Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.66 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ HOÀNG LÂM

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ HOÀNG LÂM

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Giang Thu

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các
thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời gian
nghiên cứu đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS. TS Phạm Thị Giang Thu đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn của
mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp
luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận
văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


TÁC GIẢ

Đỗ Hoàng Lâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thị Giang Thu. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG
VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS Phạm Thị Giang Thu

Hà Nội, ngày tháng
năm 2016
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Hoàng Lâm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1


CTTC

Công ty tài chính

2

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

3

HĐQT

Hội đồng quản trị

4

HĐTV

Hội đồng thành viên

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6


NHNN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

7

TCTD

Tổ chức tín dụng

8

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

10

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ........................................................................... 3
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn ...................................................................... 3
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn ............................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................ 4
8. Bố cục (các chương) của luận văn............................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 5
Chương 1 ......................................................................................................................... 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH ............................................. 5
1.1. Khái quát chung về Công ty tài chính .............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Công ty tài chính ........................................................... 5
1.1.2. Các loại hình Công ty tài chính .................................................................... 11
1.1.3. Vị trí, vai trò của Công ty tài chính............................................................... 13
1.2. Khái quát Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ............ 14
1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ............ 14
1.2.2. Các yếu tố chi phối pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ..
...................................................................................................................... 16
1.2.3. Nội dung pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ............. 20
Chương 2 ....................................................................................................................... 24
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM........................................................................ 24
2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động
của Công ty tài chính ở Việt Nam ............................................................................. 24
2.1.1. Giai đoạn đầu pháp luật về Công ty tài chính ở Việt Nam ............................... 26

2.1.2. Giai đoạn pháp luật về các công ty tài chính gắn với các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước ........................................................................................................................ 27
2.1.3. Giai đoạn pháp luật tái cơ cấu các công ty tài chính ở Việt Nam .................... 28
2.2. Thực trạng pháp luật về tổ chức của Công ty tài chính................................. 31
2.2.1. Thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản ................................................... 31
2.2.2. Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát ............................................ 41
2.3. Thực trạng pháp luật về hoạt động của Công ty tài chính ............................ 44
2.3.1. Huy động vốn................................................................................................ 44
2.3.2. Hoạt động tín dụng ....................................................................................... 54
2.3.3. Mở tài khoản và góp vốn mua cổ phần ......................................................... 63
2.3.4. Các hoạt động khác ...................................................................................... 65
Chương 3 ....................................................................................................................... 69
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM........................................................................ 69


3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công
ty tài chính ở Việt Nam.............................................................................................. 69
3.2. Xu hướng phát triển của các Công ty tài chính ............................................. 70
3.2.1. Công ty tài chính ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 70
3.2.2. Định hướng phát triển Công ty tài chính ở Việt Nam................................... 75
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật
về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam ..................................... 78
3.3.1. Về hệ thống pháp luật Công ty tài chính ...................................................... 78
3.3.2. Về các quy định pháp luật tổ chức của các CTTC ........................................ 80
3.3.3. Về các quy định pháp luật hoạt động của các CTTC .................................... 82
3.3.4. Về tăng cường quản lý giám sát Công ty tài chính ....................................... 88
3.3.5. Về bản thân các Công ty tài chính ................................................................ 89
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 91



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển
mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao của thế giới, trong sự phát triển
vượt bậc ấy, không thể không kể đến vai trò của các kênh lưu chuyển tiền tệ trong
nền kinh tế. Các kênh tài chính này đóng vai trò to lớn trong việc phân phối hiệu
quả các nguồn lực kinh tế từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng kéo theo sự phát triển của
cả hệ thống tài chính nói chung và của thị trường tài chính, trung gian tài chính nói
riêng. Tài chính- ngân hàng trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, hứa
hẹn nhiều thời cơ, lợi nhuận, nhưng cũng chứa không ít rủi ro. Sự phát triển của thị
trường tài chính cùng với sự ra đời và phát triển trung gian tài chính đã góp phần
tích cực tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế.
Trong số các trung gian tài chính đó, Công ty tài chính là định chế tài chính phi
ngân hàng, thực hiện chức năng cơ bản là cung ứng là đứng ra làm trung gian cung
cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, đủ
sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng khác.
Pháp luật là một trong những công cụ sắc bén để nhà nước quản lý xã hội
và kinh tế tài chính nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Để đảm bảo
hoạt động của các định chế tài chính, các Tổ chức tín dụng trong đó có loại hình
Công ty tài chính có hiệu quả, trước hết cần có pháp luật quy định về tổ chức và
hoạt động của cơ quan này. Ở nước ta hiện nay, các quy định của pháp luật về tổ
chức và hoạt động của Công ty tài chính đã được ban hành, sửa đổi và ngày càng
được hoàn thiện tạo điều kiện giúp cho định chế tài chính này hoạt động. Thực tế đó
cùng với tổng kết thực tiễn đã đặt ra vấn đề cần phân tích thực trạng pháp luật tổ
chức và hoạt động của Công ty tài chính, tìm ra các hạn chế, thiếu sót và nguyên
nhân, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhàm hoàn thiện pháp luật tổ chức và

hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam. Việc chọn đề tài "Pháp luật về tổ
chức và hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả
lý thuyết lẫn thực tiễn góp phần đóng góp vào sự hoạt động có hiệu quả của các
Công ty tài chính ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


