BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Formatted: Font: 11 pt, Bold, Font color: Auto
ĐẶNG THỊ VIỆT HẰNG
NGHIÊN CỨU TẮC TUYẾN SỮA Ở PHỤ NỮ SAU
SINH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI -2017
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 19 pt, Font color: Auto
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Formatted: Font: 11 pt, Bold, Font color: Auto
ĐẶNG THỊ VIỆT HẰNG
NGHIÊN CỨU TẮC TUYẾN SỮA Ở PHỤ NỮ SAU
SINH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƢƠNG
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 19 pt, Font color: Auto
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 60720131
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. Lưu Thị Hồng
HÀ NỘI – 2017
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVBMVTSS
: Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh
BVPSTW
: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
CRP
: C- Reactive Protein (protein phản ứng)
PCT
: Procalcitonin
CTM
: Công thức máu
NCBSM
:Nuôi con bằng sữa mẹ
SKSS
: Sức khỏe sinh sản
TTS
: Tắc tuyến sữa
WHO
: Tổ chức Y Tế Thế giới
UNICEF
: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
Formatted: Font: Times New Roman, 16 pt,
Font color: Auto
Formatted: Normal, Indent: Left: 0.5", Space
Before: 4 pt, After: 4 pt, Don't add space
between paragraphs of the same style, Line
spacing: Double, Tab stops: 1.87", Left
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Normal, Indent: Left: 0.5", Space
Before: 4 pt, After: 4 pt, Don't add space
between paragraphs of the same style, Line
spacing: Double, Tab stops: 1.87", Left
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Font color: Auto
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Font color: Auto
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Font color: Auto
Formatted: Normal, Indent: Left: 0.5", Space
Before: 4 pt, After: 4 pt, Don't add space
between paragraphs of the same style, Line
spacing: Double, Tab stops: 1.87", Left
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Font color: Auto
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với lòng biết
ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Quản lí đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ Sản –
Trường Đại Học Y Hà Nội.
Ban giám đốc bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề
cương, hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa.
Tập thể cán bộ nhân viên khoa khám bệnh, đặc biệt là phòng Vật lí trị
liệu A20 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới:
PGS.TS Lưu Thị Hồng, người cô kính yêu đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, chồng con, anh chị em
trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ với tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Đặng Thị Việt Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Thị Việt Hằng, học viên lớp Cao học khóa XXIV, trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lưu Thị Hồng
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Ngƣời viết cam đoan
Đặng Thị Việt Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 4
1.1. Giải phẫu học tuyến vú ............................................................................ 4
1.2. Sinh lý tuyến vú thai kỳ ........................................................................... 8
1.3. Sinh lí tiết sữa.......................................................................................... 8
1.4. Hướng dẫn cách cho con bú................................................................... 11
1.4.1. Hướng dẫn cho con bú bình thường ................................................. 11
1.4.2. Nuôi trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bình và vú ngậm
nhân tạo .......................................................................................... 13
1.4.3. Các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ ...................................... 14
1.4.4.Một số tình trạng có thể gặp ở vú trong thời kì cho con bú ............... 15
1.5. Tắc tuyến sữa ........................................................................................ 16
1.5.1. Tắc tuyến sữa sau sinh ..................................................................... 16
1.5.2. Viêm tắc tuyến sữa không nhiễm trùng............................................ 18
1.5.3. Tắc tuyến sữa và nhiễm trùng vú sau sinh ....................................... 18
1.5.4. Chẩn đoán phân biệt ........................................................................ 19
1.5.5. Điều trị ............................................................................................ 20
1.5.6. Biến chứng ...................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................ 28
2.2.3. Chọn mẫu ........................................................................................ 29
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 29
2.2.5. Các biến số và chỉ số ....................................................................... 29
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 31
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 33
3.1. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan tắc tuyến sữa ở phụ nữ sau
sinh điều trị tại BVPSTW ..................................................................... 33
3.1.1. Một số yếu tố liên quan tắc tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh điều trị tại
BVPSTW ....................................................................................... 33
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 39
