Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học đề xuất giải pháp góp phần cho công tác Phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ QUANG THÁI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ QUANG THÁI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
RỪNG TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Tuyến

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu này đều được tiến hành tại
huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ, kết quả trong luận văn là trung thực và được
thực hiện bởi chính tác giả cùng nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tác giả

Hà Quang Thái


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 23, giai đoạn 2015 - 2017 của Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp,
Phòng Đào tạo bộ phận Quản lý Sau Đại học và lãnh đạo trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Đối với địa phương, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của bà con các dân tộc tại các xã Thạch Kiệt và Thu Cúc huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp
này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Kết quả của luận văn này không thể tách rời sự chỉ dẫn của cô giáo
hướng dẫn khoa học là TS. Đặng Kim Tuyến, người đã nhiệt tình chỉ bảo
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè và

đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong
quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Hà Quang Thái


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới. ...... 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam ........ 7
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 16
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 18
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài .................................................. 22
2.3.2. Phương pháp thu thập ........................................................................... 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................... 29


iv
3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu ............................... 29
3.1.2. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2016 .... 31
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu. ....... 33
3.2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng
tới công tác PCCCR ........................................................................................ 33
3.3. Nghiên cứu xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm
cháy rừng ........................................................................................................ 36
3.3.1. Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ................................. 36
3.3.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng ....................................... 38
3.3.3. Xác định khối lượng của vật liệu cháy, ẩm độ của vật liệu cháy. ........ 42
3.3.4. Phân vùng trọng điểm dễ cháy rừng khu vực nghiên cứu .................... 46
3.4. Đánh giá công tác phòng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu
giai đoạn (2012 - 2016) ................................................................................... 47
3.4.1. Các công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo ..................................... 47
3.4.2. Một số luật và văn bản liên quan đến công tác PCCCR ....................... 50
3.4.3. Sự tham gia của người dân trong công tác phòng chống cháy rừng ..... 52
3.4.4. Công tác tuyên truyền PCCCR tại khu vực nghiên cứu ....................... 54
3.4.5. Các biện pháp kỹ thuật PCCCR tại địa phương.................................... 55

3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần
cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng huyện Tân Sơn, Phú Thọ .............. 56
3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 56
3.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 57
3.5.3. Một số giải pháp PCCCR ...................................................................... 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ......................................................... 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Tồn tại ......................................................................................................... 66
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
Phụ lục


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CHQS

:

Chỉ huy Quân sự

HKL


:

Hạt Kiểm lâm

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC

:

Ô tiêu chuẩn

P

:

Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng

PCCCR

:

Phòng cháy chữa cháy rừng

UBND


:

Ủy ban nhân dân

VLC

:

Vật liệu cháy


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân cấp nguy hiểm cháy rừng ở Nga .............................................. 6
Bảng 1.2: Mùa cháy rừng và các vùng sinh thái ............................................. 11
Bảng 1.3: Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P ................... 12
Bảng 1.4. Các loại đất huyện Tân Sơn ............................................................ 16
Bảng 1.5. Diễn biến thời tiết qua các năm ...................................................... 18
Bảng 1.6. Thực trạng phân bố dân cư của huyện Tân Sơn năm 2016 ............ 18
Bảng 3.1: Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ............. 29
Bảng 3.2: Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu ............................ 30
Bảng 3.3. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2016 ....... 31
Bảng 3.4. Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết tại huyện Tân Sơn năm 2016 ....... 33
Bảng 3.5. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của khu vực nghiên cứu ...... 36
Bảng 3.6: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng ....................... 38
Bảng 3.7: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các loại rừng ........................ 40
Bảng 3.8: Kết quả điều tra cây tái sinh ........................................................... 41
Bảng 3.9: Khối lượng VLC ở các loại rừng tại khu vực nghiên cứu .............. 43
Bảng 3.10: Độ ẩm vật liệu cháy ...................................................................... 44
Bảng 3.11: Phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng xã Thu Cúc và

