Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án lớp 3 tuần 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.7 KB, 25 trang )

Tuần 27
Sáng

Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2018
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
_________________________________
Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người
khác. Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Biết trẻ em có quyền
được tôn trọng bí mật riêng tư.
2. Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và
mọi người, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra
quyết định.
- Các phương pháp: Tự nhủ. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
- Hát tập thể
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Hoạt động thực hành:
a. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
HĐ nhóm



69


* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của
người khác.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận
- GV gọi HS trình bày
 Giáo viên kết luận về từng nội dung
a.  Mỗi lần đi xem nhờ ti vi- Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xemb.  Hôm chủ nhật Lan thấy Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý.
c.  Em đưa giúp 1 lá thư cho bác Nga, thư đó không dán- Em mở ra xem qua xem thư viết gì.
d.  Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc lại sách cho Lan.
GV cần giúp HS có kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
b. Hoạt động 2: Đóng vai
HĐ nhóm
* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện 1 số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của
người khác.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống đã ghi trong phiếu
- GV gọi các nhóm trình bày
* GV kết luận
- Trường hợp 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
- Trường hợp 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho
Thịnh.
GV cho HS liên hệ thực tế với bản thân mình.

3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________
Tiếng Việt
ÔN TIẾT 1. BÀI TẬP ĐỌC: BỘ ĐỘI VỀ LÀNG
70


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65
tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Đọc hiểu nội dung bài thơ “ Bộ đội về làng”
2. Kĩ năng : Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (sách giáo khoa) biết dùng
phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh M 3,4 đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được
toàn bộ câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
HĐ cá nhân

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên
bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
GV cần nhắc nhở các em mức 1 về nhà luyện đọc thêm
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2
HĐ cặp đôi
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại câu chuyện Quả táo theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể
được sinh động.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tập kể

71


- Gọi HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.( Dự kiến: V. Anh)
- Nhận xét, chốt lại
- Nhắc nhở HS khi kể dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấy một quả táo. Nó định nhảy lên hái táo,
nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông
bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:
- Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !

+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông sắc
nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi:
- Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào!
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím hết sợ dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả
ba đều nhận là quả táo của mình.Thỏ quả quyết : “ Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Qụa khăng khăng :
“ Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo : “Chính tôi mới là người bắt được quả táo!” Ba
con vật chẳng ai chịu ai.

Dự kiến: HS mức 1 không ghi nhớ hết toàn bộ nội dung câu chuyện
c. Hoạt động 3: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài thơ: Bộ đội về làng
HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi
trong SGK.
- Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa bài thơ.
Rèn đọc cho H.Anh, Trinh, Chanh,…
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tiết 2
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
__________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TIẾT 2. BÀI TẬP ĐỌC: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU:
72



1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65
tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Đọc hiểu nội dung bài tập đọc: Trên đường mòn
Hồ Chí Minh
2. Kĩ năng : Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 2 a / b).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh M 3,4 đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được
toàn bộ câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức Đố vui
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên
bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
GV cần nhắc nhở các em mức 1 về nhà luyện đọc thêm
b. Hoạt động 2: Nhân hoá

HĐ nhóm
* Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh cách nhân hóa.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đọc mẫu bài thơ
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c; yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.

73


- Cho học sinh học nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm xong dán bài lên bảng
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Nhân hoá bằng từ chỉ đặc điểm và hoạt động:
- Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng.
- Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
- Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b) Nối kết quả đúng:
- Làn gió --> giống một bạn nhỏ mồ côi.
- Sợi nắng --> giống một người bạn ngồi trong vườn cây -->giống một người gầy yếu.
c/ Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn,những người ốm yếu,
khônh nơi nương tựa.
 Kết luận: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những
người ốm yếu không nơi nương tựa.
GV giúp HS hiểu cái hay của bài thơ khi sử dụng biện pháp nhân hóa.

c. Hoạt động 3: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: Trên đường mòn Hồ Chí
Minh

HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi
trong SGK.
- Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.
Rèn đọc cho H.Anh, Trinh, Chanh,…
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tiết 3
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
________________________________________________________________
Chiều
Toán
74


CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
2. Kĩ năng: Biết cách đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có
chữ số 0 ở giữa). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức trò chơi “ Tiếp sức”
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số có năm chữ số .
HĐ cả lớp
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:
 Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000.
- Viết lên bảng số 2316. Yêu cầu HS đọc số và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục,
mấy đơn vị.
- Viết tiếp 1000 lên bảng và hỏi tương tự như trên
 Viết và đọc số có năm chữ số.

