Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI KỸ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA TẠI HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN ĐỐI
VỚI KỸ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA TẠI HUYỆN
PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN ĐỐI
VỚI KỸ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA TẠI HUYỆN
PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS PHAN THỊ GIÁC TÂM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI KĨ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA TẠI
HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH” do NGUYỄN THỊ THUẬN, sinh viên khóa
2008-2012, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày…………………………

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, con xin tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công sinh thành, dưỡng dục của
ba mẹ, đặc biệt là người mẹ đã hết lòng thương yêu, hi sinh tấc cả vì con để con có
được ngày hôm nay, mẹ đã luôn động viên, nhắc nhở và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
con hoàn thành khóa luận này. Con sẽ không bao giờ quên được công ơn sinh thành
dưỡng dục đó.
Em vô cùng biết ơn chị gái và các anh luôn yêu thương, luôn nhắc nhở, động
viên, quan tâm, lo lắng cho em suốt những năm học Đại học.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quãng thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
cô Phan Thị Giác Tâm và thầy Nguyễn Trần Nam người đã hết lòng chỉ dẫn giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn các cô chú cùng các anh chị trong phòng Nông nghiệp huyện Phù Cát
đã cung cấp số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn những hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã cung cấp những thông tin
quí báu giúp tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, các anh chị, những
người đã giúp đỡ, quan tâm, động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khăn, vui buồn
trong suốt quãng đời sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Thuận


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THUẬN. Tháng 06 năm 2012. “Đánh giá khả năng chấp
nhận của nông dân đối với kĩ thuật tưới phun mưa tại huyện Phù Cát tỉnh Bình
Định”.
NGUYỄN THỊ THUẬN. June 2012. “Evaluate farmers’s adoption of
sprinklers at Phu Cat district, Binh Dinh province”.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Phù Cát. Trong những năm gần
đây hạn hán kéo dài tình hình nắng hạn gay gắt, nguồn nước ngày càng khan hiếm đã
ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm nước tưới cho cây trồng.
Biện pháp tưới cho cây đậu phộng chủ yếu là tưới bằng vòi nhựa cầm tay. Gần
đây, kĩ thuật tưới phun mưa được áp dụng và đã mang lại nhiều lợi ích nhưng diện tích
áp dụng kĩ thuật tưới phun mưa vẫn còn hạn chế vì nhiều lí do như người dân chưa tin
tưởng vào hiệu quả của nó hay chưa biết về nó. Đề tài tìm hiểu thực trạng, đánh giá
khả năng chấp nhận của nông dân đối với kĩ thuật tưới phun mưa cho cây đậu phộng
vụ Đông Xuân nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất ở cả hai khía cạnh kinh tế và môi
trường.
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ nông dân ở xã Cát Hiệp,
gồm 11 hộ tưới phun mưa và 49 hộ tưới vòi để mô tả, so sánh hiệu quả kinh tế của hai
biện pháp tưới. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng mô hình Logit để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng tưới phun mưa của người dân nơi đây. Kết quả,
đầu tư áp dụng kĩ thuật tưới phun mưa cho cây đậu phộng mang lại thu nhập tăng thêm
là 1.2 triệu đồng/500m2/vụ , giảm thất thoát lượng nước là 150 m3/500m2/vụ tính theo
giá trị kinh tế so với tưới vòi. Các nhân tố tuổi, học vấn của người nông dân, nhận thức
về mức độ giảm nguồn nước hiện nay, số công lao động nhà là những cơ sở để tác
động đến người dân nhằm mở rộng diện tích tưới phun mưa cho cây đậu phộng .



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

4

2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở
Việt Nam

4

2.1.2. Tổng quan các tài liệu về khả năng chấp nhận biện pháp kĩ thuật tưới


7

2.2. Tổng quan về giá nước

8

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

9

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

9

2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

13

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1 Các khái niệm

15

3.1.2. Vai trò của nước đối với cây trồng


19

3.1.3. Lí luận về giá nước

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

v


3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

31

4.2. Các biện pháp tưới đang được thực hiện trên địa bàn huyện


32

4.2.1. Nguồn nước tưới và sự khan hiếm nước vào mùa khô

32

4.2.2. Các phương pháp tưới cho cây đậu phộng của hộ dân

33

4.2.3. So sánh mức tưới giữa nhóm tưới phun mưa và tưới vòi

34

4.3. Xác định hiệu quả kinh tế việc áp dụng tưới phun mưa cho cây đậu phộng

36

4.3.1. Xác định chi phí của kĩ thuật tưới phun mưa

36

4.3.2. Xác định lợi ích của kĩ thuật tưới phun mưa

38

4.3.3. Kết quả phân tích tài chính và phân tích lợi ích- chi phí

43


4.3.4. Đánh giá kết quả của việc áp dụng kĩ thuật tưới phun mưa

44

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc chấp nhận áp dụng kĩ thuật tưới phun mưa
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44
48

