Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 232 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO QUANG THẮNG

CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO QUANG THẮNG

CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN MINH NGỌC
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN NAM


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đào Quang Thắng

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
3. Các câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 5
6. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 9
7. Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........10
1.1. Tình hình nghiên cứu về việc làm ................................................................ 10
1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về lao động và việc làm ................ 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm .............................................. 16

1.3.1. Nghiên cứu chính sách công .................................................................. 16
1.3.2. Nghiên cứu chính sách việc làm ............................................................ 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...............................................................26
2.1. Tổng quan về việc làm.................................................................................. 26
2.1.1. Lực lượng lao động và thị trường lao động ........................................... 26
2.1.2. Việc làm và phân loại việc làm .............................................................. 28
2.2. Chính sách việc làm ...................................................................................... 30
2.2.1. Khái niệm chính sách việc làm .............................................................. 30
2.2.2. Vai trò của chính sách việc làm ............................................................. 32
2.2.3. Quan điểm chỉ đạo của chính sách việc làm .......................................... 33
2.2.4. Mục tiêu và các chỉ số đo lường mục tiêu chính sách việc làm ........... 33
2.2.5. Các chính sách bộ phận ......................................................................... 35
ii


2.3. Đánh giá chính sách việc làm ...................................................................... 44
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm ............................................. 44
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm ..................................... 49
2.4. Kinh nghiệm về chính sách việc làm và bài học cho tỉnh Hà Tĩnh .............. 51
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ........................................................................ 51
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 55
2.4.3. Bài học đối với chính sách việc làm tại Tỉnh Hà Tĩnh .......................... 59
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH .......................................................................................61
3.1. Thực trạng việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015....... 61
3.1.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh .............................. 61
3.1.2. Thực trạng lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh .................................. 63
3.1.3. Thực trạng số lượng việc làm và thất nghiệp ........................................ 64

3.1.4. Thực trạng cơ cấu việc làm .................................................................... 68
3.1.5. Thực trạng chất lượng việc làm ............................................................. 70
3.2. Thực trạng chính sách việc làm cho lao động ở Hà Tĩnh giai đoạn
2011 - 2015 .......................................................................................................... 71
3.2.1. Mục tiêu chính sách việc làm ở Hà Tĩnh ............................................... 71
3.2.2. Chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm ............................................. 72
3.2.3. Chính sách về dịch vụ việc làm ............................................................. 80
3.2.4. Chính sách đào tạo nghề gắn việc làm cho người lao động .................. 85
3.2.5. Chính sách tín dụng tạo việc làm ........................................................... 95
3.2.6. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .................. 102
3.3. Đánh giá chính sách việc làm cho lao động Hà Tĩnh trong thời gian qua ...... 106
3.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí .................................................................... 106
3.3.2. Những ưu điểm của chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh ....................... 110
3.3.3. Những hạn chế của chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh ........................ 112
3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................... 116
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 121
iii


CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HÀ TĨNH ......................................122
4.1. Quan điểm và định hướng Chính sách việc làm cho người lao động ở
Hà Tĩnh .............................................................................................................. 122
4.1.1. Quan điểm Chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh ......... 122
4.1.2. Định hướng chính sách việc làm cho người người lao động ở
Hà Tĩnh................................................................................................ 122
4.2. Mục tiêu của Chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh đến
2020 và định hướng 2025 .................................................................................. 123
4.2.1. Đề xuất các thành phần của mục tiêu chính sách việc làm cho
tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................................... 123

4.2.2. Mục tiêu chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 ......... 124
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho người lao động
ở tỉnh Hà Tĩnh nhằm thực hiện mục tiêu đến 2020 và định hướng 2025 .......... 124
4.3.1. Giải pháp chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm ........................... 124
4.3.2. Giải pháp chính sách dịch vụ việc làm cho người lao động ................ 130
4.3.3. Giải pháp chính sách đào tạo nghề gắn việc làm cho người lao động..... 134
4.3.4. Giải pháp chính sách tín dụng tạo việc làm ......................................... 139
4.3.5. Giải pháp chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .... 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................145
1. Kết luận .......................................................................................................... 145
2. Một số kiến nghị ............................................................................................ 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH
CN-XD
CSĐTN
CTMTQG
DN
DSTĐTLĐ
DVVL
HDLN
HĐND
HGĐ

HKD
HTX
ILCS
ILO

LĐTBXH
NHCSXH
NN-LN-TS
SGDĐT
SLĐTNXH
SNA
SNV
THCS
THPT
TM-DV
TTGTVL
UBND
UNDP
VL
WB
WSI
XKLĐ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp - xây dựng
Cơ sở đào tạo nghề
Chương trình mục tiêu quốc gia
Doanh nghiệp
Dân số trong độ tuổi lao động
Dịch vụ việc làm

Hướng dẫn liên ngành
Hội đồng nhân dân
Hộ gia đình
Hộ kinh doanh
Hợp tác xã
Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế
Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization)
Lao động
Lao động thương binh xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội
Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Lao động thương binh xã hội
Hệ thống tài khoản quốc gia
Sở Nội vụ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thương mại - dịch vụ
Trung tâm giới thiệu việc làm
Ủy ban nhân dân
Chương trình phát triển liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)
Việc làm
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Sáng kiến chiến lược về lực lượng lao động (Workforce
Strategies Initiative)
Xuất khẩu lao động

v



DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1.

Mục tiêu và các chỉ số đo lường mục tiêu chính sách việc làm ........... 35

Bảng 2.2.

Đánh giá tính hiệu lực của chính sách việc làm ................................... 44

Bảng 2.3.

Đánh giá tính công bằng của chính sách việc làm................................ 46

Bảng 2.4.

Đánh giá tính bền vững của chính sách việc làm ................................. 47

Bảng 2.5.

Đánh giá tính phù hợp của chính sách việc làm ................................... 48

Bảng 3.1.

Lực lượng LĐ và dân số tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn
Hà Tĩnh ................................................................................................. 63

Bảng 3.2.


Cơ cấu DSTĐTLĐ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (%) ............................... 63

Bảng 3.3.

Số lượng việc làm giai đoạn 2011-2015 ............................................... 64

Bảng 3.4.

Tỷ số việc làm của dân số > 15 tuổi của Hà Tĩnh so với cả nước (%) ..... 64

Bảng 3.5.

Cơ cấu DSTĐTLĐ chia theo tình trạng kinh tế (%)............................. 64

Bảng 3.6.

Lao động có việc làm phân theo loại hình kinh tế ................................ 65

Bảng 3.7.

Lao động có việc làm phân theo thành thị - nông thôn ........................ 65

Bảng 3.8.

Lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế .................................... 66

Bảng 3.9.

Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (%)................................... 67


Bảng 3.10. Số giờ làm việc bình quân/tuần của LĐ từ 15 tuổi trở lên (giờ) .......... 67
Bảng 3.11. Thực trạng số việc làm được tạo ra hàng năm...................................... 68
Bảng 3.12. Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế (%)............................................... 68
Bảng 3.13. Cơ cấu việc làm khu vực DN................................................................ 69
Bảng 3.14. LĐ có việc làm thường xuyên và không thường xuyên năm 2015 ...... 70
Bảng 3.15. Mục đích của chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh 2011- 2015 (%) ........ 71
Bảng 3.16. Lao động và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp - xây dựng ........ 74
Bảng 3.17. Lao động và doanh nghiệp trong ngành NN-LN-TS ............................ 77
Bảng 3.18. Lao động và doanh nghiệp trong ngành TM-DV ................................. 79
Bảng 3.19. Trung tâm và DN làm dịch vụ giới thiệu việc làm ở Hà Tĩnh.............. 80
Bảng 3.20. Đầu tư cho các trung tâm DVVL công ................................................. 82
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động của Trung tâm DVVL ............................................ 83
Bảng 3.22. Tổ chức sàn giao dịch việc làm ............................................................ 84
Bảng 3.23. Kết quả tuyển mới dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ....................... 85
Bảng 3.24. Kết quả đào tạo nghề gắn với việc làm và LĐ đã qua đào tạo ............. 87
Bảng 3.25. Kết quả hỗ trợ LĐ học nghề, đào tạo nghề .......................................... 90
vi


Bảng 3.26. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề ........................................... 91
Bảng 3.27. Kết quả hỗ trợ và thu hút đầu tư cơ sở vật chất cho các CSĐTN......... 92
Bảng 3.28. Kết quả hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề cho các CSĐTN ..................... 93
Bảng 3.29. Kết quả hỗ trợ giảng viên và cán bộ quản lý tại các CSĐTN............... 94
Bảng 3.30. Kết quả hỗ trợ vốn, lãi suất và bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV
và HTX ................................................................................................. 98
Bảng 3.31. Lao động đi làm việc ở nước ngoài .................................................... 102
Bảng 3.32. Kết quả hỗ trợ học nghề (thuộc dự án hỗ trợ XKLĐ thuộc
CTMTQG Việc làm - Dạy nghề) ........................................................ 104
Bảng 3.33. Kết quả hỗ trợ vay vốn cho LĐ đi làm việc ở nước ngoài ................. 104
Bảng 3.34. Tình hình DN và hỗ trợ DN đưa người đi làm việc ở nước ngoài ..... 105

Bảng 3.35. Kết quả thực hiện so với mục đích và mục tiêu chung của chính
sách (%) .............................................................................................. 107
Sơ đồ, biểu đồ:
Sơ đồ 2.1.
Cây mục tiêu chính sách việc làm ..................................................... 34
Biểu đồ 3.1. LĐ Việt Nam làm việc tại khu kinh tế Vũng Áng chia theo ngành
kinh tế................................................................................................. 69
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Khu kinh tế Vũng
Áng chia theo thời gian làm việc cho đến ngày 30/09/2015 ............. 75
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu LĐ Việt Nam tại Vũng Áng chia theo trình độ chuyên môn .... 86

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế thế giới cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một mặt nó đã tạo ra sự phát triển về kinh tế
nói chung cho các quốc gia nhưng bên cạnh đó thì vấn đề thất nghiệp, thiếu việc
làm cũng theo đó mà tăng lên đang trở thành nỗi lo chung và mang tính cấp bách
của toàn cầu.
Việt Nam là nước có ưu thế về cơ cấu dân số, nguồn nhân lực dồi dào nhưng
lại là một nước nghèo, có nền kinh tế đang phát triển và chịu nhiều hậu quả của
chiến tranh. Bên cạnh đó vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở Việt Nam đang diễn
biến rất phức tạp. Do đó, giải quyết việc làm cho người LĐ đang là ưu tiên hàng
đầu của Đảng và Nhà Nước, có vai trò quan trọng, quyết định đến sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ, với điều kiện tự nhiên khó
khăn, nguồn lực cho phát triển kinh tế hạn chế, chỉ có nguồn lực con người là chủ
yếu. Do đó, trong những năm qua Tỉnh đã quán triệt, vận dụng các quan điểm

đường lối của Đảng cùng với thực lực của mình nhằm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi một
tỉnh nghèo thông qua các chính sách việc làm cho lao động (LĐ) của Tỉnh như
chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm, chính sách phát triển dịch vụ việc
làm, chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc
làm, chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.v.v.
Hệ thống chính sách nói trên đã góp phần tạo việc làm cho hơn 160.000 lượt
người (bình quân mỗi năm hơn 30.000 lượt người) trong giai đoạn 2011 - 2015,
trong đó số LĐ được giải quyết việc làm ở trong nước là 124.663 lượt người, số LĐ
đi làm việc ở nước ngoài là 27.585 người. Tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên của
các huyện trên địa bàn Tỉnh trung bình 95,47% [94]. Chính sách việc làm của Tỉnh
cũng đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,5% năm 2010 xuống còn 2,5% năm
2015, đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
Tỉnh [95, trang 5].
Tuy nhiên, thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thất nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh vẫn là vấn đề dai dẳng mà chính quyền Tỉnh chưa thể giải quyết được
thông qua những chính sách việc làm phù hợp. Theo hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra
LĐ việc làm của UBND tỉnh năm 2015, trong số 723.984 người trong độ tuổi LĐ,
có 130.520 người không tham gia hoạt động kinh tế, chiếm hơn 18%. Cũng theo
điều tra này, tính đến tháng 9/2015, trong số 723.984 người trong độ tuổi LĐ có
2.552 người thất nghiệp, trong đó nam chiếm 45,02% và nữ chiếm 54,98%. Mặt
khác, LĐ tại Hà Tĩnh vẫn đang thiếu việc làm, tỷ trọng LĐ làm việc từ 40-48 giờ
của Tỉnh chiếm 27,8% vào năm 2015, tỷ trọng LĐ làm việc từ 10-19 giờ/tuần là
1


8,2% và từ 20-20 giờ/tuần chiếm 13,4%. Tỷ lệ LĐ không có việc làm thường xuyên
của Hà Tĩnh theo điều tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh (2015) là 4,53% tập trung chủ
yếu tại Huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà và huyện Thạch Hà. Tỷ lệ LĐ chưa
qua đào tạo của Hà Tĩnh vẫn rất cao, năm 2015, tỷ lệ này là 49,71%, trong đó ngành
NN-LN-TS có tỷ lệ LĐ đang làm việc chưa qua đào tạo là lớn nhất. Tại khu Kinh tế