3.2. Kết quả điều trị ...................................................................................... 44
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 53
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................... 53
4.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn .. 53
4.1.2. Đặc điểm con của các bà mẹ tham gia nghiên cứu: .......................... 54
4.1.3. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ ............. 54
4.2 Đặc điểm lâm sàng của tắc tuyến sữa .................................................... 60
4.3. Kết quả điều trị tắc sữa .......................................................................... 62
4.3.1. Các phương pháp điều trị và kết quả điều trị.................................... 62
4.3.2. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả điều trị ............ 64
KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:
Một số đặc điểm của bệnh nhân ............................................... 33
Bảng 3.2:
Một số đặc điểm của trẻ: ........................................................... 34
Bảng 3.3:
Liên quan giữa phương pháp sinh và cho bú trong 1 giờ........... 35
Bảng 3.4:
Chế độ ăn của trẻ dưới 6 tháng tuổi: ......................................... 36
Bảng 3.5:
Cách cho bé bú sữa: .................................................................. 37
Bảng 3.6:
Câu trả lời của bệnh nhân khi được hỏi về cho con bú và tắc sữa: . 37
Bảng 3.7:
Số lần cho con bú và vắt/ hút sữa trong 24 giờ.......................... 38
Bảng 3.8:
Vệ sinh vú trước và sau cho bú: ................................................ 39
Bảng 3.9:
Triệu chứng sốt của bệnh nhân ................................................. 39
Bảng 3.10: Triệu chứng đỏ da ở khối tắc sữa: ............................................. 40
Bảng 3.11: Thời gian xuất hiện tắc sữa sau sinh B ..................................... 40
Bảng 3.12: Số lượng khối tắc sữa ............................................................... 41
Bảng 3.13: Kích thước khối tắc sữa khi khám lâm sàng .............................. 41
Bảng 3.14: Vị trí tổn thương ....................................................................... 42
Bảng 3.15: Liên quan giữa bên tổn thương và tay thuận: ............................ 43
Bảng 3.16: Phương pháp điều trị ................................................................ 44
Bảng 3.17: Kết quả điều trị ......................................................................... 45
Bảng 3.18: Kết quả điều trị của các phương pháp điều trị ........................... 46
Bảng 3.19: Liên quan giữa triệu chứng sốt và kết quả điều trị ................... 47
Bảng 3.20: Liên quan giữa triệu chứng đỏ da tại vị trí tắc sữa vàkết quả điều
trị .............................................................................................. 48
Bảng 3.21: Kết quả điều trị theo vị trí tổn thương ....................................... 49
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa thời gian điều trị và triệu chứng sốt trong
trường hợp khỏi bệnh ............................................................... 50
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thời gian điều trị và triệu chứng đỏ da tại vị
trí khối tắc sữa trong trường hợp khỏi bệnh .............................. 51
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kích thước khối tắc tuyến sữa khi khám lâm
sàng với kết quả điều trị............................................................ 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo phương pháp sinh ....................................... 35
Biểu đồ 3.2: Phân bố tổn thương theo vị trí vú 2 bên .................................... 42
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Giải phẫu tuyến vú...................................................................... 5
Hình 1.2.
Các nhóm hạch liên quan đến vú ................................................ 6
Hình 1.3.
phản xạ Prolactin ........................................................................ 9
Hình 1.4.
Phản xạ Oxytocin ..................................................................... 10
Hình 1.5.
Tư thế khi cho con bú ............................................................... 13
Hình 1.6.
Tư thế cho trẻ sinh đôi bú ......................................................... 13
Hình 1.7.
Cách ngậm bắt vú của trẻ khi bú mẹ ......................................... 13
Hình 1.8.
Cho con bú lợi dụng trọng lực .................................................. 22
Hình 1.9.
Cách vắt sữa ............................................................................. 24
Hình 1.10. Áp xe vú ................................................................................... 27
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho
Formatted: Font: Times New Roman, 16 pt,
Bold
Formatted
...
Formatted
...
đến 6 tháng tuổi. “ Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và các nước
phát triển khác cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tần suất
và/hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới,
viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng
niệu và viêm ruột hoại tử. Một số nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ
có thể có tác dụng bảo vệ đối với hội chứng đột tử ở trẻ em, bệnh đái tháo
đường phụ thuộc Insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, các bệnh lý dịứng
và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa. Nuôi con bằng sữa mẹ còn
có thể cải thiện sự phát triển nhận thức của trẻ” [1].
