ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Thị Lan.
2. TS. Trần Thị Minh Hương
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Thị Minh Hương và PGS.TS Đỗ Thị Lan.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2017
Người viết cam đoan
Dương Thị Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự
động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Trần Thị Minh Hương và PGS.TS Đỗ Thị Lan cùng các thầy, cô trong Khoa
Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực
hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng
như trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cố vũ tôi
trong suốt thời gian học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để
khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2017
Tác giả
Dương Thị Hương
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... v
Danh mục bảng biểu......................................................................................... vi
Danh mục hình ................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học: ...................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn: ............................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
1.2. Thực trạng môi trường trên Thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên ........ 14
1.2.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới .................................................... 14
1.2.2. Thực trạng môi trường ở Việt Nam ...................................................... 18
1.2.3. Thực trạng môi trường tại tỉnh Thái Nguyên ........................................ 22
1.3. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam .. 24
1.3.1. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới ..................... 24
1.3.2. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ....................... 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 36
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 36
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 37
iv
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 37
2.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu ................... 41
2.4.4. Phương pháp kế thừa............................................................................. 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 43
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Võ Nhai............................... 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 43
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 50
3.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tại huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 54
3.2.1. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 54
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước .................................................................. 58
3.2.3. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................... 72
3.2.4. Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànError! Bookmark no
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường qua ý kiến của người dân huyện Võ
Nhai về các thành phần môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường ............ 76
3.3.1. Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường đất, nước, không khí ...... 76
3.3.2. Hoạt động bảo vệ môi trường của người dân....................................... 78
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 79
3.4.1. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ ......................................................... 79
3.4.2. Giải pháp về thể chế, chính sách ........................................................... 80
3.4.3. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng
trong công tác bảo vệ môi trường. .................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 83
4.1. Kết luận .................................................................................................... 83
4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 856
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
BOD5
Nhu cầu ô xy sinh hóa (sau 5 ngày)
2
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
3
BVMT
Bảo vệ môi trường
4
COD
Nhu cầu ô xy hóa học
5
CTR
Chất thải rắn
6
ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
7
KLN
Kim loại nặng
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
QĐ
Quyết định
10
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
11
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
12
TT
Thông tư
13
UBND
Ủy ban nhân dân
14
VLXD
Vật liệu xây dựng
15
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các điểm quan trắc nước mặt địa bàn huyện võ nhai ..................... 38
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường đất, nước,
không khí......................................................................................... 41
Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu tại huyện Võ Nhai ............................................ 45
Bảng 3.2: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2016 ..................... 46
Bảng 3.3. Dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2016 ....... 52
Bảng 3.4. Kết quả phân tích một số kim loại nặng trong đất trồng lúa tại ..... 55
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước
mặt huyện Võ Nhai ......................................................................... 62
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước dưới đất tại huyện Võ Nhai ...................... 68
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cửa xả phân xưởng mỏ
vàng Bản Ná, năm 2017 .................................................................. 70
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt tại huyện Võ Nhai
năm 2017 ......................................................................................... 71
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại thị trấn Đình Cả......... 72
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại.................................. 73
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu vực nhà máy .... 74
Bảng 3.12. Khối lượng ctr sinh hoạt được thu gom ở huyện Võ NhaiERROR! BOOKM
Bảng 3.13. Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường đất, nước,
không khí......................................................................................... 76
Bảng 3.14. Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường qua ý kiến của người dân ..... 78
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .. 43
Hình 3.2. Hàm lượng Asen (As) trong mẫu đất tại huyện Võ Nhai ............... 56
Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng Kẽm (Zn) trong mẫu đất tại huyện Võ Nhai ... 57
Hình 3.4. Hàm lượng Chì (PB) trong mẫu đất tại huyện Võ Nhai ................. 57
Hình 3.5. Biểu đồ về hàm lượng pH trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ....... 63
Hình 3.6 . Biểu đồ về hàm lượng DO trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ..... 63
Hình 3.7. Biểu đồ về hàm lượng BOD5 trong nước mặt tại huyện Võ Nhai .. 64
Hình 3.8. Biểu đồ về hàm lượng COD trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ... 64
Hình 3.9. Biểu đồ về hàm lượng TSS trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ..... 65
Hình 3.10. Biểu đồ về hàm lượng Coliform trong nước mặt tại huyện Võ Nhai . 66
Hình 3.11. Biểu đồ về hàm lượng Asen trong nước mặt tại huyện Võ Nhai.. 66
Hình 3.12. Biểu đồ về hàm lượng Mangan trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ... 67
Hình 3.13. Biểu đồ về hàm lượng sắt trong nước mặt tại huyện Võ Nhai ..... 68
Hình 3.14. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại nhà máy xi măng La Hiên ............ 74
Hình 3.15. Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường đất, nước,
không khí tại huyện Võ Nhai .......................................................... 77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới
quan tâm. Nằm trong bối cảnh chung của thế giới, môi trường Việt Nam đang
xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân
bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho thấy, trong những
năm gần đây, môi trường đang chịu nhiều sức ép từ các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng và bị ô nhiễm. Mặc dù
đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhưng
chất lượng môi trường vẫn đang bị suy giảm khá nghiêm trọng. Trong đó chất
lượng môi trường tại các vùng kinh tế lớn phía Bắc đang là một trong những vấn
đề được quan tâm.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên
phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở
nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ
biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là
hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề
và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô
nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm
trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu,
ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách và trở thành nội
dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Tại tỉnh Thái Nguyên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày
càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn
2
tại, gây bức xúc trong dư luận...Võ Nhai là một huyện miến núi của tỉnh Thái
Nguyên. Là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên cũng là một điểm
nóng về ô nhiễm môi trường, điển hình là tại Nhà máy xi măng La Hiên. Đáng ngại
hơn, xung quanh các khu mỏ khai thác than hàm lượng bụi đã vượt quy chuẩn cho
phép đến 5 lần. Cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường đất tại các khu
vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt.
Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn
chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa
diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tê – xã hội bền vững. Đây cũng
chính là lý do tôi tiến hành thực hiện đề tài này.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Sau đại
học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn trực tiếp của
TS. Trần Thị Minh Hương và PGS.TS Đỗ Thị Lan tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường đất, nước, không khí huyện Võ Nhai
- Đánh giá nhận thức của người dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên về
các vấn về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường
- Đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người
dân về bảo vệ môi trường.
3
- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
- Xác định thực trạng môi trường tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Đưa các giải pháp bảo vệ môi trường cho địa phương nói riêng và khu
vực tỉnh Thái Nguyên nói chung.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua
ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
Việt Nam quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 27/5/2015 của Chính phủ Việt Nam quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia;
- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP
ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và
sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn;
5
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 6 01/8/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy đinh quy trình kỹ thuâṭ quan trắc môi trường
nước măt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuât quan trắc môi trường đất;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Môi trường;
- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về 11 Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia
đến năm 2020;
Bên cạnh đó, để đánh giá hiện trạng môi trường, Báo cáo sử dụng các Quy
chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường dưới đây:
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến môi trường
+ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí:
- QCVN 05:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
6
+ Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn:
- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc.
+ Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động:
- QCVN 27-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động.
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước:
- QCVN08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp.
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất:
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác:
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại;
- QCVN 50:2015/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số
32/2015/TT-BTNMT ngày 25/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường –
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình
xử lý nước.
- QĐ 3733:2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về
việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số.
1.1.2. Cơ sở lí luận
1.2.2.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
7
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
- Khái niệm Quan trắc môi trường: Là quá trình đo đạc thường xuyên một
hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của môi trường, theo
một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo
lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có
thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường nước [8].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
1.1.2.2. Một số loại ô nhiễm môi trường chủ yếu
* Ô nhiễm môi trường đất
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người... Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là
nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở
và các công trình khác. Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công
nghiệp khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như
8
ngày nay. Tuy nhiên con người lại có những tác động xấu đến môi trường như
sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều. Tuy nhiên trong
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất
khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô
nhiễm [9].
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng
báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông
nghiêp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh
hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều
căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm [19].
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người là thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của quần xã sống trong
đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật sống
trên cạn. Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc
và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô
nhiễm không khí lắng xuống đất theo nước mưa [7].
Nguyên nhân ô nhiễm đất chủ yếu là do nông dược và phân hóa học chúng
tích lũy dần trong đất qua các mua vụ. Do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng, làm vỡ kết cấu đất, xói
mòn đất [13].
* Ô nhiễm môi trường nước
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển.
Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con
người. Thế nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số
lượng và chất lượng.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá họcsinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
9
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về 6 tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [1].
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, ô nhiễm nước lục địa và đại dương
gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực
tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ví dụ: Ở Anh vào đầu của thế kỷ 19 sông Tamise rất
sạch nhưng vào giữa thế kỷ 20, nó đã trở thành cống lộ thiên. Các con sông khác
cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra biện pháp bảo vệ nghiêm
ngặt. Nước Pháp rộng hơn, công nghiệp phân tán và nhiều sông lớn hơn nhưng
vấn đề không khác là bao. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương xảy ra ở bờ phía
đông và nhiều vùng khác. Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie,
Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hóa được, kết quả là làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các
khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đó là sự cố tràn dầu, ô nhiễm nước
có nguyên nhân từ các loại chất thải, nước thải công nghiệp được thải ra các con
sông mà chưa qua khâu xử lý đúng mức, các loại phân bón háo học và thuốc trừ
sâu từ các khu dân cư sống ven sông [15].