Vũng Áng theo điều tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh (2015), vẫn còn hơn 29% LĐ chưa
qua đào tạo.
Vấn đề việc làm nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể
thấy rằng bản thân chính sách Trung ương không thể bao phủ và giải quyết việc
làm cho LĐ ở trên phạm vi toàn quốc. Mặt khác, sự phi tập trung hóa của trung
ương cho địa phương đang là xu hướng nổi bật hiện nay trong đó có trách nhiệm
về ban hành chính sách giải quyết việc làm [124, trang 15]. Nhiều địa phương
chưa thật sự chủ động và sáng tạo trong ban hành các chính sách việc làm cho LĐ
địa phương.
Cũng như một số địa phương khác, vấn đề việc làm của tỉnh Hà Tĩnh nói trên
có phần xuất phát từ sự thiếu vắng hoặc không phù hợp của các chính sách của Tỉnh
trong giai đoạn 2011 – 2015. Chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh thiếu định
hướng một cách tổng thể cũng như chưa xác định được cụ thể các mục tiêu chính
sách. Ở điểm này, Hà Tĩnh còn đi sau các địa phương như Nghệ An, Quảng Ngãi
trong ban hành chính sách việc làm có tính hệ thống cao.
Chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm còn thiếu định hướng tăng trưởng
số lượng việc làm hay cải thiện chất lượng việc làm cho LĐ trên địa bàn Tỉnh, ưu
tiên tăng trưởng số lượng hay ưu tiên cải thiện chất lượng cho các giai đoạn phát
triển KTXH nhất định, hay kết hợp cả hai định hướng.
Các chính sách hỗ trợ DN tham gia khu công nghiệp chưa thực sự đáp ứng
nhu cầu DN, chính sách bảo vệ môi trường không được chú trọng, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu cụm ngành công nghiệp chưa được tuyên bố trong chính
sách, các giải pháp ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế như Vũng Áng, khu kinh tế
Cầu Treo chưa đủ thu hút DN. Hà Tĩnh chưa có một chính sách phát triển tổng thể,
dài hạn và ngành TM-DV của Tỉnh để hỗ trợ cho phát triển các cụm ngành công
nghiệp - xây dựng và cụm ngành nông nghiệp. Sự liên kết giữa khu kinh tế của Tỉnh
với các trung tâm thương mại, hậu cần, dịch vụ chưa phải là trọng tâm chính sách
phát triển thương mại để tạo việc làm một cách bền vững. Thiếu những định hướng
về phát triển NN-LN-TS của Tỉnh là phát triển các cụm ngành sử dụng nhiều LĐ
hay theo hướng tạo ra chất lượng việc làm cao. Bên cạnh đó, chính sách phát triển

sản phẩm nông nghiệp chủ lực chưa định hướng thay đổi theo giai đoạn, chưa thực
sự có giải pháp mạnh mẽ về đầu tư cho các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là thúc đẩy
và hỗ trợ người nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất các sản phẩm chủ lực còn
vắng. Phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp để tạo giá trị gia tăng và
2


chất lượng việc làm cao cũng chưa được coi là ưu tiên chính sách. Một điểm khác là
chính sách phát triển CSHT nông nghiệp có tính tổng thể kết nối các thị trường
cũng vẫn trong giai đoạn nghị sự chính sách.
Bên cạnh chính sách phát triển kinh tế tạo việc thì tính cấp thiết cho hoàn
thiện chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh còn có nguyên nhân từ chính sách
DVVL. Quy hoạch mạng lưới các tổ chức DVVL của Tỉnh Hà Tĩnh chưa được ban
hành để làm căn cứ cho phát triển các tổ chức DVVL của Tỉnh. Các phương án
chính sách thúc đẩy sự phát triển các DN cung cấp DVVL, thúc đẩy sự phát triển
của các trung tâm do cộng đồng thành lập cũng chưa được xem xét trong các quy
định chính sách DVVL hiện hành của Hà Tĩnh.
Những khoảng trống về chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm của Tỉnh
Hà Tĩnh cũng là những vấn đề trọng tâm của Tỉnh. Các chương trình đào tạo nghề
chưa được đổi mới theo định hướng phát triển kinh tế địa phương. Chính sách hỗ
trợ người LĐ học nghề chưa gắn với danh mục các ngành nghề cần phát triển theo
định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Giải pháp hỗ trợ DN đào tạo nghề không đủ
mạnh để thúc đẩy sự tham gia của DN vào xây dựng các chương trình đào tạo, biên
soạn tài liệu, tổ chức đào tạo tại DN. Sự hợp tác giữa Tỉnh, DN và CSĐTN trong
đào tạo nghề gắn với việc làm thiếu sự điều tiết bằng một chính sách cụ thể, gây ra
những thách thức, trở ngại đối với các DN và các CSĐTN.
Hơn thế nữa, chính sách tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh
là một cấu phần chính sách việc làm quan trọng nhưng trên thực tế lại là chính sách
yếu nhất. Tỉnh còn thiếu những giải pháp đặc thù để phát triển tín dụng đối với
HTX dựa trên những đặc trưng của HTX trên địa bàn Tỉnh. Diện hỗ trợ tín dụng

HKD, HGĐ và người LĐ còn hạn chế, tiêu chí tiếp cận vốn đối với các đối tượng
vay này còn có tính cào bằng.
Một điểm quan trọng là chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
thiếu tính hệ thống, tổng thể, chủ yếu ban hành chính sách theo sự vụ, thiếu những
định hướng dài hạn. Các chính sách hỗ trợ cho nhóm LĐ yếu thế còn rất khiêm tốn,
gần như không được người LĐ cảm nhận được sự tồn tại của các giải pháp hỗ trợ.
Có thể thấy, những vấn đề cần giải quyết đối với chính sách việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói trên đặt ra những cơ sở thực tiễn cho
hoàn thiện hệ thống chính sách việc làm của Tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh
nghiệm của một số địa phương có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với tỉnh Hà
Tĩnh cho thấy những khác biệt lớn trong chính sách về việc làm của chính quyền địa
phương là yếu tố cốt lõi giúp người dân có việc làm ổn định, bền vững và góp phần
xóa đói giảm nghèo, vì vậy các địa phương cần tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện
và đổi mới chính sách việc làm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất
phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách việc làm cho người LĐ ở
Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu Tiến sĩ.
3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng chính
sách việc làm ở Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011 - 2015, từ đó đề xuất một số quan
điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm giải quyết
việc làm cho người LĐ ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan cơ sở lý luận về chính sách việc làm của địa phương.
- Xác định được khung nghiên cứu thích hợp về chính sách việc làm cho
người LĐ để áp dụng cho tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về chính sách việc làm
cho người LĐ.
- Phân tích và đánh giá hệ thống chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh trong
giai đoạn 2011 - 2015 qua việc vận dụng khung nghiên cứu chính sách việc làm.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của
Tỉnh Hà Tĩnh nhằm giải quyết việc làm cho người LĐ trên địa bàn Tỉnh.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết, những câu hỏi nghiên cứu
sau đây sẽ được giải quyết:
Câu hỏi 1:
Hệ thống chính sách việc làm của địa phương bao gồm các bộ phận cấu
thành nào? Các chính sách bộ phận của chính sách việc làm địa phương bao gồm
những chính sách nào?
Câu hỏi 2:
Mục tiêu và các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm của địa phương bao
gồm những tiêu chí nào?
Câu hỏi 3:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm của địa phương bao gồm
những nhóm yếu tố nào?
Trên cơ sở thực tiễn, các câu hỏi quản lý bao gồm:
Câu hỏi 4:
Tình trạng việc làm (số lượng việc làm, việc làm theo ngành kinh tế, việc
làm tạo ra hàng năm, thất nghiệp, việc làm thường xuyên, cơ cấu việc làm) của
người LĐ đã có những sự cải thiện trong giai đoạn 2011 - 2015?
Câu hỏi 5:
Các chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh (chính sách phát triển kinh tế tạo
4


