Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 195 trang )

i

MỤC LỤC
Trang

Mục lục ………………………………………………………..……
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt tiếng Việt………………………...
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt tiếng Anh………………………...
Danh mục các bảng……………………………………………..…..
Danh mục các hình………………………………………………….
Danh mục các biểu đồ ……………………………………………....

i
ii
iii
iV
V
Vi

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………...
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...............................................
4. Giả thuyết khoa học ………………………………………………
5. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………...
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………….………....
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................
8. Những luận điểm bảo vệ ................................................................
9. Đóng góp mới của luận án .............................................................
10. Cấu trúc của luận án .....................................................................


1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................
Chương 1. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
học người dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục
và đào tạo……………………………………………………………….
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ……………………………………..
1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên .…………………….
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển
đội ngũ GV người DTTS………………………………………………….
1.1.3. Nhận xét chung .........................................................................
1.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số ………………..
1.2.1. Khái niệm GV và đội ngũ GVTH người DTTS………………
1.2.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH người DTTS……………………….
1.2.3. Vai trò của đội ngũ GVTH người DTTS……………………...
1.3. Những yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân
tộc thiểu số ……………………………………………………………….

10

1
4
4
4
4
5
5
7
8
9


10
10
10
14
19
20
20
24
29
33


ii

1.3.1. Đổi mới giáo dục và đào tạo với những yêu cầu phát triển đội
ngũ GVTH người DTTS………………………………………..................
1.3.2.Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVTH người DTTS trong bối
cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo. ……………………………..................
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số …….
1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực……………………………………
1.4.2. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo tiếp cận phát triển
nguồn nhân lực. …………………………………………………………...
1.4.3. Chủ thể quản lí phát triển đội ngũ GVTH người DTTS……....
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát đội ngũ giáo viên tiểu học
người dân tộc thiểu số …………………………………………………...
1.5.1. Ảnh hưởng Chính sách của Đảng và Nhà nước……………….
1.5.2. Ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo - đổi mới giáo dục………
1.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và phong
tục tập quán cộng đồng các dân tộc thiểu số………………………………

Kết luận Chương 1 ...................................................................................
Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ……………………………..
2.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng.............................................
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và
giáo dục tiểu học vùng Tây Bắc ...............................................................
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc................
2.2.2. Dân số và dân tộc vùng Tây Bắc ...............................................
2.2.3. Giáo dục tiểu học vùng Tây Bắc ……………………………...
2.3. Quan điểm và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục tiểu học ở Việt Nam ......................................................
2.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển
nguồn nhân lực người DTTS.......................................................................
2.3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD tiểu học ở
Việt Nam......................................................................................................
2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc..............................................................................................
2.4.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ GVTH người DTTS......................
2.4.2. Chất lượng đội ngũ GVTH người DTTS...................................

33

38
41
41
46
50
53
53
55

56
61

62
62
63
63
63
65
68
68
70
73
73
79


iii

2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc .............................................................................................
2.5.1. Công tác xây dựng qui hoạch đội ngũ GVTH người DTTS…..
2.5.2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS…………
2.5.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVTH người DTTS…
2.5.4. Kiểm tra và đánh giá đội ngũ GVTH người DTTS…………...
2.5.5. Chính sách đãi ngộ đội ngũ GVTH người DTTS……………..
2.6. Đánh giá chung ……………………………………………………..
2.6.1. Thành tựu và ưu điểm ………………………………………...
2.6.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân……………………………...
2.6.3. Thuận lợi và cơ hội …………………………………………...

2.6.4. Khó khăn và thách thức ………………………………………
Kết luận Chương 2 ...................................................................................
Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo ...
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp......................................................
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lí .................................................................
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn...............................................................
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa.................................................................
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ có trọng điểm .......................................
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi…………………………………………..
3.1.6. Đảm bảo tính bền vững………………………………………..
3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân
tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT ..............
3.2.1. Xây dựng công tác qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
học người dân tộc thiểu số ..........................................................................
3.2.2. Đổi mới tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu
học người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với giáo dục vùng dân
tộc thiểu số...................................................................................................
3.2.3. Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS theo
năng lực nghề nghiệp phù hợp với tộc người và vùng miền........................
3.2.4. Tăng cường công tác tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ của đội ngũ GVTH người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp và
điều kiện thực tế của các nhà trường...........................................................
3.2.5. Xây dựng mơi trường giáo dục đa văn hóa phù hợp, sáng tạo
và quan tâm về vật chất, tinh thần cho đội ngũ GVTH người DTTS..........

88
89
91
96

104
107
110
110
110
111
112
112

114
114
114
114
114
115
115
115
116
116

124

135

141

148


iv


3.2.6. Mối quan hệ giữa các giải pháp...................................................
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và
thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp.......................................
3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp ....
3.3.2. Thử nghiệm ......................................................................
Kết luận Chương 3 ...................................................................................

156

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………..
1. Kết luận …………………………………………………………...
2. Khuyến nghị ………………………………………………………
Các cơng trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến Luận án
Tài liệu tham khảo …………………………………………………….
Phụ lục ………………………………………………………………….

