ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ YẾN NHI
PHÂN TÍCH HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng – Năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ YẾN NHI
PHÂN TÍCH HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đường Nguyễn Hưng
Đà Nẵng – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LÊ THỊ YẾN NHI
MỤC LỤC
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
3
d. Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory)............................................................................20
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 (BẢN SAO)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
BCTC
LNST
NAICS
TSCĐ
UB CKNN
VAS
TTCK
LCTT
KQHĐKD
LCTTTHĐKD
NGTSCĐHH
DTT
TONGTS
CP
SIC
ICB
GICS
PGS-TS
NĐ-CP
QĐ-BTC
TT-BTC
GDP
TP-DU-TL
HTD
NĐT
Đ/C
CMKT
SX
KTV
DIỄN GIẢI
Báo cáo tài chính
Lợi nhuận sau thuế
The North American Industry Classification System
Tài sản cố định
Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Thị trường chứng khoán
Lưu chuyển tiền tề
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Chi phí
Standard Industrial Classification
Industry Classification Benchmark
The Global Industry Classification Standard
Phó giáo sư tiến sĩ
Nghị định – chính phủ
Quyết định – bộ tài chính
Thông tư – bộ tài chính
Gross Domestic Product
Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá
Hàng tiêu dùng
Nhà đầu tư
Điều chỉnh
Chuẩn mực kế toán
Sản xuất
Kiểm toán viên
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.1.
3.2.
3.3.
Tên bảng
Trang
Tổng quan các chỉ tiêu tài chính quan trọng
So sánh tiêu chí niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng
33
khoán
Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56
Thống kê số lượng công ty qua từng năm
Thống kê số lượng công ty trong mỗi nhóm ngành
Kết quả ước lượng tham số nhóm ngành thực phẩm - đồ
uống - thuốc lá
Mô tả thống kê các hệ số ước lượng theo mô hình
Modified Jones
Mô tả thống kê biến DA và trị tuyệt đối của DA (kí hiệu
3.4.
là DA1)
Kiểm định sự phân phối chuẩn của DA và DA1
Kết quả kiểm định Wilconxon Signed Rank Test giá trị
3.5.
trung bình của DA1 với mức điều chỉnh 1% so với tổng
37
43
45
46
49
51
51
52
55
tài sản
Kết quả kiểm định Wilconxon Signed Rank Test giá trị
3.6.
trung bình của DA1 với mức điều chỉnh 5% so với tổng
56
3.7.
tài sản
Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1
Kiểm định Mann-Whitney sự khác biệt về mức độ quản
57
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
trị lợi nhuận theo ngành
Kiểm định T - Test sự khác biệt về mức độ quản trị lợi
nhuận theo ngành
Kiểm định Kruskal-Wallis sự khác biệt về mức độ quản
trị lợi nhuận theo quy mô
Kiểm định ANOVA về sự khác biệt về mức độ quản trị
lợi nhuận theo quy mô
Mô tả thống kê hành vi quản trị lợi nhuận theo quy mô
Kiểm định Mann-Whitney sự khác biệt về mức độ quản
58
58
60
61
62
65
Số hiệu
bảng
3.14.
3.15.
Tên bảng
trị lợi nhuận theo sàn niêm yết
Kiểm định T-Test sự khác biệt về mức độ quản trị lợi
nhuận theo sàn niêm yết
Mô tả thống kê hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo 2 sàn
niêm yết HoSE và HNX
Trang
65
66
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên hình vẽ
hình
Trang
Error:
Refere
2.1.
Tỷ trọng vốn hóa
nce
source
not
found
Error:
Refere
3.1.
Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram của DA,
DA1
nce
source
not
found
Error:
Refere
3.2.