5.1. Kết luận

48

5.2. Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

54

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo bệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

MEC

Chi phí môi trường biên

MOC

Chi phí cơ hội biên

MPC

Chi phí sản xuất biên

MUC

Chi phí sử dụng biên

NPV

Hiện giá ròng

IRR


Tỉ suất sinh lợi

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện Tích và Tỷ Lệ Diện Tích của Các Vùng Huyện Phù Cát

11

Bảng 2.2. Qui Hoạch Sử Dụng Đất Thuỷ Lợi Huyện Phù Cát Năm 2010

13

Bảng 3.1. Một Số Giá Nước Sinh Hoạt Tính Theo Phương Pháp MOC (năm 2010)

21

Bảng 3.2. Lợi Ích Chi Phí của Kỹ Thuật Tưới Phun Mưa so với Tưới Vòi

23

Bảng 3.3. Lợi Ích và Chi Phí của Phương án Sử Dụng Kĩ Thuật Tưới Phun Mưa

27


Bảng 3.4. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

29

Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Nhóm Hộ Tưới Phun Mưa

32

Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Nhóm Hộ Tưới Vòi

32

Bảng 4.3. Cách Thức Tưới Cho Đậu Phộng của Hộ

34

2

Bảng 4.4. Tính Toán Lượng Nước Tưới/500m Đậu Phộng của 1 Hộ trong Vụ Đông Xuân 35
Bảng 4.5. So Sánh Lượng Nước Tưới giữa Hai Nhóm Biện Pháp Tưới

35

Bảng 4.6. Tổng Hợp Chi Phí Đầu Tư Hàng Năm cho 500m2 Đậu Phộng

36

Bảng 4.7.Tập Hợp Các Chi Phí Tăng Thêm Khi Áp Dụng Kĩ Thuật Tưới Phun Mưa


37

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Hàm Năng Suất 1

39

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Hàm Năng Suất 2

40

Bảng 4.10. Kiểm Tra Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi

40

Bảng 4.11. Giá Trị Trung Bình của Các Biến Trong Mô Hình

42

Bảng 4.12. Bảng Tổng Kết Dòng Lợi Ích của Dự Án

42

Bảng 4.13. Phân Tích Tài Chính Và Phân Tích Lợi Ích- Chi Phí Của Dự Án

43

Bảng 4.14. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit 1

45


Bảng 4.15. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit 2

46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Phù Cát

10

Hình 4.1.Nguồn nước sử dụng dụng để tưới cho cây trồng

33

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô Hình Kết Xuất Hàm Năng Suất
Phụ lục 2. Kiểm Định Tính Hiệu Lực Của Mô Hình Hàm Năng Suất
Phụ lục 3. Mô Hình Kết Xuất Hàm Logit
Phụ lục 4. Kiểm Định T-test
Phụ lục 5. Bảng Tính Toán Lợi Ích Chi Phí Qua Các Năm
Phụ lục 6: Hình Ảnh Kĩ Thuật Tưới Phun Mưa Và Tưới Vòi
Phụ lục 7. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ
Phụ lục 8. Kết Quả Đo Nước Của Các Loại Máy Bơm

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam được
thiên nhiên ưu đãi một nguồn nước mặt khá phong phú, Việc khai thác quá mức của
con người và biến đổi khí hậu đang làm cho nguồn tài nguyên nước mặt của Việt Nam
bị suy giảm về số lượng dẫn đến khan hiếm nước. Do đó con người cần phải nhanh
chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. . Trong nông
nghiệp, nước là yếu tố quan trọng hàng đầu như ông bà ta đã có câu “Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống”. Nước tham gia vào hầu hết các quá trình sinh lý quan trọng
của cây như quang hợp, hô hấp, chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên tưới nước là
khâu không thể thiếu trong quá trình chăm sóc. Mục đích cơ bản của tưới nước là đưa
đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất (Lê
Sâm, 2002). Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới
hiện nay là 3.800 tỷ m3, thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700
tỷ m3). (Cục Quản lý tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường). Gần 95%
lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho đất nông
nghiệp, vì thế cần có các chính sách để cải thiện hiệu quả tưới tiêu là rất quan trọng là
nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng
vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài. Một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà
khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước quá cao trong quá trình tưới. Lượng nước
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về nước (Cục
Quản lý tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường). Xu hướng phát triển thủy lợi
của nhiều nước hiện nay là khai thác tốt hệ thống các công trình hiện



