Nguyễn Văn Đức,
2013)[15], lợn Hạ Lang là 124,14 ngày (Phạm Đức Hồng và Phạm Hải Ninh,
2013)[24], lợn Vân Pa ở Quảng trị là 241,67 ngày (Đặng Hoàng Biên, 2009) [1].

+ Hệ số di truyền
Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn
nái. Đa số các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái đều có hệ số di truyền
thấp. Hệ số di truyền của các chỉ tiêu sinh sản là thấp, vì vậy vấn đề đặt ra đối
với các nhà chọn giống, là để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, chỉ bằng
cách tăng cường qua trình chọn lọc, đáp ứng tối đa yêu cầu về môi trường để
nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Ảnh hưởng của cá thể đực:
Cá thể đực giống có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Trong phối giống trực tiếp, ảnh hưởng của cá thể đực giống đối với tỷ lệ thụ thai
là rất rõ rệt. Đực giống quá già cũng sẽ làm giảm số con đẻ ra trong một lứa đẻ.
* Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Khi ta đã có một giống tốt tức là qua khâu chọn lọc nghiêm ngặt thì yếu tố
quyết định đến thành bại trong chăn nuôi lại là các nhân tố ngoại cảnh. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như chế độ nuôi dưỡng, tuổi,
trọng lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường...


9
+ Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng không
những để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết định đến hiệu
quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau như hậu bị, có chửa,
nuôi con, chờ phối đều cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh
dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Lợn nái nuôi con nên cho ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm
lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể, hậu quả là
thời gian động dục trở lại sau cai sữa dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi
sống (Zak và cs, 1995, Reese và cs, 1984, Carrol và cs, 1993, Kirkwood và cs,
1987)[57]. Theo Ian Gordon (2004)[57] cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận

cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng
trọng lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít
nhất, trọng lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được trọng
lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
+ Ảnh hưởng của khoáng chất
Lợn nái thiếu Ca, P, nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc
thiếu Vitamin D. Ca và P có trong khẩu phần thức ăn quyết định bởi các thành
phần các chất đó có trong nguyên liệu phối trộn. Trong khẩu phần thức ăn của
lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà phải cung cấp đầy đủ
Vitamin D và có sự cân bằng giữa Ca và P, điều này rất cần thiết cho quá trình
hấp thu Ca và P.
Thiếu Ca và P ảnh hưởng rất lớn tới lợn nái, đặc biệt trong giai đoạn
mang thai, trong giai đoạn mang thai lợn mẹ cần rất nhiều Ca và P để cung cấp
cho quá trình tạo mô xương của bào thai, khi bị thiếu cơ thể mẹ huy động Ca và
P trong các mô xương ra, do đó hệ xương của cơ thể mẹ bị loãng và yếu dẫn đến
lúc đẻ và sau đẻ lợn nái dễ bị bại liệt. Ngược lại nếu thừa Ca và P cũng ảnh


10
hưởng đến lợn nái và gây ra một số bệnh như sỏi thận, gây lắng đọng Ca ở phủ
tạng, thừa Ca và P làm tăng nhu cầu Zn và vitamin K và cản trở sự hấp thụ P.
Nhu cầu Ca, P phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình mang thai, bào thai
chủ yếu phát triển vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn này
cần lượng Ca, P lớn nhất. Trong giai đoạn nuôi con lượng Ca, P còn phụ thuộc
vào lượng sữa tiết ra trong ngày.
+ Ảnh hưởng của vitamin
Thiếu vitamin A dẫn đến chết phôi, chết non, thai phát triển kém, sẩy thai,
khô mắt. Thiếu vitamin D cũng như thiếu Ca, P thì lợn con đẻ ra còi cọc, lợn nái
sẽ bị bại liệt trước và sau đẻ, chất lượng sữa và số lượng sữa cũng kém. Thiếu

vitamin B1 dẫn tới hiện tượng thần kinh yếu, co giật, bại liệt tứ chi. Thiếu
vitamin C làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây
bệnh. Thiếu vitamin E có hiện tượng chết phôi, chết thai, trứng rụng ít, ngoài ra
còn gây bệnh trắng cơ.
Nếu bổ sung vitamin thừa cũng là liều thuốc độc cho cơ thể. Thừa vitamin
A sẽ gây ảnh hưởng hấp thu vitamin E gây cho lợn không động dục hay động dục
kém, thai phát triển kém. Thừa vitamin D thì sẽ bị vôi hóa, tim, phổi, thận.
+ Ảnh hưởng của số trứng rụng
Trứng được sản xuất ra từ buồng trứng sau khi rụng xuống trứng sẽ đến
tử cung chờ thụ tinh, số trứng rụng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng số con sinh ra.
Như vậy, số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số
con đẻ ra trong một lứa, trong thực tế mỗi lợn nái đẻ trên dưới 10 con điều đó
chứng tỏ số trứng rụng sẽ nhiều hơn số con đẻ ra. Trong suốt thời kỳ động dục,
số tế bào trứng rụng trong 1 lần động dục bình quân là 14 trứng, giao động 7 16 trứng, ở lợn trưởng thành 15 - 25 trứng. Số tế bào trứng rụng tăng lên theo
chiều tăng của tuổi lợn, đặc biệt là sau lứa đẻ thứ nhất, tuy nhiên sau khi đạt đến
tuổi trưởng thành thì số tế bào trứng rụng lại giảm dần.