166

158
158
161
164

166
167
170
171
179



v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BGH
CBQL
CNH, HĐH

CSVC
DT
DTTS
DBĐH
ĐNGV
ĐH
GD&ĐT
GDPT
GV
GVTH
HS
HS DTTS
KT-XH
TH
THCS
THPT
TCCN
PT

PTDTBT
PTDTNT
PCGDTH
PCGDTHCS
NL
NNL
PTNNL
SGK
RIN
QL
QLGD
QLNN
UBND

Ban giám hiệu
Cán bộ quản lí
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cao đẳng
Cơ sở vật chất
Dân tộc
Dân tộc thiểu số
Dự bị đại học
Đội ngũ giáo viên
Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông
Giáo viên
Giáo viên tiểu học
Học sinh
Học sinh Dân tộc thiểu số

Kinh tế - xã hội
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp chuyên nghiệp
Phổ thông
Phổ thông dân tộc bán trú
Phổ thông dân tộc nội trú
Phổ cập giáo dục tiểu học
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Nhân lực
Nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực
Sách giáo khoa
Rất ít người (các DTTS rất ít người)
Quản lí
Quản lí giáo dục
Quản lí nhà nước
Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Anh

Viết đầy đủ tiếng Việt


OECD

Organization for Economic
Co-operation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

UNESCO

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc

UNICEF

United Nations Children’s
Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc

WB

World Bank


Ngân hàng thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Bảng 2.15

Bảng 2.16

Bảng 2.17
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Số lượng trường tiểu học vùng Tây Bắc ………………...
Số lớp tiểu học vùng Tây Bắc............................................
Số lượng HSTH cả nước/vùng/khu vực.............................
Số lượng HSTH người DTTS cả nước/các tỉnh vùng Tây
Bắc ....................................................................................
Tỉ lệ (%) chất lượng HSTH vùng Tây Bắc so với cả
nước (năm học 2013-2014)................................................
Số lượng trường, HS, GV và CBQL trường tiểu học........
Số HS, GV và CBQL trường tiểu học chia theo vùng…...
Số lượng GV tiểu học vùng/khu vực.................................
Tỉ lệ HS & GV người DTTS vùng Tây Bắc......................
Tỉ lệ GV người DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc...................
Các tỉ lệ (Năm học 2013-2014)..........................................
Tỉ lệ HS DTTS /GV DTTS vùng Tây Bắc ........................
Kết quả tuyển chọn GVTH người DTTS tỉnh Lào Cai......
Trình độ đào tạo GVTH người DTTS được tuyển chọn
trong năm 2013-2014 theo ý kiến của CBQL trường tiểu
học .....................................................................................
Chuyên ngành đào tạo của GVTH người DTTS được
tuyển năm học 2013-2014 theo ý kiến của CBQL trường
tiểu học ..............................................................................
Thành phần dân tộc của GV người DTTS được tuyển
chọn của đơn vị năm học 2013-2014 theo ý kiến của
CBQL ................................................................................
Phân bố số lượng, chất lượng viên chức giáo dục là
người DTTS tỉnh Lào Cai, năm học 2013-2014................
Kết quả lấy ý kiến của GV về mức độ cần thiết và khả thi
của các giải pháp ...............................................................

Kết quả lấy ý kiến của CBQL về mức độ cần thiết và khả
thi của các giải pháp ..........................................................

66
66
66
67
67
71
72
73
73
74
74
74
92

92

92

93

95
159
160


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1
Hình 1.2

Mơ hình hóa về phát triển nguồn nhân lực………………..
Mơ hình hóa phát triển đội ngũ GVTH người DTTS……..

46
52


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12

Biểu đồ 2.13
Biểu đồ 2.14
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Qui mô đội ngũ GVTH người DTTS chia theo vùng/khu
vực .......................................................................................
Cơ cấu GVTH theo dân tộc vùng Tây Bắc..........................
Qui mô đội ngũ GVTH người DTTS chia theo giới tính….
Trình độ đào tạo GVTH người DTTS vùng Tây Bắc……..
Các lớp học đơn ngữ và đa ngữ…………………………...
Ngôn ngữ mà HS thông thạo nhất…………………………
Kết quả bài kiểm tra GV về xác định nội dung mà mục
tiêu trọng tâm của bài học…………………………………
Khảo sát các tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ GVTH
người DTTS vùng Tây Bắc..................................................
Khảo sát công tác qui hoạch các tỉnh vùng Tây Bắc...........
GV và CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị hè ...................
Kết quả khảo sát hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao
năng lực nghề nghiệp cho GVTH người DTTS…………...
Các hình thức đánh giá…………………………………….
Các nội dung đánh giá……………………………………..
Mức độ đánh giá về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với
GVTH người DTTS.............................................................
Nhu cầu GVTH người DTTS vùng Tây Bắc đến năm 2020
Kết quả thử nghiệm hai nội dung của giải pháp ………….