có, tăng cường các phương pháp, kỹ thuật tưới theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả
kinh tế thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng nước.
Huyện Phù Cát nằm ở phía Bắc của thành phố Quy Nhơn, nằm trong vùng nhiệt
đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa thấp chỉ chiếm
khoảng 10-15% lượng mưa của cả nước, trong đó lượng nước bốc hơi rất cao. Mùa
khô kéo dài, tình trạng hạn hán thiếu nước thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đến sản xuất và các hoạt động dân sinh kinh tế của địa phương. Một
trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho các
loại cây trồng là việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các
kỹ thuật tưới tại mặt ruộng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phân bố nước
trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Với
các phương pháp, kỹ thuật tưới thông thường hiện nay thì lượng nước tổn thất còn rất
lớn. Thực tế đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất phù hợp với các phương
pháp tưới tiết kiệm, tuy nhiên kĩ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi tại địa
phương. Ứng dụng hệ thống tưới phun mưa sẽ cấp vừa đủ lượng nước đúng yêu cầu
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ đó đảm bảo cho năng suất
cao và lại tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới. Vì vậy việc sử dụng hệ thống tưới phun
mưa là cần thiết cho cây trồng có giá trị kinh tế cao tại một vùng khan hiếm nước như
Phù Cát. Từ thực tế đó, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS.Phan Thị Giác Tâm, tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng chấp nhận của nông dân đối với kĩ
thuật tưới phun mưa tại Phù Cát-Bình Định” để kĩ thuật này có thể được sử dụng
trong nông nghiệp tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá khả năng chấp nhận của nông dân đối với kĩ thuật tưới phun
mưa tại Phù Cát-Bình Định
 Mô tả các biện pháp tưới cho cây đậu phộng đang thực hiện trên địa bàn xã Cát
Hiệp huyện Phù Cát
 Xác định hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới.

 Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận kĩ thuật tưới phun
mưa của người dân.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 10/3/2012 đến 1/6/2012.
1.3.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn xã Cát Hiệp thuộc huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau: Chương 1
là chương mở đầu của đề tài và cũng là chương mở ra những định hướng cụ thể cho
những chương sau. Chương này giúp người đọc hiểu về sự cần thiết của đề tài, mục
tiêu nghiên cứu đồng thời giới thiệu sơ lược về cấu trúc luận văn nghiên cứu. Chương
2 giới thiệu một số nghiên cứu về tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam và thế giới đồng thời
khái quát về các biện pháp tưới ở nước ta cũng như những ưu nhược điểm của chúng
từ đó thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Đề tài còn sơ lược về vấn đề định giá nước
hiện nay, ngoài ra cũng giới thiệu về địa bàn nghiên cứu huyện Phù Cát để người đọc
có thể hình dung ban đầu về nội dung đề tài. Ở chương 3, tìm hiểu về một số lí luận
liên quan đến nghiên cứu như: tài nguyên nước, quản lí nguồn nước, quản lí tài nguyên
nước, vai trò của nước đối với cây trồng, các kĩ thuật tưới nước, kĩ thuật tưới tiết kiệm,
kĩ thuật tưới phun mưa, cơ sở tính toán giá nước,... Đồng thời mô tả các phương pháp,
cách thức cũng như quá trình thực hiện những mục tiêu của đề tài. Chương 4 là
chương quan trọng nhất, trình bày và đánh giá kết quả nghiên cứu các mục tiêu đã đề
ra ở chương 1. Chương 5 đưa ra những kết luận và kiến nghị thông qua kết quả nghiên
cứu có được ở chương 4.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở
Việt Nam
a) Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước trên thế giới
Tài nguyên nước đang là một vấn đề ngày càng căng thẳng trên thế giới, tình
trạng hạn hán và khan hiếm nguồn nước đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc
đối với nhiều quốc gia nói chung và nhiều ngành kinh tế nói riêng. Nông nghiệp được
cho là ngành sử dụng nước lớn nhất, chiếm tới 85% lượng nước dùng hàng năm (với
các nước châu Á). Chính vì vậy một trong những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên nước là tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước có hiệu quả trong nông
nghiệp.
Công nghệ tưới tiết kiệm nước được áp dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới
gồm kỹ thuật tưới phun mưa (trong đó có tưới phun mưa áp lực thấp), kỹ thuật tưới
nhỏ giọt và kỹ thuật tưới ngầm.
Theo đánh giá của FAO hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1 triệu ha cây
trồng được tưới bằng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Mỹ và Israel là những nước phát
triển mạnh nhất công nghệ tưới này, nhưng Đức là nước phát triển sớm nhất. Ở Mỹ
bang California phát triển tưới tiết kiệm nước sớm nhất (1950), từ năm 1977 hàng
nghìn ha nho, cam, quít, hạnh nhân, mận v.v., đã được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt
và phun mưa nhỏ; trong đó trên 8000 ha được điều khiển bằng máy vi tính. Tại
Kettleman và Arizona (California) từ những năm 1979-1980 đã ứng dụng rộng rãi kỹ
thuật tưới phun mưa nhỏ, tưới phun sương và tưới nhỏ giọt ngầm và đã thành công
trong việc kết hợp sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trực tiếp vào nước tưới. Các
bang Louisiana và Hawai cũng phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt vào những năm
70. Năm 1984 Hawai có 34.800 ha tưới nhỏ giọt.



