Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề thi cuối kỳ và đáp án luật dân sự 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.37 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP THƯƠNG MẠI 06
MÔN: LUẬT DÂN SỰ
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1 (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
a. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam là quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản, Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản, Quan hệ nhân
thân gắn với tài sản.

Đúng:
Vì:

-

Điều 1 của Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 7

Quốc hội khoá XI ngày 14-06-2005 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2006
-

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.- quan hệ cơ bản và chủ yếu của

xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên Luật dân sự chỉ điều chỉnh một
phần các quan hệ đó.
-

Phạm vi của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật dân sự

điều chỉnh được xác định như sau:


+Quan hệ tài sản: quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với
nhau thông qua một tài sản nhất định. ( không điều chỉnh quan hệ giữa người
với tài sản.)

1


Tài sản: đa dạng và phong phú, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản (Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005). Mang tính chất trao đổi hàng
hoá tiền tệ.
Chủ thể tham gia có quyền bình đẳng và tự định đoạt.

+Quan hệ nhân thân: quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần
như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân …không mang tính giá trị,
không tính được thành tiền -> không phải là đối tượng để trao đổi, chuyển
dịch từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Chia thành 2 nhóm:

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là những quan hệ không
mang
đến cho chủ thể của những giá trị tinh thần đó bất cứ một lợi ích vật chất nào
như danh dự, nhân phẩm, tên gọi, uy tín cá nhân v.v…
- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là những quan hệ có thể mang lại
cho chủ thể những giá trị tinh thần, những lợi ích vật chất nhất định, hay nói
cách khác là các quan hệ mà trong đó có cả yếu tố nhân thân và yếu tố tài
sản.
-> xuất phát từ các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong
Hiến pháp 1992.
b. Quy phạm pháp luật dân sự chỉ bao gồm quy phạm tuỷ nghi và quy
phạm định nghĩa.

Sai:
Vì:

2


Các quy phạm pháp luật dân sự chủ yếu được chia thành
-

quy phạm mệnh lệnh,

-

quy phạm tuỷ nghi và

-

quy phạm định nghĩa

tuỳ thuộc vào tính chất bắt buộc của các xử sự hay tính chất giải thích, hướng dẫn
được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật dân sự đó.

Quy phạm mệnh lệnh ấn định cho chủ thể cách thức xử sự bắt buộc ( chủ thể
không có quyền lựa chọn phương thức xử sự khác ). VD: Điều 343 Bộ Luật dân sự
2005 quy định về hình thức thể chấp tài sản.
Quy phạm tuỳ nghi nêu lên nhiều khả năng xử sự khác nhau mà các chủ thể
tham gia các quan hệ dân sự có thể lựa chọn tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện, ý
nguyện của mình . Đây là loại quy phạm phổ biến và đặc trưng của các quy phạm
pháp luật dân sự. VD: Điều 428, Điều 429, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2005 quy
định về hợp đồng mua bán tài sản.

Quy phạm định nghĩa các định nghĩa pháp lý cần thiết cho việc bảo đảm cách
hiểu thống nhất những từ ngữ được sử dụng trong các quy phạm pháp luật cũng
như đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật. VD: Điều
208 Bộ Luật Dân sự 2005 về sở hữu tập thể.
c. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách thức, biện
pháp tác động của ngành luật đó lên các quan hệ xã hội, mang tính tài
sản và các quan hệ xã hội mang tính nhân thân, làm cho các quan hệ xã
hội đó phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí và lợi ích của
Nhà nước.
3


Đúng
Vì:
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là
-

những cách thức, biện pháp tác động của ngành luật đó lên các quan hệ xã

hội
-

mang tính tài sản và các quan hệ xã hội mang tính nhân thân

-

làm cho các quan hệ xã hội đó phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp

với ý chí và lợi ích của Nhà nước.


