Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lợn lai thương phẩm nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ TUẤN MẬU

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TỔ HỢP LỢN LAI
THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU
ĐỒN ĐÈN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ TUẤN MẬU

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TỔ HỢP LỢN LAI
THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU
ĐỒN ĐÈN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Phùng

THÁI NGUYÊN - 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Tác giả luận văn

Lê Tuấn Mậu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết trân trọng
tới PGS. TS. Trần Văn Phùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, các thầy cô giáo Phòng Quản lý đào tạo đào tạo sau đại học,
Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Khoa
học sự sống - Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Trung tâm ứng dụng tiến bộ
Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Trạm nghiên cứu Đồn Đèn đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.

Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy cô
giáo và các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Lê Tuấn Mậu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Đặc điểm một số giống lợn nuôi tại Bắc Kạn ............................................ 3
1.1.1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn địa phương............................... 3
1.1.2. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Móng Cái................................. 4
1.1.3. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Meishan Trung Quốc .............. 6
1.1.4. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn đực rừng .................................. 7

1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn .................................... 7
1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng ............................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng về phát dục của lợn.............................................. 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn............. 12
1.2.4. Chất lượng thịt và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt.................. 13
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt
của lợn ............................................................................................................. 14
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ........................................... 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19


iv

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu ................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.4.1. Công thức lai tạo tổ hợp lợn lai thương phẩm ...................................... 21
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.......................................................................... 22
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................. 22
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
3.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của l tổ hợp lợn lai thương phẩm .... 27
3.1.1. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của tổ hợp lợn lai thương phẩm.. . 27
3.1.2. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của tổ hợp lợn lai thương
phẩm ................................................................................................................ 28
3.1.3. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tuyệt đối của tổ hợp lợn lai thương
phẩm ............................................................................................................... 31

3.1.4. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của tổ hợp lợn lai thương
phẩm ............................................................................................................... 33
3.2. Kết quả khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm ....................................... 35
3.3. Kết quả nghiên cứu, đánh giá cảm quan của thịt lợn lai thương phẩm .. 38
3.4. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thí nghiệm ........ 42
3.4.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn thí nghiệm . 42
3.4.2. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm ................ 43
3.4.3. Kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm ................. 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 48
1. Kết luận ....................................................................................................... 48
2. Đề nghị ....................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

CT1

Công thức 1

CT2

Công thức 2


D

Lợn Duroc

ĐC

Đối chứng

ĐP

Lợn địa phương

ĐVT

Đơn vị tính

ĐVTĂ

Đơn vị thức ăn

F1 (♂R x ♀ĐP) Lợn lai giữa ♂ Rừng và ♀ Địa phương
F1 (♂ R x ♀ M) Lợn lai giữa ♂ Rừng và ♀ Meishan
KHCN

Khoa học công nghệ

KL

Khối lượng


L hoặc LR

Lợn Landrace

LY

Lợn lai Landrace và Yorkshire

M

Lợn Meishan

MC

Lợn Móng Cái

P hoặc Pi

Lợn Pietrain

R

Lợn rừng

TA

Thức ăn

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

TT

Tháng tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

Y

Lợn Yorkshire


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm ............................................... 27
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân ............... 29
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................ 32
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (%) ..... 34
Bảng 3.5. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm ....................... 36
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá phẩm chất thịt vai lợn ........................................ 39
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá phẩm chất thịt mông lợn .................................... 40

Bảng 3.8. Kết quả theo dõi về lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm .... 43
Bảng 3.9. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm ............... 44
Bảng 3.10. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm .................... 46


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ............... 30
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................... 33
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ......................... 35


