Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kiến thức về vệ sinh tay và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng y tế hà nội học lâm sàng tại bệnh viện đa khoa xanh pon năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

LƢƠNG ANH VŨ

KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH TAY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ
NỘI HỌC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
XANH PÔN NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Văn Tân
2. PGS. TS. Vũ Phong Túc

THÁI BÌNH – 2020


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CĐHA



Chẩn đoán hình ảnh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

VSV

Vi sinh vật

VST

Vệ sinh tay

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế Công cộng
Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới TS. Phạm Văn Tân và PGS.TS. Vũ Phong Túc là hai người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tư vấn cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hà Nội, Ban
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y
tế Hà Nội, anh chị em đồng nghiệp đã phối hợp và tạo điều kiện giúp tôi điều tra,
thu thập xử lý số liệu kịp thời, chính xác góp phần quan trọng cho việc hoàn
thành bản luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình cùng bạn bè, đồng
nghiệp đã chia sẻ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Học viên

Lương Anh Vũ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Lương Anh Vũ, học viên chuyên ngành Thạc sĩ Y tế công cộng
K16 năm học 2018-2020.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Văn Tân và PGS.TS. Vũ Phong Túc.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Lương Anh Vũ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 3
1.1.1. Vệ sinh tay thường quy và vệ sinh tay vô khuẩn .............................. 3
1.1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện .................................................................... 4
1.2. Các tác nhân gây bệnh trên bàn tay ........................................................ 5
1.2.1. Một số tác nhân gây bệnh trên bàn tay ............................................. 5
1.2.2 Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay ..................... 6
1.2.3. Đường lây truyền qua bàn tay......................................................... 10
1.2.4. Hiệu quả vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện ... 11
1.3. Thực trạng vệ sinh tay trên Thế giới và Việt Nam ............................... 12
1.3.1 Trên Thế giới ................................................................................... 12
1.3.2. Tại Việt Nam................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 22
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu ......................................... 22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................... 23
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ...................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin và các kỹ thuật áp dụng............... 24
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................ 25
2.3. Biến số trong nghiên cứu ...................................................................... 31
2.3.1. Kiến thức về vệ sinh tay của sinh viên đang học lâm sàng tại Bệnh
viện Đa khoa Xanh Pôn ............................................................................ 31


2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về vệ sinh tay của sinh viên
đang học lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ............................... 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 31
2.5. Tổ chức nghiên cứu............................................................................... 32
2.6. Sai số và cách khống chế sai số ............................................................ 32
2.7. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 33
3.1. Đánh giá kiến thức về vệ sinh tay của sinh viên................................... 33
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức vệ sinh tay ............................... 48
3.3. Phỏng vấn sâu ban lãnh đạo bệnh viện và thảo luận nhóm sinh viên... 50
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 55
4.1. Đánh giá kiến thức về vệ sinh tay thường quy của sinh viên ............... 55
4.2. Một số yếu tố liên quan kiến thức vệ sinh tay ...................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 33

Bảng 3.2.

Phân bố chuyên ngành theo năm học ......................................... 34

Bảng 3.3.

Tỷ lệ sinh viên được đào tạo vệ sinh tay theo chuyên ngành ..... 34

Bảng 3.4.

Kiến thức đúng của sinh viên về đường lan truyền mầm bệnh
phổ biến nhất ............................................................................... 35

Bảng 3.5.

Kiến thức của sinh viên về yếu tố lan truyền chủ yếu của
nhiễm khuẩn bệnh viện ............................................................... 36

Bảng 3.6.

Kiến thức đúng của sinh viên về vệ sinh tay khi đi lâm sàng .... 37

Bảng 3.7.

Thời điểm vệ sinh tay ngăn ngừa mầm bệnh cho nhân viên y tế...... 38

Bảng 3.8.


Kiến thức đúng của sinh viên về vệ sinh tay .............................. 39

Bảng 3.9.

Kiến thức đúng của sinh viên về các phương pháp vệ sinh tay
cần thiết trong một số tình huống ............................................... 40

Bảng 3.10. Kiến thức của sinh viên về những yếu tố nguy hại nên tránh
lây lan từ bàn tay nhân viên y tế ................................................. 41
Bảng 3.11. Điểm trung bình kiến thức chung về vệ sinh tay của sinh viên ... 42
Bảng 3.12. Đánh giá chung về mức độ kiến thức vệ sinh tay theo điểm ...... 43
Bảng 3.13. Kiến thức của sinh viên về mức độ diệt khuẩn của rửa tay
thường quy .................................................................................. 45
Bảng 3.14. Kiến thức của sinh viên về mức độ diệt khuẩn của sát khuẩn
tay nhanh ..................................................................................... 45
Bảng 3.15. Phương tiện cần thiết phục vụ cho việc vệ sinh tay thường quy.......46
Bảng 3.16. Loại khăn lau cần thiết phục vụ cho vệ sinh tay......................... 46
Bảng 3.17. Vị trí cần trang bị bồn rửa tay cho nhân viên y tế tại các khoa
phòng........................................................................................... 47
Bảng 3.18. Kiến thức đạt về vệ sinh tay của sinh viên theo chuyên ngành .. 48
Bảng 3.19. Kiến thức đạt về vệ sinh tay của sinh viên theo giới tính ........... 49
Bảng 3.20. Kiến thức đạt về vệ sinh tay của sinh viên sau khi được đào tạo .... 49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức đúng của sinh viên về vai trò của VST ............. 43
Biểu đồ 3.2. Hệ vi khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế và tác nhân gây
nhiễm khuẩn bệnh viện .................................................... 44
Biểu đồ 3.3. Vị trí đặt bồn rửa tay tại các khoa phòng ......................... 47