75
75
76

78
81
81
83
84
88
98
102
104
104
107
119
163


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc, Việt Nam có 53
DTTS. Cộng đồng các DTTS chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới,... là những vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Đối với
cộng đồng các DTTS, nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước Việt Nam là bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát
triển. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong đường lối của Đảng, Hiến pháp,
Pháp luật của Nhà nước, cụ thể: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền
núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn” [41]; “Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng
DTTS phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập Quốc tế” [59].
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ: “Phát triển
giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số”
[70]; “Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân
tộc thiểu số trong đó mở rộng dạy và học ngơn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường
số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số”[75]; “Chất
lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa,
đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Phát triển đội ngũ nhà giáo
để đến năm 2020: 100% giáo viên Tiểu học đạt trình độ trên chuẩn” [70]; “Phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo; và đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới
cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục
là khâu then chốt” [60].
Nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông yêu
cầu: “Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung
liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương


2

trình hiện hành để tạo thành mơn học tích hợp; Tiếp tục đổi mới phương pháp
giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Đổi
mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh” [62]; “Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách
giáo khoa, trong đó có sách giáo khoa song ngữ (Tiếng Việt - Tiếng một số dân
tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp Tiểu học; biên soạn và thử nghiệm
sách giáo khoa điện tử” [71].
Như vậy, tính ưu việt, những yêu cầu đổi mới và vai trị của GV trong
Chính sách phát triển giáo dục dân tộc của Đảng, Nhà nước rất được quan tâm

cùng với những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự chênh lệch vẫn cịn q lớn, cơng tác phát triển giáo
dục ở những vùng DTTS nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu, tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng các DTTS vẫn cịn khá
cao. Để nâng cao trình độ học vấn cho mọi người dân, địi hỏi phải có sự quan
tâm hơn nữa của Nhà nước bằng việc mở thêm trường, lớp, đào tạo và bồi
dưỡng GV, đặc biệt đội ngũ GV là người dân tộc tại chỗ, ngay tại miền núi,
vùng sâu, vùng xa nơi cộng đồng các DTTS sinh sống. Chỉ có như vậy, mới có
thể nói đến cơng tác phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của cộng
đồng các DTTS.
Tây Bắc là vùng khó khăn nhất và cũng nhiều cộng đồng các DTTS sinh
sống nhất trong cả nước, nên HS chủ yếu là người thuộc các cộng đồng DTTS.
Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển giáo dục đó là vấn đề bất đồng
ngơn ngữ trong q trình dạy và học. Trẻ em chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ đã
phải học tiếng phổ thơng. Vì học khơng hiểu, học kém, thua bạn bè, gây ra tâm
lí chán nản, sợ phải học, sợ phải đến trường nên bỏ học, dẫn đến tình trạng mù
chữ và tái mù chữ. Đối với HS tiểu học ở nhà và trong cộng đồng, các em giao
tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, các em được sống trong mơi trường văn
hóa của dân tộc mình. Khi đến trường các em cần thầy cơ hiểu mình: giao tiếp,
dạy dỗ các em như những người mẹ. Để thực hiện yêu cầu này, khơng ai khác
chính là GV người cùng dân tộc với các em, giúp cho các em nhanh chóng hịa
nhập với mơi trường mới (mơi trường giáo dục). Khác với những gì các em đã
biết ở nhà và cộng đồng: GV nói cùng tiếng nói với HS, hiểu được văn hóa,


3

phong tục tập quán của HS giúp cho các em được hịa nhập với mơi trường giáo
dục, khơng cịn bị rào cản ngôn ngữ, và cuối cùng là giúp cho các em học Tiếng
Việt và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc trong những năm gần đây
phát triển khá nhanh về số lượng. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đội ngũ
này đã có những đóng góp nhất định như góp phần hồn thành phổ cập giáo dục
TH, tạo cơ hội học tập cho trẻ em DTTS, thực hiện công bằng trong giáo dục
cho trẻ em DTTS, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến
với đồng bào DTTS,… Tuy nhiên, ở họ cũng còn nhiều bất cập về năng lực và
thực lực sư phạm. Nguyên nhân của bất cập là do đặc điểm tộc người, vùng
miền, lịch sử - văn hóa, KT-XH, điều kiện tiếp xúc thông tin và môi trường giáo
dục,…
Mặt khác, GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc chủ yếu sống và
làm việc tại nơi có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai
nhất cả nước. Sự phân bố dân cư trong cộng đồng các DTTS thưa thớt khiến các
lớp học điểm lẻ quá sâu, quá xa so với điểm trường chính. Họ thường đảm trách
những lớp học điểm lẻ này dẫn tới việc học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn
hoặc công tác bồi dưỡng đội ngũ GV của các nhà trường hết sức khó khăn, điều
này càng làm hạn chế đến năng lực nghề nghiệp của họ.
Giáo dục Tiểu học là cấp học đầu tiên của GDPT, là cơ sở ban đầu để
hình thành, phát triển tồn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc
cho GDPT [54]. Đội ngũ GVTH nói chung và đội ngũ GVTH người DTTS nói
riêng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng GDTH. Vì thế, cần nhanh
chóng đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ GVTH người DTTS tại chỗ vừa có
trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng và từng dân tộc vừa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử
dụng đội ngũ này sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp
“trồng người” ở chính q hương của họ.
Từ thực tiễn nêu trên, đặt ra yêu cầu cần đưa ra các giải pháp phát triển
đội ngũ GVTH người DTTS. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS chính là
phát huy nội lực để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở vùng Tây
Bắc. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học



4

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo” để nghiên cứu làm đề tài luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và thực
trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục và đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên tiểu học và đội ngũ GVTH vùng Tây Bắc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các giải pháp theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, chuẩn
nghề nghiệp GV phù hợp với đặc thù riêng (tộc người và vùng miền) và yêu cầu
đổi mới giáo dục của từng dân tộc/đa dân tộc và văn hóa/đa văn hóa trong cộng
đồng các DTTS theo từng vùng, tiểu vùng, tác động đồng bộ vào các khâu cơ
bản của quá trình phát triển đội ngũ GVTH người DTTS (qui hoạch; đào tạo và
bồi dưỡng; sử dụng; kiểm tra, đánh giá; môi trường giáo dục đa văn hóa và các
chế độ chính sách) thì sẽ góp phần phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng
Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, đồng thời đóng góp kinh
nghiệm cho các vùng dân tộc thiểu số có điều kiện KT-XH tương ứng có thể
tham khảo.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể quản lí:
Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc liên quan đến nhiều

chủ thể quản lí gián tiếp. Trong luận này, cấp quản lí trọng tâm mà đề tài nghiên
cứu là cấp Sở Giáo dục và đào tạo.