 Giới thiệu số 10 000.
- Viết số 10 000 lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- Sau đó giới thiệu mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.
- Hỏi: Cho biết 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
 Treo bảng có gắn các số 42 316.
- Yêu cầu HS cho biết:
+ Có bao nhiêu chục nghìn? nghìn? trăm? chục? đv?
- Yêu cầu HS lên điền vào ô trống (bằng cách gắn các số thích hợp vào ô trống).
 Hướng dẫn HS cách viết số
Hướng dẫn học sinh viết từ trái sang phải: 42 316
 Hướng dẫn HS cách đọc số
- Cho HS chú ý tới chữ số hàng nghìn của số 42 316.
- Nêu cách đọc: “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”.

75



 Luyện cách đọc.
- Cho HS đọc các cặp số sau.
5.327 và 45.327; 8.735 và 28.735; 6.581 và 96.581; 32.741 và 83.253; 65.711 và 87.721.
GV lưu ý HS ghi nhớ số có 5 chữ số gồm hàng chục nghìn, hàng nghìn hàng trăm, hàng chục,
hàng đơn vị. GV rèn đọc số cho HS mức 1,2.
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết và đọc số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1:HĐ cá nhân
Viết theo mẫu
- Cho HS QS mẫu trong sách giáo khoa
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại
GV lưu ý HS phân tích các hàng trong 1 số
Bài 2: HĐ cá nhân
Viết theo mẫu
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS QS mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
Dự kiến: HS hoàn thành tốt
Bài 3:HĐ cá nhân
Đọc số
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Viết lên bảng các số

- Gọi HS đọc
- Nhận xét, chốt lại
GV lưu ý HS khi viết cách đọc các số có chữ số 0, 5.

3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 ĐIỀU CHỈNH:

76


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
__________________________________________
Chào cờ
NHẬN XÉT DƯỚI CỜ
_____________________________________________________________________
Sáng

Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018
Thể dục

THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ. TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Giúp cho HS tiếp tục ôn bài TDPTC với hoa hoặc cờ, nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Học trò chơi "Hoàng Anh – Hoàng Yến".
2. Kĩ năng: Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối đúng, chính
xác và nâng cao thành tích.Yêu cầu biết cách chơi, chơi đúng luật, nhiệt tình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức rèn luyện sức khỏe
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sân tập sạch sẽ, an toàn.Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
2. Học sinh: Giày ba ta.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường.
- Xoay các khớp : cổ tay, chân, khớp vai, hông, gối...và thực hiện động tác chao dây,
bật nhẹ.
- Trò chơi : Tìm những con vật bay được.
77


- Bài TDPTC
-Gv nêu nội dung,yêu cầu tiết học
2. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 1 : Ôn nhảy dây :Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Bài thể dục
phát triển chung với hoa hoặc cờ
- GV hướng dẫn, triển khai đội hình tập luyện, cho HS khởi động kỹ các khớp trước
khi tập luyện.
- Tập theo tổ theo khu vực quy
định.
- HS thực hiện.
- GV quan sát và sửa sai..
- GV hướng dẫn và triển khai đội hình đồng diễn bài thể dục.
- HS thực hiện, GV sửa sai.

