Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm Viễn thông Duy Tiên – VNPT Hà Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG MẠNG GPON TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG DUY TIÊN – VNPT HÀ NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 85.20.208

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

(Theo định hướng ứng dụng)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Mạnh Lâm

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Lâm

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Vào lục: .......... giờ .......... ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
‐ Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông


1

MỞ ĐẦU
Công nghệ truy nhập quang thụ động GPON được ITU chuẩn hóa từ năm 2005 (ITU
– T G984) đã được triển khai phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc,... GPON là công
nghệ cung cấp dịch vụ mạng băng rộng, cho phép tích hợp thoại, hình ảnh và số liệu với
băng thông lớn, tốc độ cao. Ở Việt Nam hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã
chọn công nghệ GPON để cung cấp dịch vụ FTTH cho khách hàng. Cuối năm 2014 Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã quyết định cho phép Viễn thông Hà Nam đầu tư
hệ thống cáp quang truy nhập sử dụng công nghệ GPON. Trung tâm viễn thông Duy Tiên Viễn thông Hà Nam cũng bắt đầu triển khai công nghệ GPON từ cuối tháng 12 năm 2014 và
triển khai mạnh mẽ vào năm 2015, đặc biệt là năm 2016 và năm 2017.
Trong bối cảnh nhu cầu về các dịch vụ viễn thông của xã hội ngày càng lớn, với số
lượng thuê bao ngày càng gia tăng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng ngày
càng cao, VNPT đã đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có
chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt nhất. Để làm được điều đó thì việc nâng cao chất lượng
mạng GPON là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.
Là một học viên đang công tác tại Trung tâm Viễn thông Duy Tiên – VNPT Hà Nam,
đơn vị chịu trách nhiện chính trong việc đảm bảo chất lượng mạng GPON trên địa bàn, em
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung
tâm Viễn thông Duy Tiên – VNPT Hà Nam”. Các kết quả của đề tài được áp dụng vào
thực tế để mạng truy nhập quang công nghệ GPON của Trung tâm Viễn thông Duy Tiên –
VNPT Hà Nam được khai thác một cách hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ cung
cấp cho khách hàng, vừa đảm bảo nhu cầu phát triển dịch vụ của đơn vị.
Luận văn tập trung tìm hiểu những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của công nghệ mạng

GPON, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng GPON và nghiên cứu các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm Viễn thông Duy Tiên – VNPT Hà
Nam.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG THỤ ĐỘNG - PON
1.1. Khái niệm mạng truy nhập
“Mạng truy nhập ở vị trí cuối của mạng viễn thông, trực tiếp đấu nối tới thuê bao,
bao gồm tất cả các thiết bị và đường dây được lắp đặt giữa trạm chuyển mạch nội hạt với
các thiết bị đầu cuối của thuê bao”.
1.1.1. Mạng truy nhập cáp quang
Mạng truy nhập cáp quang là mạng truy nhập hữu tuyến với môi trường truyền dẫn
từ tổng đài đến thuê bao là sợi cáp quang. Ưu điểm của mạng cáp quang là dễ triển khai, tốc
độ cao có thể đạt được đến hàng Gigabit thậm chí hàng trăm Gigabit tùy thuộc vào công
nghệ sử dụng, khoảng cách truyền dẫn lớn đến hàng chục kilômét, giá thành cáp quang rẻ.
Tuy nhiên nhược điểm là công nghệ xử lý phức tạp, thiết bị tổng đài và thiết bị đầu cuối giá
thành cao.
1.1.2. Mạng truy nhập vô tuyến
Mạng truy nhập vô tuyến là mạng truy nhập không dây với môi trường truyền dẫn là
không khí. Ưu điểm của mạng vô tuyến là không cần dây đấu nối giữa các thiết bị. Tuy
nhiên, nhược điểm là dễ bị vật cản che chắn và chịu sự tác động của môi trường xung
quanh.
1.2. Mạng truy nhập quang thụ động PON
1.2.1. Khái niệm mạng truy nhập quang thụ động PON
PON, viết tắt của tên tiếng Anh - Passive Optical Network, nghĩa là "mạng quang thụ
động", là một hình thức truy cập mạng cáp quang, kiểu mạng kết nối Điểm - Đa điểm
(P2M), trong đó các sợi quang làm cơ sở tạo kiến trúc mạng. Trong mạng này có một đường
quang đi đến một nhóm khách hàng ở gần nhau về mặt địa lý (Xem Hình 1.1). Tại đây

đường quang dùng chung này sẽ được chia tách thành các đường quang riêng biệt (thường
là từ 8 đến 128 nhánh) đi đến từng khách hàng. Như vậy, mỗi khách hàng được kết nối tới
mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động và không cần nguồn cấp. Vì vậy, không
có các thiết bị điện tích cực trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh
(feeder) đến người dùng (drop), cho phép một sợi quang đơn phục vụ nhiều nhánh cơ sở.