Israel là một trong những nước nổi tiếng về phát triển rất mạnh kỹ thuật tưới tiết
kiệm nước, hầu hết đất đai canh tác đều được sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; có
khoảng 40% (24.000 ha) trồng bông của nước này được tưới nhỏ giọt. Những năm 80
Israel đã phát triển mạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt ngầm để khắc phục những tồn tại của
hệ thống ống tưới nhỏ giọt nổi trên mặt đất. Bên cạnh kỹ thuật tưới nhỏ giọt, Israel
cũng là nước phát triển mạnh kỹ thuật tưới phun mưa (phun mưa áp lực cao, phun mưa
áp lực thấp, tưới phun sương), các hệ thống tưới sử dụng cho nhà kính, vườn ươm v.v.
Hiện nay Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm thiết bị
tưới tiết kiệm nước hiện đại. Rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã
nhập thiết bị hệ thống tưới của Israel.
Australia cũng là nước nổi tiếng về công nghệ tưới tiết kiệm nước, đặc biệt là
tưới nhỏ giọt, hiện có khoảng 20.000 ha trồng nho ở nước này được tưới bằng kỹ thuật
tưới nhỏ giọt. Ngoài ra còn nhiều loại cây trồng khác như đào, mận, hạnh nhân, cam,
chanh, cà chua v.v. cũng được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Từ những năm 1970 Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm ứng dụng
kỹ thuật tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp. Sau gần 30 năm nghiên cứu cải tiến đã đưa
ra mô hình kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn phù hợp với điều kiện của Trung Quốc,
được gọi là kỹ thuật tưới nhỏ giọt Yến Sơn, mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi trên
quy mô cả nước.
Các nước khác như Đức, Anh, ý, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Nam Phi,
Liên Xô (cũ)… đều phát triển mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu ứng
dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Nhìn chung triển vọng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước trên thế giới là
rất lớn, công nghệ tưới này phù hợp với quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp và
đang dần thay thế cho kỹ thuật tưới truyền thống tốn nhiều nước và kém hiệu quả.
b) Tình hình phát triển tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam
Kỹ thuật tưới phun mưa đã được đưa vào nghiên cứu ứng dụng từ những năm
70 tại một số địa phương ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, chủ yếu tưới cho

một số loại cây trồng như (cà chua, cải bắp, đậu, khoai tây v.v.). Tuy nhiên trong
khoảng hơn 10 năm trở lại đây (từ 1993), công nghệ tưới tiết kiệm nước mới được
nghiên cứu, ứng dụng một cách có hệ thống ở nước ta.


Các mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt cho rau quả sạch ở Trường Cao đẳng
kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Hà Tây, 65 ha chè ở Thành phố Tuyên Quang, 1 ha cây ăn
quả ở hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), 1 ha rau quả ở Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm
Hà Nội, do Israel tài trợ; hệ thống tưới nhỏ giọt cho dâu ở Công ty BAAC Lâm Đồng,
nhập thiết bị của Mỹ; là những mô hình đầu tiên về ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm
nước. Gần đây một số tỉnh, thành phố đã đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công
nghệ tưới tiết kiệm nước cho các loại cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, hoa, vườn
ươm, nhà kính…, như Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Đồng Nai, Hải Phòng v.v. Các mô hình này đã cho những kết quả bước
đầu khả quan về việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho một số loại cây
trồng ở nước ta. Thiết bị hệ thống tưới tiết kiệm nước tại các mô hình này hầu hết
được nhập từ Israel, một phần từ Australia, Mỹ…, thông qua các Công ty đại lý hoặc
văn phòng đại diện cho một số hãng nổi tiếng như: Netafim, Plastro Asia Pacific,
Nanndan v.v.
Các đề tài nghiên cứu với quy mô cấp Nhà nước, cấp Bộ về lĩnh vực này, gồm
có Đề tài KHCN mã số 08-09 do Viện KHTL và Viện KHTL miền Nam đồng chủ trì
thực hiện từ năm 1996-1999. Đề tài Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật tưới nhỏ giọt cho
cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung bộ, do Viện KHTL chủ trì, thời
gian thực hiện từ 2006-2008; hiện đang được triển khai tại hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận.
Nhìn chung việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt
Nam như kĩ thuật tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt và tưới phun sương mới chỉ là bước
đầu, chúng ta còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và thí nghiệm.
Do đó các loại vòi phun, đầu tưới chế thử theo mẫu của nước ngoài còn khá thô sơ,
chưa đạt được chỉ tiêu kỹ thuật, độ bền kém. Bên cạnh đó các loại đường ống dẫn, các