Biểu đồ 3.4. Kiến thức đúng của sinh viên về 5 thời điểm rửa tay bắt buộc ... 48

DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 2.1: Năm thời điểm vệ sinh tay của nhân viên y tế......................... 28
Hình ảnh 2.2. 6 bước vệ sinh tay theo quy định của Bộ Y tế ......................... 29

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1.

Sự thay đổi về kiến thức, thực hành và tần suất vệ sinh tay của
sinh viên trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 ........................ 50

Hộp 3.2.

Các biện pháp phối hợp với vệ sinh tay trong thời gian diễn ra
dịch COVID-19............................................................................. 51

Hộp 3.3.

Những công việc cần phối hợp với vệ sinh tay trong thời gian
diễn ra dịch COVID-19................................................................. 52

Hộp 3.4.

Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện ................................................ 53

Hộp 3.5.

Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện ................................................ 54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn Bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối
quan tâm rất lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho
thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện,
tăng chi phí điều trị. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm khoảng
5- 10% ở các nước phát triển và 15- 20% ở các nước đang phát triển [1].
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng nhiễm khuẩn bệnh viện như: môi trường
ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn, và con
người trong bệnh viện nhưng trong đó một nguyên nhân khá phổ biến và rất
quan trọng đó là bàn tay của nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Ô
nhiễm bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong
nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn”
và “Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa
nhiễm khuẩn bệnh viện”. Vệ sinh tay là một biện pháp khá đơn giản, chi phí
thấp, dễ thực hiện rất hiệu quả để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và bảo
vệ nhân viên y tế [69].
Tại Việt Nam, theo số liệu được đưa ra trong đại hội của Hội Kiểm soát
nhiễm khuẩn Hà Nội lần thứ nhất của bệnh viện Bạch Mai cho thấy mỗi
trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ
9,4 đến 24,3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32,3 triệu đồng.
Vệ sinh bàn tay được Bộ y tế xác nhận là biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn
hàng đầu trong cơ sở khám chữa bệnh. Công tác rửa tay trong khám chữa
bệnh đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam nhưng chưa được hệ thống hóa thành
một lĩnh vực có tính chất chuyên môn, mà nằm rải rác trong một số quy chế
chuyên môn. Ngày 12/10/2007 Bộ Y tế đã có công văn 7517/BYT-ĐTR về



2

việc hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh
bằng dung dịch cồn nhằm hạn chế sự lây truyền dịch bệnh [1], [12].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rửa tay được coi là liều vaccine tự
chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí. Chỉ một động tác rửa tay
sạch với nước và xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng truyền bệnh shigella,
vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người
mỗi năm trên thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy việc rửa tay có thể làm giảm
nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45% [69]. Sinh viên trường Y là những nhân
viên y tế tương lai, trong quá trình học tập lâm sàng tại các bệnh viện, cũng có
vai trò quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, một nghiên cứu trên
sinh viên điều dưỡng Trường Trung cấp Phương Nam đã chỉ ra chỉ có 55,8%
học sinh vệ sinh tay trước khi thăm khám người bệnh và 78,3% có kiến thức
đúng về vệ sinh tay thường quy [36]. Nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao
ý thức vệ sinh tay cho những nhân viên y tế tương lai, từ đó góp phần hạn chế
hiễm khuẩn bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện nghiên
cứu đề tài:
“Kiến thức về vệ sinh tay và một số yếu tố liên quan của sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội học lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh
Pôn năm 2019”
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá kiến thức về vệ sinh tay của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Hà Nội đang học lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019
2. Xác định yếu tố liên quan tới kiến thức về vệ sinh tay của sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đang học lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa
Xanh Pôn năm 2019



3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vệ sinh tay thường quy và vệ sinh tay vô khuẩn
Các phương pháp vệ sinh tay thường áp dụng trong bệnh viện
1.1.1.1. Vệ sinh tay:
- Là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng xà phòng thường, rửa
tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa
cồn. Nhằm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật trên tay.
1.1.1.2. Rửa tay thường quy với xà phòng thông thường:
- Là rửa tay với nước và xà phòng thường.
- Tác dụng: Loại bỏ các vi khuẩn tạm trú ở mức độ trung bình, và được
áp dụng khi làm các công việc khám và chăm sóc thông thường
1.1.1.3. Vệ sinh tay thường quy với xà phòng diệt khuẩn
- Là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn.
- Tác dụng: Đào thải và diệt các vi khuẩn tạm trú, và được áp dụng khi
làm các kỹ thuật đòi hỏi vô khuẩn ở mức độ trung bình.
1.1.1.4. Sát khuẩn tay bằng cồn
- Là hình thức vệ sinh tay khi không có nước hoặc không có thời gian.
- Tác dụng: Hiệu quả như vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn, và được
áp dụng ở những nơi không có nước để vệ sinh tay thường quy và khi bàn tay
không nhìn thấy dính máu và dịch cơ thể người bệnh.
1.1.1.5. Chà tay khử khuẩn: Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch vệ sinh
tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn
tay. Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn
ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử
khuẩn khác.



