Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thảo luận nhiem vu giao duc mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.69 KB, 10 trang )

Bài Thảo Luận Nhóm 2
Nhiệm vụ giáo dục mầm non
Bài Làm
Gồm 5 nhiệm vụ
GIÁO DỤC THỂ CHẤT :
Là quá trình tác động đến nhiều mặt của cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ
vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được khỏe
mạnh, phát triển hài hòa cân đối, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân
cách trẻ.
Nhiệm vụ GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,trẻ em chỉ được phát
triển tốt về mặt cơ thể khi được người lớn quan tâm chăm sóc, giáo dục đúng
đắn về mặt thể chất.
Sự phát triển về mặt thể chất của trẻ ở giai đoạn này sẽ đặt cơ sở cho
sự phát triển cơ thể suốt cuộc đời sau này của trẻ, còn có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển các mặt khác của nhân cách. GD tốt thì các giác quan não
của trẻ phát triển tốt nhờ đó mà trẻ nhận thức thế giới khách quan được
chính xác, phong phú. Sức khỏe tốt sẽ nâng cao khả năng tập trung chú ý
quan sát, ghi nhớ … Nhờ đó trí tuệ của trẻ phát triển.
GDTC tốt thì cơ thể trẻ khỏe mạnh đó là cơ sở cho trẻ hồn nhiên vui
tươi đồng thời rèn luyện những nết tính cách tích cực như tính tự kiềm chế
tính tự lập, mạnh dạn. Trẻ khỏe mạnh còn tri giác cái đẹp sâu sắc tinh tế hơn
và thích lao động làm những công việc tự phục vụ, giúp đỡ bạn bè người lớn
Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp GD thể chất cho trẻ ở tuổi nhà
trẻ : Bảo vệ tăng cường sức khỏe cho trẻ, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất
của GD trẻ em ở tuổi nhà trẻ vì lứa tuổi này cơ thể phát triển rất nhanh
nhưng sức đề kháng còn yếu rất dễ mắc bệnh do ảnh hưởng không thuận lợi
của môi trường bên ngoài. Do đó GDTC phải hướng vào việc phát triển hài
hòa cân đối về mặt thể chất của trẻ. Phát triển hoàn thiện các kĩ năng vận
động của trẻ, đối với trẻ dưới 3 tuổi cần được phát triển và hoàn thiện 1 số
vận động cơ bản như lẫy bò ngồi đứng đi. Vận động bàn tay ngón tay, khả
năng phối hợp thị giác, thính giác với vận động. Hình thành 1 số thói quen


văn hóa vệ sinh ban đầu suốt đời sống của trẻ


Nội dung và phương pháp : Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp
lí. Ví dụ như thể dục buổi sáng hàng ngày cho trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ ngủ
đúng giấc. Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đúng mốc
thời gian cho từng hoạt động luôn điều hòa giữa thức vả ngủ. Chế độ sinh
hoạt hàng ngày của trẻ gồm tổ chức ăn uống, tổ chức giấc ngủ, giữ gìn vệ
sinh cũng như rèn luyện cơ thể trẻ trong điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển thể lực của trẻ. Yêu cầu khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng
ngày phải thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ phù hợp với từng độ tuổi, phải
đảm bảo các điều kiện vệ sinh và tạo ra cảm giác an toàn cho trẻ, không áp
đặt theo ý muốn chủ quan người lớn , khi thực hiện chế độ sinh hoạt cần
phải linh hoạt mềm dẻo trên mọi hoàn cảnh, cần đảm bảo cho trẻ được hoạt
động tích cực không quá sức và được nghỉ ngơi một cách thoải mái nhằm
phục hồi những năng lượng tiêu hao trong các hoạt động, đảm bảo trình độ
sinh hoạt phù hợp với khí hậu từng mùa từng vùng và từng điều kiện và cách
thực hiện. Nội dung chủ yếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ
là tổ chức ăn uống cho trẻ, tổ chức ngủ cho trẻ, tổ chức chơi tập cho trẻ.
Tổ chức ăn uống cho trẻ : Ăn uống là nhu cầu thiết yếu cho sự tăng
trưởng và phát triển của trẻ hàng ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh
dưỡng và uống đủ nước, chế độ ăn uống phải phù hợp với từng độ tuổi và
chế biến thức ăn phải phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như trong
năm đầu cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất, nếu thiếu hoặc không có sữa mẹ cần
cho trẻ ăn sữa nhân tạo , sang năm thứ 2 cho trẻ ăn thức ăn dưới dạng nghiền
nát như bột hoặc cháo , dần chuyển sang khẩu phần như người lớn. Tổ chức
cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ và đảm bảo vệ sinh
Tổ chức giấc ngủ cho trẻ : Giấc ngủ tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động
và nghỉ ngơi giúp cho thần kinh, cơ bắp phúc hồi sau những vận động đó.
Giấc ngủ sâu là liều thuốc bổ giúp trẻ bù đắp lại sức làm việc của não bộ.

