BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LÊ THỊ HÀ GIANG
QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LÊ THỊ HÀ GIANG
QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHẠM VĂN SƠN
2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THANH
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong luận án là hoàn toàn trung thực,
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Lê Thị Hà Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau những ngày nghiên cứu miệt mài và nghiêm túc, luận án đã đƣợc hoàn
thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo
Viện, trung tâm Đào tạo - Bồi dƣỡng, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ các chuyên
đề, seminar, hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã luôn quan tâm, định hƣớng, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
PGS.TS Phạm Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thức,
những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu,
thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự các đơn vị giáo dục, các trƣờng cao đẳng, trƣờng
mầm non khu vực miền núi Tây Bắc, quý thầy cô, đồng nghiệp đã luôn quan tâm,
giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn
bè thân hữu đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Lê Thị Hà Giang
năm 2018
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
: Cán bộ quản lý
CĐSP
: Cao đẳng sƣ phạm
ĐHSP
: Đại học sƣ phạm
GD&ĐT
: Giáo dục và đào tạo
GDMN
: Giáo dục mầm non
GV
: Giáo viên
GVMN
: Giáo viên mầm non
HS
: Học sinh
RLNVSPTX : Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên
SV
: Sinh viên
TTSP
: Thực tập sƣ phạm
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................5
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................6
8. Luận điểm cần bảo vệ ..........................................................................................8
9. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................9
10. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU
VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.............................11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .........................................................................11
1.1.1. Quản lý đào tạo trong các trƣờng Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên ..........11
1.1.2. Thực tập sƣ phạm và quản lý Thực tập sƣ phạm trong các trƣờng đại
học, cao đẳng.......................................................................................................17
1.2. Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền
núi có nhiều dân tộc ...............................................................................................24
1.2.1. Sứ mệnh của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc
đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phƣơng ...............................................24
1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi
có nhiều dân tộc ..................................................................................................25
v
1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực
ngƣời GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ..................27
1.3.1. Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với
năng lực ngƣời GVMN trong xu thế hiện nay ....................................................27
1.3.2. Hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN
miền núi có nhiều dân tộc ...................................................................................32
1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo
GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc .....................................................37
1.4. Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ......................................41
1.4.1. Khái niệm Thực tập và Thực tập sƣ phạm ................................................41
1.4.2. Vị trí của Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non ...............43
1.4.3. Mục tiêu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ....................................45
1.4.4. Nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non..................45
1.4.5. Các khâu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ...................................47
1.5. Quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục ..............................................................................................49
1.5.1. Khái niệm Quản lý thực tập sƣ phạm .......................................................49
1.5.2. Nội dung quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ..........................................51
1.5.3. Phân cấp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN .........................................59
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo GVMN
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .........................................................................62
1.6.1. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................62
1.6.2. Các yếu tố khách quan ..............................................................................63
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................65
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN MẦM NONCỦA CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC
TÂY BẮC .................................................................................................................66
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý thực tập sƣ phạm ..................................66
2.1.1. Mục đích khảo sát .....................................................................................66
2.1.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................66
vi
2.1.3. Đối tƣợng khảo sát ....................................................................................66
2.1.4. Phạm vi khảo sát .......................................................................................66
2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát ...............................................................................67
2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát ..............................................................................67
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh khu vực miền núi
có nhiều dân tộc ở Tây Bắc và tình hình giáo dục đào tạo của các trƣờng cao
đẳng trong khu vực.................................................................................................69
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi có nhiều dân tộc .......69
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc .....72
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN và hoạt động thực tập sƣ phạm ở các
trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc.............................................................74
