Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TRỒNG RAU TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN THỊ THIÊN THU

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN
BÓN ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI
TRỒNG RAU TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN
HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN THỊ THIÊN THU

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN
BÓN ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI
TRỒNG RAU TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN
HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế nông lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.S LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH RAU
CỦA NGƯỜI TRỒNG RAU TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG, HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH“ do Nguyễn Thị Thiên Thu, sinh viên khóa 34 chuyên
ngành KINH TẾ NÔNG LÂM đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
.

ThS. LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn

_____________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

______________________


______________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong 4 năm học tại giảng đường
đại học, tôi đã nhận được nhiều dự giúp đỡ, động viên từ già đình, bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa kinh tế, đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong 4 năm
vừa qua. Cảm ơn thầy Lê Văn Lạng là giảng viên hướng dẫn tôi trong nghiên cứu này,
thầy đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến hữu ích để tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn chú Trần Ngọc Yên, và các cô, chú, anh, chị công tác tại
UBNN xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những thông tin, tư liệu cho tôi trong suốt qua trình
nghiên cứu tại xã.
Xin cám ơn những anh, chị nông dân tại xã đã không ngại công việc, bỏ thời
giam quý báu để trả lời phỏng vấn, góp phần quan trọng trong việc giúp tôi hoàn thành

nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp, những người đã đồng hành cùng
tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện phỏng vấn nông hộ tại xã Xuân Thới Thượng, và
những người thân trong gia đình đã luôn sát cánh, động viên, ủng hộ tôi trong quá trình
viết luận văn và trong suốt 4 năm tôi học đại học.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thiên Thu


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Thiên Thu. Tháng 6 năm 2012. “Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thị
Trường Phân Bón Đến Sản Xuất Kinh Doanh Rau Của Người Trồng Rau Tại Xã
Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Nguyễn Thị Thiên Thu. June 2012. “Assess The Affection Of Fertilizer
Market To Farmer’s Production And Business In Xuan Thoi Thuong Commune,
Hoc Mon District, Ho Chi Minh City”.
Thị trường phân bón trong nước đứng trước tình trạng phân bón giả, kém chất
lượng xuất hiện ngày càng nhiều và giá phân bón thay đổi tùy vào các thời điểm khác
nhau, điều này gây ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất rau an toàn của người dân và
người dân có những phản ứng gì của trước các nguy cơ của thị trường phân bón?
Nhằm làm rõ vấn đề trên, đề tài tập trung phân tích các yếu tố trên thị trường phân bón
có khả năng ảnh hưởng đền sản xuất của người dân bao gồm nguồn cung, chất lượng
phân bón và sự thay đổi giá phân bón tới sản xuất và thu nhập của người trồng rau.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy một chiều giải thích mối quan hệ
giữa chi phí phân bón và lợi nhuận, đánh giá tác động của giá phân bón đến lợi nhuận
và sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất để tính toán lợi nhuận thu được
thông qua việc phỏng vấn 60 hộ dân trồng rau an toàn tại xã Xuân Thới thượng, huyện
Hóc Môn. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm để đánh giá ảnh

hưởng của thị trường phân bón đến sản xuất rau.
Kết quả thu được cho thấy sản xuất của người dân ít bị ảnh hưởng bởi chất
lượng phân bón vì đa số người dân đều mua phân bón theo thương hiệu của nhà cung
ứng và việc các cơ sở sản xuất phân bón có hệ thống phân phối tốt nên đều đáp ứng
được nhu cầu của người dân. Ngoài ra khi giá phân bón tăng từ 100 đồng/kg đến 900
đồng/kg thì người dân vẫn thu được lợi nhuận trên 1000 m2, nếu giá phân bón tăng cao,
từ 1000 đồng/ kg trở lên thì lợi nhuận trên 1000 m2 sẽ âm, người dân không có lời
trong hoạt động sản xuất rau.

