Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN PHONG

VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC
TRONG PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN PHONG

VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC
TRONG PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã ngành: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ HƢƠNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận án
này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả

Phạm Văn Phong


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu luận án, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về
thông tin, tư liệu, thời gian, song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô
giảng viên tại Học viện Khoa học xã hội cũng như các cán bộ, công chức làm
việc tại Thanh tra Chính phủ, nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án: “Vai trò
của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay” theo đúng thời gian, yêu cầu của Học viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới: Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy, cô giảng viên
trong Học viện; các cán bộ, công chức tại Thanh tra Chính phủ đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá tình tìm kiếm và thu thập số liệu về hoạt động phòng
ngừa tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước. Đặc biệt, nghiên cứu sinh
cảm ơn sâu sắc PGS. TS. Lê Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ

quan cho nên không thể tránh khỏi một vài sai sót, hạn chế. Nghiên cứu sinh
rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giảng viên và các đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

Chƣơng 1:
1.1.
1.2.
Chƣơng 2:

2.1.
2.2.
2.3.
Chƣơng 3:

3.1.
3.2.
3.3.
Chƣơng 4:

4.1.
4.2.
4.3.

MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án và những vấn đề luận án cần giải quyết
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THANH
TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG NGỪA THAM
NHŨNG
Nhận thức chung về tham nhũng và phòng ngừa tham nhũng
Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng
Các yếu tố bảo đảm vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng
ngừa tham nhũng
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA THANH
TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG NGỪA THAM
NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Quy định của pháp luật về vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng
Thực tiễn thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng
ngừa tham nhũng
Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng
MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC
TRONG PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Mục đích tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng
Quan điểm tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng
Giải pháp tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

01
08
08
26
30

30
43
68
80

81
92
112
119

119
122
127
152
154
155


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

XHCN:


Xã hội chủ nghĩa

PCTN:

Phòng, chống tham nhũng

BLHS:

Bộ luật Hình sự

CCHC:

Cải cách hành chính

KNTC:

Khiếu nại, tố cáo

TTHC:

Thanh tra hành chính

TTCN:

Thanh tra chuyên ngành


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1.


Kết quả thanh tra việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị

Bảng 3.2.

Kết quả thanh tra việc thực hiện quy định minh bạch thu nhập, tài
sản của các cá nhân

Bảng 3.3.

Kết quả thanh tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Bảng 3.4.

Kết quả thanh tra việc thực hiện quy định trách nhiệm người đứng
đầu

Bảng 3.5.

Kết quả thanh tra việc thực hiện quy định về quy tắc ứng xử, quy
tắc đạo đức nghề nghiệp

Sơ đồ 4.1. Phối hợp thực hiện giải pháp phòng ngừa tham nhũng giữa các
chủ thể trong hệ thống chính trị Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là một trong số những hành vi xâm phạm trực tiếp đến lợi

ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tham
nhũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tham nhũng gây ra tác
động tiêu cực, làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí ngân sách nhà
nước, xói mòn niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền, gây rối loạn nền
kinh tế, cạn kiệt nguồn lực, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Hơn nữa, tham
nhũng làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các
thế lực thù địch tấn công, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh. Thực
trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, trở
nên phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, lĩnh vực. Từ lĩnh vực kinh tế cho đến văn
hóa, xã hội; trong các cơ quan công quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp với quy
mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức
tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm tham nhũng đa dạng, phức tạp, phần
lớn các đối tượng thường cấu kết với nhau tạo thành một nhóm, một hệ thống lợi
dụng những kẽ hở của pháp luật, sự buông lỏng của cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh chống tham nhũng thì phòng ngừa tham nhũng là nội dung đặc biệt
quan trọng, giúp khắc phục các nguyên nhân, tăng cường điều kiện, khả năng
miễn dịch đối với hành vi tham nhũng.
Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng cố gắng xây
dựng, tổ chức và tạo cơ chế phối hợp giữa các thiết chế nhà nước có đủ quyền
hạn, cơ cấu bộ máy thống nhất, xuyên suốt, đội ngũ nhân sự bản lĩnh, chuyên
nghiệp để phòng ngừa nói riêng và chống tệ tham nhũng nói chung. Tuy vậy, tư
duy pháp lý, tư duy chính trị trước đây chưa nhận thấy vai trò quan trọng của
thanh tra trong phòng ngừa tham nhũng, mà thường chỉ chú trọng đối với hệ
thống cơ quan công an, điều tra... Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ quan thanh tra nhà
1