Thạch Kiệt dựa vào độ ẩm vật liệu cháy ....................................... 44
Bảng 3.12. Đặc điểm rụng lá của các loài cây tầng cao trong trạng thái
rừng gỗ tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ........................................ 46
Bảng 3.13. Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến PCCCR.............. 51
Bảng 3.14. Kết quả điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu ..................... 52
Bảng 3.15. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền PCCCR tại khu vực
nghiên cứu năm 2016 ...................................................................... 54


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tam giác lửa ...................................................................................... 5
Hình 3.1. Biến động lượng mưa và nhiệt độ khu vực nghiên cứu trong 5 năm ..... 37
Hình 3.2: Lập OTC điều tra tầng cây cao ở các loại rừng .............................. 39
Hình 3.3: Thu thập mẫu vật liệu cháy tại rừng ............................................... 42
Hình 3.4. Sơ đồ chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ chủ rừng
chữa cháy rừng ................................................................................ 50
Hình 3.5. Mức độ tham gia của người dân trong PCCCR tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................... 53
Hình 3.6: Công tác diễn tập PCCCR tại xã Kiệt Sơn - huyện Tân Sơn năm
2016 ................................................................................................. 59


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, một yếu tố vô cùng quan trọng đối
với cuộc sống con người và thiên nhiên. Trong những thập kỷ qua hoạt động
kinh tế của con người đã làm cho rừng không những suy giảm cả về diện tích
và chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây mất rừng là do cháy rừng.

Cháy rừng là hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới, đã gây nên những tổn thất nhiều mặt về kinh tế, môi
trường và cả tính mạng con người. Những năm gần đây, bình quân hàng năm
nước ta thiệt hại hàng chục nghìn ha rừng do cháy rừng.
Thấy được những thiệt hại to lớn do cháy rừng gây ra, trong những
năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và đầu tư cho công
tác Phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy vậy, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy
ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng là thiếu những nghiên cứu cơ
bản về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó việc nghiên cứu có
chiều sâu về các nguyên nhân xảy ra các vụ cháy rừng. Đến nay, mặc dù đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu cho công tác phòng cháy chữa cháy
rừng, tuy nhiên về mặt khoa học đã cho những kết quả có chiều sâu về các
tiêu chí ảnh hưởng nhưng đối với thực tiễn thì những nghiên cứu về nguyên
nhân dẫn đến các vụ cháy rừng chỉ mang tính chất thống kê và chưa xem
xét đến đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương. Vì vậy kết quả phòng cháy
rừng còn nhiều hạn chế.
Tân sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ,
được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của
Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để
thành lập huyện Tân Sơn. Huyện Tân Sơn có diện tích tự nhiên 68.984,58 ha,
diện tích đất và rừng quy hoạch cho Lâm nghiệp: 54.998,59 ha. dân số trên
76.000 người, gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: dân tộc


2
thiểu số chiếm 82,3% (dân số Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H’Mông
0,67%...). Tân Sơn có 17 xã, trong đó có 14/17 xã đặc biệt khó khăn; 1 xã
ATK và 2 xã thuộc vùng II.
Qua theo dõi những năm gần đây, việc đốt nương làm rẫy là nguyên
nhân chủ yếu gây ra cháy rừng tại huyện Tân Sơn. Chính vì vậy cần phải có

những nghiên cứu cụ thể về công tác phòng cháy chữa cháy, đánh giá công
tác này để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn, xuất phát
từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở
khoa học đề xuất giải pháp góp phần cho công tác Phòng cháy chữa cháy
rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Xác định được những thuận lợi khó khăn trong công tác phòng cháy
chữa cháy rừng.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công
tác phòng cháy chữa cháy rừng cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã phân tích được một số cơ sở khoa học: các yếu tố về điều
kiện tự nhiên: cháy rừng, tháng khô, hạn, kiệt và các yếu tố kinh tế - xã
hội… làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại huyện Tân Sơn
tỉnh Phú Thọ.
- Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công
tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các địa phương khác của tỉnh Phú Thọ nói
riêng và các tỉnh trung du Bắc bộ nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên việc điều tra đánh giá công tác
PCCCR tại địa phương giúp chúng tôi nắm được tình hình thực tế trong công