Biểu đồ Q-QPlot của DA và DA1
nce
source
not
found
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà đầu tư thường quan tâm tới nhiều thông tin trên BCTC, trong đó
thông tin về lợi nhuận là thông tin được quan tâm nhiều nhất. Vì vậy đó cũng
là thông tin mà các nhà quản lý có xu hướng tác động nhiều nhất. Sự phát
triển của nền kinh tế khiến các ngành nghề ngày càng được đa dạng hóa,
trong đó ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam là công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng cũng có sự phát triển nhanh chóng về cả về chiều rộng và
chiều sâu. Tuy nhiên để mở rộng thêm quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh
trước rất nhiều tập đoàn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn của thế giới,
các công ty cần phải huy động được nhiều vốn hơn từ các nhà đầu tư. Để thu
hút được vốn và nâng cao uy tín trên thị trường, các công ty cần có một
BCTC đẹp, thể hiện kết quả kinh doanh tốt. Thực tế là những năm gần đây,
một loạt công ty niêm yết công bố kết quả kinh doanh thay đổi trước và sau
kiểm toán đã gây nhiều lo lắng cho các nhà đầu tư. Điều này đã đặt ra câu hỏi
liệu có hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ngành sản xuất
hàng tiêu dùng tại Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hành vi quản trị lợi
nhuận của nhà quản lý. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam vẫn còn mới mẻ
nên các nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận mới chỉ bắt đầu được thực
hiện những năm gần đây. Nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận của ngành
công nghiệp quan trọng của Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là
ngành sản xuất hàng tiêu dùng là hết sức cần thiết. Do đó, Tác giả chọn đề
tài:”Phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong khuôn khổ phạm vi, thời gian nghiên cứu hạn chế, Tác giả lựa
2
chọn mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định:
- Có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty niêm yết
nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam?
- Phân tích sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC của các
công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam theo ngành,
theo quy mô và theo sàn niêm yết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi quản trị lợi nhuận trên báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu
dùng trên Sở giao dịch chứng khoản Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX).
- Về thời gian: Luận văn sử dụng dữ liệu của các công ty đã niêm yết
trong năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận thực chứng, thông qua mô hình
toán thống kê để chứng minh giả thuyết. Quy trình nghiên cứu từ nghiên cứu
cơ sở lý luận đến đặt ra giả thuyết nghiên cứu, sau đó thu thập số liệu từ
BCTC của các công ty niêm yết trên 02 sàn HoSE và HNX trong năm 2014
và 2015. Tiếp đến sử dụng mô hình phân tích quản trị lợi nhuận Modified
Jones (1995) để kiểm định giả thuyết, phân tích kết quả được thực hiện thông
qua các công cụ thống kê toán.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng để trả lời cho câu hỏi có hay
3
không hành vi quản trị lợi nhuận ở các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất
hàng tiêu dùng Việt Nam, và chứng minh có hay không sự khác biệt về hành
vi quản trị lợi nhuận theo nhóm ngành, theo quy mô, theo sàn niêm yết của
các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên 02 sàn HoSE
và HNX. Nếu chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu này, đề tài sẽ giúp
cho các đối tượng sử thông tin nhận diện việc điều chỉnh lợi của các công ty
niêm yết trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam thông qua
việc thu thập số liệu và kiểm định việc điều chỉnh lợi nhuận bằng các mô hình
nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận. Từ đó giúp các đối tượng sử dụng thông tin
có nguồn thông tin chính xác hơn để đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng
thời nghiên cứu này cũng đưa ra một số kiến nghị với các bên có liên quan
nhằm kiểm soát hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nâng cao chất lượng của thông
tin công bố trên BCTC của các công ty niêm yết.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, sơ đồ và phụ
lục, Luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hành vi quản trị lợi nhuận
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị lợi nhuận và sự can thiệp có chủ đích trong quá trình cung cấp
thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân, phản ánh hành
động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán mang lại
lợi ích và tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Động cơ quản trị lợi nhuận
chủ yếu là chế độ lương thưởng của nhà quản trị, thu hút nguồn tài trợ và tối
thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp…Do đó các nhà quản trị sẽ tận dụng
mọi cơ hội để quản trị lợi nhuận theo ý muốn. Vì vậy, phân tích hành vi quản
4
trị lợi nhuận sẽ phần nào giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá
khách quan hơn tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế
giới có nhiều nghiên cứu về quản trị lợi nhuận bằng nhiều mô hình như: mô
hình của Healy (1985), mô hình DeAngelo (1986), mô hình Jones (1991), mô
hình Jones điều chỉnh (1995)… [19]
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị lợi nhuận
như: ‘’Kế toán theo cơ sở dồn tích và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh
nghiệp’’ (2009)“Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận” (2007) của PGS.