Đặc trưng sau:
-

Chủ thể tham gia vào các quan hệ độc lập và bình đẳng với nhau

o về tổ chức và tài sản.
o Sự bình đẳng này thể hiện ở chỗ không có bên nào có quyền ra lệnh, áp đặt ý
chí của mình cho bên kia
-

Các chủ thể tham gia quan hệ tài sản tự định đoạt, tự do cam kết, thoả

thuận nhằm vào những mục đích, nhu cầu, lợi ích nhất định của họ nhưng phải
“không trái với pháp luật và đạo đức xã hội” và “ không xâm hại đến lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
-

Các quyền dân sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự được chia

thành quyền đối nhân và quyền đối vật.

4


o Quyền đối nhân là quyền của chủ thể quyền đối với chủ thể nghĩa vụ, đòi hỏi
chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm thoả
mãn nhu cầu về mọi mặt của mình.
o Quyền đối vật là quyền của chủ thể quyền thực hiện một cách trực tiếp hoặc
một số hành vi nhất định đối với một hoặc một khối tài sản.


Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự chủ yếu nhằm tác động, thúc đẩy các
hành vi tích cực, chủ động và sáng tạo của các chủ thể trong việc thiết lập và
thực hiện các quan hệ dân sự, do vậy trong phương pháp điều chỉnh của Luật
dân sự, ngoài những quy phạm cấm, quy phạm mệnh lệnh thì phần lớn là các
quy phạm tuỳ nghi, quy phạm định nghĩa hướng dẫn cho các chủ thể tham gia
những xử sự pháp lý phù hợp.
Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là tạo cho các chủ
thể tham gia vào quan hệ đó quyền tự thoả thuận – hoà giải để lựa chọn cách
thức, nội dung giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.Trong trường hợp không thể hoà giải hoặc thoả
thuận được thì có thể giải quyết các tranh chấp bằng con đường Toà án theo
trình tự thủ tục tố tụng dân sự và chủ yếu là trên cơ sở yêu cầu của một trong
các bên.

Các biện pháp bảo vệ do Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo cho
chủ thể của quan hệ dân sự quy định trong Điều 9 Bộ Luật Dân sự 2005 gồm
có: công nhận quyền dân sự của mình, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc
xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường
thiệt hại.
5


d. Đặc điểm của quy phạm pháp luật dân sự là quy tắc xử sự chung mang
tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ dân
sự và là công cụ bảo vệ, củng cố, phát triển các quan hệ xã hội trong
giao lưu dân sự, thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ dân sự của
các chủ thể tham gia quan hệ dân sự.
Đúng:
Vì:
Các đặc điểm của quy phạm pháp luật dân sự :

-

Có 3 bộ phận hợp thành là phần giả định, phần quy định và phần chế

tài:
-

Việc thực hiện và tuân thủ các quy phạm pháp luật dân sự được Nhà

nước bảo đảm bằng các biện pháp giáo dục, tổ chức cũng như các biện pháp
cưỡng chế thi hành.
Câu 2 (3 Điểm): HÃY NÊU GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA
VIỆC GIÁM HỘ? VAI TRÒ CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TRONG VIỆC CỬ NGƯOFI GIÁM HỘ VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ
Trả lời:
-

Giám sát việc giám hộ Đ.59BLDS 2005

o Người thân tích của người được giám hộ cử người đại diện để Theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc người giám hộ trogn việc thực hiện giám hộ
o Người thân thích
ợ chồng cha mẹ con của người được giám hộ
ếu k có ai trg số đó, thì ông bà anh ruột chị ruột em ruột của người được giám
hộ
6


ếu k có ai trg số đò, thì bác chú cô dì của người được giám hộ
o Trong trường hợp k có người thân thích của người được giám hộ hoặc người

thân thích k cử đuơcj người giám sát việc giám hộ thì UBND xã, phường, thị trấn
nơi cư trí của người giám sát việc giám hộ
o Người giám sát phải có NLHVDS đầy đủ

-

Ý nghĩa việc giám hộ

o Là hình thức bảo vệ pháp lý
o Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của NN vs XH đối với người chưa thành niên,
người k có NLHVDS,…
o Đề cao trách nhiệm những người thân thích trg gia đình
o Khuyến khích và phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “ lá lành đùm lá
rách” giữa các thành viên trong cộng đồng

