Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhận xét chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u buồng trứng lành tính tại bệnh viện đại học y thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ LEN

NHẬN XÉT CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ
PHẪU THUẬT U BUỒNG TRỨNG LÀNH
TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ LEN

NHẬN XÉT CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ
PHẪU THUẬT U BUỒNG TRỨNG LÀNH
TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
THÁI BÌNH
Chuyên ngành :Phụ sản


Mã số

: 60720131

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Thị Minh Nguyệt

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biêt ơn sâu
sắc tới:
- Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ sản trường
Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
- Ban giám đốc Bệnh viện Trường Đại học y Thái Bình, Phòng kế
hoạch tổng hợp, Phòng nghiên cứu khoa học, Thư viện và các khoa phòng đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
Đặng Thị Minh Nguyệt, người thầy đã tận tình chỉ bảo, cung cấp lý thuyết
và phương pháp luận quý báu hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
- Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Phó
Giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến có giá trị để đề tài đi tới đích.
- Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh Đạo bệnh viện cùng tập thể
CBCNV khoa Sản Bệnh viện Trường Đại học y Thái Bình đã cho phép và tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu.

- Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn sự động viên khích lệ, quan tâm
sâu sắc của gia đình, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp.
Luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết mong được các
thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Len


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin đảm bảo tính khách quan và trung thực của các số liệu đã thu
thập và kết quả xử lý số liệu trong nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Len


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT

: Buồng trứng

BVĐHYTB


: Bệnh viện đại học Y Thái Bình

BVMTSS

:Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

BVPSTƯ

: Bệnh viện Phụ - sản trung ương

KS

: Kháng sinh

NS

: Nội soi

PP PT

: Phương pháp phẫu thuật

PT

: Phẫu thuật

PTNS

: Phẫu thuật nội soi


SA

: Siêu âm

TC

: Tử cung

UBT

: U buồng trứng

UBTTT

: U buồng trứng thực thể

UNBT

: U nang buồng trứng

VMC

: Vết mổ cũ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô học của buồng trứng .......................... 3
1.1.1. Giải phẫu buồng trứng .................................................................... 3

1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng ................................................ 5
1.1.3. Mô học buồng trứng ....................................................................... 6
1.2. Phân loại khối u buồng trứng ................................................................ 7
1.2.1. Các u nang cơ năng ........................................................................ 7
1.2.2. Các u thực thể................................................................................. 8
1.2.3. Đặc điểm của u buồng trứng ........................................................... 9
1.3. Tiến triển và biến chứng của u nang buồng trứng ............................... 11
1.3.1. U buồng trứng xoắn ...................................................................... 11
1.3.2. U buồng trứng vỡ ......................................................................... 11
1.3.3. Nhiễm khuẩn ................................................................................ 12
1.3.4. Chèn ép tiểu khung ....................................................................... 12
1.3.5. U nang buồng trứng và thai nghén ................................................ 12
1.4. Chẩn đoán UNBT ............................................................................... 13
1.4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân u nang buồng trứng .......................... 13
1.4.2. Triệu chứng lâm sàng ................................................................... 15
1.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng ............................................................. 16
1.5. Các phương pháp điều trị ................................................................... 20
1.5.1. Chọc dò dưới siêu âm ................................................................... 20
1.5.2. Phẫu thuật mở bụng ...................................................................... 20
1.5.3. Phẫu thuật nội soi ......................................................................... 21
1.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về u nang buồng trứng ......... 22


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 24
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 24

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 25
2.2.4. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn của biến số ........................ 26
2.2.5. Xử lý số liệu ................................................................................. 29
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 29
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 30
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ................................................... 30
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân UNBT theo tuổi ............................. 30
3.1.2. Đặc điểm tiền sử kinh nguyệt của bệnh nhân ................................ 31
3.1.3. Tiền sử sinh đẻ ............................................................................. 31
3.1.4. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng ............................................................ 32
3.1.5. Đặc điểm tiền sử bệnh nội khoa của bệnh nhân ........................... 32
3.1.6. Hoàn cảnh phát hiện u .................................................................. 33
3.1.7. Triệu chứng thực thể .................................................................... 34
3.1.8. Tỷ lệ biến chứng của UNBT ......................................................... 35
3.1.9. Đặc điểm khối u buồng trứng trên siêu âm ................................... 35
3.1.10. Xét nghiệm CT – scanner ........................................................... 36
3.1.11. Kết quả giải phẫu bệnh lý .......................................................... 37
3.2. Kết quả phẫu thuật .............................................................................. 37
3.2.1. Phân bố thời điểm phẫu thuật ....................................................... 37