2

Liên quan đến pháp luật tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ở Việt
Nam có thể nói, các nghiên cứu về vấn đề này còn tương đối ít và đã được thực hiện
cách đây khá lâu. Chính vì vậy, đây là vấn đề đáng để nghiên cứu trong giai đoạn
hiện nay. Một số công trình liên quan về vấn đề này là các bài viết, khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sỹ.
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về hoạt động của các Công ty tài chính ở Việt
Nam (2014) của Nguyễn Thu Hương.
Khóa luật tốt nghiệp: Pháp luật về Công ty tài chính thực trạng kiến nghị và
đề xuất (2008) của Trịnh Việt Hà, Pháp luật về Công ty tài chính thực trạng và
hướng hoàn thiện (2008) của Nguyễn Thị Ngọc Hà ; Pháp luật về địa vị pháp lý của
Công ty tài chính và biện pháp bảo đảm thực hiện ở Việt Nam (2003) của Chu
Hoàng Yến .
Tựu chung lại, các công trình liên quan trực tiếp tới luận văn còn ít, bên
cạnh đó đã được viết cách đây khá lâu, các đề tài nói trên còn chưa thực sự tập
trung vào pháp luật tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính. Hệ thống pháp luật
điều chỉnh đối với Công ty tài chính đã có nhiều thay đổi, sửa đổi bổ sung như sự ra
đời của Luật các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày
07/05/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động của Công ty tài chính và Công ty
Cho thuê Tài chính và các văn bản Thông tư hướng dẫn thi hành của Ngân hàng nhà
nước đã có tạo ra một hành lang pháp lý mới cho việc tổ chức và hoạt động của các
Công ty tài chính ở Việt Nam. Ngoài ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa ngày

càng gia tăng và những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế quốc tế có nhiều ảnh
hưởng đối với sự phát triển của thị trường tài chính trong nước. Đảng và Nhà nước
đã có thay đổi định hướng cơ bản và chủ trương phát triển ổn định và bền vững hệ
thống các tổ chức tài chính trung gian nói chung và các công ty tài chính nói riêng.
Thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặt các công ty tài chính vào
tình thế bắt buộc phải tái cấu trúc loại hoạt động, mô hình để tồn tại và phát triển
với mục tiêu an toàn hoạt động là mục tiêu then chốt, quyết định sự an toàn và phát
triển của hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Vì vậy cần nghiên cứu, bồi đắp và
phát triển hơn đề tài nghiên cứu này trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của
những người đi trước. Trong bối cảnh cải cách hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện
pháp luật kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống ngân


3

hàng, các Tổ chức tín dụng như đã nêu trên thì việc nghiên cứu pháp luật tổ chức và
hoạt động của Công ty tài chính có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của pháp luật
điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các Công ty Tài chính tập trung vào các quy
định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, từ đó đề xuất các
kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các Công ty Tài chính, khuyến khích sự phát triển của các Công ty Tài
chính ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi để làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận pháp luật của Công ty tài chính; phân tích, đánh giá thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty
tài chính nói chung, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp

luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu, những vấn đề về thực trạng pháp luật và thực thi
pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam được xem xét
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo trong các giai đoạn khác nhau từ khi
Công ty tài chính được thành lập lần đầu tiên theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã
tín dụng và công ty tài chính năm 1990 cho đến thời điểm hiện nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm: Làm rõ vấn đề lý luận về Công
ty tài chính và pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động Công ty tài chính ở Việt
Nam hiện nay. Đánh giá các mặt đã đạt được và phân tích những bất cập, hạn chế
của mảng pháp luật nói trên để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện về
tồ chức và hoạt động của Công ty tài chính.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn, một số vấn đề sau đây được tác giả đưa ra nghiên cứu, xem
xét:
- Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Công ty tài chính ở Việt Nam được diễn ra như thế nào?
- Các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh tổ chức và hoạt động của
các Công ty tài chính ra sao, những điểm tích cực và hạn chế của các quy định pháp
luật này? Việc thực thi các quy định này trong thực tế tổ chức và hoạt động của các
Công ty tài chính ở Việt Nam có gì vướng mắc, bất cập hay không?


4

- Để hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực thi có hiệu quả các quy định
của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam, cần có
những giải pháp và kiến nghị gì?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Đồng thời, vận dụng những quan điểm của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường và cải cách bộ máy nhà nước
trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh luật học, thống kê, lịch sử,
phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn để triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả làm sáng
tỏ một cách có hệ thống vấn đề lý luận về Công ty tài chính và pháp luật điều chỉnh
tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam.
Về thực tiễn, luận văn đưa ra các nhận xét, đánh giá mặt đạt được cũng như
các bất cập, hạn chế pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính để từ
đó đưa ra đề xuất và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Công ty tài chính ở Việt Nam
8. Bố cục (các chương) của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các mục viết
tắt, luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề chung về Công ty tài chính và pháp luật về tổ
chức và hoạt động của Công ty tài chính
Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Công
ty tài chính ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Công ty tài chính ở Việt Nam