việc làm, chính sách DVVL, chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm, chính sách

tín dụng tạo việc làm và chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài) trong
thời gian qua đã góp phần thực hiện các mục tiêu về việc làm cho người LĐ tại tỉnh
Hà Tĩnh?
Câu hỏi 6:
Nội dung của các chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh (quan điểm, mục
tiêu, các chính sách bộ phận, các giải pháp chính sách) trong thời gian qua là tối ưu
và sẽ tiếp tục tác động tích cực lên tình hình việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách việc làm của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian
Nghiên cứu chính sách việc làm của chính quyền Tỉnh Hà Tĩnh cho LĐ trên
địa bàn Tỉnh; nghiên cứu những kinh nghiệm một số địa phương để rút ra bài học
cho Hà Tĩnh.
+ Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách việc làm của Hà Tĩnh trong giai
đoạn từ 2010 - 2015. Một số nội dung điều tra được tiến hành vào 3-5/2015. Các đề
xuất giải pháp chính sách việc làm cho giai đoạn đến 2020.
+ Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu hệ thống chính sách việc làm: chính sách phát triển
kinh tế tạo việc làm, chính sách DVVL cho người LĐ, chính sách đào tạo nghề gắn
với việc làm, chính sách tín dụng tạo việc làm, chính sách đưa người LĐ đi làm việc
ở nước ngoài.
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sách, không đi vào nghiên cứu
về quy trình chính sách (hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách).
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu
Khi nghiên cứu chính sách việc làm, tác giả vận dụng quan điểm hệ thống và cách

tiếp cận phân tích hệ thống để nghiên cứu hệ thống chính sách việc làm hiện hành của tỉnh
Hà Tĩnh cũng như phân tích hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách như chiến lược
và chính sách việc làm của Chính phủ; luật pháp; hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển khoa
học công nghệ, yếu tố hoạch định và triển khai chính sách.
Tác giả cũng vận dụng quan điểm vi mô khi phân tích chính sách việc làm
thông qua phân tích cụ thể các nội dung cơ bản của một chính sách việc làm như:
5


Căn cứ của chính sách; Mục tiêu và tiêu chí đánh giá; Chủ thể và đối tượng chính
sách; Các giải pháp và công cụ chính sách. Để hoàn thiện chính sách, đề tài còn tiếp
cận hệ thống các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm, đề cập đến các mục tiêu
khác nhau của chính sách này. Quan điểm này cũng được vận dụng khi điều tra đối
tượng hưởng lợi của chính sách việc làm, những cán bộ hoạch định và thực thi
chính sách việc làm.
Khung nghiên cứu
Yếu tố ảnh hưởng đến
chính sách việc làm
- Yếu tố thuộc chính quyền
địa phương
+ Sự quyết tâm của Lãnh đạo.
+ Quy hoạch phát triển KTXH
địa phương.
+ Hoạch định và tổ chức thực
thi chính sách việc làm.
+ Năng lực tài chính địa
phương.
- Yếu tố môi trường của chính
quyền địa phương
+Đặc điểm LĐ địa phương,

+Sự phát triển kinh tế các địa
phương lân cận
+Phi tập trung hóa trong ban
hành chính sách việc làm
+ Hỗ trợ và phối hợp của các
tổ chức liên quan.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội địa phương
+ Hội nhập quốc tế
+ Phát triển khoa học công
nghệ

Nội dung
chính sách việc làm

Mục tiêu của
chính sách việc
làm

- Quan điểm chính sách
việc làm
- Mục tiêu của chính sách
việc làm
- Các chính sách bộ phận:
+ Chính sách phát triển
kinh tế tạo việc làm;
+ Chính sách dịch vụ việc
làm cho người lao động;
+ Chính sách đào tạo nghề
gắn việc làm;

+ Chính sách tín dụng tạo
việc làm;
+ Chính sách đưa người
lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

- Về số lượng việc
làm: tổng số lượng
việc làm, số lượng
việc làm theo ngành,
theo khu vực, theo
loại hình DN, số
lượng việc làm mới
tạo ra hàng năm
- Về cơ cấu việc làm:
cơ cấu theo ngành
kinh tế; cơ cấu theo
khu vực; cơ
- Về chất lượng việc
làm: việc làm thường
xuyên/không thường
xuyên; số giờ làm
việc trong tuần

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu về chính sách việc làm ở cấp độ địa phương
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Để nghiên cứu chính sách việc làm cho người LĐ của tỉnh Hà Tĩnh,
nghiên cứu tiếp cận hệ thống các chính sách việc làm trên cơ sở (1) các chính
sách tạo đầu ra về việc làm cho người LĐ trên cơ sở phát triển kinh tế, tìm thị
trường xuất khẩu LĐ; (2) các chính sách nâng cao năng lực và hỗ trợ người lao

động tiếp cận các cơ hội việc làm như chính sách tín dụng tạo việc làm, đào tạo
nghề, cung cấp thông tin; (3) các chính sách kết nối cung cầu LĐ như phát triển
dịch vụ việc làm.
6


