Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GA TUẦN 26 LỚP 4 SOẠN NGANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.34 KB, 27 trang )

Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 12 tháng 03 năm 2018
TOÁN (Tiết 126)
LUYỆN TẬP – Trang 136
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
2. Kĩ năng: Biết tìm nhanh thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia 2 phân số.
3.Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS sửa bài 4//dưới làm bảng con bài 2.
- HS nêu cách chia hai phân số (Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).
- Kiểm tra chấm một số vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thi đua (7 phút)
Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
Tiến hành:
Bài 1: HS thực hiện phép chia phân số và rút gọn kết quả đến tối giản.
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn.
- Chia nhóm và thi đua.
3 3 3 4 12 12 : 3 4
3 3 3 4 3× 4 4
: = × = =


=
: = × =
=
a) 5 4 5 3 15 15 : 3 5 hay 5 4 5 3 5 × 3 5

- Nhận xét sửa chữa.
Hoạt động 3: Phiếu bài tập (7 phút)
Mục tiêu: HS biết quy tắc tìm x tương tự như đối với số tự nhiên.
Tiến hành:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở nháp //2 phiếu bài tập.
- GV nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 4: Cá nhân (5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép nhân phân số.
Tiến hành:
- Học sinh đọc đề bài.
- HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét và rút ra nhận xét:
- Ở mỗi phép nhân, hai phân số đó là hai phân số đảo ngược với nhau.
- Nhân hai phân số đảo ngược với nhau thì có kết quả bằng 1
Hoạt động 5: Vào vở (8 phút)
Mục tiêu: Giải toán có lời văn.
Tiến hành:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (biết diện tích, biết chiều cao, tìm độ dài đáy).
- GV cho HS nhắc lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành.
- HS tự làm vào vở // HS lên sửa bài.
1



Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
- GV chấm 10 bài.
- Nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: (3 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS nêu quy tắc tìm thành phần chưa biết của phân số?
- Nêu quy tắc tính độ dài đáy của hình bình hành.
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài: Luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------TẬP ĐỌC (Tiết 51)
THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con
người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng
cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của
cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
3. Thái độ: Thêm khâm phục những thanh niên xung kích
* GDKNS: Giao tiếp. Thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
* GV: -Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
* HS: Xem trước nội dung bài đọc, SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)

Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Trả lời câu hỏi:
- Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến
sĩ lái xe?
- Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
- Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi
cho em cảm nghĩ gì?
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc (10 phút)
Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài.
Tiến hành:
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài (3 lượt).
- GV kết hợp: sửa lỗi phát âm, đọc chú giải, giải nghĩa từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự
dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
- GV chốt và chuyển ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: (10 phút)
2


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong
cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
Tiến hành:

Câu 1: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế
nào?
 Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự : Biển đe doạ (đoạn 1)  Biển tấn công (đoạn 2) 
Người thắng biển (đoạn 3).
- Đọc thầm đoạn 1.
Câu 2: Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
 Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê
mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- Đọc thầm đoạn 2.
Câu 3: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
 Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sing động. Cơn bão có sức
phá huỷ tưởng như không có gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt
cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: Một bên là biển, là
gió trong một cuộc giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người… với tinh thần quyết tâm
chống giữ.
Câu 4: Những từ ngữ, hình ảnh nào (trong đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến
thắng của con người trước cơn bão biển?
- HS đọc lướt truyện tìm chủ đề của truyện: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng
cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo
vệ cuộc sống yên bình.
*KNS: HS biết giao tiếp thể hiện sự cảm thông, biết ra quyết định, ứng phó.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (8 phút)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng cảm hứng ngợi ca. Nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo
dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
Tiến hành:
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn. GV hướng dẫn các em giọng đọc phù hợp với diễn
biến của bài.
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.
+ GV đọc mẫu.

+Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
+Vài cặp HS thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: (2 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS đọc toàn bài.
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Rút nội dung bài - HS đọc.
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------ĐẠO ĐỨC (Tiết 26)
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T1)
I. Mục tiêu
3


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
1. Kiến thức: HS hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt
động nhân đạo.
2.Kỹ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù
hợp với khả năng
* GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (7 phút)
Mục tiêu: Học sinh hiểu: Biết thông cảm với những người găp khó khăn, hoạn nạn
Tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1,2.
- Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai,
chiến tranh gây ra?
- Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- Cá nhân nêu, Các bạn khác có thể trao dổi, bổ sung, tranh luận.
- GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu
nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp
đỡ họ. Đó là một số hoạt động nhân đạo.
* KNS: HS biết đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2 (BT1) (7 phút)
Mục tiêu: Phân biệt thế nào là hoạt động nhân đạo
Tiến hành:
- GV giao việc cho các nhóm
- Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý :
+ Việc làm trong tình huống a, c là đúng
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong
muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2) (8 phút)
Mục tiêu: Biết thông cảm với những người găp khó khăn, hoạn nạn
Tiến hành:

- Em hãy cùng với các bạn thảo luận về cách ưng xử trong các tình huống sau:
a. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân
b. Nếu gần nơi em ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa.
- Các nhóm thảo luận đóng vai
- Nhận xét, bổ sung,
- GV chốt ý đúng
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3) (8 phút)
Mục tiêu: Biết thông cảm với những người găp khó khăn, hoạn nạn
Tiến hành:
- Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng
- GV nêu yêu lần lượt ý kiến trong bài.
- HS giơ thẻ màu
- Trình bày bày tỏ ý kiến và giải thích lí do
4


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
- Nhận xét: a, d đúng, b và c sai.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- Thế nào là các hoạt động nhân đạo?
- HS đọc ghi nhớ trong SGK/38
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Hoạt động nối tiếp: HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục
ngữ,…về các hoạt độg nhân đạo.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………

-------------------Thứ ba, ngày 13 tháng 03 năm 2018
TOÁN (Tiết 127)
LUYỆN TẬP – Trang 137
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số.
2. Kĩ năng: Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS sửa bài 4 //nêu cách làm.
- Bảng con bài tập 1.
- Kiểm tra chấm một số vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS biết cách chia số tự nhiên cho phân số.
- HS biết cách tính một tổng nhân với một số, một hiệu nhân với một số.
Tiến hành:
Bài 1: Cho HS tính rồi rút gọn.
- HS tự làm bảng con// lên bảng.
- Cho HS nêu cách làm:
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn.
3:

5 3 5 3 7 21
5 3 × 7 21
= : = × =
3: =
=
7 1 7 1 5 5 viết gọn 7
5
5

- HS làm vở //HS lên sửa.
- GV nhận xét và sửa chữa.
Bài 3: (HS khá giỏi làm)
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn.
- HS làm theo hai cách.
- HS giỏi lên làm trên bảng.
5


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
- Nhận xét sửa chữa
Bài 4:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm theo mẫu.
- Học sinh làm trên phiếu bài tập//HS lên làm.
- GV chấm 10 bài, nhận xét và sửa chữa.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.

Tiến hành:
- HS nêu cách chia phân số, nêu cách chia số tự nhiên cho phân số.
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 51)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?: Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn,
nắm được tác dụng của mỗi câu.
2. Kĩ năng: Xác định được bộ phận CN và VN trong các câu kể Ai là gì? đã tìm được, viết
được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì?
3. Thái độ: Có ý thức học tốt môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa.
- Học sinh: Vở, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS sửa bài tập 4.
- Bài tập 2: HS nối tiếp nhau ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau các từ ngữ trong SGK/74
để tạo thành những cụm từ có nghĩa.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu: Xác định được bộ phận CN và VN trong các câu kể Ai là gì? đã tìm được, viết được
đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì?
Tiến hành:

Bài 1:
- Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Nhóm trao đổi và làm vào bảng phụ.
- GV, cả lớp nhận xét.
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
Nguyễn Tri Phương là người Thứa Thiên.
Câu giới thiệu
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội
Câu nêu nhận định
Ông Năm là dân cư nghụ của làng này.
Câu giới thiệu
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công Câu nêu nhận định
nhân.
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu
6


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
- Xác định CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được ở BT1
- HS làm vào phiếu bài tập
- Các nhóm đọc bài làm của mình
- GV và cả lớp nhận xét
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu nói về tình huống khi đến nhà bạn Hà có sử dụng câu kể Ai là gì?
- HS giỏi làm mẫu doạn văn 2-3 câu
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình làm