Trước khi ngủ người lớn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn khi được
ngủ, chỗ ngủ phải thoáng mát hợp vệ sinh, để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa
hoặc nằm nghiêng. Trong khi ngủ phải tạo không gian yên tĩnh, an toàn cho
trẻ. Sau giấc ngủ người lớn cần phải có mặt để tránh trẻ khóc khi không có
người lớn bên cạnh. Tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đã nằm ngủ
ngay.
Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ : Tập cho trẻ nhỏ biết giữ gìn vệ sinh


cá nhân, giúp trẻ quen dần với nếp sống vệ sinh, sạch sẽ, ngắn nắp, người
lớn và cô giáo cần giúp trẻ giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Tổ chức chế độ tập chơi cho trẻ : Chế độ tập chơi là phương tiện giáo
dục thể chất, trí tuệ, đạo đức cho trẻ. Cần tổ chức cho trẻ rèn luyện để dần
thích nghi với điều kiện sống, cho trẻ hoạt động ngoài trời, được tiếp xúc với
môi trường thiên nhiên để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp GDTC cho trẻ mầm non : Về nhiệm
vụ tiếp tục bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo tính tăng trưởng hài hoà
của trẻ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lí, tích cực phòng
bệnh…đảm bảo phát triển đúng đắn về thể chất, rèn luyện cơ thể, nâng cao
khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài là nhiệm vụ đầu tiên
của công tác GDTC cho trẻ. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản
và những phẩm chất vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, phối hợp
các bộ phận cơ thể với nhau, từng bước rèn luyện giúp trẻ ngày càng nhanh
nhẹn linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng. Giáo dục nếp sống kĩ năng thói quen vệ
sinh có giờ giấc, rèn luyện cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ
Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục các kĩ năng thói quen vệ sinh như vệ sinh thân thể có thói
quen tắm rửa sạch sẽ, biết súc miệng rửa tay, vệ sinh ăn uống rửa tay trước
khi ăn, nhai kĩ.
Tổ chức ăn cho trẻ cần đòi hỏi khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng và

chất lượng, khẩu phần ăn phải hợp lí cho trẻ xây dựng trên cơ sở mức năng
lượng cần thiết ở từng độ tuổi. Bữa ăn của trẻ yêu cầu phòng ăn phải sạch sẽ,
thoáng mát. Bàn ăn, bát dĩa phù hợp với lứa tuổi được xếp, trẻ rửa tay, rửa
mặt trước khi ăn. Hình thành cho trẻ các kĩ năng và thói quen ăn có văn hóa
như không ăn vội vàng, nhai kĩ, lấy thức ăn từng ít một. Qua việc tổ chức
cho trẻ ăn phải nhằm giáo dục trẻ tính độc lập và những thói quen văn hóa –
vệ sinh thích hợp với lứa tuổi.
Tổ chức cho trẻ ngủ cần phải cho trẻ ngủ đủ giấc , ngủ ít thì ảnh
hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Rèn luyện cho trẻ có thái độ tích cực
với giấc ngủ, tạo điều kiện cho trẻ ngủ nhanh và ngủ sâu vào giấc ngủ đã
quy định, tạo ra trạng thái yên tĩnh trước giờ ngủ, cho trẻ ngủ đúng giờ tạo
điều kiện cho trẻ ngủ nhanh và ngủ ngon giấc, chăm sóc trẻ ngủ đúng tư thế.