* Yêu cầu : thực hiện đúng kĩ thuật động tác.
Dự kiến: 1 số HS thực hiện nhảy dây tốt, nhiều lần.
* Hoạt động 2:Tổ chức chơi trò chơi: "Hoàng Anh- Hoàng Yến”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn lại cách chơi và luật chơi.
- Cho HS 1-2 em lên thực hiện ném vào rổ và GV giải thích lại.
- Chia 2-4 đội với số lượng bằng nhau.
- Chơi thử 1-2 lần bắt đầu cuộc
chơi
- Tổ thắng biểu dương, thua phạt.

GV cần động viên HS nhút nhát mạnh dạn tham gia chơi.
3. Hoạt động tiếp nối:
- Đi theo nhịp hát, vỗ tay và làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà tập luyện thêm.
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
______________________________________________
Tiếng Việt
78


ÔN TIẾT 3. BÀI TẬP ĐỌC: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65
tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Đọc hiểu nội dung bài tập đọc: Trên đường mòn
Hồ Chí Minh
2. Kĩ năng : Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở Bài tập 2 (về học tập, hoặc về lao động,

về công tác khác).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh M 3,4 đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được
toàn bộ câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức Đố vui
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên
bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
GV cần nhắc nhở các em mức 1 về nhà luyện đọc thêm
b. Hoạt động 2: Trình bày báo cáo
HĐ nhóm
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS về trình bày báo cáo.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS đọc mẫu bản báo cáo đã học ở tuần 20, trang 20 SGK.

79


- Hỏi: Yêu cầu của bảng báo báo này có khác gì với yêu cầu của báo cáo đã học ở tiết Tập làm văn
tuần 20?
- Chốt lại: Những điểm khác
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là thầy cô tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về công tác khác.
- Yêu cầu học nhóm
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
+ Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động
của chi đội.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại.
- Nhắc nhở HS cách trình bày bản báo cáo
GV cho HS tự lien hệ thêm.

c. Hoạt động 3: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: Người trí thức yêu nước
HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi
trong SGK.
- Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.
Rèn đọc cho H.Anh, Trinh, Chanh,…
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tiết 4
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.

80


2. Kĩ năng: Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19000 ) vào dưới mỗi vạch của tia số.
Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập,SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức hát tập thể
- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Đọc, viết số
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết, đọc số có 5 chữ số.
* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân
Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm vào sách giáo khoa.
- Cho HS nối tiếp đứng lên đọc các số.
- Nhận xét, chốt lại.
Dự kiến: HS làm bài tốt
Bài 2: HĐ cá nhân
Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp bài vào vở
Viết số
31 942
97 145

Đọc số
ba mươi mốt nghìn chín trăm bốn mươi hai
hai mươi bảy nghìn một trăm năm mươi lăm

63 211
tám mươi chín nghìn ba trăm bảy mươi mốt

- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại
GV rèn cho HS kĩ năng kẻ bảng và cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
b. Hoạt động 2: Viết số theo tia số
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách viết số theo tia số.

81



* Cách tiến hành:
Bài 3: HĐ cặp đôi
Viết số vào chỗ chấm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS thảo luận theo cặp
- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại:
a) 36520; 36521; 36522; 36523; 36524; 36525; 36526.
b) 48183; 48184; 48185; 48186; 48187; 48188; 48189.
c) 81317; 81318; 81319; 81320; 81321; 81322; 81323.
GV lưu ý HS các sô liền kề hơn kém nhau 1 đơn vị
Bài 4:HĐ cá nhân
Mỗi số ứng với vạch nào?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS quan sát tia số
- Cho HS tìm ra quy luật của tia số
- Chốt lại
- Cho làm bài cá nhân
- Gọi 2 HS làm bài.
- Nhận xét
GV trực tiếp hướng dẫn HS mức 1.

3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Các số có 5 chữ số( tiếp)
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................

