BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HUỲNH NHẬT MINH
TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆC ÁP DỤNG XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HUỲNH NHẬT MINH
TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆC ÁP DỤNG XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
HÀ NỘI - NĂM 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Sự cần thiết xây dựng tòa án hiến pháp tại Việt Nam trong
1
10
giai đoạn hiện nay
1.1.
Những biểu hiện vi hiến và nhu cầu thành lập Tòa án hiến pháp tại
10
Việt Nam
1.2.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án hiến
20
pháp tại Việt Nam
1.3.
Những điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả hoạt động của Tòa án
25
hiến pháp
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến và Tòa án hiến
34
pháp
2.1. Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến
34
2.2. Tổ chức hoạt động của các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới
39
Chương 3: Tòa án hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới và
48
những kinh nghiệm đối với Việt Nam
3.1. Tòa án hiến pháp của Cộng hòa Hàn Quốc
48
3.2. Tòa án hiến pháp của Cộng hòa liên bang Đức
52
3.3. Tòa án hiến pháp của Liên bang Nga
59
3.4. Tòa án hiến pháp của Vương quốc Thái Lan
66
Kết luận
75
Danh mục tài liệu tham khảo
77
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản của quốc gia, có vị
trị đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Hiến pháp quy định việc tổ
chức nhà nước, chức năng, thẩm quyền các cơ quan nhà nước của trung ương, địa
phương và quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc đảm
bảo tính tối cao của Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tất cả các chủ thể tôn
trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luôn là vấn đề quan trọng.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã xây dựng được một cơ quan
độc lập với hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đó là một cơ quan hiến
định độc lập, được quy định trong Hiến pháp của từng quốc gia. Trong những cơ
quan hiến định độc lập đó, có một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo việc xây dựng và thi hành pháp luật đúng theo Hiến pháp, có tính chất kiềm
chế quyền lực của các cơ quan quyền lực còn lại trong hệ thống pháp luật. Đó là cơ
quan bảo hiến. Tại mỗi quốc gia khác nhau, cơ quan bảo hiến được xây dựng và tổ
chức khác nhau thành các mô hình khác nhau với tên gọi khác nhau.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ra đời trong
bối cảnh đất nước Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng
với thế giới. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển một cách ổn định trước sức
ép của các cuộc khủng hoảng. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã đánh dấu sự thay
đổi mạnh mẽ trong quá trình lập pháp bằng việc quy định các chế định về quyền
con người, mở rộng phạm vi các quyền cơ bản của con người và cơ quan hiến định
độc lập. Tuy nhiên, khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có chế
định riêng về cơ quan bảo hiến trong Hiến pháp, thì Hiến pháp Việt Nam năm 2013
lại chưa có quy định riêng, cụ thể về cơ quan bảo hiến.
Việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã được đặt ra trong văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung là: “Xây
2
dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt
động và quyết định của các cơ quan công quyền” và “ xây dựng cơ chế phán quyết
về những vi phạm HIến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục yêu cầu “xây dựng từng
bước hoàn thiện cơ chế, kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt
động và quyết định của các cơ quan công quyền”. Với mục tiêu như vậy, có thể
thấy rằng, yêu cầu bảo hiến đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong đời sống pháp
lý. HIến pháp 2013 đã chú trọng hơn đến quyền con người, quyền công dân. Tuy
nhiên, để bảo vệ các quyền nói trên ở nước ta vẫn còn một số khó khăn. Việc phân
định thẩm quyền giữa các thiết chế nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, giữa các cơ quan nhà nước ở trung
ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương chưa thật sự rõ ràng, nên còn có sự
đùn đẩy trách nhiệm khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người,
quyền công dân.
Những năm qua, hoạt động bảo hiến ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông
qua sự giám sát tối cao của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ
chế thẩm định, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế thanh tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo từ công dân. Theo mô hình này, chỉ có Quốc hội mới có
quyền kiểm tra các văn bản pháp luật do mình thông qua. Như vậy, Quốc hội đang
thực hiện chức năng kép, vừa có thẩm quyền ban hành luật, vừa kiểm tra tính hợp
hiến của đạo luật do mình ban hành. Với những chức năng, nhiệm vụ như vậy sẽ
tạo ra sự không khách quan trong hoạt động của Quốc hội. Để đảm bảo cho Hiến
pháp là đạo luật cơ bản nhất, có giá trị pháp lý cao nhất, được tất cả các chủ thể
tuân thủ và chống lại những hành vi vi phạm mà ta thường gọi là vi hiến, nhiều
nước trên thế giới đã lập ra cơ quan chuyên biệt có trách nhiệm và thẩm quyền phù
hợp để bảo vệ Hiến pháp.