-

Vai trò của UB xã, phường, thị trấn trong việc xử lý người giám hộ và giám

sát việc giám hộ
o Trong trường hợp k có người thân thích của người được giám hộ hoặc người
thân thích k cử đuơcj người giám sát việc giám hộ thì UBND xã, phường, thị trấn
nơi cư trí của người giám sát việc giám hộ
Câu 3 (3 Điểm): Các trường hợp chấm dứt đại diện của pháp nhân? Các
trường hợp chấm dứt đại diện của cá nhân?
Trả lời:
7


1.


Chấm dứt đại diện của cá nhân:

a.

Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:



Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được

khôi phục;


Người được đại diện chết;



Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

b. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm đứt trong các trường hợp sau đây:


Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc uỷ quyền đã hoàn thành;



Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối

việc uỷ quyền;



Người uỷ quyền hặc người được uỷ quyền chết, bị toà án tuyên bố mất năng

lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.


Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong

các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người được thừa kế của
người được đại diện.

2.

Chấm dứt đại diện của pháp nhân:

a.

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp

nhân chấm dứt.
b.

Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau

đây:


Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc uỷ quyền đã hoàn thành;
8





Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc

người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;


Pháp nhân chấm đứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị toà án tuyên bố mất

năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.


Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong

các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân uỷ quyền hoặc pháp nhân thừa kế.

9


ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP THƯƠNG MẠI 06
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1 (4 Điểm) – Nhận định đúng sai:
A. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp

và giúp đỡ nhau trong hoạt động của hội.
Sai
Vì:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến
thành lập được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên
của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước
quy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lí
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức xã hội nghề nghiệp như:
Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,…
Trong câu khẳng định trên đã nói: tổ chức xã hội nghề nghiệp "là" tổ chức gồm...
Do đó sai rồi, vì định nghĩa giáo trình đã nêu rõ cái quan trọng là phải do nhà nước
sáng kiến thành lập. Ở đây câu khẳng định trên chắc như đinh đóng cột là câu định
nghĩa rồi. Đãng lẽ nó nên nói: Trong tổ chức xã hội nghề nghiệp thì bao gồm:...
Mới là đúng.

10


B. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành
chính làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Sai

Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay
chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi
hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pl hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như:
Việc nhận con nuôi (hành vi hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban
hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
và đứa trẻ được nhận nuôi.

C. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc
hai chiều
Sai
Vì:
Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ
thể. Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả
nước và lợi ích của địa phương giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Ta có thể lấy ví
dụ như đối với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và
Chính Phủ. Ở đây các bộ ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các
11


bộ được thành lập hoặc bãi bỏ bởi đề nghị của thủ tướng cp lên quốc hội (Điều 20
luật tổ chức cp). Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị với những quy định trái pháp
luật của các bộ khác, nếu các bộ đó không nhất trí thì phải trình lên thủ tướng
quyết định (Điều 25 luật tổ chức cp 2001).
Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó
ta có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng
định trên sai
(Nếu bạn nào nói là các cơ quan hc nn ở trung ương ko hđ theo nguyên tắc 2 chiều
thì tớ ko dám đảm bảo do giáo trình k khẳng định thế nên đừng phán bừa. Dẫu biết
giáo trình nhiều khi sai nhưng ta vẫn phải làm theo biết sao đc :v vì chẳng biết rõ
mà.)
D. Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính.
Sai:
Vì:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự

thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp
luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp
dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm
thực hiện chức năng quản lí hcnn.
Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính đó là tính dưới luật. Quyết
định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước
ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
12


Câu 2 (3 Điểm). Trình bầy nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
Trả lời:
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính
nhà nước. Hiến pháp1992 quy định ở điều 4 “Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội mang tính tất yếu.
- Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương
hướng hoạt động của bộ máy nhà nước là để nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nướctạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước. Lãnh đạo
quản lý nhà nước trước hết bằng các nghị quyết trong đó vạch ra đường lối chủ
chương, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Phương hướng hoàn thiện hệ
thống các cơ quan quản lý về mặt tổ chức cơ cấu cũng như các hình thức và
phương pháp hoạt động chung. Mọi vấn đề quan trọng nhất của quản lý nhà nước
kể cả những vấn đề chiếm lược lâu dài đều được Đảng thảo luận quyết định.
- Với tầm quan trọng như vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của
nhà nước là tính tất yếu.