nước đóng vai trò rất quan trọng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị

rằng: “Các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện
ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và
Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được
những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô”. Ngày 23/11/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt,
trong đó nhấn mạnh: Ban thanh tra đặc biệt có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các
công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính
phủ. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi được thành lập, cơ quan thanh tra nhà
nước đã có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng.
Phòng ngừa tham nhũng là một hệ thống các biện pháp khắc phục, loại trừ
nguyên nhân và tạo ra điều kiện, khả năng miễn dịch với tham nhũng của cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bên ngoài xã hội nhằm
hạn chế đến mức tối đa hành vi tham nhũng, giữ vững sự trong sạch, công bằng
và ổn định xã hội. Vai trò phòng ngừa tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà
nước là một trong số những nội dung đã được thể chế hoá theo quy định của
pháp luật hiện hành cùng với hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
chống tham nhũng. Những năm qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao
của cơ quan thanh tra nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương đã góp phần
đem lại chuyển biến tích cực vào công cuộc phòng ngừa tham nhũng, ngăn chặn
sự phát sinh của hành vi tham nhũng mà quan trọng hơn, thông qua đó giúp phát
hiện, kiến nghị xử lý hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí, làm rõ những
nguyên nhân và điều kiện, tăng cường khả năng miễn dịch đối với tham nhũng,
lãng phí. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng ở Việt Nam ngày càng gia tăng và có
nhiều yếu tố phức tạp. Đứng trước yêu cầu phải kiểm soát quyền lực, làm trong
sạch bộ máy nhà nước và giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước thì những kết quả mà cơ quan thanh tra nhà nước đã
đạt được trong công cuộc phòng ngừa tham nhũng còn chưa tương xứng với vị
trí, vai trò của mình và sự kỳ vọng của xã hội.
2



Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về vai trò của cơ quan thanh tra nước trong phòng ngừa tham nhũng là
việc làm cần thiết và cấp bách. Trong bối cảnh đó, đề tài “Vai trò của thanh tra
nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” được tác giả
lựa chọn để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong
muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung liên
quan đến chủ đề nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là làm sáng tỏ những luận cứ khoa học cho việc
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phân tích các công trình khoa học liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của luận án, chỉ ra những nội dung các công trình đã giải quyết mà luận
án có thể kế thừa, đồng thời xác định những nội dung luận án cần phải giải quyết.
- Hệ thống hóa nhận thức lý luận về thanh tra, về tham nhũng và phòng
ngừa tham nhũng. Trên cơ sở đó, tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản về vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở
Việt Nam.
- Đánh giá thực tiễn vai trò phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan thanh
tra nhà nước. Xác định rõ những thành công, hạn chế trong thực hiện vai trò của
cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam cũng như
những nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu đề xuất, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò
của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng.

3



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vai trò của hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ phòng ngừa tham nhũng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tìm hiểu và luận giải vai trò của các cơ quan thanh tra nhà
nước trong phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: nghiên cứu vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng trên phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu ở Thanh
tra Chính phủ.
- Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Vai trò của Thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng là vấn đề
mang tính lý luận – chính trị rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì
vậy, để đảm bảo tính khoa học và tính chính trị của kết quả nghiên cứu, luận án
dựa trên những phương pháp luận sau:
- Các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tổ chức quyền lực
nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước; về mối quan hệ giữa các cơ quan
trong bộ máy hành chính nhà nước với các thiết chế Đảng và các tổ chức chính
trị - xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Thanh tra đối với sự phát triển ổn
định, bền vững của bộ máy nhà nước; về sự nguy hại của vấn đề tham nhũng làm
xói mòn niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
- Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta thể hiện cách nhìn
nhận về vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác phòng ngừa tham nhũng; về
những hậu quả của các hành vi tham nhũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội.