3
Việc nghiên cứu mô hình Tòa án Hiến pháp tại một số quốc gia cụ thể trên thế
giới sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có thể tham khảo và xây dựng một cơ quan bảo
hiến phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị của đất nước trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, bài viết về cơ quan bảo hiến nói chung
và mô hình Tòa án hiến pháp nói riêng. Một số bài viết trên các tạp chí pháp luật đã
so sánh các mô hình cơ quan bảo hiến của các quốc gia để thấy được những ưu
điểm, nhược điểm của từng mô hình cơ quan bảo hiến. Có thể liệt kê một số công
trình khoa học rất công phu đã được xuất bản thành sách hoặc được đăng trên các
tạp chí uy tín như sau:
- PGS.TS Nguyễn Như Phát (chủ biên), Tài phán Hiến pháp – Một số vấn đề lý
luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, 2011.
- GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giám sát và cơ
chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an
nhân dân, 2003.
- GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Tài phán Hiến
pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán Hiến pháp ở Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, 2007.
- GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học quốc
gia, 2005.
- TS Nguyễn Sỹ Dũng (Chủ biên), Quyền giám sát của Quốc hội – Nội dung và
thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
- Đặng Văn Chiến (Chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nxb. Tư pháp, 2005.
- Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006.
4
- PGS.TS Nguyễn Như Phát, Mô hình tài phán Hiến pháp ở Cộng hòa Liên bang
Đức, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11, 2004.
- GS.TS Thái Vĩnh Thắng, Mô hình cơ quan bảo hiến ở các nước trên thế giới, Tạp
chí luật học, số 5, 2004.
- GS. TSKH Đào Trí Úc, Tài phán Hiến pháp và xây dựng tài phán Hiến pháp ở
Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10, 2006.
- GS.TS Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011.
- Bùi Ngọc Sơn, So sánh mô hình bảo vệ Hiến pháp của Mỹ và Đức, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 60, 2004.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác mà các nhà
nghiên cứu khoa học tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề lý luận xung quanh
các cơ chế bảo hiến ở nước ta, đồng thời xem xét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ chế bảo vệ Hiến pháp qua các thời kỳ, và đặt trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học
đã thể hiện sinh động và hiên thực về thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ chế
nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp, những bất cập, hạn chế cũng như những
phân tích những ưu điểm và nhược điểm, từ đó đưa ra những đề xuất để khắc phục
những nhược điểm nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ chế bảo hiến. Để
sau đó, tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan này đối với
vấn đề bảo hiến, góp phần tôn vinh Hiến pháp của Việt Nam. Đây chính là nguồn
nhận thức cơ bản và quan trọng, là những kiến thức, cơ sở lý luận để học viên tham
khảo, vận dụng, học hỏi để thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài: “Tòa án bảo hiến tại một số quốc gia trên thế giới
và việc áp dụng xây dựng tòa án bảo hiến tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cấp thạc sĩ, có tính hệ thống
5
về các Tòa án hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số kiến nghị mang tính xây dựng trong việc xây dựng Tòa án Hiến pháp tại
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích khái niệm, phân loại cơ quan bảo hiến nói chung và Tòa án Hiến
pháp nói riêng.
- Phân tích và đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các mô hình Tòa án Hiến
pháp tại một số quốc gia trên thế giới.
- Đánh giá thực tiễn xây dựng pháp luật tại Việt Nam và áp dụng mô hình Tòa
án Hiến pháp của các quốc gia vào việc xây dựng Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các vấn đề lý luận chung về cơ quan bảo hiến như: khái niệm, đặc điểm,, cơ
cấu tổ chức. Từ đó có sự liên hệ đến Tòa án Hiến pháp của một số quốc gia cụ thể
như: Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, ….
- Đánh giá mức độ cần thiết để xây dựng Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam trong
tương lai. Những ưu điểm, nhược điểm của mô hình Tòa án Hiến pháp.
- Một số công trình nghiên cứu cụ thể về mô hình Tòa án Hiến pháp của một số
quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích, đánh giá ưu điểm và
nhược điểm của mô hình Tòa án Hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới. Từ
đó đưa ra những nhận định về việc xây dựng Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam một
cách phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam thời
kỳ mới. Bên cạnh đó, còn đưa ra những quan điểm về sự cần thiết phải có Tòa án
Hiến pháp tại Việt Nam trong tương lai.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(1). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê nin. Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra,
luân văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của
luận văn để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo, tính khách quan,
chân thực. Từ phương pháp chung đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể trong quá trính nghiên cứu các nội dung của luận văn mà tác giả vận
dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp.
