Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã ba đồn quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.91 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM THỊ LIÊN

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ XÃ BA ĐỒN - QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM THỊ LIÊN
Khóa: 2015-2017

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ XÃ BA ĐỒN - QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM THỊ LIÊN
Khóa: 2015-2017

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ XÃ BA ĐỒN - QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS: TRẦN THANH SƠN


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, với vốn kiến
thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân đến nay tác giả đã hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin trân trọng bày tỏ lời cám ơn tới:
PSG.TS Mai Thị Liên Hương là người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn
tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Thầy, Cô giáo giảng viên khoa SĐH – trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức quý báu, nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và Luận văn Thạc sỹ.
UBND thị xã Ba Đồn, đặc biệt phòng quản lý Đô thị thị xã Ba Đồn, đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận
văn Thạc sỹ.
Gia đình của tác giả, cùng bạn bè đồng nghiệp những người đã chia sẻ khó
khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn cũng không tránh khỏi còn những
thiếu sót. Tác giả rất mong được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt sự đóng góp
những ý kiến quý báu của hội đồng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các
Nhà khoa học, Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Liên



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn này
là của riêng tôi tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mai Thị
Liên Hương, không sao chép mà trên cơ sở nhận thức về khoa học - kỹ thuật xã hội, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề nghiệp.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mang tính khả
thi có thể áp dụng thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp quản lý đô thị.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Liên


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ

Phần 1. MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

6. Các khái niệm cơ bản quản lý HTKT đô thị

4

7. Cấu trúc luận văn

9

Phần 2. NỘI DUNG

10

Chương I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG

10


HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ XÃ BA ĐỒN - TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. Giới thiệu chung về Thị xã Ba Đồn - Tỉnh Quảng Bình

10

1.1.1. Vị trí địa lý

10

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

13

1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ba Đồn

15

1.2. Thực trạng hệ thống HTKT Thị xã Ba Đồn - Tỉnh Quảng

24

Bình
1.2.1. Giao thông

24


1.2.2. Thoát nước


27

1.2.3. Cấp nước

27

1.2.4. Chất thải rắn và vệ sinh môi trường

29

1.3. Thực trạng quản lý hệ thống HTKT của Thị xã Ba Đồn-

30

Tỉnh Quảng Bình
1.3.1. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hệ thống HTKT

30

Thị xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình
1.3.2. Thực trạng về cơ chế chính sách, xã hội hóa và sự

36

tham gia của công đồng trong công tác quản lý HTKT Thị
xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình
1.4. Đánh giá hệ thống HTKT Thị xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng

39


Bình
1.4.1. Đánh giá về thực trạng hệ thống HTKT

39

1.4.2. Đánh giá về quản lý hệ thống HTKT

40

1.5. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến HTKT thị xã Ba

42

Đồn – tỉnh Quảng Bình.
Chương II. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ

43

TẦNG KỸ THUẬT THỊ XÃ BA ĐỒN - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống HTKT

43

2.1.1.Vai trò và đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị

43

2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ

45


thống HTKT đô thị
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ

56

cấu tổ chức quản lý HTKT
2. 2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống HTKT đô thị
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ

66
66


thống HTKT đô thị do cấp Bộ ban hành
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hệ thống

70

HTKT đô thị do UBND Thị xã Ba Đồn ban hành
2.3. Thực tiễn quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và

71

Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới

71

2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT của một số


74

địa phương ở Việt Nam
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ

78

TẦNG KỸ THUẬT THỊ XÃ BA ĐỒN - TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Giải pháp quản lý quy hoạch hệ thống HTKT Thị xã Ba

78

Đồn- Tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch chuyên

79

ngành
3.1.2. Khớp nối đồng bộ HTKT giữa khu vực cũ và khu

80

vực mới
3.1.3. Hoàn thiện bản vẽ tổng hợp các đường dây, đường

81

ống KT
3.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật HTKT Thị xã Ba Đồn- Tỉnh


81

Quảng Bình
3.2.1. Giải pháp quản lý hệ thống giao thông Thị xã Ba

81

Đồn- Tỉnh Quảng Bình
3.2.2. Giải pháp quản lý hệ thống cấp thoát nước Thị xã

85

Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình
3.2.3. Giải pháp quản lý tổ chức thu gom, vận chuyển chất
thải rắn Thị xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình

96


3.2.4. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản

100

lý.
3.3. Giải pháp quản lý tổ chức hệ thống HTKT Thị xã Ba Đồn-

103

Tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực

103

quản lý hệ thống HTKT Thị xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý hệ thống

109

HTKT Thị xã Ba Đồn- Tỉnh Quảng Bình
3.3.3. Tăng cường xã hội hóa và sự tham gia của cộng

