Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giao an tu chon sinh hoc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.15 KB, 8 trang )

Tuần 16
CHỦ ĐỀ 1: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nắm được các dạng bài tập về sinh lí thực vật
2. Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, so sánh, phân tích và khái quát
kiến thức.
3. Thái độ
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng.
II. Phương pháp dạy học: Thảo luận, Giải bài tập
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Các câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Bài mới: 40 phút
GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận để làm các bài
tập đã giao. Sau đó giáo viên bổ sung, tổng kết
BÀI TẬP
Câu 1: ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước?
Tuy cây mất đi khoảng 98% lượng nước được lấy vào từ rễ nhưng quá trình này
thực chất không phải là thảm hoạ mà có vai trò hết sực quan trọng đối với đời sống của
cây:
+ Tạo động lực đầu trên cho sự hút và vận chuyển nướoc, khoáng trong cây.
+ Hạ nhiệt độ lá trong những ngày trời quá nóng.
+ Trao đổi khí phục vụ cho quang hợp.
+ tạo trạng thái thiếu nước giúp quá trình trao đổichẫtảy ra mạnh hhơn.
+ Cô dặc chất hữu cơ từ quá trình quang hợp.


Câu 2: Nêu các con đường thoát hơi nước qua lá, con đường nào là chủ yếu tại sao?
Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ không được điều chỉnh, chủ yếu xảy ra ở lá non, ở lá
già khi tầng cutin dày chủ yếu thoát hơi nước qua khí khổng.
Qua khí khổng: Vận tốc lớn được điều chỉnh không phụ thuộc vào diện tích thoát
hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của ccs diện tích thoát hơi đó..
Câu 3: Trình bày cấu tạo khí khổng phù hợp chức năng thoát hơi nước? Cơ chế
đóng mở khí khổng?
Khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay bề lõm vào với nhau tạo nên khe hở
với mặt trong khe vách dày và mặt ngoài vách mỏng. Khi các tế bào này trương nước
vách ngoài giản mạnh hơn làm tăng độ cong của tế bào và khe mở rộng ra. Lúc tế bào
không trương nước khe đóng lại.
Cơ chế đóng mở khí khỏng:
Mở quang chủ động: Lỗ khí mở khi gặp ánh sáng mặt trời. Ngoài sáng lục lạp
QH hàm lượng CO2 giảm, độ pH tế bào xúc tác hoạt động của enzime photphoritaza
phân giải tinh bột thành đường làm tế bào bảo vệ tăng nồng độ làm tăng astt, tế bào
hút nước và trương lên.

1


Đóng thuỷ chủ động: Khi lá thiếu nước do trời nắng gắt hoặc khô hạn hàm lương
ABA tăng lên ức chế tổng hợp amilaza làm ngừng quá trình thuỷ phân tinh bột, tế bào
mất nước và khí khổng đóng lại. Ngoài ra khi thiếu nước K + trong tế bào giảm cùng
làm lỗ khí đóng lại.
Đóng mở thuỷ bị động: Sau khi trời mưa, tế bào bảo hoà nước các tế bào quanh
khí khổng tăng thể tích ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng đóng lại.
Tế bào khí khổng mất nước thể tích giảm không còn tạo ra lực ép lên tế bào hạt
đậu làm khí khổng mở ra.
Câu 4: Muốn xác định cường độ thoát hơi nước lớn hay bé người ta dùng các chỉ
số nào? Nêu ý nghĩa của việc dùng các chỉ số đó?

- Là xác định lượng nước thoát qua lá tính trên một đơn vị thời gian trên một đơn
vị diện tích = g nước/m2 lá/giờ.
- Hệ số thoát hơi nước là số gam nước thoát ra để tạo một gam chất khô:
số g nước/ 1 gam chất khô.
- Hiệu suất thoát hơi nước biểu thị lượng chất khô hình thành khi thoát 1 lit
nước.
- Sự thoát hơi nước tương đối là tỉ lệ giữa lượng nước được thoát ra so với bốc
hơi ở mặt thoáng tự do có cùng một diện tích.
3. Dặn dò (4ph): Về nhà trả lời các câu hỏi:
Câu 1: ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến quá trình thoát hơi nước.
Câu 2: Thế nào là cân bằng nước? Cơ sở khoa học của tưới nước hợp lý là gì?
Câu 3: giải thích tại sao khi tưới nước vào giữa trưa trời nắng gắt cây thường bị héo.
Câu 4:Trình bày tính chịu hạn của cây, tác hại của hạn hán, nêu các biện pháp chống
hạn cho cây?
Câu 5: Trình bày thí nghiệm sự đóng mở khí khổng:
Tuần 17
CHỦ ĐỀ 2: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Ôn tập được thêm kiến thức về hô hấp ở thực vật.
- Biết làm các bài tập .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
HS biết vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. Phương pháp dạy học: Thảo luận, Giải bài tập
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Các câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà.

IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Bài mới: 43 phút

2


GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận để làm các bài
tập đã giao. Sau đó giáo viên bổ sung, tổng kết
BÀI TẬP
Câu 1: Dựa vào cơ chế hô hấp ở thực vật, con người đã ứng dụng như thế nào
trong quá trình bảo vệ nông sản?
Trả lời: Phương pháp bảo quản nông sản:
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tư ợng bảo quản
sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
a) Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thư ờng sử dụng để bảo quản các loại hạt
trong các kho lớn. Trước khi đa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng
13-16% tuỳ theo từng loại hạt.
b) Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả đ ược bảo quản bằng phương
pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác
nhau.
Ví dụ: khoai tây ở 4, cải bắp ở 1, cam, chanh ở 60C
c) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và
cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thư ờng sử dụng các kho kín có nồng độ
CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi polietilen. Tuy nhiên việc xác định nồng độ
CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tư ợng bảo quản và mục
đích bảo quản.
Câu 2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
Hô hấp hiếu khí tích luỹ được nhiều năng lượng hơn. Từ một phân tử Glucôzơ được
sử dụng trong hô hấp: phân giải hiếu khí/ phân giải kỵ khí = 38ATP/2ATP = 19 lần

Câu 3. Khi nào thì diễn ra quá trình lên men trong cơ thể thực vật?
Khi thiếu ôxi (rễ bị ngập úng, hoặc hạt bị ngâm trong nước, rễ không hô hấp được nên
không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến các lông hút
nên cây mất cân bằng nước và bị chết. Ví dụ: khi cây bị ngập úng
Câu 4: Hãy chọn phương án đúng nhất:
** Để quá trinh quang hợp cần phải có :
1. ánh sáng ; 2. CO2 ; 3. H2O ; 4. O2; 5. bộ máy quang hợp.
Câu trả lời đúng là :
A. 1,2,3,5
B. 1,2,4,5
C. 1,3,4,5
D. 1,2,3,4
** Ôxi được giải phóng trong quang hợp bắt nguồn từ:
A. CO2
B. C6H12O6
C. H2O
D.ATP
3. Dặn dò (1ph):
Về ôn lại các câu hỏi sgk.

3


Tuần 18
CHỦ ĐỀ 3: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (2 TIẾT)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Ôn tập được thêm kiến thức về tiêu hóa ở động vật.
- Biết làm các bài tập .

2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
HS biết vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. Phương pháp dạy học: Thảo luận, Giải bài tập
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Các câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Bài mới: 43 phút
GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận để làm các bài
tập đã giao. Sau đó giáo viên bổ sung, tổng kết
BÀI TẬP:
Bài 1. Hoàn thành nội dung bảng sau:
Nội dung

Túi tiêu hoá

Ống tiêu hoá

Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải

Nhiều

Không

Mức độ hoà loãng của dịch tiêu hoá


Nhiều

ít

Mức độ chuyên hoá của các bộ phận

Thấp

Cao

Thức ăn và chất thải
vào ra cùng chiều

Một chiều

Chiều đi của thức ăn

Bài 2. Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa ống tiêu hoá của động vật ăn
thực vật và động vật ăn thịt? Bằng cách điền vào
SO SÁNH CƠ QUAN TIÊU HOÁ CỦA ĐV ĂN THỊT VÀ ĐV ĂN THỰC VẬT
Tên bộ phận

Động vật ăn thịt

Động vật ăn thực vật

Răng
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng

Bài 3. Em có biết vì sao thỏ lại ăn phân của mình?
Đáp án: Vì trong viên phân có màu xanh là những viên phân chưa được tiêu hoá hết,
mặt khác trong viên phân đó lại có chứa nhiều vi sinh vật cộng sinh. Vì vậy ăn những
viên phân này hoàn toàn có lợi trong tiêu hoá của thỏ.

4


Bài 4. Hoàn thành nội dung bảng sau:
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ỐNG TIÊU HOÁ Ở ĐV ĂN TV
Bộ phận
Miệng

Cấu tạo

Chức năng

Bộ răng:
+ Răng cửa to bản bằng

+ Giữ và giật cỏ

+ Răng nanh giống răng cửa
+ Răng hàm có nhiều gờ
+ Nghiền nát cỏ
Dạ dày

* Động vật nhai lại có 4 ngăn:
+ Dạ cỏ


+ Chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ
các vi sinh vật

+ Dạ tổ ong

+ Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt

+ Dạ lá sách

+ Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp
thu bớt nước

+ Dạ múi khế

+ Tiết ra pepxin và HCl tiêu hoá
prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật

* Động ăn thực vật khác:
+ Dạ dày đơn
Ruột

+ Chứa thức ăn, tiêu hoá cơ học và
hoá học

Ruột:
+ Ruột non dài

+ Tiêu hoá và hấp thụ thức ăn

+ Ruột già lớn


+ Hấp thụ lại nước và thải bả

+ Manh tràng lớn

+ Tiêu hoá nhờ vi sinh vật, hấp thụ
thức ăn

3. Dăn dò (1ph):
Về ôn lại các câu hỏi sgk
Tuần 19
CHỦ ĐỀ 4: CƠ CHẾ ĐẢM BẢO CÂN BẰNG Ở CƠ THỂ ĐỘNG VẬT.
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Ôn tập được thêm kiến thức về cơ chế đảm bảo cân bằng ở cơ thể động vật.
- Biết làm các bài tập .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
HS biết vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. Phương pháp dạy học: Thảo luận, Giải bài tập

5


III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Các câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: đọc trước bài ở nhà.

IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Bài mới: 43 phút
GV đọc các bài tập cho học sinh ghi và yêu cầu học sinh thảo luận để làm các bài
tập đã giao. Sau đó giáo viên bổ sung, tổng kết
BÀI TẬP
Bài 1. Hoàn thành nội dung bảng sau:
KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG TRONG, MÔI TRƯỜNG NGOÀI
Môi trường ngoài

Môi trường trong

Khái
niệm

Là tất cả các yếu tố của môi Là môi trường bao quanh tế bào, môi
trường bao quanh cơ thể
trường mà từ đó tế bào của cơ thể
tiếp nhận chất dinh dưỡng và thải
chất thải

Ví dụ

Môi trường của cá là nước

Môi trường trong của người là máu
và nước mô

Bài 2. Hoàn thành nội dung bảng sau:


Khái
niệm
Ví dụ

KHÁI NIỆM CÂN BẰNG NỘI MÔI
Cân bằng nội môi
Mất cân bằng nội môi
Là duy trì sự ổn định của môi Khi điều kiện lí hoá của môi trường
trường trong
trong thay đổi và không duy trì được
sự ổn định bình thường
Nồng độ glucôzơ trong máu - Nếu độ glucôzơ trong máu người
người ổn định ở mức 0,1%
cao hơn mức 0,1%, bị bệnh tiểu
đường
- Nếu độ glucôzơ trong máu người
thấp hơn mức 0,1%, bị hạ đường
huyết

Bài 3. Hoàn thành nội dung bảng sau:
KHÁI QUÁT CƠ CHẾ CÂN BẰNG NỘI MÔI
3
Các cơ quan
Tiếp nhận kích Các thụ quan: mạch
thích
máu, da
Điều khiển
- Trung ương thần kinh
- Tuyến nội tiết
Thực hiện

- thận, gan, mạch
máu …

6

Chức năng
Biến kích thích thành xung thần kinh
truyền về bộ phận điều khiển
Điều khiển hoạt động của các cơ
quan thực hiện
Tăng hoặc giảm hoạt động


CƠ CHẾ DUY TRÌ HUYẾT ÁP KHI HUYẾT ÁP TĂNG
Bộ phận
Các cơ quan
Chức năng
Tiếp nhận kích Thụ quan áp lực ở mạch Biến kích thích thành xung thần kinh
thích
máu
truyền về bộ phận điều khiển ở hành
não
Điều khiển
Trung khu điều hoà tim Gửi các tín hiệu đến tim và mạch
mạch ở hành não
máu
Thực hiện
Tim, mạch máu
- Tim giảm nhịp và giảm áp lực co
bóp

- mạch máu giản
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Hãy chọn phương án đúng nhất
1.Chọn câu trả lời đúng:
A- Khi H+ tăng, hô hấp tăng
B- Khi H+ tăng, hô hấp giảm
C- Khi H+ tăng, tăng cường độ hô hấp, giảm nhịp hô hấp
D- Khi H+ tăng, hô hấp không ảnh hưởng
2. Khi lượng nước trong cơ thể giảm:
a. áp suất thẩm thấu tăng -huyết áp giảm
b. áp suất thẩm thấu tăng -huyết áp tăng
c. áp suất thẩm thấu giảm- huyết áp giảm
d. cả a,b và c
3. Khi lượng nước trong cơ thể tăng
a. áp suất thẩm thấu giảm -huyết áp tăng
b. áp suất thẩm thấu tăng -huyết áp tăng
c. áp suất thẩm thấu giảm- huyết áp giảm
d. cả avà b dều đúng
4. Hệ đệm Bicacbonat có khả năng điều chỉnh
a. lượng đường trong máu
b. lượng muối trong máu
c. dộ pH của nội môi
d. cả b và c
5. Khi lao động nặng lượng CO2 sản sinh nhiều hiện tượng gì sẻ xảy ra
a. PH tăng trong máu
b. PH giảm trong máu
c. Được điều chỉnh bởi hệ đệm Bicacbonat
d. cả b và c đều xảy ra
6. Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẩn giữ nguyên tỹ lệ ổn định
a. Đường chuyễn hoá thành glucôgen

b. Đường chuyễn hoá thành lipit
c. Đường chuyễn hoá thành prôtêin
d. ThảI ra ngoài cơ thể
3. Dặn dò (1ph):
Về nhà trả lời các câu hỏi.

7


Câu 1:
- Nêu cơ chế điều hoà hoạt động tim ?
- Nêu cơ chế điều hoà hoạt động mạch ?
- Nêu cơ chế hình thành phản xạ điều khiển hoạt động tim mạch ?
Câu 2. Vai trò của thận trong sự điều khiển nước và muối khoáng
Câu 3. Vai trò của gan trong việc chuyển hoá các chất?
Duyệt của BGH

………, ngày 15/9/2015
Người lập KH

TTCM

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×