Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CẤP NƯỚC TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, BẾN TRE ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THÙY

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CẤP NƯỚC
TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, BẾN TRE - ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THÙY

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CẤP NƯỚC
TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, BẾN TRE - ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ CẤP NƯỚC TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, BẾN TRE ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA LỰA CHỌN” do NGUYỄN THỊ
THÙY, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ____________________________

TS. NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn

Ngày…..Tháng……Năm…….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

 
 


LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân, cũng là kết quả của
sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức.
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy Nguyễn Vũ Huy lòng biết ơn chân thành nhất, cảm ơn Thầy đã rất
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích sự hướng dẫn
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường khóa 34 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoạt động, học tập và trao dồi
kiến thức trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị thuộc phòng Tài Nguyên Môi Trường tại huyện Mỏ Cày
Nam, tỉnh Bến Tre, đặc biệt là anh Chánh, anh Duy và chị Nhi đã tận tình hướng dẫn
cho tôi trong thời gian thực tập tại văn phòng. Cảm ơn chị Mai và chị Thoa (UBND xã
Thành Thới B) đã nhiệt tình cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các hộ gia đình trên địa bàn xã Thành Thới B đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành bài nghiên cứu.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con

được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THÙY. Tháng 06 năm 2012. “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả
Cho Việc Sử Dụng Dịch Vụ Cấp Nước Tại Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre - Ứng
Dụng Phương Pháp Mô Hình Hóa Lựa Chọn”.
NGUYEN THI THUY. June 2012. “Households’ Willingness to Pay for
Hygienic Water Supply Services in Mo Cay Nam District, Ben Tre – An
Application of Choice Modelling Method”.

Đề tài mô tả khái quát về tình hình sử dụng nước của người dân tại huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre, đây cũng chính là tình hình chung của huyện cũng như những
vùng nông thôn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ khác. Vì các công trình cấp nước chủ
yếu phục vụ cho các thành phố, thị xã và thị trấn nên các xã vùng sâu vùng xa chủ yếu
sử dụng nước sông và nước giếng cho sinh hoạt.
Người dân ý thức được tầm quan trọng cuả nguồn nước cũng như tình trạng ô
nhiễm nước đang diễn ra trên nhiều nơi nên phương án xây dựng và sử dụng trạm cấp
nước được họ nhiệt tình hưởng ứng. Đề tài ứng dụng phương pháp mô hình hóa lựa
chọn (CM) để xác định mức sẵn lòng trả cho nước có chất lượng như BYT qui định
vào khoảng 5300 đồng/m3 cao hơn so với giá nước hiện tại được qui định tại tỉnh Bến

Tre, ngược lại người dân trả cho nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh là 4200 đồng/m3
thấp hơn giá nước hiện tại. Từ đó, đưa ra được kiến nghị cho chính quyền địa phương
là nên xây dựng trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn như BYT qui định để phục vụ cho người
dân.

 
 


MỤC LỤC

Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4 Bố cục luận văn ......................................................................................................3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ..............................................................................5
2.2.1. Tổng quan về huyện Mỏ Cày Nam ................................................................. 5

2.2.2. Tổng quan về xã Thành Thới B ...................................................................... 7
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10
3.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................10
3.1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với sự sống ..................................10
3.1.2 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước .......................................................10
3.1.3. Lý thuyết thỏa dụng ......................................................................................13
3.1.4 Mô hình hóa lựa chọn (Choice Modeling Method – CM) .............................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................24

 


3.2.1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu .................................................................24
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................31
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu ........................................................31
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................34
4.1. Mô tả hiện trạng sử dụng nước của người dân....................................................34
4.1.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre ......................................34
4.1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Mỏ Cày Nam..........................35
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch .......36
4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn .....................................36
4.2.2. Nhận thức của người dân đối với vấn đề nước sạch trong sinh hoạt............41
4.3. Mức sẵn lòng trả của người dân cho dịch vụ cấp nước ......................................46
4.3.1. Mô tả mô hình ...............................................................................................46
4.3.2. Kết quả ước lượng mô hình ..........................................................................47
4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả...............................................50
4.3.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả thêm của người dân ........................................51
4.3.5. Mức sẵn lòng trả cho dịch vụ cấp nước ........................................................52
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................53
5.1. Kết luận ...............................................................................................................53