 


MỤC LỤC
................................................................................................................................ Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................ 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 2 
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................................ 2 
1.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................................ 2 
1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 3 
1.5. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................................. 3 
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................... 4

TỔNG QUAN ...................................................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................................. 4 
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 5 
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ....................... 5 
2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ............ 8 
2.2.3. Thực trạng kinh tế sản xuất của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ...... 9 
2.2.4. Đánh giá chung .............................................................................................................. 11 
2.2.5. Tổng quan về thị trường phân bón tại Việt Nam .................................................. 12 
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................................ 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 15
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................................... 15 
3.1.1. Các khái niệm ................................................................................................................. 15 
3.1.2. Một số lọai phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp ............................... 16 
vi 


3.1.3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phân bón: ................................................... 17 
3.1.4. Cách đo lường năng suất cây trồng .......................................................................... 19 
3.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất đối với cây trồng hàng năm ..................................... 20 
3.1.6. Phân tích độ nhạy .......................................................................................................... 23 
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 24 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 24 
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 24 
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................................ 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................................... 29
4.1. Tình hình kinh tế, xã hội của mẫu điều tra .................................................................... 29 
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau .................................................................................... 31 
4.2.1. Tình hình sản xuất rau .................................................................................................. 31 
4.2.2. Tình hình tiêu thụ rau ................................................................................................... 32 
4.3. Đo lường hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau ............................................................... 34 

4.4. Tác động của thị trường phân bón đến sản xuất kinh doanh rau của nông hộ ..... 35 
4.4.1. Chi phí phân bón trong quá trình sản xuất rau ...................................................... 35 
4.4.2. Các tiêu chí người dân lựa chọn phân bón ............................................................. 36 
4.4.3. Các tình huống người dân gặp khi mua phân bón ................................................ 38 
4.4.4. Hệ thống phân phối của các sản phẩm phân bón .................................................. 40 
4.4.5. Ảnh hưởng của chất lượng phân bón đến quyết định tiêu dùng của nông hộ44 
4.4.6. Tác động của giá phân bón đến kết quả sản xuất kinh doanh rau của nông hộ
47 

4.5. Một số đề xuất nhằm khắc phục các hạn chế về thị trường phân bón .................... 52 
4.5.1. Công tác hỗ trợ và quản lý nhà nước ....................................................................... 52 
4.5.2. Sự linh hoạt của các công ty sản xuất, nhập khẩu phân bón ............................. 53 
4.5.3. Đối với hợp tác xã ......................................................................................................... 53 
4.5.4. Người dân chủ động trong sản xuất ......................................................................... 54 
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 55
5.1. Kết luận ................................................................................................................................... 55 
5.2. Đề nghị .................................................................................................................................... 56 
vii 


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 58
PHỤ LỤC

viii 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCDC


Công cụ dụng cụ

CP

Chi phí

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TB

Trung bình

TSCĐ

Tài sản cố định

UBNN

Ủy ban nhân dân


ix 


DANH MỤC CÁC BẢNG
................................................................................................................................. Trang
Bảng 2.1. Thực Trạng Phân Bố Lao Động Tại Xã Xuân Thới Thượng Năm 2009 ...... 07
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn ............................ 29
Bảng 4.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Trồng Rau, Thu Nhập Của Hộ Điều Tra ............... 31
Bảng 4.3. Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Rau ............................................................... 34
Bảng 4.4. Chi Phí Phân Bón Được Sử Dụng Trong Sản Xuất Rau An Toàn ................ 35
Bảng 4.5. Tiêu Chí Lựa Chọn Phân Bón Của Người Dân ............................................ 37
Bảng 4.6. Các Cơ Sở Bán Phân Bón Người Dân Thường Đến Mua ............................ 40
Bảng 4.7. Phản ứng Của Người Dân Khi Mua Phân Bón Với Giá Tăng ...................... 50
Bảng 4.8. Tác Động Của Sự Thay Đổi Giá Phân Bón Đến Lợi Nhuận Của Người Dân
....................................................................................................................................... 51




DANH MỤC CÁC HÌNH
................................................................................................................................. Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Thể Hiện Vị Trí Của Xã Xuân Thới Thượng Trong Huyện Hóc Môn
....................................................................................................................................... 05
Hình 2.2.Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Xã Xuân Thới Thượng Năm 2008........................ 10
Hình 4.1. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn Của Người Nông Dân ...................................... 30
Hình 4.2. Biểu Đồ Các Loại Rau Mà Người Dân Trồng .............................................. 32
Hình 4.3. Sơ Đồ Hình Thức Tiêu Thụ Rau ................................................................... 33
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Các Tình Huống Người Dân Thường Gặp Khi Mua Phân
Bón................................................................................................................................. 39
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Khả Năng Cung Cấp Phân Bón Của Các Cơ Sở Bán Phân