11
+ Ảnh hưởng mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng:
Yếu tố mùa vụ, liên quan đến nhiệt độ, ẩm độ và chế độ chiếu sáng tự
nhiên là các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn cái.
Các yếu tố này ảnh hưởng dễ nhận biết như lợn cái chậm thành thục về tính, thời
gian chờ phối sau cai sữa kéo dài, tỷ lệ chết phôi cao hơn, tỷ lệ sẩy thai cao và
số con đẻ ra/ổ giảm. Những lợn cái hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân
thì tuổi động dục lần đầu chậm hơn so với những lợn cái hậu bị được sinh ra
trong các mùa khác trong năm. Cho phối giống vào các tháng nóng trong mùa hè
thì tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn ban đầu mang thai tăng 15-20% so với khi phối
giống vào các tháng mùa đông (Music và cs., 1984, trích theo Phan Xuân Hảo,
2002)[18].

+ Ảnh hưởng tuổi và lứa đẻ
Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản. Số lượng trứng
rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ
động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba. Số con đẻ ra
tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Warrick và cs, 1989, theo Ian
Gordon, 1997)[57].
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của
lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và
sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên.
+ Ảnh hưởng số lần phối và phương thức phối giống
Clark và Leman, 1986 (theo Ian Gordon, 1997)[57] cho biết số lần phối
giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, phối đơn
trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ
ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ.
Tilton và Cole (1982, theo Ian Gordon, 1997)[57] thấy rằng: khi phối giống cho


12
lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối
hai lần.
+ Ảnh hưởng thời gian cai sữa
Phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ (Xue và cs 1993, theo
Ian Gordon, 1997)[57] nhận thấy thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số
sơ sinh/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng
cách từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài.
Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian động dục trở lại 4 - 5 ngày có thể
phối giống và có thành tích sinh sản tốt.
+ Ảnh hưởng của chăm sóc, quản lý lợn nái:

Việc nuôi nhốt hoàn toàn lợn cái hậu bị gây trở ngại cho phối giống, chủ
yếu là lợn cái không động dục. Các nhà chăn nuôi dự tính khắc phục vấn đề này
bằng cách không nuôi nhốt kín lợn cái hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước
thời kỳ phối giống (Zimmerman và cs., 1996)[50]. Việc nuôi nhốt cá thể hoặc
nuôi riêng biệt từng lợn cái hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với
những cái hậu bị được nuôi theo nhóm. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến
cáo không nên nuôi lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất
lượng thịt lợn
Sinh trưởng là quá trình tự nhiên của sinh vật, sự tăng lên về kích thước,
trọng lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật trong giai
đoạn còn non cho đến thành thục về thể vóc. Thực chất của sự sinh trưởng chính
là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi.
* Ảnh hưởng các yếu tố di truyền
+ Ảnh hưởng của giống
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số
di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng trọng lượng sơ sinh và sinh trưởng


13
trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so
với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo.
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch
và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến 0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs, 2001)[13]; .
Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các
chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân
thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở
lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm;
ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell

và cs, 1993)[55].
Nhiều nghiên cứu trên các giống lợn bản địa cũng cho biết khả năng sinh
trưởng, năng suất và chất lượng thịt giữa các giống lợn là khác nhau. Trong một
nghiên cứu, Vũ Đình Tôn và cs. (2012)[39] cho biết khả năng tăng trọng lượng
ở giai đoạn 30, 60 và 90 ngày tuổi giữa lợn Bản thuần và lợn Móng Cái lai lợn
Bản có sự sai khác với mức ý nghĩa P<0,05; Nghiên cứu trên lợn Khùa và lợn
Khùa lai lợn Rừng của Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2010)[32] cho biết hầu hết
các chỉ tiêu về sinh trưởng, cho thịt (ngoại trừ tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ xương, tỷ lệ da)
đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), nhưng chất lượng thịt sai khác
không có ý nghĩa (P>0,05).
Ngoài ra, hàng loạt thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ
tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và
diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống lợn khác nhau. Cụ thể: lợn Bản tại
Tân Lạc, Hòa Bình có tỷ lệ thịt móc hàm 71,67%, thịt xẻ 61,89% (Quách Văn
Thông, 2009)[47]; lợn Bản Điện Biên có tỷ lệ thịt móc hàm 75,41%, tỷ lệ thịt xẻ
59,27% (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010)[19]; lợn 14 vú Mường Lay
Điện Biên có tỷ lệ thịt móc hàm của lợn cái và lợn đực thiến là 75,77% và
75,40%, tỷ lệ thịt xẻ 59,78%, (Trịnh Phú Cử, 2011)[5]; tỷ lệ móc hàm của lợn


14
Táp Ná là 79,06 %, tỷ lệ thịt xẻ là 64,68%, tỷ lệ nạc thấp 32,90%, tỷ lệ mỡ cao
46,82% (Nguyễn Văn Trung và cs, 2009)[48]; lợn đen Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
có tỷ lệ móc hàm đạt 79,21%, tỷ lệ thịt xẻ/móc hàm đạt cao (83,75%), tỷ lệ nạc
là 35,48%, độ dày mỡ lưng là 38,68 mm (Phạm Thị Hiền Lương và Mông Thị
Xuyến, 2009)[28].
* Ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh
+ Ảnh hưởng của tính biệt và thiến
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành
của cơ thể khác nhau. Lợn đực có trọng lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến.

Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái
và lợn đực thiến.
+ Ảnh hưởng của tuổi và trọng lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và trọng
lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự
tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên
giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến
tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ
thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi
còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng.
+ Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và
chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng trọng
lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố
ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong


15
chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do đó chỉ tiêu về
tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại,
qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả
năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó
thời gian nuôi sẽ được rút ngắn, tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và
tăng trọng lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng trọng
lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.

+ Ảnh hưởng của năm và mùa vụ
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết
chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng trọng
lượng của lợn. Nguyễn Văn Đức và cs, (2000)[12] cũng cho biết tăng trọng
lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.5.1.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống lợn bản địa
Ở Việt Nam các giống lợn bản địa rất phong phú và được phân bố khắp
các vùng của đất nước, tại mỗi vùng có những giống với các nét đặc trưng riêng.
Theo định nghĩa về giống của FAO: “Các nhóm có ngoại hình giống nhau có thể
được xem là giống khác nhau nếu như xa nhau về địa lý”. Theo định nghĩa này
thì Việt Nam hiện có khoảng 26 giống lợn bản địa (Tạ Thị Bích Duyên và cs,
2013)[16]. Trong đó, các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc có số
lượng các giống lợn bản địa nhiều nhất so với các vùng sinh thái khác của cả
nước với 13 giống; khu vực đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ có 4 giống; khu
vực các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ hiện còn 4 giống; Tây Nguyên có 2 giống
và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 2 giống.


16
Tạ Thị Bích Duyên và cs, (2013)[16] cho biết, lợn bản địa có đặc điểm
ngoại hình đa dạng, được phân biệt tập trung thành 5 nhóm chính gồm: (1) nhóm
lợn đen bao gồm lợn đen toàn thân và lợn đen có vệt trắng ở đầu, 4 chân, chót
đuôi, nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm (16 giống); (2) nhóm
lợn lang lông đen và loang trắng cố định ở vùng bụng kéo dài xuống đùi và 4
chân (3 giống); (3) nhóm lợn lang có các đốm đen trên thân (4 giống); (4) nhóm
lợn Hung bao gồm lợn có màu hung nâu toàn thân hoặc hung nhạt (2 giống); (5)
nhóm lợn có da và lông toàn thân màu trắng (2 giống).

Theo Nguyễn Văn Đức, (2012)[14] đã tổng hợp mô tả đặc điểm ngoại
hình của một số giống lợn bản địa tương đối phổ biến tại Việt Nam. Kết quả cho
thấy, lợn Móng Cái có tầm vóc trung bình, ngắn mình, cổ ngắn, tai nhỏ, lưng
võng, bụng sệ, màu đen, trừ 6 điểm trắng (đốm trắng hình tam giác hoặc hình
thoi nằm giữa trán, mõm trắng, cuối đuôi có chùm lông trắng, bụng trắng, bốn
chân trắng và đặc biệt là có khoang trắng nối giữa 2 bên hông với nhau vắt qua
vai trông giống như cái “yên ngựa”. Giống lợn Ỉ có lông da đen bóng, lông nhỏ,
thưa; đầu hơi to, mặt cong và nhăn, trán hẹp, mắt híp, nọng cổ và má chảy sệ,
mõm to bè, ngắn, càng già mõm càng dài và cong lên, môi dưới thường dài hơn
môi trên; vai tương đối nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn so với loại hình lợn ỉ
pha; chân thấp, chân trước thẳng, chân sau hơi bị nghiêng, lợn nái thường đi chữ
bát; bụng sệ hầu như bụng luôn quét trên mặt đất. Lợn Mường Khương có lông
thưa, mềm, màu đen hoặc nâu, có một đốm trắng ở giữa đầu, chân và cuối đuôi,
mõm dài thẳng hay hơi cong, trán nhăn, tai to, hơi cúp về phía trước như
Landrace lai với các giống lợn bản địa khác. Giống lợn Táp Ná có nhiều nét
giống lợn Móng Cái, nhưng có những nét khác biệt như lông và da đen, ngoại
trừ 6 điểm trắng: giữa trán, 4 cẳng chân, chóp đuôi, đầu to vừa phải, tai hơi rủ
cúp xuống, mặt thẳng, mặt không nhăn nheo như lợn Ỉ.


×