Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận của phong thuỷ học trong thiết kế cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 106 trang )

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Một số nhận định về phong thuỷ
◘ Bennett (1978) gọi phong thuỷ là một loại “Sinh thái vũ trụ học” (Astroecology). Ông đã khẳng định trong khái niệm phong thuỷ và nhấn mạnh mối quan hệ
triết học giữa con người và môi trường. Ông cho rằng, cơ sở lý luận của phong thuỷ là
lấy mối quan hệ giữa người và đất, người và vũ trụ làm nền tảng. Lip (1979,1986) có
cùng quan điểm với ông.
◘ Theo Joan Wang (1994), “Thuật phong thuỷ Viễn Đông, có truyền thống lâu
đời, phương thuật này có lịch sử hơn 1000 năm này đã bắt đầu có ảnh hưởng kỳ diệu
đối với ngành nhà Đất ở nước Mỹ. Thuật phong thuỷ là sự kết hợp của tinh tướng học
(thuật xem sao), thiết kế học và triết học phương Đông. Mục đích của nó là làm người
ta sắp đặt hài hoà công trình kiến trúc vào vị trí môi trường tự nhiên”.
◘ Trong lời tựa quyển “Nguồn gốc thuật phong thuỷ ở Trung Quốc” do Đại học
Đông Nam Trung Quốc xuất bản năm 1999, giáo sư Phan Cốc Tây viết như sau:
“Thuật phong thuỷ là một môn học cổ của người xưa dùng để xử lý và chọn lựa hoàn
cảnh cư trú, trong đó có nhà ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thị;

Trung Riêng
tâm lăng
Học
Cần
liệutrạch.”
học tập và nghiên cứu
mộliệu
thì gọiĐH
là âm
trạch,Thơ
còn lại@
đềuTài
là dương
◘ Theo học giả Ihoji thuộc khoa Địa Lý của trường đại học Aokeland của
NewZealand năm 2000 thì môn phong thuỷ của Trung Quốc được xây dựng trên ba cơ


sở:
- Địa điểm này có lợi cho việc xây dựng nhà ở hay mộ phần so với các địa
điểm khác.
- Địa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc phong thuỷ thông
qua khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn.
- Một khi đã tìm được một địa điểm như thế, nếu tổ tiên được mai táng (hoặc
sống) ở địa điểm ấy thì con cháu sẽ được hưởng sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại.
Gộp ba điều này lại, họ đã sáng tạo ra một nền kiến trúc kỳ đặc, trong đó có những đền
đài, cung điện, lăng tẩm cổ luôn khiến cho người phương Tây phải thán phục và bị hấp
dẫn.
◘ Một số học giả phương Tây khi nghiên cứu nền văn hoá Trung Quốc thì
nhận định: “Phong thuỷ là một hệ thống đánh giá hoàn cảnh khách quan nhằm tìm cầu
một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và

3


bố cục địa lý của Trung Quốc cổ đại, người ta không thể căn cứ vào các khái niệm tư
duy của người phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng phong thuỷ là mê tín hay
khoa học”.
◘ Theo Phạm Nghi Tân (2003), người đời nhà Thanh, chú giảng “Táng kinh”
của Quách Phác thì “Phong thuỷ” là:
Phong là gió, là hiện tượng không khí chuyển động làm nên điều kiện vi khí
hậu cho không gian sống.
Thuỷ là dòng nước. Nước chính là thành tố cơ bản tạo lập nên sự sống của sinh
vật.
“Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước khí dưỡng mà không có gió,
do vậy hai chữ phong thuỷ là quan trọng nhất trong môn địa học, mà trong đó đất mà
có nước là tốt nhất. Đất mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn”.
◘ Theo Trần Văn Hải (2005) phong thuỷ về hoàn cảnh cư trú, ảnh hưởng chủ

yếu gồm ba phương diện:
- Lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thoả mãn cả hai mặt tâm lý và
sinh lý.

Trung tâm Học
Cần
liệu
tậplợivà
nghiên
cứu
- Xửliệu
lý về ĐH
mặt hình
tháiThơ
trong @
cáchTài
bố trí,
bao học
gồm việc
dụng
hay cải tạo
hoàn cảnh thiên nhiên để định vị trí, hướng nhà cửa ra vào, đường giao thông, nguồn
cấp nước, thoát nước,
- Dựa trên những điều vừa kể trên, người ta thêm vào những ý nghĩa biểu
trưng nhằm thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cầu điều tốt lành, tránh né cái xấu cái dữ.
Tóm lại:
Phong thuỷ là một hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm những địa điểm tốt
lành để xây dựng nhà cửa, là một loại nghệ thuật thiết kế kiến trúc theo quan điểm cổ
đại của phương đông. Môn phong thuỷ ra đời là do con người có hoài bảo hoà hợp với
thế giới tự nhiên, nội dung chính của nó là tuyển chọn và sửa đổi hoàn cảnh sống và

nơi cư trú của con người.
Cần phải nói thêm một điều là, phong thuỷ ngày nay đã trở thành môn khoa học
được nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường Đại học trên thế giới, điều này nói lên rằng
người ta đã thừa nhận nó là khoa học cần phải hiểu biết nên những niềm tin mù quáng,
những hành động mê tín dị đoan cần phải bài trừ khỏi khoa học về phong thuỷ.

4


1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển thuật phong thuỷ
Theo các nghiên cứu Dân tục học ở Trung Quốc thì quan điểm xem phong thuỷ
đã bắt đầu từ thời Tiên Tần và ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài tới ngày nay thậm chí
cho đến hết thế kỷ XXI này, thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về mặt mỹ thuật, công
nghệ thông tin và khoa học, tập tục này vẫn khó mà mất đi.
Có thuyết cho rằng tập tục này bắt nguồn từ vùng cao nguyên miền Bắc Trung
Quốc vào thời kỳ mà người Trung Quốc còn sống trong hang động nhưng hình thành
các hệ lý luận và phát triển ở miền Nam Trung Quốc, trong đó có cả yếu tố pha trộn
với các tập tục và tín ngưỡng dân gian mồ mả, nhà ở của một số dân tộc ít người tại
Trung Quốc.
1.2.1. Thuật tướng trạch thời Tiên Tần
Dựa vào các thư tịch cổ và nhiều di chỉ khảo cổ, các học giả cho rằng thời Tiên
Tần tuy chưa xuất hiện thuật Phong Thuỷ nhưng đã manh nha quan niệm xem Phong
Thuỷ. Đó là thuật “Trạch Cư” (tức thuật chọn nơi cư trú) hay còn gọi là “Bốc Cư” và
thuật “Tướng Trạch” (tức là xem tướng nơi cư trú).
Theo những gì đã phát hiện, Thẩm Trúc Nhưng (2003) có thể khái quát quan

Trung niệm
tâmvềHọc
liệu
ĐHthời

Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
“Tướng
Trạch”
kỳ đóThơ
như sau:
Về địa thế, nơi ở phải là những vùng bằng phẳng trên các triền dốc; Nền đất
phải khô ráo vững chắc. Về địa hình, phải gần các nguồn nước như: Khe, rạch, suối
hay sông ngòi; Lượng nước phải đầy đủ, chất nước phải trong sạch, trôi chảy êm ả để
có thể giao thông thuận tiện hoặc đánh bắt cá. Hoàn cảnh xung quanh phải có núi rừng
xum xuê. Nói chung, đó phải là một bối cảnh địa lý mưa thuận gió hoà, không có lũ
lụt, dễ dàng lấy nước đánh bắt cá, đất đai màu mỡ có thể canh tác được, …
Cũng phải nói thêm thời kỳ Tiên Tần là một thời kỳ khởi đầu cho nhiều trào lưu
triết học ở Trung Quốc. Một số tư tưởng gia (Nhất là phái Âm Dương gia) đã đặt
những viên đá tượng trưng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc
thời bấy giờ, góp phần làm tiền đề cho những lý luận phong thuỷ về sau.
1.2.2. Lý luận kham dư thời Tần Hán
Trải qua khoảng 1000 năm lịch sử, thuật “Tướng Trạch” tới đời Hán là tập đại
thành, các phái hệ lý luận của phép xem tướng nhà (tức thuật Tướng Trạch) được hoàn
chỉnh và thành thục. Có thể nói, môn Phong Thuỷ mà chúng ta biết được ngày nay
chính là hình thành trên mô thức thuật “Tướng Trạch” đời Hán.Thuật “Tướng Trạch”