111

đồng trong công tác quản lý hệ thống HTKT Thị xã Ba
Đồn- Tỉnh Quảng Bình
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

116

1. Kết luận

116

2. Kiến nghị

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ xây dựng

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐTM

Đô thị mới

ĐTXD

Đầu tư xây dựng


HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KCN

Khu công nghiệp

QLĐT

Quản lý đô thị

QLDA

Quản lý dự án

QL

Quản lý

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

SVĐ


Sân vận động

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên

Nội dung

Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa chủ thể - đối tượng – mục tiêu quản lý
Sơ đồ 1.2. Thực trạng quản lý HTKT thị xã Ba Đồn


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên

Nội dung

Hình 1.1. Liên hệ vùng thị xã Ba Đồn – tỉnh Quảng Bình
Hình 1.2. Bản đồ hành chính Thị xã Ba Đồn – tỉnh Quảng Bình
Hình 3.1. Sơ đồ tổng quát công nghệ xử lý đối với CTR tập trung
Hình 3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức BQL dự án đô thị
Hình 3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong QH, QL đô thị
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên

Nội dung

Bảng 1

Tần suất mực nước tại Hòn La

Bảng 2

Mực nước biển dâng thời kỳ 1980 – 1999

Bảng 3

Diện tích, dân số, mất độ dân số năm 2015

Bảng 4


Hiện trạng điều tra dân số năm 2015

Bảng 5

Hiện trạng sử dụng lao động năm 2015

Bảng 6

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Bảng 7

Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường ĐT

Bảng 8

Bảng tính toán nhu cầu cấp nước

Bảng 9

Bảng tính toán nhu cầu thoát nước

Bảng 10 Cấu trúc nhóm và lớp dữ liệu trong CSDLGIS và QL HTKT


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Xây dựng (2008), Kỷ yếu hội thảo “Ứng dụng hệ thông tin địa lí (GIS) trong
phát triển đô thị”, Hà Nội.


2.

Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
Quy hoạch Xây dựng, Hà Nội.

3.

Bộ Xây dựng. Phát triển đô thị giai đoạn 1999-2009. Báo cáo - Tham luận tại Hội
nghị đô thị toàn quốc, Hà Nội ngày 06 tháng 11 năm 2009;

4.

Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt
Nam và Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam. Đô thị Việt Nam, Quy hoạch và Quản lý
phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm
2009;

5.

Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy Sau
đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

6.

Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu
giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

7.


Đỗ Hậu, QHXD đô thị với sự tham gia của cộng đồng, NXB Xây dựng 2015

8.

Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình quản lý đô thị, NXB
Thống kê, Hà Nội.

9.

Phân viện báo chí và tuyên truyền

Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ

Chí Minh (2009), Giáo trình khoa học quản lý, Hà Nội.
10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
12. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường Đại

học Kiến trúc Hà Nội.
13. Nguyễn Tố Lăng, Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học kinh

nghiệm. báo điện tử Ashui.com ngày 22/9/20110.


14. Học viện hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB

Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Lâm Quảng (2011), Khoa học quản lý, tài liệu giảng dạy Sau đại học

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

16. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng bộ hệ

thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng.
17. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần phát

triển đô thị Việt Nam bền vững. Báo nhân dân số 20656 ngày 30/03/2012, Hà
Nội.
18. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị, Nhà

Xuất bản Xây dựng.
19. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát triển đô

thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
20. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần phát

triển đô thị Việt Nam bền vững. Báo nhân dân số 20656 ngày 30/03/2012, Hà
Nội.
21. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình (2014-2015).
22. Trần Đức Tú (2011), Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Lim- huyện Tiên Du- Tỉnh

Bắc Ninh., Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị & công trình, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, Hà Nội.
23. Quốc hội khóa XIII (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội.
24. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội.
25. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
26. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014
27. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008
28. UBND thị xã Ba Đồn (2012), Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung

Thị trấn Ba Đồn - huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



29. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Thuyết minh đề án Đề án Đề nghị công

nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV .
30. Wichai Saenghirunwattana – Tổng Giám đốc ESRI Vietnam (2008), Công nghệ

GIS dùng cho phát triển đô thị, tài liệu sử dụng tại Hội thảo “Ứng dụng hệ thông
tin địa lí (GIS) trong phát triển đô thị”, Hà Nội.