2.3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN ở các trƣờng khu vực miền núi
có nhiều dân tộc ..................................................................................................74
2.3.2. Thực trạng hoạt động thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các
trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .........................................78
2.4. Thực trạng quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng
Cao đẳng khu vực Tây Bắc ....................................................................................99
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch TTSP .................................................................99
2.4.2.Thực trạng tổ chức TTSP .........................................................................102
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo TTSP ........................................................................104
2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra thực hiện kế hoạch TTSP trong đào tạo giáo
viên mầm non ....................................................................................................106
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập sƣ phạm trong
đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc ................................108
2.5. Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí TTSP
trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân
tộc .........................................................................................................................112
2.5.1. Thành công ..............................................................................................112
2.5.2. Hạn chế ...................................................................................................114
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................117
vii
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY
BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC..............................................118
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................118
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .........................................................118
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện .......................118
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tƣợng ...............119
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .........................................................119
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................119
3.2. Các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục .....................................................................................120
3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập trong đào tạo
giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ....................................120
3.2.2. Tổ chức đánh giá kết quả TTSP trong đào tạo GVMN theo định hƣớng
Chuẩn đầu ra về NLSP của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........124
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN
phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................128
3.2.4. Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên đáp ứng
yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc ........131
3.2.5. Chỉ đạo tăng cƣờng giảng dạy Tiếng Việt trong chƣơng trình đào tạo
GVMN đáp ứng yêu cầu của địa phƣơng .........................................................136
3.2.6. Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục ......................................................................................................140
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lí Thực tập sƣ phạm ...........................146
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Thực
tập sƣ phạm ..........................................................................................................148
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................148
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ..........................................................................149
3.4.3. Cách đánh giá kết quả khảo nghiệm .......................................................149
viii
3.5. Thử nghiệm biện pháp: Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm
thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi
có nhiều dân tộc ...................................................................................................156
3.5.1. Mục đích thử nghiệm ..............................................................................156
3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm ............................................................................156
3.5.3. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm .................................................156
3.5.4. Các giai đoạn thử nghiệm .......................................................................156
3.5.5. Phƣơng pháp đánh giá thử nghiệm .........................................................157
3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ...................................................157
3.5.7. Kết quả thử nghiệm .................................................................................159
3.5.8. Kết luận thử nghiệm ................................................................................168
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................169
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................170
1. Kết luận ............................................................................................................170
2. Kiến nghị ..........................................................................................................171
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................171
2.2. Đối với chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc .........................................172
2.3. Đối với các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc.........................................172
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1. Một số đặc điểm nổi bật của các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc ....71
Bảng 2.2. Khái quát tình hình giáo dục của các trƣờng cao đẳng khu vực miền
núi có nhiều dân tộc ..................................................................................................73
Bảng 2.3. Số liệu đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây
Bắc (tính đến hết năm học 2015-2016) .....................................................................74
Bảng 2.4. Số liệu TTSP tốt nghiệp trong các năm gần đây ......................................75
Bảng 2.5. Kết quả thực tập tốt nghiệp ngành GDMN (năm học 2015-2016) ...........77
Bảng 2.6. Các mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP trong đào tạo
GVMN .......................................................................................................................78