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, toàn tỉnh có 08
đơn vị hành chính với trung tâm là thành phố Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội
170 km. Diện tích tự nhiên là 4.857,12 km2, trong đó đất nông lâm nghiệp là
3.322,3 km2 chiếm 68,4%; có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó gần 20%
là dân tộc Kinh và hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao,
Mông, Sán Chay, Hoa). Dân số toàn tỉnh là 308.300 người và mật độ dân số
trung bình 63,45 người/km2 (niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2016) [5]
Trong ngành sản xuất nông lâm nghiệp, những năm gần đây có nhiều
chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, đặc biệt là ngành chăn
nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Lợn được nuôi ở các địa phương trong toàn tỉnh, vì chúng có những đặc điểm
ưu việt như tận dụng được nhiều loại thức ăn, sinh sản tốt, cho thịt cao, thịt
lợn cũng phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Tại tỉnh Bắc Kạn, tổng đàn

lợn qua các năm như sau: Năm 2013, có 185.350 con, trong đó lợn nái 22.145
con) và năm 2016 có 206.600 con, trong đó lợn nái 22.760 con, (Chi cục Thú
y tỉnh Bắc Kạn, 2016) [3].
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển mạnh của nền kinh tế, những
giống lợn địa phương, chăn nuôi theo phương thức truyền thống đang được
đông đảo người dân quan tâm và có nhu cầu phát triển. Ưu thế của một số
giống lợn địa phương được nuôi chăn thả, chịu đựng kham khổ, thích ứng với
tập quán chăn nuôi của người dân, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với
khẩu vị của người tiêu dùng... Tuy nhiên, các giống lợn địa phương này con
một số hạn chế như sinh trưởng chậm, khả năng sinh sản thấp, số con đẻ
ra/lứa ít... Trong những năm vừa qua, tỉnh Bắc Kạn đã đề ra chủ trương phát
triển chăn nuôi một số giống vật nuôi cây trồng bản địa nhằm tạo các sản
phẩm đặc sản địa phương cung cấp cho người tiêu dùng. Trong đó, việc


2
nghiên cứu và đánh giá chính xác khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của
một số con lai thương phẩm làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính
sách theo Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20162020, định hướng 2030”. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến
hành đề tài “Đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lợn
lai thương phẩm nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt và hiệu quả kinh
tế của tổ hợp lợn lai thương phẩm CT1 [ ♂ F1 (R x ĐP) x ♀ F1 {♂F1 (♂ R x ♀
M) x ♀ MC}] nuôi tại Trạm nghiên cứu Đồn Đèn thuộc Trung tâm ứng dụng
tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh Bắc Kạn, làm cơ sở để phát triển ngành chăn
nuôi loại lợn này thuộc các xã khu vực miền núi của tỉnh, góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp vào

cơ sở dữ liệu về sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của các giống lợn lai
nhiều dòng, giống khác nhau giữa lợn rừng lai, lợn Meishan, lợn địa phương
Pác Nặm và lợn Móng Cái nuôi tại tỉnh Bắc Kạn; khắc phục những hạn chế
như tỷ lệ mỡ cao, khả năng sinh sản thấp, số con đẻ ra/lứa ít... nhằm tạo ra
được sản phẩm có chất lượng cao, thịt thơm ngon, phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng, đồng thời làm tiền đề nhân rộng ra các huyện trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ
quan thẩm quyền triển khai bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn nái
địa phương, nái Móng Cái… vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho các
vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh Bắc Kạn, góp phần tăng thu nhập cho
người dân, đồng thời tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm một số giống lợn nuôi tại Bắc Kạn
1.1.1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn địa phương
Giống lợn Địa phương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống các
dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Chúng có những ưu điểm nổi bật như rất
phù hợp với điều kiện tự nhiên miền núi phía Bắc, điều kiện canh tác của
nhân dân miền núi, khả năng chịu đựng kham khổ cao, thích hợp với phương
thức chăn thả. Một số giống lợn đẻ nhiều con và có chất lượng thịt thơm
ngon, một số giống thích nghi với vùng núi cao, nhiệt độ thấp và một số lại
quen với môi trường ẩm ướt (Lê Viết Ly, 1994) [15] và (Nguyễn Văn Đức và
cộng sự, 2004) [10]. Tuy nhiên, chúng cũng có nhiều nhược điểm như ngoại
hình xấu, lưng võng, bụng xệ, tầm vóc nhỏ, đẻ ít con, sinh trưởng chậm. Mặc
dù có một số nhược điểm như vậy, nhưng đây vẫn là vật nuôi được người dân
địa phương ưa chuộng và nuôi nhiều. Do một số quan niệm chưa khoa học