Việt Nam là một trong những quốc gia ký cam kết thực hiện mục tiêu
thiên niên kỉ do 189 nước kí kết thực hiện cho đến năm 2015, một trong
những hoạt động để đạt được mục tiêu này là thúc đẩy cho trẻ bú sớm và nuôi
con bằng sữa mẹ. Quyết định 4673/QĐ-BYT ngày 10-11-2014 về việc phê
duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh
trong và ngay sau đẻ” [2] và theo bộ luật lao động 2012 quy định tại điều 157,
phụ nữ sau sinh được hưởng chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, hiệu lực từ ngày
01-05-2013, cũng đã góp phần giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cho trẻ bú sớm
và nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Với rất nhiều lợi ích mang lại khi cho trẻ bú sớm và nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu như vậy, nhưng vấn đề này vẫn gặp rất
nhiều khó khăn và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là mẹ bị
Comment [TBA1]: TLTK
Formatted
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto,
Expanded by 0.2 pt
Formatted: List Paragraph, Add space
between paragraphs of the same style, Line
spacing: 1.5 lines
...
2
ít sữa,tắc tuyến sữavà viêm vú sau sinh và nhận thức sai lầm trong nuôi
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto,
Expanded by 0.2 pt
dưỡng trẻ nhỏ.
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto,
Expanded by 0.2 pt
Tắc tuyến sữa sau sinh là một bệnh lí thường gặp do hệ thống ống
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
tuyến sữa bị tắc làm cho sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy
ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con
bằng sữa mẹ.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
áp-xe vú. Từ đó sẽ dẫn tới các hệ lụy: mẹ mất sữa, bé không được bú sữa mẹ,
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
không được hưởng những lợi ích quí giá do sữa mẹ mang lại, mà phải dùng
sữa công thức rất tốn kém, ảnh hưởng về lâu dài sẽ làm các tuyến vú mẹ bị xơ
hóa, dễ mắc các bệnh về vú.
Trong giai đoạn tiết sữa, xuất độ viêm vú 1-10%. Áp xe vú chiếm 311% viêm vú và 0,1-0,3% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ[3][4].
Đây là một vấn đề tuy không mới mẻ nhưng có rất ít nghiên cứu để đưa
ra các số liệu liên quan đến bệnh lí này tại Việt Nam trong những năm gần
đây. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu tắc tuyến
sữaở phụ nữ sau sinh điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng”với các
mục tiêu sau:hi vọng góp phần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ đạt hiệu quả
cao nhất.
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan tắc
tuyếnsữaởphụ nữ sau sinhđiều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung
ương từ tháng 1đến tháng 6 năm 2017.
2. Đánh giá kết quả điều trịtắc tuyến sữaở phụ nữ sau sinhđiều trị tại
bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1đến tháng 6 năm 2017.
3
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu học tuyến vú
Ở phụ nữ trưởng thành kích thước và hình dạng bình thường của vú có
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 16 pt, Bold
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 14 pt, Bold
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.4 li
thể thay đổi đáng kể. Khi đứng, núm vú ngang với khoảng gian sườn bốn, có
thể thấy vú trải dài từ xương ức đến đường nách trước và vùng được gọi là
đuôi nách, nơi một phần của mô vú lan vào mỗi bên nách. Cấu trúc vú gồm 3
phần: da, mô dưới da và mô vú. Trong đó mô vú gồm mô tuyến và mô đệm.
Mô vú nằm trên cân ngực, ở dưới là cơ ngực lớn,trên các cơ răng cưa
trước ở hai bên và được bao quanh bởi lớp nông và sâu của cân dưới da. Cân
ngực chỉ thâm nhập nách tại đuôi nách. Vú là một khối được nâng đỡ và treo
lên bởi các dây chằng Cooper, đây là các vách mô liên kết sợi gắn liền các lớp
sâu với các lớp nông của cân dưới da và từ đó với da. Nếu các dây chằng
Cooper bị ảnh hưởng, như một quá trình viêm hoặc tân sinh phát triển trong
khối u vú sẽ đưa đến sự co kéo da và thường được xem như dấu hiệu gián tiếp
của ung thư vú.