5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát chung về Công ty tài chính
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Công ty tài chính
1.1.1.1. Khái niệm Công ty tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia có nhiều
loại thị trường hoạt động, nhưng về cơ bản có ba loại: thị trường các yếu tố sản
xuất, thị trường sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, và thị trường tài chính. Trong các
thị trường đó, thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định
đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó có hai kênh dẫn vốn truyền
thống then chốt, đó là kênh dẫn vốn tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài
chính và kênh dẫn vốn tài trợ trực tiếp thông qua thị trường tài chính.
Các trung gian tài chính (hay còn gọi là “định chế tài chính trung gian”) là
các tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Hoạt
động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là đứng ra làm trung gian cung
cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ, với đặc trưng: tạo ra sức hút mạnh mẽ, đa dạng
để tập trung các khoản vốn nhàn rỗi, tiết kiệm trên cơ sở đó, hình thành các nguồn
vốn cần thiết, đem cung ứng kịp thời cho các chủ thể, đối tượng đang thiếu vốn, cần
tiền trong nền kinh tế xã hội và nhằm mục tiêu lợi nhuận là chính.1
Tại các nước trên thế giới, các định chế trung gian tài chính thông thường
bao gồm các ngân hàng, các TCTD phi ngân hàng, các tổ chức tài chính trung gian
khác, trong đó bao gồm các CTTC. Thuật ngữ CTTC đã xuất hiện từ rất lâu, các
CTTC cùng các trung gian tài chính khác có tầm quan trọng rất lớn và được coi như
là xương sống của nền kinh tế. Sự ra đời và phát triển của CTTC làm cho hệ thống
tài chính trở nên phong phú, đa dạng, linh hoạt và hoàn chỉnh hơn, đặc biệt là trong
giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường.2
Trong các trung gian tài chính, NHTM là một trong các tổ chức ra đời trước
tiên. Những NHTM đầu tiên trên thế giới được thành lập từ thế kỷ XV. Trong quá
1


Trần Ngọc Hoàng, Đỗ Hữu Tài (chủ biên) (2015), Giáo trình tài chính tiền tệ Finance – Currency, Nxb.
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 191.
2
Hồ Dũng Liêm (2010), Pháp luật về hoạt động của công ty tài chính – Thực trạng và một số giải pháp hoàn
thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.3.


6

trình phát triển của ngành ngân hàng, xuất hiện những tổ chức cung cấp dịch vụ
ngân hàng, nhưng không phải là ngân hàng, trong đó có các CTTC. Có nhiều lý do
về sự xuất hiện của các CTTC, song chủ yếu là do sự hạn chế của luật ngân hàng,
nhiều dịch vụ tài chính của các NHTM không được phép mở rộng sang các lĩnh vực
hoạt động khác. Bên cạnh đó, do hệ thống NHTM lúc đó không thể đáp ứng được
nhu cầu to lớn và đa dạng về vốn đầu tư đòi hỏi phải có những định chế tài chính
phù hợp.3
Ở nhiều nước, các CTTC phát triển đa dạng ở những giai đoạn khác nhau
xuất phát từ nhu cầu tài chính, tín dụng. CTTC xuất hiện rất sớm ở các nước Châu
Âu, Châu Mỹ, do sự có mặt của CTTC cũng như sự phát triển của nó gắn liền với
sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán.
Ở Thụy Điển các CTTC được thành lập từ giữa những năm 1960 phát triển
mạnh vào những năm 1970 và đến nay giữ một vị trí quan trọng trong các tổ chức
tài chính trung gian. Năm 1986 ở nước này đã có tới 244 CTTC với tài sản có 84 tỷ
Krone.
Ở Nhật Bản, các CTTC được hình thành từ những năm 1954, nhằm phục vụ
cho các cơ sở KD nhỏ, đến nay ở nước này đã có hàng loạt CTTC ra đời, nhiều
CTTC đã nổi lên và chiếm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ quan
tài chính của Nhật với số vốn hàng nghìn tỷ Yên và chi phối hoạt động của nhiều
lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội Nhật Bản.4
Ở Mỹ: CTTC tại Mỹ được xếp vào loại hình các tổ chức tài chính phi ngân

hàng cùng với các quỹ tương hỗ, quỹ tương trợ thị trường tiền tệ. CTTC tại Mỹ huy
động vốn chủ yếu bằng cách phát hành các cổ phiếu và trái phiếu, sử dụng nguồn
vốn huy động được để cho vay người tiêu dùng, tài trợ thương mại, cho thuê kinh
doanh... Hầu hết các TĐKT của Mỹ đều có CTTC.
Ở Pháp, các CTTC phát triển rất mạnh vào thập niên 70 của thế kỷ XX.
Hiện nay tại Pháp các CTTC với quy mô hoạt động khác nhau, nhưng phần lớn có
quy mô nhỏ.
Ở Ma-lai-xia: CTTC đầu tiên ra đời vào năm 1960, đến năm 1969 có luật
về CTTC. Sau khi có luật, nhiều CTTC được ra đời bởi 1 ngân hàng mẹ hoặc 1
3

Tống Quốc Trường (2009), Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Kinh nghiệm và giải pháp, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.18
4
Trần Công Diệu (2002), Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, tr.57.