3.2.2. Cách thức vào ổ bụng ................................................................... 38
3.2.3. Các phương pháp phẫu thuật u buồng trứng ................................. 38
3.2.4. Phân bố cách thức phẫu thuật với tiền sử sẹo cũ ổ bụng. .............. 39
3.2.5. Phân bố tuổi của bệnh nhân và đường vào ổ bụng ........................ 39
3.2.6. Phân bố tuổi và cách thức phẫu thuật u buồng trứng ..................... 40
3.2.7. Phân bố số con và đường vào ổ bụng........................................... 40
3.2.8. Phân bố số con và cách thức phẫu thuật u buồng trứng ................. 41
3.2.9. Phân bố kích thước khối u và đường vào ổ bụng .......................... 41

3.2.10. Phân bố kích thước và cách thức phẫu thuật khối u .................... 42
3.2.11. Phân bố loại u buồng trứng và đường vào ổ bụng ....................... 42
3.2.12. Phân bố loại u buồng trứng và cách thức phẫu thuật khối u. ....... 43
3.2.13. Một số yếu tố của bệnh nhân mổ cấp cứu ................................... 43
3.2.14. Bảng các tai biến trong và sau phẫu thuậtUNBT ........................ 44
3.2.15. Phương pháp phẫu thuật và ngày nằm viện ................................ 45
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 46
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân u nang buồng trứng ... 46
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................. 46
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử kinh nguyệt ................................................... 47
4.1.3. Tiền sử sinh đẻ của bệnh nhân ...................................................... 48
4.1.4. Tiền sử vết mổ cũ ở bụng ............................................................. 48
4.1.5. Tiền sử các bệnh nội khoa ............................................................ 49
4.1.6. Hoàn cảnh phát hiện u .................................................................. 50
4.1.7. Triệu chứng thực thể bệnh nhân UNBT ........................................ 51
4.1.8. Biến chứng của UNBT ................................................................. 52
4.1.9. Đặc điểm khối u buồng trứng trên siêu âm ................................... 53
4.1.10. Xét nghiệm CT – Scaner ............................................................ 56
4.1.11. Xét nghiệm CA- 125 .................................................................. 56


4.1.12 .Giải phẫu bệnh .......................................................................... 57
4.2. Kết quả phẫu thuật .............................................................................. 57
4.2.1. Phân bố thời điểm phẫu thuật ....................................................... 57
4.2.2. Cách thức phẫu thuật .................................................................... 58
4.2.3. Các phương pháp phẫu thuật ........................................................ 58
4.2.4. Phân bố tiền sử sẹo cũ ổ với bụng cách thức phẫu thuật ............... 59
4.2.5. Phân bố tuổi bệnh nhân và đường vào ổ bụng............................... 61
4.2.6. Phân bố tuổi bệnh nhân và cách thức phẫu thuật u buồng trứng.... 61
4.2.7. Phân bố số con bệnh nhân và đường vào ổ bụng........................... 62

4.2.8. Phân bố số con bệnh nhân và cách thức phẫu thuật u buồng trứng 63
4.2.9. Phân bố kích thước u và đường vào ổ bụng .................................. 63
4.2.10. Phân bố kích thước u và cách thức phẫu thuật ............................ 65
4.2.11. Phân bố đường vào ổ bụng và loại u ........................................... 65
4.2.12. Phân bố cách thức phẫu thuật và loại u ....................................... 66
4.2.13. Một số yếu tố của bệnh nhân mổ cấp cứu ................................... 66
4.2.14. Tai biến trong và sau phẫu thuật UBT ........................................ 67
4.2.15. Thời gian nằm viện sau mổ ......................................................... 68
KẾT LUẬN ................................................................................................. 70
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tiền sử kinh nguyệt của bệnh nhân u nang buồng trứng. .......... 31

Bảng 3.2.

Tiền sử sinh đẻ ......................................................................... 31

Bảng 3.3.

Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng.......................................................... 32

Bảng 3.4.


Tiền sử bệnh nội khoa của bệnh nhân UNBT. ........................... 32

Bảng 3.5.

Triệu chứng thực thể ................................................................. 34

Bảng 3.6.

Tỉ lệ các biến chứng của UNBT ................................................ 35

Bảng 3.7.

Sự phân bố theo vị trí UNBT .................................................... 35

Bảng 3.8.

Sự phân bố UNBT theo kích thước ........................................... 36

Bảng 3.9.