Website cổng thông tin điện tử của một số cơ quan, đơn vị:
Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam:
Cổng giao tiếp điện tử thị xã Ba Đồn:
Cổng thông tin điện tử Chính phủ:
Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Quảng Bình:
Tổng hội xây dựng Việt Nam:
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng:
Bách khoa toàn thư mở:


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quảng Bình là trung tâm tiểu vùng Bắc Trung Bộ (duyên hải Trung Bộ);
đầu mối trung chuyển và cửa ngõ giao thông với các nước bạn Lào, Thái Lan;
vùng có các khu vực sinh thái quan trọng, với các tiềm năng về phát triển du
lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng mang ý nghĩa Quốc gia và
quốc tế; vùng có các khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của
Quốc gia. Thị xã Ba Đồn là Thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình. Là trung tâm chính

trị, hành chính, kinh tế văn hóa xã hội trong tổng thể các đô thị của tỉnh Quảng Bình
và cả nước. Thị xã Ba Đồn trong quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc
Quảng Bình và được xác định là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai
tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, kề cận trục đường Hồ Chí Minh và có tuyến đường
kinh tế quốc phòng ven biển. Thị xã Ba Đồn có vị trí là trung tâm phát triển giao lưu
kinh tế: Nằm trên điểm giao nhau của QL1A và QL12A, có Khu kinh tế Hòn La,
cảng thương mại sông Gianh và theo QL12A đi khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo. Ba
Đồn đã được Chính Phủ công nhận là đô thị loại 4 và trở thành thị xã trực thuộc tỉnh
theo: Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20/12/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và 6 phường thuộc thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Sau khi thành lập thị xã Ba Đồn và khi đồ án Quy hoạch chung được phê
duyệt đến nay, nhu cầu và tốc độ phát triển xây dựng đô thị đang ngày càng cao.
Đồng thời có nhiều động lực phát triển như vùng Di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ
Bàng, đường Hồ Chí Minh với hai tuyến Tây và Đông qua tỉnh Quảng Bình, sự
phát triển của TP Đồng Hới, Khu kinh tế Hòn La, sự phát triển của các đầu mối hạ
tầng kỹ thuật, dịch vụ, giao thông, du lịch, công nghiệp… sẽ tác động đáng kể đến
phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình phát triển đô thị của đô thị Ba Đồn.


2

Trong tỉnh Quảng Bình thị xã Ba Đồn có mật độ dân số cao đứng thứ 2 sau
thành phố Đồng Hới. Mật độ dân số thị xã Ba Đồn năm 2015 là 700 người/km2 gấp
17,5 lần so với khuyến cáo của Liên Hợp Quốc. (Các nhà khoa học của Liên Hợp
Quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2, chỉ nên có từ
35 đến 40 người). Cơ sở hệ thống HTKT của thị xã Ba Đồn chủ yếu được tái sử
dụng từ hệ thống HTKT đã được đầu tư từ những năm trước thông qua cải tạo,
nâng cấp, sửa chữa. Nên phần lớn HTKT của thị xã quá tải, xuống cấp không đáp
ứng được nhu cầu và thực tế phát triển đô thị. Việc đầu tư HTKT đô thị còn dàn

trải, chưa có trọng tâm không xác định dự án ưu tiên, khai thác HTKT sử dụng còn
đạt thấp, nguồn lực cán bộ quản lý trực tiếp của thị xã còn thiếu.
Thị xã Ba Đồn có nhiều yếu tố bất cập, diện tích hẹp, người đông, phân bố
dân cư không đồng đều, nhu cầu về đi lại, nhà ở, giao lưu buôn bán, thương mại
dịch vụ, sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí ngày càng tăng… trong khi tốc
độ phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển.
Trong những năm qua, Phòng quản lý đô thị thị xã Ba Đồn cùng phối
hợp với UBND và các đơn vị liên quan làm công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật,
trật tự xây dựng và trật tự đô thị cũng như công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông, chống lấn chiếm vỉa hè lòng đường, vệ sinh môi trường. Tuy
nhiên trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị xã
vẫn còn nhiều bất cập, chấp vá và chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và các đơn vị quản lý, vận hành các công
trình hạ tầng kỹ thuật chưa chặt chẽ; công tác xây dựng, quản lý và cung cấp
thông tin, dữ liệu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa tốt. Thị xã Ba Đồn
chưa thu hút được nguồn lực để phát triển, mâu thuẫn giữa đầu tư hạ tầng và
tính hiệu quả, nhiều dự án treo, khai thác kém.