thiết bị khác cũng chưa được chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt, nên còn gặp nhiều khó
khăn khi lắp ráp, vận hành cũng như bảo dưỡng, duy tu hệ thống tưới. Các chỉ dẫn và
quy phạm để hướng dẫn trong quy hoạch, thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống tưới tiết
kiệm nước hầu như chưa có. Các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại
các địa phương thường có quy mô nhỏ, thời gian theo dõi chưa dài, vì vậy còn thiếu cơ
sở để phát triển ra diện rộng.
6


Tuy nhiên có thể thấy rằng với những ưu điểm nổi bật so với kỹ thuật tưới
truyền thống, đồng thời lại phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp nước
ta, thì triển vọng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam là rất lớn.
2.1.2. Tổng quan các tài liệu về khả năng chấp nhận biện pháp kĩ thuật tưới
Tiết kiệm nước đang là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện với
nhiều khía cạnh khác nhau mà đa phần đều là các nghiên cứu về kỹ thuật để công nghệ
này được ứng dụng tại một địa phương. Để thực hiện đề tài này bên cạnh kiến thức của
bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu sau để làm tư liệu cho đề tài của mình.
Đỗ Hồng Quân (2008) cho biết việc ứng dụng kĩ thuật tưới phun mưa cho cây
chè đã mang lại nhiều lợi ích: 1) Chủ động được nước tưới theo đúng thời vụ và yêu
cầu của cây chè, tiết kiệm nước; 2) Khắc phục được khó khăn kỹ thuật tưới nước cho
vùng đồi, khan hiếm nước, không áp dụng được các biện pháp tưới thông thường bằng
kênh dẫn; 3) Có thể kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc thông qua hệ thống tưới như:
phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, vận chuyển và tưới phân vi sinh dạng lỏng.
Chủ động và nâng cao hiệu quả bón phân, phân bón được hoà tan, ngấm ngay xuống
đất, làm giảm khả năng thăng hoa của phân đạm, tăng khả năng hấp thụ của cho cây
trồng; 4) Tiết kiệm chi phí nhân công trong gánh nước, phun thuốc bảo vệ thực vật,
vận chuyển phân vi sinh dạng lỏng…; 5)Tăng số lứa hái, tăng số lượng và chất lượng
chè trong mỗi đợt hái khoảng 30%-50%. Thêm chè vụ đông, giá bán chè thường cao
hơn vào dịp tết, vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế. Vốn đầu tư hệ thống tưới cho 1 ha
chè khoảng 30-50 triệu đồng, với năng suất chè từ 10-12 tấn/ha/năm, giá bán bình

quân 2.500 đồng/kg, phần giá trị tăng thêm đạt 9-15 triệu đồng/ha/năm (chưa kể tiết
kiệm chi phí nhân công từ 3-5 triệu đồng/năm).
Nguyễn Thanh Phương cùng các cộng sự của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông
Nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ ( 2009) đã thử nghiệm về Kỹ thuật lót ni lông mặt
đáy tầng đất canh tác trong thâm canh cỏ trên đất khô hạn đang bị hoang mạc hóa phục
vụ chăn nuôi, bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định. Nhóm tác giả đã chọn vùng đất cát
khô hạn tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát làm địa điểm triển khai đề tài,
đối tượng nghiên cứu là các loại cỏ voi (cỏ voi King grass, Florida và Madagasca).
Với ba công thức thí nghiệm là: Tưới phun mưa không lót ni lông, Lót ni lông kết hợp
với phun mưa, Tưới tràn; các tác giả đã theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của
7