Tính chất u trên siêu âm............................................................ 36

Bảng 3.10. Xét nghiệm CT – scanner ......................................................... 36
Bảng 3.11. Kết quả giải phẫu bệnh ............................................................. 37
Bảng 3.12. Phân bố thời điểm phẫu thuật UNBT ....................................... 37
Bảng 3.13. Các phương pháp phẫu thuật u buồng trứng.............................. 38
Bảng 3.14. Phân bố cách thức phẫu thuật với tiền sử sẹo ổ bụng ................ 39
Bảng 3.15. Phân bố tuổi của bệnh nhân và đường vào ổ bụng .................... 39
Bảng3.16. Phân bố tuổi và cách thức phẫu thuật u buồng trứng ................. 40
Bảng 3.17. Phân bố số con của bệnh nhân và đường vào ổ bụng. ............... 40

Bảng 3.18. Phân bố số con và cách thức phẫu thuật u buồng trứng. ............ 41
Bảng 3.19. Phân bố kích thước khối u và đường vào ổ bụng ...................... 41
Bảng 3.20. Phân bố kích thước u và cách thức phẫu thuật khối u................ 42
Bảng 3.21. Phân bố loại u buồng trứng và đường vào ổ bụng ..................... 42
Bảng 3.22. Phân bố loại u buồng trứng và cách thức phẫu thuật khối u. ..... 43
Bảng 3.23. Phân bố tỷ lệ mổ cấp cứu và kích thước khối u ......................... 43
Bảng 3.24. Phân bố tỷ lệ mổ cấp cứu và kết quả giải phẫu bệnh ................. 44


Bảng 3.25. Các tai biến trong và sau phẫu thuật UNBT .............................. 44
Bảng 3.26. Phương pháp phẫu thuật và ngày nằm viện ............................... 45
Bảng 4.1.

So sánh tỷ lệ UBT có biến chứng và tỷ lệ UBT xoắn với một số
tác giả khác. .............................................................................. 53

Bảng 4.2.

So sánh kết quả giải phẫu bệnh với một số tác giả khác ............ 57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân UNBT ................................... 30

Biểu đồ 3.2.

Hoàn cảnh phát hiện u .......................................................... 33


Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ mổ mở và mổ nội soi. .................................................. 38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang buồng trứng (UNBT) là khối u thường gặp, chẩn đoán không
khó nhưng tiến triển bệnh phức tạp, điều trị và tiên lượng khó khăn[1]. UNBT
là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi. Theo Đinh Thế Mỹ nghiên cứu tỷ lệ mắc UNBT
ở phụ nữ miền Bắc Việt Nam là 3,6%[2]. Nhiều nghiên cứu khác đều thấy
UNBT gặp nhiều hơn trong độ tuổi sinh đẻ.
UNBT triệu chứng nghèo nàn,nên thường phát hiện tình cờ khi đi khám
phụ khoa hoặc khi đi khám sức khỏe định kỳ. Nhiều bệnh nhân UNBT vào
viện với lý do đau bụng cấp rất dễ nhầm với các bệnh cấp cứu trong ổ bụng
khác như tắc ruột, chửa ngoài dạ con (GEU)…Do đó rất dễ dẫn đến các biến
chứng đòi hỏi phải can thiệpnhư xoắn nang, vỡ nang, nhiễm khuẩn, chèn ép
tiểu khung, gây vô sinh; đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, u tiền đạo
gây đẻ khó[3]. UNBT thường là lành tính khoảng 80% nhưng cũng có một tỷ
lệ không nhỏ là ác tính [4], đó là một trong những nguyên nhân gây tử vong
cho phụ nữ. Ngày nay với sự phát triển của thông tin đại chúng như (ti vi,
báo, đài, mạng internet…) đã truyền bá nhiều phương pháp chữa trị rất khác
nhau như: thuốc đông y, thuốc nam, châm cứu, bắt mạch…Làm cho UNBT
không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này đã làm cho tỷ lệ biến
chứng của UNBT gia tăng.
Lựa chọn thái độ xử trí với UNBT cũng là vấn đề cần xem xét kỹ, đặc
biệt với phụ nữ trẻ, phụ nữ chưa có con nhằm đảm bảo tối đa về nội tiết và
khả năng sinh sản cho phụ nữ. Việc loại trừ UNBT được thực hiện với nhiều

giải pháp khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở bụng để cắt bỏ hoặc
bóc tách khối u để lại phần nhu mô lành buồng trứng [5], cũng có thể chọc hút
nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Với sự phát triển của công nghệ, khoa
học kỹ thuật, các trang thiết bị dụng cụ cải tiến, tay nghề của thầy thuốc càng