TS Nguyễn Công Phương. Các nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý thuyết
cho các nghiên cứu về việc vận dụng chính sách kế toán nhằm điều chỉnh lợi
nhuận theo ý muốn của nhà quản trị. Bên cạnh đó, Tác giả cũng tổng hợp các
nghiên cứu có liên quan về mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận trên thế
giới, qua đó đánh giá những ưu, nhược điểm của từng mô hình. [8], [10]
Trong bài viết “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận
công bố trên BCTC” của PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng (2013) đã chỉ ra
hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị thông qua việc vận dụng chính
sách kế toán cũng như mục đích của việc quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên bài
viết này chỉ giới hạn ở các nghiên cứu lý thuyết chứ chưa phải là nghiên cứu
thực nghiệm, do đó chưa đưa ra bằng chứng về hành vi quản trị lợi nhuận của
nhà quản trị. [6]
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thùy Dương (2015) đề tài “Sử dụng
mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp các công ty
niêm yết ở HoSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” đã vận dung mô hình
Modified Jones (1995) để phân tích hành vi quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên
nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các công ty niêm yết trên sàn HoSE đối với các
công ty phát hành thêm cổ phiếu năm 2013. Hai sàn HoSE và HNX có tiêu
chuẩn niêm yết khác nhau do vậy nghiên cứu chỉ có giá trị đối với sàn HoSE.
5
Bên cạnh đó chưa nghiên cứu đối với trường hợp các công ty không phát
hành thêm cổ phiếu. [5]
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) đề tài “Nghiên cứu hành
vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến
2010Tác giả sử dụng mô hình DeAngelo và Friedlan để đưa ra kết luận phần
lớn các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Mô hình DeAngelo và Friedlan có hạn chế là các
mô hình này giả định quy mô doanh nghiệp không thay đổi qua 2 năm và năm
liền trước không có điều chỉnh lợi nhuận. Nếu vi phạm giả thuyết này thì kết
quả nghiên cứu không còn chính xác nữa. [11]
Hiện nay có rất ít những nghiên cứu nào đi sâu phân tích hành vi quản trị
lợi nhuận của các công ty nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, một
trong những ngành công nghiệp quan trọng mà các nhà đầu tư trong nước
cũng như nước ngoài hết sức quan tâm. Vì vậy dựa trên cở sở lý thuyết về
hành vi quản trị lợi nhuận, Tác giả vận dụng mô hình Modified Jones (1995)
để nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam để chứng minh có
hành vi quản trị lợi nhuận và phân tích sự khác biệt theo ngành, theo quy mô,
theo sàn niêm yết của các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng. Giải quyết
được các vấn đề trên sẽ giúp cho các đối tượng có liên quan có được thông tin
chuẩn xác, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn. Đồng thời, nghiên cứu
như một căn cứ giúp cho các cơ quan Nhà nước, cơ quan kiểm toán có thể
kiểm soát tốt hơn hành vi quản trị lợi nhuận để làm sạch thông tin trên BCTC.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1.1.1. Cơ sở đo lường lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán được đo lường dựa trên các cơ sở, nguyên tắc sau
(theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – VAS 01). [1]
- Cơ sở dồn tích: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất chi phối các phương
pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Cụ thể, mọi nghiệp vụ kinh
tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn
chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi tiền hoặc tương đương
tiền.
- Hoạt động liên tục: Lợi nhuận kế toán theo nguyên tắc hoạt động liên
tục được xác định căn cứ vào thời kỳ quy định liên quan đến hoạt động trong
một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, lợi nhuận được xác định trên
cơ sở hoạt động liên tục.
- Sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí: Đó là việc ghi nhận doanh thu
và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải
ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan tới việc tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tạo ra doanh thu không chỉ gồm chi phí của kỳ tạo ra mà còn gồm cả
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng có liên quan tới doanh
thu của kỳ đó.
- Nguyên tắc thận trọng kế toán: Nguyên tắc này áp dụng khi xem xét,
cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc
chắn. Nội dung của nguyên tắc thận trọng là: Phải trích lập dự phòng nhưng
7
không quá lớn; không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu
nhập; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, trong khi đó chi phí được ghi nhân khi có bằng chứng về
khả năng phát sinh.