5.2. Kiến nghị .............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC

vi 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABM

Attribute-based Methods (Phương pháp dựa vào thuộc tính)

BOD

Nhu Cầu Ôxy Sinh Hóa

BYT

Bộ Y Tế

CM

Choice Modelling (Mô hình hóa lựa chọn)

CVM

Congtingent Valuation Method (Định giá ngẫu nhiên)


MNL

Multinomial Logit (Mô hình logit có điều kiện)

RPL

Random Parameter Logit (Mô hình tham số ngẫu nhiên)

RUM

Random Utility Maximization (Tối đa hóa thỏa dụng ngẫu nhiên)

TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

WTA

Willingness To Accept (Mức sẵn lòng nhận đền bù)

WTP

Willingness To Pay (Mức sẵn lòng trả)

D
D
D
D
D
D

D
D
D
D
D
D

vii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 
Bảng 3.1. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Ăn Uống ............................................................13
Bảng 3.2. Các Bước Trong Một Thử Nghiệm ...............................................................18
Bảng 3.3. Một Số Câu Trả Lời Thông Qua Thảo Luận Nhóm Tập Trung ...................25
Bảng 3.4. Các Thuộc Tính Và Cấp Độ Thuộc Tính ......................................................26
Bảng 3.5. Các Bộ Lựa Chọn ..........................................................................................27
Bảng 3.6. Những Bộ Lựa Chọn Tối Ưu ........................................................................28
Bảng 3.7. Các Bộ Lựa Chọn Và Nhóm Lựa Chọn ........................................................28
Bảng 4.2. Nguồn Nước Dùng Trong Sinh Hoạt Hiện Tại của Người Dân Tại Huyện
Mỏ Cày Nam, Bến Tre ..................................................................................................36
Bảng 4.1 Số Lượng Nhà Máy Nước Tỉnh Bến Tre .......................................................34
Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn Của Người Được Hỏi .....................................................37
Bảng 4.4. Độ Tuổi của Người Được Hỏi ......................................................................38
Bảng 4.5. Nghề Nghiệp của Người Được Hỏi ..............................................................39
Bảng 4.6. Qui Mô Hộ Gia Đình ....................................................................................39
Bảng 4.7. Thu Nhập của Hộ ..........................................................................................40
Bảng 4.8 Sự quan tâm của hộ dân đối với vấn đề nước sạch ........................................41

Bảng 4.9 Đánh Giá Mức Độ An Toàn Của Nguồn Nước .............................................42
Bảng 4.10. Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước ..........................................44
Bảng 4.11. Một Số Chi Phí Khi Sử Dụng Nước ...........................................................45
Bảng 4.12. Chi Phí Cho Việc Dùng Nước Trong Sinh Hoạt ........................................45
Bảng 4.13. Các Biến Dùng Trong Mô Hình..................................................................46
Bảng 4.14. Bảng Kì Vọng Dấu Của Các Biến Dùng Trong Mô Hình ..........................47
Bảng 4.15. Bảng Mô Tả Các Biến Dùng Trong Mô Hình ............................................48
Bảng 4.16. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình MNL và RLP .............................................49
Bảng 4.17. Khả Năng Dự Báo Của Mô Hình ................................................................49
viii 
 


Bảng 4.19. Mức Sẵn Lòng Trả Thêm của Người Dân Cho 1 m3 Nước Máy ...............51
Bảng 4.20. Mức Sẵn Lòng Trả Cho 1 m3 Nước Máy ...................................................52 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 





 
 

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Trang 
Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Mỏ Cày Nam ........................................................................... 6
Hình 2.2 Bản Đồ Xã Thành Thới B................................................................................. 7
Hình 3.1. Một Mẫu Của Lựa Chọn................................................................................29
Hình 4.1 Một Số Hoạt Động Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước ............................................35
Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Giới Tính Của Người Được Phỏng Vấn ..........................37
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Bình Quân Đầu Người ...................................41
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng Của Người Được Hỏi Về Nguồn Nước
Đang Sử Dụng ...............................................................................................................42
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Hộ Dân Có Dùng Và Không Dùng Hóa Chất Xử Lí
Nước ..............................................................................................................................43