4


- Các nguyên lý về kiểm soát quyền lực nhà nước; về vai trò của cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng; một số học thuyết, luận điểm
đang được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng bao quát trong tất cả
các chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung
liên quan đến chủ đề luận án. Trong đó có những vấn đề chính yếu như làm rõ
khái niệm và các phương diện thể hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng; thực trạng pháp luật và thực hiện vai trò của thanh tra
nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp góp phần tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng
ngừa tham nhũng.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: Được sử dụng chủ yếu trong chương 2
và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá vai trò của thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam. Tác giả nhìn nhận và tiếp cận
phương diện phòng ngừa tham nhũng của thanh tra nhà nước xuất phát từ hoạt
động phòng, chống tham nhũng; luận giải vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng đặt trong mối tương quan với các thiết chế nhà nước
khác có cùng vai trò này.
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án
nhằm tập hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu có nội dung liên quan
đến đề tài luận án. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê còn được tác giả sử dụng
để làm rõ thực trạng quy định pháp luật và việc thực hiện vai trò của thanh tra
nhà nước trong phòng ngừa ở Việt Nam những năm qua.
- Phương pháp lịch sử: Được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm nhận
diện các đặc điểm và các bước tiến trong nhận thức và cơ chế pháp lý về vai trò
của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng qua các giai đoạn.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa các quan điểm khoa học về tham nhũng,
5


phòng ngừa tham nhũng; về thanh tra và tổ chức thanh tra trong cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước... Trên cơ sở đó, luận án xác định khái niệm phòng ngừa tham
nhũng nhìn nhận từ hoạt động phòng ngừa tội phạm; làm rõ khái niệm và các
phương diện thể hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham
nhũng; nêu và lập luận về các yếu tố bảo đảm vai trò của thanh tra nhà nước
trong phòng ngừa tham nhũng. Khẳng định thanh tra nhà nước là một trong số
những thiết chế giữ vai trò chủ đạo trong phòng ngừa tham nhũng nói riêng và
phòng, chống tham nhũng nói chung ở Việt Nam.
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng quy định pháp luật hiện hành có liên
quan đến vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng, qua đó
đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong hệ thống pháp luật. Phân tích, làm rõ
thực trạng thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham
nhũng trên những phương diện cụ thể; Xác định rõ những thành công, hạn chế
trong việc thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham
nhũng cũng như những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó ở Việt
Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án xác định mục đích, quan điểm và đề xuất hệ thống các
giải pháp, kiến nghị có tính toàn diện, khả thi nhằm tăng cường vai trò của các
cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời gian tới, cần tập trung vào những giải pháp như đổi mới, nâng cao
nhận thức về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng; tăng
cường hiệu quả thực hiện việc tham mưu Chính phủ quy định pháp luật, chính
sách phòng ngừa tham nhũng của thanh tra nhà nước; hoàn thiện cơ chế đảm bảo
thanh tra nhà nước tham gia ngay từ đầu trong một số hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã góp phần luận giải và làm rõ lý thuyết về vai trò của thanh tra
nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng như khái niệm phòng ngừa tham nhũng,
6


vai trò và phương diện thể hiện vai trò phòng ngừa tham nhũng của thanh tra nhà
nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước để nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu chuyên khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về phòng ngừa tham nhũng, vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng
Chương 3: Thực trạng thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong
phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Mục đích, quan điểm và giải pháp tăng cường vai trò của
thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng

7



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
hoạt động nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm kiếm cách thức, mô hình phòng
ngừa tham nhũng hiệu quả ngày càng được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài hệ thống công quyền chú trọng. Số lượng các công trình nghiên cứu liên
quan đến chủ đề này khó có thể liệt kê hết thông qua những con số thống kê đơn
thuần. Các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài luận án hết sức
đa dạng, cả về số lượng cũng như phạm vi nghiên cứu. Trong đó, có nhiều công
trình đề cập đến nội dung về thanh tra nhà nước, phòng ngừa tham nhũng trên
phạm vi toàn quốc, một số đề tài khác tập trung nghiên cứu và nhìn nhận nội dung
này trong phạm vi hẹp, có thể chỉ là một nhóm cơ quan, một địa phương.
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các quy mô khác nhau liên quan tới
khía cạnh này. Có thể chỉ ra một số công trình tiêu biểu như:
- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước [50]. Đề tài tập trung
nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổ chức và hoạt động của các cơ quan có
chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số nước trên thế giới; Các quy định
của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra,
kiểm tra, giám sát ở nước ta; thực trạng phân định chức năng, nhiệm vụ và thực
hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám
sát; Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát với việc đổi mới tổ chức,
hoạt động thanh tra và tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
8



chống tham nhũng. Đây là công trình có giá trị tham khảo hữu ích cho việc
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra
[71]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra là một trong số những nội dung
chính yếu cần chú trọng đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn
công tác quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu của đồng
chí Quách Lê Thanh chủ yếu làm rõ một số vấn đề lý luận chung của tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác thanh tra. Trong phần này tác giả trình bày nguồn gốc tư
tưởng Hồ Chí Minh và định hướng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
Thanh tra; nêu nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra và việc học
tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, chống tham ô, lãng phí và yêu cầu đối với cán bộ, thanh tra viên giai đoạn
hiện nay. Qua đó tác giả đưa ra một số nhận xét và kiến nghị.
- Đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ, Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt
động của ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Luận cứ khoa học và hoàn thiện pháp luật về Thanh tra [90]. Đề tài là công
trình nghiên cứu tương đối toàn diện về hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành
Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cấu trúc đề tài
gồm 3 chương, trong đó tác giả đã đề cập chi tiết tới những nội dung như:
Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra, quan điểm của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra; thực trạng tổ chức và hoạt động
thanh tra kể từ khi ban hành Luật Thanh tra; định hướng và giải pháp đổi mới tổ
chức và hoạt động của ngành thanh tra đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đề tài khoa học cấp bộ, Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn [36]. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu
về các nguyên tắc hoạt động thanh tra từ đó đề xuất những kiến nghị để hoàn
thiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thông qua việc bổ sung, phát triển

các quy định trong hoạt động thanh tra nhằm đạt mục tiêu thanh tra. Kết quả của
9


đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra và các nguyên tắc trong hoạt
động thanh tra, bao gồm các vấn đề về khái niệm, đặc điểm thanh tra; mục đích,
vai trò của các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, các yếu tố tác động đến
hoạt động thanh tra, sự hình thành các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Tại
chuơng 2, đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng các quy định pháp luật và việc
thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trên thực tế. Trên cơ sở phân
tích các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trong từng giai đoạn tiến hành
thanh tra, đề tài đã tiến hành đánh giá những quy định của pháp luật, những tồn
tại, hạn chế trong việc thực hiện trên thực tế làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến
nghị tại chương 3.
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Kết quả hoạt động thanh tra - những vấn đề lý
luận và thực tiễn [32]. Đề tài có kết cấu gồm 3 chương; Chương I: Một số vấn đề
lý luận về kết quả hoạt động thanh tra nêu rõ vai trò và mục đích của hoạt động
thanh tra trong quản lý nhà nước, quan niệm về hoạt động thanh tra và kết quả
hoạt động thanh tra, những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng hưởng đến kết quả hoạt
động thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra. Chương II nêu rõ thực
trạng kết quả hoạt động thanh tra với 5 nội dung đó là thực trạng quy định pháp
luật về hoạt động thanh tra; kết quả xây dựng định hướng chương trình thanh tra,
kế hoạch thanh tra; kết quả tiến hành cuộc thanh tra; kết quả thực hiện kết luận,
kiến nghị sau thanh tra; việc xem xét, đánh giá các hoạt động thanh tra hiện nay.
Chương III nêu rõ định hướng và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thanh tra
trong thời gian tới với 3 nội dung sau: định hướng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động thanh tra; một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động thanh tra; một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động thanh tra. Đề tài là công trình có giá trị tham khảo lớn khi
nghiên cứu về hoạt động thanh tra.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành [96]. Nội dung
chính yếu của đề tài bao gồm những vấn đề sau: Cơ sở lý luận về hoạt động
10


thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành; Thực trạng và một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành. Nội dung về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong đề tài sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo có giá trị khi tác giả tiến hành nghiên cứu luận án.
- Sách chuyên khảo, Đổi mới tổ chức và hoạt động ngành Thanh tra nhằm
tăng cường năng lực phòng, chống tham nhũng [30]. Tác giả phân tích và nhận
định một số vấn đề chung về công tác thanh tra - cơ sở thiết lập tổ chức và hoạt
động của ngành thanh tra, trong đó đề cập đến vị trí, vai trò, đặc điểm của công
tác thanh tra; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; yêu cầu đối
với công tác thanh tra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và cải cách hành chính. Khuôn khổ thể chế và việc đổi
mới tổ chức, hoạt động của ngành thanh tra góp phần phòng, chống tham nhũng,
trong đó đề cập đến Tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra trong giai đoạn
thực hiện Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, giai đoạn thực hiện Luật Thanh tra
năm 2004; tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra với định hướng tăng cường
năng lực phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị tham khảo hữu ích, đặc biệt
khi nghiên cứu sinh tiếp cận vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa
tham nhũng.
- Luận án Tiến sĩ Luật học, Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới
tổ chức, hoạt động của Thanh tra nhà nước ở Việt Nam [43]. Đây là công trình
chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam nghiên cứu tương đối
toàn diện và hệ thống về vấn đề tổ chức, hoạt động của cơ quan Thanh tra nhà

nước trên cả bình diện lý luận cũng như thực tiễn. Luận án đã trình bày những
nội dung cụ thể về cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động của cơ quan
thanh tra nhà nước. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tổ
chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ đó.

11


- Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hoàn thiện thanh tra diện
rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội [27]. Nội dung
công trình, tác giả tập trung trình bày cơ sở lý luận thanh tra diện rộng của
Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội. Phân tích thực trạng và
đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh
tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội ở nước ta hiện nay.
- Luận án Tiến sĩ Luật học, Tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước cấp
tỉnh ở Việt Nam hiện nay [26]. Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là các cơ
quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Nội dung luận án tập trung
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động thanh tra nhà
nước cấp tỉnh, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần đổi mới, tăng cường hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh của Việt Nam.
- Luận án Tiến sĩ Luật học, Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở
Việt Nam hiện nay [21]. Luận án làm sáng tỏ khái niệm tổ chức thanh tra xây
dựng; hoạt động thanh tra xây dựng, đặc điểm, các yếu tố cấu thành nên tổ chức
và hoạt động thanh tra xây dựng; vai trò của tổ chức và hoạt động thanh tra xây
dựng cũng như các yếu tố tác động tới tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng.
Đánh giá thực trạng tổ chức thanh tra xây dựng và thực trạng hoạt động thanh tra
xây dựng trước và sau năm 2010 đồng thời chỉ ra những kết quả và hạn chế cũng
như nguyên nhân của kết quả và hạn chế. Chỉ ra những nhu cầu, quan điểm và
giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng như: đổi mới tổ chức
và hoạt động thanh tra xây dựng theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền

đô thị và chính quyền nông thôn, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về
thanh tra xây dựng theo hướng minh bạch, cụ thể và dễ khả thi.
- Rất nhiều bài báo khoa học đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành luận
bàn về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra cũng như cơ quan thanh
tra nhà nước. Có thể điểm danh một số bài báo tiêu biểu sau: Yêu cầu và định
hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay, của
Bùi Thị Thanh Thuý, Tạp chí Thanh tra, 2015; Quá trình phát triển của nhận
12