Quầng sắc tố chứa các tuyến bã giúp bôi trơn núm vú trong thời kỳ
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.5",
Line spacing: Multiple 1.4 li
cho con bú. Các bó cơ trơn nằm trong da và giúp núm vú cương lên khi vú
bị kích thích.
Tuyến vú của phụ nữ có 10 - 20 thùy, sắp xếp hình nan hoa, mỗi thùy
chứa vô số tiểu thùy tạo bởi các cụm nang sữa. Biểu mô lát sừng hoá đi từ da
núm vú vào trong ống dẫn sữa tiếp nối với các tế bào lát trụ, nơi phân cách
giữa biểu mô lát sừng hoá với biểu mô tuyến. Các ống dẫn sữa được lót bởi
một hoặc hai lớp thượng mô trụ. Các tế bào thượng mô ống này nằm trên
màng đáy là màng phân cách chúng với gian chất và mô mỡ xung quanh. Ống
dẫn sữa không có các sợi cơ, nhưng các tế bào thượng mô cơ chung quanh và
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.5",
Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
Multiple 1.4 li
5
các sợi đàn hồi đáp ứng với kích thích nội tiết tố (ví dụ Oxytocin), dẫn đến
việc vận chuyển sữa về phía núm vú. Các ống dẫn sữa nối với các ống trong
tiểu thùy và các ống này lại nối với các nang sữa. Lòng nang sữa được phủ
bởi lớp biểu mô trụ thấp giúp tạo sữa vào giai đoạn cuối thai kỳ và thời kỳ
cho con bú.
Nếu không có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào (ví dụ giãn ống dẫn sữa),
đường kính ống dẫn sữa khoảng 0,5mm. Bóng là sự giãn nở của hệ thống để
dự trữ sữa trong thời kỳ cho con bú. Mỗi thùy nằm chìm trong mô mỡ và
cùng dây chằng Cooper có vai trò chính trong việc tạo đường nét cho vú. [5]
[6] [7]
Hình 1.1. Giải phẫu tuyến vú
1. Cơ gian sườn
5. Quầng vú
2. Cơ ngực lớn
6. Ống góp – Xoang sữa
3. Thùy tuyến vú
7. Mô mỡ dưới da
4. Núm vú
8. Nếp vú dưới – nếp lằn vú
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 14 pt, Italic
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 14 pt, Italic
6
Cung cấp máu:
Formatted: Justified, Indent: First line: 0",
Line spacing: 1.5 lines
Vú nhận máu từ ba nguồn chính: động mạch ngực trong (dưới và bên
xương ức), động mạch ngực bên, các nhánh đầu vai - ngực của động mạch nách.
Khoảng 60% khối lượng tuyến vú, chủ yếu là phần trung tâm được cấp máu từ
nhánh xiên trước của động mạch ngực trong, còn khoảng 30% vú, chủ yếu là ¼
trên ngoài được cấp máu bởi động mạch ngực bên.
Máu tĩnh mạch tập hợp thành vòng nối tĩnh mạch bao quanh,tĩnh mạch
dưới núm vú và liên tục với tĩnh mạch nách hoặc tĩnh mạch ngực trong thông
qua các nhánh nối. [5] [6].
Hệ thống bạch huyết của vú
Ước tính có khoảng 3% lượng bạch huyết từ vú (các mạch lymphô bắt
nguồn dọc theo các ống trong khoảng liên tiểu thùy và dẫn lưu dịch từ phần tư
trong dưới)chảy tới chuỗi hạch vú trong, trong khi 97% (bạch huyết vùng
trung tâm vú, núm vú, các phần tư trên ngoài và dưới ngoài ) chảy tới chuỗi
hạch nách. [4] [5].
Hình 1.2. Các nhóm hạch liên quan đến vú
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.5",
Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
1.5 lines
7
8
Thần kinh
Thần kinh vú là phân nhánh của thần kinh da trước và sau của dây thần
kinh liên sườn từ thứ 3 đến thứ 6. Thần kinh núm vú bắt nguồn từ nhánh da
bên của dây thần kinh liên sườn thứ tư[8][9].
1.2. Sinh lý tuyến vú thai kỳ
Nhu mô tuyến vú tăng sinh. Các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu
thuỳ, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ-biểu mô. Các ống
dẫn sữa dài và phân nhánh. Các mạch máu tăng sinh.