 

 













 


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 2: Các Bộ Lựa Chọn Ban Đầu
Phụ lục 3: Kết Quả Ước Lượng Mức Sẵn Lòng Trả Thêm
Phụ lục 4: Chất lượng nước
R
R
R
R
R

R
R
R
R
R
R
R
R
R
R
R
R
R

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt đã và đang ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người. Theo ước tính, bình quân trên toàn thế giới có khoảng
40% lượng nước cung cấp cho sử dụng nông nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%
cho sinh hoạt. Xã hội loài người ngày càng phát triển cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí cũng ngày càng tăng so với trước.
Việt Nam là một trong các quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, nếu xét theo
chỉ tiêu phân cấp tiềm năng tài nguyên nước có thể đủ. Tuy nhiên, vấn đề thiếu nước
vẫn xảy ra từ nhiều nguyên nhân như ô nhiễm từ hoạt động công nông nghiệp và sinh

hoạt của người dân cùng với các yếu tố khách quan do biến đổi khí hậu, xâm nhập
mặn… Cùng với tình hình chung đó, Bến Tre là một trong các tỉnh có nguồn nước dồi
dào nhưng thiếu nước sinh hoạt là vấn đề phải đối mặt. Theo thống kê của trung tâm
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bến Tre có trên 800.000 người với gần
228.000 hộ dân nông thôn bị ảnh hưởng nước mặn, tập trung ở các huyện Ba Tri, Bình
Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, một phần Mỏ Cày Bắc. Đồng thời, Bến
Tre cũng là tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu toàn
cầu, vì vậy việc ô nhiễm môi trường, triều cường, lũ lụt, nước biển dâng sẽ gây ngập
úng, nhiễm mặn càng lúc càng cao, thời gian kéo dài hơn ở nhiều vùng, nhất là khu
vực cồn bãi, vùng ven sông rạch, nông thôn, từ đó tác động xấu đến đời sống, sức khỏe
nhân dân. Vì vậy, giải quyết vấn đề nguồn nước sinh hoạt cho người dân đang được
các cơ quan nhà nước quan tâm. Thông qua các chương trình dự án trong nước và
quốc tế, thời gian qua tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều chương trình, dự án cấp nước
sinh hoạt cho người dân nông thôn. Dự kiến, trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh sẽ tiếp
 


tục xây dựng các công trình cấp nước sạch với chỉ tiêu 90% cư dân nông thôn sử dụng
nước sạch, hợp vệ sinh, trong đó 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Xây dựng các trạm cấp nước để cung cấp nước sạch không chỉ thể hiện sự quan
tâm của chính quyền địa phương đến đời sống của người dân mà còn có ý nghĩa lâu
dài vì với tình hình ô nhiễm nước như hiện nay thì nguồn nước hoặc chỉ đạt chất lượng
như hiện tại hoặc bị ô nhiễm nhiều hơn chứ không thể khôi phục được. Chính vì thế,
sử dụng nước máy là nhu cầu cơ bản cho người dân trong dài hạn. Tuy nhiên, thực tế
điều kiện sống của người dân nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn và họ đã sử dụng
nước sông, giếng, kênh, rạch… từ nhiều năm thì khi những nhà máy nước được xây họ
có sẵn lòng bỏ tiền ra để được sử dụng không? Đây là thách thức lớn đối với những
nhà làm chính sách vì nhiều trường hợp nhà máy nước xây dựng lên nhưng người dân
không sử dụng. Bên cạnh đó, nếu chọn sử dụng nước máy thì điều họ thực sự quan
tâm đến là gì? Chất lượng hay chi phí sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định của