2

ngày được phẫu thuật nội soi trong điều trị UNBT được áp dụng ngày càng
rộng rãi, trên 80% bệnh nhân UNBT lành tính được điều trị bang phẫu thuật
nội soi [6]. Tuy nhiên viêc chẩn đoán và điều trị UNBT ở từng cơ sở y tế là
khác nhau phụ thuộc vào trình độ cán bộ y tế, cơ sở vật chất. Trong một số
trường hợp nang cơ năng buồng trứng có thể theo dõi nếu mổ là không cần
thiết hoặc những nang thực thể cần phải mổ có thể bỏ sót để lại gây những
biến chứng đáng tiếc, thậm chí bỏ sót ung thư buồng trứng.
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình (BVĐHYTB) là bệnh viện thuộc
trường Đại học Y dược Thái Bình, việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập
nhật kiến thức mới cho cán bộ luôn luôn được chú trọng. Bệnh viện cũng đã
được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng ngày một tốt công tác
khám chữa bệnh cho nhân dân. Phẫu thuật mổ u nang buồng trứng bằng mở
bụng theo kinh điển đặc biệt phẫu thuật qua nội soi, thời gian gần đâythực
hiện thường quy,nhưng chưa có bất cứ nghiên cứu nào được thực hiện để
đánh giá kết quả khám và điều trị trong thời gian qua. Do vậy, chúng tôi
nghiên cứu đề tài “Nhận xét chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u buồng
trứng lành tính tạibệnhviện Đại học Y Thái Bình” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u buồng trứng lành tính
được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình.


2.

Nhận xét kết quả phẫu thuật của những trường hợp u buồng trứng trên.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô học của buồng trứng
1.1.1. Giải phẫu buồng trứng
 . Vị trí, hình thể, liên quan của buồng trứng.
Dây chằng thắt lưng - buồng trứng
Tử cung

Vòi tử cung
Mạc treo buồng trứng

Buồng trứng

Dây chằng tử cung - buồng trứng

Hình 1.1. Buồng trứng và các cấu trúc liên quan [7].
 Vị trí và hình thể buồng trứng:Có 2 buồng trứng (BT) nằm trong
hố BT, sát thành bên chậu hông, cách eo trên 10 mm. BT gắn vào mặt sau dây
chằng rộng qua mạc treo BT, là cơ quan duy nhất trong ổ bụng không có phúc
mạc bao phủ. BT có hình hạt thị hơi dẹt với hai mặt trong và ngoài, hai cực
trên và dưới. Kích thước dài 4 cm, rộng 2 cm, dày 1 cm ở người trưởng thành,
trọng lượng trung bình 4 - 8 gr[8].
 Liên quan của buồng trứng:

Buồng trứng có 2 mặt: Mặt ngoài và mặt trong, hai bờ: bờ tự do và bờ
mạc treo buồng trứng[8].


4

+ Mặt ngoài liên quan với thành bên chậu hông và nằm trong hố BT. Hố
BT được giới hạn ở phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là động mạch
TC, phía trước là nơi bám của dây chằng rộng vào thành chậu hông[8].
+Mặt trong liên quan với VTC, ruột non, bên phải liên quan với ruột
thừa, bên trái liên quan với đại tràng Sigma.
 Các phương tiện giữ buồng trứng tại chỗ.
Có 4 dây chằng giữ buồng trứng tại chỗ[8]:
- Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt sau
dây chằng rộng.
- Dây chằng tử cung – buồng trứng: nối sừng tử cung với cực dưới
buồng trứng cùng bên.
- Dây chằng thắt lưng – buồng trứng: đính buồng trứng vào thành bên
chậu hông, bên trong có cuống mạch và thần kinh buồng trứng.
-

Dây chằng vòi – buồng trứng: đi từ loa vòi tới cực trên buồng trứng.

 Mạch máu và thần kinh buồng trứng.
 Động mạch: Buồng trứng được cấp máu bởi hai nguồn động mạch:
+ Động mạch buồng trứngxuất phát từ động mạch chủ ngay dưới động
mạch thận, sau khi bắt chéo qua động mạch chậu ngoài, động mạch buồng
trứng chia thành 3 nhánh: nhánh vòi trứng ngoài, nhánh buồng trứng ngoài và
nhánh nối. Cả 3 nhánh nối tiếp với nhánh cùng tên của động mạch tử cung,
thành một cung mạch máu. Nhờ vậy khi cắt tử cung hoặc ống dẫn trứng ít khi

xảy ra rối loạn dinh dưỡng và chức năng nội tiêt của buồng trứng[8].
+ Động mạch tử cung tách ra 3 nhánh[8]
-

Nhánh vòi trứng trong

-

Nhánh buồng trứng trong.

- Nhánh nối tiếp với các nhánh của động mạch buồng trứng.