Sự phát triển vận động giữ vị trí quan trọng trong GDTC của trẻ mẫu
giáo, vận động làm cho các cơ bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động tăng cường
hệ hô hấp, hệ tuần hoàn tạo điều kiện cho tâm lí của trẻ phát triển. Chọn các
bài tập n, trò chơi vận động lao động có tác dụng chung của cơ thể và vận
động viên nhiều cơ bắp tham gia , các trò chơi vận động được lựa chọn
trong chương trình phải phù hợp với từng độ tuổi.
Phương tiện GDTC cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chế độ sinh hoạt hợp
lí, phù hợp với từng độ tuổi. Đó là chế độ chơi tập, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
trường lớp … được sắp xếp khoa học sẽ nâng cao hiệu quả GDTC nói riêng,
GD toàn diện cho trẻ nói chung. Môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ ánh
sáng, không khí và nước là những yếu tố thiên nhiên cần thiết cho cơ thể con
người. Trong quá trình GD và phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ, đồ
dùng, đồ chơi .. Đặc biệt là sự tổ chức hướng dẫn của người lớn giữ vai trò
quan trọng. Người lớn , cô nuôi dạy trẻ cần chọn đồ chơi, đồ dùng phù hợp
để hướng dẫn và cùng chơi với trẻ. Ý nghĩa của việc phát triển và ngôn ngữ
đối với việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp,

phương tiện nhận thức thế giới xung quanh của con người. mặt khác, sự phát
triển ngôn ngữ là 1 dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ. Nhờ có sự phát triển
ngôn ngữ mà năng lực định hướng trong môi trường xung quanh, khả năng
tư duy trực quan hành động, chú ý … của trẻ được hình thành và phát triển.
Hình thành và phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ càng sớm
càng tốt. thường xuyên gần gũi nói chuyện âu yếm với trẻ ngay cã khi trẻ
chưa biết nói, tập và uốn nẵn để trẻ nói rõ ràng lành mạch. Trong sinh hoạt
hàng ngày, người lớn cần mẫu mực khi nói và phát âm để trẻ học tập.
GIÁO DỤC TRÍ TUỆ:
Giúp trẻ nắm được những tri thức sơ đẳng những biểu tượng đơn giản
về các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ và có sự sắp xếp và
giải thích những tri thức để trẻ có những biểu tượng đúng đắn ban đầu về thế
giới xung quanh. Để giúp trẻ có những biểu tượng về thế giới xung quanh,
giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh như là quy
định trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, thường thông
qua tổ chức hoạt động vui chơi như là hoạt động ngoài trời, sinh hoạt trẻ
hàng ngày ở trong trường mầm non. Phát triển quá trình tâm lí nhận thức và
năng lực tác động trí tuệ ở trẻ, để trẻ năm được những trí thức sơ đẳng về thế


giới xung quanh trường mầm non, cần chú trọng nhất phát triển hoạt động
nhận thức cho trẻ và nhận cảm bởi trẻ mầm non. Nhận thức hiện thực là con
đường nhận thức, cảm tính và tư duy của trẻ luôn gắn liền với đối tượng và
hình ảnh. Hoạt động phát triển nhận cảm ở trẻ có hệ chuẩn nhận cảm về màu
sắc hình dạng, kích thước, âm thanh và kĩ năng vận động thực tiễn. Phát
triển cảm giác tri giác cần tổ chức cho trẻ tham gia nhiều hoạt động mục
đích, nội dung phong phú đặc biệt là hoạt động tạo hình. Giáo viên cần tạo
điều kiện cho trẻ quan sát sự vật , hiện tượng xung quanh như là kể chuyện ,
đọc thơ, tăng thêm những biểu tượng và ấn tượng. Phát triển quá trình tư duy
cho trẻ, tư duy của trẻ bắt đầu được hình thành ở cuối tuổi ấu nhi là tư duy