* Ô nhiễm môi trường không khí
“Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao
gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một
lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều
kiện bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là
78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium.
Xenon, Hydro, Ozôn, hơi nước... Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới
phát hiện ra, nó đã được nói đến cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây,
nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với
10
độ chính xác cao về tác động của ô nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy
của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu
xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn và lo âu vì hít
thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ vật liệu (Katyal và Satake,
1989) [23].
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và
khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có
thể tác động 7 rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư,
từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu
lục này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này.
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng
năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng
thời, cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm
cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng [1].
“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại
tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung
quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá
trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự
thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường
không khí”[17].
Nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo. Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng chủ yêu do các hoạt
động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động của
các phương tiện giai thong vận tải và nông nghiệp [21].
11
* Ô nhiễm chất thải rắn
Nếu tính bình quân mỗi ngày một, một người thải ra môi trường 0,5 kg chất
thải sinh hoạt (rác thải), trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải ra 3 triệu tấn và 1
năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác thải. Với số lượng chất thải hàng ngày lớn như
vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút
nhiều công ty lớn mà phạm vi hoạt động của các công ty này có tầm cỡ quốc gia
[16]. Ví dụ, ở Mỹ có công ty Waste Management Inc, đi đầu trong xử lý chất
thải. Ở Anh có công ty Attwood PLC, Biffa (BET). Ở Pháp có công ty Cie
Lyonasedes Eaxux, Cie Generaldes Eaux.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn đô
thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban
đầu vứt bỏ trong khu vực đô thị mà không đòi hỏ được bồi thường cho sự vứt bỏ
đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận
mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu [16].
* Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong
chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện
của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự
hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ
cũng được sử dụng ít chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động
phóng xạ trên một bề mặt (hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt) [21].
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt
nhân kho, vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ
hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl v.v hằng năm làm nhiễm độc
2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ
ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt
của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây
12
nên những đột biến dị dạng, bệnh tật, … cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng
theo điều tra của uỷ ban này, thực chất, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí,
không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn
nước. Bởi vì, trong không khí các tia phóng xạ chỉ có một không gian tác động
rất hạn chế và giảm dần theo thời gian; còn trong nước, nó có thể đi xa hơn và
gây độc cho những vùng lân cận, không những thế ảnh hưởng của chúng ngày
càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn.
Vì vậy, khi Hiroshima và Chernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt
nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn
nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng
nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung
tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng
vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ [13].
Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ rất nguy hiểm. Đặc
biệt là tình trạng ô nhiễm do các chất phóng xạ không bị tiêu hủy hay không bị
vô hiệu hóa bởi con người, mà nó tự phân hủy theo thời gian, do đó không thể
loại trừ chất phóng xạ khi bị ô nhiễm. Chất phóng xạ là một dạng năng lượng tự
nhiên có trong đất, từ ánh sáng mặt trời và các tia vũ trụ, ngoài ra còn xuất phát
từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ
để chuẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò…. Bởi vậy, chúng ta đều có thể
tiếp xúc, ăn uống, hít thở phải chất phóng xạ.
Các chất phóng xạ nhân tạo đã đem lại nhiều lợi ích trong chuẩn đoán, điều
trị bệnh cũng như hàng loạt kỹ thuật trong khoa học, nghiên cứu sinh học, nông
nghiệp và công nghiệp. Tia X dùng để soi hành lý tại sân bay, kiểm tra các
khuyết tật mối hàn và các vết hàn hoặc các vết nứt trong công trình xây dựng…
Bức xạ mạnh được sử dụng thành công trong việc phát triển 1.500 giống cây
lương thực và cây trồng cho sản lượng cao, chống chịu tốt hơn với điều kiện
thiên nhiên và sâu bệnh.
13
* Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp
xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá
trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không
đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức
chịu đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ
thuộc từng người mà có cảm nhậntiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác
nhau [22].
Tác động của tiếng ồn, tai người có thể nghe được âm thanh từ 0 –
180dBA. Ngưỡng chói tai khoảng 140dBA. Tiếng nói chuyện bình thường
khoảng 30 – 60dBA. Tiêu chuẩn tiếng ồn trên các khu vực khác nhau thì khác
nhau: bệnh viện, nhà của người già (nhỏ hơn 35dB vào ban đêm và nhỏ hơn
45dB vào ban ngày), nhưng đối với khu dân cư (nhỏ hơn 45dB vào ban đêm và
lớn hơn 55dB vào ban ngày), khu thương mại (trung bình là 60dB). Hậu quả của
ô nhiễm tiếng ồn: quấy rầy giấc ngủ, ảnh hưởng tới thính giác, tác động xấu tới
tinh thần và hiệu quả làm việc của con người [21].
