Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TRÊN THỊ TRƯỜNG DUI LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.31 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
I, CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................................2
1, giới thiệu mô hình M.PORTER..................................................................2
2, Giới thiệu chung về cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang.........................4
3. Những đặc trưng du lịch.............................................................................4
II, VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA
M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA KHU DU
LỊCH CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TRÊN THỊ TRƯỜNG DUI LỊCH
VIỆT NAM.....................................................................................................6
1, Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp.............................................................6
2, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng................................................................7
3, Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn......................................................................8
4, Áp lực từ sản phẩm thay thế.......................................................................9
5, Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành..................................................................9
III, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN...........................................................................................................10
1, Những thách thức của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung............10
2, Định hướng phát triển du lịch...................................................................12
3, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN..................................................................13
3.1. Quan điểm phát triển sản phẩm..............................................................13
3. 2. Các định hướng phát triển chủ yếu.......................................................13
3. 2.1. Định hướng chung..............................................................................13
3. 2.2. Định hướng cụ thể..............................................................................14
3.2.3. Lộ trình phát triển sản phẩm du lịch:..................................................15
3. 2.4. Định hướng thu hút phát triển thị trường...........................................16
3.3. Các nhóm giải pháp phát triển sản phẩm...............................................16
3.3.1. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch....................16
3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách..........................................................17
3.3.3. Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch............17



3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch......................17
3.3.5. Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du
lịch.................................................................................................................17
KẾT LUẬN........................................................................................................19


LỜI NÓI ĐẦU
Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi chứa đựng nổi bật các
loại hình di sản địa chất, di sản văn hoá và đa dạng sinh học. Đến nay, các nhà
khoa học đã điều tra, xác định được 139 biểu hiện Di sản địa chất cụ thể thuộc
đủ kiểu loại, với 15 DSĐC cấp quốc tế, 68 cấp quốc gia và 56 cấp địa phương,
ngoài ra, còn rất nhiều di sản hang động, di sản hóa thạch trong các tầng đá trầm
tích ở Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn chưa có điều kiện nghiên
cứu, điều tra, đánh giá.
Khu vực Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi lưu giữ
nhiều sự kiện địa chất quan trọng tầm cỡ khu vực và hành tinh, đặc biệt là 2
trong số 5 sự kiện lớn lịch sử sinh giới của Trái đất với sự hủy diệt của hàng loạt
giống, loài, thậm chí cả họ cổ sinh vật, đó là: Biến cố sinh học Devon muộn xảy
ra ở ranh giới Frasni/Famen cách ngày nay 364 triệu năm đã làm cho 19% số họ
và 50% số giống cổ sinh bị tuyệt diệt; Biến cố sinh học Permi/Trias xảy ra sát
trước ranh giới Permi/Trias cách ngày nay khoảng 251 triệu năm, là sự kiện lớn
nhất trong 5 biến cố của sinh giới, làm tuyệt diệt khoảng 90% số giống và loài
sinh vật biển.
Nơi đây là địa bàn sinh sống của 17 dân tộc, mỗi dân tộc có một nét sinh
hoạt và tập tục lễ hội riêng, tuy nhiên thường tập trung vào tháng giêng. Trong
đó “Chợ tình Khau Vai” là lễ hội đặc sắc và độc đáo nhất, ngoài ra còn có lễ hội
“Gầu Tào” của người Mông, lễ hội “Cúng thần rừng” của người Pu Péo, lễ Cấp
sắc dân tộc Dao… và các lễ hội và các phong tục, tập quán khác của các dân tộc.
Ngoài ra, Cao nguyên đá Đồng Văn chiếm một phần diện tích của Khu

bảo tồn thiên nhiên Du Già và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca. Do đó,
CVĐC có hệ động thực vật rất phong phú, bao gồm 289 loài thực vật bậc cao,
thuộc 83 họ; Hệ động vật trên núi đá vôi với 171 loài trong 73 họ và 24 bộ. Có
27 loài gồm 17 loài thú, 2 loài chim và 8 loài bò sát là những động vật quý hiếm
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là loài Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus) là một trong năm loài linh trưởng đặc hữu của Việt
Nam và một trong 25 loài linh trưởng của thế giới có nguy cơ tuyệt chủng trên
phạm vi toàn cầu.
Cao nguyên đá Đồng Văn, một miền đất hoang sơ với nhiều núi non trầm
1