(2). Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng trong Chương 1
khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ quan
bảo hiến nói chung và Tòa án Hiến pháp nói riêng trong hệ thống pháp luật của
quốc gia.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng trong Chương 2 khi
nghiên cứu về từng mô hình Tòa án Hiến pháp tại một số quốc gia cụ thể trên thế
giới. Từ đó có sự đánh giá về những ưu điểm và nhược điểm của từng Tòa án Hiến
pháp tại từng quốc gia.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải được sử dụng trong Chương 3 khi
nghiên cứu về việc xây dựng mô hình Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam trong tương
lai.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
7
Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Tòa án bảo hiến tại một số quốc gia trên
thế giới và việc áp dụng xây dựng tòa án bảo hiến tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” có những ý nghĩa sau:
- Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm của cơ quan bảo hiến nói chung
và các mô hình cơ quan bảo hiến nói riêng, đặc biệt là mô hình Tòa án Hiến pháp.
- Luận văn đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của mô hình Tòa án Hiến
pháp tại một số quốc gia cụ thể.
- Luận văn cũng đã phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hướng đến
xây dựng Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Ngoài ra, luận văn chỉ ra được những bất cập trên thực tế trong hệ thống pháp luật
và sự cần thiết phải có một cơ quan bảo hiến để đảm bảo sự tuân theo Hiến pháp
của các văn bản pháp luật được ban hành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần cam đoan, danh mục từ viết tắt sử dụng trong luận văn, mục lục,
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận
văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1.1. Những biểu hiện vi hiến và nhu cầu thành lập Tòa án Hiến pháp tại Việt
Nam.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án Hiến pháp
tại Việt Nam.
1.2.1. Chức năng của Tòa án Hiến pháp.
1.2.2. Vị trí, tính chất của Tòa án Hiến pháp.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án Hiến pháp.
8
1.3. Những điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả hoạt động của Tòa án HIến
pháp.
Kết luận chương 1
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN BẢO HIẾN VÀ TÒA ÁN HIẾN
PHÁP
2.1. Một số vấn đề lý luận về cơ quan bảo hiến.
2.1.1 Lịch sử phát triển của chế định cơ quan bảo hiến.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan bảo hiến.
2.2. Tổ chức hoạt động của các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới.
2.2.1. Mô hình bảo hiến tập trung.
2.2.2. Mô hình bảo hiến phi tập trung.
2.2.3. Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến.
Kết luận chương 2
Chương 3:
TÒA ÁN HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
NHỮNG KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. Tòa án Hiến pháp của Cộng hòa Hàn Quốc.
3.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động.
3.1.3. Nhận xét.
3.2. Tòa án Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức.
3.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động.
3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
3.2.3. Nhận xét.
3.3. Tòa án Hiến pháp của Liên Bang Nga.
3.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn.
9
3.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động.
3.3.3. Nhận xét.
3.4. Tòa án Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan.
3.4.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động.
3.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
3.4.3. Nhận xét.
Kết luận chương 3
10
CHƯƠNG 1.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG TÒA ÁN HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1.1. Những biểu hiện vi hiến và nhu cầu thành lập Tòa án Hiến pháp tại Việt
Nam.
* Trên thực tế, Việt Nam đang áp dụng mô hình cơ quan bảo hiến đồng thời là
cơ quan lập pháp (Quốc hội) để xem xét, kiểm tra sự hợp hiến của các văn bản
luật. Chúng ta có thể đánh giá về hoạt động bảo hiến của Việt Nam trong thời gian
qua như sau:
Chủ thể thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp tuy có nhiều nhưng thiếu một
cơ chế phân công trách nhiệm rõ ràng. Hiến pháp giao cho Quốc hội quyền ban
hành và sửa đổi Hiến pháp, các đạo luật, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp
luật. Tuy nhiên, cả Hiến pháp và pháp luật đều không quy định trách nhiệm phát
sinh từ các văn bản pháp luật vi hiến do Quốc hội ban hành. Vị trí quyền lực tối cao
thuộc về Quốc hội bắt nguồn từ việc Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, cơ quan lập hiến, lập pháp, cơ quan giám sát tối cao. Tuy nhiên, vấn đề căn
cốt thể hiện bản chất nguồn gốc quyền lwujc nhà nước đặt ra ở đây là chưa thực sự
rõ ràng ở mối quan hệ quyền lực của Quốc hội với quyền lực của Hiến pháp. Trong
Nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước chịu sự ràng buộc bởi Hiến pháp, pháp
luật, có nghĩa là Quốc hội trong mối tương quan với Hiến pháp, phải tuân thủ quy
định của Hiến pháp.