3
tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng. Từ đó đề tài đã đề
xuất một số giải pháp cần thiết và phù hợp điều kiện thực tế trong công tác
PCCCR của tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, góp phần

quản lý rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chức năng phòng hộ môi trường
sinh thái tại địa bàn nghiên cứu.
- Thông qua thực tiễn sản suất tiếp xúc với người dân và cán bộ tại địa
phương chúng tôi đã tích lũy thêm một số kinh nghiệm giúp bổ sung kiến
thức thực tế và kỹ năng làm việc với người dân địa phương.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Theo tài liệu quản lý lửa rừng của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO)
cháy rừng là “sự xuất hiện và lan truyền các đám cháy trong rừng mà không
nằm trong sự kiểm soát của con người, gây nên tổn thất nhiều mặt về tài
nguyên, của cải và môi trường”.
Một phản ứng cháy xảy ra khi đủ các yếu tố:
- Vật liệu cháy có w<25% (chất bị cháy)
- Oxy (chất duy trì sự cháy)
- Nguồn lửa (nguồn nhiệt cháy). Nguồn lửa gây ra cháy rừng có nhiều
nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm chính: lửa do các hiện tượng tự nhiên và lửa
do hoạt động của con người.
+ Nguồn lửa do các hiện tượng tự nhiên gây ra như sấm sét, núi lửa,
động đất, v.v… rất khó khống chế. Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ thấp 1 - 5%
và chỉ xuất hiện trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát
sinh nguồn lửa tiếp xúc với các vật liệu khô ở trong rừng [16].
+ Trong thực tế nguồn lửa gây ra các đám cháy trong rừng là do con
người gây nên như từ các hoạt động cố ý hay vô ý như: đốt nương, đốt ong,
đốt lửa sưởi ấm … Theo thống kê nguồn lửa gây cháy rừng do hoạt động của
con người chiếm trên 90%.

Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố trên quá trình cháy không xảy ra, sự kết
hợp 3 nhân tố này tạo thành một tam giác lửa [17].


5

Nguồn lửa

Oxy

Vật liệu cháy
Hình 1.1. Tam giác lửa
Qua hình 1.1 nếu thay đổi giảm hoặc phá hủy 1 hoặc 2 cạnh thì “tam
giác lửa” sẽ thay đổi và bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là đám cháy bị suy yếu
hoặc bị dập tắt. Đây cũng là cơ sở khoa học của công tác PCCCR.
Vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng cần lưu ý cả ba yếu tố trên, đồng
thời giảm bớt vật liệu cháy trước mùa khô hanh; Kiểm soát các nguồn lửa và
ngăn sự tiếp xúc của Oxy với vật liệu cháy [15; 17].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới.
Trên thế giới công tác dự báo cháy rừng được tiến hành cách đây hàng
trăm năm đến nay đã đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau và được áp
dụng ở nhiều nơi tùy thuộc vào từng quốc gia và lãnh thổ (dt Bế Minh Châu
và Cs; 2001) [6].
Ở Hoa Kỳ năm 1914, E.A.Beal và C.B.Show đã đưa ra phương pháp dự
báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của tầng thảm mục trong rừng
với các yếu tố khí tượng thủy văn, để từ đó đề ra những biện pháp PCCCR. Họ
cho rằng: Độ ẩm của thảm mục nói lên mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn
của rừng càng cao thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn.
Ở Nga trong những năm 1929 - 1940 Nesterop đã tiến hành nghiên cứu
tổng hợp (các yếu tố khí tượng thủy văn và các yếu tố khác), ông đã tìm ra



6
được mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng xảy ra cháy rừng với các chỉ số
khác như: Số ngày không mưa, nhiệt độ không khí lúc 13h, nhiệt độ điểm
sương. Từ đó ông đã xây dựng lên công thức thể hiện mối quan hệ này:

Trong đó:
Pi: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng.
n: Số ngày không mưa kể cả ngày cuối cùng có p<5mm.
ti: Nhiệt độ không khí lúc 13h.
Di: Nhiệt độ điểm sương.
Phương pháp của Nesterop có ưu điểm dễ thực hiện, chỉ cần xác định
được nhiệt độ lúc 13h từ ngày mưa cuối cùng là có thể xác định được P.
Bảng 1.1: Phân cấp nguy hiểm cháy rừng ở Nga
Cấp cháy rừng

Chỉ tiêu tổng hợp P

Mức độ

Theo Nesterop

Theo TMY

nguy hiểm

I

< 300


< 200

Không nguy hiểm

II

301 - 500

201 - 450

Ít nguy hiểm

III

501 - 1000

451 - 900

Nguy hiểm

IV

1001 - 4000

901 - 2000

Rất nguy hiểm

V


>4000

>2001

Cực kỳ nguy
hiểm

Ở Thụy Điển và các nước thuộc bán đảo Scandinavia người ta sử dụng
chỉ số Angstrom để dự báo khả năng cháy rừng.
Công thức tính như sau:
I
Trong đó:
I: Chỉ số Angstrom để xác định khả năng cháy rừng.


7
R: Độ ẩm không khí tương đối thấp trong ngày (%).
T: Nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày (oC).
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản dễ tính, nhưng nhược điểm là
độ chính xác không cao (dt Phạm Ngọc Hưng, 1994) [16].
Ở Đức, Waymann qua nghiên cứu thấy độ ẩm nhỏ nhất của vật liệu cháy
và nhiệt độ cao nhất trong ngày có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ đó ông đã
đưa ra mối quan hệ giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy và khả năng cháy
rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng. Phương pháp dự báo cháy rừng này đòi hỏi
việc tiến hành tương đối phức tạp (dt Phạm Ngọc Hưng, 1994) [16].
Ngoài ra trên thế giới còn áp dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp chỉ tiêu khả năng bén lửa của Yanmei (Trung Quốc), phương
pháp hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng (Hoa Kỳ)… (dt
Trần Văn Mão, 1998) [23].

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam
* Thực trạng phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam
Nước ta hiện nay có 14.061.856 ha rừng, trong đó có 10.175.519 ha
rừng tự nhiên, 3.886.337 ha rừng trồng [5], các trạng thái dễ cháy như:
- Rừng thông: Phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,… Thông là loài cây có tinh dầu, về mùa
khô hạn dễ bắt lửa gây nguy cơ cháy rừng lớn.
- Rừng tràm: Phân bố ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Cần Thơ,… Là loại rừng chịu 6 tháng khô, 6 tháng ngập
nước có tầng than bùn dày từ 0,5 - 1 mét, lá có chứa tinh dầu, về mùa khô
nguồn than bùn, thảm tươi cây bụi khô đó là nguồn vật liệu cháy lớn dễ dẫn
tới cháy rừng lớn.
- Rừng tre nứa: Tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Đông Bắc,
Khu V, Khu IV cũ, Tây Nguyên… Về mùa đông lá tre nứa rụng hàng loạt tạo
nên nguồn vật liệu cháy lớn.


8
- Rừng dầu lông: Chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc,… là
loại cây thường xuyên bị cháy vào mùa khô ở Tây Nguyên thường bị cháy từ
tháng 11 năm trước tới tháng 5 năm sau.
- Ngoài ra còn 1 số loại rừng trồng khác như: Bồ đề, mỡ, bạch đàn,
rừng đặc sản và hàng triệu ha đất trống đồi núi trọc, cỏ tranh lau lách đến mùa
khô hanh cũng gây cháy rừng nghiêm trọng.
Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục
ngàn ha rừng, trong đó mất do cháy rừng khoảng 16.000ha. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong
vòng 40 năm qua (1963 - 2002) của Cục Kiểm lâm; tổng số vụ cháy rừng là
trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại trên 633.000 ha rừng (chủ yếu là rừng non),
trong đó có 262.325 ha rừng trồng và 376.160 ha rừng tự nhiên. Thiệt hại ước