mặc như trong truyện cổ tích, sẽ là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và
ngoài nước, tạo điều kiện góp phần đưa kinh tế của địa phương phát triển.
Hiện nay, Ban quản lý Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn đang
tiến hành Quy hoạch tổng thể Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn
nhằm thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành
địa chỉ hấp dẫn cho các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu
khoa học về các lĩnh vực: Văn hóa bản địa, địa chất, đa dạng sinh học… thu hút
khách trong nước và quốc tế, xứng đáng là Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên
của Việt Nam.
I, CƠ SỞ LÍ LUẬN
1, giới thiệu mô hình M.PORTER
Trước khi lựa chọn việc đầu tư vào một loại hình hay một mô hình kinh
doanh nào đó nhà đầu tư đều cần có một bản đánh giá sơ lược về những tác động
xung quanh đối tượng mà mình lựa chọn để kinh doanh đó. Để đáp ứng nhu cầu
đó, Michael Porter nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới
hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình
hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác
động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế

nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh
của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong
kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được
xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan
trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp
duy trì hay tăng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có
nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó
không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên
mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu
vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ,
chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống
2


độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem
liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một
ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
- Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
- Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
Các doanh ngiệp hiện nay thường sử dụng mô hình này để đánh giá cơ hội
và thách thức của doanh nghiệp mình trong ngành nghề định đầu tư.
1. Đối tượng
Kinh doanh các hoạt động du lịch và giải trí tại khu du lịch cao nguyên đá

Đồng Văn
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ áp lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức của các hoạt động du lịch và
giải trí của khu du lịch cao nguyên đá Đồng Văn
3. Phạm thi ngiên cứu
Tại cao nguyên đá đồng văn, giai đoạn 2014 – 2017
4. Hướng tiếp cận
Sử dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter để phân tích.

3


2, Giới thiệu chung về cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang
Từ TP. Hà Giang, du khách đi theo quốc lộ 4C khoảng 43km là tới Quản
Bạ. Tiếp tục theo con đường quốc lộ này qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, qua những
cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa,
du khách sẽ lần lượt tới Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc để khám phá cao
nguyên đá.
Nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển trên diện
tích gần 2.350km², cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi
đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của
vỏ trái đất. Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều
kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau.
Theo khảo sát của các nhà khoa học ở Viện khoa học Địa chất và Khoáng
sản thì cao nguyên đá Đồng Văn đã trải qua tất cả các giai đoạn phát triển của vỏ
trái đất, từ Đại cổ sinh, Đại trung sinh đến Đại tân sinh với 13 hệ tầng địa chất
đã được phân chia, bao gồm Chang Pung, Lut Xia, Si Ka, Bắc Bun, Mia Lé, Si
Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Hồng Ngài, Sông Hiến và Lân
Pảng, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại khoảng 540 triệu năm.
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được ở Đồng Văn 139 biểu hiện

Di sản địa chất (DSĐC) thuộc đủ loại, trong đó có 15 DSĐC cấp quốc tế, 68 cấp
quốc gia và 56 cấp địa phương. Tại các trầm tích đá có tuổi khác nhau ở Đồng
Văn, các nhà cổ sinh vật cũng đã phát hiện rất nhiều hóa thạch thuộc 19 nhóm:
Tay cuộn, San hô vách đáy, San hô 4 tia, Lỗ tầng, Bọ ba thùy, Cá cổ, Trùng lỗ,
Vỏ nón, Răng nón, Chân rìu, Chân bụng, Chân đầu, Động vật dạng rêu, Huệ
biển, Vỏ cứng, Giáp xác cổ, Thực vật thủy sinh, Tảo cổ và Chitinozoa. Các cổ
sinh vật hóa thạch này đã giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử
phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất khu vực
đông bắc Việt Nam – nam Trung Quốc nói chung.
3. Những đặc trưng du lịch
Do cao nguyên Đồng Văn có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi
của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa
4