4

1.1.1.6. Vệ sinh tay ngoại khoa: Là rửa tay khử khuẩn hoặc chà tay khử khuẩn
được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ phổ vi
khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay). [13]
1.1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm
sóc y tế là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc,
điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi
nhập viện. Các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ (2 ngày). Tiêu chuẩn
để xác định và phân loại một số loại nhiễm khuẩn bệnh viện gồm kết hợp
chẩn đoán lâm sàng và các kết quả xét nghiệm khác.
* Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện như:
- Do can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh
- Do môi trường bệnh viện có nhiều nguy cơ
- Do sức đề kháng của người bệnh suy yếu vì bệnh tật
- Do vi khuẩn bệnh viện là những chủng vi khuẩn kháng thuốc
- Do dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn
- Do thực hành của nhân viên y tế.
Tỷ lệ điều dưỡng viên của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có kiến thức
chung đúng về KSNK là chỉ hơn một nửa (61,76%), có hiểu biết đúng về các
vấn đề trong phòng chống NKBV chỉ ở mức trung bình: khử khuẩn tiệt khuẩn
(58,82%); phòng ngừa chuẩn (52,21%); phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết
(49,26%); phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (44,12%); về phòng ngừa viêm
phổi bệnh viện (46,32%); tiêm an toàn (69,85%). Kiến thức về KSNK BV của
điều dưỡng viên hồi sức tích cực còn hạn chế. Cần tăng cường đào tạo nâng
cao kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của điều dưỡng ở bệnh viện,
đồng thời kết hợp với hệ thống nhắc nhở khoa phòng, giám sát và phản hồi để
giảm thiểu các trường hợp NKBV [9].



5

Qua một nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy tỷ lệ NKBV chung chiếm 53,9%. NKBV ở từng khoa, phòng: khoa lâm
sàng 1 (44,4%); khoa lâm sàng 2 (59,4%), khoa phục hồi chức năng (50%).
Về vi khuẩn gây NKBV: NKBV do 1 vi khuẩn (89,1%); đồng nhiễm 2 vi
khuẩn (10,9%) [20].
Tỷ lệ mắc nhiễn khuẩn bệnh viện hàng năm ước tính 5,2%, tỷ lệ này dành
cho khoảng 121.000 người bệnh bị ảnh hưởng ở mỗi quốc gia; nguy cơ tử
vong trong 90 ngày cũng tăng 80% ở những người bệnh nhiễm khuẩn bệnh
viện, và NKBV trở thành một gánh nặng rất lớn liên quan đến chăm sóc sức
khỏe người bệnh, thời gian điều trị bệnh, khả năng sống sót và tiêu hao kinh
tế của người bệnh [50].
1.2. Các tác nhân gây bệnh trên bàn tay
1.2.1. Một số tác nhân gây bệnh trên bàn tay
Các tác nhân gây bệnh trên đôi bàn tay nhân viên y tế khá phong phú và đa
dạng về chủng loại, tính chất và đặc điểm sinh học, nhất là tính đề kháng với
kháng sinh. NKBV qua bàn tay của nhân viên y tế có thể do một hoặc nhiều tác
nhân gây bệnh gây nên, làm tăng thêm quá trình bệnh lý, khó khăn cho điều trị.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều NKBV do vi khuẩn gây bệnh cơ hội
gây nên, làm cho ngăn ngừa và kiểm soát NKBV gặp nhiều khó khăn và phức
tạp. Trên da bàn tay có hai nhóm vi sinh vật thường cư trú: Là vi khuẩn vãng
lai và vi khuẩn định cư.
+ Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S.
aureus, S. hominis, v.v. và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter,
Enterobacter... Các vi khuẩn gram (-) thường chiếm tỷ lệ cao ở tay NVYT
thuộc đơn vị hồi sức cấp cứu, đặc biệt ở những người VST dưới 8 lần/ngày.
Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy

không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có


6

thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay. Để loại bỏ các vi khuẩn
này trên da tay trong VST ngoại khoa, các thành viên kíp phẫu thuật cần VST
bằng dung dịch VST chứa cồn hoặc dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine
4% trong thời gian tối thiểu 3 phút.
+ Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da NB
hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh viện (chăn, ga giường, dụng cụ phương
tiện phục vụ NB) và làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị.
Mức độ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian thực
hiện thao tác và tần suất VST của NVYT.
- Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, tuy nhiên phổ vi
khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thường quy (rửa tay với nước và
xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian 20
giây-30 giây). Do vậy, VST trước và sau tiếp xúc với mỗi NB là biện pháp
quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV. VST trước phẫu thuật cần loại bỏ cả
hai phổ vi khuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình VST ngoại
khoa [4].
1.2.2 Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay
- Lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác qua bàn tay
NVYT cần một chuỗi các yếu tố, gồm: (1) Vi sinh vật (VSV) có trên da NB
hoặc trên bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh NB truyền vào tay NVYT; (2)
Tiếp theo, NVYT không VST hoặc VST không đúng quy trình hoặc sử dụng
hóa chất VST không thích hợp, (3) Cuối cùng, bàn tay bị ô nhiễm của NVYT
phải tiếp xúc trực tiếp NB khác hoặc gián tiếp qua các dụng cụ, thiết bị sử dụng
trên NB.
- Trong môi trường bệnh viện, mọi nơi bàn tay đụng chạm vào đều có