5.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Quy trình nghiên cứu
Tổng hợp tài liệu, phân tích và xây dựng khung nghiên cứu về
chính sách việc làm ở cấp độ địa phương
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy để phục vụ cho
phân tích thực trạng việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Phỏng vấn và điều tra các bên liên quan để có các dữ liệu sơ cấp
về thực trạng chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh dưới các quan
điểm và cách nhìn của các bên liên quan
Khai thác dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng chính
sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh
Đánh giá chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh theo hệ thống các
tiêu chí đánh giá trên cơ sở khai thác dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Tổng kết các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
về chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh
Đề xuất hệ thống các quan điểm, mục tiêu và các giải pháp chính
sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở các phát hiện từ nghiên
cứu thực trạng
Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu về chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để xác định các chính sách bộ
phận của hệ thống các chính sách việc làm, phân tích chính sách việc làm của Tỉnh
Hà Tĩnh cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án để tổng

hợp các số liệu về thực trạng LĐ việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh và một số địa phương. Số
liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo LĐ việc làm của Bộ Lao động,Thương binh
và Xã hội (LĐTBXH), Sở LĐTBXH, các điều tra của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Hà Tĩnh về LĐ việc làm, số liệu niên giám thống kê về LĐ việc làm, các bài báo trên
các tạp chí về LĐ, việc làm, các bài hội thảo về chính sách việc làm.
- Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát
điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu về thực trạng chính sách, triển
khai chính sách và kết quả của chính sách.
Tám mẫu phiếu điều tra được thiết kế cho 8 đối tượng bao gồm các chuyên
7


gia về việc làm (CG), cán bộ quản lý nhà nước (CBNN), người LĐ, doanh nghiệp
(DN), hộ kinh doanh (HKD), tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm (TCDVVL), cơ sở
đào tạo nghề (CSĐTN), doanh nghiệp đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
(DNXKLĐ) và doanh nghiệp hợp tác với DNXKLĐ. Các phiếu điều tra có những
phần hỏi giống nhau cho tất cả các đối tượng, có nhưng có phần hỏi chỉ dành cho
một số đối tượng có liên quan. Bảng hỏi được gửi trực tiếp và bằng đường email
cho 60 CG, 62 CBNN, 420 LĐ, 300 DN, 100 HKD, 60 TCDVVL, 28 CSĐTN, 25
DNXLKĐ và doanh nghiệp hợp tác.
Mẫu điều tra được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện. Cách lẫy mẫu này
dựa trên sự thuận lợi. Theo đó, tác giả đã dựa dựa vào 29 điều tra viên tham gia
điều tra: 4 điều tra viên công tác tại Sở Lao động Thương binh Xã hội, 1 điều tra
viên tại Sở kế hoạch và Đầu tư, 1 điều tra viên tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 1 điều tra viên tại Sở Công thương, 1 điều tra viên tại trung tâm
DVVL Hà Tĩnh, 1 điều tra viên tại Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh, 2 điều tra
viên tại Hội DN trẻ và Hội DNVVN của Tỉnh Hà Tĩnh, 10 chuyên viên tại các
phòng LĐTBXH của các huyện và 10 chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã. Các
điều tra viên đã tiếp cận với đối tượng điều tra trong hoàn cảnh thuận lợi nhất để
hoặc gửi bảng hỏi theo cách thuận tiện để lấy thông tin khảo sát. Lấy mẫu thuận

tiên được sử dụng ở luận án do đối tượng điều tra rộng và cỡ mẫu lớn, chi phí
điều tra tốn kém.
Thời gian điều tra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015. Kết quả đã thu được là 34
phiếu trả lời của CG, 380 phiếu của người LĐ, 246 phiếu của DN, 56 phiếu của
CBNN, 86 phiếu của HKD, 58 phiếu của TCDVVL, 28 phiếu của CSĐTN và 22 phiếu
của DNXLKĐ và doanh nghiệp hợp tác.
Bảng 1: Tổng hợp phiếu điều tra các bên liên quan
Số phiếu
Số phiếu
Tỷ lệ phiếu
Đối tượng điều tra
điều tra phát ra điều tra thu về điều tra thu về
Chuyên gia (CG)
60
34
57%
Cán bộ quản lý nhà nước
62
56
90,3%
(CBNN)
Người LĐ
420
380
90,4%
Doanh nghiệp (DN),
300
246
82%
Hộ kinh doanh (HKD)

100
86
86%
Tổ chức cung cấp dịch vụ
60
58
96,6%
việc làm (TCDVVL)
Cơ sở đào tạo nghề (CSĐTN)
28
28
100%
Doanh nghiệp đưa người LĐ
đi làm việc ở nước ngoài
25
22
88%
(DNXKLĐ) và các doanh
nghiệp hợp tác
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
8


- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích trung bình
bằng sử dụng phần mềm excel; sử dụng phương pháp so sánh để phân tích xu hướng
LĐ việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh qua các năm, so sánh các kết quả thực thi chính sách
việc làm, so sánh tình trạng việc làm giữa các địa phương trên địa bàn Tỉnh.
- Sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân kết quả, phương pháp phân
tích sơ đồ hình cây để phân tích các mục tiêu cũng như nguyên nhân hạn chế của
chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh.

6. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu
6.1. Những đóng góp
- Thứ nhất, nghiên cứu được tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu
- Thứ hai, nghiên cứu xây dựng được khung lý thuyết về chính sách việc làm
cho người lao động ở cấp độ địa phương. Nghiên cứu và xây dựng được các tiêu chí
về mục tiêu chính sách và các tiêu chí đánh giá chích sách việc làm cấp địa phương
- Thứ ba, nghiên cứu phân tích chính sách việc làm cho người lao động ở Hà
Tĩnh trong thời gian qua trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng về chích sách việc
làm cấp địa phương
- Thứ tư, đánh giá chính sách việc làm đối với người lao động theo các tiêu
chí sánh giá chích sách việc làm cấp địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của nó.
- Thứ năm, đề xuất phương hướng và các giải pháp chính sách nhằm góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh thời gian tới.
6.2. Những hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chính sách việc làm ở cấp độ địa phương là một nội dung rộng
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Do đó, quá trình nghiên cứu chưa thể nghiên cứu
một cách sâu nhất cho từng chính sách bộ phận. Từ đó kết quả đánh giá có thể còn
có những hạn chế nhất định.
- Nghiên cứu cho một địa phương cụ thể là ở tỉnh Hà Tĩnh nên nghiên cứu
chỉ có ý nghĩa tương đối trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu luận án chia thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về chính sách việc làm cho người
lao động
Chương 3: Thực trạng chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp về chính sách việc làm cho người
lao động ở Hà Tĩnh


9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Các nghiên cứu về chính sách và chính sách việc làm trong nước và ngoài
nước khá phong phú cả về lý thuyết và thực nghiệm. Có thể phân nhóm các nghiên
cứu bao gồm: (1) nghiên cứu về lao động và việc làm; (2) nghiên cứu quản lý nhà
nước về LĐ và việc làm; (3) nghiên cứu về chính sách việc làm.
1.1. Tình hình nghiên cứu về việc làm
Thứ nhất những nghiên cứu về khái niệm việc làm, cách tiếp cận về việc làm.
Theo Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO), việc làm là những hoạt động LĐ được trả
công bằng tiền và bằng hiện vật. Theo quan điểm này, việc làm là phạm trù để chỉ
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản
xuất, công nghệ... ) để sử dụng sức lao động đó. Theo ILO, người có việc làm trong bất
kỳ lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm, tạo ra thu
nhập để nuôi sống chính mình, gia đình và đóng góp cho xã hội. Cụ thể hơn, ILO
(2012) trong tác phẩm “Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương: việc làm và thị trường LĐ” đã định nghĩa việc làm gồm những
người trên một độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là
một tuần hoặc một ngày, làm việc được trả lương hay tự trả lương cho mình [42].
Hội nghị thống kê LĐ quốc tế (ICLS) lần thứ 19 vào tháng 10-2013 đã đưa
ra một nghị quyết mới về thống kê việc làm. Theo đó, người có việc làm là người
trên 15 tuổi có tham gia trong một khoảng thời gian nhất định vào một Hoạt động
sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc kiếm lợi nhuận
[20]. Các định nghĩa trên giới hạn phạm vi của việc làm và dẫn đến chỉ số thất
nghiệp đội lên cao hơn.
Theo Bộ luật lao động của Việt Nam: "Mọi hoạt động LĐ tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [10]. Theo khái niệm
này, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: một là, hoạt