dạng và phong phú như: vườn đá Khâu Vai (Mèo Vạc) có các chóp đá hình bông
hoa, nụ hoa, nhành hoa muôn hình muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù (Mèo Vạc) có các
chóp đá, tảng đá, tháp đá hình rồng cuộn, hổ ngồi…; vườn đá Vần Chải (Đồng
Văn) có các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau, trông tựa như đàn hải cẩu hàng
nghìn con nằm nghỉ trên bãi biển... Tuy nhiên, những dãy núi có dạng kim tự
tháp đỉnh nhọn, sườn dốc nối tiếp nhau cao ngất trời mới là phổ biến nhất, tạo
cho cao nguyên đá Đồng Văn một sự uy nghi hùng vĩ. Hệ thống hang động trên
cao nguyên đá Đồng Văn cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa karst và là
những điểm tham quan du lịch rất kỳ thú như: hang Rồng ở Sảng Tủng (Đồng
Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động Én ở Vần Chải (Đồng Văn)…
Cao nguyên đá Đồng Văn còn được các nhà khoa học đánh giá là vùng có
hệ địa – sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh ở đây
còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như:
nghiến, thông đỏ, dẻ tùng sọc nâu, đỉnh tùng, thông tre lá ngắn, hoàng đàn rủ…
Đặc biệt, trên những hoang mạc đá ở cao nguyên Đồng Văn có tới trên 40 loài

lan, điển hình là lan hài. Cao nguyên Đồng Văn còn là môi trường sống của các
loài động vật hoang dã với trên 50 loài thú, chim, bò sát như: sơn dương, voọc
mũi hếch, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo
nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá.
Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan… cao nguyên đá
Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng 17
dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Lô lô, Tày, Nùng… Người dân vùng cao Đồng
Văn sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt; khoét đá
để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, đá giữ
nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, đá dựng thành rừng, thành lũy để bảo vệ
biên cương Tổ quốc. Ở nơi đây, cúi xuống thấy đá tai mèo, ngẩng lên trời lại
thấy đá - một màu đá xám bao phủ. Nhưng xen lẫn với màu xám ngắt của đá là
màu xanh của những ruộng ngô, màu vàng của những nương lúa. Ngô trồng trên
đá, len lỏi bám chặt vào đá mà ra bắp. Bên cạnh đó, những phiên chợ vùng cao
như Phố Bảng, Đồng Văn, Lũng Cú, Sà Phìn… cùng với các phong tục tập
5


quán, các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc đã làm bao du khách say đắm khi
đến với nơi đây.
Đến Đồng Văn đẹp nhất là vào mùa xuân, khi hoa cải rực vàng chân núi,
hoa đào đỏ thắm những mái ngói rêu phong. Từ thung lũng sâu, tiếng khèn
Mông lảnh lót gọi hoa lê, hoa mận thức dậy nở trắng xóa một vùng rừng. Những
ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp, những cánh đồng đá trải dài bất tận thường
ngày xám đen lạnh lẽo nay bỗng trở nên rực rỡ bởi những sắc màu tươi mới của
mùa xuân. Tất cả cứ tràn vào nhau, hoà quyện vào nhau thành một bức tranh
tuyệt đẹp nơi cực bắc Tổ quốc.

II, VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA
M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA KHU

DU LỊCH CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TRÊN THỊ TRƯỜNG DUI
LỊCH VIỆT NAM
1, Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp.
Để một khu du lịch có thể phát triển được có thể thấy yếu tố đầu tiên là
6


có nhưng dịch vụ phù hợp để khách du lịch có thể thỏa mãn được nhu cầu thăm
quan và nghỉ dưỡng của mình. Trong nhóm các loại hình dịch vụ có thể chia làm
hai nhóm nhỏ đó là: dịch vụ ăn uống ngủ nghỉ , dịch vụ giải trí. Đối với nhóm
dịch vụ ăn uống thì nhu cầu về ẩm thực của khách du lịch ngày càng được nâng
cao. Trên khu du lịch cũng đã xuất hiện nhiều các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn
uống với nhiều món ăn đặc sản nên sức ép từ nhà cung cấp dịch vụ là không lớn.
tuy nhiên nói đến ăn uống thì vấn đề về bình ổn giá luôn là vấn đề cần được chú
trọng, nếu không giải quyết tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của khu du
lịch. Đối với loại hình giải trí thì có khá là đa dạng các loại hình giải trí như :
vườn hoa tam giác mạch để tham quan và chụp ảnh, các khu vui chơi giải trí,
cho thuê phương tiện đi lại… các nhà cung cấp cũng có ngày càng nhiều nên sức
ép từ nhà cung cấp dịch vụ giải trí là không lớn. về chỗ ngủ thì có đa dạng nhiều
loại hình như nhà nghỉ, homestay đến các khu khách sạn 3 sao như: homestay
kiến vàng, homestay trường xuân… khu khách sạn cao cấp Hoa Cương.. áp lực
từ nhà cung cấp dịch vụ là không lớn. tuy nhiên cũng cần có những biện pháp để
ổn định giá thành của các loại hình dịch vụ.
Để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu du lịch thì vấn đề về vốn cũng luôn là
một vấn đề quan trọng. đối với những khu du lịch thuộc nhà nước như cao
nghuyên đá Đồng Văn thì lượng vốn đầu tư khá dồi dào chủ yếu là vốn đối ứng
của tỉnh, ngoài ra có một số hạng mục sử dụng vốn vay của ngân hàng
agribank… tóm lại về nguồn tài chính không gây ra quá nhiều trở ngại cho sự
phát triển của khu du lịch.
2, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.

