Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN – SINH HỌC 6 – DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM KẾT HỢP QUAN SÁT MẪU VẬT, ÁP DỤNG VÀO BÀI “ LỚP HAI LÁ MẦM LỚP MỘT LÁ MẦM ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT
ĐỘNG NHÓM KẾT HỢP QUAN SÁT MẪU VẬT, ÁP DỤNG
VÀO BÀI “ LỚP HAI LÁ MẦM LỚP MỘT LÁ MẦM ”
SINH HỌC 6
[

Môn

: Sinh học

Cấp học

: Khối trung học cơ sở

Tài liệu kèm theo : Đĩa CD minh họa cho SKKN

Năm học 2017 - 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:........................................................................................2
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:...................................................................................4
B. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:....................................................................6
I. ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM


CẦN LƯU Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU:...........................................................6
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG NHÓM:....................................7
1. Giao nhiệm vụ............................................................................................7
2. Thành lập nhóm:........................................................................................7
3. Làm việc theo nhóm:..................................................................................8
4. Các nhóm báo cáo kết quả:.......................................................................8
5. Tổng kết rút kinh nghiệm:..........................................................................8
III. DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
KẾT HỢP QUAN SÁT MẪU VẬT TRỰC QUAN. ÁP DỤNG VÀO BÀI
“LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM” SINH HỌC 6:....................9
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:..............................................................................18
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:..........................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................................22


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như chúng ta đã biết cấu trúc, nội dung cách trình bày của sách giáo khoa
(SGK) trong trường THCS theo hướng đổi mới cách viết từ thông báo kiến thức
chuyển sang tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi khám phá kiến thức mới,
SGK góp phần thực hiện mục tiêu chung của cấp học với ưu tiên giúp hình
thành và phát triển phương pháp tự học của học sinh, nâng cao năng lực độc lập,
tính sáng tạo, có quan tâm đúng mức tới tính phân hoá, phù hợp với các trình độ
học tập của học sinh, hỗ trợ có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp, dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì vậy việc đổi mới
phương pháp dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực là điều cần
thiết, trong đó phương pháp tổ chức hoạt động nhóm và sử dụng mẫu vật trực
quan của học sinh là cách tiếp cận để dạy học tích cực có hiệu quả.
Tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức trong phương pháp dạy học tích

cực trong đó những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức
thông qua một chuỗi các hoạt động học tập, được khuyến khích để trao đổi các
kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông
qua quá trình học tập. Qua thảo luận nhóm các thành viên của nhóm có thể được
nhận thêm thông tin từ bạn bè, được biểu lộ qua các quan điểm khác nhau và
phát triển các kĩ năng giao tiếp. Hoạt động nhóm được tổ chức sẽ làm tăng
không khí học tập gắn bó. Trong từng nhóm, các ý kiến của mỗi cá nhân được
đánh giá và chấp nhận, có sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh
với nhau, giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác. Để
tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động nhóm thuận lợi, tích cực và hiểu
sâu kiến thức thì giáo viên nên sử dụng kết hợp phương pháp hoạt động nhóm và
quan sát mẫu vật trực quan. Đây là một kĩ năng quan trọng của người lao động
tương lai. Học sinh học theo nhóm giúp cho các em có cơ hội thể hiện hiểu biết,
những kĩ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra. Tính cách cá
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------2


nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè, ý thức cộng đồng. Dạy học theo nhóm
giúp giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, sự sáng tạo của học sinh, cũng là
phương pháp có tính hiệu quả cao tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá
trình dạy học, giúp phát triển hành vi xã hội và phát triển tư duy.
Trong phương pháp hoạt động nhóm cần chú trọng vào phương pháp tự học
của học sinh bên cạnh đó để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhóm môn sinh
học việc kết hợp mẫu vật, tranh ảnh trực quan là rất cần thiết. Đối với xã hội
hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, kĩ thuật công nghệ
phát triển thì không nên nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức
ngày càng nhiều mà cần quan tâm dạy cho các em phương pháp tự học. Nếu làm
được điều đó sẽ tạo cho các em lòng say mê học tập. Kết quả học tập được nhân
lên gấp bội. Do đó trong quá trình học tập bên cạnh việc học tập cá thể cần phối
hợp học tập hợp tác theo nhóm vì một lớp trình độ kiến thức tư duy của học sinh