Biểu hiện: Đảng lãnh đạo theo đường lối, tổ chức cán bộ, kiểm tra.
* Các hình thức lãnh đạo của Đảng:
Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không bao biện làm thay Đảng lãnh đạo
thông qua quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp phân bổ cán bộ việc bổ nhiệm
các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước đều có ý kiến chỉ đạo của
cơ quan Đảng tương đương.
13


Sau khi thông qua các nghị quyết chỉ đạo việc phân bổ cán bộ thì trọng tâm
sự lãnh đạo của Đảng chuyển sang hình thức kiểm tra.
Để kiểm tra việc thực hiện công việc trên thực tếvà thông qua công tác
kiểm tra Đảng đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tế của chính đường lối của
mình. Thông qua công tác kiểm tra này Đảng nắm được hoạt động thể chế hoá
đường lối của Đảng, của các cấp chính quyền như thế nào.
Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực pháp lý, chỉ có tính
bắt buộc trực tiếp thi hành đối với Đảng viên, nhưng bằng uy tín của Đảng, vai trò
gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo to lớn của Đảng đối với hệ thống quản lý
nhà nước bảo đảm hiệu quả hoạt động.
Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước và tổ chức xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân.tham gia
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
Thay các cơ quan hành chính nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ
quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình.
Câu 3 (3 Điểm):
A. X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm trái pháp
luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải
quyết khiếu lại của X. Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có
phát sinh ra pháp luật hành chính không? Tại sao?
Trả lời:

Khiếu lại của X là một yêu cầu hợp pháp do đó quan hệ xã hội phát sinh cơ quan
có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X là sai về một trong 3 đặc điểm của
quan hệ pháp luật hành chính là: Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do
yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều
14


kiện bắt buộc phải có do sự hình thành quan hệ, khi thấy cần thiết phải kập quan hệ
với một chủ thể khác có liên quan để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực
chấp hành điều hành chính cụ thể. Khi đó quan hệ thiết lập hành chính giữa bên
yêu cầu và bên được yêu cầu sẽ phát sinh. KHông cần có sự đồng ý của bên được
yêu cầu.
Do vậy khiếu lại của ông X là yêu cầu hợp pháp buộc cơ quan có thẩm
quyền phải thụ lý đơn. Việc thụ lý đpn phải phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính.
B. Trong trường hợp vi phạm hành xảy ra đã hết thời hạn xử phạt hành
chính thì cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền có được phép áp
dụng các biện pháp xử lý phạt vi phạm hành chính hay không? tai
sao?trong trường hợp nào?
Trả lời:
Về nguyên tắc các vi phạm hành chính xảy ra nhưng đã hết thời hạn xử
phạt vi phạm hành chính thì không được xử lý vi phạm hành chính song trong một
số trường hợp cụ thể được pháp luật quy định thì mặc dù vi phạm hành chính đã
xảy ra hết thời hiệu xử phạt cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền không được phép
ra quyết định xử phạt hành chính nhưng có thể được phép áp dụng các biện pháp
xử phạt bổ sung 9 ( trong trường hợp biện pháp xử phạt bổ sung được áp dụng độc
lập) tước quyền xử dụng giấy phép, tịch thu tang vật. Phương tiện vi phạm buộc
tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại, các vật
phẩm gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, buộc phải khắc phục tình trạng
gây ô nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại đến 1 triệu động trong lĩnh

vực đất đai, xây dựng, tài chính, nghĩa vụ, ngân hàng.môi trường ........

15


16



×