Hiện nay, ở nuwosc ta nói chung và miền bắc nói riêng có nhiều khu du
lịch nổi tiếng có thể kể đến như khu du lịch Sa Pa ( Lào Cai ), Mai Châu( Hòa
Bình) … đay đều là những khu du lịch đã được đưa vào khai thác trước khu vực
cao nguyên đá tuy nhiên những khu du lịch này so với cao nguyên đá đồng văn
thì có nhiều điểm tương đồng. do là một khu du lịch mới nên cao nguyên đá
Đồng Văn cần có những chính sách nhất định để thu hút khách hàng.
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế nguwofi dân có điều kiện để
7


tham quan du lịch hơn trước. do vậy rất nhiều khu du lịch xuất hiện, những
khách hàng lựa chọn một điểm đến bởi nhiều lý do. Có thể là do phong cảnh
đẹp, dịch vụ tốt… hay đơn giản là vì họ thích, hay nghe được những đánh giá tốt
từ bạn bè về khu du lịch. Theo em, tiêu chí hàng đầu để thu hút được khách hàng
đó là phong cảnh khu du lịch và chất lượng các loại hình dịch vụ tại đây. Những
khu du lịc có phong cảnh đẹp, được đầu tư nhiều những hạng mục nổi bật và có
dịch vụ tốt thì sẽ có giá thành cao. Còn đối với những khu du lịch mới như cao
nguyên đá Đồng Văn thì cần tạo được những điểm nổi bật về phong cảnh, các
hạng mục nổi tiếng và chất lược phục vụ các dịch vụ và một phần quan trọng
không kém đó là giá thành cho một chuyến du lịch đến đây không qá cao, vì
kinh tế cũng là một yếu tố được khách hàng cân nhắc khi lực chọn điểm du lịch.
Ví dụ như đối với nhóm khách hàng là những phượt thủ hay đam mê khám phá
thì họ sẽ đến với những cung đường tại cao nguyên đá đồng văn, còn những
khách hàng mong muốn có một kì nghỉ dưỡng tại những resot 5* thì họ sẽ chọn
đến sapa, sầm sơn …. Những chính sách về ưu đại và khuyến mãi đối với khách
hàng khi đến với khu du lịch cũng là một yếu tố có thể thu hút được khách hàng.
Tóm lại những áp lực là khách hàng là không nhỏ vì nếu không có khách du lịch
thì khu du lịch không thể hoạt động được.
Hiện nay, chúng ta thường nghe câu “ khách hàng là thượng đế “ do vậy
nên thái độ của những “thượng đế “ cũng luôn là một vấn đề đáng đẻ những nhà

quản lí lưu tâm. Cần theo dõi sát sao những phản hồi của khách hàng về hoạt
động của khu du lịch để có thể khắc phục những điểm tồn tại của khu du lịch .
3, Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong
nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang
ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh
tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng
rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình
8