động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên
trong gia đình; hai là, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Dựa vào cách định nghĩa việc làm được áp dụng ở Việt Nam, nghiên cứu của
Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2014) trong tác phẩm “Thực trạng LĐ
và việc làm nông thôn ở Việt Nam” đã phân loại việc làm thành các nhóm là “đủ
việc làm, thiếu việc làm, bán thất nghiệp và thất nghiệp” [61, trang 42]. Một số
nghiên cứu khác cũng phân biệt các loại hình thất nghiệp khác nhau như nghiên cứu
của ILO năm 2012 [42].
10


Một cách tiếp cận khác, Lê Xuân Bá trong“Báo cáo nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của LĐ nông thôn Việt Nam” đã phân
loại vấn đề tự tạo việc làm thành “làm công ăn lương” và “việc làm tự tạo” [3, trang
11]. Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các
yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng
như khi đưa ra các giai pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, việc
làm do bản chất các họat động này là khác nhau. Báo cáo làm rõ “việc làm tự tạo”
liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD).
Người mua loại LĐ này không thể đưa ra các điều khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví
dụ, những người có các xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu…họ chỉ có trách nhiệm
đối với các kết quả với chính bản thân họ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chú ý việc làm trong khu vực phi chính thức.
Hội nghị ILCS lần thứ 17 (2003) có phân chia việc làm theo khu vực chính thức và
không chính thức, cụ thể hóa các yếu tố cấu thành của khu vực việc làm phi chính
thức. Hồ Đức Hùng và các tác giả (2012) trong công trình “Từ việc làm khu vực
kinh tế phí chính thức đến việc làm phi chính thức ở Việt Nam”, đã khai thác cách
tiếp cận này để nghiên cứu thực nghiệm về tình hình khu vực kinh tế phi chính thức,
việc làm phi chính thức, đặc điểm LĐ trong khu vực phi chính thức và những nhân

tố tác động đến việc làm trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam [39].
Nghiên cứu về việc làm phi chính thức cũng được sự quan tâm của một số
Đề tài cấp Nhà nước tại Việt Nam như nghiên cứu về “Vấn đề lao động việc làm
phi chính thức trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Tiến sĩ Doãn Mẫu Diệp và các
thành viên đề tài cấp Nhà nước, thuộc Chương trình “Nghiên cứu khoa học phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, mã số
KX.02/11-15, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì. Nghiên cứu
này quan tâm đến 4 nội dung nghiên cứu, thứ nhất là lý luận về lao động việc làm
khu vực phi chính thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; thứ hai là nghiên
cứu về kinh nghiệm quốc tế về lao động việc làm khu vực phi chính thức; thứ ba là
nghiên cứu về thực trạng lao động việc làm khu vực phi chính thức trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; thứ tư là dự báo xu hướng và các giải pháp
cho lao động việc làm khu vực phi chính thức ở Việt Nam đến năm 2020. Trong
nghiên cứu này đã đề xuất một số kiến nghị và từ đó đặt ra những vấn đề cho các
nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu khẳng định: “Vấn đề lao động việc làm phi chính
thức cần được nhìn nhận không chỉ dưới khía cạnh xã hội mà cả dưới khía cạnh
kinh tế. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, vai trò tích cực của lao động khu
vực phi chính thức chỉ nên phát huy trong một thời gian nhất định, về dài hạn, việc
giảm quy mô lao động việc làm khu vực phi chính thức là một trong những dấu hiệu
11


của một nền kinh tế và xã hội vận hành lành mạnh và bền vững” [138]. Bên cạnh
đó, một kiến nghị có giá trị là “Việc đào tạo cho quá trình khởi nghiệp cũng cần có
các chính sách ưu đãi cho cả người đào tạo và người được đào tạo trong khu vực phi
chính thức. Cần huy động được tối đa sự tham gia của các chủ thể xã hội khác ngoài
nhà nước: các tổ chức xã hội, khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng…
trong trợ giúp người lao động phi chính thức về đào tạo nghề nghiệp” [138]. Đồng
thời, nghiên cứu nhấn mạnh “các chính sách xã hội cần được thiết kế không chỉ giải
quyết các vấn đề của khu vực kinh tế phi chính thức mà cần được đặt trong tổng thể

giải quyết các vấn đề xã hội nói chung” [138], đây là những kết luận có giá trị mở
đường cho các nghiên cưu tiếp theo về chính sách việc làm.
Khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm trong khu vực này cũng được sự
tâm của nghiên cứu Đề tài cấp Bộ của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh (2008) về “Khu vực kinh tế phi chính thức thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng
và giải pháp” Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những hoạt động kinh tế phi
chính thức do người dân thực hiện và không bị pháp luật cấm. Phương pháp nghiên
cứu chủ đạo được thực hiện theo phương pháp định lượng và sử dụng dữ liệu từ cuộc
khảo sát trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh, có so sánh với hoạt động kinh tế phi
chính thức tại Thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khu vực kinh tế phi
chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại khá đa dạng và phức tạp, chủ yếu hoạt
động tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Đồng thời, hoạt động kinh tế phi chính thức đã xuất
hiện những mô hình, nhóm kinh doanh hoạt động khá hiệu quả, những mô hình này
có vai trò to lớn trong việc tiến dần đến vấn đề chính thức hóa những hoạt động phi
chính thức. Là những mô hình có vai trò điển hình, tiên phong cho những hoạt động
phi chính thức khác [148]. Nghiên cứu này cung cấp thông tin cho những nghiên cứu
về chính sách về việc làm đặc biệt cho khu vực phi chính thức, tuy nhiên chưa đia sâu
vào phân tích chính sách việc làm cho khu vực này.
Thứ hai, các nghiên cứu nguyên nhân của việc làm cũng như thất nghiệp
thông qua phân tích các mô hình kinh tế, điển hình như lý thuyết việc làm của
John Maynard Keynes, mô hình hai khu vực của Lewis – Fei- Rains.
John Maynard Keynes (1883-1946) được coi là một trong ba người khổng lồ
trong lịch sử kinh tế học, là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế
học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ, người đã nghiên
cứu lý thuyết việc làm. Theo Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối
với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm Vì vậy, vị trí trung tâm
trong lý thuyết kinh tế' của ông là "lý thuyết việc làm". Lý thuyết này đã mở ra một
chương mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế, cả về chức năng tư tưởng lẫn
thực tiễn. “Mô hình tạo việc làm, giảm thất nghiệp” của Keynes cho rằng việc làm
12



