Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
chân thành đến Tiến sĩ Vũ Thị Duyên Thủy – cô giáo kính mến đã hết lòng giúp
đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu Luận văn của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu, toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa
Pháp luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn thạc sĩ.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nghiên cứu hoàn thành nhưng Luận văn sẽ không


tránh khỏi những thiếu sót. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận
văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi
dưới sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Vũ Thị Duyên Thủy. Luận văn không
sao chép bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn là chính xác, trung thực và đảm bảo độ tin cậy. Nếu phát hiện có bất
cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết
quả luận văn của mình.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ MINH TRANG


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN
1.1.

6

Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản

6

1.1.1. Khái niệm tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng
sản

6

1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

11

1.1.3. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường và sự

12

cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản
1.2.

Những vấn đề chung về pháp luật về bảo vệ môi trường trong

hoạt động khai thác khoáng sản.

15

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản

15

1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản

18

1.2.3. Vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản

21

1.2.4. Những yếu tố chi phối pháp luật về bảo bệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản

23

Kết luận chương 1

27

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở

VIỆT NAM

28

2.1.

28

Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn trước khi


khai thác khoáng sản
2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chiến lược khai thác khoáng
sản, quy hoạch khai thác khoáng sản và điều tra cơ bản địa chất về

28

khoáng sản, khu vực khoáng sản trong khai thác khoáng sản
2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường
trong khai thác khoáng sản

32

2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về chủ thể thực hiện quyền khai
thác khoáng sản

34

2.1.4. Thực trạng các quy định pháp luật về cấp, thu hồi Giấy phép khai
thác khoáng sản


36

2.1.5. Thực trạng các quy định pháp luật về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường trong khai thác khoáng sản
2.2.

44

Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn khai thác
khoáng sản

46

2.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý chất thải trong khai
thác khoáng sản

46

2.2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về việc cải tạo phục hồi môi
trường trong khai thác khoáng sản

52

2.2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính trong khai
thác khoáng sản
2.3.

54


Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn sau khi khai
thác khoáng sản

59

2.3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về việc đóng cửa mỏ, phục hồi
môi trường và đất đai sau khi khai thác khoáng sản
2.3.2. Thực trạng các quy định pháp luật về khai thác tận thu khoáng sản
2.4.

59
61

Thực trạng pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

63

2.4.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong hoạt
động khai thác khoáng sản

63

2.4.2. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

66


Kết luận chương 2


77

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN Ở VIỆT NAM
3.1.

79

Những quan điểm và yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt
Nam.

3.2.

79

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam.

82

3.2.1. Các giải pháp pháp lý

82

3.2.2. Các giải pháp khác

89


Kết luận chương 3

93

KẾT LUẬN

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý rất độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai
sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát
triển mạnh nên các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản.
Đến nay đã phát hiện ở Việt Nam có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60
loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất
công nghiệp và vật liệu xây dựng. Tuy thuận lợi cho quá trình hình thành khoáng
sản và có rất nhiều loại khoáng sản nhưng ở Việt Nam hầu hết trữ lượng các loại
khoáng sản không nhiều.
Khoáng sản hầu hết là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn
chế do đó cần có chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý tiết kiệm và
có hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng của đất nước trong hiện tại và tương lai. Quan điểm này đã được Đảng
và Nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp đồng thời cũng được thể chế xuyên suốt

trong toàn bộ nội dung của pháp luật điều chỉnh về hoạt động khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay là một trong những ngành công nghiệp
đang ngày càng mở rộng và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong nền kinh
tế quốc dân song hoạt động khai thác khoáng sản cũng mang theo những nguy cơ
tiềm ẩn gây tác động xấu đến môi trường. Khai thác khoáng sản cho hôm nay có thể
để lại những hậu quả lớn đến môi trường, thậm chí những hậu quả này không thể
khắc phục được. Thực tiễn cho thấy, mặc dù đã có nhiều giải pháp để bảo vệ môi
trường được áp dụng nhưng hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và vẫn
gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh đến mức báo động. Những hoạt
động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục
triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang
tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ
quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Pháp luật là một trong những công
cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh và xử lý những hành vi của
con người trong mối quan hệ với môi trường. Mặt khác, hiện nay, để phù hợp với
xu hướng với sự phát triển của xã hội, nhiều văn bản pháp luật có liên quan điều
chỉnh về hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam đã có những thay đổi phù hợp
với thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và mang tính cập
nhật vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản qua đó nhằm