Hoạt động giám sát của Quốc hộ ít có hiệu qua vì đa số đại biểu Quốc hội hoạt
động kiêm nhiệm, không phải là chuyên gia pháp luật. Mặt khác, cơ chế hoạt động
của Quốc hội không giống cơ chế hoạt động của cơ quan chuyên trách tài phán vì
thế không thực sự phù hợp với hoạt động tài phán.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, trong đó ghi nhận
quyền cơ bản của công dân những trong thực tế sự nhận thức đầy đủ về hiệu lực áp
11
dụng trực tiếp của Hiến pháp thì chưa có trong tư duy và trong hành động của công
dân, của cán bộ nhà nước, cơ quan có thẩm quyền. Đối với công dân, khi quyền
hiến định của mình bị vi phạm thì cũng không biết phải khởi kiện tới cơ quan có
thẩm quyền vì quyền đó chưa được Hiến pháp quy định. Mặt khác, khi giải quyết
các khiếu kiện của công dân, kể cả khi xét xử hay trả lời khiếu nại, Tòa án và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chưa bao giờ viện dẫn quy định của Hiến pháp làm
căn cứ pháp lý mà chỉ xem các vụ việc đó có được quy định trong các văn bản luật
hay không. Như vậy, trong suy nghĩ và thực tiễn hành động cuả công dân và chủ
thể áp dụng pháp luật đều không đề cập đến quy định của Hiến pháp.
* Một số trường hợp vi phạm Hiến pháp trong thời gian qua:
- Ngày 13/1/2003, Bộ Công an ban hành Thông tư số 02/2003/TT-BCA về tổ
chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông có quy định mỗi người chỉ được
đăng ký một mô tô hoặc xe gắn máy. Quy định này là một quy định trái với Hiến
pháp, cụ thể, quy định này làm hạn chế quyền sở hữu của cải hợp pháp của công
dân được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 58: “Công dân có quyền sở hữu
về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”.
Tuy nhiên, phải hơn hai năm sau ngày ban hành Thông tư nói trên, dưới áp lực của
dư luận cả nước, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 17/2005/TT-BCA ngày
21/11/2005 để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02 nêu trên, trong đó, bãi bỏ quy định
trái với Hiến pháp này.
- Một trường hợp khác về việc văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, đó là
trường hợp ở Đà Nẵng, Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 24/12/2011 của
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành về những giải pháp phát triển
kinh tế xã hội năm 2012, trong đó có một quy định như sau: “tạm dừng giải quyết
đăng ký thường trú mới vào nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê
mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”, “học sinh
chưa đủ tuổi theo quy định đi xe máy thì xử phạt nặng và tạm giữ xe 60 ngày”, hay
12
quy định “tạm dừng đăng ký mới với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ”. Bốn tháng
sau, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã “tuýt còi” ba quy
định trên vì cho rằng vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng và làm hạn chế quyền công
dân. Đặc biệt, đối với nội dung tạm dừng đăng ký thường trú, đây là nội dung làm
hạn chế quyền tự do cư trú của công dân, vi phạm Điều 68 Hiến pháp năm 1992 về
việc “Công dân có quyền tư do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài
và tự nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
Trước động thái này của Cục, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng thời điểm ấy là
ông Nguyễn Bá Sơn khẳng định việc quy định này của thành phố là không trái luật.
Lý giải cho điều này, ông Nguyễn Bá Sơn dẫn chứng việc Đà Nẵng vẫn hạn chế
nhập cư tại hai quận trong trung tâm thành phố là quận Thanh Khê và quận Hải
Châu. Bổ sung cho ý kiến đó, chiều ngày 4/7/2012 tại kỳ họp thứ 4 của HĐND
thành phố Đà Nẵng, Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh cho rằng Đà Nẵng hạn chế
chứ không tẩy chay dân nhập cư, nhưng đã nhập cư vào trung tâm thành phố thì
phải có công việc ổn định.
Không đồng ý với giải thích của thành phố Đà Nẵng, Cục kiểm tra văn bản (Bộ
tư pháp) tiếp tục có ý kiến. Trong ba vấn đề của Nghị quyết 23 bị “tuýt còi”, vào
tháng 7/2012, Đà Nẵng đã tự xử lý hai nội dung, riêng việc hạn chế đăng ký thường
trú mới vào khu vực nội thành là vẫn giữ nguyên.
Cuối tháng 9, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng “yêu cầu Ủy
ban nhân dân thành phố chỉ đạo Công an, Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý
cư trú theo đúng quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn của Chính
phủ”. Bộ Tư pháp cho rằng đây là giải pháp kịp thời khắc phục những hậu quả
trước mắt có thể xảy ra khi tạm dừng đăng ký thường trú mới vào nội thành theo
Nghị quyết 23, làm cơ sở thực hiện tiếp việc hủy bỏ nội dung trái với quy định của
Luật cư trú và Hiến pháp.