Bảng 2.7. Kết quả nhận thức của CBQL và GVHD về từng vị trí của TTSP trong
đào tạo GVMN ..........................................................................................................79
Bảng 2.8. Kết quả thực hiện các mục tiêu TTSP ......................................................82
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN ........84
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung Tìm hiểu thực tiễn giáo dục .......................85
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giáo dục .......................................85
Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giảngdạy ......................................87
Bảng 2.13. Kết quả thực hiện nội dung Viết báo cáo thu hoạch ...............................88
Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL và GVHD về mức độ thực hiện các khâu trong
quá trình TTSP ..........................................................................................................90
Bảng 2.15. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá TTSP ......................92
Bảng2.16. Những thuận lợi trong TTSP ngành GDMN ...........................................94
Bảng 2.17. Những khó khăn trong TTSP ngành GDMN..........................................96
Bảng 2.18. Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch TTSP .............................100
Bảng 2.19. Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức TTSP .....................................102
Bảng 2.20. Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo TTSP .....................................104
Bảng 2.21. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra TTSP ....................................106
Bảng 2.22. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí TTSP ...........108
Bảng 2.23. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến quản lí TTSP .......110
x
Bảng 3.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý TTSP ..................149
Bảng 3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP ....................151
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL TTSP ...154
Bảng 3.4. Tiêu chí và chỉ báo đo kết quả thử nghiệm.............................................157
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát biểu hiện trong việc đáp ứng những yêu cầu riêng đặt
ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc trƣớc thử nghiệm ..................160
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát biểu hiện đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với
ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc sau thử nghiệm ......................................161
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm ............................................163
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS sau thử nghiệm ...............................................164
Bảng 3.9. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành
GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm ..............................166
Bảng 3.10. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành
GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS sau thử nghiệm .................................167
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc ..........70
Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức về vị trí của TTSP trong thực tiễn ..........................81
Biểu đồ 2.2. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN ....84
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các khâu trong TTSP ...............................................92
Sơ đồ 3.1. Mô hình đảm bảo chất lƣợng TTSP trong đào tạo GVMN ...................141
Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý TTSP...........................................................................................................155
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm có vai trò quan trọng
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa
và con ngƣời Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực
có chất lƣợng mà trong đó nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lƣợng giáo dục [83]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng
định:“Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết
của ngành GD&ĐT nói chung và của từng cấp học, bậc học nói riêng”, bên cạnh
đó báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng tiếp tục định hƣớng:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã
hội. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức,
lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Xây dựng đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Quan tâm hơn tới
phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”[138].
Trong bối cảnh mới, phát triển nhân lực là phát triển nhân cách con ngƣời
với năng lực hành nghề, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập nghề nghiệp và năng
lực tự phát triển [66]. Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng giữa vai trò quan trọng trong
việc phát huy nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo
dục và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trƣờng ĐTGV trong
bối cảnh hiện nay là phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời “chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” [138]. Nhƣ vậy,
đào tạo nghề giáo viên chính là việc phát triển hệ thống năng lực nghề nghiệp cho
sinh viên thông qua việc định hƣớng cho họ lĩnh hội tri thức và thực hành các kỹ
năng nghề sƣ phạm. Và nhƣ vậy TTSP trong đào tạo là phƣơng thức quan trọng
nhằm tạo cho ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Thông qua quá
trình TTSP sinh viên đƣợc trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề
2
dạy học, củng cố và hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản phục vụ cho
công tác của ngƣời giáo viên trong tƣơng lai. TTSP giúp sinh viên nắm đƣợc các
quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời giáo viên, đƣợc tiếp xúc
với thực tế giáo dục, đƣợc hòa mình với tập thể sƣ phạm ở các nhà trƣờng; đƣợc
thƣờng xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sƣ phạm, làm quen với công tác
giảng dạy, chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác. Điều đó tạo cơ
sở, tiền đề hình thành cho sinh viên những phẩm chất và năng lực sƣ phạm của
ngƣời giáo viên thực thụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo và giá trị nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, TTSP còn gắn kết, cộng đồng trách nhiệm giữa trƣờng ĐTGV với các
cơ sở THTT, nơi sử dụng lao động sƣ phạm trong việc nâng cao chất lƣợng sản
phẩm sƣ phạm. TTSP chính là phƣơng tiện, công cụ nhanh và hiệu quả nhất góp
phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm
cho sinh viên. Do đó, việc tổ chức TTSP một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định
đến chất lƣợng quá trình đào tạo giáo viên.
Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lí TTSP trong đào tạo giáo
viên phải là công cụ góp phần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nguyên lý và mục
tiêu giáo dục “học đi đôi với hành”, đồng thời chỉ đạo thực hiện “phương pháp giáo
dục nghề nghiệp phải biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lí
thuyết để người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu
của từng công việc” [83]. Quản lí TTSP với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình TTSP sẽ đi đúng hƣớng, thu thập và xử
lý thông tin để đánh giá và điều chỉnh hoạt động TTSP, có cơ sở đánh giá chất lƣợng
và sản phẩm đào tạo, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng đào tạo, sử
dụng và bồi dƣỡng đội ngũ GV; xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng
pháp dạy và học, RLNVSP và TTSP nhằm đào tạo con ngƣời có phẩm chất, kỹ năng
và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các yêu cầu
xã hội. Quản lý TTSP hiệu quả còn là cơ sở, động lực giúp sinh viên có tâm thế, yên
tâm với nghề nghiệp đã chọn và tạo dựng đƣợc uy tín, thƣơng hiệu của trƣờng đào
tạo đối với các địa phƣơng và cộng đồng xã hội.
3
Nhƣ vậy, Thực tập sƣ phạm và quản lý TTSP có vị trí và vai trò rất quan trọng
trong nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên.
1.2. Thực tiễn hoạt động TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở
các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc
Đào tạo GVMN luôn chiếm ƣu thế và là thế mạnh của các trƣờng cao đẳng
khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục nói
chung và đổi mới GDMN nói riêng, các nhà trƣờng đã thƣờng xuyên chú trọng rèn
luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên GDMN, đặc biệt chú trọng đến công tác tổ
chức cho sinh viên ngành GDMN tham gia đợt TTSP cuối khóa.
Hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN có vị trí hết sức quan trọng bởi tính
đặc thù nghề nghiệp và tính đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Các nội
dung TTSP trong đào tạo GVMN đƣợc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên quá trình TTSP
trong những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế nhƣ: nội dung lên lớp
giảng dạy và thực tập giáo dục (chăm sóc, giáo dục trẻ) có hiệu quả chƣa cao và
chƣa sát thực với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc dẫn đến sinh viên chƣa
chủ động, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc trẻ, tìm hiểu học sinh cá biệt, lập
kế hoạch giáo dục cho nhóm lớp; việc tổ chức các hoạt động lên lớp dạy học còn
lúng túng, việc đặt câu hỏi và gợi ý trẻ lời câu hỏi cho trẻ chƣa linh hoạt; kỹ năng
nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm của sinh viên còn rất hạn chế,
vốn tiếng Việt của sinh viên chƣa phong phú. Bên cạnh đó, một số khâu trong TTSP
còn hình thức, thực hiện chƣa bài bản và chu đáo. Công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả TTSP chƣa thực sự phản ánh đúng năng lực của sinh viên, chƣa gắn với các
Chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp hiện hành.
Trong quản lí TTSP, chủ thể quản lý TTSP là phòng Đào tạo đã chủ động
tham mƣu cho Ban giám hiệu trƣờng ĐTGV và các Ban chỉ đạo TTSP quản lí TTSP
theo đúng các chức năng, nhiệm vụ; quán triệt đầy đủ và nghiêm túc các nội quy,
quy chế thực hành, thực tập trong đào tạo GVMN; xây dựng các văn bản hƣớng dẫn
các nội dung thực hành thực tập riêng đối với ngành GDMN; cử giảng viên đi khảo
sát để lựa chọn địa điểm TTSP phù hợp, đƣa đoàn đến cơ sở thực tập và trực tiếp
hƣớng dẫn mọi hoạt động TTSP. Phối kết hợp với các ban chỉ đạo TTSP trong kiểm
4
tra đánh giá, kết quả. Tuy nhiên, trong quản lí TTSP cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế
nhƣ: Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN còn chƣa thật sự khoa học, mỗi
trƣờng có cách thức quản lí và tổ chức khác nhau; việc đổi mới mục tiêu, nội dung,
chƣơng trình TTSP còn chung chung, chƣa cụ thể, sát thực, chƣa tăng cƣờng và chú
trọng rèn luyện các phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học,
việc tiếp cận chƣơng trình giáo dục mầm non mới còn mờ nhạt; tổ chức một số
khâu TTSP còn phiến diện, chƣa linh hoạt; công tác tổ chức RLNVSP, trang bị kỹ
năng sƣ phạm phục vụ cho nghề nghiệp của ngƣời GVMN chƣa thƣờng xuyên, còn
hình thức và chƣa có chiều sâu.Việc kiểm tra, đánh giá TTSP nói chung của một số
cơ sở thực tập còn lỏng lẻo, còn hình thức và chƣa khách quan, chƣa định hƣớng
theo Chuẩn đầu ra về NLSP trong đào tạo GVMN; Một số Ban chỉ đạo TTSP chƣa
thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong công tác điều hành, chỉ đạo. Công tác xây
dựng kế hoạch chƣa cụ thể, chi tiết; công tác phối hợp giữa một số BCĐ TTSP chƣa
kịp thời và chƣa thống nhất; kinh nghiệm quản lí, hƣớng dẫn TTSP ở một số ban chỉ
đạo, một bộ phận giảng viên, GVHD còn hạn chế,...