2

đề xuất những giải pháp cải thiện, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể đối với việc
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản mang ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Do đó, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về hoạt động khai thác khoáng sản dưới góc độ pháp lý được nhiều nhà

nghiên cứu nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau với một số lượng tương đối
phong phú các công trình như: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hoàng Mai, “Nâng
cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững”, Tạp
chí Tài nguyên và môi trường, số 5 (2014); Mai Thế Toản, Hoàng Thanh Nguyệt,
“Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến
khoáng sản”, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 22 (2013); Đỗ Thành Tâm,
“Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng
sản- Pháp luật và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
(2010)...
Tuy nhiên, về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở
Việt Nam lại chưa được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu một cách chuyên sâu mà
mới chỉ được nghiên cứu như một bộ phận nhỏ nằm trong một tổng thể một chủ đề
lớn có liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có liên quan đến rất
nhiều chuyên ngành luật khác như luật dân sự, luật hình sự, luật đất đai, luật tài
nguyên nước… Mặt khác, hiện nay pháp luật đã có nhiều sự sửa đổi, bổ sung để
phù hợp với xu hướng với sự phát triển của xã hội. Song, các công trình nghiên cứu
chuyên sâu, có hệ thống và mang tính cập nhật về căn cứ pháp luật và cập nhật về
tình hình thực tiễn thực thi pháp luật chưa nhiều. Một số công trình nghiên cứu về
vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản gần đây là: Đặng
Văn Cương, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2014; Nguyễn Thị Lan Anh, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khoáng sản”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội (2009).
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Các vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ
môi tường trong hoạt động khai thác khoáng sản; các văn bản luật thực định của
Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay;
thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật về môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ở Việt Nam hiện nay.



3

Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt
động khai thác khoáng sản rắn1 tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là: Hệ thống các văn bản pháp luật quy định
về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam, bao gồm:
Luật khoáng sản năm 2010; Luật bảo vệ môi trường năm 2014; các văn bản pháp
luật hướng dẫn về phí và lệ phí điều chỉnh trong hoạt động khai thác khoáng sản và
một số quy phạm pháp luật khác có liên quan.
4. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, qua đó đề xuất những giải
pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam, cụ thể:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản, từ đó đánh giá những mặt ưu điểm và những mặt còn
tồn tại của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trên, Luận văn đưa ra
một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của Luận văn
Các câu hỏi nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
- Cơ sở lý luận về hoạt động khai thác khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là gì?
- Thực trạng pháp luật và những mặt ưu điểm và những mặt còn tồn tại của

pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay?
6. Các phương pháp nghiên cứu để thực hiện Luận văn

1

Khoản 1 Điều 3 Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ban hành kèm theo Quyết định số
06/2006/QĐ- BTNMT ngày ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường định nghĩa: “Tài
nguyên khoáng sản rắn là những tích tụ tự nhiên của các khoáng chất rắn bên trong hoặc trên bề mặt vỏ trái đất, có hình
thái, số lượng và chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng
chất từ các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Tài nguyên khoáng sản rắn được chia
thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo.”


4

Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trên, Luận văn sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Đó là phương pháp phân tích: Phân tích
những chế định chủ yếu của Luật khoáng sản và các quy định pháp luật khác có liên
quan về hoạt động khai thác khoáng sản và thực trạng hoạt động khai thác khoáng
sản. Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận
và thực tiễn.
Cơ sở phương pháp luận của Luận văn là triết học Mác- Lênin (phép duy vật
biện chứng) và kết hợp tiếp thu quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề
sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Luận văn là tài liệu khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và mang tính

cập nhật vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt
Nam hiện nay. Luận văn cũng bao gồm những đề xuất, những giải pháp mang tính
thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo bổ
ích cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh và các cán bộ nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trong việc
xây dựng kế hoạch và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Làm sáng rõ cơ sở lý luận về hoạt động khai thác khoáng sản và pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
- Đánh giá đúng thực trạng pháp luật, những mặt ưu điểm và những mặt còn
tồn tại của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản về bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay
8. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần “Lời mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, “Phụ
lục”, bố cục của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản.


5

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam.



6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản
1.1.1. Khái niệm tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tồn tại
khách quan với ý muốn con người có giá trị tự thân con người có thể sử dụng trong
hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loài người2.
Tài nguyên khoáng sản hay “khoáng sản” là một dạng tài nguyên thiên nhiên, là
tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện
hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp
chúng trong đời sống hàng ngày3.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Khoáng sản là những thành tạo khoáng
vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Dựa trên trạng thái
vật lý phân ra: khoáng sản rắn, lỏng (dầu mỏ, nước khoáng) và khí (khí đốt, khí trơ).
Dựa vào thành phần hóa học và công dụng phân ra: khoáng sản kim loại, phi kim
(không kim loại) và nhiên liệu”4
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 định nghĩa: “Khoáng sản là khoáng
vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Khoáng sản nằm trong lớp vỏ Trái Đất ở dạng tích tụ với các đặc trưng khác
nhau (gân, mạch, cán, bướu, nham cán, vỉa, ổ, sa khoáng…). Khoáng sản thường
tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Khoáng sản có ý nghĩa rất quan