tính mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu
về môi trường sống, cùng những thiệt hại do làm tăng lũ lụt ở vùng hạ lưu mà
chúng ta chưa định lượng được và làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ
cảnh quan; tác động xấu đến an ninh quốc phòng... Ngoài ra, còn gây tổn hại
đến tính mạng và tài sản của con người [3].
Ở nước ta công tác dự báo cháy rừng thực hiện từ năm 1981 nhưng
vẫn chưa thật đồng bộ Hiện nay nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ
đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng đạt được những kết quả
bước đầu [4].
* Nguyên nhân cháy rừng ở Việt Nam
Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên
- Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng là tác nhân quan trọng dẫn
tới sự phát sinh và phát triển của rừng thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm,
gió ảnh hưởng đến sự hình thành và tích tụ vật liệu cháy cũng như tạo điều
kiện thích ứng cho sự phát cháy.


9
- Do kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan đến nguồn vật liệu
cháy, tính chất và khối lượng của vật liệu cháy, từ đó ảnh hưởng đến tích bắt
lửa và quy mô đám cháy.
- Do địa hình: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy
rừng như có tác dụng ảnh hưởng đến hướng và tốc độ gió, hình thành các tiểu
khí hậu khác nhau. Độ cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, rừng ở vị
trí càng cao thì thường khô hanh kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt lớn
hơn so với vùng thấp.
- Một số nguyên nhân tự nhiên khác: Cháy rừng có thể do núi lửa, sét,
động đất gây ra nhưng trường hợp đó thường ít xảy ra ở nước ta.
Nguyên nhân do điều kiện kinh tế - xã hội:
- Cháy rừng do hoạt động sản xuất của con người: Các hoạt động đốt

nương làm rẫy, đốt rơm rạ, đốt ong hay trong quá trình khai thác lâm sản mà
vô ý gây ra cháy rừng
- Cháy rừng do các hoạt động xã hội: Do đốt lửa sưởi ấm vào mùa
đông, đốt hương, đèn trời vào các dịp lễ tết, hoạt động du lịch hay thù hằn cá
nhân gây ra cháy rừng.
- Cháy rừng do nguyên nhân quản lý, điều hành thiếu chặt chẽ, khó
khăn trong việc triển khai văn bản chính sách của nhà nước, lực lượng
PCCCR được trang bị thô sơ chính sách đãi ngộ không cao, sự phối hợp giữa
các bên tham gia chưa nhịp nhàng, đồng bộ [22; 23].
Nhiều năm gần đây, tình hình cháy rừng trên địa bàn cả nước đang có
chiều hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, nhưng chủ
yếu vẫn là do con người gây ra. Theo thống kê, hằng năm có khoảng 70% số
vụ cháy rừng là do đốt nương làm rẫy. Mức độ cháy rừng những tháng đầu
năm nay xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp hơn các năm trước đây.
Công tác chữa cháy rừng cũng gặp khó khăn do hầu hết các vụ cháy rừng đều
xảy ra ở độ cao 1.500 - 2.700 m, thuộc những vùng địa hình dốc, xa dân,


10
không có đường đi, rất khó khăn để tập kết các phương tiện chữa cháy như
máy bơm, xe ô-tô, máy thổi gió, xe cứu hỏa. Lực lượng chức năng chủ yếu
vẫn sử dụng biện pháp thủ công như dùng can nước nhỏ, xử lý cục bộ những
đám cháy, cho nên việc phát huy 'bốn tại chỗ' (chỉ huy, lực lượng, hậu cần,
phương tiện) bị hạn chế [35].
* Phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến ở nước ta cũng như các nước
trên thế giới. Vì vậy muốn bảo vệ được rừng một cách chủ động và hiệu quả
thì công tác dự báo cháy rừng cần phải chú ý và đẩy mạnh.
Dự báo cháy rừng là căn cứ vào mối quan hệ đa chiều giữa thời tiết, khí
hậu thủy văn với vật liệu cháy để dự tính, dự báo khả năng xảy ra cháy và có