không đông đều. Mặt khác trong học tập không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ
đều được hình thành thuận lợi bằng những hoạt động độc lập của học sinh.
Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm làm tăng hiệu quả học tập nhất là
lúc phải giải quyết những vẫn đề khó thực sự xuất hiện nhu cầu phối hợp cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động nhóm khó có thể có tính ỉ
lại. Giáo viên khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến cá nhân về vấn đề đang
học, khuyến khích những bài giải, những bài tập sáng tạo, thắc mắc những vấn
đề đang học hay những bài tập khó. Giáo viên tạo cơ hội để học sinh nhận xét,
bổ sung các câu trả lời của bạn nhiều hơn.
Như vậy dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt động
của học sinh là chủ yếu, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo việc
tìm tòi, khai thác kiến thức của học sinh.
Trong quá trình thực tế giảng dạy tại trường THCS, tự học tập qua các đồng
nghiệp, tham gia các kì thao giảng, thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên
tôi đã nhận thức được vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------3


trong phương pháp dạy học hoạt động thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn dựa trên
mẫu vật trực quan. Từ đó tôi đã nhiều lần áp dụng phương pháp này trong giảng
dạy theo hướng đổi mới và đã đạt kết quả. Trong đề tài này tôi đưa ra áp dụng
phương pháp hoạt động nhóm và sử dụng mẫu vật trực quan vào một bài cụ thể
đó là “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan sát
mẫu vật trực quan”. Áp dụng vào bài “ Lớp hai lá mầm lớp một lá mầm” sinh
học 6.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tế hiện nay, do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung
học cơ sở đặc biệt với bộ môn sinh học nên việc dạy học bằng hợp tác nhóm kết
hợp với mẫu vật trực quan là rất cần thiết, nhưng việc thực hiện chưa được tốt ở
trong các tiết học, dạy mang tính qua loa nên chưa kích thích được tính tò mò

ham học của học sinh bằng hình thức này.
Khả năng dạy học của một số giáo viên còn hạn chế nên việc áp dụng dạy
học hợp tác nhóm còn khó khăn, như khi quản lí học trò không tốt thì việc tổ
chức nhóm không thành công. Chưa đưa được đúng và đủ mẫu vật quan sát
trong từng tiết học kiến học sinh nắm kiến thức không kỹ, không rút ra được
kinh nghiệm thực tế.
Qua giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp trong phân môn và thông tin
của các đồng nghiệp ở các trường thì việc dạy học hợp tác nhóm nói chung chưa
thực hiện được hoàn hảo, vấn đề này cũng do một số nguyên nhân sau:
1. Do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được cho việc dạy
học của giáo viên, ví dụ như: bàn ghế phải đúng theo quy cách, bàn ghế phải làm
sao cho học sinh dễ dàng trong hoạt động nhóm.
2. Nhiều giáo viên đã quen thuộc với cách dạy truyền thống nên khi tổ
chức cho các em sinh hoạt theo nhóm cảm thấy khối lượng công việc của một
tiết dạy tăng lên, bất tiện, sợ dạy không hết bài.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------4


3. Trong một bài học có khi nội dung kiến thức dài sợ dạy không hết
bài, nên giáo viên nghĩ rằng làm sao để dạy cho hết lượng kiến thức là được còn
cách thức tổ chức thì như thế nào cũng được.
4. Do trong quá trình giảng dạy không thường xuyên tổ chức cho các
em làm quen hoạt động theo nhóm, học sinh cũng không quen, từ đó giáo viên
sợ mất thời gian nên cũng không tổ chức cho các em thực hiện được.
5. Do trong quá trình dạy học các đồ dùng dạy học, mẫu vật thực tế
không đủ phân phát cho tất cả các nhóm nên trong quá trình thảo luận giữa các
nhóm không đạt hiệu quả.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------5



B. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
I. ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM
CẦN LƯU Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU:
Khi tổ chức hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến
số nhóm và số người trong nhóm. Số học sinh trong một nhóm phải có đủ để
trao đổi, giải quyết các vấn đề được giao. Nếu quá đông sẽ không sử dụng
được hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số học
sinh trong nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh trong lớp, một nhóm
trung bình 5 – 7 học sinh. Mỗi nhóm có một thư kí và một nhóm trưởng để
điều khiển cuộc thảo luận.
Trong dạy học hoạt động nhóm chúng ta cần chú ý đến đối tượng học sinh
ở từng vùng miền khác nhau nhưng theo tôi có hai vùng chính đó là:
+ Đối với học sinh thành phố thì cần lưu ý tới mẫu vật cho các
em quan sát, mẫu vật thường rất khó tìm nên tổ chức cho các em sinh hoạt
nhóm thường gặp nhiều khó khăn, cho nên cần có đầy đủ tranh ảnh để các
em quan sát.
+ Đối với các học sinh ở vùng nông thôn việc tìm mẫu vật là rất dễ
dàng nên áp dụng sinh hoạt nhóm gặp nhiều thuận lợi, mẫu vật phong phú tạo
điều kiện t cho tốt cho học sinh và giáo viên trong giờ học.
Để chuẩn bị cho tiết dạy, tổ chức cho các em sinh hoạt nhóm giáo viên cần
chú ý ở tiết trước cần dành 3 phút để phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị
đầy đủ các mẫu vật cho tiết tiếp theo.
Trong chương trình sinh học 6, đối với bài “ Lớp hai lá mầm lớp một lá
mầm” mẫu vật tương đối phổ biến với từng vùng miền. Nên tôi áp dụng đưa vào
đề tài: “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan
sát mẫu vật trực quan” . Thuận lợi về mẫu vật học sinh chuẩn bị đầy đủ, còn
những mẫu không có thì đã có tranh ảnh cho các em quan sát, do đó đưa đến
thành công cho tiết dạy.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------6


Khi tổ chức hoạt động nhóm cần dựa vào cơ sở vật chất của nhà trường,
bàn ghế có phù hợp cho học sinh di chuyển trong quá trình thảo luận nhóm hay
không, đồ dùng dạy học phải có đầy đủ cho các nhóm, đặc biệt là mẫu vật cho
các nhóm.
Khi tổ chức hoạt động nhóm, phân chia nhóm hoc sinh trong các nhóm làm
sao năng lực phải đồng đều, và nhóm phải phân chia ngay từ đầu khi vào năm
học và cố định nhóm luôn trong các tiết học phải thực hiện theo sự phân công
đó, chỉ thay đổi nhóm trưởng và thư kí.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG NHÓM:
1. Giao nhiệm vụ
Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: giáo viên thông báo rõ ràng mục tiêu
của hoạt động. Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến
thức, kĩ năng gì.
Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động: giáo viên mô tả khái toàn bộ hoạt
động, có những công việc gì, làm như thế nào.
Nêu câu hỏi, vấn đề: giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp
( nếu cả lớp có cùng nhiệm vụ ) hoặc cho mỗi nhóm ( nếu các nhóm có
nhiệm vụ khác nhau ).
2. Thành lập nhóm:
Chia nhóm: Thông báo số nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu người và cách
chia nhóm.
Cung cấp thông tin và các điều kiện: Đảm bảo cho hoạt động nhóm, nơi
làm việc của nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm,
tiến hành ra sao, nguồn vật tư, dụng cụ …
Thời gian: Dành thời gian để học sinh tự nghiên cứu mẫu vật, trao đổi
thống nhất với nhau, kiểm tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa, hoặc các em

có thắc mắc gì nữa không.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------7