tăng cùng tổng sản phẩm quốc dân. Keynes cho rằng để giảm thất nghiệp, tạo việc
làm cho người LĐ phải tăng tổng cầu, thông qua tăng chi tiêu của Chính phủ như
cho DN vay với lãi suất thấp, trợ giá cho đầu tư… sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân
[119]. Tuy nhiên, mô hình tạo việc làm, giảm thất nghiệp thông qua tăng tổng cầu
của Keynes không thiết thực đối với nền kinh tế đang phát triển bởi còn những hạn
chế như vấn đề cơ cấu và thể chế đối với khâu cung ứng, tình trạng thiếu vốn,
nguyên vật liệu, nhân lực… đi ngược lại quan điểm cho rằng tăng cầu của chính phủ
và tư nhân sẽ làm tăng công ăn việc làm. Chính sách tạo việc làm và sản lượng có
thể dẫn đến giảm toàn bộ việc làm và sản lượng.
Mô hình Lewis - Fei - Rains cho rằng một nền kinh tế bao gồm 2 khu vực:
khu vực nông nghiệp với năng suất thấp và khu vực công nghiệp, thành thị hiện đại
với năng suất cao. Trọng tâm của mô hình là quá trình di chuyển LĐ và mức tăng
công ăn việc làm ở khu vực hiện đại. Mức di chuyển LĐ và mức tăng công ăn việc
làm ở khu vực này chính là kết quả của việc tăng sản lượng. Thực tế cho thấy mô
hình này không được áp dụng phổ biến trong phân tích và hoạch định chính sách
giải quyết việc làm cho các nước đang phát triển, nhưng lại nhấn mạnh tới hai yếu
tố chủ yếu trong tạo công ăn việc làm đó là sự khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa
thành thị và nông thôn và việc di chuyển LĐ giữa hai khu vực này.
Thứ ba, các nghiên cứu phân tích diễn biến việc làm qua các giai đoạn phát
triển xã hội. Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích tình hình việc làm ở Việt Nam.
Đinh Đăng Định trong cuốn sách chuyên khảo "Một số vấn đề về LĐ, việc
làm và đời sống người LĐ ở Việt Nam hiện nay" đã phân tích rõ bản chất của vấn đề
LĐ, việc làm và thực trạng đời sống người LĐ ở Việt Nam và có những khuyến
nghị giải quyết việc làm góp phần nâng cao đời sống LĐ ở Việt Nam [102].
Tương tự, Bộ LĐTBXH cùng Viện Khoa học LĐ và Xã hội cũng đã nghiên
cứu vấn đề của LĐ việc làm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong cuốn "LĐ
việc làm trong thời kỳ hội nhập"; hay nghiên cứu của Bùi Tôn Hiến (2009) về
"Nghiên cứu việc làm của LĐ qua đào tạo nghề ở Việt Nam" [34]. Nghiên cứu của

Bộ LĐTBXH (2001) về "Thực trạng LĐ - việc làm ở Việt Nam" cũng đưa ra bức
tranh tổng quan về lao động - việc làm của Việt Nam và định hướng các giải pháp
LĐ việc làm ở Việt Nam thời gian tới [9, trang 8].
Một vài nghiên cứu khác tập trung vào đặc điểm của LĐ và việc làm ở khu
vực nông thôn như Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2014) trong tác
phẩm “Thực trạng LĐ và viêc làm nông thôn ở Việt Nam” đã phân tích thực trạng
LĐ và việc làm nông thôn ở Việt Nam, tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến LĐ việc
làm bao gồm: dân số và cơ cấu dân số, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn tài nguyên
nhiên nhiên, đào tạo nghề, chính sách giải quyết việc làm [61].
13


1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về lao động và việc làm
Một số nghiên cứu phân tích nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với giải quyết
việc làm cho người LĐ ở các địa phương như Trần Văn Tuấn (1995) về quản lý
nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội [73], Đoàn Phúc Thanh, Bùi Thị Mỹ Lệ
(2015) về quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên ở tỉnh Hậu
Giang [59]. Một số nghiên cứu quan tâm về quản lý nhà nước đối với việc làm
trong khu vực phi chínhc thứ như Đề tài cấp Bộ của Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh về “Sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và sự tham gia của
cộng đồng đối với vấn đề lao động và việc làm trong khu vực kinh tế phi
chính thức - trường hợp TP.HCM” Đề tài làm rõ những khái niệm mang tính
phù hợp với thực trạng nền kinh tế phi chính thức tại Thành phố, tập trung đánh giá
thực trạng quản lý và sự phát triển của lao động, việc làm dưới sự quản lý của nhà
nước và cộng đồng trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 20102011. Qua đó, nêu bậc những thành tựu, hạn chế và những đặc điểm của sự quản lý
của nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khu vực kinh tế phi chính
thức tại Thành phố Hồ Chí Minh [147]. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chưa đi
sâu phân tích các chính sách về việc làm cho những nhóm lao động khác nhau, đó
cũng là khoảng trống cần quan tâm về chủ đề việc làm.
Trong khi đó, một số tác giả nghiên cứu quản lý nhà nước đối với xuất khẩu

LĐ như Trần Văn Hằng (1996) về “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý Nhà nước
về xuất khẩu LĐ ở Việt Nam giai đoạn 1995-2010” [24], Phạm Thị Hoàn (2011) về
“Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu LĐ của Việt Nam giai đoạn hiện nay” [35],
Nguyễn Văn Hưng (2015) về “Quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ của Việt Nam”
[40], các nghiên cứu này phân tích thể chế quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy nhà
nước, kiểm tra thanh tra về xuất khẩu LĐ của Việt Nam, từ đó đề xuất những giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ. Hay đề tài nghiên cứu khoa học
ấp Bộ của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2017) về “Quản lý nhà nước đối với
dịch chuyển lao động trong quá trình hội nhập ASEAN” cũng quan tâm tới nội dung
và phát hiện các vấn đề trong quản lý nhà nước về lao động việc làm. Nghiên cứu
này quan tâm tới: (1) một số vấn đề lý luận về lao động du lịch, quản lý nhà nước về
lao động du lịch và dịch chuyển lao động du lịch; (2) Dịch chuyển lao động du lịch
trong hội nhập ASEAN – Thực trạng, xu hướng và những vấn đề đặt ra cho công
tác quản lý nhà nước về dịch chuyển lao động du lịch Việt Nam; (3) Định hướng và
giải pháp quản lý nhà nước đối với dịch chuyển lao động du lịch trong hội nhập
cộng đồng ASEAN. Nghiên cứu đã phân tích nhiều vấn đề quan trọng khác như
chất lượng nguồn lao động, chất lượng đào tạo du lịch, xuất khẩu lao động, lao động
nước ngoài ở Việt Nam, tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, hoàn thiện hành lang
14