Bón................................................................................................................................. 42
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Phản ứng Của Người Dân Khi Cơ Sở Bán Phân Bón
Không Đáp ứng Đủ Lượng Cầu .................................................................................... 43
Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá Của Người Dân Về Chất Lượng Phân Bón Hiện
Nay................................................................................................................................. 44
Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Phản ứng Của Người Dân Khi Mua Phải Phân Bón Giả,
Kém Chất Lượng ........................................................................................................... 46
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Hiểu Biết Của Người Dân Về Giá Phân Bón Trên Thị
Trường ........................................................................................................................... 47
Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá Của Người Dân Về Mức Độ Hợp Lý Của Giá
Phân Bón Trên Thị Trường ........................................................................................... 48
Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá Người Dân Về Nguyên Nhân Giá Phân Bón
Tăng ............................................................................................................................... 49

xi 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Tình Hình Phân Phối Lao Động Xã Xuân Thới Thượng Năm 2009
Phụ Lục 2. Bảng Thống Kê Các Chỉ Tiêu Để Đánh Giá Tác Động Của Sự Thay Đổi
Giá Phân Bón Đến Lợi Nhuận Của Người Dân
Phụ Lục 3. Một số hình ảnh về địa bàn nghiên cứu
Phụ Lục 4. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

xii 


 

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nước ta, thu hút
nhiều lao động tham gia và các sản phẩm từ nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực
chính cho con người, bảo dảm an ninh lương thực quốc gia, năm 2010 giá trị sản xuất
nông nghiệp của cả nước đạt 233.868.2 tỷ đồng (Tổng cục thống kê). Tuy nhiên, để sản
xuất nông nghiệp thu được sản phẩm tốt và ,mang lại hiệu quả kinh tế cao người dân
đòi cần phải có sự phối hợp tốt các yếu tốt trong quá trình sản xuất từ việc tìm nguồn
nguyên liệu đầu vào phù hợp, chăm sóc cây trồng, đến việc tìm đầu ra tiêu thụ cho các
sản phẩm nông nghiệp.
Từ thực tiễn về nhu cầu các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
ngành phân bón ra đời trở thành một ngành không thể thiếu để hỗ trợ người dân trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn công bố tại năm 2011 sản xuất và nhập khẩu phân bón cả nước
ước đạt khoảng 9,8 triệu tấn phân bón các loại, tăng 10,26% so với năm 2010, trong đó
sản xuất trong nước đạt 5,645 triệu tấn. Với lượng cung lớn, nhu cầu về phân bón của
người dân cũng khá cao vào khoảng 9 – 9,5 triệu tấn vào năm 2011 (Bộ công thương),
vì phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng phát triển như kali,
phốt pho… Tuy nhiên, thị trường phân bón trong nước vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn, từ
giá bán đến chất lượng phân bón. Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp Hội Phân
bón Việt Nam nhận định tình hình phân bón giả trong nước vẫn còn diễn biến phức
tạp, nhiều thương nhân đã lợi dụng lượng cầu về phân bón lớn để làm giả phân bón,
gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tình trạng này đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành
trong cả nước đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục
trưởng Cục Quản Lý Giá Bộ Tài chính, cho biết giá phân bón hiện nay vẫn còn nhiều
 


biến động, giá phân bón từ nơi sản xuất đến tay người dân phải qua nhiều cơ sở trung

gian, cùng với việc giá nhập khẩu một số mặt hàng phân bón tăng, đã góp phần đẩy giá
phân bón tăng trong thời gian gần đây. Tại TP Hồ Chí Minh, các hộ dân trồng rau an
toàn nhiều, nhu cầu về phân bón để phục vụ sản xuất lớn, vậy với tình trạng bất ổn của
thị trường phân bón, người dân có những nhận định và phản ứng như thế nào nếu tình
trạng này xảy ra với họ? Và thị trường phân bón có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông
nghiệp của hộ dân hay không? Nhằm làm rõ vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh
Giá Ảnh Hưởng Của Thị Trường Phân Bón Đến Sản Xuất Kinh Doanh Rau Của
Người Trồng Rau Tại Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí
Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung vào phân tích ảnh hưởng của thị trường phân bón đến sản xuất
kinh doanh rau của nông hộ tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng sản xuất rau trong nông hộ tại xã Xuân Thới Thượng.
Xác định các nhân tố và tầm quan trọng của các nhân tố đó đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh rau của nông hộ.
Đánh giá tác động của nguồn cung, chất lượng, giá phân bón đến sản xuất rau
của nông hộ.
Những đề xuất về giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế về thị trường phân
bón.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài thu thập thông tin từ UBNN xã Xuân Thới Thượng, HTX Ngã Ba Giòng,
nông dân tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ 1/3/2012 tới 9/6/2012
Từ 1/3/2012 tới 20/4/2012, tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, thực hiện phỏng
vấn nông hộ trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí
Minh.