3. Làm việc theo nhóm:
Bắt đầu làm việc theo nhóm: sau khi hoàn thành các bước trên giáo viên
yêu cầu các em tiến hành làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ
dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Thư kí ghi chép những ý kiến thảo luận,
kết quả thí nghiệm …
Theo dõi tiến độ của nhóm: điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết
những thắc mắc của học sinh, những khó khăn các nhóm gặp phải.
Thông báo thời gian: giáo viên nhắc nhở học sinh về thời gian, giúp đảm
bảo thời gian như kế hoạch đã dự kiến. Tránh bị động và quá thời gian thảo luận,
ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học.
Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, giáo viên
có thể đến từng nhóm và hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo yêu cầu của
giáo viên.
4. Các nhóm báo cáo kết quả:
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nêu câu
hỏi và thắc mắc.
5. Tổng kết rút kinh nghiệm:
Trong hoạt động rút kinh nghiệm, giáo viên thực hiện có sự phối hợp của học
sinh. Những kết luận về kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần tiếp thu cần được
tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau hoạt động nhóm. Đồng thời trong bước này, giáo
viên cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các nhóm,
của từng các nhân. Đây cũng là những điều cần thiết cho giáo viên để tổ chức
hoạt động tương tự ở các lớp khác.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------8



III. DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
KẾT HỢP QUAN SÁT MẪU VẬT TRỰC QUAN. ÁP DỤNG VÀO
BÀI “LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM” SINH HỌC 6:
Lớp 6ª5
Thời gian dạy: tiết 3 ngày 24 / 02/ 2018
Tiết 54 :
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-

HS phân biệt đặc điểm hình thái của lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá
mầm ( về kiểu rễ, gân lá, số lượng cánh hoa...)

-

Căn cứ vào một số đặc điểm có thể nhận dạng nhanh cây thuộc
lớp 2 lá mầm hay một lá mầm qua tranh vẽ

2. Kỹ năng:
-

Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, làm việc theo nhóm .

3. Thái độ:
-

Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh


II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-

Mẫu vật các cây dừa cạn, cây rẻ quạt...

-

Máy tính, máy chiếu.

-

Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ bảng.

III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
? Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín.
HS trả lời.
GV chốt lại kiến thức quan trọng của ngành hạt kín:
Gồm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Cơ quan sinh dưỡng:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------9


+ Kiểu rễ: rễ cọc, rễ chùm.

+ Dạng thân: gồm 3 nhóm chính: thân đứng, thân leo, thân bò.

+ Kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung.


- Cơ quan sinh sản:
+ Hoa: gồm 4 bộ phận chính
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------10


+ Quả: hạt nằm trong quả

+ Số lá mầm trong phôi: 2 lá mầm và 1 lá mầm.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------11


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------12


3. Bài mới:
Ngành thực vật hạt kín là đại diện TV tiến hoá nhất, chúng chiếm ưu thế trong nhiều
môi trường và rất đa dạng. Chúng có số lượng loài rất lớn. Để phân biệt các cây Hạt kín với
nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn. Ngành TV hạt kín gồm 2 lớp,
lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. Mỗi lớp lại có những nét đặc trưng riêng.

TG

Hoạt động GV

Hoạt động

Nội dung ghi
bảng

Tiết 54 : Lớp hai
lá mầm và lớp một

15p

lá mầm
Hoạt động 1: Quan sát cây một lá mầm và cây hai lá mầm
1. Cây hai lá mầm
GV : Trước khi tìm hiểu về đặc điểm



cây

của Lớp 2 LM và lớp 1 LM, quan sát

mầm:

một

2 đại diện quen thuộc đó là : Cây dừa
cạn (cây 2LM) và cây Rẻ quạt( cây
1LM)
GV chiếu hình 42.1 (và mẫu vật thật)
cây 1 lá mầm (cây Rẻ quạt) và 1 cây 2 Hs quan sát
lá mầm(cây Dừa cạn)

tranh

? Quan sát hình thái về: kiểu rễ, dạng

gân lá, số cánh hoa và dạng thân tìm
đặc điểm của cây 2LM(cây dừa cạn)
và cây 1LM( cây rẻ quạt)

Hs quan sát
hình ảnh trả lời

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------13




GV gọi HS lên bảng xác định trên
mẫu vật thật.