1.1.2. Khái niệm và mục đích của hành vi quản trị lợi nhuận
a. Khái niệm hành vi quản trị lợi nhuận
Đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận. Thuật ngữ earning management xuất hiện từ khá sớm. Theo Schipper
(1989) điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có cân nhắc trong quá trình
cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân. Nhà
kinh tế học Scott (1997) cho rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành
động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các chính sách kế toán nhằm đạt
được mục tiêu cá nhân. Trong nghiên cứu của mình, Healy and Whalen
(1999) cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi ban giám đốc sử dụng các
ước tính kế toán hoặc giao dịch nội bộ để nhằm thay đổi BCTC, đánh lạc
hướng người sử dụng thông tin trên BCTC về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty…
Trong khi đó, Ronen và Yaari (2008) đã nghiên cứu, tổng hợp lại các
khái niệm và đưa ra định nghĩa như sau: điều chỉnh lợi nhuận là hành vi của
nhà quản lý sử dụng việc ghi nhân trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài
khoản đề làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin
của họ. Tùy thuộc vào động cơ, nhóm nghiên cứu Ronen và Yaari phân điều
chỉnh lợi nhuận thành 3 nhóm:
- White Earnings Management – Điều chỉnh lợi nhuận trắng: Nhà quản
trị dựa trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn chính sách kế toán một cách linh
hoạt nhằm thông báo ý chí cá nhân của họ về dòng tiền của công ty trong
8
tương lai. Mục đích của nhà quản trị là muốn công bố nhiều thông tin có chất
lượng tốt hơn tới người sử dụng. Theo cách này, điều chỉnh lợi nhuận được
xem là có lợi và làm tăng chất lượng BCTC
- Grey Earnings Management – Điều chỉnh lợi nhuận xám: Nhà quản trị
lựa chọn chính sách kế toán trong hoặc ngoài giới hạn cho phép nhằm làm gia
tăng giá trị của công ty trước công chúng hoặc vì động cơ vụ lợi
- Black Earnings Management – Điều chỉnh lợi nhuận đen: là hành vi sử
dụng các biện pháp, thủ thuật của nhà quản trị để làm sai lệch hoặc giảm sự
minh bạch của các BCTC
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mình, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu
về khía cạnh điều chỉnh lợi nhuận trắng. Nghĩa là việc các nhà quản trị dựa
trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn chính sách kế toán một cách linh hoạt
nhằm điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC.
Tại Việt Nam, đã có một số công trình, bài nghiên cứu và bài báo trong
nước bàn về điều chỉnh lợi nhuận như:
PGS-TS. Đường Nguyễn Hưng với đề tài ‘’Quản trị lợi nhuận thông qua
lựa chọn chính sách kế toán trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam’’ định nghĩa: Điều chỉnh lợi nhuận là việc người quản lý sử
dụng các đánh giá chủ quan của mình trong quá trình lập và công bố BCTC
và quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi BCTC nhằm đánh lừa
các bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm thay đổi các kết quả của hợp đồng
mà điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán.
PGS.TS Nguyễn Công Phương của Trường Đại học Đà Nẵng đưa ra khái
niệm trong ‘’Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận trong trường hợp phát
hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán’’
đăng trên tạp chí khoa học kinh tế Số 2 (06) 2014 như sau: Điều chỉnh lợi
nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh
9
nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Thuật ngữ Earnings Management được dịch theo nhiều cách như sau:
điều chỉnh lợi nhuận, quản trị lợi nhuận, quản trị thu nhập…Trong Luận văn
này thuật ngữ Earnings Management được dùng với nghĩa ‘’điều chỉnh lợi
nhuận’’. Như vậy những điều chỉnh lợi nhuận qua các nghiên cứu ở trên đều
có những đặc điểm chung như sau:
- Là hành vi, quyết định có chủ đích của nhà quản trị
- Sự can thiệp của nhà quản trị làm thay đổi các thông tin trên BCTC
- Là sự công bố thông tin liên quan đến các thời điểm trình bày BCTC.