các loại cỏ này qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy,
năng suất bình quân 3 năm của cỏ voi trồng thâm canh với kỹ thuật tưới phun mưa có
lót ni lông đạt năng suất cao nhất là 264,25 tấn/ha/năm, ở thí nghiệm tưới phun mưa
đạt 190,62 tấn/ha/năm. Theo các tác giả, trồng cỏ voi thâm canh với kỹ thuật phun
mưa cho lợi nhận bình quân cao nhất trong 3 năm là 52,970 triệu đồng/ha/năm. Bên
cạnh đó, sử dụng phương pháp tưới phun có lót ni lông có thể tiết kiệm lượng nước
khoảng 46.4% so với tưới tràn thông thường. Đồng thời phương pháp này còn có thể
tích tụ được nhiều mùn, chất dinh dưỡng hơn và có thể thâm canh trên các vùng đất
khô hạn của tỉnh Bình Định.
Đinh Vũ Thanh, Đoàn Doãn Tuấn (2007) nghiên cứu về Mô hình tưới phun
mưa cho cây dứa vùng đất dốc nông trường Sông Bôi tỉnh Hòa Bình nghiên cứu bước
đầu về mô hình tưới tiết kiệm nước và xác định chế độ tưới, kĩ thuật tưới hợp lí cho
cây dứa bao gồm việc xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu nước cho cây
trồng, thiết kế lắp đặt và qui trình vận hành hệ thống tưới. Kết quả nghiên cứu: Tính
tổng nhu cầu cây dứa là 5792 m3, lượng mưa hiệu quả là 4413 m3, và lượng nước thực
tưới là 1738 m3 cho toàn bộ thời kì sinh trưởng của cây dứa, nghiên cứu chế độ và đề
xuất quy trình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa đã tạo thế mạnh cho Nông trường và

tính cạnh tranh so với các vùng trồng dứa khác trên các nước, đồng thời sẽ tạo điều
kiện để quy hoạch phát triển thủy lợi cho cây dứa các tỉnh miền núi phía Bắc .
2.2. Tổng quan về giá nước
Ở nước ta, nước vẫn được coi là miễn phí và chưa được định giá. Do đó, việc
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này không những không hiệu quả mà còn rất
lãng phí. Nước sinh hoạt tuy đã trả phí nhưng vẫn còn thấp, chưa bù đắp được chi phí
đầu tư, khai thác vì vậy giá trị thật sự của nước chắc chắn vẫn chưa được phản ánh.
Trên cơ sở xác định đường cung cầu, Ngô Công Đính (2008) định giá nước tối ưu cho
hệ thống thủy nông Đồng Cam (Phú Yên). Kết quả giá nước cho vụ lúa Đông Xuân là
65,56 đồng/m3 và vụ Hè Thu là 62,62 đồng/m3. Tương tự, nghiên cứu xác định giá
nước ngầm thông qua phương pháp xác định đường cung cầu nước từ đó xác định giá
nước ngầm tối ưu tại huyện Củ Chi, TPHCM là 540 đồng/m3 (Nguyễn Thị Phương
Huyền, 2009). Tuy nhiên theo ý kiến của tác giả, phương pháp định giá trên không phù

8


hợp với tài nguyên nước, các giá nước như vậy là quá thấp chưa thể hiện được giá trị
đúng và đủ của nó.
Phương pháp chi phí cơ hội biên (MOC) là phương pháp định giá thích hợp đối
với các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt như than đá, nước ngầm. Một số đề tài
đã thực hiện định giá nước sinh hoạt theo phương pháp này, giá nước ở đây đã thể hiện
được khá đầy đủ bao gồm chi phí sản xuất biên (MPC), chi phí sử dụng biên (MUC),
chi phí môi trường biên (MEC). Trong đó, chi phí môi trường thể hiện được chi phí
ngoại tác gây tụt mực nước ngầm (MEC1) và chi phí môi trường liên quan đến nước
thải sinh hoạt (MEC2). Kết quả giá nước cao hơn nhiều so với giá đang được áp dụng
hiện nay. Giá nước sinh hoạt năm 2013 tính theo MOC tại huyện Tân Thành là 11.495
đồng/m3 (Nguyễn Thị Phương Thanh, 2009), thị xã Bến Tre là 9.335 đồng (Phạm Văn
Hữu Phước, 2009), thị xã Thủ Dầu Một là 8.791,25 đồng (Trương Nguyễn Tường
Linh, 2009).

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, tùy theo từng địa phương mà
nước được lấy từ các nguồn khác nhau như nước ngầm, nước sông, nước thủy lợi. Bất
kể từ nguồn nào, nếu giá nước quá thấp, người dân sẽ không có động lực sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm do đó sử dụng nước không có kế hoạch dẫn đến thất thoát lớn gây lãng
phí nguồn nước. Mặt khác, trái đất đang nóng dần lên, nước ngày càng khan hiếm vì
vậy cần phải có chính sách giá nước nông nghiệp hợp lý để người dân quan tâm hơn
đến việc lựa chọn cây trồng và kỹ thuật tưới để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
nước. 2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên

9


a) Vị trí địa lý

Vùng nghiên
cứu
Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Phù Cát
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Phù Cát
Huyện Phù Cát nằm về phía Bắc của thành phố Quy Nhơn và có toạ độ địa lý:Từ
130 54' đến 140 32' Vĩ độ Bắc. Từ 1080 55' đến 1090 05’16” Kinh độ Đông. Ranh giới
hành chính của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân
Nam giáp huyện An Nhơn, huyện Tuy Phước và một phần thành phố Quy
Nhơn. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây
Sơn.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 68.048,83 ha (Niên giám thống kê huyện
Phù Cát, 2010)
Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phù Cát tương đối đa dạng với đầy đủ các dạng địa hình,

được chia làm 4 vùng:

10


Bảng 2.1. Diện Tích và Tỷ Lệ Diện Tích của Các Vùng Huyện Phù Cát
Vùng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Vùng phía Bắc

10.813,30

15,90%

Vùng phía Nam

19.554,03

28,74%

Vùng ven biển

11.781,70

17,31 %


Vùng phía Tây

25.899,80

38,10%

Nguồn: Báo cáo qui hoạch sử dụng đất huyện Phù Cát đến năm 2020 .
Khí hậu, thời tiết
Phù Cát nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển Nam Trung
Bộ, thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa ẩm từ tháng 8 đến tháng 12,
mùa khô nóng từ tháng 1 đến tháng 7 năm sau. Nước thuỷ lợi rất cần vào mùa khô.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.000 mm/năm phân bố theo 2 mùa:
Mùa khô kéo dài trong 7 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8), thường xảy ra hiện tượng
thiếu nước tưới. Lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa của cả năm,
trong đó lượng nước bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 65 - 68% tổng lượng bốc hơi của cả
năm và cán cân âm cao.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, trong đó mưa trập trung vào tháng 9,
tháng 10 và tháng 11 (chiếm từ 85 - 90% lượng mưa của cả năm).
Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của hai con sông: sông La
Tinh (sông Phù Ly) với chiều dài của sông là 54 km và sông Đại Ân với chiều dài 15
km. Sông La Tinh có lòng sông hẹp, lưu lượng nước không đáng kể. Hiện nay trên
thượng nguồn sông La Tinh đã xây dựng được hồ chứa nước thuỷ lợi (hồ Hội Sơn thuộc
xã Cát Sơn). Đây là công trình thuỷ lợi lớn nhất cung cấp nước tưới cho các xã: Cát
Lâm, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh và một số xã của huyện Phù Mỹ. Tuy nhiên về mùa
khô dòng sông thường bị cạn. Lưu lượng nước của sông Đại Ân hoàn toàn phụ thuộc
vào lưu lượng nước của sông Kone. Vì vậy việc cung cấp nước vào mùa khô cho các
xã phía Nam huyện gặp nhiều khó khăn.
Ngoài 2 sông chính kể trên, trên địa bàn huyện còn có các suối nhỏ như: Suối

An Hành, suối Bà Lễ, suối nước nóng, suối Chay.
11


Nhìn chung, hệ thống sông suối của huyện Phù Cát ít, dòng chảy ngắn, lưu
lượng nước không đáng kể. Mùa mưa dòng chảy mạnh gây xói mòn ở vùng cao và gây
ngập úng ở một số xã vùng sâu. Mùa khô lượng nước kiệt từ tháng 2 đến tháng 7, làm
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và cây trồng, vật nuôi.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu từ sông Đại Ân, sông La Tinh và các
hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn huyện. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Tuy nhiên do lưu vực các sông trên địa
bàn huyện Phù Cát hẹp nên vào mùa khô lượng nước các sông xuống thấp gây thiếu
nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nước mặt (sông, rạch, ao, hồ) cũng diễn
biến theo mùa. Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt chính rất quan
trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Nguồn nước ngầm: Chưa có số liệu đánh giá cụ thể trữ lượng nguồn nước ngầm
trên địa bàn huyện Phù Cát tuy nhiên theo khảo sát sơ bộ cho thấy, huyện Phù Cát nằm
trong khu vực triển vọng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào, chất lượng tốt, có thể
khai thác cho sản xuất và sinh hoạt ở độ sâu trung bình 20m. (Niên giám thống kê
huyện, 2007)
Đất thuỷ lợi: Năm 2008 đất thuỷ lợi có diện tích 492,84 ha. Trong thời kỳ quy
hoạch bố trí đất thủy lợi tăng thêm 46,89 ha (Cát Trinh 13,04 ha; Cát Tường 3,60 ha;
Cát Sơn 0,05 ha; Cát Tân 4,20 ha; Cát Hiệp 12,00 ha; Cát Hanh 11,00 ha; Cát Lâm
3,00 ha) cho việc xây mới và mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng. Diện tích đất
thủy lợi tăng thêm được sử dụng từ các loại đất:
* Đất nông nghiệp

: 44,69 ha


* Đất bằng chưa sử dụng

: 2,20 ha

Đến năm 2020 đất thủy lợi của huyện có 539,73 ha, chiếm 18,59% diện tích đất có
mục đích công cộng.