trọng trong sự phát triển của loài người nói chung và sự phát triển kinh tế của loài
người nói riêng. Lịch sử phát triển và tiến hóa của con người đã chứng minh, con
người đã biết sử dụng các loại khoáng sản nhằm phục vụ lợi ích cho mình. Từ thời
cổ đại, con người đã biết sử dụng khoáng sản đá làm công cụ lao động và xây dựng
kim tự tháp. Thế kỷ thứ IV, thứ III trước Công nguyên, con người phát hiện và sử
dụng kim loại nguyên chất đồng, vàng. Sau đó, con người đã phát hiện và sử dụng
2

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở
V. I. Smirnov, "Классификация запасов месторождений и прогнозных ресурсов твёрдых полезных ископаемых"
(Phân loại các trữ lượng khoáng sàng và các nguồn dự báo khoáng sản rắn). Геология полезных ископаемых, Moskva,
"Nedra", 1989
4
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tr.516
3


7

quặng sắt và nhiều những kim loại khác để sản xuất công cụ lao động, đồ trang sức,
các vật dụng khác. Ngày nay, khoáng sản được ứng dụng trở thành một nguyên liệu,
nhiên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp cho đến trồng trọt, xây dựng
nhằm chế tạo các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người.
Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của
quốc gia. Việc khai thác sử dụng khoáng sản tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường đồng thời tác động lớn đến sức khỏe con người. Do đó,
khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Như vậy: Khoáng sản là một dạng tài nguyên thiên nhiên được tích tụ tự nhiên

trong lòng đất, trên mặt đất qua thời gian, bao gồm các khoáng vật và các khoáng
chất; khi ở trạng thái vật lý thì khoáng sản ở thể rắn, lỏng và khí, có khả năng đem
lại giá trị kinh tế ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
Có nhiều căn cứ phân loại khoáng sản, trong đó:
Căn cứ theo trạng thái vật lý có thể phân thành: khoáng sản rắn (quặng kim loại
đen, đá…), khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng…), khoáng sản khí (khí đốt, khí
trơ…), trong đó: tài nguyên khoáng sản rắn là những tích tụ tự nhiên của các
khoáng chất rắn bên trong hoặc trên bề mặt vỏ trái đất, có hình thái, số lượng và
chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một
hoặc một số loại khoáng chất từ các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời
điểm hiện tại hoặc tương lai. Tài nguyên khoáng sản rắn được chia thành: tài
nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo5. Đặc trưng
của khoáng sản rắn so với các loại khoáng sản khác (khoáng sản lỏng và khoáng sản
khí) đó là: khoáng sản rắn được đại diện bởi một thành phần hóa học hoặc cấu trúc
nguyên tử dưới dạng kết cấu cứng nhắc bởi các ion và các nguyên tử với nhau, có
khối lượng và hình dạng xác định rõ ràng. Các phân tử của khoáng sản rắn thường
không thể nén thêm hay không di chuyển xung quanh như các phân tử của khoáng
sản lỏng và khoáng sản khí. Khoáng sản rắn có thể được kết tinh hoặc vô định hình.
Căn cứ theo chức năng sử dụng, khoáng sản có thể được phân ra làm ba nhóm
lớn là khoáng sản kim loại (sắt, thiếc, vàng, kim loại phóng xạ, kim loại đất hiếm...),
khoáng sản phi kim loại (muối mỏ, kim cương, đá vôi…), khoáng sản cháy (than
đá, dầu khí…)

5

Theo Khoản 1 Điều 3 Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ban hành kèm theo Quyết định số
06/2006/QĐ- BTNMT ngày ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường


8


Căn cứ theo mục đích và công dụng, khoáng sản có thể được phân thành các
nhóm sau: khoáng sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than…), khoáng
sản phi kim, khoáng sản kim loại, nhiên liệu đá màu (đá mã não, đá hổ phách…),
thủy khoáng (nước khoáng, nước ngọt ngầm dưới lòng đất), nhiên liệu khoáng- hóa:
Apatit và các muối khoáng khác.
Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện được hơn 5000 điểm mỏ với khoảng 60 loại
khoáng sản khác nhau. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam tương đối
phong phú và đa dạng về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí,
than); nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít, titan, mangan); nhóm
khoáng sản kim loại màu (bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon, molipden); nhóm
khoáng sản quý (vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp (Apatít, cao
lanh, cát thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây
dựng, đá ốp lát). Nhưng trong đó chỉ có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn
ngang tầm thế giới bao gồm: bô-xít (chiếm trên 7% trữ lượng thế giới), đất hiếm,
Vonfram (Vonfram Núi Pháo chiếm 30% nguồn cung toàn cầu), ti-tan, phốt-phát,
than đá, quặng sắt, khoáng sản vật liệu xây dựng … Như vậy, ở Việt Nam có nhiều
mỏ khoáng sản song trữ lượng của hầu hết các loại khoáng sản đều không nhiều do
đó cần phải biết khai thác, giữ gìn và tích kiệm tài nguyên quốc gia.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế xã hội- môi trường. Một mặt, hoạt động khai thác khoáng sản tận dụng nguồn vật
chất của tự nhiên để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên
cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản cũng có ảnh hưởng lớn tới môi
trường và sức khỏe con người.
Khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 định nghĩa: “Khai thác khoáng sản là
hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân
loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.
Luật khoáng sản 2010 quy định những hoạt động được coi là hoạt động khai
thác khoáng sản mà không quy định bắt buộc chủ thể tham gia hoạt động khai thác
khoáng sản phải tham gia tất cả các hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân

loại, làm giàu hay các hoạt động khác có liên quan trên. Vì thế, tùy theo chức năng,
nhiệm vụ, nhu cầu hay tiềm lực của mình mà các chủ thể có thể tiến hành một hoặc
một số hay toàn bộ các hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trong bất kể
hoạt động nào thì khi thực hiện, chủ thể tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản
cũng phải tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đặt


9

ra cho hoạt động đó và cho hoạt động khai thác khoáng sản nói chung.
Khoản 5 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 quy định “Hoạt động khoáng sản bao
gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản”. Theo đó,
hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động khoáng sản nên hoạt
động khai thác khoáng sản mang những đặc điểm sau:
- Đối tượng của hoạt động khai thác khoáng sản là tài nguyên khoáng sản được
tích tụ tự nhiên trong lòng đất, trên mặt đất qua thời gian bao gồm các khoáng vật,
khoáng chất mà khi ở trạng thái vật lý thì có dạng thể rắn, lỏng và khí, có khả năng
đem lại giá trị kinh tế ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
- Phạm vi hoạt động của hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra ở hầu hết các
địa phương nơi có khoáng sản và không ngừng mở rộng quy mô theo chiến lược
khai thác khoáng sản, quy hoạch khai thác khoáng sản của Nhà nước.
- Quá trình tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản được sự hỗ trợ thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Với tính chất là một
ngành nghề khai thác có tính chất phức tạp do khoáng sản hầu hết ở trong lòng đất,
trong các mỏ khoáng sản, dưới dạng quặng khoáng sản. Mặt khác việc khai thác
khoáng sản có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và cộng đồng xung quanh nơi
có khoáng sản khai thác nên đòi hỏi hoạt động khai thác khoáng sản tất yếu phải có
những trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại và yếu tố con người đạt những
yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn, kỹ thuật để khai thác hiệu quả, tích kiệm
tài nguyên khoáng sản.

- Hoạt động khai thác khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện và thực hiện
các quy định theo pháp luật khoáng sản và các luật khác có liên quan. Đó là điều
kiện và quy định pháp luật về chủ thể thực hiện quyền khai thác khoáng sản, về
Giấy phép khai thác khoáng sản, về đánh giá tác động môi trường, về quản lý và xử
lý chất thải, về phục hồi và cải tạo môi trường, về các nghĩa vụ tài chính...trong hoạt
động khai thác khoáng sản.
- Hoạt động khai thác khoáng sản là một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả
lớn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Trước hết, hoạt động khai thác
khoáng sản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đó là các nhu cầu về nguyên
liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (đặc biệt là các ngành công nghiệp
luyện kim, khí hóa lỏng, điện, hóa chất, xi măng, chế tạo, gia công sản phẩm từ kim
loại), ngành xây dựng, ngành sản xuất phân bón, ngành sản xuất trang sức.... Thứ
hai, hoạt động khai thác khoáng sản thu hút các nhà đầu tư và mang lại lợi nhuận
lớn cho các nhà đầu tư khai thác khoáng sản. Ngày nay, nhu cầu sử dụng khoáng
sản ngày càng tăng. Do đó, các chủ thể hoạt động khai thác khoáng sản càng có cơ