của người dân trong công tác chọn giống và chăm sóc nuôi dưỡng, cùng với
xu thế phát triển hiện nay, với trào lưu phát triển của các giống lợn nhập nội
có năng xuất cao đã tạo ra các giống lợn lai với ưu thế hơn hẳn thì các giống
lợn bản địa có xu hướng bị thu hẹp dần. Đặc biệt với nhóm lợn đen tuyền của
giống lợn bản địa nuôi tại Bắc Kạn, do những đặc điểm ưu việt về chất lượng
thịt được người tiêu dùng ưa chuộng cho nên xu thế tuyệt chủng đang dần
hiện hữu. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra các biện pháp bảo tồn và phát triển các
giống lợn Địa phương.
Đặc điểm của giống lợn Địa phương nuôi tại tỉnh Bắc Kạn: Dựa vào
màu sắc lông da có thể chia làm 3 nhóm như sau:
* Nhóm đen tuyền
Toàn thân đen tuyền, nhóm này tương đối nhỏ, có đặc điểm hoang sơ
hơn. Nhóm lợn này được nuôi nhiều ở bà con dân tộc Mông và dân tộc Dao.


4
Hiện nay, số lượng còn không nhiều chỉ chiếm từ 6,10% - 8,33% đàn lợn nái
điều tra, 2,42 - 3,92% đàn lợn thịt, (Chi cục Thú y tỉnh Bắc Kạn, 2016) [3].
Nguyên nhân là do mặc dù có khối lượng nhỏ, lớn chậm nhưng thịt ngon, nên
nhiều người tìm mua bán về dưới xuôi, làm suy giảm đáng kể số lượng đàn
lợn. Cần có biện pháp bảo tồn tránh nguy cơ tuyệt chủng.
* Nhóm lợn đen có một số điểm trắng
Toàn thân lợn có màu đen và có điểm trắng ở một số vị trí như gương
mũi, 4 chân, giữa trán và đuôi có nhúm lông màu trắng, được nuôi nhiều ở
vùng bà con dân tộc H'mông và dân tộc Dao. Nhóm lợn này, được nuôi nhiều
ở khu vực các thôn vùng cao của các xã, khối lượng cũng lớn hơn nhóm đen
tuyền. Về số lượng đàn lợn này chiếm tỷ lệ tương đối cao trong đàn lợn địa
phương. Trong đàn lợn nái, nhóm lợn đen có một số điểm trắng chiếm từ
40,24% - 58,33%; đối với đàn lợn thịt chiếm từ 30,99% - 43,79%.
* Nhóm lợn lang trắng đen

Nhóm lợn này có màu lông trắng và đen xen kẽ thường phân bố ở
bụng, ngang sườn, cổ, vai, lưng, gương mũi, 4 ngón chân, giữa trán và đuôi;
phần còn lại có da và lông màu đen. Các vết lang trắng không cố định và mức
độ lang không giống nhau, con nhiều, con ít. Nhóm lợn này chiếm từ 33,34%
- 53,66% tổng đàn lợn nái và từ 52,29 - 66,59% tổng đàn lợn thịt địa phương.
Nhìn chung, nhóm lợn lang trắng đen này có tầm vóc to hơn và lớn nhanh hơn
được nuôi nhiều ở vùng thấp hơn nơi có người dân tộc Tày sinh sống,
(Nguyễn Văn Nơi, 2010) [17]..
1.1.2. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và huyện Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được nuôi hầu hết ở các tỉnh
Miền Bắc, Miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên .
Đặc diểm của lợn Móng Cái có mình ngắn, cổ ngắn, tai nhỏ, lưng võng,
bụng sệ. Phần lớn cơ thể có màu đen, trừ 6 điểm trắng đó là một đốm trắng