7

công ty thương mại lập ra. Nhà nước khuyến khích các CTTC có quy mô nhỏ ra
đời. Đến năm 1987, Ma-lai-xia có 47 CTTC hoạt động với trên 400 chi nhánh; năm
1993 có 41 công ty với hơn 50% thuộc sở hữu của ngân hàng. 5
Sự ra đời và phát triển của các CTTC trên thế giới cho thấy các công ty này
bành trướng càng lớn và nắm quyền kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngay cả đối
với các ngân hàng và TCTD.
Ở Việt Nam, so với hệ thống Ngân hàng thì CTTC là một hình thức trung
gian tài chính khá mới mẻ. CTTC được chính thức thừa nhận thông qua Pháp lệnh
ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính do Hội đồng Nhà nước ban
hành ngày 24/5/1990. Cũng giống CTTC của các nước trên thế giới, CTTC ở Việt

Nam cũng được hình thành dưới tác động của điều kiện kinh tế thị trường. Nghị
quyết Đại hội Đảng VI (1986) đã mở ra hướng đi mới cho toàn nền kinh tế nước ta;
chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình
thức sở hữu và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát
triển. Những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho thấy mức
độ khát vốn nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc mọi
quy mô, hình thức, thành phần đều thiếu vốn. Nhu cầu điều tiết vốn trên thị trường
làm nảy sinh hàng loạt các quỹ tín dụng với rất nhiều điểm tương đồng với CTTC là
huy động tiền gửi trong dân cư và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
Ở thời điểm này cùng đà xuất hiện các tổ chức "hụi” (miền Nam) "họ"
(miền Bắc) tồn tại tự phát, không có sự quản lý của Nhà nước nên đã gây nên nhiều
bất ổn và lộn xộn trong nền kinh tế. Đến những năm 90 của thế kỷ XX hầu hết các
quỹ tín dụng, hụi họ đều bị đổ vỡ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp cũng như
các tầng lớp dân cư trong xã hội. 6
Nền tài chính-ngân hàng sau cú sốc lớn đó cần được tổ chức và quản lý lại
một cách chặt chẽ. Bên cạnh các ngân hàng, các CTTC ra đời là trung gian tài chính
tích cực giúp lưu thông nguồn vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự xuất hiện
của CTTC ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới là một tất yếu khách
quan của sự phát triển.
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về CTTC.

5

Tống Quốc Trường, tlđd chú thích 3, tr.49
Nguyễn Thu Hương (2014), Pháp luật về hoạt động của các Công ty tài chính ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.7.

6



8

Theo Từ điển Luật học của Nxb Bách Khoa năm 1999 (tr. 113), CTTC là
doanh nghiệp có hoạt động nghề nghiệp thông thường là các hoạt động ngân hàng,
nhưng trên nguyên tắc không nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc có thời hạn dưới hai
năm.
Theo Từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Nxb Từ điển
Bách Khoa – Nxb Tư pháp, năm 2006 (tr. 186-187), CTTC thuộc loại hình TCTD
phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính,
tiền tệ nhưng trên nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được
nhận tiền gửi dưới một năm.
Các nước tuỳ theo chính sách của mình trong việc phát triển loại hình trung
gian tài chính này, quy định nghiệp vụ hoạt động của CTTC được thực hiện; trên cơ
sở các nghiệp vụ và quy định về loại hình tổ chức của CTTC mà đưa ra khái niệm
CTTC.
Ở Pháp, CTTC là các định chế tài chính thuộc một tập đoàn hay lĩnh vực
nghề nghiệp nhất định. Các CTTC có hai đặc thù chung: chuyên môn hoá một lĩnh
vực của hoạt động ngân hàng và không được nhận từ công chúng tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn ít hơn một năm.7
Các nước theo hệ thống ngân hàng của Anh lại định nghĩa CTTC là một
loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng, được thành lập để cung cấp các loại dịch
vụ tài trợ khác nhau cho các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất hoặc các cá
nhân. Các CTTC có thể cung cấp các khoản cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh
toán và các hình thức tín dụng ngắn hạn và dài hạn khác.8
Ở Sing-ga-po, hoạt động của các CTTC chịu sự điều chỉnh của Luật CTTC.
Nguồn vốn chủ yếu của các CTTC là khoản tiền gửi có kỳ hạn, được các CTTC
dùng để cấp tín dụng tiêu dùng dưới dạng trả dần hoặc cho vay để mua bất động
sản. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, CTTC không được nhận tiền
gửi không kỳ hạn; không được kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; không được cho một
khách hàng vay quá 30% vốn tự có...9

Ở Việt Nam, sau khi Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty
tài chính năm 1990 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của
7

Trần Công Diệu (2002), Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chỉnh ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, tr.20.
8
Tống Quốc Trường, tlđd chú thích 3, tr 46
9
Tống Quốc Trường, tlđd chú thích 3, tr 53.