trực quan hành động dần dần tư duy trực quan hình ảnh và tư duy trực quan
sơ đồ được hình thành trong giai đoạn trong dạy học ở trường mầm non cô
giáo phải chú ý phát triển tư duy logic, tư duy khái niệm ở cuối tuổi mẫu
giáo cô giáo cần giúp trẻ nắm được phương thức khảo sát đối tượng được
thuộc tính bề ngoài các thao tác so sánh đối chiếu, những tình huống, vấn đề
để kích thích trẻ giải quyết nhu cầu biện pháp trong các hoạt động thực tiễn.
Qúa trình nhận thức sự phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ rất quan trọng ngôn
ngữ, phương tiện của tư duy, giao tiếp với ngôn ngữ vào khả năng tri thức 1
cách gián tiếp chỉ bằng con đường tri giác, trực tiếp của sự vật hiện tượng.
Lòng ham hiểu biết phẩm chất của trẻ, biểu tượng tính tích cực khám phá
nhận thức và xem xét sờ mó và hành động.
Nhiệm vụ trí dục phát triển lòng ham hiểu biết, óc tò mò của trẻ em và
hình thành hứng thú nhận thức bền vững. Phát triển năng lực trí tuệ như là
trẻ nhận thức thế giới khách quan và phát triển năng lực trí tuệ như là năng
lực quan sát, năng lực chú ý có chủ định, năng lực so sánh phân tích tổng
hợp những tri thức cần thiết, năng lực vận dụng những tri thức vào thực tế.
Nội dung để hình thành cho trẻ những tri thức sơ đẳng cần hình thành
phát triển cho trẻ mẫu giáo. Những biểu tượng sơ đẳng về các đồ vật trong
cuộc sống, sinh hoạt gần gũi, cô dạy trẻ biết được tên gọi, tính chất, chức
năng cách sử dụng những đồ vật quen thuộc. Những biểu tượng sơ đẳng về
các hiện tượng tự nhiên như là thời tiết, khí hậu và các hiện tượng mưa gió,
sấm xét. Những biểu tượng sơ đẳng về các sự kiện, hiện tượng xã hội trẻ có
thể hiểu như lao động của người lớn xung quanh về những ngày hội , ngày
lễ, các di tích lịch sử địa phương của đ,ất nước, thủ đô,và các miền của dất
nước.những biểu tượng sơ đẳng về thực vật động vật,dạy trẻ iết tên gọi


chúng và cách chăm sóc chúng,mối quan hệ của chúng và chăm sóc chúng
với sự vật hiện tượng xung quanh.hình thành những biểu tượng toán học sơ
đẳng cho trẻ,trẻ xác định những mối liên hệ thuộc tính của chúng số lượng

kích thước vị trí của chúng trong không gian cụ thể.hình thành cho trẻ biểu
tượng về kích thước to nhỏ ngắn rộng hẹp đồ vật.
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm
tranh bị cho trẻ những hiểu biết những quy tắc,nguyên tắc.trên cơ sở đó hình
thành cho trẻ những phẩm chất cho trẻ những nết tính của con người việt
nam.ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.giáo dục đạo
đức có những hành vi đúng đắn trẻ nhận ra cái gì là tốt cái j là xấu.nhờ giáo
dục đạo đức tốt trẻ tự giác tích cực trong ăn uống,rèn luyện thân thể sáng tạo
trong học tập.nhiệm vụ phát triển ở trẻ những cảm xúc,tình cảm lành mạnh
đối với mọi người xung quanh.trẻ biết yêu thương gắn bó quan tam đến
người thân,trẻ biêt thực hiện những nhu cầu của người lớn.biết cảm ơn xin
lỗi,biết chào hỏi lễ phép.biết yêu quý cây cối và con vật gần gũi,biết tự xúc
cơm ăn,tự uống nước ,không làm rơi vãi đổ nước ra bàn sàn nhà.Nội dung và
phương pháp giáo dục đạo dức cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ.Phát triển cảm xúc
lành mạnh cho trẻ tuổi nhà trẻ.trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhà
trẻ,việc làm cần thiết đầu tiên là tạo ra được những xúc cảm tốt đẹp,lành
mạnh ở trẻ.bởi vì khi trẻ vui vẻ thoải mái có cảm giác an toàn là lúc thuận
lợi giúp trẻ ngoan làm theo sự mong muốn của người lớn.tạo mọi điều kiện
để trẻ bộc lộ tình cảm với người thân.giáo dục trẻ biết yêu quý người
thân,gắn bó bạn bè biết nghe lời người lớn,để dạy trẻ biết yêu quý người
thân gắn bó bạn bè và biết nghe lời người lớn cần.thương yêu,quý mến trẻ
bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình,cần làm cho trẻ dần dần hiểu được
những người thân trong gia đình ông bà,cha mẹ,anh chị em.trong cuộc sống
hằng ngày người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tự lập trong
công việc,người lớn dạy trẻ bíêt nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau không tranh
giành đồ chơi đồ dùng của bạn.Giáo dục cho trẻ kỹ năng tự phục vụ và thói
quen sinh hoạt cần thiết.biết giữ gìn vệ sinh chân tay,mặt mũi,quần áo sạch
sẽ gọn gàng và cất đồ dùng đồ chơi quy định nếu cần người lớn phải làm
mẫu cho trẻ làm theo thông qua những việc làm,thường xuyên người lớn tập

cho trẻ những thói quen sinh hoạt cần thiết,thói qun tự phục vụ thói quen vệ
sinh gọn gàng