3

Để góp phần cho việc quản lý hệ thống HTKT đô thị tốt hơn, đòi hỏi các
cấp chính quyền của tỉnh Quảng Bình nói chung và Thị xã Ba Đồn nói riêng
cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các công cụ quản lý
liên quan đến HTKT đô thị. Phát huy hiệu quả quản lý, góp phần xây dựng
và phát triển thị xã Ba Đồn theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền
vững là vùng kinh tế động lực Bắc Quảng Bình Nam Hà Tĩnh. Định hướng
phát triển HTKT hiệu quả tạo môi trường sống xanh sạch và an toàn, là điển
hình nhân rộng ra các vùng đô thị lân cận có cả nông thôn và thành thị. Do

đó, đề tài luận văn “Quản lý hệ thống HTKT thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình” là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: đánh giá thực trạng và đề xuất 1 số giải pháp quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hệ thống giao thông, quản lý
hệ thống cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu về hành chính: Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Các giải pháp quản lý được đề xuất trên cơ sở phân
tích khoa học các kết quả đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật, các


4

văn bản pháp quy, cơ chế chính sách hiện hành và kinh nghiệm trong quản lý
hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam và 1 số đô thị thế giới tương đương.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng HTHTKT; đề xuất
mô hình quản lý HTHTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý
HTHTKT nhằm quản lý HTHTKT thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình được hiệu
quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý HTHTKT thị xã Ba Đồn tỉnh
Quảng Bình giúp có tính khả thi cao, giúp cho chính quyền địa phương cũng

như đơn vị chủ đầu tư quản lý hiệu quả HTHTKT đô thị có thể làm cơ sở áp
dụng và triển khai thực hiện đối với các đô thị quy mô tương tự khác trên địa
bàn tỉnh cũng như vùng phụ cận; góp phần xây dựng thị xã là một đô thị giàu
bản sắc nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và môi trường, HTHTKT đồng bộ
và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân thị xã cuộc
sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư
khu vực lân cận.
Các khái niệm cơ bản quản lý HTKT đô thị
Khái niệm Hệ thống HTKT đô thị
Theo Luật Xây dựng thì: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công
trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp
nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm,
quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch, các công trình đầu mối HTKT như
cảng hàng không, nhà ga, bến cảng…
Các công trình của hệ thống cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu
mặt nước, nước ngầm, các công trình xử lý nước, hệ thống phân phối nước như
đường ống, tăng áp, điều hòa.


5

Các công trình của hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu: các sông, hồ điều hòa,
đê, đập, mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, các công trình đầu
mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom,
vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải.
Các công trình của hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu
gồm: các nhà máy phát điện, các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường
dây dẫn điện, cột và đèn chiếu sáng…
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung

chuyển chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn.
Các công trình của hệ thống thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài
điện thoại, mạng lưới cáp điện thoại công cộng, các hộp đầu cáp, đầu dây.
Đô thị càng phát triển thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở đô thị càng có ý nghĩa
quan trọng, sự phát triển của các ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất, với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất với
sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng kết cấu hạ tầng đô thị còn tạo nên mối quan hệ
chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao
lưu giữa các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế. Hạ tầng là cơ sở để phát triển đô
thị nhưng xây dựng hạ tầng đồng thời cũng sử dụng nguồn tài chính lớn của đô thị
để phát triển. Vì vậy phát triển hạ tầng sao cho có hiệu quả, sử dụng ít nhất tài
nguyên và nguồn lực tài chính.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đặc điểm cố định và kinh phí đầu tu lớn còn
được coi là bộ xương cứng của đô thị. Giá trị của cơ sở HTKT thường chiếm
đến 1/2 tổng giá trị các công trình trong đô thị. Số liệu này được rút ra từ thực
tế tái thiết thành phố Dresden của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai bị
bom đạn phá hủy hoàn toàn các công trình trên mặt đất. Nhờ hệ thống hạ tầng
kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước …) không bị phá hủy nên kinh phí xây
dựng lại thành phố giảm được 1/2.


6

Khái niệm Quản lý hệ thống HTKT đô thị
Quản lý hệ thống tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ
quy hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư thiết kế, xây dựng đến vận
hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống
kê, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị [12].
Việc xây dựng và vận hành hệ thống HTKT đô thị đòi hỏi những chi phí
rất lớn nhưng nếu việc quản lý kém hiệu quả thì sẽ đem lại gánh nặng cho nền

kinh tế, tạo ra những món nợ khó trang trải cho Ngân sách, gây ra những tác
động nguy hại đối với môi trường. Vấn đề nâng cao hiệu quả hệ thống HTKT
đô thị không chỉ xảy ra đối với các nước đang phát triển mà cũng thu hút sự
quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và chính phủ các
nước đang phát triển.
Hệ thống quản lý HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều
hành(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định…) nhằm kết nối
và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý HTKT
đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì 1 cách tối ưu hệ thống HTKT
đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn
khổ nguồn vốn và kinh phí được sử dụng. Hệ thống quản lý HTKT đô thị yêu
cầu phải có cách tiếp cận tổng hợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống.
Khi xử lý các vấn đề quản lý HTKT đô thị phải xem xét vấn đề từ mọi khía
cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị. Quá trình cải tạo và xây dựng các
công trình HTKT đô thị phải tuân theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh, thành
phố, phường, thị xã và Thị xã thường là giao cho các cơ quan chuyên trách
quản lý sử dụng và khai thác.
Quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và
phát triển. Nói cách khác, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ


7

thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước (xem sơ đồ 1.1). Dù quản lý
trong lĩnh vực nào, người quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc là các quy tắc
chuẩn mực, chỉ đạo trong quá trình quản lý. Một số nguyên tắc cơ bản, đó là:
Nguyên tắc mục tiêu, nguyên tắc thu hút tham gia tập thể, nguyên tắc kết hợp các
lợi ích, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc thích ứng linh hoạt, nguyên tắc khoa học
hợp lý, nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý [4 ].

Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao
gồm hai nhóm:
(1) Quản lý kinh tế và kỹ thuật, là việc quản lý thông qua sử dụng các định
mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật, v.v... để quản lý
các hoạt động trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật [12].
(2) Quản lý tổ chức, là quản lý thông qua thiết kế, vận hành bộ máy tổ chức và
nhân lực trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật
thiết với nhau trong mọi hoạt động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [12].
Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa Chủ thể – Đối tượng – Mục tiêu quản lý. (Nguồn: [12])
Chủ thể quản lý

Xác định

Mục tiêu
quản lý
Đối tượng quản


Thực hiện

Nội dung quản lý sử dụng và khai thác các công trình HTKT đô thị bao gồm:
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công sau khi cải tạo và xây dựng công trình.
- Phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có biện pháp sửa chữa kịp thời.
- Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp để duy trì chức năng
sử dụng của các công trình theo định kỳ kế hoạch.


8

- Hợp đồng cung cấp dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin) với các đối

tượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện đúng các quy định về hành chính
cũng như các quy định về kỹ thuật.
- Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình
cơ sở HTKT đô thị.
Một số khái niệm về công trình ngầm đô thị
Tại Khoản 4, 10, 11 Điều 2 Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của
Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị giải thích từ ngữ:
- "Công trình ngầm đô thị" là những công trình được xây dựng dưới mặt đất
tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các
công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên
mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ
thuật.
- "Tuy nen kỹ thuật" là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để
đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
các thiết bị, đường ống kỹ thuật.
- "Hào kỹ thuật" là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt
các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.
Một số khái niệm về HTKT sử dụng chung
- Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật là việc các tổ chức, cá nhân bố
trí, lắp đặt đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng (gọi chung
là đường dây, cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng (gọi chung là
đường ống) vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung [8].
- Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là các công trình được xây dựng
để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: cột ăng ten; cột treo cáp
(dây dẫn); cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; hầm đường bộ; hầm
đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt [8 ].


9


Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


116

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Hệ thống HTKT đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
cũng như đời sống của đô thị. Hệ thống HTKT bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau. Vì vậy, công tác quản lý hệ thống HTKT mang tính đặc thù, đa ngành và
phức tạp, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan

chuyên môn và đặc biệt là sự tham gia của người dân đô thị. Để quản lý hệ thống
HTKT theo hướng đồng bộ và hiện đại, ngoài việc phải tuân thủ triệt để các yêu
cầu kỹ thuật trong các công tác: lập quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng theo
quy hoạch, vận hành và khai thác sử dụng thì chính quyền các đô thị cần phải có
các công cụ quản lý thông qua việc tạo hành lang pháp lý, ban hành các cơ chế,
chính sách, v.v...
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền của
tỉnh Quảng Bình và thị xã Ba Đồn thông qua các chủ trương, chính sách trong
quản lý đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, do đó hệ thống
HTKT của thành phố đã được chú trọng đầu tư xây dựng và cơ bản hoàn thiện.
Tuy nhiên, từ thực tiễn quản lý HTKT cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã
đạt được thì vẫn còn không ít các thách thức trong công tác quản lý hệ thống
HTKT đô thị. Để quản lý hệ thống HTKT đô thị Quảng Bình theo hướng đồng
bộ và hiện đại có hiệu quả, thông qua luận văn, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp
chính, bao gồm:
- Giải pháp về quy hoạch trong quản lý hệ thống HTKT thị xã Ba Đồn;
- Giải pháp quản lý kỹ thuật đối với hệ thống HTKT thị xã Ba Đồn;
- Giải pháp về công tác quản lý hệ thống HTKT thị xã Ba Đồn;


×