5
hình tam giác hoặc hình thoi giữa trán, mõm trắng, cuối đuôi có chùm lông
màu trắng, bụng trắng và bốn chân trắng. Đặc biệt, mỗi khoang trắng nối giữa
2 bên hông với nhau vắt qua vai giống hình yên ngựa là nét đặc trưng nhất về
màu sắc của giống lợn Móng Cái (Nguyễn Thiện và cộng sự, 2005) [25]. Lợn
Móng Cái có tầm vóc trung bình, khối lượng lúc 8 tháng tuổi đạt 65-75kg;
khả năng sinh trưởng chậm: 2 tháng tuổi nặng 6,0 kg, 10 tháng tuổi đạt
khoảng 80-85kg, khối lượng lợn trưởng thành đạt 140-170 kg/con, cá biệt có
con tới 200 kg nhưng thời gian nuôi rất lâu. Lợn Móng Cái là giống lợn phát
dục sớm, ở lợn cái 5 tháng tuổi, lợn đực 4 tháng tuổi có khả năng phối giống
và có thai. Lúc này trong tinh dịch của lợn đực đã có tinh trùng, lượng tinh
dịch 80- 100 ml, nhìn chung đây là giống lợn có khả năng sinh sản tốt nhất
trong số các giống lợn nội Việt Nam. Lợn Móng Cái có từ 8-16 vú, thông
thường là 12 vú. Số con sơ sinh mỗi lứa cao (11-13 con), khoảng cách giữa 2

lứa đẻ là 165-175 ngày, lợn nái đẻ 2,1-2,2 lứa/năm, có khả năng nuôi con
khéo. Khối lượng sơ sinh thấp khoảng 0,5-0,6 kg/con. Tăng trưởng chậm, tốc
độ tăng khối lượng nuôi thịt trung bình đạt 330g/con/ngày, giao động từ 200400g/con/ngày. Tỷ lệ thịt móc hàm thấp 70-75%, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ 33-35%,
tỷ lệ mỡ/thịt xẻ 35-38%, tiêu tốn thức ăn cao 4,0-4,5kg thức ăn/kg tăng khối
lượng. Lợn Móng Cái dễ nuôi, có khả năng thích ứng với hầu hết môi trường
sinh thái của Việt Nam, kể cả nơi có điều kiện chăn nuôi chưa phát triển, môi
trường sinh thái chưa tốt. Lợn Móng Cái ăn tạp có khả năng ăn được hầu hết
các loại thức ăn, tận dụng được hầu hết các nguồn thức ăn dư thừa và các loại
thức ăn chất lượng thấp, có sức kháng bệnh cao (Nguyễn Thiện và cộng sự,
2005) [25].
Khả năng sản xuất và hướng sử dụng: Lợn Móng Cái chủ yếu làm lợn
nái nền cho phối giống với đực giống ngoại để khai thác ưu thế lai, nhằm phát
huy những gen sinh sản tốt. Ngoài việc sử dụng làm cái nền còn dùng lợn
Móng Cái lai với các giống lợn nhập nội như: Yorkshire, Landrace tạo ra đàn


6
nái lai để tạo các tổ hợp lai 3 hoặc 4 máu nuôi thịt để đạt tăng khối lượng và
tăng tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt thơm ngon và hiệu quả kinh tế nhờ khai
thác tối đa ưu thế lai đối với các tính trạng sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Meishan Trung Quốc
Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ vùng hồ và thung lũng của Trung
Quốc, chúng được xem như lợn Taihu từ hồ Taihu, Fengjing và Minzhu, giữa
miền Bắc và miền Trung của Trung Quốc, một số vùng ven sông Chang Jiang
bờ biển phía Đông Nam.
Giống lợn Meishan được nhập 2 đợt về Việt Nam vào cuối năm 2010
và đầu năm 2011 theo dự án DA15. Giống lợn này có màu đen, mặt và da
nhăn, lông đen toàn thân và có vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân
trước và ngực. Da dày màu đen đặc trưng, tai kích thước to, dài và rủ về phía
trước. Lợn có đầu nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân. Lợn Meishan có nhiều vú,