13
- Vi phạm Hiến pháp một cách thụ động là việc đã có quy định về việc phải
đảm bảo được các quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định nhưng lại chưa có
một văn bản pháp luật cụ thể để đảm bảo được điều đó. Dạng vi phạm này thực
chất là rất khó nhận thấy. Ở dạng vi phạm này thì các cơ quan nhà nước có nghĩa
vụ đã không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa việc thực
hiện các quy định của Hiến pháp hoặc không ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật mà theo quy định là phải ban hành. Ví dụ, theo quy định tại Điều 25 Hiến
pháp 2013 thì công dân có quyền tự do biểu tình theo quy định của pháp luật. Phân
tích điều luật này chúng ta sẽ thấy là công dân có quyền tự do biểu tình và muốn
biểu tình thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và muốn người dân tuân
thủ các quy định của pháp luật thì phải có pháp luật để người dân tuân theo. Nhưng
thực tế, đến thời điểm hiện nay chúng ta chưa có bất kỳ văn bản nào quy định chi
tiết về việc tự do biểu tình của người dân. Do đó, quyền biểu tình của người dân
không thể thực hiện được trên thực tế. Như vậy, chúng ta thấy là khi các cơ quan
nhà nước có trách nhiệm đã không ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thì
cũng đồng nghĩa với việc vi phạm Hiến pháp.
Qua hai trường hợp nêu trên chúng ta có thể thấy việc xử lý hành vi vi phạm
Hiến pháp hiện nay không đơn giản và mất nhiều thời gian. Nhiều cơ quan có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp nhưng lại không có cơ chế để xử lý nhanh gọn, kịp
thời, có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.
Mặc dù, vấn đề bảo hiến đã được quan tâm từ bản Hiến pháp đầu tiên và từng
bước được hoàn thiện trong các bản Hiến pháp tiếp theo đã phần nào hạn chế các
hành vi vi hiến nhưng hoạt động bảo hiến của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn
chế như sau:
Một là, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà
nước, cá nhân có thẩm quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên trách có chức
năng bảo vệ Hiến pháp. Điều này dẫn đến tình trạng không xác định rõ phạm vi
14
nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng
chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
Hai là, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào
việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao của
Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Vì thế
không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến;
Ba là, chúng ta chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động
của Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội
ban hành cũng như việc giải quyết và hệ quả pháp lý trong trường hợp luật, nghị
quyết của Quốc hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp. Mặc dù Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật quy định “theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân
dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi
bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp”. Tuy
nhiên, cho đến nay, Quốc hội vẫn chưa bãi bỏ một văn bản luật, nghị quyết nào của
mình với lý do văn bản đó trái Hiến pháp, mặc dù việc sửa đổi, bổ sung luật diễn ra
liên tục hàng năm;
Bốn là, thẩm quyền huỷ bỏ, đình chỉ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội trong thực tiễn hầu như chưa được áp dụng. Hình thức kiến nghị thông
qua hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự đem lại
hiệu quả vì pháp luật chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp
luật;
15
Năm là, Hiến pháp Việt Nam không có hiệu lực áp dụng trực tiếp. Các cơ quan,
tổ chức khi áp dụng pháp luật thường không viện dẫn quy định của Hiến pháp để
giải quyết một vụ việc cụ thể, người dân cũng ít khi viện dẫn điều khoản của Hiến
pháp để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi khởi kiện
hoặc khiếu nại;
Sáu là, các quy định của pháp luật về giám sát và bảo vệ Hiến pháp còn thiếu,
một số lĩnh vực còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chậm được sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa, những quy định này lại nằm rải rác trong rất
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ
máy nhà nước, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đến nội quy, quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội…
Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến
pháp.
Từ những hạn chế, bất cập trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp trên đây
cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp hữu hiệu phục vụ việc
tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam, nhất là trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, mục đích của
Nhà nước pháp quyền là bảo vệ các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận,
bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Trong khi đó, cơ chế bảo hiến lại chính là bảo đảm để các quyền của
công dân không bị vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
và là bảo đảm để mọi chủ thể phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII năm 1994, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây
16
dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa
giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh
đạo”. Từ đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành
một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam. Tư tưởng đó đã được phát triển trong các kỳ Đại hội
Đảng tiếp theo và chính thức trở thành một nội dung Hiến định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
pháp quyền là vị trí tối thượng của Hiến pháp trong đời sống chính trị, pháp lý. Do
đó, yêu cầu tất yếu phải có phương thức bảo hiến hiệu lực, hiệu quả. Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định “Nhà nước
bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, coongn bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3). Trong quá trình thực hiện,
khó tránh khỏi các trường hợp mà cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức vượt
quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp quy định dẫn đến xâm
phạm quyền cơ bản của con người và công dân. Trong mối quan hệ giữa công dân
với các cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công dân luôn bị đặt vào vị trí
yếu thế hơn. Do đó, cần phải có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền cơ bản của con
người và công dân mà Hiến pháp đã quy định.