5


đới Hán chủ yếu có 4 đặc điểm như sau:
a. Thuật “Tướng Trạch” đời Hán bắt đầu có lý luận “Kham Dư” (“Kham” là
tượng trưng cho Trời, ám chỉ thời gian; “Dư” là tượng trưng cho Đất, ám chỉ không
gian) lý luận thời gian và không gia đối ứng, trong đó thuật chọn ngày (tức thuật Trạch
Cát) và cho phép xem tướng đất (tức thuật Tướng Địa) được kết hợp hữu cơ trong một

môn học thuyết. Cổ nhân gọi học thuyết này là “Thiên Địa lý luận” (lý lẽ của đất trời).
b. Trong lý luận này, người xưa đã đặt ra các phép tắc cụ thể cho một môn học
mà người đời Hán gọi là “Đồ Trạch thuật”. Do lý luận “Kham Dư” là một lý luận kết
hợp giữa phép chọn ngày giờ và phép xem tướng đất, cho nên “Đồ Trạch Thuật” là đại
biểu cho một hệ phái thuật Tướng Trạch đời Hán, chuyên chiêm nghiệm phương vị
chiều hướng khởi đầu cho phái Lý Khí sau này.
c. Tới đời Hán, thuật xem hình tướng đất cổ xưa trước đây dùng để chiêm về
nhà ở cũng đã hình thành được các phép tắc chuyên môn. Đây là lý luận “Hình Pháp”
cùng với “Đồ Trạch Thuật” thành hai môn phái tồn tại song hành.
d. Cả hai tông phái trên đều vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là nội
dung của thuật Tướng Trạch đời Hán, và cũng là nội dung đặc trưng chủ yếu của môn

Trung Phong
tâm Thuỷ
Họctrong
liệutruyền
ĐH Cần
Thơ
TàiQuốc.
liệuNhiều
học học
tậpgiảvàphải
nghiên
cứu
thống văn
hoá@
Trung
công nhận
rằng, thuật Tướng Trạch đời Hán chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử hình thành
thuật Phong Thuỷ, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số dụng ngữ chuyên môn.

Đời Hán, lý luận “Kham Dư” và lý luận “Hình Pháp” đã thành thục, nhưng
những lý luận và phép tắc này phần lớn chỉ ứng dụng vào việc chọn và xây dựng nhà
ở, ít ứng dụng vào việc xây dựng mộ phần. Ngay cả các thư tịch xuất hiện trong thời
kỳ này chủ yếu cũng chỉ đề cập về Dương Trạch (tức nhà ở) (Thẩm Trúc Nhưng,
2003).
1.2.3. Thuật ngữ phong thuỷ thời Nguỵ Tấn
1.2.3.1. Sự hưng thịnh của táng thuật
Đến đời Nguỵ Tấn, người ta chú trọng ý nghĩa của không gian vùng đất chôn
cất của người chết hơn. Trong thời kỳ này, các thư tịch ghi chép về Dương Trạch xuất
hiện rất ít. Nói một cách khái quát, thuật Tướng Trạch đời Nguỵ Tấn chính là Táng
Thuật (tức phép xem đất để chôn cất).
Đời Nguỵ Tấn thịnh hành “Táng Thuật” chủ yếu có 2 đặc điểm:
- Xuất hiện nhiều thư tịch về “Táng Thuật”.

6


- Xuất hiện danh từ “Thuật Táng Trạch Sỹ ”. Những kinh điển trọng yếu trong
rừng sách Phong Thuỷ của các đời sau đều có liên quan đến những nhân vật đời Nguỵ
Tấn hoặc thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này.
Táng thuật đời Nguỵ Tấn chủ yếu căn cứ lý luận “Hình Pháp Tướng Địa” nên
thực chất đây cũng chính là lý luận cơ bản của môn phong thuỷ. Táng thuật là phép
chọn đất để táng người chết, và cũng là phép xem tướng đất (vì ban đầu thuật Tướng
Địa chú trọng việc chọn nơi ở cho người còn sống), cho nên “Táng Thuật” còn gọi là
“Địa Lý thuật”. Thông thường những người không chuyên môn thời cổ gọi họ là
“Táng gia”, “Táng Thuật gia” hoặc “Âm Trạch gia”, còn gọi chung là “Địa Lý gia”,
“Phong Thuỷ gia”. Lý luận Phong Thuỷ là lý luận của môn địa lý, ban đầu nó kết hợp
với “Táng Thuật” để hình thành. Vì vậy có thể nói, công dụng chủ yếu của môn địa lý
là “Táng Thuật”. Sự hình thành Táng thuật ở đời Nguỵ Tấn cũng phản ánh sự thành
thục của môn địa lý (Thẩm Trúc Nhưng, 2003).

1.2.3.2. Sự sáng lập thuyết phong thuỷ tướng địa
Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ này có một cách lý luận rất
độc đáo, trong đó có khái niệm cơ bản là “Phong Thuỷ”. Thông thường người ta cho

Trung rằng
tâmxuất
Học
liệutừ ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệu học
cứu
xứ của
“Phong
Thuỷ”
bắt nguồn
từ “Quách
Phác tập
Táng và
thư”nghiên
mặc dù thời
kỳ Nguỵ Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thuỷ” để gọi bộ môn này. Trong “Quách
Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thuỷ” như sau:
“Khí thừa phong tắc tán, giới thuỷ tắc chỉ, cổ nhân tu chi sử bất tán, hành chi sử hữu
chi, cố vị chi phong thuỷ” (tạm dịch: khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới
hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán, làm cho (khí) lưu thông
mà có chỗ dừng, cho nên gọi là phong thuỷ).
Hoặc như câu:
“Phong thuỷ chi pháp, đắc thuỷ vi thượng, tàng phong thứ chi” ( tạm dịch: Phép

phong thuỷ lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió).
Phong và thuỷ, tức là gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ
tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “ôThuỷ (nước) ở đây ngoài việc
chỉ khe, suối, sông rạch,... điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức
mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp
tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích
của cuồng phong bão tố. Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể

7


xâm hại đến nhà ở khi trở thành lũ lụt.
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có
thể “Tàng phong tụ thuỷ” tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi
đó sông nước phải trôi chảy hiền hoà không gây lũ lụt.
Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “Phong” và “ôThuỷ để diễn tả
“khí”, còn “Phong” và “ôThuỷ thì lấy địa hình để diễn tả trạng thái tác động của nó,
cho nên trong thuyết Phong Thuỷ, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy
khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết phong thuỷ vừa huyền bí vừa rất phức tạp
(Thẩm Trúc Nhưng, 2003).
1.2.4. Thuật phong thuỷ thời Tuỳ Đường
Thuật phong thuỷ trong truyền thuyết văn hoá Trung Quốc tới thời Tuỳ Đường
đã hoàn chỉnh hệ thống, nó thâu gôm nhiều môn loại lý luận và nội dung của các phép
chiêm đoán đã có trước đó, từ đó lập nên một khuôn phép cho riêng mình. Điều ngày
nay chúng ta gọi là Phong Thuỷ, đứng về mặt chỉnh thể có thể nói là nhờ vào thời kỳ
này mà thành thục.
Từ thời Đường trở về sau, thuật Phong Thuỷ bắt đầu chia ra phái hệ rõ rệt. Một