vi khuẩn trên đó. Các tác nhân NKBV không chỉ có ở các vết thương nhiễm


7

khuẩn, ở chất thải và dịch tiết của NB mà thường xuyên có trên da lành của
NB. Lượng vi khuẩn (ví dụ: S. epiderminis, Proteus mirabilis, Klebsiella spp.
và Acinetobacter spp.) có ở 1 cm2 da lành của NB thay đổi từ 102 đến 106 vi
khuẩn, nhiều nhất là ở vùng bẹn, vùng hố nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay.
Có 25% da người bình thường mang S. Aureus, da người mắc bệnh tiểu
đường, NB lọc máu chu kỳ và người viêm da mãn tính có S. aureus định cư
cao hơn. Các tác nhân gây bệnh này, đặc biệt là các chủng tụ cầu hoặc cầu
khuẩn đường ruột có khả năng sống sót cao trong điều kiện môi trường khô,
làm ô nhiễm quần áo, ga giường, đồ dùng cá nhân và bề mặt các phương tiện
khác trong buồng bệnh.
- Trong quá trình chăm sóc NB, bàn tay NVYT thường xuyên bị ô nhiễm
VSV có ở trên da NB cũng như ở bề mặt môi trường bệnh viện. Theo Lê Thị
Anh Thư và cs (Bệnh viện Chợ Rẫy), lượng vi khuẩn trung bình có ở bàn tay
NVYT là 5,4 log, cao nhất ở hộ lý, kế đến là bác sỹ và thấp nhất là điều
dưỡng. Pittet D. và cs. (1999) đánh giá mức độ ô nhiễm bàn tay NVYT trực
tiếp chăm sóc NB, số lượng vi khuẩn có ở các đầu ngón tay thay đổi từ 0 đến
300 đơn vị khuẩn lạc, trong đó trực khuẩn gram (-) chiếm 15% và tụ cầu vàng
chiếm 11% các chủng vi khuẩn phân lập được. Thời gian thao tác càng dài thì
mức độ ô nhiễm bàn tay càng lớn [64].
- Không VST trước khi chăm sóc NB là nguyên nhân quan trọng làm lan
truyền NKBV. Các VSV có ở bàn tay ô nhiễm lan truyền trực tiếp sang NB
thông qua các thực hành chăm sóc hoặc gián tiếp do bàn tay làm ô nhiễm các
dụng cụ chăm sóc. Tại bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và cs. đã
nghiên cứu thấy bàn tay NVYT bị ô nhiễm trung bình: 1,65 log khuẩn lạc.
Một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp gồm: A. baumannii, K.

pneumoniae và S. aureus. Đáng chú ý, NVYT không thực hiện bất kỳ thực
hành chăm sóc nào trong buồng bệnh có mức ô nhiễm bàn tay cao nhất (2,1


8

log). Nghiên cứu này càng khẳng định sự cần thiết phải VST thường xuyên,
đặc biệt là VST trước khi vào buồng bệnh. Bàn tay NVYT là phương tiện lan
truyền bệnh quan trọng trong các vụ dịch NKBV [4].
Một số loại vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện:
1. Tụ cầu Staphylococcus
Staphylococcus phân bố rộng rãi trong đất, nước, không khí, đồ dùng…
Chúng có thể phát triền dễ dàng trong các điều kiện dinh dưỡng, chịu tác
dụng của các hóa chất khử trùng, tẩy uế ở nồng độ diệt khuẩn. Trong một tập
thể, khoảng 20% số người mang tụ cầu trên da lành và khoảng 605 ở mũi, tại
ruột, tụ cầu có khoảng 30% ở người lớn và 80% ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, sự
có mặt của tụ cầu trong phân không có ý nghĩa bệnh lý. Từ vị trí cư trú, tụ cầu
có thể khuếch tán ra môi trường xung quanh, hoặc xâm nhập vào bên trong cơ
thể đề hoạt động và gây bệnh. Sự lây lan tụ cầu có thể theo cơ chế trực tiếp
hoặc gián tiếp, nhưng cơ chế trực tiếp vẫn là chủ yếu; cơ chế gián tiếp thường
từ bàn tay nhân viên y tế. Các chủng tụ cầu trong bệnh viện thường có khả
năng đề kháng cao và là mối nguy cơ lớn đối với nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Cầu khuẩn đường ruột (Enterococci) kháng vancomycin (Vancomycin
Resitant Enterrococci: VRE)
Enterococci là tụ cầu đường ruột Gram dương, là vi khuẩn có trong dạ
dày và ruột của khoảng 19 người trong 20 người khỏe mạnh. Chúng thường
được tìm thấy ở trong miệng và cổ họng, đường sinh dục của phụ nữ và da
chung quanh khu vực hậu môn. Phân người có số lượng vi khuẩn này nhiều
nhất. Enterococci có thể xâm nhập vào các vết thương hở gây nhiễm trùng
và nhiễm khuẩn Enterococci chiếm 12% trong số các nguyên nhân gây

nhiễm khuẩn bệnh viện.
Cơ chế kháng Vancomycin: vi khuẩn thu nhận được các loại gen mới
không có vị trí bám dính cho Vancomycin. Các gen Vancomycin của
Enterococci lan truyền thông qua Plasmin và Transponson.