Hình 1.1: Mô hình mạng cáp quang thụ động PON


3

PON bao gồm một thiết bị đầu cuối dây quang (OLT - Optical Line Terminal) tại
Tổng đài trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị mạng quang (ONUs -Optical
Network Units) đặt ở phía người dùng cuối. Tín hiệu đường xuống được phát quảng bá tới
các thuê bao. Tín hiệu đường lên được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy nhập
phân chia theo thời gian (TDMA), OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian
cho việc truyền dữ liệu đường lên.
Mạng PON không chứa bất kỳ một phần tử tích cực nào cần phải sử dụng sự chuyển
đổi điện - quang. Thay vào đó, PON bao gồm: sợi quang, các bộ chia, bộ kết hợp, bộ ghép
định hướng, thấu kính, bộ lọc,... Điều này giúp cho PON có một số ưu điểm như sau:
+ Không cần nguồn điện cung cấp nên không bị ảnh hưởng bởi lỗi nguồn, có độ tin
cậy cao và không cần phải bảo dưỡng do tín hiệu không bị suy hao nhiều như đối với mạng
có sử dụng các phần tử tích cực. Các bộ chia (splitter) không cần cấp nguồn, có giá thành rẻ
và có thể đặt ở bất kì đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, không cần phải
cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa Tồng đài trung tâm (CO) và người dùng. Ngoài
ra, ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành.
+ Công nghệ PON cho phép giảm số lượng dây dẫn và thiết bị tại Tổng đài trung tâm
so với các kiến trúc Điểm - Điểm và như vậy sẽ giảm chi phí cáp quang và giảm chi phí cho
thiết bị tại Tổng đài trung tâm do nó cho phép nhiều người dùng (8,16,32,64 hoặc 128) chia
sẻ chung một sợi quang nối tới Tổng đài trung tâm.

+ Mạng PON ngoài việc giải quyết các vấn các thông số cần thiết
* Kéo cáp quang ODN cho các khu vực quy hoạch lắp đặt Splitter nhằm đảm bảo
chất lượng và tăng bán kính phục vụ.
* Thống kê các cổng PON đang hoạt động tại khu vực đó:
* Thống kê chi tiết số lượng thuê bao tại khu vực có các OLT cần tối ưu quy hoạch
lại
* Thống kê chi tiết số lượng thuê bao tại khu vực đó và các thuê bao đó đang hoạt
động trên cổng PON nào và Splitter nào.
* Cắt cáp quang đấu chuyển về các OLT mới đặt tại các trạm đã quy hoạch. Thực
hiện tối ưu, đấu nối uplink cho các Splitter sơ cấp, Splitter thứ cấp theo nguyên tắc Mid
Span (Xem Mục 3.6.2, trình bày tiếp sau mục này). Đồng thời phối hợp với Trung tâm Điều
hành và úng cứu thông tin của VNPT Hà Nam để chuyển các thuê bao theo danh sách đã
thống kê chi tiết vào các cổng PON và Splitter đã quy hoạch.

Hình 3.2: Giản đồ mạng cáp quang tại Trạm Cầu Giát khi đã thực hiện quy hoạch,
tối ƣu OLT về trạm Cầu Giát


18

3.6.1.4. Kết quả của giải pháp
- Tối ưu, quy hoạch lại được mạng quang thụ động GPON tại Trung tâm viễn thông
Duy Tiên theo quy định, tiêu chuẩn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng mạng GPON, giảm tỷ lệ thuê bao suy hao cao vượt ngưỡng
quy định của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam xuống dưới 1%.
- Tiết kiệm được vật tư, nhân công trong công tác duy tu, bảo dưỡng và phát triển
mới các dịch vụ. Nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển các dịch vụ VT- CNTT nhằm cạnh tranh thắng
lợi.
3.6.2. Thực hiện đấu nối các Splitter sơ cấp và Splitter thứ cấp theo nguyên tắc Mid span