Xuất phát từ yêu cầu xã hội, yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện
nay, chuẩn hóa nội dung đào tạo GVMN kết hợp với chăm sóc, nuôi dƣỡng với giáo
dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình
thành nhân cách. Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực tiễn của TTSP, quản lí TTSP
trong ĐTGV mầm non, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động TTSP, nâng cao chất
lƣợng ĐTGV mầm non của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở
khu vực Tây Bắc trong những năm tiếp theo, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý Thực
tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực
Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn TTSP, quản lý TTSP từ đó đề xuất các
biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực, góp
phần nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên Mầm non ở các trƣờng cao đẳng khu
vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
5
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các
trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các
trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
TTSP trong đào tạo GVMN là hình thức học tập quan trọng nhằm tạo cho
ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo
dục, quản lí TTSP trong đào tạo GVMN là một yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy nhiên,
quản lí TTSP ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc những năm gần đây còn bộc lộ
một số hạn chế trong công tác tổ chức,chỉ đạo, đánh giá kết quả TTSP dẫn đến chất
lƣợng đào tạo GVMN chƣa đảm bảo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về năng lực nghề
GVMN tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đề xuất và áp dụng thực hiện các biện pháp
quản lý TTSP một cách đồng bộ, phù hợp với đặc thù khu vực góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục và đào tạo ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc trong bối
cảnh hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý TTSP ở các trƣờng đào tạo giáo viên.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo
GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng
cao đẳng khu vực Tây Bắc phù hợp với đặc thù khu vực đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý TTSP đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định chủ thể chính thực hiện các biện pháp quản lí TTSP trong
đào tạo GVMN là BGH các trƣờng cao đẳng ĐTGV mầm non khu vực Tây Bắc.
6
Các trƣờng Cao đẳng ở khu vực Tây Bắc hầu hết đào tạo ở hai trình độ Cao
đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Luận án nghiên cứu biện pháp quản lý TTSP tốt
nghiệp trong đào tạo trình độ cao đẳng cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
theo chuẩn đầu ra về năng lực sƣ phạm mà GVMN cần đạt đƣợc đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN của
các trƣờng cao đẳng công lập khu vực Tây Bắc, trong đó tập trung chủ yếu ở các
trƣờng: Cao đẳng Sƣ phạm Điện Biên, Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Cao đẳng Sơn
La. Đây là các trƣờng thuộc 3 tỉnh đại diện cho khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều
dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 590 ngƣời, gồm các khách thể:
Lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào
tạo các huyện/thị xã/thành phố;
Ban giám hiệu; cán bộ phòng đào tạo; Ban chủ nhiệm/lãnh đạo khoa; tổ
trƣởng bộ môn, giảng viên thuộc các khoa quản lý ngành Giáo dục Mầm non (Khoa
sƣ phạm/khoa Tiểu học - mầm non/khoa Giáo dục mầm non) ở các trƣờng cao đẳng
trong khu vực miền núi có nhiều dân tộc;
Ban giám hiệu, GVHD ở các trƣờng Mầm non có sinh viên tham gia TTSP.