5

- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo
tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, chuẩn nghề nghiệp GV, và yêu cầu đổi mới
giáo dục; Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS
vùng Tây Bắc trong 3-5 năm học gần đây (tập trung vào các DTTS bản địa
chiếm số đông ở các tỉnh vùng Tây Bắc như dân tộc Mường, Mông, Tày, Thái);
Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc có
thể áp dụng sau năm 2015.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo
tiếp cận phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ GVTH người
DTTS vùng Tây Bắc;
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển đội ngũ GVTH người DTTS
vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Khảo sát, thăm dị tính cần thiết, tính khả thi về các giải pháp do đề tài
đề xuất; và thử nghiệm một số nội dung của hai giải pháp do đề tài đề xuất.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng những phương pháp
tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS là một hệ
thống gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ lẫn nhau giữa các yếu

tố liên quan phát triển đội ngũ GV; Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS trong
mối quan hệ tương tác với các hoạt động khác trong quản lí q trình dạy-học
của các nhà trường; giữa các nhà trường TH vùng Tây Bắc và của cả hệ thống
giáo dục TH.
7.1.2. Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Vận dụng cách tiếp cận phát
triển nguồn nhân lực để nghiên cứu các giải phát triển đội ngũ GVTH người


6

DTTS vùng Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phù hợp với đặc thù
Vùng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7.1.3. Tiếp cận chuẩn hóa: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng
Tây Bắc phải dựa theo qui định của Luật giáo dục và chuẩn nghề nghiệp GVTH
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo
dục.
7.1.4. Tiếp cận năng lực: Đội ngũ GVTH người DTTS phải có đủ các
năng lực nghề nghiệp. Tiếp cận năng lực của GVTH người DTTS là xác định
các yêu cầu, tiêu chí cần phải có, đặc biệt là năng lực giảng dạy, năng lực giảng
dạy ở các trường/lớp học đặc thù đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7.1.5. Tiếp cận đa văn hóa: Tận dụng thế mạnh của văn hóa cộng đồng
các DTTS trong phát triển đội ngũ GVTH người DTTS sẽ bảo đảm cho GV
cộng đồng các DTTS nâng cao năng lực nghề nghiệp tốt hơn và góp phần làm
giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
7.1.6. Tiếp cận thực tiễn: Cách tiếp cận này cho phép công tác phát triển
đội ngũ GVTH người DTTS phù hợp với đặc thù vùng Tây Bắc cũng như những
đặc điểm riêng của đội ngũ GVTH người DTTS (vùng miền và tộc người) ở
từng tỉnh vùng Tây Bắc.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa trong nghiên cứu các
nguồn tài liệu lí luận: vận dụng nguyên lí về sự phát triển và nguyên lí về mối
liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, lí luận về phát triển nguồn nhân
lực,... nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài luận án.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn
công tác phát triển đội ngũ GVTH người DTTS của các Sở GD&ĐT, Phịng
GD&ĐT và các trường TH thơng qua các báo cáo tổng kết hằng năm; Các tài
liệu có liên quan trên sách báo, mạng internet,...
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu hỏi về thực
trạng đội ngũ GVTH người DTTS, thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người
DTTS vùng Tây Bắc. Từ đó, xác định được các mặt mạnh, những mặt còn hạn


7

chế cần được khắc phục; điều tra bằng phiếu hỏi về tính cần thiết và khả thi của
các giải pháp.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GVTH người DTTS các
trường TH về thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc
làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp giờ dạy của GVTH người
DTTS; các hoạt động dạy học ở trường; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà
trường.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu kế
hoạch dạy học, giáo án, hồ sơ, kế hoạch tự bồi dưỡng,... của GVTH người
DTTS.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu điển hình tại 3 trường
tiểu học /3 huyện tỉnh Lào Cai thuộc khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia gồm: Các nhà khoa

học, các chuyên gia về quản lí giáo dục; giáo dục học; Các nhà quản lí của các
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học; Các nhà quản lí các trường
sư phạm (trường sư phạm tỉnh là chủ yếu) về các giải pháp do đề tài luận án đã
đề xuất.
- Phương pháp thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm
một số nội dung của một số giải pháp mà đề tài luận án đã đề xuất.
7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí dữ liệu
Sử dụng thống kê toán học; Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị;..
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Đội ngũ GVTH người DTTS bản địa thực chất là nguồn nhân lực
DTTS ngành/lĩnh vực giáo dục vùng dân tộc thiểu số, có vai trị thế mạnh trong
mơi trường giáo dục đa văn hóa, là nội lực quan trọng quyết định chất lượng,
hiệu quả giáo dục cho trẻ em DTTS, đảm bảo công bằng trong giáo dục cho trẻ
em DTTS. Do đó, phát triển đội ngũ GVTH người DTTS phải được thực hiện
theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo chiến lược phát triển
nguồn nhân lực người DTTS; cách tiếp cận cá thể; tăng cường vai trị quản lí cấp
trường; nâng cao các năng lực nghề nghiệp phù hợp với tộc người và vùng miền