HS quan sát,
nhận xét

?Nhắc lại đặc điểm của Cây 2 LM mà
đại diện là cây dừa cạn ?
- Cây dừa cạn(cây
2LM) : rễ cọc, gân
lá hình mạng, thân
gỗ, hoa có 5 cánh.
HS trả lời

? Nhắc lại đặc điểm của Cây 1 LM mà

- Cây rẻ quạt ( cây


đại diện là cây rẻ quạt?

1LM): rễ chùm,
gân lá song song,

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------14


thân cỏ, hoa có 6
cánh.

Chuyển ý: 2 cây vừa tìm hiểu chỉ là 2
đại diện của lớp 1LM và 2LM. Vậy,
để phân biệt cây 1LM và cây 2LM
còn dựa vào đặc điểm nào khác?
22p

Chúng ta tìm hiểu phần II
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của

II. Đặc điểm phân

các cây hạt kín

biệt giữa Lớp 2LM
và Lớp 1LM :

Xem đoạn hình ảnh sau :
Chú ý các đặc điểm về : Kiểu rễ, gân
lá, số cánh hoa, dạng thân của lớp

một lá mầm và lớp hai lá mầm.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------15


? Đọc thông tin SGK-137,138. Dựa
vào kiến thức phần I và đoạn hình
§Æc

Líp 2 l¸

®iÓm

mÇm

Líp 1

mÇm

KiÓu rÔ
KiÓu g©n

Sè c¸nh
hoa
D¹ng
th©n
Sè l¸

Các nhóm thảo
luận,


hoàn

thành PHT.

mÇm cña
ph«i
ảnh, học sinh thảo luận nhóm lớn
(3phút), hoàn thành PHT.

GV phát PHT nhỏ và 2 bảng phụ lớn

Đại diện nhóm
trình

bày, (GV treo bảng phụ

nhóm

khác ghi kiến thức phần

nhận xét.

II)

cho các nhóm đại diện.

Cá nhân trả lời
Hết thời gian, GV treo 2 bảng phụ mà
2 nhóm đã làm lên bảng. Yêu cầu HS

ngừng thảo luận để chữa PHT.

nêu

được:

phân biệt bởi
kiểu rễ, kiểu
gân lá, số cánh
hoa, dạng thân

GV sửa bài các nhóm.
? Qua PHT vừa làm, rút ra đặc điểm

và số lá mầm
của phôi.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------16


để phân biệt Lớp 2LM và Lớp 1LM?

Cá nhân nêu:
số lá mầm của
phôi

? Đặc điểm nào là quan trọng nhất ?

GV: đây là đặc điểm quan trọng nhất Cá nhân
để phân biệt Lớp 2LM và Lớp 1LM. lời.


trả

Vì vậy, các nhà Khoa học đã dùng đặc
điểm này để đặt tên cho Lớp.
Bài tập: Nhận dạng nhanh
GV: Chiếu hình 5 cây trong H42.2
SGK trang 138 yêu cầu: quan sát hình
thái cây, nhận dạng nhanh các cây vào
2 nhóm Lớp 2LM và lớp 1LM.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------17