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Bold, Not Italic
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Bold, Not Italic
Formatted: Normal, Justified, Space Before: 0
pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.47 li
Nguồn gốc của sự phát triển này là do ảnh hưởng của các hormon.
Estrogen và progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát
triển ống dẫn sữa, làm cho các tiểu thuỳ nhạy cảm với các hormon khác.
Progesteron làm phát triển các tiểu thuỳ.
Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron,
tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai,
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.56",
Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
Multiple 1.47 li
tuyến vú chưa thực sự hoạt động vì estrogen ức chế prolactin, sự ức chế này
xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú. [10].
1.3. Sinh lí tiết sữa
Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiết tố chính là prolactin
và oxytocin.
Formatted: Font: 14 pt, Bold, Not Italic
Formatted: Font: 14 pt, Bold, Not Italic
Formatted: Font: 14 pt, Bold, Not Italic
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines
Phản xạ Prolactin – cơ chế tạo sữa
Prolactin là hormone do thùy trước tuyến yên tiết ra có tác dụng kích
thích tuyến vú tạo sữa. Nồng độ prolactin tăng từ lúc mang thai 8 tuần cho đến
khi thai đủ tháng. Prolactin chỉ phát huy tác dụng khi thoát ức chế của estrogen,
và chỉ khi được chuẩn bị tốt bởi estrogen và progesterone.
Nồng độ estrogen và progesteron giảm sau khi sinh làm giải phóng
prolactin và sự tiết sữa được thiết lập 3-4 ngày sau sinh ở con so, 2 - 3 ngày ở
con dạ. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng đột
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines
9
ngột và kéo theo tổng hợp nhiều sữa. Sữa đầu tiên còn gọi là sữa non được tạo
bởi các tế bào nhũ nang bị thoái hóa mỡ và bong ra cùng các bạch cầu.
Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động
tác mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phóng
prolactin. Prolactin tăng 10 lần khi mang thai, tăng 10-20 lần trong giai đoạn
cho con bú. Nồng độ prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau
bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau.
Sau này, sự tiết sữa được duy trì bằng hiện tượngtương hết sữa trong
các tiểu thùy mỗi khi cho trẻ bú. Các tiểu thuỳ chỉ sản xuất sữa khi sữa trong
tiểu thuỳ được lấy hết đi. Tới lúc này, nồng độ prolactin trong máu giảm dần
về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết các hormon
hướng sinh dục xuất hiện lại dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại. Người
ta thấy rằng ở những phụ nữ cho con bú kéo dài hai năm hay hơn thì:
Ssau 1 năm, 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại và .
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines
Ssau 2 năãm, vẫn còn 20% số phụ nữ chưa có kinh trở lại.
Formatted: Normal, Justified, Space Before: 0
pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Pattern:
Clear
Muốn tăng khả năng tiết sữa của bà mẹ, cần cho bà mẹ ăn uống nghỉ
ngơi đầy đủ, hợp lí, đồng thời bà mẹ phải cho trẻ bú nhiều, bú thường xuyên
và bú đúng cách [1][7][10][11].
Hình 1.3: phản xạ Prolactin
10
Phản xạ oxytocin – cơ chế phun sữa
Oxytocin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiết sữa thông qua tác
dụng làm co bóp các xoang sữa để đẩy sữa vào các ống dẫn tạo điều kiện cho
Formatted: Normal, Justified, Space Before: 0
pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.47 li,
Pattern: Clear
trẻ bú dễ dàng. Cơ chế của hiện tượng này được tóm tắt như sau:
Kích thích do động tác bú của trẻ lên đầu vú tạo các tín hiệu thần kinh
truyền từ các đầu mút thần kinh cảm giác về não. Các tín hiệu qua thân não
cuối cùng được chuyển đến các neuron tiết oxytocin nằm trong nhân cạnh não
thất và nhân trên thị tại vùng dưới đồi làm tiết oxytocin.
Oxytocin theo máu đến tuyến vú làm co bóp các tế bào biểu mô ống
dẫn sữa.Chưa đến 1 phút sau khi có kích thích bú của trẻ, sữa bắt đầu chảy ra
từ núm vú của mẹ.