các biện pháp phòng ngừa đạt được hiệu quả cao nhất.
Các bước dự báo cháy rừng ở Việt Nam:
- Xác định mùa cháy rừng: Thông qua biểu đồ giá trị trung bình lượng
mưa tuần qua nhiều năm liên tục và chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn
Trừng. Chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng được áp dụng để xác định mùa
cháy rừng theo công thức sau đây:
X = S; A; D
Trong đó:
X - Chỉ số khô hạn
S - Số tháng khô là tháng có P nằm trong giới hạn của T là T < P  2T
A - Số tháng hạn - là những tháng có lượng mưa trung bình nằm trong
giới hạn 5mm < P  T
D - Số tháng kiệt là tháng có lượng mưa < 5 mm.
Chỉ số khô hạn X có thể đồng thời cho biết tổng số thời gian và mức độ
khô hạn của các tháng trong mùa cháy rừng của một địa phương. Mỗi địa
phương khác nhau thì có chỉ số khô hạn khác nhau. Thời gian khô hạn càng
dài thì nguy cơ cháy rừng càng cao. Thông qua chỉ số X người ta đã xác định
mùa khô hạn của từng vùng sinh thái của nước ta theo bảng sau [15; 16]:


11
Bảng 1.2: Mùa cháy rừng và các vùng sinh thái
Các tháng trong năm

STT Vùng sinh thái

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

1

Tây Bắc

x

x

x

X

2


Đông Bắc

x

x

x

X

x

x

x

X

Đồng

3

bằng

sông

Hồng
Bắc Trung Bộ

4


Duyên

5

hải

x
miền

Trung

6

Tây Nguyên

7

Đông Nam Bộ
Đồng

8

bằng

sông

Cửu Long

x


X x

x

X x

x

x

x

X

x

x

x

X

x

x

x

Tháng khô

x

Tháng hạn kiệt
- Dự báo cháy rừng: năm 1988 Phạm Ngọc Hưng đã dựa trên phương

pháp dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp P của V.G. Nesterov tiến hành nghiên cứu
cải tiến điều chỉnh hệ số k theo lượng mưa ngày để xây dụng cấp dự báo cháy
rừng cho đối tượng rừng thông tỉnh Quảng Ninh theo công thức sau:

Trong đó:
P - chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng
Ti13 - nhiệt độ không khí lúc 13h (0C)
Di13 - độ trênh lệch bão hòa độ ẩm không khí lúc 13h(mb)
N - số ngày không mưa hoặc lượng mưa <5mm


12
K - hệ số điều chỉnh lượng mưa theo ngày, k có hai giá trị
k =0 khi a>5mm
k =1 khi a<5mm
Từ chỉ số P kết hợp với số liệu thống kê các vụ cháy rừng trong nhiều
năm để chỉnh lí phân cấp cháy rừng thông ở tỉnh Quảng Ninh như bảng 1.3:
Bảng 1.3: Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P
Cấp cháy

Chỉ tiêu tổng hợp P

Khả năng cháy rừng

I


<1000

Ít có khả năng cháy rừng

II

1001 -2500

Có khả năng cháy rừng

III

2501- 5000

Có khả năng cháy rừng nhiều

IV

5001 -10000

Nguy hiểm về cháy rừng

V

>10000

Cực kỳ nguy hiểm đối với cháy rừng

Phương pháp dự báo cháy rừng theo phương thức tổng hợp đang được

áp dụng nhiều ở nước ta. Dự báo theo phương thức tổng hợp bao gồm các
bước lập trạm để theo dõi vi khí hậu rừng, chủ yếu lấy các số liệu cần thiết,
đồng thời so sánh với số liệu của đài khí tượng thủy văn quốc gia hoặc các
tỉnh; xác định mùa cháy rừng; tính các chỉ tiêu P, chỉ số ngày khô hạn liên tục
H, xác định khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy, có thể xác định chỉ số ngày khô
hạn theo công thức của TS. Phạm Ngọc Hưng đã đề với công thức tính sau:
Hi = K.(Hi-1 +1)