10

hội thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thứ ba, hoạt động khai thác khoáng sản tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhà nước quy định về nghĩa vụ tài chính nhằm
bảo vệ môi trường của các chủ thể khai thác khoáng sản dưới nhiều hình thức như:
thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản...với mục đích tạo ra nguồn thu để bồi hoàn cho quốc gia
những giá trị bị mất đi vĩnh viễn do quá trình hoạt động khai thác khoáng sản gây
ra. Thứ tư, hoạt động khai thác khoáng sản tạo cơ hội việc làm cho người lao động,
giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Thứ năm, hoạt động khai thác
khoáng sản thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác cùng phát triển.
Thứ sáu, thông qua phát triển cơ sở hạ tầng đồng thời thực hiện trách nhiệm đối với
xã hội đối với địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản như: xây dựng nhà

tình nghĩa, trường học, cơ sở y tế,…các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác
khoáng sản giúp cho các địa phương này có điều kiện để phát triển, góp phần xóa
đói giảm nghèo, từ đó giúp rút ngắn sự cách biệt giàu nghèo với các vùng có điều
kiện kinh tế phát triển.
- Hoạt động khai thác khoáng sản có ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe,
chất lượng cuộc sống con người. Trong quá trình tiến hành hoạt động khai thác
khoáng sản phát sinh những tác động bất lợi tới môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái
môi trường, đặc biệt là môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, hệ
sinh thái và thảm thực vật. Hoạt động khai thác khoáng sản tạo cơ hội việc làm cho
người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
con người. Tuy nhiên, môi trường và con người có mối quan hệ chặt chẽ. Môi
trường làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Do đó, việc tiến hành hoạt động
khai thác khoáng sản gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng cuộc sống, đến việc làm, thu nhập và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người.
Ngoài những đặc điểm trên, hoạt động khai thác khoáng sản mang những đặc
điểm riêng biệt đối với các hoạt động liên quan đến khoáng sản khác. Cụ thể:
- Hoạt động khai thác khoáng sản khác với hoạt động thăm dò khoáng sản:
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản
và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt
động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại,
làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Mục đích cơ bản của thăm dò khoáng
sản là nhằm sáng tỏ giá trị công nghiệp và đánh giá định lượng kinh tế - địa chất các
mỏ khoáng từ đó có những chiến lược và quy hoạch khai thác khoáng sản cũng như


11

bảo vệ khoáng sản một cách hợp lý. Mục đích của khai thác khoáng sản là thu hồi
khoáng sản.

- Hoạt động khai thác khoáng sản khác với hoạt động chế biến khoáng sản: Chế
biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm
làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm
thu hồi khoáng sản. Như vậy, đối tượng của hoạt động chế biến khoáng sản là
khoáng sản đã được thu hồi. Còn đối tượng của hoạt động khai thác khoáng sản là
khoáng sản chưa được thu hồi tồn tại trong lòng đất, tại các mỏ khoáng sản.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 “Hoạt động bảo vệ môi
trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi
trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục
hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi
trường trong lành.”
Hiện nay, dưới góc độ pháp lý, chưa văn bản pháp luật nào định nghĩa khái
niệm “bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản” mà chỉ quy định
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản nói chung nhằm
bảo vệ môi trường tại Điều 30 Luật khoáng sản 2010. Tuy nhiên, từ hai khái niệm
“hoạt động khai thác khoáng sản” và “hoạt động bảo vệ môi trường”, ta có thể
hiểu: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động giữ
gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường đồng thời
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trong việc thu hồi khoáng sản,
bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có
liên quan nhằm giữ gìn môi trường trong lành.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản mang những đặc điểm sau:
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là trách nhiệm của các
chủ thể tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong hoạt động khai thác khoáng sản và là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đòi hỏi sự kết hợp thực
hiện nhiều biện pháp khác nhau: Hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra trên diện
rộng ở nhiều địa phương, trên nhiều địa hình hiểm trở (đồi núi, triền dốc), công

nghệ khai thác phức tạp. Do đó, nhằm đạt được hiệu quả đồng bộ trong việc quản lý
việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện nhiều
biện pháp khác nhau trong đó bao gồm biện pháp pháp lý. Khi xây dựng được hệ
thống pháp luật bảo vệ môi trường phù hợp sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện các biện


12

pháp khác.
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đòi hỏi sự phối hợp của
nhiều chủ thể. Trước hết, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
cần phải được tiến hành một cách đồng bộ giữa Nhà nước, các các cơ quan, đơn vị,
cá nhân trong quản lý ở địa phương nơi có khoáng sản. Thứ hai, cần có sự tuân thủ
nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản của các chủ thể khai thác và những người có nghĩa vụ liên quan.
Bởi những chủ thể khai thác khoáng sản và những người có nghĩa vụ liên quan là
những người trực tiếp tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các
chủ thể khai thác và những người có nghĩa vụ liên quan đó. Thứ ba, với những yêu
cầu đòi hỏi cao về trang thiết bị máy móc, công nghệ, yếu tố con người, yếu tố
nguồn chi phí cho việc ứng phó, khắc phục sự cố, phục hồi môi trường nên để đạt
hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
cần có sự hỗ trợ của toàn xã hội: các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân,
các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong và ngoài nước. Do đó cần phải nâng
cao nhận thức của các chủ thể khai thác khoáng sản và xã hội về bảo vệ môi trường;
gắn trách nhiệm của họ đi cùng quyền lợi từ môi trường trong lành sẽ là cách thức
tốt để bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu quả cao.
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đòi hỏi chi phí lớn, tiêu
tốn nhiều thời gian, hao phí sức lao động lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản có
thể để lại những hậu quả khôn lường cho môi trường. Hậu quả này có thể kéo dài