họ để đưa ra mức giá mong muốn, phù hợp với điều kiện của hộ gia. Đây là lý do đề
tài “Xác định Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Cho Việc Sử Dụng Dịch Vụ
Cấp Nước Tại Huyện Mỏ Cày Nam, Tỉnh Bến Tre - Ứng Dụng Phương Pháp Mô
Hình Lựa Chọn” được tiến hành nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho nước máy tại huyện Mỏ Cày
Nam, Bến Tre.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mô tả hiện trạng sử dụng nước của người dân.
Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề nước sinh hoạt tại địa phương.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả thêm của người dân cho
dịch vụ cấp nước.
Xác định mức sẵn lòng trả thêm để sử dụng dịch vụ cấp nước trong sinh hoạt.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hộ dân sống trên địa bàn chưa
được sử dụng nước máy.

 


1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Do những giới hạn về thời gian, nhân lực cũng như nguồn kinh phí nên đề tài
chỉ nghiên cứu tại xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre vì đây là xã có
hệ thống sông ngòi dày đặc và có nguồn nước đang bị ô nhiễm. Người dân ở địa
phương đang chờ đợi có nước máy để sử dụng.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 01/03/2012 đến 30/05/2012.
1.4 Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương. Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn.
Chương II: Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
cũng như tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội… của huyện Mỏ Cày Nam nói chung và
xã Thành Thới B nói riêng. Chương III: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu,
trình bày các khái niệm, định nghĩa, và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài. Chương V: Dựa
vào kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho
việc xây dựng nhà máy nước trong thời gian tới.
 
 
 
 
 
 
 


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên nước nói chung và nước
cho sinh hoạt nói riêng không còn là đề tài mới mẻ. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu có một
cách tiếp cận vấn đề khác nhau như bài nghiên cứu của Trần Khánh Nam và Trần Võ
Hùng Sơn, 2005, nghiên cứu về “Nhu cầu hộ gia đình cho cải thiện dịch vụ nước tại

thành phố Hồ Chí Minh: Sự so sánh giữa hai ước lượng Định giá Ngẫu nhiên (CV) và
Mô hình Lựa chọn (CM)”. Nghiên cứu này đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân
thành phố Hồ Chí Minh cho các cải thiện trong hệ thống cung cấp nước bao gồm: chất
lượng nước và áp suất nước. Người được phỏng vấn chia thành 2 nhóm: hộ gia đình đã
có dịch vụ nước máy và hộ gia đình không có dịch vụ nước máy. Để đo lường phúc
lợi, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình thỏa dụng logit. Vì mô hình thỏa dụng logit
cho phép thỏa dụng biên của thu nhập biến đổi khi trường hợp thỏa dụng của thu nhập
bằng tiền thay đổi. Kết quả cho thấy giá trị biên của thuộc tính chất lượng nước cao
hơn nhiều so với thuộc tính áp suất nước. Báo cáo này cũng tìm ra được người ta sẵn
lòng trả ở mức từ 148.000 đồng tới 175.000 đồng cho các cải thiện trong việc cung cấp
nước của họ; với những hộ không có nước máy thì sẵn lòng trả cao hơn cho các dịch
vụ được cải thiện này hơn những người đã xài một lượng cung cố định. Những hộ gia
đình có nước máy sẵn lòng trả 3,5% thu nhập hàng tháng cho việc nâng cao chất lượng
dịch vụ nước, và tỷ lệ cho các hộ không có nước máy trong khoảng từ 4,1% - 4,6%,
phụ thuộc vào kết quả CV hay CM. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà làm chính
sách có thể chọn một kịch bản, gồm những mức thuộc tính khác nhau và ước lượng
WTP cho mỗi thuộc tính, thiết kế dự án nâng cao chất lượng dịch vụ nước cho Tp.
HCM.
 