3.6.2.1. Mục tiêu của giải pháp
- Giảm suy hao tại các điểm nối của các ODF trên toàn tuyến do các dây nối và các
đầu Back to back gây ra;
- Giảm tỷ lệ thuê bao có suy hao vượt ngưỡng quy định của Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam xuống còn dưới 5%.
- Nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ.
3.6.2.2. Căn cứ giải pháp
- Thực trạng mạng lưới cáp quang ODN tại Trung tâm viễn thông Duy Tiên;
- Văn bản 1760/QĐ – VNPT-CNM ngày 5 tháng 10 năm 2016 của Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt nam ban hành quy chuẩn kỹ thuật thi công lắp đặt mạng cáp quang
ODN;
- Văn bản số 312/VNPT-CNM ngày 20 tháng 01 năm 2017 gửi VNPT các tỉnh,
thành phố về việc nâng cao chất lượng mạng truy nhập ODN để tăng tính cạnh tranh.
3.6.2.3. Nội dung giải pháp
a) Đối với mạng cáp quang ODN cũ
Căn cứ vào quy hoạch cổng PON của từng khu vực, thực hiện hàn thẳng các sợi
Uplink cho các Splitter tại các ODF đó nhằm giảm suy hao tại các điểm đấu nối.
b) Đối với các các tuyến cáp quang kéo mới
- Khi thực hiện kéo cáp quang các tuyến mới thì để dự phòng cáp quang tại các điểm
cột theo quy hoạch điểm đặt các Splitter (Loại cáp quang 12FO, 6 quát, mỗi quát 2 sợi). Khi
thực hiện lắp đặt và đấu nối các đường Uplink cho các Splitter phải thực hiện tách vỏ cáp và
chỉ được cắt những quát cần thiết để đấu Uplink; còn lại quấn vòng đi trong ODF để làm
Uplink cho các Splitter phía sau.
3.6.2.4. Các bước thực hiện
- Thống kê số lượng Splitter đang hoạt động và có suy hao ≤ - 22dB và các Splitter
có Uplink đi qua nhiều ODF gây suy hao toàn tuyến cao.
- Thống kế số lượng cáp quang kéo mới và dung lượng cáp quang hiện có (cáp quang
loại 8FO, 12FO, 24FO) và số lượng các Splitter cần tối ưu và quy hoạch tại từng điểm đặt
OLT.
- Dùng máy đo OTDR để đo đặc tuyến suy hao toàn tuyến, nếu suy hao toàn tuyến

đường Uplink của các Splitter cao do phải đấu nối qua nhiều các ODF thì hàn thẳng các
đường Uplink cho các Splitter. Đối với các tuyến cáp kéo mới và các Splitter lắp đặt mới thì


19

thực hiện tách vỏ các sợi cáp quang và cắt những sợi cáp quang đã quy hoạch cho các
Splitter tại điểm đó; các sợi cáp quang còn lại để đi thẳng không cắt ra để không gây ra suy
hao (Xem Hình 3.3).

Hình 3.3: Đấu nối Splitter theo nguyên tắc Mid Span
3.6.2.5. Kết quả của giải pháp
- Trung tâm viễn thông Duy Tiên đã thực hiện đấu nối được 500 Splitter sơ cấp và
Splitter thứ cấp theo nguyên tắc Mid span.
- Giảm suy hao toàn tuyến tại hơn 100 tuyến khi thực hiện hàn theo nguyên tắc mid
span.
- Kết quả là đã lảm suy hao toàn tuyến giảm, nâng cao chất lượng mạng GPON
Hình 34 là kết quả đo suy hao toàn tuyến Đồng Văn – Duy Minh khi chưa thực hiện
hàn nối theo nguyên tắc Mid Span và Hình 3.5 là kết quả đo suy hao toàn tuyến Đồng Văn –
Duy Minh khi đã thực hiện hàn nối theo nguyên tắc Mid Span. Sơ đồ đặc tuyến suy hao cho
thấy chiều dài toàn tuyến là 4.95 km và suy hao tại các điểm gây ra suy hao đã giảm đi đáng
kể sau khi đã thực hiện hàn nối Mid span.