Từ 21/4/2012 đến 1/6/2012, tổng hợp, xử lý số liệu và tiến hành viết bài khóa
luận.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích ảnh hưởng của thị trường phân bón đến sản xuất
kinh doanh rau của nông hộ, nên đối tượng của đề tài là những ý kiến liên quan đến
vấn đề phân bón, cũng như các số liệu về kinh tế, xã hội của người nông dân tại xã
Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho kết
quả nghiên cứu.
1.5. Cấu trúc khóa luận
Chương 1 là chương mở đầu nêu lên lý do của việc chọn vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu, phạm vi của đề tài và cấu trúc khóa luận. Chương 2 là phần tổng quan mô tả
tổng quan vế một số nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến đề tài, đồng thời giới
thiệu vài điểm về địa bàn nghiên cứu. Chương 3: nội dung và phương pháp nghên cứu,
chương này trình bày về các khái niệm, cơ sở lý luận có liên quan cũng như trình bài
một cách chi tiết về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, bao gồm
phương pháp thu thập số liệu và phương pháp xử lý thông tin. Các mục tiêu của đề tài
sẽ được làm rõ và trình bày cụ thể trong chương 4: kết quả và thảo luận, bao gồm đánh
giá chi phí, thu nhập, những yếu tố tác động đến chi phí, thu nhập, phân tích ảnh hưởng
của thị trường phân bón và sự biến động của giá phân bón nông nghiệp trong nước đến
sản xuất kinh doanh rau của nông hộ. Cuối cùng là chương 5, kết luận về ảnh hưởng
của sự thay đổi giá phân bón đến thu nhập của người dân trồng rau đồng thời đưa ra
các đề nghị nhằm giải quyết những bất ổn còn tồn tại trên thị trường phân bón.




 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có rất nhiều nghiên cứu về rau an toàn từ kỹ thuật trồng rau, đánh giá chi
phí, doanh thu và hiệu quả kinh tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào là rõ chi phí, tác
động của sự thay đổi giá phân bón, ảnh hưởng của thị trường phân bón đến sản xuất
rau của nông hộ. Tài liệu của đề tài được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, từ báo
chí, internet và các ý kiến có liên quan.
Cao Thị Nhàn (2010) dùng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong nông
nghiệp trồng rau an toàn gồm chi phí vật chất, khấu khao TSCĐ nhưng không chỉ rõ
tác động của việc thay đổi chi phí các loại chi phí đến lợi nhuận của người dân trồng
rau, chỉ nêu lên hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau và so sánh lợi nhuận giữa việc trồng
rau thường và trồng rau an toàn.
Có một số ý kiến cho rằng:
Giá phân bón hiện nay vẫn còn bất ổn, giá từ doanh nghiệp giao xuống đại lý
chỉ chênh lệch vài trăm đồng/kg, nhưng khi đại lý bán đến tay nông dân thì mức giá
chênh lệch này đẩy lên khá cao đến vài ngàn đồng/kg do có nhiều tầng nấc trung gian
(Nguyễn Tiến Thỏa, 2011).
Gần đây tình trạng phân bón giả xuất hiện rất nhiều, các doanh nghiệp không
chỉ làm giả phân NPK mà giả cả kali bởi mặt hàng kali dễ làm giả, chỉ cần mua gạch
non về nghiền trộn với muối và màu là có hàng bán ra thị trường (Lê Quốc Phong,
2011).
Các nghiên cứu thực hiện các phương pháp khác nhau để tính chi phí sản xuất
của người nông dân, và các ý kiến chỉ ra một số mặt còn hạn chế trên thị trường phân
bón, nhưng chưa có nghiên cứu nào làm rõ tác động của thị trường phân bón đến sản
xuất rau của hộ nông dân, mặc dù phân bón là nguồn nguyên liệu quan trọng trong quá
 



trình sản xuất rau. Đề tài nghiên cứu sẽ dùng phương pháp thu thập ý kiến của người
dân về một số vấn đề còn tồn tại trong thị trường phân bón, và phản ứng của người dân
trước các tồn tại đó nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đó đến kết quả và quyết
định sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất rau của nông hộ.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
a) Đặc điểm tự nhiên
Xã Xuân Thới Thượng , huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây – Tây Nam của ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km.
Phía Bắc giáp xã Xuân Thới Sơn, phía Đông giáp xã Bà Điểm, phía Nam giáp
xã Vĩnh Lộc A, phía Tây giáp xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Hình 2.1. Bản Đồ Thể Hiện Vị Trí Của Xã Xuân Thới Thượng Trong Huyện Hóc
Môn

Đường thể hiện ranh giới của xã Xuân Thới Thượng và các vùng khác
Nguồn:
Xã Xuân Thới Thượng hiện có 07 ấp với tổng diện tích tự nhiên 1.875,17 ha,
trong đó đất nông nghiệp là 1.548,82 ha, đất phi nông nghiệp là 304,8 ha, đất chưa sử
dụng là 3,56 ha.