8

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục góp phần vào mục tiêu phát triển giáo dục bền
vững.
8.2. Thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây
Bắc bên cạnh những mặt đã đạt được còn tồn tại một số điểm bất cập về số
lượng chưa ổn định thừa thiếu cục bộ; cơ cấu chưa thực sự cân đối; chất lượng
chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện tại và yêu cầu đổi mới, và chưa phù hợp với
đặc thù của vùng Tây Bắc.
8.3. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc đòi hỏi
vừa phải quan tâm phát triển đội ngũ (giải quyết ổn định về số lượng, nâng cao

chất lượng và hài hòa về cơ cấu nhất là cơ cấu tộc người), vừa phải chú trọng
đến phát triển cá thể GV người DTTS (nâng cao các năng lực nghề nghiệp của
GV) phù hợp với giáo dục đặc thù vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục; đảm bảo sự phù hợp về nhu cầu, lợi ích tạo động lực phấn đấu
trong mỗi GVTH người DTTS và mục tiêu chiến lược phát triển của từng
trường, từng tỉnh và vùng Tây Bắc.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Góp phần hệ thống hóa và phát triển lí luận về phát triển đội ngũ
GVTH nói chung và phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nói
riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có sử dụng các phương pháp
tiếp cận mới:
- Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Khai thác được tính ưu việt của mơ
hình phát triển nguồn nhân lực vào phát triển đội ngũ GVTH người DTTS: phối
hợp giữa phát triển cá thể với phát triển đội ngũ, lấy phát triển cá thể GVTH
người DTTS làm nền tảng cho phát triển đội ngũ GVTH người DTTS phù hợp
với đặc thù của vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Tiếp cận năng lực: Quan tâm đến phát triển các năng lực nghề nghiệp
chú trọng năng lực giảng dạy phù hợp với giáo dục đặc thù của vùng dân tộc
thiểu số và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tiếp cận đa văn hóa: Khai thác thế mạnh của mơi trường giáo dục đa
văn hóa, đa dân tộc vào phát triển đội ngũ GVTH người DTTS góp phần nâng
cao năng lực nghề nghiệp GV nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận
giáo dục của trẻ em DTTS.


9

9.2. Đánh giá được thực trạng đội ngũ GVTH người DTTS và thực trạng
phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc, xác định được những
điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trước yêu cầu đổi mới giáo dục; và yêu

cầu đặc thù của vùng Tây Bắc.
9.3. Đề xuất được các nguyên tắc và 5 giải pháp phát triển đội ngũ GVTH
người DTTS vùng Tây Bắc mang tính khoa học, phù hợp với đặc thù của vùng,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, và có thể dùng để tham khảo đối với các vùng
dân tộc thiểu số khác, đó là: (i) Xây dựng cơng tác qui hoạch phát triển đội ngũ
GVTH người DTTS; (ii) Đổi mới tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVTH
người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với giáo dục vùng dân tộc thiểu số;
(iii) Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS theo năng lực nghề
nghiệp phù hợp với dân tộc và vùng miền; (iv) Tăng cường công tác kiểm tra và
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVTH người DTTS theo chuẩn
nghề nghiệp và điều kiện thực tế của các nhà trường; (v) Xây dựng mơi trường
giáo dục đa văn hóa phù hợp, sáng tạo và quan tâm về vật chất, tinh thần cho đội
ngũ GVTH người DTTS.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS
trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS
vùng Tây Bắc.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS
vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.


10

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên
1.1.1.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên
Tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước về đội ngũ GV đều khẳng định
một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự phát triển của các nhà
trường phổ thơng nói chung, trường tiểu học nói riêng thì đội ngũ GV là quan
trọng nhất, đóng vai trị chủ thể mang tính quyết định.
Chính vì vậy, vai trị của GV với tư cách là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục đã được biết đến từ lâu trên cơ sở tổng kết thực tiễn cũng như nghiên
cứu khoa học giáo dục. Đặc biệt, trong năm 2007, Công ty tư vấn toàn cầu Mc
Kinsey nổi tiếng trong lĩnh vực quản lí, trên cơ sở nghiên cứu sâu 25 hệ thống
giáo dục thế giới, trong đó có 10 hệ thống thành công, đã đưa ra câu trả lời sau
đây cho câu hỏi “Làm thế nào để các hệ thống giáo dục thành cơng trên thế giới
vươn lên hàng đầu?”: Đó là thực hiện ba vấn đề quan trọng nhất: (1) tuyển đúng
người để trở thành GV; (2) đào tạo họ thành những nhà giáo hiệu quả; (3) bảo
đảm rằng hệ thống có khả năng cung cấp việc dạy tốt nhất có thể cho mọi trẻ em
[100].
Vấn đề nâng cao chất lượng GV đã trở thành định hướng quan trọng hàng
đầu trong hoạch định chính sách phát triển giáo dục của các quốc gia. Câu hỏi
lại được đặt ra là làm thế nào nâng cao chất lượng đội ngũ GV?. Khoảng hơn 10
năm nay đã có rất nhiều nghiên cứu tìm câu trả lời cho vấn đề này cũng như
nhiều đề xuất về cải cách đào tạo GV. Năm 2001, UNESCO và OECD, trên cơ
sở phân tích các chỉ số giáo dục của các nước đang phát triển, đưa ra các khuyến
nghị về lựa chọn chính sách trong xây dựng đội ngũ GV đủ năng lực đáp ứng
các yêu cầu của ngày mai [105]. Bốn năm sau, OECD đúc kết kinh nghiệm và