9

CTTC. Khái niệm CTTC ban đầu được đưa ra là công ty quốc doanh hoặc cổ phần,
hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của
mình hoặc vay của dân cư. Cùng sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự biến chuyển của
thị trường trong nước và quốc tế năm 1997, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật các
TCTD quy định về tổ chức, hoạt động của các TCTD. Tại Luật các TCTD 1997,
CTTC chưa được định nghĩa đầy đủ, song được xếp vào TCTD phi ngân hàng. Tiếp
theo để cụ thể hóa cách thức tổ chức và phạm vi hoạt động của CTTC, năm 2002
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính
phủ quy định về tổ chức và hoạt động của CTTC. Theo đó, CTTC đã được định
nghĩa đầy đủ tại Điều 2 của Nghị định này: “Công ty Tài chính là loại hình TCTD
phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn
khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực
hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch
vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.”
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 của Quốc hội ngày 16/06/2010 tiếp tục
quy định CTTC là một loại hình TCTD phi ngân hàng. Theo đó, TCTD phi ngân

hàng là loại hình TCTD được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo
quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các
dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. TCTD phi ngân hàng bao gồm
CTTC, công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi ngân hàng khác.
Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động
của CTTC và công ty cho thuê tài chính thay thế Nghị định số 79/2002/NĐ-CP,
không quy định cụ thể khái niệm CTTC nói chung mà đưa ra định nghĩa các loại
hình CTTC tổng hợp và CTTC chuyên ngành, theo đó các loại hình CTTC này sẽ
được thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác quy định tại Luật
Các TCTD và Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của NHNN.
Như vậy, CTTC là một loại hình TCTD phi ngân hàng có tư cách pháp
nhân, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. CTTC được thực hiện chức năng
huy động vốn từ tiền gửi hoặc từ các nguồn vốn khác của các tổ chức kinh tế, các
định chế tài chính khác trong xã hội theo quy định của pháp luật để thực hiện
nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Trên cơ sở những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, có thể đưa ra
một khái niệm về CTTC như sau: “Công ty tài chính là doanh nghiệp được thực
hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của


10

cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng theo
quy định của pháp luật”
1.1.1.2. Đặc điểm Công ty tài chính
Hệ thống ngân hàng, TCTD ở mỗi quốc gia do nhiều bộ phận hợp thành,
mỗi bộ phận lại có vị trí và vai trò khác nhau. Ở nước ta hiện nay hệ thống ngân
hàng, TCTD gồm: NHNN và các TCTD. Tuy các CTTC được thành lập dưới các
hình thức khác nhau với tên gọi và phạm vi hoạt động nghiệp vụ khác nhau nhưng
các CTTC đều nằm trong hệ thống TCTD. CTTC mang đầy đủ các đặc trưng của

một TCTD nói chung và những đặc điểm riêng thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, CTTC là một loại hình trung gian tài chính với chức năng cơ
bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa vốn tới nơi thiếu hụt vốn. Do vậy, nó mang những
đặc điểm cơ bản của một trung gian tài chính, theo đó trung gian tài chính là cầu nối
gắn liền người có vốn – cho vay với những người cần vốn – đi vay, hoạt động huy
động vốn và cho vay của các trung gian tài chính có thể diễn ra trực tiếp với các chủ
thể kinh tế hoặc thông qua thị trường tài chính. 10
Thứ hai, CTTC là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu,
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp một số các hoạt động ngân hàng. Đây là
dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là TCTD với các loại hình doanh nghiệp
kinh doanh trong các lĩnh vực khác, kể cả các doanh nghiệp có hoạt động ngân hàng
không thường xuyên như các công ty bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán.
Đặc điểm này có ý nghĩa quyết định đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với tổ
chức và hoạt động của các CTTC. Các hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh có đặc trưng là lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp, hoạt động ngân
hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, khó quản lý,
khó giám sát, có thể tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động kinh doanh của các
TCTD, tổ chức kinh tế có tính dây chuyền, đến thị trường tài chính – tệ của mỗi
quốc gia. Các hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể kể đến như
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh
tiếng, rủi ro kinh tế vĩ mô. 11 Tuy nhiên khác với các Ngân hàng được phép thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng, các CTTC chỉ được thực hiện một hoặc một số
các hoạt động ngân hàng. Tùy theo quan điểm quản lý nhà nước và chính sách phát
10

Trần Ngọc Hoàng, tlđd chú thích 1, tr. 192.
Bolt, Wilko; Leo de Haan; Marco Hoeberichts; Maarten van Oordt; Job Swank (2012). “Bank Profitability
during Recessions”. Journal of Banking & Finance 36 (9), pp 2552–2564.