5

 Tĩnh mạch buồng trứng
Tĩnh mạch buồng trứng đi kèm theo động mạch tạo nên đám rối hình dây
leo ở gần buồng trứng[7].
- Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới,
- Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch thận trái.
 Bạch mạch: Chạy theo mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên
động mạch chủ[7].
 Thần kinh: Gồm những nhánh của đám rối liên mạc treo và đám rối
thận[1].
1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng
Buồng trứng có hai chức năng: Ngoại tiết và nội tiết. Trong đó chức
năng nội tiết là quan trọng, quyết định chức năng ngoại tiết.
 Chức năng ngoại tiết
Buồng trứng có rất nhiều nang noãn, vào tuổi dậy thì số lượng nang noãn chỉ
còn khoảng 300.000-400.000 nang noãn, số lượng nang noãn giảm dần theo thời

gian, bởi vì hàng tháng có nhiều nang cùng phát triển nhưng chỉ có một nang trội
gây phóng noãn, còn những nang phát triển dở dang sẽ thoái triển và teo đi. Buồng
trứng là cơ quan đích trong trục: dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng.
Trong mỗi vòng kinh, dưới sự tác động của FSH nang noãn sẽ lớn lên và
chín gọi là nang De-Gaff, có đường kính 15-20mm. Dưới tác động LH nang
noãn chín rồi vỡ gọi là hiện tượng phóng noãn. Khi noãn được phóng ra loa
vòi của vòi tử cung hứng lấy, nếu gặp tinh trùng thì noãn sẽ được thụ tinh,
vừa phát triển vừa di chuyển về buồng tử cung để làm tổ ở đó, phần tế bào
nang còn lại sẽ chuyển thành tế bào hoàng thể.
Nang noãn có thể coi là một đơn vị hoạt động của buồng trứng cả về hai
phương diện sinh sản và nội tiết. Nang noãn của buồng trứng có khả năng giải
phóng ra một noãn chín để thụ tinh đồng thời các hormon của nang noãn và


6

hoàng thể đủ làm thay đổi niêm mạc của tử cung giúp trứng có khả năng làm
tổ, nếu noãn không được thụ tinh thì sự thây đổi niêm mạc tử cung đủ tạo ra
kinh nguyệt[9], [10].
 Chức năng nội tiết
Chức năng nội tiết của buồng trứng được điều hòa bởi trục dưới đồi
tuyến yên thông qua các yếu tố: GnRH, FSH, LH. Buồng trứng tạo ra
hormon sinh dục chính estrogen, progesteron, androgen. Các hormon này có
nhân steroid nên còn được gọi là các steroid sinh dục, chúng tác động chủ yếu
lên cơ quan sinh dục nữ tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.
Buồng trứng hoạt động theo chu kỳ dưới sự điều tiết của nội tiết tố. Từ
giai đoạn dậy thì buồng trứng bắt đầu hoạt động. Vào giai đoạn giữa của chu
kỳ kinh, trứng sẽ đạt mức kích thước tối đa, nếu trong 12-24 giờ mà không
được thụ tinh sẽ bị vỡ và các mảnh vỡ bị dòng máu hấp thu.
Ngoài tác dụng lên niêm mạc tử cung gây nên hiện tượng kinh nguyệt,

estrogen và progesteron còn có tác dụng lên các cơ quan khác của bô phận
sinh dục như cơ tử cung, âm hộ, âm đạo và tuyến vú [9],[10].
1.1.3. Mô học buồng trứng
- Phôi thai BT có nguồn gốc từ ụ sinh dục, chia làm hai phần tủy và vỏ.
+ Vùng tủy ở trung tâm, hẹp, nằm trong cùng của buồng trứng, là đường
đi của các mạch máu và thần kinh của buồng trứng. Được cấu tạo bởi các liên
kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và các mạch bạch huyết của buồng
trứng. Vùng tủy còn có cấu trúc lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh
androgen[11],[12].
+ Vùng vỏ có hai lớp:
Biểu mô: có nguồn gốc từ biểu mô phủ mầm tuyến sinh dục.
Mô liên kết: dưới lớp biểu mô, cấu tạo bởi các tế bào sợi non hình thoi và các
chất gian bào. Trong mô liên kết chứa các khối hình cầu gọi là các nang noãn.


7

Mỗi nang noãn là túi chứa noãn. Các nang noãn ở các lứa tuổi khác nhau từ
nguyên thủy tới trưởng thành. Trong suốt đời sống sinh dục của người phụ
nữ, chỉ một số rất nhỏ nangnoãn tiến triển tới mức chín rồi vỡ ra, còn đại đa
số nang trứng sẽ thoái triển [11],[12].
1.2. Phân loại khối u buồng trứng
U nang buồng trứng là loại có vỏ bọc ngoài (vỏ nang), trong chứa một
chất dịch. Loại này hay gặp nhất và gặp ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng
chia làm hai loại: U nang cơ năng và u nang thực thể [1].Theo tác giả Đinh
Thế Mỹ UNBT thực thể 75% [2]. Theo tác giả Từ Thị Thủy nghiên cứu tại
Bệnh viện 19 - 8 Bộ công an thì tỷ lệ UNBT thực thể là 97,3%, u cơ năng
1,7% [13].
1.2.1. Các u nang cơ năng
Là hậu quả của các tổn thương chức năng buồng trứng, u thường lớn nhanh