Hình: 3.4: Kết quả đo suy hao toàn tuyến Đồng Văn – Duy Minh khi chƣa thực hiện
hàn nối theo nguyên tắc Mid Span


20

Hình 3.5 : Kết quả đo suy hao toàn tuyến Đồng Văn – Duy Minh khi đã thực hiện hàn

nối theo nguyên tắc Mid Span.
3.6.3. Nâng cấp thiết bị AGG và UPE, Giám sát băng thông kết nối giữa UPE với các
OLT
3.6.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Nâng cấp thiết bị UPE và AGG nhằm đảm bảo băng thông kết nối cho khách hàng.

- Thường xuyên giám sát được băng thông kết nối giữa UPE và OLT nhằm đưa ra các
biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây tắc nghẽn băng thông nội bộ khi số lượng khách hàng
tăng lên tại các OLT, đặc biệt là khi VNPT Hà Nam thực hiện nâng băng thông cho hơn
7.200 khách hàng từ 8Mb lên 16Mb.
3.6.3.2. Căn cứ của giải pháp
- Văn bản của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam hướng dẫn cách xác định băng
thông đầu vào kết nối giữa các UPE với các OLT;cơ sở tính băng thông cho một gom của
mạng truyền tải (UPE).
- Cơ sở để tính băng thông cho 01 UPE
+ Thuê bao băng rộng cố định: Tổng số thuê bao BRCĐ của các thiết bị truy
nhập/UPE*1.2Mb/1TB.
+ Node B : Node B * 100Mb/01Node.
+ eNode B: 300Mb / 01 Node.
- Văn bản số 822/TTKD HNM – ĐHNV của Trung tâm kinh doanh VNPT Hà Nam
ngày 10 tháng 07 năm 2017 hướng dẫn triển khai bảng cước và chính sách kinh doanh dịch
vụ FiberVNN từ ngày 15 tháng 07 năm 2017;
- Số lượng khách hàng tại các OLT và nhu cầu sử dụng băng thông của khách hàng.
3.6.3.3. Nội dung của giải pháp
- Thiết bị UPE, AGG: Đầu tư nâng cấp thi bị UPE và AGG nhằm đảm bảo băng
thông kết nối cho khách hàng.


21


- Hàng tuần tiến hành đo băng thông vào các giờ cao điểm tại các OLT:
+ Xây dựng quy trình đo kiểm vào các thời gian cao điểm để kiểm tra băng thông kết
nối của thiết bị (Thời gian cao điểm từ 19h – 21 h30 hàng ngày và vào ngày thứ 7, chủ
nhật).
+ Hàng tuần tiến hành đo băng thông tại các OLT vào các giờ cao điểm từ 19h đến
21h hàng ngày và vào các ngày thứ 7 và chủ nhật.
- Phân tích kết quả đo băng thông tại các OLT;
- Đưa ra biện pháp xử lý.
3.6.3.4. Các bước thực hiện giải pháp
+ Đối với thiết bị UPE và AGG: Căn cứ quy hoạch mạng truy nhập và dự kiến nhu
cầu phát triển dịch vụ đến năm 2025 tại địa bàn huyện Duy Tiên, từ đó tính tổng băng thông
cần thiết và băng thông dự phòng, đề xuất nâng cấp, thay thế thiết bị AGG và UPE phù hợp.
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi thiết bị nhằm đảm bảo thời gian mất liên lạc của khách hàng
là ít nhất.
+ Kiểm tra băng thông
+Phân tích băng thông, đưa ra biện pháp xử lý.
3.6.3.5. Kết quả của giải pháp
- Đầu tư lắp đặt 01 thiết bị Huawei AGG NE 40E – 8A tại trạm Đọi Sơn, lắp 03 thiết
bị Huawei UPE NE 40E – 8 tại các trạm Hòa Mạc, Đọi sơn và Đồng Văn để thay thế cho
thiết bị Huawei NE 40E – 4. Thiết bị Huawei NE 40E – 8 có 8 vị trí để cắm Card LU, 01
LU cắm được 20PIC bằng 24*1GB hoặc 6*10GB Do vậy số lượng LPU tăng gấp 2 và
Cồng 10GB/PC gấp 6, Cổng 1GE tăng 2 lần so với thiết bị cũ.
- Tăng băng thông của thiết bị UPE Đọi Sơn từ 10GB lên 50GB, băng thông của thiết
bị UPE Hòa Mạc từ 10GB lên 30GB, tăng băng thông của UPE Đồng Văn từ 10GB lên
30GB.
- Tăng băng thông của AGG Đọi Sơn từ 20GB lên 60GB
Từ kết quả giám sát băng thông ta thấy rằng băng thông kết nối từ OLT đến UPE
không đảm bảo cần phải mở rộng.
3.6.4. Xây dựng quy trình giám sát chất lượng mạng GPON cho các thuê bao đang hoạt
động và các thuê bao phát triển mới.