Chính bởi những khiếm khuyết trong hoạt động bảo hiến của Việt Nam hiện
nay như đã nêu trên nên trong thực tế hầu như chưa có bất kỳ đề xuất nào xem xét
một vụ việc vi phạm Hiến pháp. Vì vậy, có thể thấy rằng hoạt động bảo hiến hiện
nay ở Việt Nam có hiệu quả thấp xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam
chưa có một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.
17
Ngày nay, để đảm bảo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu
cầu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất yếu phải xây dựng thiết chế bảo
hiến. Đây là một vấn đề quan trọng và bức xúc, phản ánh yêu cầu của dư luận xã
hội hiện nay là mong muốn có một thiết chế đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt
Nam để ràng buộc các cơ quan nhà nước, các chủ thể có quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật kể cả Quốc hội phải tuân thủ Hiến pháp, đảm bảo cho Hiến
pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong thực tiến hoạt động Nhà nước và
xã hội, chứ không chỉ dừng lại ở việc là một văn bản mang tính tuyên ngôn chính
trị.
Tư tưởng về sự phát triển xã hội theo các mục tiêu công bằng và nhân đạo trên
cơ sở tự do của mỗi người là điều kiện, tiền đề cho tự do của tất cả mọi người trở
thành động lực tinh thần thức tỉnh, lôi cuốn hàng trăm triệu người vào những cơn
lốc chính trị - xã hội mang tính cách mạng ở thế kỷ XX.
Pháp luật và hệ thống chính trị của các nước trên thế giới đã được cải cách
mạnh mẽ. Từ vài thập kỷ nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật,
xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới rộng rãi.
Toàn cầu hóa không đơn thuần chỉ là kinh tế, càng không chỉ liên quan đến kinh tế,
nó bắt buộc phải bắt đầu bằng pháp luật và tiếp tục triển khai nhờ sự điều chỉnh của
pháp luật.
Thương mại quốc tế ngày càng rộng mở làm nảy sinh nhu cầu về một hệ thống
quy tắc pháp lý chung, thậm chí cả một cơ chế tài phán quốc tế thống nhất. Để làm
thương mại, các bên đối tác tiến hành giao dịch với nhau trên cơ sở một khung
pháp luật chung, nghĩa là cùng tuân thủ các nguyên tắc giao dịch đã được thỏa
thuận chung. Đã xuất hiện khá nhiều con đường, mô hình, phương thức làm luật
chung liên quốc gia, ví dụ: Cơ chế hòa giải, trọng tài xuyên quốc gia, Tổ chức
thương mại thế giới và hệ thống pháp luật quốc tế giải quyết những tranh chấp đang
liên kết các chế độ pháp luật khác nhau lại với nhau,… Những năm gần đây, các
18
hiệp định về mậu dịch tự do tổng quát, hiệp định đầu tư liên quan đến mậu dịch,
hiệp định về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ, hay gần đây nhất là
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ra đời, là bước khẳng định
mạnh mẽ về quá trình xây dựng hệ thống pháp luật có tính phổ quát toàn cầu.
Mặt khác, bản thân quá trình toàn cầu hóa kinh tế lại thúc đẩy xu hướng cải
cách pháp luật trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh này hầu hết các quốc gia đều
cải cách pháp luật nhằm xác lập, hoàn thiện hệ thống đảm bảo pháp luật, được xem
như yếu tố cạnh tranh hàng đầu hiện nay. Tuy các quá trình cải cách pháp luật diễn
ra ở mỗi nước, mỗi khu vực với những nội dung, hình thức khác nhau nhưng khái
quát chúng thành một số xu hướng chủ yếu sau:
- Nhà nước tăng cường can thiệp vào đời sống xã hội, trong đó quyền lực hành
pháp, hành chính được mở rộng và quyền lực lập pháp có một số biến động. Điều
dễ nhận thấy là chủ thể lập pháp hiện nay không còn chỉ là Nghị viện nữa, mà còn
có thêm một số cơ quan hoặc cá nhân khác được nhận quyền lập pháp ủy nhiệm.
Theo đó, các cơ quan hành chính và cơ quan hành pháp có quyền tự do hơn trong
xử lý, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị, tinh thần…, không còn
bị ràng buộc quá khắt khe vào các văn bản luật kinh điển như trước.