thức, quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn về thanh tra chuyên
ngành, của Đinh Văn Minh, Tạp chí Thanh tra, 2015; Các yếu tố tác động đến
hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay, của Phạm Thị Anh Đào, Tạp
chí Thanh tra, 2015; Hoàn thiện pháp luật về thanh tra phù hợp với yêu cầu phát
triển của đất nước, của tác giả Phạm Huỳnh Công, Tạp chí Thanh tra, 2017; Một
số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động thanh tra tại
cơ sở GD&ĐT, của Phạm Công Hiệp, Tạp chí Thanh tra, 2017; Nhận diện về
thanh tra chuyên ngành – qua thực tiễn ngành Giao thông vận tải, của Trần Văn
Trường, Tạp chí Thanh tra, 2017; Đổi mới mô hình cơ quan thanh tra nhà nước
cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay, tác giả Vũ Việt Hà, Tạp chí Thanh tra, 2017…
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, cũng cần
kể đên một số công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài như:
- Inspection du travail: Rapport III (Pt. 1B) / Conférence internationale
du Travai, xuất bản tại Genève: BIT, 2006 (Báo cáo của Uỷ ban Giám định
Pháp về việc thực hiện các điều ước và điều khoản thoả thuận liên quan đến lao
động và việc làm) [108]. Báo cáo gồm các nội dung: Tiến trình phát triển trên
lĩnh vực hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động từ năm 1947- nay; thẩm quyền
của Ban thanh tra lao động; cấu trúc của hệ thống thanh tra lao động; các phương
pháp và phương tiện tiến hành thanh tra... Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích,
giúp nghiên cứu sinh có thể mở rộng thềm tầm hiểu biết của mình về phương

thức thanh tra của nước Pháp.
- Inspection des écoles primaires: à l'usage des inspections primaires
(Thanh tra các trường tiểu học tại Pháp) của 2 tác giả Eugène Brouard, Charles
Defodon, xuất bản tại Paris, Hachette et Cie, 1887 [105]. Cuốn sách mang đến
cho người nghiên cứu một cách nhìn khái quát nhất về mô hình thanh tra tại
Pháp những năm cuối thế kỉ XIX. Sách chỉ dẫn về việc thanh tra các trường tiểu
học theo đúng pháp luật và truyền thống của Pháp; thanh tra về việc xây dựng và
tổ chức vật chất của nhà trường; việc tổ chức về mặt sư phạm; phương pháp và
tiến trình giảng dạy các môn; kỉ luật và bổn phận của thầy giáo; các kì thi, thư
13


viện, bảo tàng, sổ sách văn phòng, công việc kế toán … Tuy cuốn sách không đề
cập trực tiếp tới vai trò của Thanh tra trong hoạt động phòng, chống tham nhũng
nhưng thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sinh vẫn có thể phần nào đó đúc
rút ra một số kinh nghiệm quản lý hiệu quả đối với công tác thanh tra trong tài
liệu này.
- Coping with changes on all Fronts: Reaffirming the ombudsman’s
Power and Adapting its actions (Đối phó với những thay đổi trên mọi phương
diện: Khẳng định lại thẩm quyền của cơ quan thanh tra về thích ứng và hành
động) [101] của Clare Lewis (Cơ quan thanh tra của Bang Ontario, Ca-na-đa),
2003. Nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức mà các cơ quan thanh tra phải đối
mặt trước sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội. Theo đó, các cơ quan thanh
tra theo mô hình truyền thống cần có những điều chỉnh thích hợp để thích ứng
với tình hình mới như đảm bảo sự tiếp cận một cách thuận lợi và hiệu quả của
công dân với cơ quan thanh tra; tăng tính chủ động trong hoạt động giải quyết
khiếu nại; không chỉ giải quyết những khiếu nại đơn lẻ mà còn phải tìm ra những
sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách để tìm ra các giải pháp khắc phục mang
tính vĩ mô.
- Nghiên cứu “The Classical Ombudsman - An Effective reviever of

administrative decisions by government agencies

- A New Zealand

Perspective”(“Mô hình thanh tra cổ điển - Một công cụ rà soát hiệu quả các
quyết định hành chính của của các cơ quan nhà nước - Nhìn từ góc độ của Niudi-lân) của Brian Elwood, Chánh thanh tra Niu-di-lân và Chủ tịch tổ chức thanh
tra quốc tế, năm 2001 [100]. Tác giả đã làm rõ khái niệm, chức năng, nhiệm vụ
và thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo mô hình cổ điển đồng thời chỉ ra
rằng cơ quan thanh tra có khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề của nền hành
chính đặc biệt là các khiếu kiện hành chính. Theo tác giả, trong giải quyết khiếu
kiện hành chính, cơ quan thanh tra không làm thay hoặc đối đầu với cơ quan ra
quyết định hành chính mà giữ vai trò hỗ trợ, giúp khắc phục những hạn chế của
bộ máy hành chính.
14