______________________________________
Tiếng Việt
ÔN TIẾT 4. BÀI TẬP ĐỌC: CHIẾC MÁY BƠM
I. MỤC TIÊU:

82


1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65
tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Đọc hiểu nội dung bài tập đọc: Trên đường mòn
Hồ Chí Minh
2. Kĩ năng : Nghe - viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết 65 chữ/15 phút) không
mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh M 3,4 đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được
toàn bộ câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức Đố vui
- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên

bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
GV cần nhắc nhở các em mức 1 về nhà luyện đọc thêm
b. Hoạt động 2: Viết chính tả
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn văn Khói chiều.
* Cách tiến hành:
a/ Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?

83


+ Tìm những câu thơ tả cảnh “khói chiều”
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
+ Nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: xanh rờn, niêu, canh riêu,…
- Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các
tiếng này.
b/ Đọc cho học sinh viết
- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.

Giáo viên lưu ý theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của
những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
c/ Nhận xét, chữa bài
- Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài.
- GV đọc chậm rãi, để HS dò lại.
- GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
- GV thu vở, nhận xét một số bài

c. Hoạt động 3: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: Chiếc máy bơm
HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi
trong SGK.
- Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.
GV cho HS mức 1 trả lời lại các câu hỏi trong bài.
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tiết 5
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_____________________________________________________________
Chiều
Toán
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ ( TIẾP THEO)
84



I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng
chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số
có năm chữ số.
2. Kĩ năng: Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình. Thực hiện tốt các bài tập theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3 (a, b); Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động :
- Tổ chức trò chơi: Xì điện
-Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Giới thiệu số có năm chữ số, bao gồm các trường hợp có chữ số 0
HĐ cả lớp
* Mục tiêu: Đọc, viết các số có 5 chữ số
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số
- Gọi 1 HS đọc số ở dòng đầu
- Nhận xét: “Ta phải viết số gồm 3 chục nghìn 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị”, rồi viết 30 000 và
viết ở cột viết số rồi đọc số: ba mươi nghìn.
- Tương tự gọi 1 HS lên viết số dòng 2 và gọi 1 HS đọc - GV ghi bảng
- Cho HS làm vào nháp
- Gọi lần lượt 6 HS lên bảng viết và đọc các số còn lại.
GV lưu ý HS mức 1 cách đọc và viết các số có 5 chữ số
3. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Giúp HS đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên. Tiếp tục nhận ra thứ tự các số

trong một nhóm các số có 5 chữ số. Luyện ghép hình
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
Viết (theo mẫu)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gắn BT1a lên bảng

85


- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Cho HS làm vào phiếu
- Nhận xét, chốt lại.
Dự kiến: HS hoàn thành tốt bài
Bài 2a; b: HĐ cặp đôi
Số?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS phát hiện ra quy luật của dãy số
- Cho HS học nhóm đôi
- Gọi 1 số nhóm lên sửa bài
- Nhận xét, chốt lại
GV giúp đỡ HS mức 1
Bài 3a; b: HĐ cặp đôi
Số?
- Mời HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận theo cặp phát hiện ra quy luật của dãy số
- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại
Dự kiến: Đội V.Anh, Bắc tham gia thi.

Bài 4:HĐ nhóm
Xếp hình
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS QS hình mẫu rồi lấy hình ra xếp theo nhóm
- Quy định xếp trong 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp nhanh sẽ được cử 2 bạn lên bảng làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại tuyên dương HS thắng cuộc
GV hỗ trợ HS mức 1

4. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét hoạt động học của HS
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________
86


Tin học
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
2 tiết
_______________________________
Tiếng Anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
____________________________________________________________________
Sáng

Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2018
Âm nhạc

GIÁO VIÊN BỘ MÔN
_____________________________________
Kĩ năng sống
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI
___________________________________
Tiếng Việt
ÔN TIẾT 5. BÀI TẬP ĐỌC: EM VẼ BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65
tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. Đọc hiểu nội dung bài tập đọc: Trên đường mòn
Hồ Chí Minh
2. Kĩ năng : Nghe - viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết 65 chữ/15 phút) không
mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Riêng học sinh M 3,4 đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/1 phút); kể được
toàn bộ câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức Đố vui
87


- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc các bài tập đọc đã học đến giữa học kì II.
* Cách tiến hành:
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh lên
bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.

- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
GV cần nhắc nhở các em mức 1 về nhà luyện đọc thêm
b. Hoạt động 2: Viết bài báo cáo
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết đúng một báo báo, đầy đủ thông tin theo mẫu.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài của bài và mẫu báo cáo.
- GV nhắc lại yêu cầu bài tập: Bài tập cho trước một mẫu báo cáo. Nhiệm vụ của các em là: dựa vào
bài tập làm văn miệng ở tiết 3 các em viết một báo cáo gửi thầy tổng phụ trách để báo cáo vể tình
hình học tập, lao động và về công tác khác.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
GV trực tiếp hướng dẫn H.Anh, Dương,…

c. Hoạt động 3: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài: Em vẽ Bác Hồ
HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi
trong SGK.
- Chia sẻ trước lớp
- Cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.

GV cho HS mức 1 trả lời lại các câu hỏi trong bài.
3. Hoạt động nối tiếp :
-Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau:Ôn tiết 6
88


 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
______________________________________
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 22: CÁC LOẠI CÔN TRÙNG ( TIẾT 2)
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Chiều
Nghỉ
___________________________________________________________________
Sáng

Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2018
Kĩ năng sống
TẾT HÀN THỰC
________________________________________
Sinh hoạt

SINH HOẠT LỚP

A,Kiểm diện:
Vắng ………
B, Nội dung :
1. Đánh giá tình hình trong tuần :
- CTHĐTQ tổ chức cho lớp sinh hoạt.
- CTHĐTQ mời các lớp phó nhận xét về : học tập, thể dục - văn nghệ , lao
động.
89


- CTHTQ mi cỏc t trng ln lt nhn xột v nn np ca t: truy bi, xp
hng, tp th dc, ý thc hc tp,
- CTHTQ t chc cho lp bỡnh bu cỏ nhõn, t thc hin tt cỏc n np ca
trng, lp v nhc nh cỏc cỏ nhõn,t thc hin cha tt cỏc n np trong tun.
*Tuyờn dng : T :
Cỏ nhõn :
*Nhc nh : T :
Cỏ nhõn :.
- GV nhn xột ỏnh giỏ chung:




2.Ph bin cụng vic tun ti:
- Duy trì nề nếp đã đạt đợc, khắc phục những tồn tại.
- Rèn tính tự quản cho HS
- Duy trỡ cỏc nhúm hc tp
- Rốn k nng nhõn, chia cho HS chm

- Nhc Hs rốn ch, gi v.
- Nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh chung, bo v vn hoa, cõy cnh,
- Nhc HS khụng vt rỏc ba bói.
- Thi ua cho mng ngy Thnh lp on TN HCM 26/3
3. Sinh hot tp th: Cỏn s lp t chc liờn hoan vn ngh
________________________________________
Th cụng
LM L HOA GN TNG (TIT 3)
I. MC TIấU:
1. Kin thc: Bit cỏch lm c l hoa gn tng.

90


2. Kĩ năng: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng,
phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng,
phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động
- Nhảy theo nhạc
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1: Thực hành
HĐ cá nhân
* Mục tiêu: Biết làm lọ hoa gắn tường và trang trí.

* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp
giấy ( Dự kiến: HS mức 3,4)

- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước
làm lọ hoa gắn tường .
91


- Cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

GV lưu ý HS miết các nếp gấp thật phẳng.
b. Hoạt động 2: Trang trí và trưng bày sản phẩm
HĐ nhóm
* Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cắt các bông hoa để trang trí
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét - Tuyên dương những em trang trí sản phẩm đẹp.
3. Hoạt động nối tiếp
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn dò HS chuẩn bị tiết 3.
 ĐIỀU CHỈNH:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_______________________________________
Mĩ thuật
GIÁO VIÊN BỘ MÔN

__________________________________________________________________
92


Chiều
Nghỉ
____________________________________________________________________

93


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×