- GV và cả lớp nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS xung phong đọc bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: MRVT: Dũng cảm.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------CHÍNH TẢ (Nghe - viết) (Tiết 26)
THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích Thắng biển.
2. Kĩ năng: Luyện đúng bài tập chính tả những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (in/inh).
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chữ viết.
II. Chuẩn bị
- GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2a (hoặc 2b), SGK.
- HS: Vở, bảng con, VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- Viết bảng con: dữ dội, dõng dạc, nghiêm nghị, nanh ác, mênh mông, lênh đênh,
- Đoạn viết nói lên nội dung gì?
- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết (20 phút)
Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một trong bài đọc Thắng biển

Tiến hành:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS đọc 2 đoạn chính tả trong bài đọc Thắng biển
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ mình dễ viết sai: vật
lộn, điên cuồng, dữ dội…
- Nội dung đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
- GV chốt ý chính
* BVMT: Với lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây
ra để bảo vệ cuộc sống con người.
b) Đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 đến 3 lần kết hợp theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi,
chữ viết của HS, chú ý tới bài viết của những HS thường mắc lỗi chính tả.
7


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
c) Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài cho HS soát và sửa lỗi.
- GV chấm 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- GV nhận xét chung
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (7 phút)
Mục tiêu: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả: l/n, in/inh.
Tiến hành:
Bài 2: Điền vào chỗ trống:
b. Tiếng có vần in hay inh?
- GV nêu yêu cầu
- HS làm vào vở // HS lên điền trên bảng
- GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng:
- lung linh, bình minh, nhường nhịn,…

Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: (3 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS viết bảng con: Khổng lồ, búp nõn, lóng lánh, cuống quýt, sừng sững,.…
- Nhận xét sửa chữa
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
..…………………………………………………………………………………………….
-------------------LỊCH SỬ (Tiết 26)
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã tổ chức việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam
Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích canh tác ở các vùng hoang
hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
2. Kĩ năng: Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
3. Thái độ: Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
II. Chuẩn bị
* GV: - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
* HS: SGK, VBT Lịch sử 4.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
…(chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai

vàng….)
- Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
- Nêu bài học
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (13 phút)
8


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
Mục tiêu: HS biết từ thế kỉ XVI, các chúa Nguỵễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông
Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
Tiến hành:
- Chia nhóm thảo luận: Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam
và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày. Nhận xét, bổ sung
- Dựa vào bản đồ VN, em hãy mô tả cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía
nam?
- Kết luận: trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và
dân cư thưa thớt. những người nông dân nghèo khổ ở phía bắc đã di cư vào phía nam cùng dân
địa phương khai phá, làm ăn. Từ cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và
bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (12 phút)
Mục tiêu: Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
Tiến hành:
- GV đặt câu hỏi:
- Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì?
- Chia nhóm thảo luận,

- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận:
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.
- HS đọc những ý chính trên bảng
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
- HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 56
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TOÁN*
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS rèn kĩ năng về:
+ Cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Tìm thành phần chưa biết.
+ Giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3
trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
9


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
1. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
a. Mục tiêu: HS biết bài tập mình cần làm.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. Yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề
bài.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Học sinh lập nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
2. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng về:
+ Cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Tìm thành phần chưa biết.
+ Giải toán có lời văn.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Tính:
6 9
+
a. 5 10
Bài 2: Tìm x :
3
1
+x=

2
a. 10

b.

8−

2
3

2 3
×
c. 3 5

7 3
:
d. 3 4

x+

1 3
=
4 8

1
1
×x =
6
c. 3


2
6
×x =
5
d. 5

4
=1
5

5
× ... = 1
c. 2

b.
Bài 3: Tìm phân số viết vào chỗ chấm để có:
3
× ... = 1
a. 8

4
=1
3
b.
d.
8
Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng là 25m, chiều dài bằng 5 chiều rộng. Tính
... ×

... ×


diện tích của khu đất đó.
2
Bài 5*: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 60m, chiều rộng bằng 3 chiều dài.