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Đào tạo trình độ Cao đẳng là một bộ phận của bậc giáo dục đại học nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của quá trình đào
tạo mà TTSP là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình đào tạo nghề giáo viên,
quản lí TTSP là một nội dung trong quản lí quá trình đào tạo và quản lí hoạt động
học tập của SV do đó trong quá trình nghiên cứu đề tài phải xác định TTSP và quản
lí TTSP là những thành tố cấu thành quá trình đào tạo. Tiếp cận hệ thống giúp luận
7
án lựa chọn các thành tố chủ yếu và xác định đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các
yếu tố cấu thành đó.
7.1.2. Tiếp cận chức năng
Vận dụng các chức năng quản lý (bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra) vào quản lí TTSP. Tiếp cận chức năng giúp cho luận án xác định
đƣợc hƣớng nghiên cứu và đi sâu vào các chức năng trong quản lí TTSP. Tuy nhiên
luận án vận dụng, khai thác các góc độ của các chức năng quản lí gắn với các vấn
đề thực tiễn trong hoạt động TTSP.
7.1.3. Tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP
Đó là các yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, kiến thức, năng lực với hệ thống kỹ
năng mà sinh viên tốt nghiệp và ngƣời GVMN phải đạt đƣợc. Đào tạo theo hƣớng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ;
dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm
đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Lấy Chuẩn đầu ra về NLSP làm
đích đến giúp cho luận án đề xuất đƣợc những giải pháp quản lí TTSP phù hợp đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay.
7.1.4. Tiếp cận năng lực
Quản lí TTSP hƣớng đến rèn luyện năng lực cho SV sau khi tốt nghiệp
(phẩm chất, năng lực chung, năng lực sƣ phạm). Đào tạo theo hƣớng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy ngƣời, dạy
chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ
các yếu tố cơ bản của giáo dục.
7.1.5. Tiếp cận thực tiễn
TTSP là học phần mang tính thực hành, giáo sinh phải thể hiện đƣợc năng
lực thực tiễn của ngƣời GVMN trong tất cả các hoạt động ở trƣờng mầm non. Qua
hoạt động thực tiễn trong thời gian TTSP, giáo sinh mới hiểu rõ lí luận về quy trình
dạy học của ngƣời GVMN một cách sâu sắc. Đó là con đƣờng tốt nhất, phƣơng thức
hay nhất để giáo sinh biến lí luận dạy học thành năng lực thực tiễn của bản thân.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
8
Hồi cứu tƣ liệu, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát
hóa, tóm tắt và trích dẫn các tài liệu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các khái niệm công cụ
và khung lý luận về TTSP và quản lí TTSP trong đào tạo ở các trƣờng ĐH, CĐ
đƣợc xác lập tạo cơ sở để thiết kế công cụ khảo sát và định hƣớng tổ chức khảo sát,
đánh giá thực trạng TTSP và quản lí TTSP trong đào tạo GVMN.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận án sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp
với gặp gỡ và phỏng vấn,quan sát, sử dụng phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp
nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích, tổng hợp, so sánh, thử nghiệm, tổng kết
kinh nghiệm nhằm phát hiện và đánh giá thực trạng TTSP, quản lý TTSP trong đào
tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Trên cơ sở phân tích, xử lí số liệu, sử dụng các phƣơng pháp so sánh, chọn
lọc và tổng hợp để đƣa ra các luận điểm của luận án có tính khái quát cao. Việc xử
lí số liệu thực hiện bởi các công thức toán thống kê nhƣ tính trung bình cộng, số
trung vị, xếp thứ bậc, hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman để định lƣợng kết quả
nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tiến hành thử nghiệm một số biện pháp đề
xuất nhằm xác định tính khoa học, tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp
quản lí TTSP và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã trình bày.