- Nhà nước và xã hội, cũng như giữa công pháp và tư pháp đã xích lại gần nhau
hơn. Xuất phát từ nền móng tư tưởng về quyền của các nhân trong sở hữu tư liệu
sản xuất và quản lý xã hội của nhà nước ngày càng gia tăng, đã xuất hiện nhiều luật
không còn nguyên nghĩa, không còn thuần khiết là công pháp hay tư pháp (ví dụ:
Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội,…)
- Sự gia tăng quyền lực của các tổ chức tư nhân, các tập đoàn xuyên quốc gia,
các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức quốc tế đã xuất hiện nhiều hơn.
Những thực thể quyền lực mới này đều có mạng lưới quyền lực phức tạp, được quy
phạm hóa thành hệ thống văn bản đồ sộ.
19
- Luật quốc tế trở thành pháp luật liên quan hữu cơ đến thành viên của toàn bộ
xã hội quốc tế. Toàn cầu hóa về kinh tế đã tạo ra điều kiện và nhu cầu hội nhập
quốc tế về thể chế xã hội, sự đồng quy của các cơ cấu lập pháp và sự tương thích về
luật định giữa các quốc gia, chính phủ.
Chính những yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu đảm bảo tính
hợp hiến trong hoạt động của các thiết chế, vừa đảm bảo tính đặc thù của mỗi quốc
gia, dân tộc, vừa đảm bảo tính thống nhất trong cộng đồng quốc tế, cũng chính từ
đây, yêu cầu bảo hiến tại Việt Nam cũng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong tương lai, khi cơ chế quyền lực đã có nền tảng vững chắc thì chúng ta sẽ
hướng tới thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách như mục tiêu của Đảng đã đề ra.
Vấn đề là chúng ta nên lựa chọn mô hình nào để phù hợp nhất với điều kiện của
Việt Nam? Trong các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới đã đề cập ở phần trên,
có thể thấy hai mô hình cơ quan có hiệu quả nhất là mô hình của Hoa Kỳ (mô hình
Tòa án có thẩm quyền chung) và mô hình châu Âu lục địa (mô hình tòa án Hiến
pháp hoặc Hội đồng bảo hiến).
Mô hình của Hoa Kỳ rất có hiệu quả trong điều kiện phải áp dụng nguyên tắc
phân chia quyền lực một cách rõ ràng và hệ thống tòa án đặc biệt là Tòa án tối cao
phải hoàn toàn độc lập với hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Mô hình
này trên thực tế rất khó có thể áp dụng với Việt Nam, xuất phát từ lý do là hệ thống
tòa án của Việt Nam chưa thực sự độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại là lập
pháp và tư pháp.
Mô hình Tòa án Hiến pháp (hoặc Hội đồng bảo hiến) lại là mô hình mà ở đó
Tòa án Hiến pháp là một thiết chế hiến định độc lập, không phải là một cơ quan
thuộc hệ thống Tòa án. Trong điều kiện văn hóa pháp luật của Việt Nam chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn hóa pháp luật Pháp (trong thời kỳ Pháp thuộc) và văn hóa
pháp luật của Nga (trong thời Xô Viết), là những nền pháp luật từ văn hóa pháp
luật châu Âu. Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và
20
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Việt nam tiếp tục chịu
ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.. Bộ máy nhà nước cũng chịu
ảnh hưởng nhiều của mô hình Cộng hòa Nghị viện. Do đó, mô hình Tòa án Hiến
pháp có thể là mô hình phù hợp đối với Việt Nam.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án Hiến pháp
tại Việt Nam.
Có thể hình dung khái quát Tòa án hiến pháp Việt Nam trong tương lai với cách
thức tổ chức hoạt động, chức năng như sau:
1.2.1. Chức năng của Tòa án Hiến pháp.
Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án Hiến pháp có thể được điều chỉnh tùy thuộc
vào điều kiện của nền pháp lý, chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, ở mức tối thiểu thì
Tòa án Hiến pháp Việt Nam nên có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét và phán quyết về tính hợp
hiến của Văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành: Tòa án Hiến pháp
có quyền ra phán quyết về tính bất hợp hiến, qua đó làm phát sinh hệ quả pháp lý
vô hiệu hóa đạo luật và điều ước quốc tế đã được Quốc hội phê chuẩn. Tòa án Hiến
pháp sẽ không tự mình quyết định việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản do
Quốc hội thông qua và phê chuẩn mà phải có yêu cầu từ các chủ thể nhất định do
Hiến pháp quy định, có thể là: Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc một lượng đại biểu
Quốc hội nhất định.
Đối với Văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể khác có quyền ban hành
theo quy định của pháp luật, Tòa án Hiến pháp có quyền tự mình quyết định việc
xem xét tính hợp hiến của các văn bản do các chủ thể ấy ban hành, có quyền ra
phán quyết về tính bất hợp hiến và áp dụng chế tài đối với văn bản đó (có thể là
hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ).