a) Tính diện tích mảnh vườn đó.
4
b) Trên mảnh vườn hình chữ nhật đó, người ta dùng 5 diện tích để trồng rau. Tính diện tích

trồng rau.
Đáp số: a. 2400 m2 ; b. 1920 m2
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
a. Mục tiêu: HS nhận ra lỗi sai và sửa bài vào vở.
b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp
- Giáo viên chốt đúng - sai.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
-------------------Thứ tư, ngày 14 tháng 03 năm 2018
TOÁN (Tiết 128)
LUYỆN TẬP CHUNG – Trang 137
I. Mục tiêu
10


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3

1. Kiến thức: Biết cách tính và viết gọn phép tính chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên; biết tìm
phân số của một số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số.
3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS sửa bài 4 trên bảng – dưới lớp làm bảng con Bài tập 3
- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS làm đúng dạng toán phân số có hai phép tính.
- Vận dụng giải toán có lời văn.
Tiến hành:
Bài 1: HS làm bảng con //HS lên làm
- Nhận xét sửa chữa
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn làm theo mẫu
- HS làm thi đua theo nhóm
- HS làm trên phiếu bài tập
- Nhận xét sửa chữa
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu của bài

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau (như đối với số tự nhiên)
- HS làm vở //HS lên sửa
- Nhận xét sửa chữa
Bài 4:
- GV hướng dẫn tóm tắt và nêu các bước giải:
+ Tính chiều rộng (tìm phân số của một số)
+ Tính chu vi
+ Tính diện tích
- HS tự làm vào vở//HS lên sửa (chu vi: 192m, diện tích: 2160m2)
- GV chấm 10 bài và nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
3 5 8 3 10 5
Viết bảng con: 7 : 8 ; 7 : 4 ; 21 : 7

- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TẬP ĐỌC (Tiết 52)
GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ
11


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt
2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt,
Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
- Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được
tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
3. Thái độ: Khâm phục, yêu mến cậu bé anh hùng.
* GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Đảm nhận trách nhiệm. Ra quyết định.
II. Chuẩn bị
* GV: -Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Truyện Những người khốn khổ (nếu có)
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
* HS: Xem trước nội dung bài đọc, SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS nối tiếp nhau đọc bài Thắng biển trả lời câu hỏi:
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc (10 phút)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt,
Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
Tiến hành:
- HS đọc nối tiếp nhau các đoạn (3 lượt) Kết hợp sửa lỗi phát âm, đọc chú giải, giải nghĩa từ
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: đến Ga-vrốt nói.
Đonạ 3: còn lại

- Giải nghĩa từ: chiến luỹ, nghĩa quân thiên thần, ú tim.
- HS đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10 phút)
Mục tiêu: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
Tiến hành:
- HS đọc thầm đoạn đầu
Câu 1: Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
 Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt
đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu. Cuốc-phây-rắc
Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt
 Ga-vrốt không sợ nguy hiểm để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốcphây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc
ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết…
Câu 3: Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?
 Vì thân hình nhỏ bé của chú ẩn, hiên trong làn khói đạn như thiên thần. Vì đạn duổi theo Gavrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú như chơi trò ú tim với cái chết. Vì hình ảnh Ga-vrốt bất
12


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
chấp nguy hiểm, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp,
chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.
Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về Ga-vrốt.
- HS nối tiếp nêu
- GV nhận xét chốt ý đúng nhất.
• KNS: HS biết tự nhận thức xác định giá trị bản thân, biết đảm nhận trách nhiệm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (8 phút)
Mục tiêu: Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được
tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ

Tiến hành:
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đua
- Nhận xét tuyên dương.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: (2 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS đọc phân vai
- Nhận xét tuyên dương.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TẬP LÀM VĂN (Tiết 51)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được 2 kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đẫ biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài
văn miêu tả cây mà em thích.
3. Thái độ: Thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: + Tranh ảnh một số loài cây: na, ổi, mít, si, tre, tràm, đa …
+ Bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT2)
- HS: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt 4 (tập 2).
III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối(trực tiếp và gián tiếp)
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả trước lớp
- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)