9

3. Các vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
Các vi khuẩn đường ruột tiết ra Enzym ESBL như: Klebsiella
Pneudomonas, E.coli, Enterobacter, Proteus… là nguyên nhân của 30-35%
các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện. Chúng thường gây nhiễm khuẩn tiết
niệu (>50%), nhiễm khuẩn huyết (5-20%), nhiễm khuẩn vết thương hoặc vết
mổ (10-20%).
β-lactamase phổ rộng là các β-lactamase điều tiết cho Plasmid có nguồn
gốc từ Enzym hoặc TEM-2 và SHV-1. Các ESBL đề kháng hoặc giảm nhạy
cảm với Cephalosphorin thế hệ 3 như Cefotaxim, Ceftazidine, hoặc
β-lactamase khác như Aztreonam. Các ESBL không tác động tới hoạt tính của
Cephamycins hoặc Carbapennems. Các ESBL bị bất hoạt bởi chất ức chế
β-lactamase như acid Klavulanic, sullactam hay tazobactam.
4. Trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa)
Trực khuẩn mủ xanh chiếm từ khoảng 10-11% nguyên nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện. Đây là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí, có lông ở một đầu, di
động, ít khi có vỏ, không sinh nha bào, có khả năng sinh trưởng trong môi
trường nuôi cấy thông thường.
Trực khuẩn mủ xanh thường sống ở trong đất, trên da, niêm mạc của
người và động vật. Là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể suy
giảm miễn dịch, bị mắc các bệnh ác tính hoặc mạn tính, …
Trong bệnh viện nó có ở nhiều nơi như khăn lau nhà, khăn lau tay, xà
phòng, ống thông, máy hô hấp nhân tạo… có thể có trong dung dịch khử

khuẩn pha không đúng nồng độ, bảo quản kém… Nó lan truyền trực tiếp qua
nước, dụng cụ khử khuẩn không tốt, bàn tay.
5. Acimetobacter baumannii
Acimetobacter baumannii chiếm khoảng 2-4% nhiễm khuẩn bệnh viện.
nó là cầu trực khuẩn Gram âm, ưa khí, không sinh nha bào. Nhiễm khuẩn hay


10

gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có một suy giảm kế cận.
Trong bệnh viện nó thường có trong môi trường ẩm ướt như bình làm ẩm, vải
lau nhà, bồn cầu… ngoài ra nó còn cư trú ở mũi, họng, da và bàn tay.
Trên lâm sàng: Acimetobacter baumannii có thể tìm thấy trên đường hô
hấp chiếm khoảng 50%, trên vết thương là 20%, đường niệu, sinh dục chiếm
15%. Thường gặp ở khoa hồi sức cấp cứu trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ.
1.2.3. Đường lây truyền qua bàn tay
Các tác nhân gây bệnh không chỉ có ở các vết thương nhiễm khuẩn mà
còn thường xuyên có mặt trên da lành của bệnh nhân. Số lượng vi khuẩn có
trên da lành của bệnh nhân thay đổi từ 100-100.000 con/cm2. Tính trung bình
có khoảng 100.000 vảy da chứa vi khuẩn và được đào thải hằng ngày. Do vậy,
quần áo bệnh nhân, ga giường, đồ dùng cá nhân và các phương tiện khác
trong buồng bệnh dễ dàng bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh do bệnh nhân
đào thải.
Bàn tay của các sinh viên có thể lây nhiễm từ 100 đến 1000 vi khuẩn
Klebsiella ở các thao tác làm sạch như trở mình, lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết
áp, hoặc chạm tay vào các bộ phận khác, các vật dụng của bệnh nhân. Thời
gian chăm sóc bệnh nhân cũng có liên quan, tỷ lệ thuận với mức độ nhiễm
bẩn đôi bàn tay. Thông thường các tác nhân gây bệnh sống sót được vài phút
trên sinh viên và sự lây truyền một cách lan tỏa các tác nhân gây bệnh đi khắp
nơi, khó mà biết trước được.

Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại
bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Nguyên nhân mãi sau này, nhờ tiến bộ
của khoa học mới phát hiện ra là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes và
nguyên nhân ở đây được cho là có liên quan đến vệ sinh tay [42]. Và việc vệ
sinh bàn tay không đảm bảo cũng là nguyên nhân chính gây tử vong sau sinh
cho các bà mẹ [47].