Qua các nghiên cứu trên, có thể hiểu : Quản trị lợi nhuận là hành động
làm thay đổi lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp bằng vận cách
vận dụng các chính sách kế toán để tác động tới doanh thu và chi phí. Quản trị
lợi nhuận được thực hiện trong phạm vi các nguyên tắc kế toán, có thể nói
quản trị lợi nhuận hay còn gọi quản trị lợi nhuận là hợp pháp; thông qua vận
dụng linh hoạt các nguyên tắc kế toán để làm thay đổi doanh thu, chi phí ghi
nhận trong kỳ.
b. Mục đích của hành vi quản trị lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị doanh nghiệp trong những
giai đoạn khác nhau có những động cơ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu
nào đó. Tại Việt Nam, mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận thường là:
Thứ nhất, hợp đồng, thù lao và tiền thưởng. Trong thực tế, các doanh
nghiệp niêm yết có chế độ trả lương hoặc trả thưởng cho ban điều hành bằng
tỷ lệ % nhân với lợi nhuận kế toán. Trong trường hợp này, nhà quản trị và ban
điều hành sẽ có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận của kỳ kế toán. Do tỷ lệ
% được quy định từ trước (là không đổi) nên muốn tăng mức lương, thưởng
thì chỉ còn cách tăng lợi nhuận. Theo một cách khác, hợp đồng thù lao giữa
ban điều hành và doanh nghiệp quy định mức thưởng tỷ lệ với mức lợi nhuận.
10
Cụ thể như khi lợi nhuận đạt đến mức A (đơn vị tiền) thì ban điều hành được
thưởng B (đơn vị tiền). Do đó nếu trong thực tế lợi nhuận chưa đạt được mức
A thì nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tới mức A và ngược lại vì
dù lợi nhuận có vượt ngưỡng A thì nhà quản trị vẫn không được nhận thêm
lương thưởng.
Thứ hai, cân bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm bảo đảm lợi
nhuận bền vững trong dài hạn. Nhằm giữ ổn định giá cổ phiếu hoặc làm tăng
giá trị thị trường của doanh nghiệp, các nhà quản trị nỗ lực giảm thiểu sự biến
động chỉ tiêu lợi nhuận trong các kỳ kế toán. Bởi vì lợi nhuận giữa các kỳ kế
toán biến động lớn đồng nghĩa với rủi ro cao khi đầu tư vào công ty đó, dẫn
tới giá cổ phiếu sẽ giảm. Hệ quả là nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi
nhuận nhằm đạt được sự ổn định giữa các kỳ kế toán nhằm bảo đảm lợi
nhuận, sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Thứ ba, tránh vi phạm hợp đồng tín dụng. Một số doanh nghiệp có mục
đích điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh vi phạm trong hợp đồng đi vay. Nếu vi
phạm, các chủ nợ có thể tăng lãi suất, bắt trả nợ trước hạn đối với các khoản
nợ đó. Vì nếu doanh nghiệp làm ăn không có lợi nhuận, các chủ nợ cho rằng
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ và có quyền áp
dụng các hình thức phạt gây bất lợi cho doanh nghiệp. Dẫn tới các nhà quản
trị thường áp dụng điều chỉnh lợi nhuận để tránh vấp phải các rắc rối liên
quan tới hợp đồng tín dụng.
Thứ tư, thu hút đầu tư, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nhằm giảm
thiểu rủi ro khi phát hành cổ phiếu ra công chúng, bên cạnh các biện pháp như
marketing các nhà quản trị thường điều chỉnh lợi nhuận tăng tối đa (trong
khuôn khổ cho phép) làm cho BCTC của doanh nghiệp đẹp hơn nhằm huy
động vốn theo đúng tiến độ đã hoạch định.
Thứ năm, đáp ứng kỳ vọng của giới phân tích thị trường. Các nhà phân
11
tích trên TTCK thường quan tâm đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chính, trong đó doanh thu và lợi
nhuận là một trong những chỉ tiêu rất được quan tâm. Chính vì vậy, các nhà
quản trị chịu áp lực về việc đáp ứng sự mong đợi của nhà phân tích thông qua
hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Thứ sáu, thay đổi nhà quản trị. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận thường xảy
ra quanh thời điểm thay đổi nhà quản trị. Nhà quản trị của một công ty làm ăn
thua lỗ, kém hiệu quả sẽ cố gắng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tránh bị sa
thải. Mặt khác, nhà quản trị mới được bổ nhiệm sẽ cố gắng đẩy lợi nhuận lên
cao nhằm ký kết hợp đồng và củng cố vị trí của mình.