Trung phái
tâmxem

Học
ĐH
Cầnvị;Thơ
@ mạnh
Tài liệu
trọngliệu
lý khí,
phương
hoạt động
ở Phúchọc
Kiến.tập và nghiên cứu
Thật ra về lý thuyết 2 phái này gần như không thể tách biệt nhau hẳn, hình phái
cũng bàn về phương vị, Lý phái cũng phối hợp hình thế, chỉ có điều điểm mà họ nhấn
mạnh lại khác. Có một nhà Phong Thuỷ chủ trương dung hợp lý thuyết 2 phái ứng
dụng. Tuy vậy hình phái lưu truyền rộng rãi trong dân gian hơn, vì dễ hiểu và ít có
điều cấm kỵ. Còn phái Lý khí càng lúc càng bí truyền, họ chủ trương chỉ truyền khẩu
quyết trực tiếp cho một số đệ tử được chọn lọc mà thôi (Thẩm Trúc Nhưng, 2003).
1.2.5. Thuật phong thuỷ đời Tống Nguyên
Môn phong thuỷ từ đời Tống, đời Nguyên trở về sau cơ bản vẫn tuân thủ trạng
thái cũ, về chiêm pháp không có sáng tạo mới.
Ngoài ra còn hai điều đáng lưu ý: Một là, người ta rất chú trọng nhà ở và ít đề
cập đến Âm trạch hơn thời kỳ trước ; Hai là, có một số ghi chép về thuật Phong Thuỷ
lại do chính những nhà Nho nghiêm túc viết như Cao Tự Tôn, Hồng Mại, Viên Thái..
.(Thẩm Trúc Nhưng, 2003).

8


1.2.6. Thuật phong thuỷ thời Minh Thanh
Vào thời này, thuật Phong Thuỷ rất thịnh hành trong dân gian mà ngay cả giới

nho sĩ cũng ưa chuộng. Trong thời kỳ này có nhiều công trình ghi chép thực tế về
phong thuỷ liên quan tới hoàn cảnh địa lý của đất nước Trung Quốc.
Càng về sau, môn Phong Thuỷ càng được ứng dụng phổ cập trong dân gian, nội
dung chiêm đoán ngày càng lúc càng dung tục. Trong cách chiêm đoán Âm trạch và
Dương trạch, các thuyết như Bát Quái, Cửu tinh và Chiêm Mệnh ngũ tinh đều được
phối hợp thật phức tạp.
1.3. Các trường phái của phong thuỷ
Theo Kép Nhựt (2006), Phong Thuỷ có hai phái lớn: phái Hình thế và phái Lý
khí.
1.3.1.Phái Hình Thế
Phái Hình Thế (Giang Tây hay Loan Đầu) đoán định nơi cư trú cơ bản dựa trên
hình và thế của cuộc đất. Về tổng thể cách chiêm đoán hình thế có hai loại: một loại
xuất phát từ hình thế cá biệt thông qua phương pháp loại suy chọn phương hướng và vị
trí có giá trị về phán đoán hình thế cuộc đất để đưa đến kết luận tốt hay xấu; một phái

Trung khác
tâmchiêm
Họcđoán
liệutốtĐH
Thơ
học
cứu
xấu Cần
của quần
thể @
cuộcTài
đất, liệu
loại sau
nàytập
bao và

hàmnghiên
cả loại trên
những chủ yếu từ mối quan hệ với quần thể mà tìm ra phương hướng và vị trí nhà (hay
mồ mả) có giá trị rồi kết luận tốt xấu hoặc những điều cấm kỵ. Phương pháp sau có thể
coi là mô thức hình thế có tính chỉnh thể.
Phương pháp loại suy mà thuật Phong Thuỷ Loan Đầu vận dụng chịu ảnh
hưởng của vũ trụ quan truyền thống, nó đặt cơ sở trên lý luận đối ứng tương cảm của
vạn vật là biểu hiện tính chỉnh thể của vũ trụ quan truyền thống.
Về cơ bản, các nhà Phong Thuỷ hiện đại căn cứ vào ngoại hình của toà nhà để
phân ra 5 loại theo ngũ hành như phân tích dưới đây:
Loại hình kim
Toà nhà có hình dáng vòng cung hoặc tròn, loại hình nhà này nên sử dụng cho
ngành công thương nghiệp, chủ về giàu sang, nếu như làm nhà ở thì chủ về vận khí lao
đao.
Loại hình mộc
Tòa nhà hình chữ nhật, hình chữ L hoặc hình chữ Y (hình chữ Y thuộc mộc
hoặc hỏa) và hình chữ + cũng tính là loại hình mộc. Chủ về trạch vận bình ổn.

9


Loại hình thủy
Hình dáng nhà do nhiều hình tròn tổ hợp thành, chủ sự thành bại thay đổi khá
lớn, chủ yếu phải xem vận mới định được. Có thể làm quán rượu.
Loại hình thổ
Tòa nhà hình vuông hình chữ tỉnh, hình chữ công ; rất nên làm nhà ở, chủ về
trạch vận bình ổn, có một sự trợ lực nhất định đối với tài vận và sức khỏe người trong
nhà.
Loại hình hỏa
Toà nhà hình tam giác chủ về trạch vận không ổn định, có tai hoạ huyết quang,

hoả hoạn, luận hung.
Ngoại trừ việc phán đoán hình dáng tốt xấu của bản trạch, các nhà Phong Thuỷ
phái Hình Thế còn đi sâu hơn một bước, đó là phối hợp hình dạng các vật thể của hoàn
cảnh chung quanh để quyết định sự hưng suy của toà nhà. Phương pháp thẩm định là
dùng nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hoá làm tiêu chuẩn (Thẩm Trúc Nhưng, 2003).
Phái Hình Thế phân chia ra làm 3 phái: Phái Loan Đầu, Phái Hình Tượng, Phái
Hình Pháp (Kép Nhựt, 2006).

Trung tâm 1.3.2.Phái
Học liệuLýĐH
Khí Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trường phái này chủ yếu căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố không gian và
thời gian (quan hệ giữa Trời và Đất) mà tính toán để luận lành dữ.
Dùng la bàn làm công cụ chính.
Đặc biệt là nhấn mạnh tính chất của 8 phương vị (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông
Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam) và phân biệt thành những ý nghĩa riêng biệt. Dựa
vào những tính chất bao hàm trong mỗi phương vị người ta tính toán ra sự hoà điệu
giữa trời và đất để quy hoạch kiến trúc hoặc bố trí phòng ốc.
Phái Lý Khí có các tiểu phái sau: phái Bát Trạch, phái Tam Hợp, phái Huyền
không phi tinh… (Kép Nhựt, 2006).
Thật ra về lý thuyết thì hai phái Hình Pháp và Lý Khí gần như không thể tách
biệt nhau hẳn, Hình phái cũng bàn về phương vị, Lý phái cũng phối hợp hình thể, chỉ
có điều điểm mà họ nhấn mạnh lại khác nhau. Có một số nhà phong thuỷ chủ trương
dung hợp lý thuyết hai phái để ứng dụng. Tuy nhiên, Hình phái lưu truyền rộng rãi
trong dân gian hơn vì dễ hiểu và ít có điều cấm kỵ. Còn phái Lý khí càng lúc càng bí
truyền họ chủ trương chỉ truyền khẩu quyết trực tiếp cho một số đệ tử được chọn.