Như vậy điểm then chốt của cơ chế tạo sữa là động tác mút vú của trẻ
điều khiển tất cả và trẻ càng bú nhiều càng tạo ra nhiều sữa. Nếu phản xạ
Oxytocin hoạt động không tốt thì trẻ khó bú đủ sữa. đó là hiện tượng sữa
không chảy ra mặc dù các nang vẫn tiết sữa.
Tác dụng của Oxytocin còn làm co cơ tử cung, giúp bà mẹ giảm chảy
máu sau đẻ, nhưng đôi khi gây đau tử cung khi cho trẻ bú trong vài ngày đầu
sau đẻ [1][7][10][11].
Hình 1.4. Phản xạ Oxytocin
Formatted: Justified, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.47 li,
Pattern: Clear (White)
11
Các yếu tố ức chế tạo sữa
Trong sữa mẹ có một chất làm giảm hoặc ức chế sự tạo sữa. Nếu vú đầy
sữa thì yếu tố ức chế sẽ tác dụng lên tế bào tiết sữa làm ngừng tiết sữa. Việc
này bảo vệ vú tránh được những ảnh hưởng có hại do quá đầy sữa. Tác dụng
này là cần thiết làm ngừng tiết sữa trong trường hợp trẻ phải ngừng bú mẹ vì
một lý do nào đó. Nếu trẻ bú hết hoặc vắt hết sữa trong vú ra thì yếu tố ức chế
này cũng mất đi, vú lại tạo sữa nhiều hơn. Vú càng rỗng thì càng tạo sữa
nhiều. Vì vậy nếu trẻ ngừng bú một bên vú thì vú đó cũng ngừng tạo sữa; nếu
trẻ bú vú bên nào nhiềuhơn thì vú đó sẽ tạo sữa nhiều hơn và to hơn bên kia.
Vì vậy, để tạo được nhiều sữa, bà mẹ cần lưu ý:
- Cần cho trẻ bú kiệt sữa hoặc vắt hết sữa ra để kích thích vú tiếp tục
tạo sữa.
- Nếu trẻ không thể bú được một vú hoặc cả hai vú thì cần phải vắt sữa
ra giúp kích thích vú tiếp tục tạo sữa [7].
Sự xuống sữa:
Formatted: Font: 14 pt, Italic, Font color: Auto
Ở người con so, sự xuống sữa vào ngày thứ 3, người con rạ ngày thứ 2
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
với các các triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức đầu, khó chịu, mạch hơi
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
nhanh... Hai vú cương to và đau. Tuy nhiên, những triệu chứng này không
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
mang tính điển hình. Sau 24 giờ - 48 giờ các triệu chứng mất khi có hiện
tượng tiết sữa [11].
1.4. Hướng dẫn cách cho con bú
1.4.1. Hướng dẫn cho con bú bình thường
Luôn giữ sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Sau sinh cho con
bú sớm nhất khi có thể. Trước khi cho bú cần rửa sạch tay, dùng khăn bông
thấm nước sạch, ấm vệ sinh vú và đầu vú.
Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm...), nhưng cần
giữ cho thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và
thân thẳng, mặt hướng về phía vú, để miệng trẻ sát ngay núm vú. Bà mẹ cho
Formatted: Font: 14 pt, Font color: Auto
Formatted: 20, Line spacing: Multiple 1.45 li,
Tab stops: Not at 0.38" + 0.5" + 0.75"
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Font: 14 pt
12
núm vú chạm vào môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng, chuyển nhanh núm vú
vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút
chậm, sâu, có khoảng nghỉ.
Mỗi lần bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia. Không
để lại sữa thừa trong vú sau khi cho bú, nếu bé bú không hết cần vắt hết sữa ra
bằng tay hoặc bằng máy hút sữa. Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước,
hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa
không được bú hết sẽ tích tụ lại.
Sau khi cho bú vệ sinh lại núm vú. Núm vú cần được giữ gìn sạch sẽ,
khô thoáng. Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng, có miếng mút nhỏ để giữ cho
sữa đừng rỉ ra áo ngoài.
Đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, đảm bảo miệng và lưỡi bé luôn
sạch sẽ.