Tiếp theo là các nghiên cứu ứng dụng phương pháp CM, đa số là các nghiên
cứu nước ngoài đã ứng dụng rất thành công phương pháp này. Bên cạnh đó, Phạm
Nguyễn Hồng Phong, 2011, với đề tài “Ứng dụng mô hình lựa chọn để xác định mức
sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho rau an toàn tại khu vực thành phố Hồ chí Minh”
là một trong số ít các luận văn đã ứng dụng phương pháp này và đã đưa ra các khái
niệm cơ bản cũng như cách ứng dụng mô hình CM vào trường hợp cụ thể là xác định
mức sẵn lòng trả cho sản phẩm rau an toàn. Nghiên cứu này đánh giá mức sắn lòng trả
thêm của người dân cho rau an toàn với hai thuộc tính là bao bì và hệ thống mát. Sau
khi phỏng vấn 40 hộ gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh, mức sẵn lòng trả thêm cho thuộc

tính bao bì, khi cải thiện thì bao bì sẽ được ghi rõ nhãn bao gồm: tên sản phẩm, nguồn
gốc sản xuất và đây là rau an toàn, là 544 đồng/kg và thuộc tính hệ thống mát, làm cho
rau tươi lâu, là 621 đồng/kg.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về huyện Mỏ Cày Nam
Huyện Mỏ Cày Nam nằm phía Nam tỉnh Bến Tre, thuộc cù lao Minh, phía Bắc
– Đông Bắc giáp huyện Mỏ cày Bắc và huyện Giồng Trôm, phía Nam – Đông Nam
giáp huyện Thạnh Phú và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp huyện Giồng Trôm và phía
Tây giáp tỉnh Trà Vinh. Về đơn vị hành chính, huyện Mỏ Cày Nam gồm có 17 xã và 1
thị trấn: Định Thủy, Phước Hiệp, An Thạnh, Đa Phước Hội, Thành Thới B, Bình
Khánh Đông, Bình Khánh Tây, An Định, An Thới, Thành Thới A, Hương Mỹ, Cẩm
Sơn, Ngãi Đăng, Minh Đức, Tân Trung, Tân Hội và thị trấn Mỏ Cày.
Huyện Mỏ Cày Nam với diện tích tự nhiên là 222.0782m2, có hai dòng sông
lớn là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bao bọc hết địa bàn huyện. Ngoài ra, còn có
hệ thống sông nội đồng chằn chịt: sông Thơm, sông Mỏ Cày….tạo điều kiện thuận lợi
trong việc vận chuyển hàng hóa giữa Mỏ cày Nam với các huyện trong tỉnh và với các
tỉnh lân cận. Đồng thời, đây là nguồn nước chính phục vụ cho các hoạt động của người
dân như: sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

 


 


Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Mỏ Cày Nam

Nguồn: Internet
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của huyện với thế mạnh về nhiều
loại cây trồng, vật nuôi và các làng nghề thủ công. Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng

theo hướng gia tăng hiệu quả kinh tế, diện tích đất canh tác lúa, mía giảm chuyển sang
trồng dừa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với xu hướng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng. Diện tích dừa tiếp tục phát triển, do giá dừa ổn định, nên được sự
quan tâm chăm sóc và mở rộng diện tích.Diện tích trồng cây ăn trái giảm, từng bước
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng, năng suất cao, tập trung phát triển
các loại cây trồng kinh tế cao như bưởi da xanh…Diện tích trồng cây ăn trái toàn
huyện còn 11.633,6 ha. Ngành chăn nuôi chiếm hơn 50% tổng giá trị sản lượng nông
nghiệp tại huyện Mỏ Cày Nam từ nhiều năm nay, đứng đầu tỉnh Bến Tre về số lượng
đàn gia súc. Hiện tại huyện Mỏ Cày Nam có 13.500 hộ chăn nuôi với trên 342.000 con
heo (tập trung ở 04 xã Cẩm Sơn, Thành Thới A, Thành Thới B, An Thạnh ) trên
15.000 con bò ( tập trung ở An Định, Thành Thới A, An Thới, Hương Mỹ); trên
150.000 gia cầm (tập trung ở Minh Đức). Ngành chăn nuôi huyện phát triển tương đối

 