3.6.4.1. Mục tiêu của giải pháp
- Giám sát chất lượng mạng GPON cho toàn bộ các khách hàng sử dụng dịch vụ
FTTx trên công nghệ quang thụ động GPON tại Trung tâm viễn thông Duy Tiên.
- Nâng cao và gắn trách nhiệm cụ thể của đội ngũ nhân viên kỹ thuật đối với công tác
nâng cao chất lượng mạng GPON.
3.6.4.2. Căn cứ của giải pháp
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-ĐU của Đảng bộ VNPT Hà Nam ngày 12 tháng 01 năm
2017 V/v tập trung lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2017;


22

- Văn bản số 454/VNPT HNM – KTĐT của VNPT Hà Nam ngày 25 tháng 04 năm
2017 hướng dẫn đánh giá chất lượng thuê bao trên mạng quang thụ động GPON và dịch vụ
xDSL;
- Chỉ tiêu KPI về chất lượng dịch vụ GPON đảm bảo cung cấp dịch mà VNPT Hà
Nam giao cho Trung tâm viễn thông Duy Tiên.
3.6.4.3. Nội dung của giải pháp
- Dùng Hệ thống đo kiểm xTest là công cụ chính trong việc đo kiểm suy hao toàn
tuyến của các thuê bao trên mạng quang thụ động GPON tại Trung tâm viễn thông Duy
Tiên;
- Giao khoán tới từng nhân viên kỹ thuật khu vực quản lý cụ thể, số lượng khách
hàng hiện hữu cụ thể, chi tiết từng thuê bao;
- Giao KPI về chất lượng dịch vụ mạng GPON đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ
theo quy định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho từng nhân viên Kỹ thuật;
- Ngày 10 và ngày 20 hàng tháng Trung tâm Viễn thông Duy Tiên dùng Hệ thống đo
kiểm xTest đo kiểm suy hao toàn tuyến của toàn bộ thuê bao và đưa ra yêu cầu xử lý đối với
các thuê bao có suy hao vượt quy định;
- Hàng tháng chấm điểm năng xuất theo kết quả công việc và theo quy chế tiền lương
3Ps mà VNPT Hà Nam đã ban hành;

- Dựa vào kết quả công việc hàng tháng, Trung tâm viễn thông Duy Tiên đánh giá
phân loại người lao động theo quy định của VNPT Hà Nam.
3.6.4.4. Các bước thực hiện giải pháp
- Cấp và phân quyền cho mỗi công nhân kỹ thuật, cán sự kỹ thuật, đầu mối điều hành
một User name của Hệ thống đo xTest.
- Giao khu vực, địa bàn quản lý và số lượng thuê bao hiện có theo khu vực quản lý và
chi tiết tới từng nhân viên kỹ thuật.
- Giao KPI về chất lượng dịch vụ mạng cáp quang thụ động GPON cho từng nhân
viên kỹ thuật. Tỷ lệ thuê bao có suy hao không đạt quy định so với tổng số thuê bao quản lý
là dưới 3%. Trọng số của KPI này là 8%.
- Hàng ngày nhân viên kỹ thuật dùng User của mình vào Hệ thống đo kiểm xTest để
kiểm tra suy hao của các thuê bao mình quản lý một cách online. Căn cứ vào suy hao của
các thuê bao tại từng khu vực để xác định cách xử lý phù hợp. Nếu xác định nguyên nhân
suy hao gây ra bởi các đường uplink của các Splitter thì thực hiện Giải pháp 2 để khắc phục
hoặc đổi sang các đường uplink dự phòng. Nếu suy hao gây ra bởi các các đầu Fasconnector
hoặc do độ uốn cong dây thuê bao thì bắn lại các đầu Fasconnector và điều chỉnh lại độ uốn
cong dây thuê bao.
- Đối với các thuê bao phát triển mới thì sau khi lắp đặt cho khách hàng nhân viên kỹ
thuật gọi về cho đầu mối điều hành để đo suy hao toàn tuyến của thuê bao đó. Nếu đảm bảo
suy hao theo quy định thì nghiệm thu trên hệ thống, nếu suy hao toàn tuyến của thuê bao đó
chưa đảm bảo thì yêu cầu nhân viên kỹ thuật tiếp tục xử lý.