8. Luận điểm cần bảo vệ
8.1. Khu vực miền núi Tây Bắc có những đặc thù riêng và khác biệt về địa
hình, điều kiện kinh tế xã hội và là khu vực miền núi có nhiều dân tộc. GVMN công
tác ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc ngoài phẩm chất và năng lực chung của
nghề GVMN cần đáp ứng đƣợc một số yêu cầu riêng đƣợc đặt ra mới có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ. TTSP và quản lý TTSP
góp phần quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ
9
bản của nghề GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. QL TTSP có vị trí, vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đào tạo nghề GVMN.
8.2. Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu
vực miền núi có nhiều dân tộc trong những năm vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế
trong việc chỉ đạo, tổ chức xây dựng nội dung, quy trình, đánh giá kết quả và phối
hợp thực hiện các khâu TTSP,...nên có ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng đào tạo
nghề GVMN và thực chất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN
khu vực miền núi.
8.3. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý TTSP theo tiếp cận chuẩn đầu
ra về năng lực sƣ phạm phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc sẽ
khắc phục đƣợc những hạn chế và nâng cao chất lƣợng hoạt động TTSP cũng nhƣ
chất lƣợng đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh
hiện nay.
9. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về quản lí TTSP
trong đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Phát hiện và làm sáng tỏ thực trạng hoạt động TTSP, quản lí TTSP ở các
trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Thông qua các thông tin khảo
sát và phân tích số liệu cùng những phản ánh sâu sắc về thực trạnglàm cơ sở đề xuất
các biện pháp quản lí TTSP ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân
tộc trong thời gian tiếp theo.
Đề xuất và khẳng định hiệu quả các biện pháp quản lí TTSP trong đào tạo
GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực có nhiều dân tộc trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó các nhà trƣờng có cơ sở định hƣớng cải tiến, đổi
mới phƣơng pháp quản lý TTSP nhằm nâng cao chất lƣợng TTSP, nâng cao chất
lƣợng đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực GVMN cho khu vực.
10. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị gồm có 3 chƣơng:
10
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non
ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm
non của các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm
non của các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quản lý đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên
1.1.1.1.Nghiên cứu ngoài nước
Từ cuối những năm 1980, trên thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng đã
chứng kiến một sự thay đổi lớn về triết lí giáo dục đại học, đó là xu hƣớng chung
của các trƣờng đại học đa dạng hóa CTĐT nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đa ngành
và tự trị, GDDH đã chuyển dịch sang một mô hình có tính thƣơng mại và hƣớng tới
xã hội nhiều hơn. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả John E.Kerrigan and
Jeff S.Luke, R.Noonan đã đề cập đến quản lý đào tạo đƣợc thực hiện trong cơ chế
thị trƣờng theo quy luật cung -cầu, tiếp cận hiện đại gắn nhà trƣờng với các bên sử
dụng lao động, dựa trên nhu cầu của việc làm và ngƣời học trong cộng đồng [74]. Ở
nhiều nƣớc phát triển ở Châu Âu, châu Mỹ nhƣ Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Canada
và một số quốc gia châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,... các
vấn đề về lí thuyết đào tạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc các tác giả
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc [79]. Chẳng hạn ở Nga, hệ thống giáo dục
coi trọng tự học nhƣng nhấn mạnh chuẩn giáo dục thống nhất của nhà nƣớc đối với
mọi hình thức. Các cơ sở đào tạo đại học đƣợc quyền tự trị. Điều khác biệt giữa cơ
sở công lập và tƣ thục là nguồn tài chính và sở hữu [70]. Còn ở Hoa Kỳ, các trƣờng
nói chung hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật. Bản chất giáo
dục ở đây xuất phát từ ba nét đặc trƣng nổi bật là: lí tƣởng, năng động và năng suất
cao [70]. Nghiên cứu của David G.Imig cho thấy CTĐT hiện nay bị coi là vừa thiếu
tính học thuật nghiêm ngặt vừa xa rời thực tế giáo dục [5].