10



1.4. Lý luận điển hình làm cơ sở cho lý thuyết phong thuỷ
1.4.1. Khí trong phong thuỷ
Thuyết duy vật cho rằng Khí là nguyên tố cấu thành thế giới bản nguyên.
Thuyết duy tâm cho rằng Khí là vật phát sinh của tinh thần khách quan. Các nhà hiền
triết thì cho rằng Khí tồn tại ở mọi nơi, Khí tạo nên vạn vật, Khí luôn vận động biến
hoá.
Theo Trương Huệ Dân “Khí” là một danh từ trừu tượng và khái quát cao. Nó
chỉ những dạng vật chất mà mọi người mắt thường không thể nhìn thấy được khái
niệm về vật chất của người xa xưa hoàn toàn không giống như thuyết duy vật máy
móc, nhất định phải tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ thấy mới kể đến, mới thừa nhận. Hơn
nữa người xưa đã chia vật chất thành hai phần, một phần là “hình” có thể nhìn thấy, sờ
được, một phần khác chính là “khí” nhìn không thấy, sờ chẳng được nhưng lại tồn tại
một cách khách quan. Ý kiến sâu sắc hơn là hai phần này có thể chuyển hoá lẫn nhau,
tức là “tụ lại thành hình”, “tan ra hoá khí”. Như vậy, “hình” và “khí” chính là hai hình
thức biểu hiện của một loại sự vật.
Trong thuật Phong Thuỷ, Khí là một khái niệm phổ biến và quan trọng. Khí có

Trung sinh
tâmkhí,Học
liệu
Tài
họckhí,
tậptụ và
cứu
tử khí,
âmĐH
khí, Cần
dưỡng Thơ
khí, thổ@khí,
địaliệu

khí, thừa
khí, nghiên
nạp khí, khí
mạch, khí mẫu…Khí là nguồn gốc của vạn vật, Khí biến hoá vô cùng, Khí quyết định
hoạ phúc cho con người.
Mục đích của thuật Phong Thuỷ là tạo ra môi trường trong đó Khí được luân
lưu thông suốt để tinh thần minh mẫn, cơ thể được tráng kiện. Trong một căn nhà mà
Khí lưu chuyển thanh thoát thì những người sinh sống ở đó sẽ nhận được những điều
tốt lành và mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ. Ngôi nhà nào Khí lưu chuyển trì trệ
hoặc bị tắt thì cuộc sống thường nhật hoặc những dự tính lâu dài cho tương lai của
những người ở đó sẽ gặp nhiều điều trắc trở (Phạm Khải, 2004).
1.4.2. Âm dương trong phong thuỷ
Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, âm dương là lực bổ sung làm nền tảng
cho mọi sự vật hiện hữu. Mọi vật trong vũ trụ đều có thể phân loại âm dương. Nam
giới, sáng sủa, màu sắc âm, rắn và lồi là dương. Nữ giới, tối tăm, màu sắc mát, lỏng và
lõm là âm.
Muốn đạt tới cái tốt lành về Phong Thuỷ cần phải có cân bằng âm dương, thí dụ
như bên trong một văn phòng không nên trang trí màu sắc hoàn toàn dương hoặc hoàn

11


toàn âm. Nếu vách được sơn màu mát thì bàn ghế phải có màu ấm, như vậy mới có cân
bằng về màu sắc âm dương, quân bình bên trong (Phạm Khải, 2004).
Theo Trương Huệ Dân (2000), âm và dương là hai khái niệm đối nghịch nhưng
phụ thuộc vào nhau. Nói đơn giản nó giống như nếu không có ý niệm về cái lạnh
chúng ta sẽ không thể miêu tả cái nóng là như thế nào. Khi đạt tới hiện tượng băng giá
có thể gây bỏng hoặc người bị bỏng nắng bị run rẩy – mục đích là để tái tạo lại thế cân
bằng giữa hai lực. Âm và dương còn có khuynh hướng lấn át nhau. Bất cứ nơi đâu Âm
hoặc Dương chiếm ưu thế là nơi đó thiếu cân bằng, là bất bình thường, là bệnh hoạn,

là xung khắc đổ vỡ…Trong cuộc sống, nơi môi trường sống nếu mất hài hoà, thiếu cân
bằng, cần tái lập hai yếu tố đó để được yên vui. Đó chính là mục tiêu của môn Phong
Thuỷ.
1.4.2.1. Hình tượng âm dương trong môi trường sống
Sinh khí trong môi trường Phong Thuỷ được biểu hiện bằng Long tượng và Hổ
tượng, một âm đối với một dương. Một ngôi nhà trong cuộc đất có bóng dáng “Thanh
Long” bên trái với “Bạch Hổ” bên phải, lại được cửa mặt tiền hướng Nam có hồ sen tự
nhiên ở phía trước là Phượng hoàng, sau lưng có đồi cao hộ vệ là Huyền vũ thì quả

Trung thực
tâmlà Học
Thơ @ đức
TàiKhổng
liệu học
tập
vàPhong
nghiên
đủ “tứliệu
linh”,ĐH
có lẽCần
chỉ kém…lăng
Tử. Mô
hình
Thuỷ cứu

tưởng, theo giáo sư Du Khổng Kiên được thể hiện rõ nét nhất là khu Thập tam lăng
đời Minh ở Bắc Kinh. Mỗi lăng mộ nằm ven thung lũng đều lấy thế “sơn hoàn, thuỷ
bao”- có núi vậy quanh có nước bao bọc - âm dương liên hoàn, thật là tuyệt diệu!
Thanh Long như vậy là ở hướng Đông, lấy màu xanh của Dương mộc, quẻ
Chấn.

Bạch Hổ ở hướng Tây, lấy màu trắng của âm Kim, quẻ Đoài.
Theo quy ước phong thuỷ hướng mặt tiền của bất cứ căn nhà nào đều gọi là
Phụng, lưng nhà là Qui, bên trái là Long, bên phải là Hổ khi ta đừng trước nhà nhìn
vào. Đó là Tứ linh. Ở môi trường đồi núi, ngọn nào trông bề thế cao lớn hơn cả thì
được coi là Long tượng. Ở vùng đồng bằng, một cuộc đất bằng phẳng không có hình
tượng hình thú nào, nhưng phía tay trái vẫn gọi là “tay Long”, phía phải là “tay Hổ”.
Nhà ở hay đền đài xưa thường có sân trước hay ao là lấy được Phụng tượng, sau lưng
không có đồi mà được chòm cây dừa cao cũng coi như có Qui tượng. Tuy nhiên quý
nhất là Long tượng và hiếm thấy nhất là Long mạch. Long mạch là bóng dáng sự vật
(sihoutte) nổi trên nền trời, trong khi Long mạch ẩn hiện ở nếp đất.

12


Theo giáo sư Derek Walter (1988), chuyên gia Phong Thuỷ người Anh: “Tai
hoạ lớn nhất đổ xuống đầu kẻ nào ngu dại cắt ngang Long mạch: chắc chắn là vậy!”.
Xét lại những trận lụt khủng khiếp, người ta khám phá ra rằng những kênh thoát nước
rất tốt chính là một loại Long mạch hình thành từ bao thế kỷ trước. Dù những mạch
lớn đã biến thành các dòng suối lạch nhưng chúng vẫn ghi dấu rồng, âm thầm chờ dịp
hoá giải lũ lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Kẻ không biết hoặc bất chấp Long mạch
mà xây dựng cầu đường, làm nhà cửa, trồng trọt trên đó sẽ có lúc nhìn thấy sự nghiệp
tan tành trôi theo ngọn sóng cuồng…
1.4.2.2. Âm dương trong địa hình
Theo Mặc Uyên (2004), âm tính thể hiện ở cánh đồng quê thanh bình, với đồi
cỏ uyển chuyển, cuộc sống êm đềm giữa vạn vật tự nhiên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 1.1. Hình thể hiện âm tính
Dương tính thể hiện ở cuộc sống náo nhiệt, con người năng động, cao ốc chọc
trời, đèn đêm thắp sáng rực rỡ.