Nhiệt độ trung bình 290C, lượng mưa trong năm bình quân là 1.949 mm.
Địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc từ phía Đông sang phía Tây và từ phía
Bắc xuống phía Nam thấp nhất là vùng giáp kênh An Hạ.
Thổ nhưỡng chủ yếu là nhóm đất xám, đất cát pha và một phần đất bị nhiễm
phèn.
b) Nhân lực
Dân số
Dân số toàn xã tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009 có 36.389 người (tổng điều

tra dân số). Trong đó có 18.265 nữ và 18.124 nam. Toàn xã có 9.671 hộ gia đình, trong
đó có 747 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 7.7%, 22 hộ dân tộc Hoa và 02 hộ dân tộc
Chăm, còn lại đều thuộc dân tộc Kinh.
Mật độ dân số bình quân 1.960 người/ km2, tỷ lệ tăng dân số cơ học là
6,05%/năm. Dân cư của xã phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung hai bên đường
Phan Văn Hớn và các trục lộ giao thông chính của xã hình thành các điểm, khu dân cư
tập trung, các tụ diểm kinh tế…
Việc sản xuất của các hộ dân không còn thuần nông mà kết hợp với ngành nghề
nông thôn, buôn bán nhỏ, làm công nhân…
Lao động
Hiện tại xã có 22.561 người lao động, trong đó có 11.325 lao động là nữ và
11.236 lao động là nam.
Số người trong độ tuổi lao động của xã chiếm 62% dân số, có khả năng đáp ứng nhu
cầu phát triển, xây dựng của địa phương. Lao động nông nghiệp là 1.894 người, lao
động công nghiệp là 15.912 người, lao động làm việc trong ngành dịch vụ các ngành
khác là 4.755 người.




Bảng 2.1. Thực Trạng Phân Bố Lao Động Tại Xã Xuân Thới Thượng Năm 2009
Stt

Ngành nghề

Lao động

Tỷ lệ

(người)


(%)

1

Lao động trong nông nghiệp

1.894

8,39

2

Lao động trong công nghiệp

15.912

70,52

3

Lao động trong thương mại-dịch vụ

2.166

9,6

4

Lao động trong xây dựng


1.025

4,5

5

Lao động trong vận tải

389

1,8

6

Lao động trong ngành nghề khác

1.175

5,2

Tổng lao động

22.561

100%

Nguồn: Đề án xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới xã Xuân Thới
Thượng giai đoạn 2010-2012, 2010.
Trong tổng số 22.561 lao động của xã, có 5.386 lao động được đào tạo chuyên

môn từ ngắn hạn trở lên chiếm tỷ lệ 24%, trong đó lao động được đào tạo ngắn hạn là
3.030 người, lao động trình độ sơ cấp là 1.204 người, trình độ trung cấp có 642 người,
trình độ cao đẳng là 162 người và lao động trình độ đại học trở lên là 348 người. Lao
động có trình dộ và tay nghề cao là một động lực để phát triển kinh tế xã hội của xã, do
đó đề phát huy nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của xã, cần đặc biệt quan
tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
c) Tài nguyên
Đất đai
Diện tích đất nông nghiệp của xã là 1.548,82 ha chiếm 83,4% tổng diện tích của
xã, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.521,62 ha (bao gồm 1.1398,24 ha trồng cây
hàng năm và 382,39 ha trồng cây lâu năm), đất nuôi trồng thủy sản là 6,49 ha và đất
nông nghiệp khác là 20,71 ha.
Tài nguyên nước
Trên địa bàn của xã có 3 hệ thống kênh chính đó là kênh Trung ương, kênh liên
vùng và kênh liên xã, các kênh này chủ yếu phục vụ tiêu thoát nước cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân.
Một phần diện tích đất của xã bị nhiễm phèn nặng, nước sinh hoạt chủ yếu sử
dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước thuộc trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi



trường nông thôn cấp, còn lại người dân tự khoan giếng khai thác mạch nước ngầm để
sử dụng. Nguồn nước ngầm hiện là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
a) Hạ tầng kinh tế xã hội
Giao thông
Xã Xuân Thới Thượng có 212 tuyến giao thông với tổng chiều dài 105,30 km.
Trong đó có các tuyến đường Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa, Đặng Công Bỉnh,
Dương Công Khi, Phạm Văn Sáng, Trần Văn Mười là các tuyến đường giao thông