11

kết quả nghiên cứu để phân tích, trao đổi và gợi ý về cách thức để thu hút, đào

tạo, giữ chân các nhà giáo giỏi ở các nước phát triển [104]. Tiếp đó, năm 2006,
UNESCO đưa ra các phân tích và kiến giải về một loạt chính sách liên quan đến
việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, điều kiện làm việc của GV nhằm
hướng tới việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người đến năm 2015
[106]. Đặc biệt quan trọng là những nghiên cứu khoa học và chia sẻ kinh
nghiệm về chính sách GV và đào tạo GV đã mang vóc dáng tồn cầu. Lần đầu
tiên Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về nghề dạy học được tổ chức vào năm 2011
ở New York để chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học trong việc
nâng cao chất lượng nhà giáo cũng như chất lượng dạy và học. Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ hai được tổ chức vào năm 2012 để trao đổi về 3 chủ đề: (i) đào tạo
hiệu trưởng; (ii) chuẩn bị GV cho những kỹ năng của thế kỷ 21; (iii) đào tạo GV
để làm việc và thành công ở những nơi cần họ nhất. Gần đây, tháng 3/2013, Hội
nghị thượng đỉnh lần thứ ba, tổ chức tại Amsterdam, tập trung vào chủ đề duy
nhất là chất lượng GV. Như vậy, có thể nói các nghiên cứu này đã đưa ra bức
tranh khá tồn diện về vai trị cũng như những yêu cầu đối với GV. Tuy nhiên,
nghiên cứu trên tập trung vào khái quát bức tranh toàn diện về giáo viên nói
chung chưa đi sâu phân tích vào cấp học cụ thể và đối tượng cụ thể.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh, trong: “Kinh nghiệm Quốc tế về đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên tiểu học và định hướng giải pháp cho vấn đề
ở Việt Nam”[40], tác giả cho thấy: Vai trò của GVTH rất quan trọng. Để trở
thành GV tiểu học, yêu cầu bắt buộc là phải học 4 năm để lấy bằng đại học ở
một trong số 12 trường đại học theo quy định (Hàn Quốc). Và để được tuyển họ
phải có bằng giỏi; các vị trí được phân bổ để đáp ứng các vị trí cịn trống một
cách hợp lí. Khác với việc tuyển GV tiểu học, để trở thành GV trung học, ứng
cử viên có thể học và tốt nghiệp bất kỳ trường nào trong số 350 trường đại học
và tiêu chuẩn lựa chọn ít nhiều thơng thống hơn. Điều này dẫn đến tình trạng
“dư thừa” GV trung học đủ trình độ và điều kiện, khoảng 11 ứng cử viên cho 1
vị trí cần tuyển dụng. Kết quả là ở Hàn Quốc giảng dạy trong trường trung học
có “địa vị” thấp hơn so với tiểu học, do vậy xu hướng muốn trở thành GV tiểu
học nhiều hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ yêu cầu cao đối với GVTH về năng

lực và trình độ. GVTH ở Việt Nam qui định chuẩn đối với GVTH là THSP [52]


12

và phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% trình độ trên chuẩn [60]. Như vậy, yêu cầu
này hiện tại có thể phù hợp với điều kiện từng vùng/tiểu vùng nhưng cũng có thể
chưa phù hợp với từng vùng/tiểu vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, những yêu cầu
về GVTH của nghiên cứu là mục tiêu phấn đấu đối với GVTH của Việt Nam
đến năm 2020 (theo nghị quyết số 29 – NQ/TW) nên có tính chất tham khảo
trong luận án khi đề xuất các giải pháp liên quan đến đào tạo.
Nghiên cứu của Thái Duy Tuyên trong “Triết học giáo dục Việt
Nam”[84], tác giả cho rằng: vị trí của người thầy trong q trình giáo dục đóng
vai trị chủ thể, là người đại diện cho xã hội điều khiển quá trình giáo dục chủ
yếu thể hiện ở: khởi động quá trình giáo dục; điều khiển phương hướng hoạt
động, trình tự thời gian, tốc độ phát triển của quá trình giáo dục; đánh giá kết
quả giáo dục. Phát huy vai trò chủ đạo của người thầy, người thầy càng cố gắng
thì càng phát huy được vai trị chủ đạo của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi
mới giáo dục một số nội dung này chưa phù hợp.
1.1.1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên – Yêu cầu đổi mới giáo dục
Theo Prof. Bernd Meier (2007), Management and leadership education
[102], theo tác giả về quan điểm lãnh đạo và quản lí của nhà giáo dục địi hỏi người
GV cần phải có các năng lực/chuẩn hạt nhân/nòng cốt như: năng lực dạy học;
năng lực giáo dục; năng lực chẩn đoán; năng lực đánh giá; năng lực tư vấn;
năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Kế thừa những
quan điểm này, trong giai đoạn đổi mới giáo dục cũng cần có các năng lực trên.
Cơng trình của tác giả người Pháp Michel Dvelay “Peut- On former les
Enseignants?” [56]. Trong tác phẩm này tác giả đã lí giải vì sao cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng GV cần được đổi mới theo quan điểm lấy người học làm trung
tâm của hệ thống giáo dục, tức là việc đào tạo nghề dạy học không chỉ được xác