thành thục sinh dục sớm. Con nái trông bề ngoài thì dữ dằn nhưng lại rất hiền
và nuôi con rất tốt. Toàn thân trông chắc chắn và vận động tốt, thích hợp với
hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ.
Khối lượng tương đối lớn so với các giống lợn châu Á. Lợn nái trưởng
thành có chiều cao 57,8 cm, vòng ngực 100 cm và khối lượng 61,6 kg. Tỷ lệ
thịt xẻ thấp khoảng 66,8%, tỷ lệ mỡ cao. Tuổi động dục 2,5 - 3 tháng tuổi, đạt
tỷ lệ phôi sống cao. Lợn có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ trung bình 15 - 16
con/lứa, có khi 20 - 22 con, bình quân 2,2 lứa/năm. Lợn Meishan có 8 - 9 cặp
vú. Thành thục về sinh dục sớm (lúc 3 tháng tuổi), đẻ nhiều con, lợn nái hiền
lành, nuôi con tốt. Lợn có khả năng tăng khối lượng tương đối tốt (Chu M và
cộng sự, 2003) [32].
Giống Meishan từ Trung Quốc có khả năng tăng trưởng chậm hơn so
với các giống châu Âu và có tỷ lệ mỡ cao hơn nhưng thịt lợn Meishan có mùi
vị thơm ngon, ngoài ra giống lợn này có khả năng chống chịu bệnh tật tốt do


7
các đặc điểm khác biệt của hệ thống miễn dịch bẩm sinh được quy định một
số gene (Bùi Thị Tư, 2015) [27].
1.1.4. Đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn đực rừng
Lợn rừng là giống lợn hoang dã được thuần hóa ở Việt Nam và ở một
số nước khác. Lợn rừng thường có hai nhóm giống: nhóm giống mặt dài và
nhóm giống mặt ngắn.
Lợn rừng Việt Nam , thuộc giống lợn mặt dài, có thân hình cân đối,
nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon,
chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh
và thính, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám
đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng hay cổ dày, dài và
cứng hơn… Vai thường cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn và chỉ dài đến kheo.
Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát

triển và nổi rõ.
Lợn Rừng thường đẻ ít con, mỗi lứa đẻ từ 3 - 5 con. Khối lượng lợn sơ
sinh bình quân 0,5 - 0,9 kg/con. Lợn con có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu
vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi lợn con trên 3 tháng
tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. Khối lượng bình quân lúc trưởng
thành, con đực nặng 80 - 100 kg, con cái nặng 50 - 70 kg.
Lợn Rừng 7 - 8 tháng tuổi, thể trọng 30 - 40 kg (với con cái có thể cho
phối giống, con đực có thể cho phối giống sau hơn 1 - 2 tháng). Thời gian
mang thai cũng như lợn nhà (khoảng 114 - 115 ngày). Thời gian đẻ (từ con
đầu đến con cuối) 1 - 2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp
đỡ hoặc can thiệp của con người (Hoàng Văn Hùng, 2014) [30], Marsico G và
cộng sự (2007) [36].
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn
1.2.1. Cơ sở sinh lý của sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình phát triển liên tục, nghiên cứu quy luật sinh
trưởng để đánh giá khả năng sản xuất của con giống, đồng thời tìm ra phương


8
thức nuôi dưỡng thích hợp nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và tích luỹ cơ
thể, giảm mức chi phí thức ăn. Trong chăn nuôi lợn sinh sản khả năng sinh
trưởng của lợn con có liên quan tới khối lượng cai sữa và khối lượng xuất
chuồng, do đó sự sinh trưởng của lợn con ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và
hiệu quả chăn nuôi. Quá trình sinh trưởng và phát dục của lợn đều tuân theo
hai quy luật như sau:
* Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như:
hệ xương, hệ cơ, hệ mỡ. Hệ xương của lợn phát triển sớm nhất là ở giai đoạn
ngoài thai. Tuy nhiên tính theo thành phần cơ thể thì tốc độ phát triển của hệ
xương ít thay đổi theo thời gian.