chính tại xã; 2 tuyến đường Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Bứa thông ra quốc lộ 22 và
quốc lộ 1A, là 2 tuyền đường giao thông quan trọng cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội xủa xã.
Điện
Xã Xuân Thới Thượng là xã đầu tiên của vùng nông thôn trong huyên Hóc Môn
được điện khí hóa 100%, toàn dân trong xã đều được cung cấp điện phục vụ cho sinh
hoạt, sản xuất, kinh doanh… Toàn xã hiện có 47,2 km đường dây hạ thế, 6,3 km đường
dây trung thế và 114 trạm hạ thế, dọc một số tuyến đường chính của xã đã có bóng
điện chiếu sáng.
Trường học
Đối với cấp giáo dục mầm non, xã hiện có 01 cơ sở chính và 03 phân hiệu ở 03
ấp, ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có nhiều trường mầm non tư thục, đáp ứng được
một phần nhu cầu của các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non, nhưng phần lớn
thu nhập của người dân trong xã không cao cho nên việc cho trẻ đề lớp mẫu giáo tư
thục không nhiều.
Hiện tại, xã có 02 trường tiểu học và 01 trường trung học phổ thông đạt chuẩn
quốc gia với các trang thiết bị đầy đủ phục vụ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học
sinh, trường mở cho các học sinh tại xã và một số xã lân cận.
Nhìn chung, hệ thống trường lớp tại xã có đủ các cấp học từ mầm non, mẫu giáo
đến cấp trung học phổ thông, nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học
sinh ngày càng nhiều do dân số tại xã tăng cao trong những năm gần đây (tỷ lệ tăng
dân số cơ học là 6,05%/ năm).



b) Văn hóa, giáo dục
Văn hóa
Xã hiện có 5/7 ấp ra mắt ban vận động xây dựng ấp văn hóa, đạt 71,42%. Các
ấp này hoạt động rất tích cực trong việc sây dụng và giữ vững mục tiêu ấp văn hóa.
Đời sống văn hóa của người dân đang dần được cải tiện và ngày càng tốt hơn.

Giáo dục
Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo đạt trên 85%. Tuy cơ sở vật chất ở các cấp mẫu
giáo của xã thiếu thốn nhưng các lớp mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình đã đáp ứng
phần không nhỏ nhu cầu của các bậc phụ huynh đưa trẻ đến lớp.
Tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 đạt 100%. Về điều kiện cơ sở vật chất, các trường tiểu
học đã thực hiện dạy đầy đủ các môn học trong chương trình đào tạo bậc tiểu học như
hội họa, âm nhạc, năng khiếu, thể dục.
Tỷ lệ trẻ ở nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp bậc tiểu học đạt trên 95% mỗi năm. Số
học sinh còn lại được vận động, tạo điều kiện để tiếp tục hoàn thành bậc học này. Công
tác huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học lớp 6, tham gia học tại các
trường trung học phổ thông, các trường bổ túc đạt tỷ lệ 100%.
Công tác giáo dục ở bậc trung học cơ sở cũng đạt kết quả rất tốt. Tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh tiếp tục tham gia học tại các trường trung học
phổ thông, các trường bổ túc, học nghề đạt 98% trở lên.
2.2.3. Thực trạng kinh tế sản xuất của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
a) Tình hình kinh tế
Xã Xuân Thới Thượng là xã nông thôn ngoại thành vớ tốc độ độ thị hóa nhanh,
cơ cấu kinh tế hiện nay của xã là thương mai – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng
thu nhập của xã, tiếp đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng nông
nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2008, giá trị thương mại – dịch vụ chiếm 68,3%,
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,2%, nông nghiệp chiếm 7,5%.