1.1.3. Vận dụng chính sách kế toán để thực hiện hành vi quản trị lợi
nhuận
Chuẩn mực kế toán số 29 ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC.
Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể
được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC.
Đặc trưng của chính sách kế toán:
- Tính nguyên tắc: kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc khi lập BCTC
- Lựa chọn: chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp lựa chọn các
phương pháp kế toán khác nhau phù hợp với đặc điểm và mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp kế toán khác nhau sẽ làm thay
đổi thông tin trên BCTC.
- Ước tính kế toán: là các nguyên tắc đo lường đối tượng kế toán mà
doanh nghiệp tự xây dựng do chuẩn mực kế toán không thể bao quát mọi vấn
đề phát sinh ở trong nội tại doanh nghiệp. Các ước tính kế toán bao gồm ước
tính liên quan đến khấu hao TSCĐ, cách xác định dự phòng, ước tính giá trị
sản phẩm dở dang…
Lựa chọn chính sách kế toán:
12
a. Tác động đến doanh thu
- Chính sách tính giá thành sản phẩm và xác định sản phẩm dở dang:
Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang có thể làm thay đổi giá thành, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn
hàng bán.
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Việc lựa chọn phương pháp tính
giá thành sản phẩm và phương pháp ước tính giá trị sản phẩm dở dang có thể
làm thay đổi giá thành sản phẩm, dẫn tới có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán.
Hiện tại theo Thông tư 200/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế
toán doanh nghiệp (Thông tư 200), phương pháp tính giá thành gồm những
phương pháp sau:
1. Phương pháp tỷ lệ: Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm
sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng
loại sản phẩm trong quy trình đó
2. Phương pháp định mức: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện
hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức. Qua
đó doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép.
3. Phương pháp hệ số: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn,
quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ
số quy định, xác định giá thành của từng loại sản phẩm.
4. Phương pháp giản đơn:Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các
doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo
phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm
kê ở từng giai đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm
và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho đơn vị sản
13
phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn,
sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.
2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp: Sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
còn các chi phí gia công chế biến được tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương: Sản phẩm dở dang trong kỳ của doanh nghiệp áp dụng phương
pháp này phải chịu toàn bộ chi phí theo mức độ hoàn thành, theo đó khi kiểm
kê sản phẩm dở dang người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy
đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Chính sách tính giá trị hàng xuất kho: Có 4 phương pháp tính giá trị
hàng xuất kho (VAS 02): nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, thực tế
đích danh và bình quân gia quyền. Lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất
kho có thể làm thay đổi giá vốn hàng bán trong kỳ.
Việc lựa chọn phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho sẽ ảnh
hưởng đến giá vốn hàng bán dẫn đến làm thay đổi lợi nhuận trong kỳ. Theo
VAS 02, việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các
phương pháp sau:
1. Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, sản
phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập
kho của lô hàng đó để tính.
2. Phương pháp bình quân gia quyền. ‘’Giá trị của từng loại hàng tồn
kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị
trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng
về, phụ thuộc và tình hình của doanh nghiệp’’. Theo phương pháp này giá
xuất kho hàng hóa được tính theo đơn giá bình quân gồm có bình quân dự trữ
14
cả kỳ, bình quân dự trữ cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập.
3. Phương pháp nhập trước, xuất trước: Giá trị hàng xuất kho được tính
theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của
hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc
gần cuối kỳ còn tồn kho
4. Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp này ngược với
phương pháp trên và thường được doanh nghiệp áp dụng trong giai đoạn lạm
phát.
- Chính sách về thanh lý TSCĐ: Lựa chọn thời điểm mua, thanh lý
TSCĐ có thể điều chỉnh doanh thu, chi phí.
b. Tác động đến chi phí
- Chính sách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nhà quản trị có thể
thay đổi giá bán và chi phí ước tính để thay đổi mức lập dự phòng, điều chỉnh
chi phí trong kỳ. Doanh nghiệp thực hiện ước tính mức trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho theo ý chí chủ quan của nhà quản trị, từ đó sẽ ảnh
hưởng tới chi phí dẫn tới ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
- Chính sách kế toán về chi phí vốn vay: Việc doanh nghiệp xác định
khoản chi phí đi vay nào được vốn hóa trong kỳ, ghi nhận vào chi phí sản
xuất kinh doanh hay thời điểm vốn hóa, tạm ngừng vốn hóa và chấm dứt vốn
hóa có thể làm ảnh hưởng tới chi phí dẫn đến ảnh hưởng tới lợi nhuận kế toán
của doanh nghiệp.