Ở Nhật Bản, chiến lƣợc giáo dục là một mô hình của sự giao lƣu văn hóa có
tính độc lập và thông minh ở chỗ tiếp thu văn minh Tây Âu ở mức độ cao, tuy nhiên
mô hình giáo dục chuyên nghiệp ở Nhật đáng để cho các nƣớc phát triển tham khảo.
Việc quản lí các trƣờng đại học ở Nhật rất đa dạng, đào tạo sƣ phạm đƣợc đảm bảo
12
ở trình độ đại học cho dù ngƣời tốt nghiệp dạy ở bậc học nào [70]. Các nghiên cứu
ở các quốc gia Châu Á khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore đều nêu lên
hiện trạng là chƣơng trình ĐTGV theo kiểu truyền thống đang đứng trƣớc những
thử thách gay go bởi những bất cập về sản phẩm, chất lƣợng, chính sách hay
chƣơng trình đào tạo [86].
Khi bàn về các giải pháp quản lý, các Tác giả Jenni Koivula và Risto Rinne
cho rằng các trƣờng đại học hiện nay đang có nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải cải
tổ lại về nhiều mặt, các trƣờng cần phải trở nên tích cực hơn, chủ động và sáng tạo
đối với những đổi mới bên ngoài, đồng thời cũng phải định hình lại tính năng động
trong giảng dạy, nghiên cứu, quản trị, tổ chức và lãnh đạo. Nhà nghiên cứu Patrick
Demougin cho rằng cải cách ĐTGV nhƣ một công cụ để đổi mới hệ thống giáo dục.
Nội dung đổi mới trong ĐTGV là triển khai áp dụng đào tạo theo hƣớng tiếp cận kỹ
năng mà cách tốt nhất là thông qua các hoạt động THTT [49].Tác giả John West Burham nhấn mạnh "khoảng cách giữa hình ảnh và giá trị càng lớn thì tổ chức sẽ
càng ít khách hàng, chất lượng của việc dạy quyết định thành tích của các học sinh,
chất lượng của người lãnh đạo quyết định chất lượng của việc dạy học" [49]. Tiếp
đó, một số nghiên cứu của các tác giả Dorothy Myers và Robert Stonihill, Freeman,
Danielle Colardyn đã nhấn mạnh rằng QLCL trong giáo dục cần đƣợc đổi mới,
trong đó ĐBCL là cách tiếp cận có hệ thống đảm bảo đƣợc các nhu cầu đặt ra [59].
Điều đó cho thấy yêu cầu đặt ra đối với một ngƣời giáo viên trong thế kỉ XXI
là hết sức lớn lao, nặng nề và toàn diện. Bên cạnh đó, hoạt động học tập của sinh
viên là một vấn đề đã đƣợc các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu luôn quan
tâm. John Dewey (1859) - Mỹ đƣa ra một luận điểm: “Mục đích của giáo dục nhà
trường là đảm bảo quá trình giáo dục liên tục bằng cách tổ chức các hoạt động tích
cực của người học, … Giáo dục là cuộc sống, nhà trường là xã hội, lấy người học
làm trung tâm”[51]. Đó là quan điểm QLĐT tƣơng đối cởi mở, hiện đại và tiến bộ.
Charles T Towley với nghiên cứu của mình đã tổng kết mô hình quản lý nhà trƣờng
ở ĐH New Mexico dựa trên nguyên tắc cùng quản lý điều hành, trong đó cho thấy
hoạt động giảng dạy và học tập trong trƣờng đại học đòi hỏi phải có sự hợp tác,
phối hợp của giáo viên và sinh viên. Hoạt động học tập của sinh viên đƣợc đề cập