pháp lý; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về dịch chuyển lao động [146].
Sâu hơn về khía cạnh này, Roger Blanpain và các tác giả (2009) trong
nghiên cứu về “Employment Policies and Multilevel Governance” đã chú ý đến
mức độ lộn xộn về hành chính, pháp lý, chính trị và văn hóa có liên quan đến
quản lý đa cấp đối với việc làm ở các nước châu Âu [105]. Nghiên cứu này
cũng cho thấy sự cần thiết phối hợp chính sách giữa các cấp quản lý trung ương
và địa phương.
Bên cạnh đó, có những nghiên cứu tập trung vào khía cạnh cung cấp
thông tin cho quản lý nhà nước về lao động và việc làm. Nghiên cứu Đề tài cấp

Bộ của Bộ LĐTBXN (2013) về “Xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá thị trường lao
động Việt Nam” đã phân tích bối cảnh kinh tế xã hội và thị trường lao động tại Việt
Nam; xác định sự cần thiết về xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thị trường lao động tại
Việt Nam. Trước hết, Nghiên cứu này khẳng định: “tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) bắt đầu chương trình xây dựng các chỉ tiêu cơ bản về thị trường lao động
(Key Indicators of the Labour Market - KILM) vào năm 1999. Ở lần xuất bản thứ
năm (2007), KILM đó có những phát triển mới trong so sánh, đánh giá, phân tổ các
khu vực và chỉ ra những khuynh hướng mới trên thị trường lao động thế giới, bao
gồm 20 chỉ tiêu và được phân thành 8 nhóm: (1) Chỉ tiêu về lực lượng lao động; (2)
Chỉ tiêu về việc làm; (3) Chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm và không hoạt động
kinh tế; (4) Chỉ tiêu về trình độ học vấn; (5) Chỉ tiêu về tiền lương và chi phí lao
động; (6) Chỉ tiêu về năng suất lao động và chi phí lao động đơn vị; (7) Chỉ tiêu về
co giãn việc làm; (8) Chỉ tiêu về nghèo đói và phân phối thu nhập”. Kế thừ nghiên
cứu của ILO, Nghiên cứu của Bộ LĐTBXH cũng đã xây dựng bộ chỉ tiêu để đánh
giá thị trường lao động tại Việt Nam: Tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế; Trình
độ học vấn và tình trạng mù chữ; Chỉ số về tiền lương trong ngành công nghiệp chế
biến; Chỉ số thu nhập và tiền lương theo nghề; Chi phí lao động theo giờ; Năng suất
lao động và chi phí lao động đơn vị; Hệ số co giãn việc làm; Nghèo đói, Lao động
nghèo và Phân phối thu nhập. Nghiên cứu cũng thử nghiệm bộ chỉ tiêu này để đánh
giá thực trạng thị trường lao động tại Hải Dương, Hà Nội; phân tích sự sẵn sàng về
mặt phương pháp thu thập dữ liệu, xác định nguồn dữ liệu cần có để phục vụ cho
đánh giá. Đồng thời, nghiên cứu cũng bổ sung các khuyến nghị có giá trị cho xây
dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thị trường lao động tại Việt Nam: “Hệ thống chỉ tiêu
TTLĐ của Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện và mở rộng với các chỉ tiêu để phản
ánh một cách toàn diện và đầy đủ hơn về thị trường lao động Việt Nam, đó là các
chỉ tiêu liên quan đến quan hệ lao động hài hòa, việc làm bền vững, trước mắt cần
nghiên cứu, xây dựng bổ sung thêm các chỉ tiêu về thỏa ước lao động tập thể; chỉ
tiêu liên quan đến các chính sách an sinh xã hội” [139].
15



1.3. Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm
Trên thế giới cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về chính sách và chính sách
việc làm. Trong phần này, tác giả chia các nghiên cứu thành hai nhóm: nghiên cứu
về chính sách công và nghiên cứu về chính sách việc làm.
1.3.1. Nghiên cứu chính sách công
Chính sách là một ngành khoa học (Policy Sciences), một lĩnh vực nghiên cứu
độc lập, quan trọng có tính tổng hợp và liên khoa học. Lý thuyết về chính sách được
bắt nguồn từ các học thuyết về quản lý nhà nước, các nguyên tắc, mô hình, chức năng
và công cụ quản lý kinh tế. Khoa học chính sách được nghiên cứu cụ thể từ giữa
những năm của thế kỷ 20, trước hết phải kể đến tư tưởng chính sách của Harold D.
Lasswell và Yehezker Dror, sau đó đã hình thành nên trường phái khoa học chính
sách Harold D. Lasswell –Dror. Đến những năm 80, khoa học chính sách đã có sự
phát triển mới và thu được những thành tựu rõ rệt về nghiên cứu của hệ thống chính
sách và quy trình chính sách và xuất hiện các chiều hướng mới như: nghiên cứu quan
niệm về giá trị chính sách xét trên các góc độ chính trị học, triết học, luân lý học; xuất
hiện khuynh hướng dùng phạm trù “các vấn đề công” để chỉ chung cho 2 lĩnh vực
chính sách và hành chính chung; khoa học chính sách chú trọng nhiều hơn đến tính
xã hội, chính trị và pháp luật trong nghiên cứu chính sách. Phương pháp luận nghiên
cứu của khoa học chính sách được xây dựng trên cơ sở tiếp thu phương pháp luận của
nhiều khoa học khác như chính trị học, hành chính học, luật học, kinh tế học, xã hội
học, khoa học quản lý, tâm lý học. Do đó phương pháp luận này sẽ hình thành nên
một hệ thống các chuẩn mực quy tắc và hình thức làm căn cứ cho quá trình nghiên
cứu quy trình và hệ thống chính sách của Nhà nước.
Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách công. William
Jenkin (1978) trong cuốn "Phân tích chính sách công: triển vọng tổ chức và chính
trị”cho rằng " Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau
của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các
mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó" [117]. Thomas R Dye (2012),
trong tác phẩm "Tìm hiểu chính sách công" định nghĩa "Chính sách công là cái mà

chính phủ lựa chọn làm hay không làm" [109]. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu
khác về chính sách công như B.Guy Peter (1990), trong tác phẩm “Chính sách công
ở Mỹ” [134], William N. Dunn (1992) về “Giới thiệu phân tích chính sách công”
[108], Peter Aucoin (1971) về “Lý thuyết và nghiên cứu về hoạch định chính sách”
[133], Khandkrer S (1994) về “cẩm nang đánh giá tác động - các phương pháp định
lượng và thực hành” [120].
Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về chính sách công. Trong cuốn
16


×