Hình 1.2. Hình thể hiện dương tính
Nhà lầu cao và dài có tính âm hơn là những nhà thấp hình vuông, tròn và đa
giác

13


Hình 1.3. Nhà thấp hình vuông

Hình 1.4. Nhà cao tầng

Nói chung, cảnh thành thị nặng dương tính hơn cảnh thiên nhiên như núi và
biển ở cao nguyên và miền duyên hải. Người thành thị thường tìm đến vùng núi trung
nguyên và miền biển yên tĩnh, mát mẻ để nghỉ mát- bởi âm tính hiền dịu của cảnh
thiên nhiên. Tuy nhiên đặc tính âm dương cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào cường độ
ánh sáng, hướng nắng vì nguồn sinh lực chính của vạn vật là ánh Thái dương.
1.4.3. Ngũ hành trong phong thuỷ
Theo Thẩm Trúc Nhưng (2003), ngay từ thế kỷ IV trước công nguyên, người
quanĐH
niệmCần
ngũ hành
như@
5 lực
thiên
nhiên
gồmtập
Kim-MộcThuỷ - Hoả
Trung Trung
tâm Quốc

Họcđãliệu
Thơ
Tài
liệu
học
và nghiên
cứu
-Thổ. Chúng có thể đặt vào vị trí tương sinh hoặc tương khắc; vòng tương sinh là KimThuỷ -Mộc- Hoả -Thổ; vòng tương khắc là Kim-Mộc-Thổ- Thuỷ - Hoả. Để dễ nhớ
chúng ta hãy đọc ngũ hành tương sinh theo thứ tự Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim với cách lý
luận như sau: Nước (Thuỷ) giúp cây cối (Mộc) xanh tươi. Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hoả)
và khi cháy hết sẽ tạo thành tro hoặc đất (Thổ). Trong đất hình thành nên mỏ quặng
kim loại (Kim) mà khi bị nung chảy thành dạng lỏng như nước (Thuỷ). Ta gọi vắn tắt
là Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Và
nhớ ngũ hành tương khắc theo thứ tự: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc,
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ. (Nước dập tắt lửa, nhưng nước lại bị đất thấm hút, đất
thì bị cây hút cạn, nhưng cây lại bị các dụng cụ kim loại đốn ngã).

14


Hình 1.5. Sơ đồ quan hệ sinh khắc lẫn nhau của ngũ hành
Theo Trần Di Khôi (2005), 5 yếu tố đó ngoài ra còn có những màu sắc đặc
trưng. Màu Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; màu Mộc có màu xanh, màu
lục; màu Thuỷ gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; màu Hoả có màu đỏ, màu tím; màu
Thổ gồm màu nâu, vàng, cam.Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nguyên lý Ngũ Hành trong Phong Thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng

chung một kết quả.Sau đây xin đưa ra một số ví dụ về màu sắc trong Ngũ Hành của

thuật Phong Thuỷ được áp dụng trong kiến trúc.
Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu
trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng
vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem
lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc
kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

Hình 1.6. Màu sắc cho gia chủ mệnh Kim

15


Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đen, màu
xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu
trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu
vàng đất, màu nâu (Hoàng Thổ khắc Thuỷ).

Hình 1.7. Màu sắc cho gia chủ mệnh Thuỷ
Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu
đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông
màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1.8. Màu sắc cho gia chủ mệnh Mộc
Gia chủ mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết
hợp với các màu xanh (Thanh Mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông
màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).

Hình 1.9. Màu sắc cho gia chủ mệnh Hoả


16


Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết
hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng
kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh Mộc khắc Thổ).

Hình 1.10. Màu sắc cho gia chủ mệnh Thổ
Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng
màu sắc hợp với Ngũ Hành của mình (21).
1.4.4. Bát quái trong phong thuỷ
Từ Âm Dương là 2 sinh ra Tứ tượng là 4, sẽ tiếp tục nhân đôi thành 8, gọi là
quái.
Trung Bát
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tượng trưng cho Dương là một vạch liền
Tượng trưng cho âm là một vạch đứt
Bát quái, tính theo vạch từ dưới lên, gồm:
3 Dương, 3 vạch liền:

Càn, nghĩa là Trời (Thiên): mạnh, cứng, nam

2 Dương + 1 Âm

Đoài, nghĩa là Đầm (Trạch): vui vẻ

Dương + Âm + Dương


Ly, nghĩa là Lửa (Hoả): sáng, sáng tạo

Dương + 2 Âm

Chấn, nghĩa là Sấm (Lôi): động

Âm + 2 Dương

Tốn, nghĩa là Gió (Phong): thuận lợi

Âm + Dương + Âm

Khảm, nghĩa là Nước (Thuỷ): sâu, hiểm

2 Âm + 1 Dương

Cấn, nghĩa là Núi (Sơn): an tĩnh

3 Âm, 3 vạch đứt

Khôn, nghĩa là Đất (Địa), nhu thuận, nữ

17


Bát quái được chia ra làm 2 loại: Bát quái của Phục Hi được gọi là Tiên thiên
Bát quái, Bát quái của Văn vương được gọi là Hậu thiên Bát quái, tên này thời Hán đặt
ra (20).

Hình 1.11. Hình của bát quái Tiên Thiên và hậu Thiên

Bát quái biểu tượng: bát quái đại diện cho rất nhiều hiện tượng của thiên nhiên:
phương vị, màu sắc, số mục.
Bảng tóm tắt một số biểu tượng của bát quái (Phạm Khải, 2004)
Trung Bảng
tâm1.1.
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bát quái Số

Hành

Hướng Bát tượng

Mùa

Nhân sinh

Kiên

6

Kim

TB

Trời

Thu-Đông

Lãnh đạo


Khôn

2

Thổ

TN

Đất

Hạ-Thu

Hôn phối

Chấn

3

Mộc

Đ

Sấm

Xuân

Gia đạo

Khảm


1

Thuỷ

B

Trăng, Nước

Đông

Nghề nghiệp

Cấn

8

Âm Thổ

ĐB

Núi

Đông-Xuân

Kiến thức

Tốn

4


Âm Mộc

ĐN

Gió

Xuân-Hạ

Thịnh vượng

Ly

9

Hoả

N

Mặt trời, chóp

Hạ

Danh vọng

Đoài

7

Âm Kim


T

Đầm, ao, biển

Trung thu

Con cháu

1.5. Các dụng cụ dùng trong phong thuỷ
1.5.1. Thước Lỗ Ban trong phong thuỷ
Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã
phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên
quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo
chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.