11

Ngày càng nhiều các nghiên cứu trên thế giới chứng minh vai trò của
RTTQ đối với việc làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng liên quan tới chăm sóc y tế.
Theo Conly, tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đã giảm rõ rệt,
từ 33% xuống còn 12% và từ 33% xuống còn 10%, ngay sau hai lần can
thiệp đẩy mạnh việc RTTQ cách nhau 4 năm.
CDC yêu cầu các bệnh viện trên toàn nước Mỹ khuyến khích NVYT
khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn trong mọi thao tác chăm
sóc, điều trị cho NB.
Tại Việt Nam, ngành y tế đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề VST. Năm
2006, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện dự án tăng cường vệ sinh bệnh viện, trong đó
VST thường quy với nước và xà phòng được coi là một trong những biện
pháp chiến lược. Dự án đã phát động “Tuần lễ VST” tại 21 bệnh viện với
khoảng 7000 người tham gia.
Năm 2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3619 ngày 28 tháng 8 năm
2017 về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám chữa bệnh. Quyết định ban hành kèm theo hướng dẫn thực hành VST
trong các cơ sở khám chữa bệnh [4].
Năm 2018, tuân thủ VST được đưa vào nội dung Thông tư
16/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn thực
hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh [29].

1.2.4. Hiệu quả vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
90% bệnh lây lan qua đường tiếp xúc mà bàn tay là cầu nối chủ yếu. Tổ
chức Y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ một động tác vệ sinh tay với nước và xà
phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lan truyền Shigela, giảm rủi ro nhiễm
khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 19-45% [69]. Quan
trọng là tạo thói quen vệ sinh tay thường xuyên, đúng cách, nhất là tại các thời
điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, khi lau chùi


12

phân/nước tiểu - nơi chứa nhiều vi khuẩn dễ dính vào bàn tay và từ đó xâm nhập
vào cơ thể hoặc lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc với bàn tay bẩn.
Rửa tay phòng bệnh là rửa tay sạch đúng cách bằng xà phòng và nước,
tại đúng các thời điểm (như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc
với máu/dịch cơ thể...) nhằm loại trừ các vi khuẩn gây bệnh bám trên tay
người do quá trình tiếp xúc với môi trường mang lại. Rửa tay phòng bệnh bao
gồm rửa tay xà phòng (RTXP) trong sinh hoạt hằng ngày và rửa tay thường
quy (RTTQ) tại bệnh viện.
Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằm
đánh giá hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của thực hành vệ sinh
tay thường quy đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm khi cải thiện tỷ
lệ tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế, đặc biệt ở những khu vực/khoa có
nhiều thủ thuật xâm lấn như cấp cứu, ngoại khoa, nhi khoa. Tóm lại, bàn tay
là phương tiện quan trọng làm lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện. Vệ sinh tay
giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa lan
truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác, từ
người bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế, từ vị trí này sang vị trí khác trên
cùng một người bệnh và từ nhân viên y tế sang người bệnh. Vệ sinh tay là
biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh

viện, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong
thực hành chăm sóc và điều trị người bệnh.
1.3. Thực trạng vệ sinh tay trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên Thế giới
Vệ sinh tay là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để nhiễm
trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Thực hành vệ sinh tay có khả năng
ngăn ngừa đau khổ và cứu sống người bệnh cũng như giảm chi phí Bệnh viện.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế


13

nói chung là thấp. Qua khảo sát ở kiến thức và thực hành ở sinh viên điều
dưỡng tại Hồng Kông cho kết quả sinh viên có kiến thức vừa phải (điểm trung
bình 7,33/10 điểm); trong khi đó điểm thức hành tốt (4,76/5); và sự tuân thủ
vệ sinh tay theo hướng dẫn của WHO chiếm tỷ lệ cao (88,71%) [54].
Một trong những nghiên cứu nổi tiếng cho thấy lợi ích của việc tuân
thủ rửa tay được tiến hành từ năm 1995-1998 (có hồi cứu) là nghiên cứu của
GS.TS Didier Pittet. Ông và cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh
bàn tay. Trong nghiên cứu này Pittet đã đưa ra khái niệm là tất cả những lần
rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tại những thời
điểm khuyến cáo rửa tay đều được tính là sự tuân thủ rửa tay. Đối tượng được
giám sát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng. Thời điểm giám sát là tất cả
các ngày trong tuần, 20 phút đầu tiên của một ca làm việc. Thời gian giám sát
được tính đến khi nào thỏa mãn cỡ mẫu cần thiết. Những điều dưỡng chuyên
ngành kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện giám sát sự tuân thủ rửa tay. Để đánh
giá hiệu quả của chương trình rửa tay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số
đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ MRSA (tỷ lệ vi khuẩn kháng
thuốc) và mức độ tiêu thụ dung dịch rửa tay chứa cồn [64]. Một nghiên cứu
khác của ông cũng vệ sinh tay bằng dung dịch có chứa cồn là biện pháp quan

trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế.
Nghiên cứu của Pittet (2000) cho thấy tuân thủ VST tăng từ 47,6% lên 66,2%
và NKBV giảm từ 16,9% xuống 6,9% [65]
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Humayun, Kashif và cộng
sự tại phòng khám răng cho thấy 97,4% nhân viên y tế cho rằng khử trùng là
một phần rất quan trọng của việc kiểm soát nhiễm khuẩn; 78,6% nhân viên
cho rằng cần mang găng tay. Trong nghiên cứu cũng cho thấy 78,6% nhân
viên có mang găng tay khi chỉnh răng cho bệnh nhân; 86,5% nhân viên có
thay đổi găng tay giữa mỗi lần thăm khám [53].