Nhiệm vụ và nội dung,phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi
mẫu giáo.giáo dục cho trẻ tình thương yêu con người,yêu quý những người
thân trong gia đình quan tâm đến mọi người gần gũi mọi người xung quanh
tình cảm bạn bè,tình yêu Bác Hồ,ghét lười biếng ghét nói dối,ghét cái
ác.hình thành kỹ xảo và thói quen đạo đức trẻ mẫu giáo thường hay bắt
trước,nhưng nhiều khi bắt trước trẻ lại không hiểu được nội dung đạo đức
của hành vi để hình thành cho trẻ cách ứng xử đúng đắn bền vững trong
hoạt động của cá nhân hoạt động tập thể, trong giao tiếp với mọi người xung
quanh. Hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức
đúng đắn. việc hình thành những biểu tượng đạo đức cho trẻ thế nào là tốt
thế nào là xấu cần dựa trên những hình ảnh đạo đức cụ thể để giúp trẻ mở
rộng khã năng đánh giá, hành vi đạo đức của người khác và của bản thân.
Phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thói quen hành vi đạo đức và
tích lũy kinh nghiệm đạo đức nhóm này gồm phương pháp rèn luyện và
luyện tập , rèn luyện là thực hành trong cuộc sống những khái niệm tiêu
chuẩn quy tắc hành vi nội dung cụ thể và có sự kiểm tra, đánh giá kịp thời…
luyện tập là đặt trẻ vào tình huống do giáo viên đề ra để trẻ phải hành động
phù hợp với các tiêu chuẩn và quy tắc hành vi
Nhóm phương pháp hình thành khái niệm, niềm tin đạo đức là phương
pháp giáo viên dùng lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lí do của một
hành vi đạo đức.
Nhóm phương pháp đánh giá gồm phương pháp khen ngợi và chê
trách . Khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác định đánh giá,
biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được, khen ngợi có tác dụng gây cho
trẻ một cảm giác vui sướng, phấn khởi,tin vào sức mình mà cố gắng vươn
lên đạt những tiến bộ mới. Chê trách là một hình thức đánh giá nhành vi

giúp trẻ tránh được những hành động xấu, dùng phương pháp chê trách
nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc hối hận, từ đó giúp trẻ ngăn
ngừa được những hành động xấu.
Phương tiện đạo đức giáo dục cho trẻ như các trò chơi nhất là trò chơi
phân vai theo chủ đề ảnh hưởng lớn tới việc khái niệm tình cảm đạo đức
cũng như rèn luyện thói quen hành vi đạo đức. Các giờ học đặc biệt là các
giờ thơ , giờ thơ chuyện , lao động cũng là một phương tiện giáo dục đạo
đức quan trọng, tổ chức tốt các sinh hoạt của trẻ, các tác phẩm văn học nghệ


thuật, các tấm gương người tốt cũng là 1 phương tiện giáo dục đạo đức cho
trẻ.

GIÁO DỤC THẨM MĨ :
Là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách
trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và
nhận thức đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tự nhiên
và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết
tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.
Tầm quan trọng : làm cho trẻ biết chú ý đến sự vật hiện tượng tự
nhiên, đến hành vi cử chỉ của con người, dạy cho trẻ biết nhìn thấy cái đẹp
trong đời sống và trong lao động trong hành vi cuả con người, dạy cho trẻ
biết nhìn nhận về phương diện thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh.
Về nội dung :
Cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và trong
nghệ thuật hướng trẻ chú ý tới nó từ đó hiểu được cái đẹp cái xấu.những
biểu tượng khái niệm về thế nào là đẹp, đứng trước cái đẹp cái xấu, cái bi thị
hiếu thẩm mĩ tốt sẽ hướng cho mỗi người phấn đấu cho những cái đẹp cái tốt
và cái đúng. Không có cái thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh , đúng đắn thì không
có cuộc sống đẹp vì vậy GD thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ

là việc rất quan trọng trong công tác GD thẩm mĩ cho trẻ
Về phương pháp :
Trong quá trình trẻ tri giác thẩm mĩ , căn cứ vào biểu hiện của trẻ như
vui , sướng và thích thú, hân hoan, cảm phục hoặc phản đối để uốn nắn và
khơi dậy làm phong phú những xúc cảm cho phù hợp với nhiệm vụ.
Phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ
Tầm quan trọng : năng lực sáng nghệ thuật không phả trẻ em sinh ra
đã có mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình GD và giảng dạy.
Nội dung phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trẻ
chú trọng phát triển khả năng nghệ thuật trong kể truyện đọc thơ , vẽ nặn, cắt
dán cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thiên