nhưng mất sớm, chỉ tồn tại vài chu kỳ kinh và thường có vỏ mỏng, kích thước
thường không vượt quá 10cm, và gây rối loạn kinh nguyệt nhẹ bao gồm [1]:
 Nang bọc noãn:
Là trường hợp nang De-Graff không bị vỡ vào ngày quy định nên
không tạo thành hoàng thể và tiếp tục tiết nhiều estrogen. Do đó bệnh nhân sẽ
bị chậm kinh, rồi khi nang vỡ có biểu hiện rong kinh giống như triệu chứng
chửa ngoài tử cung. Thái độ xử trí đối với nang này là theo dõi. Dịch nang
màu vàng chanh [1].
 Nang hoàng tuyến:
Gặp ở một hay hai bên buồng trứng, kích thước to, vỏ mỏng, trong
nang chứa nhiều chất Lutêin. Loại này thường gặp ở những bệnh nhân chửa
trứng, ung thư tế bào nuôi hoặc ở những bệnh nhân vô sinh đang được điều trị
bằng thuốc kích dục tố tuyến yên liều cao. Tiến triển của nang hoàng tuyến
phụ thuộc vào tiến triển của bệnh. Khỏi bệnh thì nang tự mất [1].


8

 Nang hoàng thể:
Chỉ gặp trong thời kì có thai, đặc biệt ở những thai phụ có nhiễm độc
thai nghén hay sinh đôi.v.v. trong đó thể vàng hoạt động mạnh, chế tiết nhiều
estrogen và progesterone [1].
1.2.2. Cácu thực thể
U nang thực thể là những khối u do tổn thương thực thể ở tổ chức
buồng trứng. Có thể gặp ở một hoặc hai bên buồng trứng và có thể là u lành
tính hoặc ác tính. Có nhiều cách phân loại các khối u bồng trứng, nhưng cách
phân loại theo nguồn gốc mô học của Philip J. Disaia [14]được nhiều tác giả
chấp nhận.
 U của tế bào biểu mô buồng trứng: chiếm 60% các trường hợp u
buồng trứng và 90% các khối u ác tính bao gồm:

U nang nước: Dịch u thường trong
U nang nhầy: Dịch u là dịch nhầy
U dạng lạc nội mạc tử cung: chứa dịch nâu đen
U Brenner
U tế bào sáng (clear cells)
Các u nang buồng trứng được chia thành 3 loại: lành tính, ác tính và
loại u ác tính giới hạn. Về mặt giải phẫu bệnh lý, cấu trúc của khối u ác tính
và loại u ác tính giới hạn được coi là dạng trung gian giữa một u túi tuyến
thanh dịch lành tính và carcinoma, nhưng u ác tính giới hạn có tính chất tại
chỗ và có tiên lượng tốt hơn nhiều so với khối u ác tính.
 Các u xuất phát từ tế bào mầm: Chiếm 10% các khối u buồng trứng.
Trong đó, u buồng trứng ác tính xuất phát từ tế bào mầm chiếm 4%, gồm.
- Dysegerminoma: u loạn mầm.
- Gonadoblastoma
- Embryonal carcinoma: ung thư bào thai


9

- Choriocarcinoma: ung thư nguyên bào nuôi nguyên phát của buồng trứng
- U quái non hay u quái bào thai
- U quái trưởng thành: trong u có thể có răng, xương, não, ruột. Nếu
chỉ có tế bào tuyến giáp gọi là u tuyến giáp buồng trứng. Xuất phát từ
lá thai ngoài thường có lông, da, tuyến mồ hôi, tuyến bã gọi là u bì.
 U tế bào đệm của dây sinh dục: chiếm tỷ lệ 6% các khối u buồng
trứng chia làm hai loại:
- Khối u lớp vỏ và lớp hạt
- U tế bào Sertoli – Leydig (khối u nam tính hóa).
Những u này thường làm rối loạn sự phát triển giới tính và kinh nguyệt.
 Các u xuất phát từ tổ chức liên kết của buồng trứng: hiếm gặp, gồm

u xơ lành tính hoặc sarcoma.
 Các u di căn đến buồng trứng: u Krukenberg thường do các khối u
của ống tiêu hóa di căn tới, nhất là ung thư dạ dày.
1.2.3. Đặc điểm của u buồng trứng
Trong các loại khối u ở bộ máy sinh dục nữ, khối u buồng trứng là loại
khối u thường gặp, đứng thứ 2 sau u xơ tử cung. Theo kết quả điều tra của
Đinh Thế Mỹ trên 9000 phụ nữ ở các vùng khác nhau ở miền Bắc Việt Nam,
tỷ lệ mắc khối u buồng trứng là 3,6%, u có kích thước < 10cm chiếm tỷ lệ
50%và ung thư buồng trứng chiếm tỷ lệ 20 – 25% trong tổng các loại khối u
buồng trứng [15].
 Các u dạng nang
Các u buồng trứng xuất phát từ tế bào biểu mô, thường có dạng nang
chứa dịch.
 . U nang nước
Là loại u hay gặp nhất, tỷ lệ có khác nhau theo từng tác giả nghiên
cứu.Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Mỹ tỷ lệ là 25% [2], theo kết quả