trong nhiều năm và có thể rất nhiều năm sau con người mới có thể nhận ra những
hậu quả này. Mặt khác, chi phí cho việc ứng phó, khắc phục sự cố, phục hồi môi
trường do hoạt động khai thác khoáng sản chiếm một phần tài chính lớn, tiêu tốn
nhiều thời gian, hao phí sức lao động lớn nên các chủ thể tiến hành khai thác
khoáng sản không dễ dàng tuân thủ. Do vậy triển khai và thực hiện tốt công tác bảo
vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cần những chế tài pháp lý phù
hợp để huy động được tối đa nguồn lực của xã hội nhất là từ phía các chủ thể trực
tiếp hoạt động và thu lợi từ khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cần tiến hành một cách
toàn diện nhằm mục đích hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái sự cố
môi trường và sử dụng khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm.
1.1.3. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường và sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.


13

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động
khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt
được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là
vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường. Quá trình khai thác khoáng sản, con người đã
làm thay đổi môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu
hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi
trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm
nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ.... Cụ thể, những tác động tiêu cực đến
môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
- Tác động đến môi trường đất: Hầu hết tài nguyên khoáng sản nằm trong lòng
đất nên trong quá trình khai thác khoáng sản, con người phải sử dụng những thiết

bị, máy móc và kỹ thuật tác động đến môi trường đất, vô tình đã làm phá vỡ cấu
trúc trạng thái ban đầu của đất, làm xáo trộn mặt đất và làm biến dạng cảnh quan
xung quanh như tạo ra những lỗ hổng đất, nứt nẻ các khối đất nền, tăng nguy cơ sạt
lở, sụt lún đất. Mặt khác, quá trình khai thác thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn
ra môi trường do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối
lượng khoáng sản được khai thác dẫn đến khối lượng chất thải rắn không được sử
dụng cho các mục đích khác đã tạo nên bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa
các hố sâu và các đống đất đá. Hơn nữa, khai thác khoáng sản cũng làm giảm diện
tích, ô nhiễm và mất đất canh tác. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây giảm
diện tích đất rừng, gia tăng suy thoái đất. Một bộ phận khoáng sản nằm trong lòng
rừng núi. Do đó, khi khai thác khoáng sản, con người phải chặt phá rừng gián tiếp
làm cho núi đất trọc, dễ phong hóa, không giữ được ẩm dễ bị xói mòn rửa trôi, sạt
lở. Lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các phương tiện vận chuyển đổ
thải trong quá trình khai thác khoáng sản vào môi trường đất gây ô nhiễm về mặt lí
hóa đất, đặc biệt là ô nhiễm do hóa chất tuyển quặng, kim loại nặng.
- Tác động đến môi trường nước: Hoạt động khai thác khoáng sản gây tác
động tới nguồn nước như làm suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm và thay đổi
chế độ thủy văn, thay đổi chất lượng nước. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa
quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa
các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải
vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia
vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,… là
những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của


14

nguồn nước xung quanh các khu mỏ. Theo các nghiên cứu chứng minh, nước ở các
mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ,
các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối

chứng và cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam từ 1-3 lần. Tại những khu vực này, nước
thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như Hg, As,
Pb v.v… mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ
bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng6.
- Tác động đến môi trường không khí: Hoạt động khai thác khoáng sản gây tác
động tới môi trường không khí do bụi, khí thải độc hại (ở các mỏ kín), tiếng ồn và
độ rung lớn (ở các mỏ lộ thiên); ô nhiễm phóng xạ (tại các mỏ titan). Việc khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất
như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, …
đồng thời quy trình khai thác còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí hàm
lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép7.
- Tác động đến hệ sinh thái và thảm thực vật: Hoạt động khai thác khoáng sản
là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp
phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật,
động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây,
đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải
di cư sang nơi khác. Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông
nghiệp, thải nước từ các hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng
suất cây trồng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này:
- Nguyên nhân khách quan: Một là, hầu hết tài nguyên khoáng sản nằm trong
lòng đất, trên diện rộng ở nhiều địa phương, nơi có địa hình phức tạp (đồi núi, triền
dốc) nên việc bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, với đặc thù
như vậy nên việc quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cũng
khó thực thi một cách đồng bộ, hiệu quả. Hai là, việc khai thác khoáng sản nằm sâu
trong lòng đất tất yếu phải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như cảnh quan,
hệ thực vật trên mặt đất. Ba là, khả năng đầu tư còn hạn chế nên các mỏ khai thác
khoáng sản quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế,
về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường.
Bốn là, ở các mỏ khai thác khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu, do vốn đầu tư ít, khai