11



11

triển hoạt động tài chính tiền tệ trong từng thời kỳ mà Nhà nước sẽ có các quy định
giới hạn một số hoạt động của CTTC. Ví dụ như theo quy định của pháp luật hiện
hành, CTTC sẽ không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và
cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Sở dĩ có những quy
định như vậy là để tăng tính an toàn cho hoạt động của các CTTC nói riêng và hệ
thống ngân hàng nói chung. 12
Thứ ba, CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của
NHNN và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng. Do là một loại hình trung
gian tài chính, hoạt động của các CTTC cũng có ảnh hưởng lớn tới nhiều chủ thể
khác trong nền kinh tế, và hoạt động của các CTTC cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì
vậy, hoạt động của các CTTC cần phải được quản lý, giám sát và định hướng hoạt
động phù hợp. Theo phân cấp quản lý của Nhà nước, Các TCTD và các hoạt đông
ngân hàng trong nền kinh tế chịu sự quản lý của của NHNN. Tuỳ thuộc vào các đặc
thù trong hoạt động kinh doanh, quan điểm quản lý nhà nước trong từng thời kỳ mà
NHNN có các quy định pháp luật riêng cho CTTC nói chung và cho từng loại hình
CTTC nói riêng.
1.1.2. Các loại hình Công ty tài chính
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại CTTC. Tùy từng đặc điểm phát
triển của mỗi nền tài chính – tiền tệ, hệ thống pháp lý mà mỗi quốc gia có những sự
phân chia CTTC khác nhau. Ở các nước trên thế giới, các CTTC thường được phân
chia thành 3 loại hình là: 13
- CTTC bán hàng: Các CTTC này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu
dùng để mua hàng từ một nhà phân phối hoặc một nhà sản xuất nào đó.
- CTTC tiêu dùng: CTTC loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình
cho các gia đình và cá nhân vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng.
- CTTC thương mại: Các công ty này chuyên cung cấp tín dụng bằng cách

mua lại hoặc chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn cung
cấp cho khách hàng các hợp đồng cho thuê tài chính và một số dịch vụ khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các CTTC thường được phân loại
theo yếu tố nước ngoài, theo loại hình doanh nghiệp và theo các hoạt động kinh
doanh.
12

Lê Thị Thu Hà (2011), Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Công ty tài chính Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.10.
13
Học viện tài chính (2014), Giáo trình tài chính – tiền tệ, Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr. 210.


12

Căn cứ vào yếu tố nước ngoài, CTTC có thể được phân loại thành:
+ CTTC Việt Nam là CTTC được thành lập, tổ chức bởi các cá nhân, tổ
chức Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ CTTC liên doanh được thành lập, tổ chức bằng vốn góp của bên Việt
Nam (gồm một hoặc nhiều NHTM Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước
ngoài (gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
+ CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức từ nguồn vốn nước
ngoài.
Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, CTTC có thể được phân loại
thành:
+ CTTC cổ phần là CTTC do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp
vốn thành lập theo quy định của pháp luật.
+ CTTC TNHH một thành viên. CTTC TNHH một thành viên gồm 2 loại:
CTTC TNHH do một NHTM Việt Nam làm chủ sở hữu và CTTC TNHH một thành
viên do một TCTD nước ngoài làm chủ sở hữu.

+ CTTC TNHH hai thành viên trở lên. CTTC TNHH hai thành viên trở lên
gồm 3 loại:
(i) CTTC TNHH hai thành viên trở lên do NHTM Việt Nam và doanh
nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một NHTM Việt Nam sở hữu ít nhất
30% tổng số vốn điều lệ của CTTC) hoặc các NHTM Việt Nam góp vốn thành lập.
(ii) CTTC TNHH hai thành viên trở lên bằng vốn góp của bên Việt Nam
(gồm một hoặc nhiều NHTM Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước
ngoài (gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh
(CTTC liên doanh).
(iii) CTTC TNHH hai thành viên trở lên do các TCTD nước ngoài góp vốn
thành lập.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, CTTC được phân loại thành CTTC
tổng hợp và CTTC chuyên ngành
+ CTTC tổng hợp là CTTC được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng
theo quy định của pháp luật về CTTC.
+ CTTC chuyên ngành gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu
dùng và Công ty cho thuê Tài chính. Đối với các CTTC chuyên ngành, dư nợ đối
với các hoạt động chuyên ngành phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.


13

(i) CTTC bao thanh toán là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính trong
lĩnh vực bao thanh toán
(ii) CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính trong
lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
(iii) Công ty Cho thuê Tài chính là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính là
cho thuê Tài chính.
1.1.3.Vị trí, vai trò của Công ty tài chính
1.1.3.1. Vị trí của Công ty Tài chính

CTTC là một loại hình trung gian tài chính. Cùng với các loại hình trung
gian tài chính khác tạo nên kênh dẫn vốn gián tiếp (hay kênh tài chính gián tiếp) có
chức năng dẫn vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn bằng cách tập hợp
các khoản vốn nhàn rỗi lại rồi cho vay. Kênh tài chính gián tiếp lại kết hợp với kênh
dẫn vốn trực tiếp (thị trường tài chính) tạo nên một khâu quan trọng của hệ thống tài
chính. Đến lượt nó, khâu tài chính này lại kết hợp với 3 khâu tài chính cơ bản là tài
chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình để tạo nên một hệ thống
tài chính hoàn bị. Như vậy, CTTC là một bộ phận để cấu thành của hệ thống tài
chính của một quốc gia.
Hoạt động của các CTTC đồng thời còn góp phần làm phong phú thêm các
dịch vụ tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của thị trường tài
chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, có thể thấy, khi nền kinh tế càng
phát triển thì vai trò của trung gian tài chính càng quan trọng. Bên cạnh các trung
gian tài chính khác, CTTC cũng góp phần tạo thêm một kênh dẫn vốn cho nền kinh
tế, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân...
1.2.2. Vai trò của các Công ty Tài chính
Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Nó cho
phép sử dụng triệt để các nguồn vốn mà các công ty này đang nắm giữ. Đồng thời
nó còn huy động thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế vào quá trình
lưu thông hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác hoạt động
kinh doanh tiền tệ của các định chế phi tài chính này làm phong phú thêm thị trường
tài chính, làm sôi động thị trường tài chính tạo ra nguồn vốn lớn làm cho các doanh
nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Hai là, các CTTC nói chung và TCTD phi ngân hàng đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Các tổ chức này thường bổ sung