13


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
Mục tiêu: Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả cây cối.
Vận dụng kiến thức đẫ biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả
cây mà em thích.
Tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài
- Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?
a. Tả cây bàng ở sân trường em
b. Tả cây phượng ở sân trường em
- Cả lớp đọc lại, trao đổi.
- HS phát biểu ý kiến
- GV và cả lớp nhận xét
Đoạn a: nói được tình cảm của người tả
Đoạn b: nêu được lợi ích của cây và nói được tình cảm của người tả
Bài 2: Quan sát một cây mà em thích và cho biết:

a. Đó là cây gì?
b. Cây có ích lợi gì?
c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm miệng theo dàn ý
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu: Viết kết bài theo kiểu mở rộng theo dàn ý ở bài trên
- HS làm vào vở
- Vài HS đọc bài của mình
- GV và cả lớp nhận xét
Bài 4: Em hãy viết kết bài theo kiểu mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
a. Cây tre ở làng quê
b. Cây tràm ở quê em
c. Cây đa cổ thụ ở đầu làng
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày trên phiếu bài tập
- Nhận xét sửa chữa
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS xung phong đọc bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả cây cối.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------KỂ CHUYỆN (Tiết 26)
KỀ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện đã kể), trao đổi được với các
bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).
2. Kĩ năng: Kể lại được một câu chuyện (hoặc 1 đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý
nghĩa, nói về lòng dũng cảm của người.
3. Thái độ: Rèn luyện lòng dũng cảm.
14


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
II. Chuẩn bị
* GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
* HS: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt 4 (tập 2).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS kể nối tiếp câu chuyện Những chú bé không chết
- Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
- Tại sao truyện có tên là Những chú bé không chết?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài (8 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được yêu cầu của đề bài
Tiến hành:
Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- HS đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ trong đề bài đã viết trên bảng
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý.
1. Nhớ lại những bài em đã học về lòng dũng cảm:

- Dũng cảm trong chiến đấu:
- Dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai:
- Dũng cảm trong đấu tranh vì lẽ phải:
- Dũng cảm trong đấu tranh với bản thân mình:
2. Tìm những truyện tương tự các truyện trên
- HS nối tiếp nhau nêu tên// HS đọc thầm
- Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20 phút)
Mục tiêu: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã
đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người.
Tiến hành:
3. Kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện
+ Nêu tên nhân vật
- Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh hành động anh hùng, dũng cảm của nhân vật.
- Kể chuyện trong nhóm.
-Thi kể trước lớp và nói lên ý nghĩa của câu chuyện
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: (2 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS xung phong kể trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét tuyên dương.
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------ĐỊA LÍ (Tiết 26)

15


Kế hoạch bài học – Tuần 26

GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3

ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của ĐBBB, ĐBNB. So sánh sự giống nhau
và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
2. Kĩ năng:
- Chỉ hoặc điền đúng được vị trí ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông
Hậu, sông Đồng Nai, trên bản đồ, lược đồ VN
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của
các thành phố này.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, đất nước, biết bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: + Bản đồ Địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam tranh ảnh
+ Bảng phụ, phiếu bài tập
- HS: SGK, VBT Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Mục tiêu: Kiểm tra lại những kiến thức đã học
Tiến hành:
- Chỉ vị trí, giới hạn của TP Cần Thơ trên bản đồ VN
- Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan
trọng của đồng bằng sông Cửu Long?
- Nêu bài học
- Nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu, ghi tựa
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (12 phút)
Mục tiêu: HS biết chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và một số sông chính của
nước ta.
Tiến hành:
- GV cho HS thi đua: Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, sông Tiền, Sông Hậu,
sông Đồng Nai, sông Hồng, Sông Thái Bình trên bản đồ, lược đồ Việt Nam. Chỉ trên bản đồ
thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài dặc điểm tiêu biểu của các
thành phố này.
- Nhận xét tuyên dương.
- GV chốt ý chính
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (13 phút)
Mục tiêu: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 đồng bằng bắc Bộ và Nam Bộ
Tiến hành:
* Điều chỉnh: Không yêu cầu hệ thống lại đặc điểm, chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu của
đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ
- GV cho thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của hai đồng bằng.
Đặc điểm thiên nhiên
-Địa hình
-Sông ngòi
-Đất đai
-Khí hậu

Đồng bằng Bắc Bộ
……………………
….
……………………
….
……………………

….
……………………
….

Đồng bằng Nam Bộ
………………………
….
………………………
….
………………………
….
………………………
….
16


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý
- HS đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai? vì sao?
a. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
b. Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.

IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TIẾNG VIỆT*
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn kĩ năng:
+ Tìm được câu kể Ai là gì? và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa tìm được.
+ Biết giải nghĩa thành ngữ cho trước và đặt câu với thành ngữ đó.
+ Vận dụng kết quả quan sát để tả về một vài cây em thích.
- Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2
trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
a. Mục tiêu: HS biết bài tập mình cần làm.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. Yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề
bài.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Học sinh lập nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
2. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
+ Tìm được câu kể Ai là gì? và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa tìm được.
+ Biết giải nghĩa thành ngữ cho trước và đặt câu với thành ngữ đó.

+ Vận dụng kết quả quan sát để tả về một vài cây em thích.
- Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc thầm bài sau: RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ
quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì
không chú ý mà tôi không nghe chăng?
17


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống
mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ẩm
mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan
xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng
luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… Con Luốc động đậy
cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc
loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới
gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ
ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như
vậy.
(Theo Đoàn Giỏi)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Tiếng lá rơi trong rừng đã tác động đến con người như thế nào?
a. Khiến người ta lo lắng
b. Khiến người ta nôn nao
c. Làm cho người ta vui

d. Khiến người ta giật mình
2. Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” muốn nói điều gì?
a. Rừng phương Nam rất vắng người
b. Rừng phương Nam rất hoang vu
c. Rừng phương Nam rất yên tĩnh
d. Rừng phương Nam rất lạnh lẽo
3. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào?
a. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây
b. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi
c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng
d. Thơm dìu dịu, thanh tao
4. Những con vật nào được nhắc đến trong bài?
a. Kì nhông, tắc kè, chó săn, loài bò sát
b. Kì nhông, Luốc, chó săn, thạch sùng
c. Kì nhông, Luốc, chó, loài bò sát
d. Kì nhông, Luốc, chó săn, loài bò sát
5. Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?
Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
6. Tại sao con chó săn lại ngơ ngác khi các con vật biến mất?
Con chó săn bỗng ngơ ngác vì không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi
một cách nhanh chóng đến như vậy.
Bài 2: Tìm 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
…………………………………………………………………………………………………
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào ô trống:
(kiên cường, quả cảm, dũng mãnh)
a. Cuộc đấu tranh …………..……… của nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn.
b. Đoàn quân ……………….…. tiến về giải phóng thủ đô.
c. Trên chiến trường, mỗi chiễn sĩ phải có tính thần …………….…..
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận ra lỗi sai và sửa bài vào vở.

b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp
- Giáo viên chốt đúng - sai.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
-------------------Thứ năm, ngày 15 tháng 03 năm 2018
TOÁN (Tiết 129)
18


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
LUYỆN TẬP CHUNG – Trang 138
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tổng hợp kiến thức.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số. Giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Rèn tư duy tổng hợp.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS lên sửa bài tập 4
5
1

2
- HS viết bảng con bài tập 2: a. 7 : 3 ; b. 2 :5 ; c. 3 : 4

- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số. Giải bài toán có lời văn.
Tiến hành:
Bài 1: HS nêu lại cách cộng hai phân số khác mẫu số
a. + ; b. + ; c. +
- HS làm bảng con//HS lên bảng làm
- Nhận xét sữa chữa
Bài 2: HS nêu lại cách trừ hai phân số khác mẫu số.
- HS làm vào nháp//HS lên sửa
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 3: HS nêu cách nhân hai phân số khác mẫu số
- HS làm trên phiếu bài tập//HS lên sửa
- Nhận xét
Bài 4: HS nêu cách tính
a. : ; b. : 2 ; c. 2:
- Làm vở//HS lên sửa
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 5:
- HS đọc đề
- GV hướng dẫn tóm tắt: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- TÌm số đường còn lại
- Tìm số đường bán vào buổi chiều
- Tìm số đường bán được cả hai buổi.
- HS làm vào vở//HS lên sửa

- GV chấm và sửa bài.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS nêu cách cộng, trừ, nhân, chia hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
19


Kế hoạch bài học – Tuần 26

GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3

-------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 52)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ
cùng nghĩa, trái nghĩa; Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với các từ ngừ thích hợp,
đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm.
3. Thái độ: Thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: + SGV; Bảng phụ viết sẵn phần bài tập.
+ Từ điển trái nghĩa đồng nghĩa tiếng việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học
- HS: Xem bài trước; SGK; VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)

Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
+ Câu 1: Từ nào cùng nghĩa với từ dũng cảm? – Gan dạ.
+ Câu 2: Từ dũng cảm được đặt trước hay sau từ cứu bạn để tạo thành cụm từ có nghĩa? –
Trước.
+ Câu 3: Từ gan lì có nghĩa là gì? – Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
+ Câu 4: Các chú bộ đội cứu đồng bào bị lũ lụt cho thấy các chú là người như thế nào? –
Vừa dũng cảm, vừa gan dạ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu: Biết sử dụng các từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với các từ ngừ thích hợp,
đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm.
Tiến hành:
Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- GV gợi ý:
+ Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.
+ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- HS tự suy nghĩ ghi đáp án vào Vở BT. Sau đó trao đổi, chia sẻ kết quả theo nhóm 4; 2 nhóm
làm bảng phụ.
- Các nhóm thi đua tìm từ.
- Đại diện 2 nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
- Giáo viên chốt ý:
- Từ cùng nghĩa với dũng cảm Can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo
gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,…
- Từ trái nghĩa với dũng cảm
Nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn,
hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu

nhược, khiếp nhược,…
Bài 2: Đặt câu với một trong các từ tìm được ở BT1.
GV nêu yêu cầu của bài; gợi ý: Muốn đặt câu đúng, các em phải nắm được nghĩa của
từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì, của ai?
Mỗi HS tự đặt ít nhất 1 câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1 vào Vở BT. Sau đó trao đổi,
chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt. GV nhận xét. VD:
20


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
+ Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.
+ Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng.
+ Phải bạo gan lắm nó mới dám đi qua ngôi nhà hoang ấy.
+ Anh ấy quả cảm lao mình xuống dòng nước xiết để cứu cậu bé.
+ Nó vốn nhát gan, không dám đi tối đâu.
+ Bạn ấy rất hiểu bài nhưng nhút nhát nên không dám phát biểu.
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- GV: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền 3 từ cho sẵn sao cho tạo ra tập hợp từ có
nội dung thích hợp.
- Cá nhân tự điền vào Vở BT. Sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- 1 nhóm trình bày kết quả. Cả lớp sửa bài đã làm theo lời giải đúng:
+ dũng cảm bênh vực lẽ phải
+ khí thế dũng mãnh
+ hi sinh anh dũng
Bài 4:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các thành ngữ.
- Cá nhân suy nghĩ làm bài, sau đó trao đổi theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Lời giải: 2 thành ngữ: Vào sinh ra tử; gan vàng dạ sắt – nói về lòng dũng cảm.
- GV hướng dẫn giải nghĩa các thành ngữ:
+ Ba chìm bảy nổi: sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở, vất vả.
+ Vào sinh ra tử:
trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.
+ Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông).
+ Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
+ Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn.
+ Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn).
- HS nhẩm HTL, thi đọc thuộc các thành ngữ.
Bài 5: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở BT4 (Vào sinh ra tử; Gan vàng dạ
sắt).
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, đặt câu vào Vở BT. Sau đó tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa những câu đặt chưa đúng về nghĩa. VD:
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi: Trò chơi ô chữ.
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài: Câu khiến.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TOÁN*

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
21


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về:
+ Phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Tìm thành phần chưa biết.
+ Tính nhanh.
+ Giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3
trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
a. Mục tiêu: HS biết bài tập mình cần làm.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. Yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề
bài.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Học sinh lập nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.

2. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về:
+ Phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Tìm thành phần chưa biết.
+ Tính nhanh.
+ Giải toán có lời văn.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Tính:
3 5
+
a. 4 7
Bài 2: Tìm x :
3 4 3
x+ = +
10 5 5
a.

11 5

b. 9 6

b.

3
×7
c. 4

x−

1 5 2

= ×
6 2 3

d.

c.

x−

5:

2
7

11 2 2
= :
10 5 3

Bài 3*: Tính nhanh:
4 2 4 1
× + ×
a. 9 5 9 2

5 1 4 1
× + ×
b. 9 4 9 4

3 2006 3
1
×

− ×
c. 4 2005 4 2005

5
Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 4 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính

diện tích của mảnh vườn đó.
5
Bài 5*: Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 96 m, chiều dài bằng 3 chiều rộng.

a. Tính diện tích khu đất.
2
b. Trên khu đất người ta trồng hoa hết 3 diện tích. Tính diện tích phần đất còn lại.