6

Vũ Hữu Tập (2015), “Tác động từ hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường.” tại địa chỉ:
/>7
Như chú thích 7


15

thác bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính nên trong quá trình khai
thác khoáng sản đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, cảnh quan xung
quanh.
- Nguyên nhân chủ quan: Một là, việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các chủ thể tiến hành hoạt động
khai thác. Thực tế hiện nay còn rất nhiều chủ thể khai thác khoáng sản không thực
hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản do chi phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản lớn.
Tình trạng việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản vẫn diễn ra. Khi không
được giám sát, kiểm tra, trong quá trình khai thác gây tàn phá môi trường, làm thất
thoát, lãng phí tài nguyên nghiêm trọng.
Một nguyên nhân nữa cũng gây ra thực trạng này là do hoạt động quản lý của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thiếu sự chặt chẽ, sự buông lỏng quản lý của
một bộ phận cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản. Chính sự không chặt chẽ trong khâu quản lý, thanh tra,
kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đã tạo cơ hội cho các chủ thể làm trái các
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Mặt khác, vẫn
còn tồn tại tình trạng các văn bản hướng dẫn Luật ban hành chưa kịp thời, thiếu
đồng bộ; chế tài còn thiếu, các văn bản pháp lý chưa đủ mạnh để buộc các doanh
nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định; công tác quản lý quy hoạch còn thiếu
chặt chẽ, chưa thực hiện đúng quy hoạch dẫn đến việc cấp phép khai thác một số

loại khoáng sản vượt quá quy hoạch đối với một số loại mỏ khoáng sản; các cơ
quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở chưa quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng
sản ở các mỏ; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các cấp trong quản lý hoạt
động khoáng sản chưa chặt chẽ, đồng bộ8.
Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động khai thác khoáng sản có nguy cơ
cao gây những tác động tiêu cực tới môi trường, phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái
được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường,
trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu
sắc. Do vậy, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản là tất yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
8

Đức Minh - Nguyễn Huế - Hùng Cường (2015), “Những bất cập trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng
sản”,tại địa chỉ: />

16

khai thác khoáng sản.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã
hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện
bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Pháp luật cũng là một bộ phận cấu
thành nên cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có
tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Do đó, nếu pháp luật phản ánh đúng đắn, phù
hợp các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì
pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp
luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật điều

chỉnh bao trùm rộng khắp, trong đó có lĩnh vực môi trường.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2000: “Pháp luật về bảo vệ môi trường là tập hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có
hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi
trường”.
Khoáng sản là một bộ phận của môi trường, do đó bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản cũng là một bộ phận của bảo vệ môi trường. Điều đó
cũng có nghĩa là, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản là một bộ phận của pháp luật môi trường, do Nhà nước ban hành điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong quá trình các chủ thể tham gia hoạt động khai thác
khoáng sản, được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, bắt buộc các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ này phải chấp hành và tự giác chấp hành, không chấp hành
phải chịu sự điều chỉnh bằng các biện pháp chế tài theo các quy định pháp luật hiện
hành. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các quy phạm pháp luật đó đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù
hợp trong từng giai đoạn cụ thể tương ứng với sự vận động phát triển của đất nước
trên khu vực và thế giới nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh tế- xã hội đồng thời bảo
vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
là một bộ phận trong tổng thể hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, do Nhà
nước ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm mục đích bảo vệ môi
trường, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường;


17


khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Các quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là bộ phận cấu
thành ngành luật bảo vệ môi trường trong hệ thống luật quốc gia.
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản là những quan hệ phát sinh trong hoạt động khai thác
khoáng sản. Căn cứ vào địa vị pháp lý của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có thể chia
thành hai nhóm cơ bản: Nhóm quan hệ có một bên tham gia mang quyền lực Nhà
nước và nhóm quan hệ không có sự tham gia của bên mang quyền lực Nhà nước.
Khoáng sản là tài nguyên của quốc gia. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân
quản lý bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng. Do đó, việc khai thác khoáng
sản tất yếu phải có sự có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước thông
qua quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác; cấp, thu hồi Giấy
phép hoạt động khai thác khoáng sản; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp
luật trong quá trình khai thác khoáng sản. Qua đó, Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt
động khai thác khoáng sản trên toàn quốc. Mặc dù khai thác khoáng sản có sự tham
gia điều chỉnh hoạt động rất lớn từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuy
nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản mang tính chất là một ngành công nghiệp, do
đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản cũng bao gồm bên tham gia không mang quyền lực Nhà nước như:
các chủ đầu tư, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản,... Nhà nước vẫn tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh, kinh doanh bình đẳng nhằm
phát huy tối đa hiệu quả khai thác.
Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản là các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm thu
hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các
hoạt động khác có liên quan.
Thứ tư, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

có liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực pháp luật khác: pháp luật đất đai, pháp luật
đầu tư, pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về quản lý chất thải....
Thứ năm, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
chịu sự chi phối của điều ước, công ước quốc tế về khoáng sản mà Việt Nam đã là
thành viên. Khi tham gia cam kết các điều ước, công ước quốc tế, thành phần môi
trường của Việt Nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong nước vừa là đối
tượng tác động của các điều ước, công ước quốc tế về môi trường mà Việt nam đã


18

là thành viên. Vì vậy pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản ở Việt Nam cũng được xây dựng tuân theo các quy tắc chung chịu sự
tác động của các điều ước, công ước quốc tế đó.
Thứ sáu, nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản rất rộng. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản điều chỉnh về các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
khai thác khoáng sản nhằm mục đích bảo vệ môi trường, khai thác tích kiệm tài
nguyên khoáng sản. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm: các chiến lược khai thác, các quy hoạch
khai thác khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đánh giá tác động môi
trường trong khai thác khoáng sản; cấp và thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản;
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; quản lý chất thải
trong khai thác khoáng sản; cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
nghĩa vụ về tài chính; đóng cửa mỏ, phục hồi môi tường và đất đai sau khi khai thác
khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản
1.2.2.1. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn trước khi tiến hành

hoạt động khai thác khoáng sản:
Nhằm phòng ngừa những tác động xấu mà các hoạt động khai thác khoáng sản
có thể gây ra đối với môi trường và con người, các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản quy định một số các
vấn đề cơ bản sau:
Một là, thực hiện lập chiến lược khai thác khoáng sản, lập quy hoạch khai thác
khoáng sản và điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, khu vực khoáng sản. Với mục
đích định hướng cho các hoạt động quản lý khoáng sản, phục vụ cho các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, lập chiến lược khai thác khoáng sản và lập quy hoạch khai
thác khoáng sản là một hoạt động quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong
quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản và được tiến hành trong phạm vi cả nước và ở
từng địa phương. Quy định về hoạt động lập chiến lược khai thác khoáng sản và lập
quy hoạch khai thác khoáng sản phải đáp ứng được yêu cầu dự báo nhu cầu về sử
dụng khoáng sản trong tương lai, quyết định được mục đích sử dụng từng loại


19

khoáng sản từ đó có biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng khoáng sản phù hợp, đảm
bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản. Cùng với việc
lập chiến lược khai thác khoáng sản và lập quy hoạch khai thác khoáng sản, các cơ
quan nhà nước cũng cần tiến hành hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản,
khu vực khai thác khoáng sản trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản
nhằm nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát
triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để phát hiện tiềm
năng khoáng sản làm căn cứ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
Hai là, thực hiện đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản: Đây là hoạt động nhằm đưa ra các dự báo, đánh giá mức độ tác động
đến môi trường nếu như dự án khai thác khoáng sản được triển khai, đánh giá sức
chịu tải của môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra để có hướng giải

quyết. Đưa ra các giải pháp để xử lý các chất thải phát sinh trong hoạt động khai
thác khoáng sản, phương án để phòng ngừa sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi
trường. Đánh giá tác động môi trường được xem là một giải pháp không thể thiếu
cho việc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình tiến hành các
hoạt động khai thác khoáng sản.
Ba là, cấp và thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản: Hoạt động cấp, thu hồi
Giấy phép khai thác khoáng sản là một trong những biện pháp mang tính pháp lý để
Nhà nước quản lý, kiểm soát chặt chẽ quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên
khoáng sản nhằm hạn chế khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản trái
phép gây lãng phí đồng thời kiểm soát được những tác động xấu đến môi trường từ
các hoạt động khai thác khoáng sản. Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản cũng
xác định những quyền và nghĩa vụ của người hoạt động khai thác khoáng sản. Những
quyền và nghĩa vụ này không chỉ nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản với tư cách là
tư liệu sản xuất mà còn với tư cách là một thành phần của môi trường quan trọng, góp
phần duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và đất nước.
Bốn là, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản. Hoạt động khai thác khoáng sản có thể gây những tác động xấu đến môi
trường, đặc biệt là đối với hệ sinh thái khu vực xung quanh mỏ đã bị ảnh hưởng trực
tiếp khi lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn gia tăng gây nên tình trạng suy thoái
môi trường. Chính vì thế, với chính sách kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi
trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước khi khai thác khoáng sản với mục


×