10

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn là 38% [16], theo Từ Thị Thủy
24,5%[13]. U buồng trứng ở hai bên gặp 20% các trường hợp[17]. U nang
buồng trứng có đặc điểm thành nang mỏng, dịch trong, nang thường có cuống
dài ít khi nang dính vào tổ chức xung quanh, đôi khi có thể có những nhú nhỏ
ở mặt trong hoặc ở mặt ngoài của vỏ nang [1].
 U nang nhầy:
Loại này chiếm từ 15 - 20% tổng các loại UNBT lành tính.Dạng nang
này thường có kích thước lớn nhiều thùy. Gặp ở hai bên buồng trứng là 5% và
có khoảng 1% là ác tính[1].
Tuy nhiên, đôi khi nó lại gây nên một bệnh cảnh đặc biệt gọi là bệnh

nhầy phúc mạc khi khối u đã vỡ vào ổ phúc mạc[18].
 U nang bì buồng trứng :
Chiếm tỷ lệ 22,16% trong các khối u buồng trứng theo tác giả Đinh Thế
Mỹ [2] còn theo tác giả Nguyễn Quốc Tuấn [16]và Vaudoyer tỷ lệ u bì buồng
trứng là 30% [19]. U bì buồng trứng gặp ở phụ nữ có thai là 70,7% trong các
khối u buồng trứng theo Hoàng Thị Hiền[20]. Tỷ lệ u nang bì có ở hai bên
khác nhau trong các nghiên cứu từ 15- 25%[19],[21]. Tỷ lệ ung thư trong loại
này từ 1,6 - 1,8%[15].
 U dạng lạc nội mạc tử cung:
U thường là một khoang chứa dịch màu nâu loãng hoặc màu sôcôla. Là
loại nang rất dính vào tổ chức xung quanh và có tổn thương phúc mạc kèm
theo.Tỷ lệ ung thư của loại nang này vào khoảng 10% và chiếm 10% trong
các ung thư buồng trứng [21].
Trong thực tế lâm sàng, khối u lành tính buồng trứng vẫn bị nhầm với
những bệnh khác như bệnh nguyên bào nuôi, chửa ngoài tử cung,lạc nội mạc
tử cung hoặc u xơ tử cung, đặc biệt là khối u ác tính buồng trứng.


11

 U thể đặc
Các u có nguồn gốc từ tế bào mầm, từ dây mầm sinh dục, các khối u di
căn phần lớn đều thuộc thể đặc. Khi có dấu hiệu chảy máu, hoại tử ở những u
này cùng với dịch cổ trướng là dấu hiệu gợi ý ác tính [14].
1.3. Tiến triển và biến chứng của u nang buồng trứng
Các diễn biến tự nhiên có thể xảy ra đối với một khối u buồng trứng [2], [22].
- Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.
- Khối u tự mất đi: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo
dõi một vài vòng kinh khoảng 2 - 3 tháng.
- Khối u ngày càng to ra:kích thước khối u tăng, có thể kèm thêm các biến

chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đại tiện, đầy bụng…
- Khối u bị xoắn, vỡ,…
1.3.1. U buồng trứng xoắn
Đây là biến chứng hay gặp nhất, u buồng trứng xoắn ở buồng trứng phải
cao gấp 1,5 lần buồng trứng trái. Biến chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ
loại u nào nhưng thường xảy ra ở những u không dính, kích thước không quá
lớn, khoảng từ 8 - 10 cm và có cuống dài. Loại u hay bị xoắn là u bì chiếm tới
25% [22]. Theo Perterson tỷ lệ xoắn cuống là 16% [23], còn theo tác giả Từ
Thị Thủy UNBT xoắn chiếm 21,6% [13].
Biểu hiện lâm sàng của u buồng trứng xoắn là tình trạng đau bụng cấp
kèm theo buồn nôn và nôn... toàn thân ít khi bị ảnh hưởng, hiếm có trường
hợp sốc. Thăm âm đạo có thể thấy khối cạnh tử cung rất đau, ít di động, kết
hợp với thăm dò cận lâm sàng như siêu âm phụ khoa có giá trị chẩn đoán
cao. U nang buồng trứng xoắn là một chỉ định mổ cấp cứu [22].
1.3.2. U buồng trứng vỡ
U buồng trứng vỡ thường là hậu quả của u buồng trứng xoắn không cấp
cứu kịp thời, cũng có khi do chấn thương, thăm khám, có khi vỡ tự nhiên nhất là