14


những dịch vụ còn bị bỏ sót của các NHTM, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh với
ngân hàng. Điều này tạo nên tính hiệu quả cho toàn bộ nền tài chính, buộc chính các
ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cũng phải không ngừng hoàn thiện và hoạt
động hiệu quả để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cho khách
hàng.
Ba là, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương luôn hướng về việc làm
thế nào tạo ra một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thể cung
ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh
tế, để cuối cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất.
Bốn là, CTTC đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài
chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Đồng thời, CTTC cũng là một kênh cung cấp vốn trung - dài hạn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song
hành cùng các NHTM cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Khái quát Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài
chính
1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội bằng nhiều hình thức và công cụ khác
nhau, trong đó có thể nói quản lý bằng pháp luật là công cụ quan trọng nhất. Pháp
luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm
quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục và
cưỡng chế, được đảm bảo bằng Nhà nước.
Xét về khái niệm tổ chức, theo nghĩa rộng, tổ chức không chỉ có nghĩa là
quá trình sắp xếp và bố trí hệ thống, bộ máy, các công việc, giao quyền hạn và phân
phối các nguồn lực để cùng thực hiện một nhiệm vụ, môt chức năng chung mà còn
bao hàm các phương thức, cơ sở hình thành trước đó để phát sinh việc tổ chức, quản
lý hay việc thay đổi, chấm dứt việc tổ chức, quản lý đó. Bởi bất kỳ một chủ thể kinh

doanh nào muốn tồn tại, tổ chức và hoạt động được cần phải có thủ tục khai sinh
thành lập ra nó, cũng như việc tổ chức lại, giải thể, phá sản đối với chủ thể này.
Xét về khái niệm hoạt động dưới góc độ kinh tế là phạm vi, khả năng thực
hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trong mối quan hệ


15

đối với chủ thể khác để thực hiện vai trò, chức năng của mình. Tùy những chủ thể
khác nhau mà có những hoạt động khác nhau và chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Các chủ thể kinh doanh có hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại là hoạt
động chính, nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Đối với
các CTTC nói riêng và các TCTD nói chung là các chủ thể kinh doanh đặc thù,
được phép thực hiện một hoặc một số các hoạt động ngân hàng phù hợp với quy
định pháp luật.
Sự ra đời và phát triển của CTTC phát sinh mối quan hệ giữa CTTC với
Khách hàng, giữa CTTC với NHNN, với các TCTD, tổ chức tài chính khác. Để điều
chỉnh các quan hệ phát sinh đó, Nhà nước phải ban hành nhiều quy phạm pháp luật
khác nhau ở nhiều văn bản khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh
doanh của CTTC, giúp CTTC hoạt động hiệu quả, thông qua đó Nhà nước kiểm
soát, hạn chế được rủi ro trong hoạt động của CTTC cũng như bảo vệ quyền lợi của
các bên chủ thể tham gia.
Nhà nước bằng các văn bản pháp luật đã định hình nên mô hình tổ chức của
CTTC nhưng để mô hình này thực sự đi vào thực tiễn hoạt động có hiệu quả thì
phải quy định cho nó các chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng. Sự quy
định pháp luật về CTTC do đó là vô cùng cần thiết. Nằm trong hệ thống các tổ chức
trung gian tài chính, lấy hoạt động hgân hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu,
CTTC là nơi diễn ra quá trình tích tụ, điều hòa nhiều loại nguồn vốn, góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mặt khác, các quan hệ nghiệp vụ kinh doanh ngân

hàng phần lớn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, tác động có tính dây chuyền đến lợi ích
của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy sự ổn định và phát triển của hệ
thống các TCTD trong đó có CTTC là một trong những điều kiện cơ bản ảnh hưởng
tới quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội. Muốn một trung gian tài chính,
TCTD hoạt động tốt có hiệu quả thì cần nhiều yếu tố kết hợp với nhau, trong đó có
yếu tố không thể thiếu là các quy định của pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt
động của nó. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CTTC hoàn thiện sẽ là điều
kiện tiên quyết cho Công ty đó hoạt động hiệu quả và ngược lại một khung pháp
luật tổ chức và hoạt động còn nhiều bất cập và thiếu sót cùng với năng lực thực thi
yếu sẽ dẫn tới CTTC đó sẽ hoạt động không tốt và dẫn tới nhiều hệ lụy to lớn, đặc
biệt đối với lĩnh vực nhạy cảm như tài chính – ngân hàng. Do đó, pháp luật về tổ
chức và hoạt động của CTTC phải được ra đời và không ngừng hoàn thiện, là cơ sở