(1)

Hoặc Hi = K.(Hi-1 + n)

(2)

Trong đó:
Hi là chỉ số ngày khô hạn liên tục (số ngày không mưa hoặc có mưa với
lượng mưa < 5 mm)
Hi-1 là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến trước ngày dự báo;
K là hệ số điều chỉnh lượng mưa ngày, nếu lượng mưa < 5 mm thì K =
0, ngược lại K = 1;
n là số ngày của đợt dự báo tiếp theo.


13
Công thức 1 được sử dụng để dự báo ngắn hạn, còn công thức 2 được
sử dụng cho dự báo dài hạn [15].
Tuy nhiên để dự báo dài hạn cần phải dự báo được chính xác lượng
mưa cho những ngày tới. Điều này phụ thuộc vào độ chính xác của công thức
dự báo khí tượng của địa phương.
- Thông tin cấp dự báo cháy rừng: Thông tin cấp cháy một cách rộng

rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hệ thống dự báo cháy rừng ở nước ta hiện nay đều thực hiện theo
phương châm phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, khẩn trương, an toàn
với nguyên tắc là bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện
tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Với yêu cầu chung là:
- Hạn chế đến mức thấp nhất và chấm dứt nguồn lửa gây ra cháy rừng.
- Hạn chế khả năng bén lửa của vật liệu cháy.
- Dập tắt kịp thời đám cháy ngay khi mới phát sinh.
- Hạn chế và chấm dứt nhanh sự lan tràn của đám cháy.
- Đảm bảo an toàn cho lực lượng và phương tiện chữa cháy [9; 10].
Từ năm 2003, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm
đã xây dựng phần mềm diễn biến cháy rừng cho Việt Nam. Ưu điểm của phần
mềm này là cho phép liên kết được phương tiện hiện đại vào công tác dự báo
và truyền tin về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhật, lưu trữ số liệu và xác
định nguy cơ cháy cho các địa phương. Phần mềm này đã góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với PCCR của cán bộ và nhân
dân [25]. Tuy nhiên sau một thời gian đưa vào sử dụng phần mềm đã bộc lộ
một số hạn chế như: nguy cơ cháy rừng được đồng nhất cho một đơn vị hành
chính rộng lớn và cho các kiểu rừng khác nhau, trong khi đó điều kiện khí hậu
và nguy cơ cháy rừng phân hóa mạnh theo không gian và cả trạng thái rừng vì
vậy tính chính xác của thông tin dự báo chưa cao.


14
Năm 2004 - 2006, Lê Thị Hiền và các cộng sự đã thực hiện đề tài
nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phương pháp dự báo cháy rừng ở
các tỉnh phía Bắc. Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm phân hóa của một số nhân tố
khí tượng, phân hóa tiểu khí hậu và nguy cơ cháy rừng ở các kiểu rừng có
nguy cơ cháy cao từ đó làm cơ sở nghiên cứu hiệu chỉnh phương pháp DBCR;
tuy nhiên kết quả nghiên cứu không phải áp dụng cho một tiểu vùng cụ thể do

đó sẽ gặp khó khăn cho một số địa phương khi triển khai áp dụng [13].
Lê Văn Tập (2007) [21] nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp
dự báo nguy cơ cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả đã nghiên
cứu trên 3 loại rừng:
Loại 1: Rất dễ cháy bao gồm rừng tre nứa tự nhiên, rừng trồng Thông,
tre luồng và một số trạng thái thực bì như ràng ràng, cỏ tranh, lau lách…
Loại 2: Rừng dễ cháy gồm một số trạng thái rừng trồng loài cây khác
và Ia, Ib…
Loại 3: Rừng ít có khả năng cháy là rừng tự nhiên và rừng ngập mặn.
Nguyễn Tuấn Anh (2008) đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh
Quảng Bình, tác giả đã đưa ra được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và
lượng mưa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao để có thể phân vùng trọng
điểm cháy theo điều kiện khí hậu và địa hình thành 5 cấp; tuy nhiên đề tài mới
chỉ dừng lại ở một số trạng thái rừng điển hình của khu vực, chưa có nghiên
cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến nguy cơ cháy rừng [1].
- Kết quả nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong phòng
cháy rừng:
Phó Đức Đỉnh (1996) phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm
giảm khối lượng vật liệu cháy. Đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới
rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng thông non nhất thiết
phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời
tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0.5 m có thể gây cháy tán cây [12].