thành các giải pháp đúng đắn nâng Hệ thống các khu, điểm du lịch cũng được
hình thành trên phạm vi cả nước. Đến nay, theo quy hoạch, cả nước sẽ chứng
kiến sự hình thành của 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia, 12 đô
thị du lịch và hệ thống khu, điểm du lịch địa phương quan trọng khác trên bản
đồ du lịch Việt Nam. Nâng cao cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch
Việt Nam.
Qua những số liệu trên có thể thấy ngành du lịch đnag phát triển khá là
mạnh, tạo ra một sức ép không nhỏ tới sự phát triển của khu du lịch. Tuy nhiên
qa cũng có thể thấy du lịch alf một ngành hết sức tiềm năng, thu hút được một
lượng khách lớn đem lại nguồn thu nhập lớn cho những nhà kinh doanh.
4, Áp lực từ sản phẩm thay thế
Trong địa bàn thành phố hà giang hiện nay ngành du lịch đang hết sức
phát triển với sự xuất hiện của nhiều điểm du lịch dduwwojc đầu tư như khu
hoàng su phì, khu du lịch công viên nước Hà Phương.có thể thấy những khu du
lịch này có vị trí địa lý thuận lợi hơn cao nguyên đá Đồng Văn, đang được đầu
tưi khá là mạnh để phát triển các hoạt động du lịch và thương mại. còn ở một số
tỉnh lân cận như Cao Bằng, Tuyên Quang cũng có nhiều khu du lịch sinh thái

được hình thành và phát triển. Sự ra đời của các khu du lịch sinh thái có chất
lượng tốt hơn, vị trí thuận lợi hơn khiến cho khu du lịch cao nguyên đá Đồng
Văn chịu áp lực trong việc cần đổi mới, cần có nhiều chính sach thu hút khách
hàng trước sự phát triển của các khu du lịch có phong cảnh và chất lượng tương
đương.
5, Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Có thể thấy một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của cao nghuyên đá
Đồng Văn là khu du lịch sapa đây được coi là khu du lịch có tiềm năng nhất
miền bắc để có thể đi phục vụ nhu cầu đi tránh nóng của khách hàng. Theo
thồng kê mỗi năm khu du lịch sapa đón hơn 1tr lượt khách du lịch cả trong và
ngoài nước. ngoài ra còn nhiều khu du lịch sinh thái để tránh nóng khác như ở
Lai Châu, Hòa Bình…
Ở các khu du lịch mới cũng có nhiều các loại hình giải trí mới nhằm thu
9


hút được khách hàng ví dụ như cáp treo.. những loại hình đó giúp nâng cao chất
lượng khu du lịch nhưng đồng thời đó cũng tạo đến cho khu vực cao nguyên đá
Đồng Văn những thách thức về việc cải cách và đổi mới để đáp ứng nhu cầu sử
dụng của khách hàng.
III, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN
1, Những thách thức của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung.
Không thể phủ nhận, tăng trưởng du lịch đóng góp to lớn vào tăng trưởng
kinh tế-xã hội về thu nhập, việc làm, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội,
góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực đó, sự
tăng trưởng của du lịch Việt Nam đã và sẽ có những tác động tiêu cực, những hệ
lụy về kinh tế, xã hội, môi trường được xem là những thách thức không đơn giản
đối với phát triển bền vững.
Trước yêu cầu đặt ra đối với ngành Du lịch cần chuyển hướng tăng

trưởng theo quan điểm và mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và trong bối cảnh diễn
biến khó lường về suy thoái kinh tế, tình hình an ninh, cạnh tranh và biến đổi khí
hậu toàn cầu mang đến những thách thức đe dọa sự phát triển bền vững của du
lịch Việt Nam. Có thể nhận diện những thách thức trong quá trình tăng trưởng
thời gian tới đó là:
1.1 Sự tăng trưởng về khách du lịch nói chung, đặc biệt xu hướng du
lịch đại trà dẫn tới phát triển quá mức, phát triển nóng ở một số nơi và phát triển
không đồng đều giữa các địa phương tạo ra những mất cân đối cục bộ. Đây là
thách thức đối với quản lý, quy hoạch để kiểm soát dòng khách đến với mức
tăng trưởng phù hợp với sức chứa bền vững của điểm đến.
1.2 Gia tăng sức ép lên môi trường do du lịch tăng trưởng: Ô nhiễm,
quá tải hoặc thiếu quản lý do khai thác quá mức, bừa bãi tài nguyên du lịch tự
nhiên và văn hóa; thách thức bao trùm đối với quản lý bền vững tài nguyên du
lịch. Tài nguyên du lịch đang có nguy cơ suy thoái nhanh trước sự khai thác tự
phát (không theo quy hoạch), phát triển nóng, thiếu trách nhiệm hoặc trách
10