ổn định, hiện nay đang phát triển theo xu hướng tập trung qui mô trang trại. Tính đến
năm 2011, toàn huyện có 37 trang trại được cấp giấy chứng nhận. Tuy có diện tích
nước mặt khá lớn nhưng do kỹ thuật thiết kế và điều kiện cấp thoát nước chưa đảm
bảo nên việc nuôi trồng thủy sản chưa đạt hiệu quả cao và ít được chú trọng phát triển,
diện tích khoảng 1513 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 870 ha (có 50 ha nuôi cá da
trơn công nghiệp) và 580 ha nuôi tôm đạt 10.100 tấn (năm 2011).
2.2.2. Tổng quan về xã Thành Thới B
a) Vị trí địa lý
Thành Thới B nằm ven sông Cổ Chiên, cách thị trấn Mỏ Cày Nam khoảng 9
km, phía Đông giáp xã Thành Thới A, phía Tây giáp Khánh Thạnh Tân, phía Bắc giáp
xã An Thạnh và phía Nam giáp sông Cổ Chiên.
Hình 2.2 Bản Đồ Xã Thành Thới B

Nguồn: Internet



 


b) Đặc điểm địa hình, khí hậu
Thành Thới B có khí hậu mang những nét đặc trưng nhiệt đới gió mùa của vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 270C, cao nhất
là 30,10C (xảy ra vào tháng 5) và thấp nhất là 26,60C (xảy ra vào tháng 1). Nhiệt độ
chênh lệch tối đa giữa các tháng vào khoảng 3,50C, điều này chứng tỏ nhiệt độ cao và
ổn định.
Độ ẩm không khí tương đối cao và phân hóa mạnh theo mùa, trung bình 8,27%84,6%, nguồn nước phong phú nên rất thích hợp cho việc phát triển nông ngiệp trên
địa bàn huyện. Lượng mưa trung bình khoảng 1.377 - 2.085mm và tương đối rõ rệt giữ
hai mùa. Lượng mưa trên địa bàn thuộc loại thấp nhất so với đồng bằng sông Cửu
Long.
Huyện Mỏ Cày Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và phân bố rộng
khắp toàn huyện. Trong đó, các sông rạch chính có ảnh hưởng đến địa bàn xã Thành
Thới B gồm các sông lớn như: sông Cổ Chiên, sông Thơm cùng với hệ thống kênh
rạch chằng chịt, chủ yếu có 2 rạch chính là Cả Chát lớn và Cả Chát nhỏ chảy sâu vào
địa phận xã. Sông rạch ở đây chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không điều của
biển Đông, mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, hàng tháng có hai lần
triều cường (ngày 3 và 17 âm lịch) và hai kỳ triều kém (ngày 10 và 25 âm lịch). Do đó,
vào mùa khô hàng năm, hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống
của người dân.
c)Tài nguyên
Đất đai: diện tích đất tự nhiên của xã là 1800,09 ha, trong đó đất canh tác có
diện tích là 924 ha.
Mặt nước: diện tích mặt nước sông là 518 ha; trong đó diện tích mặt nước dùng
để nuôi trồng thủy hải sản là 28 ha.

Tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã: Thành Thới có đất đai màu mỡ, chủ
yếu là đất phù sa; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ổn định, lượng mưa trong năm
tương đối cao, ít bị ảnh hưởng của bão; địa hình bằng phẳng; sông rạch chằng chịt,
thuận tiện cho việc vận chuyển hàng nông sản địa phương. Với những lợi thế trên đã

 


tạo điều kiện cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân được cải
thiện và chất lượng cuộc sống tăng lên.
d)Nguồn nhân lực và giao thông nông thôn
Toàn xã có 2293 hộ dân với dân số là10381 người, trong đó nữ là 5387 người.
Tốc độ phát triển dân số tự nhiên là 0,8%. Số người trong độ tuổi lao động là 5255
người chiếm tỷ lệ 50,62%. Trong đó, lao động trong tỉnh là 4673 người có việc làm ổn
định trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thủ
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Xã có 3,6 km đường quốc lộ 60 đi ngang qua nối liền trung tâm xã với trung
tâm huyện, mặt đường nhựa rộng, chất lượng tốt và 13,35 km đường từ xã đến các ấp
đã được bê tông hóa. Bến phà Cổ Chiên từ Thành Thới B đi Trà Vinh làm cho giao
thông đường bộ thuận lợi hơn và góp phần đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
 