- Nghiên cứu “Kerata Ombudsman” (Cơ quan thanh tra Kerata) của tác
giả Joshsua J.M Stark; nghiên cứu tình huống về trách nhiệm giải trình thuộc
sáng kiến trách nhiệm giải trình do Quỹ nghiên cứu về quản trị công của Ấn Độ
thực hiện năm 2010 [109]. Nghiên cứu đã đề cập và phân tích về mặt lý luận,
nguồn gốc hình thành của tổ chức thanh tra; kinh nghiệm quốc tế liên quan đến
việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra; sự phát triển của
các tổ chức thanh tra và đặc điểm cơ bản; phân tích về tổ chức, hoạt động, đặc
biệt là việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của thanh tra bang Kerata,
Ấn Độ; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
chức thanh tra ở các bang của Ấn Độ.
Tổng kết lại, nội dung trong nhóm nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề
cơ bản về thanh tra nhà nước, phân tích tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà
nước trong thời kỳ đổi mới. Qua đó xây dựng nhận thức, đề xuất phương hướng và
giải pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phòng ngừa tham nhũng
Phòng ngừa là một trong những nội dung chính yếu của công tác phòng,
chống tham nhũng ở bất kỳ quốc gia nào. Các công trình nghiên cứu về phòng
ngừa tham nhũng ở Việt Nam thường được đề cập đi liền với vấn đề phòng,
chống tham nhũng. Trong đó, có thể nhận thấy những công trình này khá đa
dạng từ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở đến
những cuốn sách chuyên khảo hay các bài tạp chí khoa học chuyên ngành… Có
thể liệt kê ở mức độ khái lược một số công trình tiêu biểu sau:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Luận cứ khoa học cho việc xây dựng
chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng ở
Việt Nam đến năm 2020 [6]. Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và
phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề thuộc về thể chế chính trị và thiết chế bộ
máy nhà nước cũng như các yếu tố về kinh tế, xã hội. Mục tiêu nghiên cứu của
đề tài nhằm nghiên cứu một cách toàn diện hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam,
những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tham nhũng hiện nay. Đặc biệt là
15


những biểu hiện mới của tham nhũng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường và đề ra các giải pháp có tính chất chiến lược, lâu dài để đấu tranh với tệ
nạn này, bảo đảm sự phát triển bền vững trên những nguyên tắc cơ bản của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về: Yêu cầu của quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền với nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng; chống tham
nhũng, tiêu cực là bảo đảm bản chất nhà nước pháp quyền Việt Nam, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân; Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm
nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp; Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là điều kiện cần thiết để
phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính với phòng, chống tham nhũng;

giám sát của xã hội dân sự đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước và cán
bộ, công chức.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Các biện pháp bảo đảm quyền được
thông tin của công dân phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng [51]. Cấu
trúc đề tài gồm 3 chương, trong đó Chương I tác giả đề cập đến những lý luận
chung về quyền thông tin, bảo đảm quyền thông tin và ý nghĩa của nó đối với
phòng, chống tham nhũng. Chương II trình bày nội dung về Thể chế và việc thực
thi quyền được bảo đảm thông tin với công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam. Cuối cùng, Chương III tác giả đã nếu ra một số giải pháp bảo đảm quyền
được thông tin của công dân góp phần phòng, chống tham nhũng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Vai trò của xã hội trong phòng,
chống tham nhũng [31]. Đề tài gồm các nội dung sau: I. Một số vấn đề chung về
vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng: Khái niệm; quan điểm của
Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của xã hội trong phòng,
chống tham nhũng; II. Thực trạng công tác phòng chống tham nhũng của Mặt
trận tổ quốc, báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, ban thanh tra nhân dân
và của công dân: Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về
16


vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;
Tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và nhận xét về vai trò
của các tổ chức trong phòng, chống tham nhũng; III. Định hướng, giải pháp phát
huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu về phòng,
chống tham nhũng nói chung và phòng ngừa tham nhũng nói riêng nhất thiết
phải tiếp cận công trình này.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống
tham nhũng [14]. Nội dung của đề tài gồm 3 phần: Thứ nhất, Những vấn đề
chung về Công ước và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên: Cơ sở lý luận về

điều ước quốc tế và nghĩa vụ của thành viên điều ước quốc tế; Quá trình đàm
phán, ký kết và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Thứ
hai, Nghĩa vụ chủ yếu của VN với tư cách là thanh viên công ước: nghĩa vụ thực
hiện yêu cầu về tính tuân thủ đối với các quy định của công ước; nghĩa vụ thực
hiện các yêu cầu về đảm bảo hiệu lực thực thi công ước; nghĩa vụ thực hiện các
yêu cầu về đánh giá tiến triển trong công tác phòng chông tham nhũng; Thực
trạng thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng tại VN. Thứ ba,
Chủ trương và giải pháp để thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về
chống tham nhũng tại VN. Nội dung nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo
hữu ích khi tác giả tiến hành nghiên cứu phần nội dung về vấn đề hợp tác quốc tế
của cơ quan thanh tra trong phòng ngừa tham nhũng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Một số vấn đề về quản lý nhà nước
trong phòng, chống tham nhũng [38]. Kể từ khi ban hành Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2005, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có những
bước tiến quan trọng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn và đẩy
lùi tham nhũng. Một trong những nguyên nhân là do những hạn chế, yếu kém
trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về PCTN. Qua thực tiễn công tác
QLNN về PCTN của TTCP cho thấy, đây là vấn đề phức tạp nhưng nội dung lại
chưa được làm rõ; Trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện từng nội
17


dung của QLNN về PCTN cũng chưa được xác định một cách cụ thể dẫn đến
tình trạng nhiều nơi còn lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện. Nội dung đề
tài gồm 3 chương: Chương I- Một số vấn đề chung về QLNN trong PCTN bao
gồm: Quan điểm, đặc trưng của QLNN trong PCTN; Chủ thể, đối tượng, mục
tiêu, nội dung, phương pháp của QLNN trong PCTN; Vai trò của các cơ quan
Thanh tra nhà nước, của Ban chỉ đạo Trung ương trong QLNN về PCTN.
Chương II- Thực trạng QLNN trong PCTN: nghiên cứu, phân tích thực trạng
thực hiện các nội dung của QLNN trong PCTN và vai trò của các cơ quan

QLNN, một số cơ quan có liên quan trong việc thực hiện, qua đó rút ra những
vấn đề còn hạn chế, bất cập trong thực hiện các nội dung của QLNN và nguyên
nhân. Chương III- Phương pháp, giải pháp và những kết luận, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN trong PCTN: những yêu cầu đặt ra đối với công tác
QLNN trong PCTN, phương hướng và những giải pháp cụ thể cần thực hiện
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong PCTN. Cuối cùng đề tài nêu
những kết luận chính qua nghiên cứu và đóng góp các kiến nghị cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN trong PCTN.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trách nhiệm của Thanh tra nhà nước các cấp
trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của Nghị định
số 46/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 [92]. Đề tài tập trung nghiên cứu về
trách nhiệm của các tổ chức thanh tra nhà nước trong công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng. Trước tiên, nhóm tác giả làm rõ những chủ trương, quan
điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng và về
trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Phân tích, đánh giá vai trò của các tổ chức thanh tra nhà nước trong phòng ngừa,
đấu tranh chống tham nhũng, sau đó dẫn chứng các quy định của pháp luật hiện
hành về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra trong đấu tranh chống tham nhũng.
Cuối cùng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham
nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước.

18


×