nhiệm không rõ ràng và không lường trước những tác động, hệ lụy tiêu cực của
giai đoạn trước để lại. Do tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về nhận thức và nguồn
lực dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động
tiêu cực, đe dọa sự phát triển du lịch bền vững. Các điểm hấp dẫn du lịch đang
cảnh báo trước nguy cơ thoái trào và sự quay lưng của du khách đối với điểm
đến sẽ là thảm họa.
1.3 Thách thức trong việc giải quyết sự bất công bằng trong phân chia
lợi ích kinh tế do tăng trưởng du lịch mang lại: sự xung đột về lợi ích giữa các
ngành (ví dụ du lịch với khai khoáng, thủy điện), giữa các địa phương, giữa các
nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Đặc biệt đối với các
nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số... thường bị thua thiệt. Hệ lụy

dẫn tới phản ứng tiêu cực của dân cư địa phương, sự tranh giành tìm kiếm lợi ích
bằng mọi giá biểu hiện trong thực tế tình trạng chèo kéo, ép giá, đeo bám, lừa
đảo, cạnh tranh không lành mạnh... làm phương hại đến hình ảnh điểm đến.
1.4

Thách thức về xung đột về văn hóa; tiếp thu văn hóa lai căng, mất

kiểm soát những thay đổi về lối sống, những tệ nạn xã hội. Những nơi có sự “đề
kháng“ kém hay yếu năng lực thích ứng với tác động bên ngoài (thường là các
vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng biển có điều kiện kinh tế-xã hội chưa phát
triển) khi du lịch tăng trưởng thì đời sống văn hóa xã hội đều bị biến dạng, méo
mó, mất đi nhanh chóng những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa vốn có.
Thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong mối
quan hệ với phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch, khi trình độ quản lý,
nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.
1.5

Du lịch Hà Giang tiếp tục tăng trưởng lên tầm cao mới đặt ra thách

thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và làm hài lòng du khách bằng
những giá trị có chất lượng cao; thách thức về quản lý vận hành hiệu quả đối với
hệ thống hạ tầng và cơ sở dịch vụ du lịch; Thách thức về nguồn nhân lực chuyên
nghiệp với yêu cầu về năng lực hội nhập, kỹ năng quản lý, điều hành để có thể
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự thiếu hụt lao động nghề chất lượng cao
trở thành thách thức đối với cạnh tranh và phát triển bền vững. Những thách
11


thức về quản lý điểm đến, quản lý phát triển sản phẩm du lịch, quản trị thương
hiệu, cạnh tranh trên thị trường...và đòi hỏi trình độ quản trị chuyên nghiệp để

tối đa hóa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực do
tăng trưởng du lịch mang lại.
1.6

Những thách thức ứng phó với những vấn đề có tính toàn cầu như

hội nhập, cạnh tranh quốc tế, khủng khoảng, biến đổi khí hậu... cũng là mối
quan tâm lớn của ngành Du lịch.
2, Định hướng phát triển du lịch
Trong thời gian tới, Du lịch Hà Giang cần tập trung vào các chính sách du
lịch có trách nhiệm với những trọng tâm sau đây:
- Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện các quan điểm, mục tiêu và định
hướng phát triển, các quy hoạch vùng, quy hoạch khu, điểm du lịch quốc gia và
các chương trình, dự án ưu tiên đã được xác định trong Chiến lược và quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với
nội dung hành động có trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường;
- Triển khai thực hiện những nội dung trọng tâm thực hiện Nghị Quyết
của Chính Phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 20132020, gồm các nhóm nhiệm vụ:
+ Tiếp tục tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành
kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật
Du lịch và tăng cường năng lực quản lý của Ngành phù hợp yêu cầu và xu
hướng của thời đại.
+ Tăng cường hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch thông qua thực hiện
Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, Chương trình Hành động
quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia; tập trung nguồn
lực đầu tư vào các khu du lịch quốc gia; ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Tăng cường đổi mới, bổ sung chính sách tạo nguồn lực và điều kiện
thuận lợi đẩy mạnh phát triển du lịch: Các chính sách về tạo thuận lợi cho khách
du lịch, chính sách thị thực, chính sách thuế sử dụng đất, hình thành quỹ hỗ trợ
phát triển du lịch, giá điện, nước