14

Nhóm tác giả Ghadamgahi và cộng sự nghiên cứu về kiến thức, thái
độ của đội ngũ nhân viên điều dưỡng trong Bệnh viện về kiểm soát nhiễm
khuẩn cho thấy 67,9% cán bộ điều dưỡng có kiến thức trung bình, chỉ có
29,9% có kiến thức tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện; 90,4% nhân
viên có thái độ tích cực đối với các mối đe dọa từ nhiễm khuẩn Bệnh viện;
36,2% nhân viên đồng ý với lợi ích của kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện.
70% nhân viên y tế sử dụng nước và xà phòng để rửa vệ sinh tay; 47,6%
nhân viên không đậy nắp kim tiêm sau sử dụng [10]. Bên cạnh đó, một
nghiên cứu về tuân thủ vệ sinh tay cũng trên đối tượng là sinh viên cho
thấy tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện thấp nhất khi tuân thủ vệ sinh tay cao
nhất. Vì vậy, vệ sinh tay được coi là một trong những biện pháp quan trọng
ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện [51].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của nhân viên X quang về kiểm
soát nhiễm khuẩn tại Sri Lanka cho thấy 51,6% nhân viên ở đây có thâm niên
công tác là dưới 10 năm và 93,4% là chưa bao giờ tham dự chương trình tập
huấn, đào tạo nào liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn. 73,2% nhân viên cho
rằng môi trường là nguồn lây nhiễm chính trong nhiễm khuẩn Bệnh viện;

53,5% nhân viên rửa tay thường xuyên trước khi chạm vào bệnh nhân; 51,2%
rửa tay thường xuyên sau khi chạm vào bệnh nhân; 11,7% nhân viên không
bao giờ đeo mặt nạ hoặc khẩu trang khi có khả năng tiếp xúc với các sol khí
truyền nhiễm. Không có sự liên quan giữa kiến thức và trình độ học vấn cũng
như giữa kiến thức thức và thực hành (p>0,05) [66].
Vệ sinh tay là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm
soát sự lây lan phát triển của nhiễm trùng không chỉ đối với riêng sinh viên
ngành y trong Bệnh viện, mà nó còn có vai trò ngăn chặn bệnh truyền nhiễm
trong môi trường học đường nói chung. Nghiên cứu được tiến hành ở các
nhóm sinh viên tại Hy Lạp [55]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả


15

Barikani cùng các cộng sự năm 2012 tiến hành trên 148 sinh viên y khoa. Cho
thấy kết quả kiến thức đạt 6,8 ± 2,1 điểm (tối đa 10), thái độ 16,6 ± 4,2 điểm
(tối đa 20). Kiến thức của sinh viên y khoa năm 7 cao hơn so sinh viên năm 6
(p<0,021). Kết quả kiến thức về “rửa tay sau khi tiếp xúc ngẫu nhiên với máu,
dịch tiết và các vật bẩn” cao nhất (100%), trong khi đó tỷ lệ thấp nhất câu trả
lời đúng “rửa tay trước và sau khi sử dụng găng tay” (50,8%). Kiến thức
“mang găng khi tiếp xúc với màng nhầy và da không còn nguyên vẹn” là
(90,5%) và thái độ đối với “mang găng khi tiếp xúc với màng nhầy và da
không còn nguyên vẹn” và “đeo kính bảo vệ mắt” tương ứng là (91,2% và
87,2%). Liên quan đến thái độ, tỷ lệ thấp nhất các câu trả lời đúng được thể
hiện trong “rửa tay trước và sau khi sử dụng găng tay” (40,5%) [46]. Khi tổng
hợp kiến thức vệ sinh tay của sinh viên chăm sóc sức khỏe cho thấy điểm kiến
thức của sinh viên dao động từ 0% (0/12 điểm) đến 100% (12/12 điểm) và
trung bình là 7,73/12±0,06 hoặc 64%. Và có tới 93% sinh viên trả lời dúng
trên 50% các câu hỏi và ở mức đạt [67].
Kết quả nghiên cứu về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa chuẩn của

Amin và cộng sự năm 2013, trên 251 sinh viên cho thấy điểm số kiến thức
của các sinh viên trên tất cả các lĩnh vực đều thấp. Chỉ có 67 sinh viên
(chiếm 26,7%) có điểm số ≥ 24 điểm (số điểm kiến thức thấp nhất chấp
nhận được). Trong đó có 22,2% sinh viên năm thứ 4; 20,5% sinh viên năm
thứ 5 và 36,8% sinh viên năm thứ 6. Kiến thức về chấn thương do vật sắc
nhọn, phương tiện phòng hộ cá nhân và chăm sóc sức khỏe thì có điểm cao
nhất, chủ yếu là do họ tự học và thực hành. Phần lớn các sinh viên tin
tưởng rằng việc dạy và đào tạo hiện tại không đủ cung cấp cho họ các kiến
thức cần thiết và kỹ năng liên quan [43].
Thiếu kiến thức về hướng dẫn vệ sinh tay, thiếu nhận thức về các cơ
hội vệ sinh tay trong khi chăm sóc người bệnh và thiếu nhận thức về nguy cơ