Theo Viện Quốc gia sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa kỳ, công nhân
tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp
thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất
ổn vì căng thẳng. Họ trở nên khó tính, khó chịu, hay gây gổ hơn người làm việc
nơi yên tĩnh.
* Ô nhiễm nhiệt
Mọi sự hoạt động của con người trên Trái đất đều sản sinh ra nhiệt nhưng
nguồn gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình thiêu đốt nhiên liệu như than
đá, dầu khí trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng
như các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất chế tạo vật liệu và cấu kiện xây
dựng… Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình sản xuất có thể trực tiếp phát tán vào
không khí hoặc gián tiếp thông qua nước làm nguội hay không khí làm nguội.
Ô nhiễm nhiệt là do hiện tượng từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện
nguyên tử và các hoạt động điều hòa là tác nhân chính làm nóng khí quyển, làm
14
cho bầu không khí bị ô nhiễm và làm thủng tầng ozon. Bên cạnh các máy điện
nguyên tử, nhiệt cũng làm cho mực nước các dòng sông tăng lên do sự ô nhiễm
nhiệt, khiến cho hàm lượng oxi trong nước giảm gây ảnh hưởng đến sự hô hấp
của các loài sinh vật sống dưới nước, làm các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
sinh vật này không phát triển được hoặc bị chết hàng loạt.
1.2. Thực trạng môi trường trên Thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới
Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay
da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn
đề đều luôn có mặt trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất.
Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá.
Thực trạng của vấn đề này và một số giải phát dưới con mắt của triết học cho
vấn đề thực sự đang rất nóng này. Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu ta
cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi
của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit
phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự
suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tớm…Chúng ta đang phải
đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển
và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa .
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với
nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong
vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ
C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới. Ấm lên toàn cầu có những
tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ quả tất yếu của
sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ
các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ụzôn, thay đổi
ngành nông nghiệp, và làm suy giảm ụxy trong đại dương [24].
Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của
các loài sinh vật, vì vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng. Biển và đại dương
đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng.
15
Viện Blacksmith - một cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại Mỹ, phối
hợp với Tổ chức Chữ thập Xanh của Thụy Sĩ vừa công bố danh sách mới “10
địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Danh sách này dựa trên cơ sở tập hợp, nghiên
cứu và kết luận rút ra từ hơn 2.000 báo cáo đánh giá về các khu vực ô nhiễm ở
49 nước trên thế giới. Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị
nhiễm trùng, ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của
các chất gây ô nhiễm môi trường, 10 thành phố này gồm:
+ Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hóa học
lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
+ Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc
+ Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại
trong đó có cả chì.
+ Thành phố Haina ở Cộng hòa Dominica, nơi táo chế và nấu chảy pin
người dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao.
+ Thành phố Rannipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng bởi
các chất thải từ các xưởng thuộc da.
+ Thành phố Chernobyl ở Ukraine một khu vực nổi tiếng bởi thảm họa
phóng xạ 20 năm trước.
+ Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan
+ Thành phố La Oroya ở Peru
+ Thành phố Norilsk ở Nga
+ Thành phố Rudnaya ở Nga.
Theo báo cáo của viện này, các khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới là những
khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có
thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa
phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Công bố danh sách 10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới, ông Richard
Fuller, Giám đốc Viện Blacksmith, đã nhấn mạnh rằng sức khỏe của hơn 200
triệu người đang bị ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển. Vì thế, ông kêu
16
gọi các nước hãy khẩn cấp hành động, giảm thiểu ô nhiễm, để bảo vệ sức khỏe
người dân [24].
Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì
không được kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chưa
được lọc sạch. Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và tăng nạn nghèo đói. Những nơi bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh sống có tuổi
thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát
triển trí tuệ.
Nghiên cứu do các cơ quan Liên hiệp quốc tế tiến hành cho thấy khoảng
20% trường hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi
trường gây nên.
Tại Chernobyl, báo cáo ước tính 5,5 triệu người vẫn bị đe dọa bởi vật
liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nước ngầm và đất cách đây 20 năm sau
thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân.
Người dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây nơi chuyên khai thác
than của Trung Quốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi do chất
lượng không khí kém.
Khoảng 300.000 người ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản
xuất vũ khí hóa học trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa so
với người dân các nước giàu nhất. Tuổi thọ đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và phụ
nữ là 42.
Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chương trình khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có môi trường
bị ô nhiễm. Trước hết là lắp đặt máy lọc nước, đồng thời tiến hành giáo giục mọi
người đặc biệt là trẻ em tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường,
thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm nói trên trong
điều kiện có thể.