16

pháp lý cho CTTC tổ chức và hoat động phù hợp với việc nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng, pháp
luật về tổ chức và hoạt động của CTTC được thể hiện trong các văn bản pháp luật
cũng ngày càng được hoàn thiện và theo kịp sự chuyển biến của nền kinh tế thị
trường. Nó đã tạo ra được những cơ sở pháp lý với các quy định tương đối đầy đủ
và hoàn thiện có thể kể đến các VBQPPL quy định chung Luật doanh nghiệp, Luật
đầu tư…, các VBQPPL chuyên ngành như Luật các TCTD năm 2010, Nghị định
39/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của NHNN về tổ chức và hoạt động của
CTTC.
Có thể hiểu:“Pháp luật về Công ty Tài chính là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính với các
bên chủ thể có liên quan”

Với các quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của CTTC, nhà nước
đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các CTTC cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh với các thành phần kinh tế khác trong xã hội, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đặt ra
cho các CTTC.
1.2.2. Các yếu tố chi phối pháp luật về tổ chức và hoạt động của Công ty
tài chính
Có rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật về tổ chức và hoạt động của
CTTC, sau đây là những yếu tố cơ bản và chủ yếu nhất:
1.2.2.1.Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước
Đối với bất kỳ quốc gia nào, chính sách của Nhà nước cũng luôn là một
công cụ quan trọng để quản lý vĩ mô, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Ở Việt Nam,
do đặc thù của nền kinh tế trước đây, Nhà nước điều tiết nền kinh tế theo cơ chế
quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, thực hiện nguyên tắc độc quyền nhà nước về
ngân hàng. Theo nguyên tắc này, kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực độc quyền của
nhà nước. Trong nền kinh tế quốc dân các ngân hàng đều thuộc sở hữu nhà nước.
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết
Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đất
nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và
từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước không còn giữ vai trò độc quyền mà


17

cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia, nhằm đa dạng hóa các hình thức sở
hữu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước thực hiện cải cách hệ thống
ngân hàng một cấp thành hai cấp. Đặc điểm quan trọng nhất của mô hình ngân hàng
hai cấp là được nhà nước phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng
kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Mặt khác để phù hợp với nền kinh tế vận hành

theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng hành chính – bao cấp, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, Nhà nước thực hiện chính sách đa sở hữu đối với hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Điều đó đã dẫn tới sự phát triển của nhiều loại hình tổ chức kinh
doanh ngân hàng thuộc nhiều hình thức sở hữu như NHTM, CTTC, ...
1.2.2.2. Sự hình thành và nhu cầu phát triển thị trường tài chính và các
trung gian tài chính ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam đã và đang
đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Để đảm bảo cho sự phát triển
bền vững, yêu cầu đặt ra là phải có một thị trường tài chính ổn định, hiệu quả, khi
đó mới có thể thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước vào phục vụ cho đầu tư, phát
triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Trong những năm gần đây, thị
trường tài chính ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
đặc biệt hệ thống NHTM và các TCTC giữ vai trò quan trọng vì đây là thị trường
cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh
hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việt Nam bước vào công cuộc đổi
mới kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị
trường, việc huy động và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính cho
đầu tư phát triển đã có thay đổi cơ bản do tác động của cơ chế thị trường với sự
quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sự ra đời của các định chế tài chính đã tác động
đến sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính, các trung gian tài chính như
NHTM, CTTC, quỹ đầu tư... góp phần tích cực vào việc tạo nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự di
chuyển và phân bổ nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển được tiến hành phù
hợp, hiệu quả hơn điều đó đóng vai trò tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ
thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù
hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà
nước. Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật



18

Các TCTD, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi
mới phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. NHNN đã
thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành
chính sách, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất.
Bên cạnh đó thực tế sự ra đời của các tổng công ty Nhà nước được phát
triển thành các TĐKT đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình đổi mới, sắp
xếp lại hệ thống DNNN ở nước ta. Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các DNNN, thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế thế
giới. Các tổng công ty Nhà nước hoạt động theo tinh thần Nghị định số 90/TTg và
91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, một số tổng công ty đã
chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKT (trong đó có các ngành dầu khí, bưu
chính viễn thông, than khoáng sản, dệt may, công nghiệp tàu thuỷ, cao su, điện lực
và tài chính bảo hiểm) gắn với nhiều hình thức sở hữu, hoạt động theo hướng đa
ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn của các tập đoàn kinh
tể Nhà nước là vấn đề huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để triển khai
các dự án sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới
hiện nay. Đó là hệ quả tất yếu dẫn đến sự ra đời của các CTTC thuộc TĐKT
và/hoặc thuộc các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (cuối 2006), hoạt
động ngân hàng tiếp tục có nhiều đổi mới về điều hành, thể chế, cơ chế nghiệp vụ,
công nghệ. Tháng 6 năm 2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII đã thông qua
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các TCTD mới, tạo nền tảng pháp lý
cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng.
Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

toàn cầu năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, NHNN đã
điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao
năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng
trưởng năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế trong năm 2011, 2012. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, điều hành chính sách
của NHNN đã có những đổi mới căn bản, thể hiện rõ tính chủ động, dẫn dắt thị


×