- Chính sách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Việc lập dự phòng nợ
phải thu khó đòi dựa trên mức dự kiến tổn thất đối với những khoản nợ chưa
đến hạn. Nhà quản trị có thể điều chỉnh chi phí thông qua trích lập dự phòng
nợ phải thu khó đòi dựa trên mức độ tổn thất dự kiến, tuổi nợ…
Dự phòng phải thu khó đòi là những khoản dự phòng phần giá trị các
khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản
15
chất tương tự khó có khả năng thu hồi.
- Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Mức trích lập dự
phòng có thể được điều chỉnh ít hơn mức cần thiết hoặc nâng mức trích lập để
điều chỉnh việc ghi nhận chi phí trích lập dự phòng.[2]
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính bao gồm dự phòng giảm giá chứng
khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tài chính là dự phòng phần giá trị bị tổn
thất do giảm giá các chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra;
và dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh
nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn.
- Chính sách phân bổ chi phí trả trước: Đối với các chi phí cần phân bổ
qua nhiều kỳ, nhà quản trị có thể lựa chọn số kỳ phân bổ để điều chỉnh chi phí
từng kỳ. Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính
vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh trong doanh nghiệp. Theo
thời gian phân bổ, các khoản chi phí trả trước được chia thành chi phí trả
trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn. Nguyên nhân chỉ tiêu này chưa
được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ là vì chỉ tiêu này chưa tạo ra lợi ích
cho kỳ đó và sẽ tạo ra lợi ích cho nhiều kỳ.
- Chính sách về trích trước chi phí: Chế độ kế toán cho phép các công ty
được tính trước và hạch toán và chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ khi có sở, được tính toán chặt chẽ nhằm không gây phát
sinh đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí trả trước như lương,
chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí doanh nghiệp sản xuất theo mùa vụ…Nhà
quản trị có thể điều chỉnh chi phí thông qua việc lựa chọn mức trích trước,
hoàn nhập.
- Chính sách khác:
+ Ước tính % hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu: Để điều
chỉnh lợi nhuận theo hướng mong muốn, một trong những thủ thuật phổ biến
16
nhất có lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh
thu. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận
định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc.
+ Lựa chọn thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế: Lựa chọn thời
điểm mua hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận
kế toán. Nhà quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán
TSCĐ để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận lợi nhuận hay thua lỗ
hoạt động khác. Từ đó, nhà quản trị có thể tác động đến lợi nhuận theo ý
muốn chủ quan của mình.
Tóm lại các phương án trên có thể được vận dụng tổng hợp để điều chỉnh
lợi nhuận mục tiêu của một kỳ hoặc vài kỳ kế toán tuỳ theo tình hình kinh
doanh, đặc điểm của từng doanh nghiệp, mức độ linh hoạt của các phương
pháp kế toán, trình độ của kế toán viên và mục tiêu lợi nhuận của nhà quản trị
doanh nghiệp.
c. Các kĩ thuật quản trị lợi nhuận khác
- Kỹ thuật quản trị lợi nhuận thông qua chính sách giá và tín dụng: Nới
lỏng chính sách bán hàng trả chậm hoặc công bố tăng giá kỳ sau sẽ làm tăng
doanh thu kỳ này.
- Cắt giảm một số chi phí: Cắt giảm một số chi phí không cần thiết để
tăng lợi nhuận.
- Trì hoãn hay thúc đẩy thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả: Đối
với các khoản đầu tư không hiệu quả thường mang lại một khoản lỗ nếu như
thanh lý, trì hoãn hay thúc đẩy việc thanh lý sẽ tác động đến lợi nhuận trong
kỳ.
- Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hoá”: Việc xác định thời điểm vốn
hóa, thời điểm tạm ngừng vốn hóa, thời điểm chấm dứt việc vốn hóa cũng có
ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu lợi nhuận.