12


Bảng 2.2. Qui Hoạch Sử Dụng Đất Thuỷ Lợi Huyện Phù Cát Năm 2010
QH
HT năm 2008

2020

Diện tích

Diện tích

(ha)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ
(%)

năm Tăng (+), giảm (-)


đến

(ha)

so với hiện trạng
Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(%)

(ha)

(%)
(9)

(8) = (6) -

=[(8)/(4)]

-4

-5

-6

-7


(4)

*100

Đất công cộng

1,675.13

45.15

2,904.10

42.19

1,228.97

73.37

Đất giao thông

977.28

58.34

1,364.50

46.99

387.22


39.62

Đất thủy lợi

492.84

29.42

539.73

18.59

46.89

9.51

Nguồn: Báo cáo qui hoạch sử dụng đất huyện Phù Cát đến năm 2020
Theo quy hoạch, đến năm 2020 diện tích đất cho mục đích công cộng và đất
thủy lợi được mở rộng hơn so với năm 2008, đất thủy lợi tăng 9,51%.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 41%, nông lâm - thủy sản giảm còn 42% và khu vực dịch vụ 17%. Đến năm 2020, công nghiêp xây dựng chiếm 54%, nông - lâm - thủy sản giảm còn 18% và khu vực dịch vụ tăng
lên 28%.
Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của huyện năm 2010 có 188.457
người,trong đó nữ 96.200 người. Mật độ dân số của huyện có sự phân bố không đồng
đều giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn,mật độ dân số trung bình 277
người/km2, khu vực đô thị (thị trấn Ngô Mây) thì mật độ dân số là 1.445 người/km2,
trong khi khu vực nông thôn bình quân chỉ có 275 người/km2.
Cơ cấu dân số của huyện năm 2010 như sau: nam 92.254 người chiếm 48.95%,
nữ 96.203 người chiếm 51,05%. ( Niên giám thống kê huyện Phù Cát, 2010); Niên

giám thống kê tỉnh Bình Định, 2010)
13


Lao động
Tổng dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2010 có 102.322 người,
chiếm 51,88% dân số, trong đó chủ yếu là lao động trong khu vực kinh tế nông - lâm
nghiệp - thuỷ sản với 90.541 người, chiếm 88,49%. Lao động khu vực kinh tế Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 6.748 người, chiếm 6,60%; Lao động khu vực kinh tế
Dịch vụ - thương mại có 5.033 người, chiếm 4,91%. (Nguồn: Báo cáo Chính trị của
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Cát khoá XVIII, 2010; Niên giám thống kê huyện
Phù Cát, 2010) .
Tình hình sản xuất cây nông nghiệp của huyện Phù Cát
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2010-2011, huyện Phù Cát sản xuất hơn 7.280 ha lúa, đạt
102,6% kế hoạch; gần 6.000 ha cây trồng cạn các loại, trong đó lạc 2.375 ha, bắp lai
222 ha, mì 2.400 ha, hành 122 ha…(Hoài Trung, 2011). Huyện đã tập trung chỉ đạo
sản xuất đúng thời vụ, đưa các giống có năng suất cao, thích hợp với đất đai, thời tiết,
mùa vụ vào sản xuất; các mô hình khuyến nông tiếp tục được triển khai, tạo điều kiện
để nông dân nắm bắt, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư thâm canh, chăm sóc. Bởi
vậy, nhìn chung, các loại cây trồng đều phát triển tốt.
Tình hình sản xuất đậu phộng tại địa bàn huyện Phù Cát
Hiện nay, cây lạc ở Phù Cát được sản xuất cả 3 vụ trong năm, diện tích lên đến
3.400 ha. Nhờ đưa các giống mới như L14, L23, HL25, LDH01… vào sản xuất, đồng
thời, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác xen canh, luân canh, thâm canh
như: đậu phộng xen mì, hoặc trồng đậu phộng Đông Xuân xong trồng mì, dưa… đã
góp phần đưa năng suất đậu phộng lên trên dưới 30 tạ/ha, cao hơn 7-10 tạ/ha so với
những năm trước, thu nhập từ 70 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/ha/năm. Với kết
quả như vậy, nên vụ Đông Xuân 2010-2011, toàn huyện đã sản xuất hơn 2.400 ha đậu
phộng, đạt 100% kế hoạch, là vụ có diện tích sản xuất đậu phộng nhiều nhất từ trước
đến nay ở Phù Cát. (Hoài Trung, 2011).


14


×