16

lây truyền qua vi khuẩn tạo thành rào cản cho việc tuân thủ vệ sinh tay. Sự
hiểu lầm về vùng người bệnh cũng như tầm quan trọng của 5 thời điểm vệ
sinh tay đã dẫn đến sự không tuân thủ của các nhân viên y tế trước khi chạm
vào người bệnh hoặc sau khi bám vào môi trường xung quanh người bệnh. Do
đó, các nhân viên y tế có kiến thức tốt về vệ sinh tay có mức độ tuân thủ cao
gấp 3,8 lần so với kiến thức kém [68].
Đánh giá sự an toàn của thực hành tiêm của 45 cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại Alexandria: 13,3% cơ sở thiếu dung dịch rửa tay chứa cồn để
làm sạch tay. Chỉ có 56,9% NVYT tuân thủ rửa tay trước khi tiêm; 48,6%
NVYT đeo gang tay mới khi thực hành tiêm. Chỉ 38% NVYT đã được đào
tạo về an toàn tiêm trong 2 năm qua và 62,5% đã hoàn thành ba liều vắc-xin
viêm gan B. Chỉ có 42,2% nhân viên được mang đúng gang tay khi xử lý chất
thải y tế [49]. Một nghiên cứu quan sát bí mật thực hành tiêm an toàn của 384
y tá từ 9 bệnh viện khác nhau tại Jordan năm 2017 cho thấy: với 835 mẫu
bảng kiểm được tiến hành thì có 73,9% y tá không rửa tay khi thực hiện tiêm;

64,5% y tế không đeo gang tay. Những y tá mới thực hành tiêm có tỷ lệ rửa
tay rất thấp (18,9%). Tiêm dưới da có tỷ lệ rửa tay sau tiêm thấp nhất (26,7%)
so với các đường tiêm khác [40].
Phần lớn những người tham gia đề cập rằng họ thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng. Một số người tham gia chỉ rửa tay bằng nước thường. Tuy
nhiên, phần lớn những người tham gia đề cập rằng sự lười biếng là rào cản
chính của việc rửa tay thường xuyên, tiếp theo là thiếu nguồn cung cấp nước
gần đó và sau đó cảm giác rằng bàn tay của họ không đủ bẩn để bị nhiễm
bệnh. Phần lớn những người tham gia đồng ý rằng rửa tay có ý nghĩa lâm
sàng trong việc giảm sự lây lan của bệnh truyền nhiễm; một số người trong số
họ không đồng ý. Đa số những người tham gia đều biết kỹ thuật rửa tay trong
trường đại học [41].


17

1.3.2. Tại Việt Nam
Một trong những yếu tố góp phần giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là
các nhân viên y tế là những người trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc
bệnh nhân. Và một trong những vấn đề có liên quan trực tiếp và thường xuyên
đến nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện đó là vấn đề vệ sinh cá nhân,
mà trước hết là vệ sinh bàn tay và kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện. Ngày càng nhiều các nghiên cứu trên thế giới chứng minh vai trò của
vệ sinh tay thường quy đối với việc làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn liên quan
tới chăm sóc y tế.
Nghiên cứu của Nguyễn Nam Thắng và Lê Đức Cường được thực hiện
nhằm đánh giá kiến thức và thực hành về vệ sinh tay thường quy của điều
dưỡng viên đang công tác tại hai Bệnh viện Đa khoa thuộc huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình năm 2017. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 224 điều dưỡng
viên với bộ phiếu điều tra gồm 25 câu hỏi. Điều dưỡng viên trả lời đúng từ 17

câu hỏi trở lên được đánh giá là có kiến thức đạt. Kết quả cho thấy ở nhiều
nội dung phỏng vấn, tỷ lệ điều dưỡng viên trả lời đúng còn thấp (dưới 50%)
như: hệ vi khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế là tác nhân chính gây nhiễm
khuẩn bệnh viện (40,2%); vai trò của vệ sinh tay thường quy trong phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (46%); thời gian tối thiểu để vệ sinh tay với
nước và xà phòng (47,3%); và chà tay bằng chế phẩm chứa cồn (49,6%); sắp
xếp các bước trong quy trình vệ sinh tay thường quy (22,3%); lựa chọn
phương pháp vệ sinh tay phù hợp khi thăm khám từ vùng bẩn sang vùng sạch
(12,5%) và sau khi khám bệnh cho người bệnh (45,5%). Tỷ lệ điều dưỡng
viên có kiến thức đạt ở Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải là 66,4%, ở Bệnh
viện Đa khoa Nam Tiền Hải là 50,5% (p<0,05). Về thực hành, nghiên cứu đã
đánh giá kỹ năng thực hành rửa tay thường quy bằng bảng kiểm đối với 224
điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên thực hành rửa tay


×