12

với u ác tính, u cơ năng. Theo Từ Thị Thủy [13] UNBT vỡ chiếm 3,8% và triệu
chứng lâm sàng là đau bụng, rối loạn mạch huyết áp và phản ứng thành bụng...
1.3.3. Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn u nang hầu hết gặp ở u nang bì, có thể gây bệnh cảnh
nhiễm khuẩn cấp tính dễ nhầm với ứ mủ vòi tử cung.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu biểu hiện bệnh nhân sốt rét run, xét
nghiệm máu công thức bạch cầu tăng nhiều là bạch cầu đa nhân, khám thấy u
cạnh tử cung rất đau. Nếu không được điều trị kịp thời u tiếp tục phát triển vỡ
vào ổ phúc mạc hoặc các tạng khác, đặc biệt là biến chứng dò vào đại tràng

Sigma [24].
1.3.4. Chèn ép tiểu khung
Biến chứng chèn ép tiểu khung thường xuất hiện muộn khi u đã phát
triển lâu kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng
gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có u
buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ phù 2
chi dưới, cổ chướng. Nếu không có triệu chứng đi kèm như đau, cổ chướng
thì u rất to thường lành tính [1].
1.3.5. U nang buồng trứng và thai nghén
U nang buồng trứng 3 tháng đầu của thai kỳ cần phải được phân biệt là
u thực thể hay u cơ năng. U cơ năng tự mất đi sau tháng thứ 3 của thai kỳ [3].
 Ảnh hưởng của UNBT đến thai nghén:
- UNBT có thể gây vô sinh, sảy thai, đẻ non, rau tiền đạo.
- Gây đẻ khó do ngôi thai bất thường hoặc u nằm ở vị trí tiền đạo cản trở
không cho ngôi lọt [3]. Theo tác giả Phạm Đình Dũng tỷ lệ u tiền đạo là
1,98%, sảy thai, đẻ non là 6,93%[25]. Tuy nhiên theo tác giả Jonh thì có tới
37% khối u bồng trứng và thai nghén tồn tại song song không gây biến chứng
gì [26].


13

 Ảnh hưởng của thai đến UNBT:
Thai nghén không ảnh hưởng lên sự phát triển của u nang nhưng tình
trạng thai nghén có thể gây những biến chứng cấp tính ở bất cứ giai đoạn nào
của thai, kể cả sau khi đẻ. Đặc biệt trong những ngày đầu sau đẻ do thành
bụng mềm nhão, ổ bụng rỗng dễ có biến chứng là xoắn u[3].
1.4. Chẩn đoán UNBT
Chẩn đoán UNBT bằng khám lâm sàng và cận lâm sàng đặc biệt là siêu
âm phụ khoa. Việc phát hiện UNBT không khó, nhưng điều quan trọng là phải

loại trừ u buồng trứng cơ năng với thực thể để tránh những can thiệp không cần
thiết, nhất là với ung thư buồng trứng để có hướng điều trị thích hợp.
1.4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân u nang buồng trứng
 Các đặc điểm lâm sàng u nang buồng trứng
Phần lớn các u nhỏ không có biểu hiện gì trên lâm sàng thường phát hiện
do tình cờ đi khám phụ khoa hoặc làm siêu âm định kỳ bệnh nhân vẫn có kinh
và sinh đẻ bình thường các khối u tiến triển âm thầm khi có biến chứng gây
đau bụng, sốt, đi tiều nhiều lần, đái rắt, đái buốt hoặc có thể là tự sờ thấy
“khối”trên xương mu mới được phát hiện là có UNBT.
 Tuổi
Một số nghiên cứu của cáctác giả trên thế giới cho thấy: khoảng 2/3 khối
u được phát hiện ở độ tuổi sinh sản, 5% u buồng trứng thấy ở trẻ em[21]. Từ
55 - 65% u buồng trứng lành tính gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi, trong khi đó 80 90% ung thư biểu mô buồng trứng gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi và 30 - 40% số
bệnh nhân ung thư buồng trứng gặp ở người trên 60 tuổi[14].
Ở Việt Nam theo tác giả Đinh Thế Mỹ 3,6% phụ nữ có UNBT, và độ tuổi
gặp chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ[15]. Tuổi trẻ nhất là 10 tuổi theo nghiên cứu
Ngô Văn Tài [27], còn theo tác giả Phạm Văn Mẫn nghiên cứu các trường hợp
UNBT vào khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai năm


×