18


Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8
cung bằng nhau :
Bảng 1.2. Các cung trong thước Lỗ Ban dài 43cm
Cung

Ý Nghĩa

Tài

Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt


Bệnh

Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu

Ly

Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt

Nghĩa

Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt

Quan

Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu

Kiếp

Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu

Hại

Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu

Bổn

Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là
tốt, các cung khác là xấu. Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng

nhau như sau :

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.3. Các cung trong thước Lỗ Ban dài 51cm
Cung

Ý Nghĩa

Quý Nhân

Hành Mộc – Tốt

Hiểm Hoạ

Hành Thổ - Xấu

Thiên Tai

Hành Thổ - Xấu

Thiên Tài

Hành Thuỷ - Tốt

Nhân Lộc

Hành Kim – Tốt

Cô Độc


Hành Hoả - Xấu

Thiên Tặc

Hành Hoả - Xấu

Tể Tướng

Hành Thổ - Tốt

Có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có
thể sử dụng cả hai loại thước trên.
Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau,
có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát
Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những

19


dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vốn
liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì
dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm
của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần
bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng
(23).
1.5.2.Chuông gió Bát quái 5 ống
Chuông gió là vật khí không thể thiếu được trong Phong Thuỷ. Tuy nhỏ bé
nhưng tác dụng của chuông gió là vô cùng kỳ diệu và không thể kể hết được. Nó có tác
dụng tiêu tán, hoá giải hung khí án ngữ hoặc chiếu đến vị trí nào đó trong không gian.
Treo chuông gió để hoá giải hung khí, biến hung thành cát. Đem lại cát khí, sự an lành

và may mắn khi căn nhà, văn phòng hoặc cơ sở không may bị phạm những cấm kỵ
Phong Thuỷ.
Chuông gió này có 5 ống kim loại thuộc hành Kim, nên nó dùng để tiết bớt khí
xấu của Thổ, nhất là sao Ngũ Hoàng chiếu đến vì Thổ sinh Kim. Ngoài ra nó cũng
dùng để tiết bớt khí xấu của Hoả vì Hoả khắc Kim nên Hoả bị tiết bớt khí.

Trung Trên
tâmcácHọc
liệu
ĐHkếCần
Thơ
@Ngũ
Tài
liệu
họclạitập
ống có
vẽ thiết
hình Bát
Quái
Hành
để chế
hungvà
khí.nghiên
Đồng tiền cứu
in
hình Bát Quái dùng để chống lại tà khí, đem lại nhiều may mắn và hoá giải bệnh tật.
Cách dùng:
Nên treo ở giữa nhà hoặc trước cửa ra vào, cửa sổ ở hướng xấu của căn
nhà, nếu treo chỗ có gió thì càng tốt vì âm thanh chuông gió phát ra sẽ có tác dụng hoá
giải khí xấu rất hiệu quả (24)


Hình 1.12. Hình chuông gió Bát quái 5 ống

20


1.5.3. La bàn phong thuỷ
Theo Phạm Khải (2004), công cụ chính của phái là La Bàn.Vòng trong cùng có
kim chỉ nam nằm giữa 8 phương hướng ghi bằng Bát quái. Nền tảng của La Bàn vẫn là
Kinh Dịch. Các vòng ngoài là Thiên Bàn, ghi lại nhị thập bát tú ( 28 chỉ phương hướng
chiên tinh), 64 quẻ Dịch chỉ rõ chu kỳ âm dương thăng giáng…La Bàn giúp nhà Phong
Thuỷ tuyển chọn cuộc đất, định hướng cát hung từ ngoại cảnh vào từng phòng ốc
trong nội thất.
Cách dùng:
-

Để một cạnh của La Bàn hướng về phía muốn đo.

-

Điều chỉnh mặt nghiêng của mặt bàn cho đến khi bọt nước nằm giữa một
cách thăng bằng.

-

Xoay dĩa đồng cho đến khi trục nam của kim chỉ nam trùng với trục bắc
nam của dĩa,

-


Lằn chỉ đen chỉ về hướng muốn đo sẽ cắt lên các chữ trên dĩa. Những chữ
này chính là thông tin mà người đo cần biết.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1.13. La bàn phong thuỷ
1.5.4. Thước lập cực
Là một công cụ Phong Thuỷ hiện đại, được chế tạo bằng nhựa trong suốt (như
hình phổi) trên đó người ta vẽ đủ các tầng của phần trong la bàn. Cũng như la bàn, các
tầng trên miếng nhựa tuỳ theo môn phái Phong Thuỷ mà có sự khác nhau. Thông
thường nhất là có tầng 24 sơn và bát quái. Theo phái Bát Trạch thì thước lập cực phân
chia ra 64 quái; Phái Huyền không thì có 24 sơn và các khởi tinh. Thước lập cực
không có quy định tiêu chuẩn lớn nhỏ, tuỳ theo sở thích của mỗi người mà chọn.

21


Cách dùng:
Trước tiên người ta vẽ cát tuyến định vị trí trung cung trên bản vẽ để tìm ra vị
trí trung cung, tức tìm điểm lập lực toạ hướng của căn nhà. Xem lại hình thước lập cực
ở phía trên, giữa thước lập cực là điểm trung tâm, cũng tức là tâm điểm của vòng tròn.
Chỉ cần tâm điểm của vòng tròn của thước lập cực trùng lên vị trí trung tâm của bản vẽ
thì có thể biết cửa chính ở cung vị nào, phòng chủ nhân ở cung vị nào.
Có một điểm cần lưu ý, tính toán phương vị cát hung của các phòng trong căn
nhà đều phải phân theo 9 phương vị bằng nhau gọi là “cửu cung cách” (Thẩm trúc
Nhưng, 2003).
Bảng 1.4. Các phương vị của căn nhà hình vuông chia theo cửu cung
Tốn

Ly


Khôn

Chấn

Trung cung

Đoài

Cấn

Khảm

Kiền

Trung tâm `1.6.
HọcHệliệu
ĐH
Thơ
@ Tài
liệu
học
tập
và nghiên cứu
thống
giảiCần
thích về
địa điểm
tốt xấu
theo

phong
thuỷ
Theo Du Khổng Kiên (2004), ý thức tốt xấu về cảnh quan được quyết định bởi
trình độ năng lực tâm lý rất cao hình thành trong quá trình tiến hoá của nhân loại.
Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm sinh thái xã hội và tự nhiên trong
quá tình phát triển, thời kỳ định hình chủ yếu của văn hoá dân tộc
Hệ thống giải thích thuyết Phong Thuỷ và xây dựng hệ thống giải thích về loại
ý thức cảnh quan tốt xấu này bao gồm ba tầng: Hệ thống triết học thuỷ hoá, cơ hoá và
hoá thành.
1.6.1. Thuỷ hoá
Cái gọi là thuỷ hoá tức là trời, đất, vạn vật đều bắt đầu từ âm dương. Bản thể
của khí tức là thái hư vô hình, khí âm, khí dương tràn ngập trong trời đất, “Nó tụ hợp,
nó phân tán, biến hoá thành vô vàn hình dạng” (Trương Tái, “Chính Mông”, thiên
Thái hoà). “Khí quyển hỗn độn; Hợp lại mà thành chất, sinh ra người và hình thù vạn
vật; Hai đầu âm dương tuần hoàn không ngừng nghỉ, là ý nghĩa của việc lập nên trời
đất” (Đồng thượng). Đây chính là căn cứ bản thể luận của sự sinh trời, đất, con người
hợp nhất.