21
Đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, gia nhập và thực
hiện, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét tính hợp hiến bằng
hình thức giám sát trước khi khi Việt Nam tham gia và cũng trên cơ sở đề nghị của
một số chủ thể nhất định, có thể là: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao,…
Thứ hai là giải thích Hiến pháp.
Khi Tòa án Hiến pháp được thành lập thì việc Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn
giữ chức năng giải thích hiến pháp là không hợp lý, mà phải giao cho Tòa án Hiến
pháp thực hiện. Tòa án Hiến pháp giải thích Hiến pháp để đảm bảo sao cho các
nguyên tắc và quy phạm của Hiến pháp được hiểu thống nhất và áp dụng thống
nhất trong lý luận cũng như trong thực tiễn pháp lý. Hoạt động giải thích Hiến pháp
phải được tiến hành theo một quy trình độc lập, và chỉ được thực hiện khi có đề
nghị của một số chủ thể nhất định. Các chủ thể có quyền đề nghị có thể là: Chủ tịch
Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, ….
Thứ ba là giải quyết khiếu kiện vi hiến.
Đối tượng của hoạt động này chủ yếu là hành vi vi hiến trong hoạt động hành
pháp và tư pháp, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Vi
hiến dưới dạng hành động ở đây có thể là văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết
định, bản án. Còn vi hiến dưới dạng không hành động là việc cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền phải ban hành văn bản hoặc quyết định nhưng không kịp thời ban hành
trong một thời gian nhất định. Đối với hành vi không hành động, Tòa án Hiến pháp
xem xét và phán quyết về tính hợp hiến khi có đề nghị của những chủ thể nhất
định, có thể là: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, đại biểu
Quốc hội,… Còn đối với hành vi ban hành các văn bản áp dụng pháp luật hoặc
quyết định, bản án vi phạm các quyền con người, quyền và tự do cơ bản của công
dân thì công dân có quyền khiếu kiện ra Tòa án Hiến pháp. Ở Việt Nam chỉ nên
22
giới hạn đối tượng bảo vệ của Tòa án Hiến pháp là các quyền con người, quyền và
tự do cơ bản về chính trị. Còn những quyền tự do cơ bản về kinh tế, dân sự sẽ do hệ
thống án tư pháp bảo vệ. Cần phải quy định đối tượng, phạm vi, điều kiện, trình tự,
thủ tục khởi kiện một cách chi tiết, cụ thể để phân biệt khiếu kiện vi hiến với các
loại khiếu kiện khác.
Thứ tư là Giải quyết tranh chấp về địa giới đơn vị hành chính giữa các tỉnh.
Hiện nay, ở nước ta có hành chục vụ tranh chấp về địa giới hành chính giữa các
tỉnh, có nhiều vụ tranh chấp kéo dài nhiều năm, giải quyết nhiều lần không dứt
điểm, nhất là những nơi có khả năng phát triển du lịch, suối nước khoáng, phát
triển bến cảng v.v. Ví dụ, tranh chấp giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đã được Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết, nhưng thẩm quyền của Bộ Nội vụ giải
quyết vấn đề này dường như không phù hợp. Vì vậy, UBND hai tỉnh này không
"tâm phục, khẩu phục" quyết định giải quyết của Bộ Nội vụ. Thẩm quyền sáp nhập,
chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định Điều 84
Hiến pháp 1992 thuộc Quốc hội quyết định, nhưng khi các tỉnh có tranh chấp, Quốc
hội không thể và cũng không có điều kiện để giải quyết tranh chấp loại này. Nếu có
Tòa án Hiến pháp và nhất là sau này tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên
tắc tự quản thì các tranh chấp về địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố có thể
giao cho Tòa án Hiến pháp giải quyết sẽ thích hợp hơn.
1.2.2. Vị trí, tính chất của Tòa án Hiến pháp.
Tòa án Hiến pháp là một thiết chế độc lập, có vị trí pháp lý đặc biệt trong bộ máy
nhà nước, có vị trí tách biệt khỏi ba nhánh quyền lực là: lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Quy định về Tòa án Hiến pháp là những quy định trong Hiến pháp.
Về tính chất, Tòa án Hiến pháp là cơ quan vừa mang tính chính trị, vừa mang
tính tài phán hiến pháp. Tòa án Hiến pháp là cơ quan mang tính chính trị vì sứ
mệnh, chức năng, nhiệm vụ của nó và tính chất của những vụ việc được giải quyết
là những vấn đề hiến định. Tòa án Hiến pháp là cơ quan mang tính tài phán vì nó