12


+ Các giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch;
+ Thực hiện kiểm soát môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho
khách du lịch theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an
toàn cho khách du lịch.
3, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
3.1. Quan điểm phát triển sản phẩm
Tầm nhìn Chiến lược: Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Hà Giang
có giá trị gia tăng cao, đảm bảo tính bền vững và tính cạnh tranh cao.
- Phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa; hài hòa
trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch trong từng loại hình sản phẩm;
gia tăng tính hấp dẫn và tính bền vững của sản phẩm du lịch.
- Phát triển sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm
trọng điểm; phát huy tính đặc trưng của các vùng du lịch, xác định các khu du
lịch quốc gia là các địa bàn trọng điểm phát triển sản phẩm du lịch; ưu tiên phát
triển các loại hình du lịch có giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư các điều kiện
phát triển sản phẩm du lịch.
- Phát triển các sản phẩm du lịch đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế và
khu vực. Sản phẩm du lịch là yếu tố cốt lõi xây dựng thương hiệu du lịch quốc
gia, thương hiệu du lịch vùng và địa phương.
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang tính đẳng cấp, thu hút thị
trường ngách với khả năng chi tiêu cao.
3. 2. Các định hướng phát triển chủ yếu
3. 2.1. Định hướng chung
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và
đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị

trường khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn
trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
- Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi
13


trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du
lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ
thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng và địa phương và
các đô thị du lịch.
- Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa
phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.
3. 2.2. Định hướng cụ thể
a) Phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính
- Ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch
+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, đảo cạnh tranh khu
vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, du lịch tàu biển. Xây dựng
khu du lịch biển có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp; bổ sung
các sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển.
+ Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham
quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và
du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.
+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá đa
dạng sinh học, hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển du lịch đô thị, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền
thống, lối sống, sinh hoạt đô thị, kinh tế - xã hội đô thị; phát triển sản phẩm du
lịch thân thiện với môi trường.
- Phát triển các loại hình du lịch mới: du lịch MICE, du lịch giáo dục, du
lịch du thuyền, caravan, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp, du lịch vui chơi
giải trí... Khai thác, phát triển mạnh các giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc Việt

Nam, các giá trị văn hóa nghệ thuật tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du
khách.
- Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề;
liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết giữa du lịch với các
ngành hàng không, đường sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đa dạng.
b) Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng phù hợp với các
14


dòng sản phẩm ưu tiên theo vùng
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của 7 vùng du lịch
+ Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng
là du lịch sinh thái núi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với các sản
phẩm du lịch đặc trưng là di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông
Hồng.
+ Vùng Bắc Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là di sản thiên
nhiên và di sản văn hóa thế giới; di tích lịch sử cách mạng Việt Nam.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là
nghỉ dưỡng biển, đảo.
+ Vùng Tây Nguyên gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái cao
nguyên đất đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số.
+ Vùng Đông Nam Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch đô
thị, du lịch MICE và lịch sử cách mạng Việt Nam.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng
là sinh thái sông nước, miệt vườn.
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch vùng gồm các sản phẩm du lịch
đặc thù, các sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm du lịch bổ trợ.
3.2.3. Lộ trình phát triển sản phẩm du lịch:
+ Định vị sản phẩm du lịch MICE. Thúc đẩy phát triển các hoạt động đa

dạng của dòng sản phẩm du lịch đô thị. Xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển
các khu vui chơi giải trí, các hoạt động trình diễn nghệ thuật quy mô lớn.
+ Định vị toàn bộ hệ thống dòng sản phẩm du lịch biển đảo với các sản
phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn thắng cảnh biển, vui chơi giải trí
biển, sinh thái biển.
+ Từng bước hình thành hệ thống các khu du lịch với dịch vụ cao cấp
với các tổ hợp giải trí, các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp nhiều tiện nghi, khu vui
chơi giải trí tổng hợp.
+ Xây dựng và tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật quy mô lớn.
15


+ Đẩy mạnh phát triển để định vị rõ các dòng sản phẩm du lịch sinh thái
núi cao, du lịch sinh thái hang động, du lịch mạo hiểm và chinh phục thiên
nhiên.
+ Định vị hình ảnh các sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa lối sống, tìm
hiểu di sản, lễ hội, làng nghề, du lịch cộng đồng.
+ Hoàn thiện phát triển và định vị toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch
sinh thái: núi cao, nông nghiệp và sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, chinh
phục thiên nhiên.
+ Hoàn thiện phát triển và định vị toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch
văn hóa gắn với tìm hiểu văn hóa lối sống, tìm hiểu di sản, cộng đồng, làng
nghề, lễ hội.
+ Hoàn thiện phát triển và định vị toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch
MICE, du lịch đô thị gắn với các hoạt động giải trí, trình diễn nghệ thuật truyền
thống và đương đại.
3. 2.4. Định hướng thu hút phát triển thị trường
Thu hút phát triển thị trường phù hợp với các định hướng phát triển sản
phẩm như sau:
- Các thị trường khách:

+ Thị trường khách quốc tế: Tập trung thu hút thị trường khách Đông
Bắc Á, Châu Âu (gồm cả Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu), Châu Mỹ, Châu Úc,
Đông Nam Á.
+ Thị trường khách nội địa: Tập trung đẩy mạnh các thị trường từ các đô
thị lớn và đầu mối phân phối khách là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh; thúc đẩy thị
trường nội vùng và liên vùng.
- Phân khúc thị trường mục tiêu: Thu hút phân khúc thị trường khách có
khả năng chi trả cao; các thị trường có nhu cầu nghỉ dưỡng, tìm hiểu, trải
nghiệm dài ngày.
3.3. Các nhóm giải pháp phát triển sản phẩm
3.3.1. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
- Tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, hình
16


thành nên các hạt nhân phát triển sản phẩm du lịch;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tiện nghi phục vụ khách du
lịch;
- Đầu tư phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch, mặt hàng truyền
thống địa phương;
- Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch, môi
trường du lịch;
- Đầu tư phát triển đồng bộ các yếu tố dịch vụ khác;
- Phát triển các sản phẩm hợp tác quốc tế và các chuỗi sản phẩm mạnh
tạo động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch;
- Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mang tính hệ thống với chất
lượng.
3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng và ban hành cơ chế liên kết giữa ngành Du lịch và các
ngành liên quan trong phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam;

- Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác hiệu quả giữa Trung ương và địa
phương, giữa các vùng; giữa các địa phương và các nhóm địa phương trong các
vùng trong xây dựng, khai thác, quản lý và phát triển sản phẩm;
- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trong xây
dựng và bán sản phẩm.
3.3.3. Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch
- Xây dựng các công cụ quản lý chất lượng sản phẩm/dịch vụ du lịch;
- Thực hiện quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch.
3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
- Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch;
- Chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng
cao tính cạnh tranh cho sản phẩm du lịch;
- Nâng cao nhận thức về phát triển sản phẩm du lịch cho cộng đồng.
3.3.5. Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản
phẩm du lịch
17


- Đẩy mạnh thu hút thị trường quốc tế;
- Coi trọng thị trường khách du lịch nội địa;
- Xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch.

18


KẾT LUẬN
Dựa vào mô hình năm lực lượng của Micheal Porter, ta đã có cái nhìn
tổng quan về áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh du lịch đối vớikhu du
lịch cao nguyên đá Đồng Văn . Có những cơ hội như lượng khách hàng khổng lồ
chưa khai thác hết; ngành du lịch là một ngành có nhiều cơ hội phát triển, thu

hút nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nên sẽ tạo động lực cho cao nguyên đá
Đồng Văn phải không ngừng đổi mới và cải , từ đó khu du lịch sẽ ngày càng
phát triển hơn; nhưng cũng có những thách thức không nhỏ khi các đối thủ cạnh
tranh hiện tại như SaPa…, cũng không ngừng đổi mới nhằm cạnh tranh chiếm
lĩnh thị trường các nhà hoạch điịnh cần tránh rủi ro do những thách thức đem lại.
Có thể nhận thấy vai trò, vị trí quan trọng của Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng
Văn trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và vùng TDMN Bắc Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
du lịch tỉnh Hà Giang cũng như đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di
sản công viên ĐCTC.
Việc Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn được định hướng Khu du lịch
quốc gia trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là cơ sở quan trọng cho
công tác lập quy hoạch, quản lý tài nguyên cho phát triển du lịch.
Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch khu Cao nguyên đá Đồng Văn với
vai trò Khu du lịch quốc gia sẽ là nền móng cho công quy hoạch và đầu tư xây
dựng Khu du lịch đạt được mục tiêu đề ra và là việc làm thiết thực và nhiệm vụ
quan trọng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chính quyền địa phương
tỉnh Hà Giang. Vì vậy, công tác quy hoạch Khu du lịch cần được thực hiện một
cách nghiêm túc, bài bản ./.

19



×