Đáp số: a. 15360 m2 ; b. 5120 m2
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
a. Mục tiêu: HS nhận ra lỗi sai và sửa bài vào vở.
22


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp
- Giáo viên chốt đúng - sai.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

-------------------Thứ sáu, ngày 16 tháng 03 năm 2018
TOÁN (Tiết 130)
LUYỆN TẬP CHUNG – Trang 138
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Thực hiện các phép tính với phân số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: SGK, bảng con, vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ ( 5phút)
Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS lên sửa bài 5//dưới lớp làm bảng con: x ; x 13 ; 15 x
- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (HS yếu làm bài 2 vào vở) (25 phút)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số và giải toán có lời văn.
Tiến hành:
Bài 1: Trong các phép tính sau, phép tính nào đúng?
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của bài
- HS ghi câu đúng vào bảng con//HS lên điền
- Nhận xét sửa chữa
Bài 2: HS nêu cách làm
- HS làm vở nháp//HS lên sửa
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài
- HS thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau

- x+= + = + = +=
- HS làm trên phiếu bài tập
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 4:
- HS đọc đề. GV hướng dẫn tóm tắt
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- HS tự làm vào vở// HS giỏi làm bảng lớp
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
3 2
29
7 + 5 = 35 (bể)

Số phần bể còn lại chưa có nước là:
23


Kế hoạch bài học – Tuần 26

GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3

29
6
1 - 35 = 35 (bể)

- GV chấm bài
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 5: (HS khá giỏi làm bài 5)
- HS đọc đề. GV hướng dẫn
- HS tự làm. Vào vở

- GV chấm bài
- HS giỏi làm bảng lớp
- Nhận xét, sửa chữa
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
8
2
8 4
HS viết bảng con: 5 : 2 ; 3 : 4 ; 21 : 7

- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TẬP LÀM VĂN (Tiết 52)
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các
bước: lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài).
2. Kĩ năng: Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp); đoạn thân bài;
đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng).
3. Thái độ: Nâng cao ý thức học tốt môn TLV.
* BVMT: HS thể hiện hiểu biết, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực tế.
II. Chuẩn bị
- GV: + Tranh, ảnh một vài cây cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
+ Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt 4 (tập 2).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Bài cũ (5 phút)

Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học.
Tiến hành:
- HS đọc bài 4 viết kết bài mở rộng cho một trong ba đề tài trong sách.
- Kiểm tra chấm một số vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp. HS luyện tập
tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng
đoạn (mở bài, thân bài, kết bài).
Tiến hành:
- Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- HS đọc yêu cầu
- GV gạch dưới những từ quan trọng của yêu cầu
- HS đọc gợi ý
- GV hướng dẫn, giảng giải
24


Kế hoạch bài học – Tuần 26
GV: Quách Thúy Hằng – Lớp 4/3
1. Xây dựng dàn ý:
- Giới thiệu cây định tả.
- Tả bao quát
- Tả từng bộ phận của cây
- Nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em.
2. Chọn cách mở bài:
a. Mở bài trực tiếp
b. Mở bài gián tiếp
- GV hướng dẫn HS tự chọn một trong hai cách mở bài

3. Viết từng đoạn thân bài
4. Chọn cách kết bài:
a. Kết bài mở rộng.
b. Kết bài không mở rộng
- HS tự làm theo gợi ý
- HS nối tiếp nhau đọc bài
- GV và cả lớp nhận xét
- GV chốt ý chính
* BVMT: HS thể hiện hiểu biết, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực tế.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: (5 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học.
Tiến hành:
- HS xung phong đọc bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Về chuẩn bị bài: Miêu tả cây cối (KTV).
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
-------------------TIẾNG VIỆT*
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn kĩ năng: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một
số thành ngữ gắn với chủ điểm.
- Qua việc làm bài tập, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2
trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
a. Mục tiêu: HS biết bài tập mình cần làm.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. Yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề
bài.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Học sinh lập nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
2. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
25


×