23

- Giao Cán sự kỹ thuật đo kết quả suy hao của thuê bao FTTx trên toàn mạng quang
thụ động GPON tại Trung tâm viễn thông Duy Tiên vào ngày cuối cùng của tháng. Căn cứ
vào tỷ lệ thuê bao suy hao vượt quy định so với tổng số thuê bao mà nhân viên kỹ thuật đó
quản lý để chấm điểm theo KPI về chất lượng dịch vụ mạng GPON.
3.6.4.5. Kết quả của giải pháp

- Sau khi thực hiện giải pháp thì tỷ lệ thuê bao suy hao vượt ngưỡng quy định của
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam giảm xuống nhanh.
- Ý thức của đội ngũ công nhân kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng mạng GPON
tại đơn vị chuyển biến tích cực. Đã coi việc nâng cao chất lượng mạng GPON là trách
nhiệm và nhiệm vụ hàng ngày.
3.6.5. Kết quả chất lượng mạng GPON sau khi thực hiện các giải pháp
Sau khi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung
tâm viễn thông Duy Tiên thì tỷ lệ thuê bao có mức suy hao lớn hơn 29,5 dB đã giảm xuống
chỉ còn là 0,35% (Khi chưa thực hiện các giải pháp này, tỷ lệ thuê bao có mức suy hao lớn
hơn 29,5 dB là 19,81%). Tỷ lệ 0,35% thuê bao có mức suy hao lớn hơn 29,5 dB đạt được
sau khi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm
viễn thông Duy Tiên đã thấp hơn nhiều so với quy định tỷ lệ thuê bao có mức suy hao lớn
hơn 29,5 dB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (dưới 5%).


24

KẾT LUẬN

Các kết quả của Luận văn đạt đƣợc
Luận văn đã trình bày một số nội dung tổng quan về mạng truy nhập quang thụ động
PON, bao gồm cấu trúc mạng, mô tả các thiết bị, các công nghệ trong mạng PON, các ưu
điểm của mạng PON. Các thế hệ mạng PON đã và đang được triển khai như APON, BPON,
GPON, EPON và các mạng PON thế hệ kế tiếp như XG PON, NG PON2 sử dụng công
nghệ TWDM PON cũng được giới thiệu.
Luận văn đã đi sâu tìm hiểu công nghệ GPON, nêu được cấu hình, các thông số hoạt
động và nguyên lý hoạt động của GPON. Đồng thời công nghệ tiếp theo của mạng GPON
(NG-PON) sẽ được triển khai trong tương lai và sự chuyển tiếp từ GPON lên các thế hệ
mạng tiếp theo cũng được tìm hiểu. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trên mạng
GPON cũng được nghiên cứu.

Nội dung chính của luận văn được trình bày trong Chương 3, trong đó hiện trạng
mạng MANE tại VNPT Hà Nam, mạng truy nhập, mạng quang thụ động GPON do Trung
tâm viễn thông Duy Tiên quản lý được giới thiệu cùng với đánh giá về các tồn tại của mạng
truy nhập cáp quang thu động GPON. Để nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm
viễn thông Duy Tiên thì các tồn tại đó cần được khắc phục trên cơ sở tuân thủ các quy định
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam về chất lượng mạng GPON. Từ kết quả của
những nghiên cứu cụ thể về các tồn tại của mạng truy nhập cáp quang thu động GPON tại
Trung tâm viễn thông Duy Tiên, bốn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mạng GPON do
Trung tâm quản lý đã được đề xuất. Kết quả thực hiện các giải pháp này cho thấy chất lượng
mạng GPON tại Trung tâm viễn thông Duy Tiên đã được nâng lên rõ rệt với tỷ lệ thuê bao
có mức suy hao lớn hơn 29,5 dB đã giảm xuống chỉ còn là 0,35% thấp hơn nhiều so với quy
định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (dưới 5%).

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là trên cơ sở mạng truy nhập quang thụ
động GPON tại Trung tâm viễn thông Duy Tiên và dự báo nhu cầu phát triển của thị trường
trong các năm tiếp theo triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết mạng truy nhập quang thụ
động GPON cho các giai đoạn sau; đồng thời nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng
mạng GPON nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng hướng tới cạnh tranh thắng
lợi.



×