Hình 2.2.Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Xã Xuân Thới Thượng Năm 2008

7,5%

TM-DV


24,2%

Công nghiệp
68,3%

Nông nghiệp

Nguồn: Đề án xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới xã Xuân Thới
Thượng giai đoạn 2010-2012, 2010.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của xã Xuân Thới Thượng là
15.500.000 đồng/ người/ năm (thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của huyện Hóc
Môn là 13.400.000 đồng/ người/ năm) bằng 1,16 lần bình quân của huyện.
Tỷ lệ hộ nghèo (thống kê quý III/ 2009) theo tiêu chí mới (thu nhập bình quân
nhỏ hơn hoặc bằng 12.000.000 đồng/ người/ năm) là 697 hộ trên tổng số 9.671 hộ gia
đình của xã, chiếm tỷ lệ 7,2%. Thu nhập từ 6.000.000 đồng trở xuống có 43 hộ, chiếm
tỷ lệ 0,44%. Đến cuối năm 2009, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 511 hộ,
chiếm tỷ lệ 5.28%.
Quy mô đất nông nghiệp còn khá nhiều (hơn 1.000 ha), do ảnh hưởng của tốc
độ đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua từng năm.
Về trồng trọt, năm 2010, diện tích canh tác lúa khoảng 700 ha, rau các loại
khoảng 250 ha, cỏ phục vụ chăn nuôi khoảng 33,5 ha, mai và cây kiểng khoảng 3,3 ha.
Về chăn nuôi, năm 2010, tổng đàn bò sữa là 2.487 con, bò thịt là 1.161 con, trâu
thịt là 333 con, heo 6.712 con, nuôi trồng thủy sản 2 ha, ngoài ra còn một số loại khác
như dê, trùn quế, thỏ, kỳ nhông… với quy mô nhỏ.
b) Hình thức chức sản xuất
Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có 55 trang trại chăn nuôi heoo
trên 20 heo nái và 100 heo thịt, trên 10 con bò sữa và 50 con bò thịt.
Có 01 HTX dịch vụ Ngã Ba Giòng với 28 xã viên, hoạt động chủ yếu là cung
ứng vật tư nông nghiệp và bao tiêu nông sản, bảo lãnh cho xã viên vay vốn phát triển

10 


sản xuất nông nghiệp, trồng rau an toàn, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp, HTX đã được Sở Nông Nghiệp và Phát Tiển Nông Thôn công
nhận 112 ha vùng sản xuất rau an toàn. Xã có 28 tổ hợp tác, trong đó có 7 tổ chăn nuôi
bò sữa, 7 tổ sản xuất rau an toàn nhà lưới, 7 tổ chăn nuôi heo, 7 tổ dịch vụ sản phẩm
nông nghiệp và vật tư nông nghiệp, và 3 câu lạc bộ khuyến nông.
Trên địa bàn xã có công ty, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có 1.083
điểm kinh doanh thương mại dịch vụ đóng góp đáng kể trong cơ cấu kinh tế và phát
triển kinh tế của xã.
2.2.4. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
Xã Xuân Thới Thượng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nước ngầm
đa dạng dễ khai thác, đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
thương mại, dịch vụ.
Đội ngũ cán bộ, công chức đa số có trình độ chuyên môn, có thời gian công tác
lâu năm, am hiểu về từng vùng đất, nắm vững vị trí địa lý và am hiểu phong tục, tập
quán của người dân địa phương, là nguồn nhân lực cơ bản quan trọng phục vụ cho việc
xây dựng và phát triển kinh tế của xã.
Về lao động, phần lớn nhân dân trong xã có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên
nên việc tiếp cận thông tin nhanh, lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn từng
bước được nâng lên thông qua việc làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất kinh
doanh. Lao động nông nghiệp, nông dân chịu khó học hỏi và nhạy bén tiếp thu các kiến
thức tên lĩnh vực nông nghiệp thông qua đào tạo sơ cấp và các buổi hội thảo, tập huấn
khuyến nông được tổ chức tại địa phương.
Về cơ sở vật chất, các tuyến đường trong xóm, ấp từng bước được nhà nước đầu
tư nâng cấp tráng nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại và kinh
doanh, mua bán; góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt
của nông thôn.

Cuộc vận động làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh, thực hiện quy chế
dân chủ cơ sở, công tác cải cách hành chính đã được triển khai thực hiện nghiêm túc,
công tác chăm lo cho những gia đình thuộc diện chính sách và dân nghèo, địa phương
luôn chú trọng quan tâm và thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
11 


sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai thực hiện tốt. Chính quyền các cấp không
ngừng học hỏi, nâng cao ý thức và trách nhiệm bản thân trong việc chăm lo cho đời
sống người dân trong xã.
b) Tồn tại, hạn chế
Do ảnh hưởng của biến động thị trường nên giá cả nông sản luông biến động,
giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng, chi phí sản xuất cao, nông dân sản xất và chăn
nuôi không có lãi thậm chí còn lỗ vốn như trồng bông cải, chăn nuôi bò sữa, heo…việc
tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc phần lớn vào biến động của thị trường.
Số hộ dân không có tư liệu sản xuất, không có trình độ chuyên môn chủ yếu đi
làm thuê để nuôi sống gia đình hằng ngày, việc tập hợp đề định hướng học nghề gặp
nhiều khó khăn, vì quá trình đào tạo chiếm thời gian dài thì cuộc sống hàng ngày trong
gia đình không đực đảm bảo.
Số dự án được các cấp có thẩm quyền quy hoạch nhiều năm nhưng không được
thưc hiện, địa phương chỉ định hướng sản xuất ngắn hạn, nông dân không mạnh dạn để
đầu tư sản xuất lâu dài.
Công tác quy hoạch 1/10.000 và 1/2.000 chưa được điều chỉnh, các đồ án chi
tiết quy hoạch chưa được phủ kín, và các công trình xây dựng cơ bản còn chậm triển
khai thực hiện. Công tác quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, các công trình xây dựng
cơ bản triển khai thực hiện chậm.
Công tác xây dựng ấp đạt chuẩn ấp văn hóa còn hạn chế, có ấp đã tổ chức ra
mắt ban chủ nhiệm xây dựng ấp văn hóa nhiều năm nhưng chưa đạt tiêu chuẩn để công
nhận.
Hoạt động của trạm y tế xã chưa đạt cá tiêu chuẩn chung, do đó nhân dân

thường khám bệnh vượt tuyến. Thuốc bảo hiểm ít, không đáp ứng được nhu cầu người
dân tham gia bảo hiểm.
2.2.5. Tổng quan về thị trường phân bón tại Việt Nam
a) Quy mô
Thị trường phân bón tại Việt Nam là ngành có quy mô nhỏ về cả số lượng
doanh nghiệp và tổng tài sản. Trong đó, chiếm đa số (76% tổng số doanh nghiệp) là
doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 người và tổng tài sản chưa đến
50 tỷ đồng.
12 


b) Nguồn cung
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2010 sản xuất phân bón trong nước đạt
khoảng 6,6 triệu tấn các loại, trong đó Urea vào khoảng 1 triệu tấn, phân lân 1,7 triệu
tấn, NPK khoảng 3,7 triệu tấn và DAP khoảng 0,3 triệu tấn. Ngoài ra, lượng phân
hữu cơ vi sinh sản xuất trong nước vào khoảng 300.000 tấn.
Các doanh nghiệp phân bón Việt Nam đang hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực
chính: sản xuất và thương mại (nhập khẩu) và kinh doanh 6 sản phẩm chính: phân
Đạm, NPK, Lân, DAP, Kali và SA. Hiện tại, các doanh nghiệp này mới chỉ sản xuất
được 4 loại chính là Đạm, NPK, Lân và DAP trong khi Kali và SA phải nhập khẩu
hoàn toàn.
Tại lĩnh vực sản xuất, một số ít doanh nghiệp lớn chiếm phần lớn thị phần của
ngành, nổi bật là tổng công ty phân bón và Hóa chất Dầu khí và tập đoàn hóa chất Việt
Nam. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu được phân chia khá đều, một số công ty
thường xuyên dẫn dầu là công ty cổ phần Vinacam, công ty cổ phần vật tư nông sản,
công ty phân bón Việt Nhật, tổng công ty phân bón và Hóa Chất Dầu khí, công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hà Anh.
Do phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay
ngành sản xuất phân bón vẫn được nhà nước hỗ trợ dưới nhiều hình thức.
Hiện nay nhà nước vẫn trợ cấp khá lớn đối với giá khí và một phần giá than

nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân urea. Ngoài bao cấp về giá, Việt Nam còn một
số chính sách bảo hộ sản xuất phân bón trong nước như ưu tiên về thuế cho phân
bón sản xuất trong nước (thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tài nguyên,…); hỗ trợ vốn
đầu tư cải tạo, vốn sản xuất cho các nhà máy phân bón khi mở rộng sản xuất; trợ
giá vận tải phân bón….
c) Tình hình nhập khẩu phân bón
Năm 2010, hầu hết các chủng loại phân bón nhập khẩu của Việt Nam đều
giảm về lượng, trong đó giảm mạnh nhất là phân SA và urea.
Lượng nhập khẩu phân SA cả năm 2010 chỉ đạt 686 nghìn tấn, với tổng trị
giá 98 triệu USD; giảm 41% về lượng và 37% về giá trị sao với năm 2009. Nhập khẩu
phân urea giảm 30% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2009, đạt khoảng 1 triệu
tấn, với trị giá 322 triệu USD. Nhập khẩu phân NPK cũng giảm mạnh trong năm
13 


×