22


1.6.2. Cơ hoá
Cái gọi là cơ hoá, là khí không hình, khí chất hoàn toàn không đuổi bắt được nó
“Khi khí tụ lại thì trời thành tượng, đất thành hình” (Thanh Nang Kinh), “Trời có ngũ
tinh, đất có ngũ hành; Trời phân làm nơi trú của tinh tú, đất bày sông núi” (Đồng
thượng). Ngoài những hình thể cố định như thế, khí còn có hình thái có thể nhận biết
được như gió, mưa, sương, tuyết, tức là cái “táng thư” gọi là “khí âm dương”. Khí âm
dương không những có quy luật tụ tán trên ba tầng không gian mà trên duy độ thời
gian cũng có hình thái vận động có thể nhận biết được. “Thuyết Phong thuỷ” dùng mối
quan hệ về sự vận động của khí và mùa, đêm ngày trong triết học Trung Quốc: “Ngày

đêm là hơi thở của trời! Nóng lạnh là ngày đêm của trời! Đạo trời phân xuân hạ mà
dịch chuyển, giống như con người vừa ngủ thì hồn vía tương giao” (Trương Tái,
“Chính Mông”, thiên Thái hoà). Một trong những đặc điểm lớn nhất của triết học
Trung Quốc là vật chất và nhân luân tinh thần hợp thành một thể, thống nhất ở khí
(hoặc lý, tâm): “Loài bay hay lặn, động vật hay thực vật, loài linh hay ngu, thiện hay
ác, đều cần phải có khí thể để tồn tại”. “Phàm cái gian cảm của người thì khí nghịch
ứng vào mơ, khí nghịch thành tượng thì sinh ra loạn ở đó. Chính khí cảm vào người thì

Trung khí
tâm
Học
ĐH
@ Tài
cứu
thuận
ứngliệu
vào nó,
khíCần
thuận Thơ
thành tượng
thì liệu
sinh rahọc
thịnhtập
trị ởvà
đó”nghiên
(Vương Phu
Chi, “Trương Tử Chính Mông Chú”, thiên tham lưỡng). Thuyết Phong thuỷ kế thừa và
phát triển tư tưởng này, “táng thư” nói chôn phạm vào nhân đạo và chôn phạm vào
thiên đạo thì cũng thấy là “hung táng” (chôn chỗ xấu): “Âm dương khác biệt với nhau
là điều xấu thứ nhất, tuổi thời quái gở là điều xấu thứ hai, sức nhỏ hình to là điều xấu

thứ ba, ỷ giàu cậy thế là điều xấu thứ tư, nịnh trên bức dưới là điều xấu thứ năm, biến
ứng quái là điều xấu thứ sáu”.
1.6.3. Hoá thành
Cái gọi là hoá thành tức là trên cơ sở quy luật vận động của khí như đã nói trên,
ngước lên nhìn thiên tượng, cúi xuống nhìn địa hình, khảo sát bốn mùa, định phương
hướng, vị trí, “Thuật ngữ triệu, dụng bát quái, bài lục giáp, bố bát môn, đoán ngũ vận,
định lục khí, minh địa đức, lập nhân đạo, nhân biến hoá, nguyên chung thuỷ” (Thanh
Nang Kinh). Khiến âm dương xung hoà mà được sinh khí, có sinh khí thì có phúc lộc
vĩnh trinh, vạn vật hoá sinh. Như thế xác định được con đường kỹ thuật của thuật
phong thuỷ, đồng thời nêu lên rằng “Khí cỡi gió thì tán loạn, gặp nước thì ngưng tụ” từ
đó dẫn ra mô hình cảnh quan Phong thuỷ lý tưởng “ẩn gió giới hạn bằng nước”.

23


Giáo sư Du Khổng Kiên nói : “Không phải thuyết Phong thuỷ gợi ra mô hình lý
tưởng của người Trung Quốc (mô hình cảnh quan), trái lại mô hình cảnh quan lý tưởng
đó luôn ở sâu xa trong văn hoá và tâm hồn người Trung Quốc. Nó dẫn đến sự suy biện
trực quan của thuyết Phong thuỷ về lý tưởng Phong thuỷ, đồng thời nó đã phát triển và
phụ hoạ trọn vẹn một hệ thống giải thích trên cơ sở triết học khí Trung Quốc ”.
1.7. Phong thuỷ theo cách nhìn khoa học
1.7.1. Giá trị tồn tại của thuật phong thuỷ
Từ xưa đến nay, thuật Phong thuỷ của Trung Quốc cổ đại vẫn được xem là cặn
bã của mê tín phong kiến. Thật ra, những nội dung hợp lý của nó ngày nay đã được
một số nhà kiến trúc học tiếp thu đưa vào lĩnh vực nghiên cứu lý luận thiết kế kiến
trúc. Thuật Phong thuỷ hoàn toàn khác với cái gọi là Phong thuỷ của thầy Phong thuỷ.
Nội dung của thuật Phong thuỷ phù hợp với khoa học, đó là lý luận về quy hoạch thiết
kế và sự lựa chọn môi trường kiến trúc thành thị, làng mạc, nhà cửa, …của Trung
Quốc cổ đại (Vương Vỹ & Trần Lệ Phương, 2004).
Needham đã khẳng định chắc chắn rằng nó có thể tác dụng đặc biệt và có vị trí

quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc.

Trung tâm Họ
Học
liệu ĐH
Cần bằng
Thơvới@
Tài
cứu
đặt Phong
thuỷ ngang
sinh
tháiliệu
học vàhọc
địa lýtập
học và
hiện nghiên
đại. Mô hình
Pphong thuỷ còn được dùng để xác định vị trí khảo cổ (Du Khổng Kiên, 2004).
Có học giả cho rằng nền văn minh nông nghiệp truyền thống của Trung Quốc
có một phần công lao của Phong thuỷ (Michell,1973; Skinner,1982), đồng thời học giả
này còn đem Phong thuỷ sánh ngang với kỹ thuật châm cứu của Trung Quốc.
Còn có ý kiến cho rằng Phong thuỷ là mối liên hệ giữa con người với môi
trường, nó là điểm then chốt của cuộc sống hiện đại văn minh cổ xưa. Nó bao hàm tất
cả những thành phần hợp logic có lý tính, đồng thời nó cũng bao hàm những thành
phần phi logic, không lý tính. Cho nên có người cho rằng khi xử lý các vấn đề thực tế
phong thuỷ có ưu điểm hơn khoa học.
Chức năng sinh thái của Phong thuỷ được nhiều học giả thừa nhận. Nó bao gồm
tính ưu việt các phương tiện như thoát nước, tránh gió, ánh sáng của vùng đất cư trú.
Họ cho rằng, trạch tốt lành của phong thuỷ vừa có thể tránh được tai hoạ lũ lụt vừa

không mất đi nguồn nước ở gần bên (Du Khổng Kiên, 2004).
Còn hiệu quả tâm lý và xã hội học thì càng hiện rõ, Phong thuỷ đã hoà nhập vào
trong mỗi con người và cả xã hội Trung Quốc truyền thống (Du Khổng Kiên, 2004).

24


Một điều đã được khoa học khẳng định là môi trường sống đã tác động rất lớn
tới con người. Y học hiện đại có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều yếu tố môi trường
như nguồn nước, không khí,… đặc biệt là điện trường, từ trường trái đất ảnh hưởng tới
sức khoẻ, có thể gây bệnh dịch, thậm chí truyền sang đời con cháu. Vậy xác định
những địa điểm thuận lợi để sinh sống là cần thiết. Mà phong thuỷ khá xem trọng sự
hài hoà giữa con người với thiên nhiên, nhấn mạnh việc tìm hiểu tự nhiên, cải tạo tự
nhiên, thuận theo tự nhiên, tạo ra một môi trường sống và nơi cư trú lành mạnh được
thiên thời địa lợi nhân hoà, để mong có sự hài hoà giữa tự nhiên và con người (Vương
Vỹ & Trần Lệ Phương, 2004).
Thuật Phong thuỷ trong thời đại ngày nay kết hợp chặt chẽ với trực giác của
con người. Mãi cho đến gần đây, những nhà hàng hải vẫn phải nhờ những vì sao định
hướng cho tàu thuyền và ở một vài nơi trên thế giới, những người làm nông nghiệp
vẫn còn quan sát các ngôi sao để quyết định thời vụ. Họ nhận ra các khuôn mẫu trong
mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần khác nhau trong giới tự nhiên,
nhận biết cây nào đang ra hoa hay khi nào chim quay về sau thời kỳ di trú và đối chiếu
các hiện tượng này vào thời tiết. Rất nhiều tập quán được hình thành hoàn toàn dựa