 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với sự sống
Con người mỗi ngày cần 1 kg thức ăn. Riêng cho uống cần đến 1,38 lít nước/ngày.
Nước giúp con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham gia vào các
phản ứng sinh hóa học, các mối liên kết và cấu tạo vào cơ thể. Nước cần cho tất cả vi sinh
vật, động vật, thực vật và con người. Con người có thể nhịn ăn 15 ngày, nhưng nhịn uống
chỉ 2 – 4 ngày là cùng. Ở đâu có nước ở đó đã, đang hoặc sẽ có sự sống và ngược lại, ở
đâu có sự sống thì ở đó tất yếu phải có nước. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, càng
văn minh thì nước cho sinh hoạt càng cao, như ở Nhật Bản, Mỹ, Bắc Âu mỗi người cần
150 lít mỗi ngày, ở nước ta mỗi người cần vào khoảng 90 – 100 lít/ngày. Trong cơ thể
người gần 70% là nước nên khi mất đi từ 6 – 8% nước, con người có cảm giác mệt, nếu
mất 12% có thể hôn mê và có thể chết. Do vậy, nước là không thể thiếu đối với sự sống.
3.1.2 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước
a) Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, rửa chén, rửa bát, các dụng cụ nấu ăn và các
hoạt động khác.
b) Nước máy
Nguồn nước máy có đặc điểm khác biệt hẳn so với các nguồn nước khác, nước
máy được lấy từ nguồn nước mặt, sau đó qua quá trình lọc và xử lý theo một quy trình
nhất định rồi phân phối đến người tiêu dùng. Trong khi đó, các nguồn nước khác thì đa
số lấy lên rồi sử dụng trực tiếp, thường không được lọc, xử lý theo một quy trình nào.
Các nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nước biển đều là nguồn nước mà mọi
 


người được tự do tiếp cận, có quyền sử dụng mà không phải tốn một chi phí nào, còn
nước máy muốn sử dụng thì phải tốn chi phí lắp đặt đường ống, đồng hồ nước ban
đầu, chi phí cho lượng nước sử dụng hàng tháng và không phải ai cũng có nước máy
để sử dụng.

Mặt khác, các nguồn nước tự nhiên thì thường chứa lẫn các tạp chất, chất lượng
nước không đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho sinh hoạt, còn nước máy qua xử lý theo
đúng tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt quy định, đảm bảo chất lượng nước cung cấp
cho người sử dụng.
Nước máy là một hàng hóa có thị trường, thể hiện qua mức giá khi mua 1m3
nước; mỗi nơi sẽ có những mức giá khác nhau, giá nước ở đô thị sẽ khác giá nước ở
nông thôn và giá nước ở các đô thị lớn nhỏ khác nhau cũng khác nhau. Nước máy do
các công ty cổ phần thuộc sở hữu nhà nước khai thác và quản lý do nước là nhu cầu
thiết yếu cho cuộc sống con người, quản lý nhà nước để tránh tạo ra thị trường độc
quyền cho tư nhân gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội và nhất là người tiêu dùng.
Giá nước không do các công ty đặt ra mà do Bộ Tài Chính xem xét, quy định và đưa
xuống. Hiện nay, giá nước có xu hướng ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng nước của
người tiêu dùng ngày một tăng cao, các chi phí khác như chi phí điện, chi phí xăng
dầu, chi phí nhân công… đều tăng dẫn đến chi phí cho nước của các công ty không đủ
bù cho chi phí sản xuất nên giá nước tăng là điều tất yếu cho việc duy trì sự hoạt động,
sản xuất của các công ty.
c) Nước sạch (theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế)
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không có tạp chất,
không chứa chất tan và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thực tế nước tự nhiên luôn
có một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nào đó. Do đó, nước được gọi là sạch
khi nồng độ các chất trong nước và lượng vi khuẩn hiện diện thấp hơn giới hạn cho
phép, là loại nước mà con người có thể sử dụng cho việc ăn uống và sinh hoạt.
d) Nước tương đối sạch (nước hợp vệ sinh)
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống
sau khi đun sôi. Tuy nhiên, nước hợp vệ sinh có chất lượng kém hơn nước sạch, có thể
bao gồm: nước giếng, nước mưa, nước ao hồ được bảo vệ không bị ô nhiễm (có nắp
11 
 



đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng để tắm rửa, phải có lắng lọc, sát trùng đun sôi
mới dùng cho ăn uống.
e) Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật cũng như con người. Ngoài ra,
yêu cầu về độ sạch của nước tùy theo mục tiêu sử dụng nước. Hiến chương Châu Âu
về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây ô nhiễm cho con người, cho công
nghiệp, cho nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loại
hoang dại”.
Có nhiều loại ô nhiễm nguồn nước như:
- Ô nhiễm chất hữu cơ: khi chất hữu cơ có nhiều trong nước, chúng sẽ bị ôxy
hóa và tạo ra nhu cầu ôxy.
- Ô nhiễm do độc chất: ô nhiễm các chất Cation (kim loại nặng) và Anion, một
số kim loại như chì, thủy ngân, nhôm,… ở nồng độ cao.
- Ô nhiễm thuốc trừ sâu.
- Ô nhiễm vi sinh vật.
f) Các chỉ tiêu về chất lượng nước.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, người ta thường dùng các thông số
chất lượng môi trường nước
Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ. Tuy
nhiên với điều kiện của Việt Nam thì hiện nay các thông số vật lý chưa được quan tâm
đúng mức do nhiều nguyên nhân như: yếu tố tâm lý và trình độ nhận thức về mặt
chuyên môn.
Các thông số hóa học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD,
Oxy hòa tan, dầu mỡ, Clorua, Sunfat, Amol, Nitrit, Nitrat, Photphat, các nguyên tố vi
lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều khí, kỵ khí.
Mỗi một môi trường sinh thái khác nhau thì có mức độ ô nhiễm đặc trưng. Các

giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, đất,
nước… phải được xác định thông qua các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
12 
 


quanh, chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và môi trường xung quanh. Tiêu
chuẩn chất lượng nước quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần
phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở những tiêu
chuẩn khoa học nhằm đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người có thể gây ra
bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định. Khả năng mắc các chứng
bệnh khi con người tiếp xúc với nguồn nước chứa các chất ô nhiễm là không kể đến
tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chất lượng nước cho
phép sử dụng trong các nhu cầu sinh hoạt của người dân Việt Nam.
Bảng 3.1. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Ăn Uống
STT

Chỉ Tiêu

1

Màu sắc

2

ĐVT

Giới Hạn Tối Đa Phương Pháp Thử

TCU


15

TCVN 6185 – 1996

Mùi vị

-

Không mùi, vị lạ

3

Độ đục

NTU

5

4

PH

-

6,0 – 8,5

TCVN 6492:1999

5


Clo dư

mg/l

0,3 – 0,5

SMEWW 4500Cl

Cảm quan
TCVN 6184 – 1996

SMEWW 4500 –
6

Hàm lượng Amoni

mg/l

3

NH3C

7

Hàm lượng sắt

mg/l

0,5


TCVN 6177 – 1996

8

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

4

TCVN 6186 – 1996

9

Độ cứng theo tính

mg/l

350

TCVN 6224 – 1996

CaCO3
10

Hàm lượng Clorua

mg/l


300

TCVN 6194 – 1996

11

Hàm lượng Florua

mg/l

1,5

TCVN 6195 – 1996

12

Hàm lượng Asen

mg/l

0,01

TCVN 6626:2000

13

Coliforms tổng số

mg/l


0

TCVN 6187 – 1.2

14

E.coli

mg/l

0

TCVN 6187 – 1.2
Nguồn: Bộ Y Tế, 2009

3.1.3. Lý thuyết thỏa dụng
Lý thuyết kinh tế dựa trên khái niệm thỏa dụng (utility), thỏa dụng được định
nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài lòng đi cùng với những sự lựa chọn thay thế và các
nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối mặt với một sự lựa chọn những hàng hóa hay
13 
 


×