4
11

22

5

33

Lớp hai lá mầm

HS nghe giảng

Lớp một lá mầm

4

11

22

33

5

GV : Chiếu hình ảnh minh họa một số
trường hợp mở rộng.
GV giảng: TV Hạt kín rất đa dạng,
trong thiên nhiên còn gặp một số
trường hợp ngoại lệ: có cây hoa
không cánh, hoặc có hoa rất nhiều
cánh...Vì vậy, để nhận biết cây thuộc
lớp nào cần căn cứ vào nhiều đặc
điểm chứ không thể dựa vào 1 đặc
điểm nào đó.
(chiếu hình ảnh cây hoa hồng, hoa
lúa...-> giảng)

4. Củng cố:

(4 phút)

Bài tập : Trò chơi “Chúng em là nhà Phân loại Thực vật”
GV chuẩn bị 4 giỏ (quy định 2 giỏ là đựng cây 1LM và 2 giỏ còn lại đựng cây
2LM), treo trên bảng.
HS mang từ nhà đi các mẫu cây.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------18



Luật chơi: chia lớp thành 2 đội, quy định trong thời gian 2 phút các đội sẽ phân
loại các mẫu vật mà đội mình mang đi vào 2 giỏ: 1 giỏ đựng cây 2LM, 1 giỏ
đựng cây 1LM. Hết thời gian 2p, kiểm tra kết quả phân loại của 2 đội. Đội thắng
là đội phân loại đúng nhất.
5. Dặn dò: (1 phút)
-

Học bài

-

Làm Bài tập Vở BT Sinh học

-

Đọc trước bài sau
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua quá trình giảng dạy tại trường THCS, tôi đã ý thức được vẫn đề đổi

mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường,
tôi đã sớm tiếp cận với phương pháp dạy học mới, đặc biệt trong phương pháp
lấy học sinh làm trung tâm. Với hình thức hoạt động học tập hợp tác nhóm bước
đầu tôi đã thu được nhiều kết quả, hoc sinh quen với hình thức học tập theo
nhóm, các em có tinh thần trách nhiệm cao trong hợp tác nhóm, các em đều chú
ý học bài và em nào cũng muốn đóng góp một ý của mình cho nhóm đặc biệt
những lúc nhóm bạn trả lời, thường chú ý có những câu bổ sung rất tốt, tham gia
nhiều ý kiến hiểu được nhiều vấn đề.
Dựa vào đặc thù môn sinh học, bên cạnh việc hợp tác nhóm sự kết hợp

hình ảnh, tư liệu và mẫu vật là rất cần thiết. Qua mẫu vật và hình ảnh trực quan
việc hợp tác nhóm của học sinh sẽ diễn ra dễ dàng hơn, sau khi hoạt động thảo
luận các em hiểu sâu hơn về kiến thức và áp dụng được vào thực tế xã hội.Với
đề tài này tôi trình bày phương thức tổ chức hoạt động nhóm có kết hợp quan sát
mẫu vật trực quan nói chung và đã áp dụng vào một bài cụ thể qua kết quả khảo
sát nhỏ với câu hỏi “ Dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt lớp hai lá mầm
và lớp một lá mầm?”
- Khi chưa áp dụng năm học 2016- 2017
Lớp