định bằng hoạt động dạy của người thầy mà trước hết phải bằng hoạt động học
của người trị. Thơng qua đào tạo ban đầu và bồi dưỡng thường xuyên, người
GV phải có năng lực vừa tập trung đi sâu vào nội dung của bộ môn, vừa tập
trung đi sâu vào việc học của HS. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và
đào tạo của Việt Nam thì GV cần được bổ sung những năng lực/chuẩn như dạy
học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực HS, HS DTTS, dạy học tích


13

hợp, dạy song ngữ trong mơi trường đa văn hóa ở vùng DTTS, và bối cảnh lịch
sử cụ thể.
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đệ “Hoạt động đào tạo giáo viên trong
bối cảnh mới” [32] cho rằng cách bồi dưỡng năng lực cho GV tương lai phải
theo chuẩn nghề nghiệp đã được qui định, đặc biệt chú ý đến khuyến cáo của
UNESCO: “Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều
hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức; phải làm chủ được môi trường
công nghệ thông tin - truyền thông mới và chuẩn bị về mặt tâm lí cho mọi sự
thay đổi cơ bản về vai trò của họ”. Nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu đổi mới
trong quá trình đào tạo GV. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến các điều kiện, các
yếu tố cản trở của mỗi vùng miền/ tiểu vùng để vận dụng một cách phù hợp nên
có tính chất tham khảo trong luận án khi đề xuất các giải pháp liên quan đến đào
tạo GV.
Đề tài “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu
giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới”, mã số B2011-17-CT04 của tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung [24] đã đưa ra hệ thống năng lực nghề nghiệp cần hình
thành cho sinh viên sư phạm gồm: (1) Năng lực khoa học chuyên ngành và (2)
Năng lực sư phạm. Đồng thời tác giả cũng đưa ra “Khung chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Theo
đó khung chuẩn đầu ra gồm 5 nhóm năng lực với 30 tiêu chí: (1) Năng lực dạy

học; (2) năng lực giáo dục; (3) năng lực định hướng sự phát triển cá nhân học
sinh; (4) năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội; (5) năng lực phát triển cá
nhân. Tuy nhiên, đề tài đã tập trung vào đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho GV phổ
thơng nói chung chưa đi cụ thể đối với từng cấp học.
Theo tác giả Nguyễn Trí “Một số vấn đề đổi mới QLGD Tiểu học vì sự
phát triển bền vững” (Dự án phát triển GV Tiểu học) [86], với việc đưa ra quá
trình xây dựng và nội dung của chuẩn nghệ nghiệp giáo viên Tiểu học: Sự xuất
hiện các hệ đào tạo rất mềm dẻo, linh hoạt với việc tuyển sinh trình độ học vấn
phổ thơng ngày càng được nâng cao đã đáp ứng nhu cầu phát triển cả về số
lượng và chất lượng đội ngũ GV Tiểu học hơn 50 năm sau cách mạng. Tuy
nhiên, điều đó cũng để lại gánh nặng rất lớn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này
cho giai đoạn hiện nay, khi chúng ta phải chuẩn hóa và hiện đại hóa đội ngũ GV


14

Tiểu học, chuẩn bị cho việc hòa nhập và phát triển. Việc liên tục nâng cao trình
độ đào tạo cho đội ngũ GV Tiểu học là đòi hỏi tất yếu của q trình xây dựng và
quản lí đội ngũ GV Tiểu học diễn ra suốt mấy chục năm qua. Ở nước ta mới chú
ý đến xác định trình độ đào tạo và việc GV phấn đấu đạt trình độ đào tạo chuẩn.
Nghiên cứu này, tập trung chủ yếu vào chuẩn hóa trình độ đào tạo, chuẩn nghề
nghiệp GV chưa được đề cập (do đang đề xuất xây dựng qui định chuẩn nghề
nghiệp).
Luận án QLGD của tác giả Lê Văn Chín “Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu
học tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [15], tác giả đã đưa ra giải
pháp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn
đáp ứng chương trình Tiểu học mới. Trên cơ sở đánh giá GV theo chuẩn nghề
nghiệp, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ GVTH phải được triển khai
đồng bộ bằng nhiều giải pháp sáng tạo nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ở mức
cao và phải gắn với cơng tác bố trí, sàng lọc đội ngũ. Tuy nhiên, luận án của tác

giả tập trung giải quyết về đội ngũ GVTH nói chung ở một tỉnh cụ thể thuộc khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về các văn bản, qui định,…cho thấy: Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có quy định chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành kèm
theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007, trong đó
qui định 3 lĩnh vực: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; (2). Kiến thức;
(3). Kĩ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu và mỗi yêu cầu có 5 tiêu chí.
Qui định này được dùng trong luận án và bổ sung một số tiêu chí mang tính chất
đặc thù vùng miền, tộc người và yêu cầu đổi mới giáo dục cho GVTH người
DTTS.
Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo thể hiện trong Nghị
quyết 88/2014/QH13: “chương trình, sách giáo khoa mới là cách tiếp cận theo
phẩm chất và năng lực của HS thay cho tiếp cận nội dung trước đây chi phối
mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá. Nội dung giáo
dục tiểu học mới nhất đó là dạy tích hợp, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phát huy tính độc lập sáng tạo của HS. Tăng cường hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Đánh giá theo năng lực phẩm chất của HS, HS DTTS”. Đây chính là
căn cứ để định hướng cho Luận án thực hiện nghiên cứu.