nhiên dạy trẻ biết quan sát cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên là đem lại hạnh
phúc cho tuổi thơ.
Biện pháp thực hiện cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật đa
dạng phong phú phù hợp với lứa tuổi. Hướng dẫn trẻ hiểu sâu sắc tư tưởng
nội dung của tác phẩm, dạy cho trẻ những kĩ năng thể hiện những tư tưởng
tình cảm của mình với những tác phẩm đó. Kĩ năng kể chuyện, đọc thơ, hát
múa. Đồng thời khuyến khích tinh thần sáng tạo nghệ thuật và tạo điều kiện
cho những năng lực ấy phát triển.
GDTM không phải áp đặt gò bó mà phải để trẻ tự nhiên thoải mái giữ
được tính hồn nhiên của trẻ thơ.
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG :
Là một quá trình giáo dục cơ bản có chức năng hướng dẫn trẻ rèn
luyện mình trong lao dộng nhằm giúp trẻ nắm được một số kĩ năng, kĩ xảo
lao động đon giản phục vụ cho sinh hoạt sống lao động , giúp trẻ hiểu được
vai trò của lao động như yêu thích lao động quý trọng người lao động.
Giúp trẻ hiểu được lao động của người lớn và giáo dục trẻ tôn trọng
người lao động.

Tầm quan trọng : hình thành ở trẻ lòng tôn trọng lao động với người
lớn, quý trọng sản phẩm người lao động, yêu thích lao động.
Nội dung : trước hết cho trẻ làm quen với công việc của người lớn
trong gia đình , cô giáo , y tá , bác sĩ rồi đến những nghề thường gặp ví dụ
như thợ mộc, thợ cắt tóc, thợ phụ hồ … sau đó là nghề nghiệp trong công
việc sinh hoạt và xã hội hoặc các phương tiện thông tin như kể chuyện, đọc
sách và xem phim …
Cần tổ chức các loại hình lao động thích hợp với nhu cầu và khả năng
của trẻ như : Lao động tự phục vụ, lao động trong sinh hoạt, lao động trong
thiên nhiên và lao động thủ công.
Về biện pháp : Đối với lao động tự phục vụ cần hướng dẫn rõ ràng tỉ
mĩ để giúp trẻ hình thành những kĩ năng, kĩ xão đúng đắn và luôn giúp đỡ
uốn nắn những sai xót cho trẻ. Ví dụ như trẻ tự đánh răng, rửa mặt …
Đối với lao động sinh hoạt : giúp trẻ hiểu rõ mục đích tác dụng nội


dung công việc cách sử dụng và các phương tiện. Ví dụ như phụ giúp mẹ
xếp quần áo, giúp mẹ lấy đồ dùng cá nhân…
Đối với lao động thiên nhiên : Cần dạy cho trẻ có những hiểu biết sơ
đẳng về kĩ thuật dạy một số kĩ xão thực hành đơn giản. Ví dụ như giúp cô
giáo tưới cây , cho cá ăn, bón phân cho hoa …
Đối với lao động thủ công : Gây hứng thú dạy trẻ nắm vững những kĩ
thuật ,kĩ xảo cần thiết và giúp trẻ đạt được những kết quả. Ví dụ cô giáo dạy
trẻ cắt giấy , bìa cứng hoặc là cầm kéo để cắt hoa …
Giáo dục những phẩm chất đạo dức ban đầu của người lao động cho
trẻ. Góp phần về sự chuẩn bị thái độ lao động, những phẩm chất kĩ năng lao
động mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển
nhiều mặt của nhận cách.
Nội dung : Thường xuyên tổ chức cho trẻ nhất là trẻ mẫu giáo lớn đi
tham quan đến các nhà máy , xí nghiệp để trẻ quan sát công việc của người

lao động khi đi tham quan.
Biện pháp : cần rèn luyện cho trẻ tính độc lập, tính tổ chức, tinh thần
tương trợ, trách nhiệm trong công việc. Giáo dục cho trẻ biết yêu quý người
lao động, sản phẩm lao động và tham gi9a lao động.
5 nhiệm vụ giáo dục này rất quan trọng và cần thiết cho việc giáo dục
phát triển của trẻ mầm non sau này. Vì trẻ mầm non chưa ý thức và chưa
hiểu sâu về thế giới bên ngoài nên cần sự giáo dục mọi mặt của giáo dục.



×