Trung trên
tâmviệc
Học
liệunhững
ĐH Cần
Thơ

@tích
Tài
học
và nghiên
cứu
áp dụng
hiểu biết
được
luỹliệu
về thế
giớitập
tự nhiên
(Thẩm Trúc
Nhưng, 2003).
Tóm lại Phong thuỷ được nói ở đây không phải là loại Phong thuỷ mê tín như
mọi người đã hiểu sai, mà là gạt đi những điều hư cấu và bảo tồn những điều hay trong
phong thuỷ dung hợp hấp thu trí tuệ của rất nhiều phương diện từ trong ngành khoa
học, triết học, mỹ học, cho tới tôn giáo, dân tộc học, …Sau cùng hình thành môn
Phong thuỷ học hiện đại có thể lệ lý luận đặc thù, giàu tính hệ thống và tính tổng hợp
với một nội hàm phong phú.
Cũng xin nói thêm là hiện nay hội khoa học xã hội Thượng Hải đang vận động
để bộ môn Phong thuỷ được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể ở Trung Quốc.
Giáo sư Yu Xixian, một người ủng hộ việc làm của Hội KHXH Thượng Hải,
cho rằng “Phong thuỷ là một hệ thống đánh giá môi trường dựa trên triết lý cổ nên
phải được xem là một bộ phận quan trọng của văn hoá truyền thống Trung Hoa”.
Một nhà nghiên cứu họ Tao cho biết Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch
xin Liên Hiệp Quốc công nhận môn phong thuỷ nên Trung Quốc muốn nhanh chân
hơn. Một cuộc khảo sát đã được mở ra ở địa chỉ Sohu.com, một trong những trang web

25



lớn ở Trung Quốc, cho thấy 80% người được khảo sát ủng hộ việc này, 16% cho đây
chẳng qua chỉ là một sản phẩm của mê tín dị đoan nhằm kiếm tiền. Ông Zhang
Liangren, phó chủ tịch Hội KHXH Thượng Hải, nói nhóm của ông gồm 25 học giả
đang nghiên cứu phong thuỷ và họ sẽ không bỏ cuộc để có thể khôi phục danh tiếng
cho Phong thuỷ.

Trung tâm Học liệu
ĐH
Cần
@ nhà
Tàiđược
liệugiới
học
tập
Hình
1.14.
ẢnhThơ
một ngôi
thiệu
trênvà nghiên cứu
trang web của Viện hàn lâm Phong thuỷ quốc tế
ở Đức
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là Thượng Hải không phải cái nôi của
Phong thuỷ để có thể nộp đơn xin công nhận, nhưng quan trọng nhất là chưa tìm ra
được một đại diện thích hợp nào mặc dù Phong thuỷ đã được hồi sinh ở Trung Quốc
những năm gần đây. “Hầu hết giáo sư nghiên cứu Phong thuỷ đều đã bước vào tuổi cổ
lai hi nên chúng tôi rất lo lắng cho tương lai của bộ môn khoa học có thật và hữu ích
này. Đó là lý do vì sao tôi nghiên cứu bộ môn này dù đã 63 tuổi” - ông Zhang bày tỏ.

(25)
1.7.2. Tìm hiểu bí mật của phong thuỷ dựa trên khoa học
Sau đây là một số câu chuyện hoàn toàn có thật đã từng xảy ra:
Một thanh niên nông dân khoẻ mạnh sau khi dời nhà mới đã bị bệnh liên miên
đã tìm nhiều thầy chữa nhiều thuốc nhưng bệnh không khỏi. Nhưng sau khi dời khỏi
ngôi nhà mới, bệnh tật tự nhiên không chữa mà khỏi. Bạn bè người thân đều khuyên

26


anh cần phải tôn kính thờ cúng quỷ thần, nếu không sẽ phải gặp tai hoạ và phải mời
thầy địa lý xem Phong thuỷ cho ngôi nhà mới.
Nhưng sau quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học, người ta chứng minh
được rằng căn bệnh của anh là do một thứ nhìn không thấy, chạm không được - Tia
bức xạ trái đất gây ra. Tia bức xạ trái đất là một loại tia bức xạ sóng điện từ phát sinh
do quá trình xáo trộn của dòng điện trái đất và từ trường trái đất tại khu vực. Tia bức
xạ trái đất lại có liên quan mật thiết với nguồn nước ngầm. Khi dòng nước ngầm di
chuyển sẽ hình thành một luồng tia bức xạ có cường độ rất lớn có khả năng ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con người. Đặc biệt là những nơi giao nhau của các mạch nước
ngầm, cường độ của tia bức xạ trái đất càng tăng lên rất nhiều lần. Nếu người hay vật
sống lâu ở trên khu vực trung tâm của tia bức xạ, nhất là sử dụng nơi đó làm giường
ngủ hay bàn làm việc, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ. Nếu khi dời vào nơi
ở mới mà cảm thấy khó chịu bất an, hãy thử dời vị trí giường ngủ, nếu thật là do ảnh
hưởng của tia bức xạ thì vấn đề xem như đã được giải quyết.
Gần vùng Warsawo ở BaLan, có một nơi kỳ lạ được gọi là “tam giác Bermuda
của lục địa”. Mỗi khi chạy xe ngang qua nơi này, các tài xế đều cảm thấy chóng mặt

Trung nhức
tâmđầu;
Học

liệu
Cần
Tài
liệu
cứu
Trâu,
lợn,ĐH
chó,…
đềuThơ
không@
dám
dừng
lại học
ở đây,tập
thậmvà
chínghiên
trâu bò còn
không dám ăn cỏ ở khu vực này. Nơi đây thường xảy ra tai nạn giao thông và điều làm
người ta ngạc nhiên là các tai nạn đều xảy ra vào lúc thời tiết rất tốt, các tài xế đều là
những người có kinh nghiệm lái xe lâu năm. Sau khi tiến hành nghiên cứu, người ta
mới phát hiện tại khu vực này mạch nước ngầm phân bố chằng chịt, dẫn đến hình
thành tia bức xạ trái đất với cường độ rất lớn, ảnh hưởng đến hành vi và trạng thái tinh
thần của những người đang hoạt động trên khu vực.
Ở Hàng Châu có một ngôi làng nhỏ, gọi là làng Lục Gia Tân, đầu làng có một
gia đình họ Triệu sinh sống. Triệu Lão Hán gần 60 tuổi thuê thợ cất một ngôi nhà hai
tầng khang trang. Nhưng không ai ngờ, ngôi nhà mới này đã mang tai hoạ liên tiếp đến
cho gia đình ông. Đầu tiên là người mẹ 80 tuổi ở trong nhà mới chưa được mấy ngày
đã mất vì bệnh ung thư. Tiếp đến, người vợ vốn rất khoẻ mạnh minh mẫn đột nhiên
trong người luôn thấy khó chịu, tối ngủ thấy ác mộng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.
Bản thân Triệu Lão Hán cũng ngã bệnh, biếng ăn, rụng tóc, đau đầu,…

Một số người mê tín trong làng đặt nghi vấn “Hay là do Phong thuỷ không tốt?”.
Một đoàn địa chất đã đến nghiên cứu và phát hiện ra hàm lượng khí radon quá

27


×