15

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ
giáo viên người dân tộc thiểu số.
1.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực- nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
Từ những năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle đã đưa ra
sơ đồ khá đầy đủ về phát triển nguồn nhân lực [27], bao gồm các nội dung: Giáo
dục- đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng); Sử dụng nguồn
nhân lực (tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, đề bạt, thuyên chuyển); Tạo môi
trường thuận lợi cho nguồn lực phát triển (mơi trường làm việc, mơi trường

pháp lí, các chính sách đãi ngộ).
Tác giả Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lí nguồn nhân lực
trong khu vực nhà nước” [10]. Tác giả đã đưa ra lí thuyết tổng thể về phát triển
nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu một số ngành khoa học (giáo dục học,
dân số học, toán học...), ơng đã đưa ra bức tranh hồn chỉnh về nhiệm vụ phát
triển nguồn nhân lực từ khâu kiểm kê, đánh giá đến việc nâng cao năng lực, hiệu
lực của nguồn nhân lực.
Tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lí nguồn nhân
lực”’[103], đề cập đến cách tiếp cận ứng dụng các khoa học về hành vi, xem đó
là những cơng cụ quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả của các hoạt động. Ngoài sự thống nhất về nội dung các nhiệm vụ với
quản lí phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến
chất lượng GV; đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh
của mỗi GV và cả đội ngũ. Trong đó, việc xuất hiện các công nghệ dạy học
mới, dẫn đến nhu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở
nên cấp thiết; các hình thức bồi dưỡng GV cũng trở nên đa dạng và phong phú;
kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạy lí thuyết trên lớp của GV. Tuy nhiên, tác
giả chưa đề cập đến việc để thực hiện được cũng cần có các điều kiện phù hợp
với từng vùng và tiểu vùng khác nhau.
Tác giả Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha (2006) [33], “Đào tạo
nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế”, các tác giả cho rằng: Trong thời đại ngày nay, để
sống và lao động trong một xã hội công nghiệp văn minh và hiện đại, văn hóa


16

phổ thông đã trở nên vô cùng quan trọng là cơ sở cho sự phát triển của mỗi con
người, trong đó có phát triển nghề nghiệp đó chính là nền tảng để đào tạo nhân
lực. Với quan điểm GD&ĐT là biện pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực, các

nước đang quan tâm nhiều đến việc hình thành các kĩ năng, kĩ thuật tổng hợp
cho học sinh phổ thông. Những quan điểm của các tác giả đưa ra tương đối phù
hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo trong đó hướng tới các năng lực và
phẩm chất của người học.
Tác giả Nguyễn Lộc, trong “Những vấn đề lí luận cơ bản về phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam”- Đề tài trọng điểm cấp Bộ B2006-37-02TĐ” [51].
Đề tài đã làm rõ những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực được xác định như
“Các hoạt động học tập của tổ chức trong tổ chức nhằm nâng cao việc thực hiện
hoặc phát triển cá nhân cho mục đích phát triển công việc, cá nhân hoặc tổ
chức”. Như vậy, tác giả nghiên cứu ở việc xác định phát triển nguồn nhân lực ở
cấp độ quốc gia bao gồm: phát triển nguồn nhân lực gồm các lĩnh vực đào tạo và
phát triển, phát triển nghề nghiệp và phát triển tổ chức.
Phan Văn Kha – Nguyễn Lộc (đồng chủ biên) trong cơng trình “Khoa học
giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay”, tác giả Nguyễn Minh Đường (Chương
9) “Phát triển nguồn nhân lực” [49, Tr303], tác giả đã đưa ra mơ hình phát triển
nguồn nhân lực một cách tồn diện: (1) Phát triển nhân cách của người lao động,
phát triển sinh thể/thể lực, tạo việc làm và được sử dụng hợp lí, tạo mơi trường
lao động thuận lợi, đảm bảo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an tồn
để họ có thể sống an vui và lao động có hiệu quả; (2) Xây dựng chiến lược phát
triển nhân lực; qui hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực; hướng nghiệp cho học
sinh phổ thông; phân luồng giáo dục, đào tạo và sử dụng hợp lí đội ngũ nhân lực
quốc gia. Đồng thời, khi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực cần xem xét
mối quan hệ giữa các yếu tố của nội dung phát triển nguồn nhân lực với các yếu
tố khác có liên quan như: mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với phát triển nguồn
nhân lực; mối quan hệ giữa tiến bộ của khoa học và công nghệ với phát triển
nguồn nhân lực; mối quan hệ giữa xu thế thời đại về GD&ĐT với phát triển
nguồn nhân lực; và mối quan hệ giữa hợp tác quốc tế và hội nhập với phát triển
nguồn nhân lực. Tác giả kế thừa lí luận phát triển nguồn nhân lực của nghiên
cứu này trong nghiên cứu luận án.



×