15
Phan Thanh Ngọ (1996); thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng
thông 8 tuổi ở Đà Lạt. Tác giả cho rằng với rừng thông lớn tuổi không cần
phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn
thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho rằng có thể áp dụng đốt
trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác, trong đó có

rừng khộp ở Đắc Lắc và Gia Lai [19].
Một số tác giả đã nghiên cứu các loài cây có khả năng chống chịu lửa
và đã lựa chọn được một số loài chủ yếu sau: Keo lá tràm, keo tai tượng, keo
lai, Dổi xanh, Vối thuốc... đưa vào trồng trên đường băng cản lửa và đã được
một số tỉnh áp dụng để xây dựng đường băng xanh cản lửa.
Nguyễn Văn Đạt (2004) khi nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng ở
Gia Lai đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng khộp và rừng dễ
cháy đã đề xuất cần phải thu gom vật liệu cháy trước khi đốt và tuân thủ
những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt, khi đốt
phải có lực lượng canh gác đề phòng bén lửa cháy lan vào rừng [11].
Hà Văn Hoan (2007) đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm quản lý
VLC cho rừng trồng tại huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Tác giả đã thử nghiệm
trên rừng Thông tuổi, 10 tuổi, 20 tuổi và rừng Keo lá tràm 3 tuổi, 6 tuổi.
Nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính đám cháy gồm:
Khối lượng VLC, độ ẩm VLC, loại thực bì tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập
đến các yếu tố khí tượng, địa hình ảnh hưởng đến quá trình cháy [14].
Trịnh Phú Thuận (2010) đã nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý
cháy rừng tại Thị xã Uông Bí. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên trạng thái
rừng IIa, IIIa, rừng trồng Keo, Bạch Đàn ở các cấp tuổi khác nhau. Kết quả
tác giả đã xác định được ảnh hưởng của VLC, điều kiện khí tượng, địa hình
ảnh hưởng đến cháy rừng và xây dựng được bản đồ cháy rừng cho khu vực
nghiên cứu [30].


16
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
A. Vị trí địa lí
Tân Sơn Là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ;
có tổng diện tích tự nhiên 68.984,58 ha, với 17 đơn vị hành chính xã. Địa giới

hành chính giáp các tỉnh, huyện sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên,
Sơn La.
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.
Trung tâm huyện Tân Sơn là xã Tân Phú, cách thành phố Việt Trì
khoảng 75km về phía Tây Nam, trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ
32A, 32B chạy qua, là tuyến giao thông nối liền với trung tâm huyện Thanh
Sơn và các tỉnh bạn như Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình sẽ mang lại nhiều điều
kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài.
B. Địa hình, đất đai, tài nguyên
Với tổng diện tích tự nhiên là 68.984,58 ha, chiếm 19,53% diện tích tự
nhiên của tỉnh Phú Thọ. Đất đai của huyện Tân Sơn phân theo nguồn gốc phát
sinh được chia làm 6 loại chính sau:
Bảng 1.4. Các loại đất huyện Tân Sơn
STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1
Đất Phù sa
264,00
0,38
2
Đất Glây

720,12
1,04
3
Đất Feralit xám
62840,53
91,09
4
Đất Feralit tầng mỏng
429,84
0,63
5
Đất Feralit Đỏ
2303,45
3,34
6
Đất khác
2426,64
3,52
Tổng diện tích tự nhiên
68. 984,58
100
Nguồn số liệu: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn [31].


×