6A1

6A4

6A5

Tổng số HS

53

55

53

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------19


SL

%


SL

%

SL

%

Giỏi

30

57

27

49,5

27

51

Khá

19

36

20


36

18

34

TB

4

7

8

14,5

8

15

Yếu - Kém

0

0

0

0


0

0

- Sau khi áp dụng năm học: 2017 – 2018 ( Học kỳ II )
Lớp
Tổng số HS

6A1

6A4

6A5

44

50

53

SL

%

SL

%

SL


%

Giỏi

32

72

34

68

36

68

Khá

10

23

16

32

17

32


TB

2

5

0

0

0

0

Yếu - Kém

0

0

0

0

0

0

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------20



D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Vận dụng tốt phương pháp “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt
động nhóm kết hợp quan sát mẫu vật trực quan”. Áp dụng vào bài “ Lớp hai
lá mầm lớp một lá mầm” sinh học 6 người giáo viên cần chú ý những vấn đề
sau:
1- Khi soạn bài và giảng bài, giáo viên phải nắm được chuẩn kiến thức,
mạch bài dạy phải rõ ràng, kiến thức truyền thụ phải chính xác. Bố cục
bài dạy ghi ở trên bảng cần rõ ràng, khoa học.
2- Hướng dẫn học sinh cách quan sát và thực hành mẫu vật tìm ra kiến
thức của bài.
3- Giáo viên là người chỉ huy học sinh học sinh hoạt động chính vì thế
khi đưa ra lệnh hoạt động nhóm phải dứt khoát, đầy đủ nội dung kiến
thức, sau khi hoạt động nhóm xong phải hướng dẫn, nhận xét rõ ràng,
chuẩn kiến thức.
4- Giáo viên cần phân nhóm và dặn học sinh chuẩn bị mẫu vật cho bài
học từ tiết trước.
5- Học xong phần kiến thức nào của bài, giáo viên yêu cầu học sinh củng
cố hệ thống lại kiến thức và giải thích một số câu hỏi mở rộng thường
gặp trong đời sống liên quan tới kiến thức bài học.
6- Người học sinh cần có ý thức ghi bài học trên lớp tỉ mỉ, theo dõi cách
dẫn dắt, phân tích kiến thức của thầy cô trên lớp để hiểu bài, nắm được
chuẩn kiến thức. Liên hệ kiến thức để giải thích một số hiên tượng
thực tế.
7- Người học cần có ý thức tự giác học và hoạt động nhóm để nắm bắt
kiến thức. Tìm hiểu thêm nhiều loại sách tham khảo giới thiệu về bài
học.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------21



KẾT LUẬN
Như vậy tổ chức dạy học sinh học theo hình thức hoạt động nhóm kết hợp
mẫu vật trực quan là một trong những hình thức tốt để phát huy tính tích cực của
học sinh. Với hình thức này, học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác
với nhau, được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội sử dụng phương pháp, kiến thức và
các kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện, giúp các em áp dụng được
kiến thức vào phân biệt các hiện tượng thực tế tự nhiên. Bằng cách đó sẽ hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, thu nhận kiến thức bằng chính
khả năng của mình với sự giúp đỡ của giáo viên. Với phương pháp này bản thân
tôi đã áp dụng vào bài giảng, bước đầu đã thành công trong giảng dạy và học
sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, có hứng thú hơn trong học tập đặc biệt
khi dạy trong lớp có học sinh khá, giỏi thì việc tiếp thu kiến thức của các em
nhanh hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn. Qua đề tài này cũng đã đưa ra được
cách bố trí một tiết dạy bằng hình thức hoạt động nhóm, cách bố trí nhóm và
sinh hoạt nhóm đối với học sinh và trình bày được phương hướng và trình tự của
bài dạy, mục 1 từ các câu hỏi SGK và phương pháp trực quan( quan sát mẫu vật)
đã giúp các em nhắm được đặc điểm của đại diện quen thuộc của lớp hai lá mầm
và lớp một lá mầm. Sang đến mục 2 quan sát đoạn hình ảnh và hiểu biết thực tế
học sinh tiến hành thảo luận nhớm lớn để tìm ra kiến thức trọng tâm của bài học.
Mở rộng tìm hiểu, giải thích một số hiện tượng trong thực tế tự nhiên liên quan
tới bài học. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ áp dụng vào một bài mà tôi đã áp
dụng dạy thành công mong các đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến để áp dụng
vào các bài khác trong quá trình giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2018
Tôi cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này có

được là do quá trình tích lũy dạy học môn sinh
học ở trường THCS, không sao chép của ai!

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa sinh học lớp 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 2006 – 2007 )
2. Sách giáo viên sinh học lớp 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 1998 – 1999 )
3. Thiết kế bài giảng sinh học 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 2008 – 2009 )
4. Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở THCS – NXB
ĐH Sư Phạm ( Tái bản năm 2011 – 2012 )
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------23



×