Về số lần cho con bú: phụ thuộc vào nhu cầu bú mẹ của trẻ. Trong
những ngày đầu số lần cho con bú từ 7 đến 9 lần. Cho đứa trẻ bú cả hai vú,
mỗi lần cho bú không nên quá 15 phút. Các lần cho bú cách nhau từ 2 đến 3
giờ, nhưng tốt nhất là cho bú khi trẻ đòi bú. Sau vài ngày trẻ sẽ tự điều chỉnh
số lần bú và khoảng cách giữa các lần bú [10][12].
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.5"
Formatted: Body Text, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: single, Tab stops:
0.5", Left
A
A. Mẹ nằm cho con bú
B
C
B, C.Mẹ ngồi cho con bú
13
Hình 1.5. Tư thế khi cho con bú
Formatted: H., Space Before: 0 pt, After: 0
pt, Line spacing: single, Tab stops: Not at
0.38" + 0.75" + 1.48" + 1.67" + 1.77" +
1.97"
Hình 1.6. Tư thế cho trẻ sinh đôi bú
Đúng (C)
Không đúng (D)
Hình 1.57. Cách ngậm bắt vú của trẻ khi bú mẹ
1.4.2. Nuôi trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bình và vú ngậm
nhân tạo
Sữa tiết ra trong những ngày đầu sau sinh là sữa non do vậy thường đặc
và sánh, nếu không cho trẻ bú sớm để giải phóng sẽ ứ đọng lại gây tắc tuyến
sữa. Việc không cho trẻ bú sớm sẽ không kích thích tiết sữa và mẹ có xu
hướng dùng sữa công thức thay thế cho sữa mẹ hơn.
Thức ăn thay thế sữa mẹ được chế biến từ nhiều loại sữa khác nhau (sữa
Formatted: Font color: Auto, English (United
States)
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
Formatted: H., Space Before: 0 pt, After: 0
pt, Line spacing: Multiple 1.4 li, Tab stops: Not
at 0.38" + 0.75" + 1.48" + 1.67" + 1.77" +
1.97"
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
động vật, sữa đậu nành và dầu thực vật). Các loại sữa này mặc dù đã được
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
điều chỉnh, chế biến để giống với thành phần sữa mẹ nhưng vẫn không thể
Formatted: Font: 14 pt, English (United
States)
hoàn hảo như sữa mẹ và có thể làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ. Ngoài
Formatted: Font: (Default) Times New
Roman, 14 pt, Font color: Auto
14
ra nuôi trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bình và vú ngậm nhân
tạo sẽ có nhiều bất lợi:
- Lượng sữa mẹ giảm dần do nhu cầu sữa mẹ giảm
- Trẻ quen với núm vú cao su nên sẽ từ chối vú mẹ khi cho trẻ bú trực tiếp
- Khớp ngậm bắt vú sai. Trẻ dễ bị sặc sữa khi quay lại bú mẹ vì khớp
ngậm bắt vú đã quen với hình dáng của núm vú giả
- Bình bú và vú ngậm nhân tạo dễ bị nhiễm khuẩn vì khó vệ sinh làm cho
trẻ có nhiều nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa[7].
1.4.3. Các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ tiếp xúc da kề da và bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh
Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.
Đối với các trường hợp mổ lấy thai: Thông thường các bà mẹ có thể cho
con bú trong khoảng 4 giờ đầu sau mổ, ngay sau khi bà mẹ tỉnh. Thời gian bà
mẹ tỉnh chính xác phụ thuộc vào tình trạng của từng bà mẹ và cách thức giảm
đau trong mổ. Nếu được gây tê tủy sống bà mẹ có thể cho bú trong vòng 30
phút đến 1 giờ đầu sau mổ. Trẻ khỏe mạnh đủ tháng thường không cần ăn
thức ăn hoặc nước uống gì trước khi bà mẹ cho trẻ bú, vì vậy trẻ có thể chờ
mẹ trong một vài giờ.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào
khác kể cả nước trắng.
Không cho trẻ ăn bằng bình bú với núm vú nhân tạo. Nên cho trẻ ăn
bằng cốc và thìa khi cần.
Cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi[7].
Formatted: Normal, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: Bold, Not Italic, Font color:
Auto, Dutch (Netherlands)