Quá trình phát triển của hệ cơ: Ở cả giai đoạn trong và ngoài thai đều
phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai sự phát triển của hệ cơ cũng
thay đổi: từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi hệ cơ phát triển cả về số lượng và kích
thước tế bào nhưng chủ yếu là số lượng. Từ 6-8 tháng tuổi số lượng tế bào
tăng ít hoặc không tăng, mà chủ yếu tăng kích thước và tăng khối lượng.
Quá trình tích lũy mỡ: Ngay từ khi đẻ ra lợn con đã có quá trình tích
lũy mỡ, sự tích lũy mỡ này cũng thay đổi theo thời gian. Lúc đầu là tích lũy
mỡ ở cơ quan nội tạng, tiếp theo là tích lũy mỡ trong cơ, sau cùng là tích lũy
mỡ dưới da.
* Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Theo Vũ Đình Tôn ( 2009) [26], thì quá trình phát dục của lợn gồm hai giai
đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
- Giai đoạn trong thai gồm 3 thời kỳ
+ Thời kỳ phôi thai: Thời gian của thời kỳ phôi thai từ 1-22 ngày, bắt đầu
từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử.
+ Thời kỳ tiền thai từ 23 - 38 ngày: Sự phát triển của thai trong giai
đoạn này được đặc trưng bởi yêu cầu tăng về dinh dưỡng, hô hấp, trao đổi


9
chất và bài tiết. Nhau thai đã hình thành trở thành cơ quan trung gian giữa tuần
hoàn của thai và tuần hoàn cơ thể mẹ để đáp ứng cho sự sinh trưởng phát dục của
thai, các mô và các cơ quan hình thành và hoàn thiện.
+ Thời kỳ bào thai từ 39-114 ngày: Trong chăn nuôi lợn sinh sản, sinh
trưởng trong giai đoạn bú sữa hết sức quan trọng bởi vì điều này ảnh hưởng
đến khối lượng cai sữa. Lợn con ở giai đoạn bú sữa có tốc độ phát triển mạnh
nhưng không đều, phụ thuộc vào sinh lý tiết sữa của lợn mẹ.
Trương Lăng (1993) [13], khối lượng lợn con 10 ngày tuổi tăng gấp 2
lần so với sơ sinh, ở thời điểm 21 ngày tăng gấp 4 lần, 30 ngày tuổi tăng gấp 5
- 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, 50 ngày tuổi tăng 10 lần và 60 ngày

tuổi tăng gấp 12 - 14 lần lúc sơ sinh. Tốc độ sinh trưởng của lợn con bú sữa
nhanh nhất ở 21 ngày tuổi sau đó sự giảm xuống do lượng sữa của mẹ giảm ở
tuần tuổi thứ 3 sau đẻ, đây là thời kỳ khủng hoảng thứ nhất của lợn con, mặt
khác ở giai đoạn này lợn con hay bị thiếu Fe dẫn đến thiều máu bởi vì lượng
Fe dự trữ trong gan lợn con giai đoạn bào thai đã hết, cần có sự bổ sung từ
bên ngoài vào.
1.2.2. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục của lợn
Sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, thể hiện là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, khối lượng các bộ phận và
toàn cơ thể của con vật trên cơ sở của tính di truyền đời trước.
Phát dục: là quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự tăng thêm, hoàn
chỉnh các tính chất, chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Theo Nguyễn Thiện và cộng sự (1995)[24] sinh trưởng là một quá trình
tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất
di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự


10
phát dục vì hai quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như
sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình
phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi
con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở
các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu
là tích luỹ mỡ, còn phát dục xem như ở trạng thái ổn định.
Sinh trưởng còn được hiểu theo nghĩa khác là một quá trình tích luỹ
chất thông qua quá trình trao đổi chất, là sự tăng lên về khối lượng, về kích

thước các chiều các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính
di truyền có từ đời trước (Lê Huy Liễu và cộng sự, 2004)[14].
Người ta thường phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật
nuôi theo hai cách:
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: quá trình sinh trưởng và
phát dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn
ngoài thai (postnatal) (Trần Văn Phùng và cộng sự, 2004)[19].
+ Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ
sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được
chia làm 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai và giai đoạn
bào thai.
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều:
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: Lúc còn non khả năng
tăng khối lượng của lợn chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tuỳ theo
từng giống lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lượng có khác nhau. Điều quan
trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất
để kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.


11
Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát
triển nhanh, có những cơ quan phát triển chậm hơn. Ví dụ đối với lợn con thì
hệ tiêu hoá, hệ cơ xương phát triển nhanh hơn hệ sinh dục.
Không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Sự
phát triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh
trưởng tương đối) của thịt giữ ở mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau
khi sinh, sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích luỹ mỡ tăng dần từ 6 - 7
tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích

chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỷ lệ
nạc cao nhất.
Lợn con mới sinh ra chưa thành thục về tính và thể vóc, có rất nhiều sự
thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để phù hợp với đời sống
của chúng sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay
đổi đó như: khối lượng sơ sinh, số con đẻ ra trên lứa, lượng đường Glucoza
trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn,
sự thay đổi về thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi. Đây là những sự thay
đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được
nghiên cứu đầy đủ và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn.
Do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh, nên khả năng tích luỹ các
chất dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ lợn con ở 3 tuần tuổi có thể tích luỹ được 9 14g Pr/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó, lợn trưởng thành chỉ tích luỹ
được 0,3 - 0,4g Pr/1kg khối lượng cơ thể. Hơn nữa để tăng 1kg khối lượng cơ
thể, lợn con cần rất ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì
tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc thì
cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ (Trần Văn Phùng và cộng
sự, 2004)[19].
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn


12
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng
bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và
phát dục của vật nuôi, người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và
đo kích thước của cơ thể vật nuôi. Từ đó tính toán ra các chỉ tiêu sinh trưởng
để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Theo Lê Huy Liễu
và cộng sự, (2004)[14]. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu
khả năng sinh trưởng của vật nuôi là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi
tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân

đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật
nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt
đối thường là gam/con/ngày.
+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích,
kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo.
Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của lợn
Để đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu
về thân thịt và chất lượng thịt, đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng đó là
tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và
diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thịt bao gồm tỷ lệ mất nước, màu
sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết
thịt. Theo Clutter và Brascamp (1998)[33], các chỉ tiêu quan trọng của khả
năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối lượng đạt được lúc giết thịt. Đối
với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài
thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất
lượng thân thịt bao gồm: tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH


13
của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và cộng sự,
2001)[41].
1.2.4 Chất lượng thịt và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt.
Chất lượng thịt bao gồm hai khía cạnh, thứ nhất là chất lượng thịt
xẻ (The composition of pork carcass) được xác định qua các thông số về
mặt số lượng như trọng lượng sống, trọng lượng hay tỉ lệ móc hàm, trọng
lượng hay tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc, chiều dài thân thịt, độ dày mỡ lưng, diện
tích mặt cắt cơ dài lưng, chiều dài sâu cơ dài lưng, trọng lượng hay tỉ lệ

các phần cắt như bụng rọi, lưng hông, đùi sau, phẩm chất thịt gồm các chỉ
tiêu như độ mềm, sự giữ dịch chất, màu sắc, mùi vị, vân mỡ, trị số pH.
Wood (1986) [45], thuộc viện nghiên cứu thịt tại Britol (Anh quốc)
đã định nghĩa rằng: phẩm chất thịt là tất cả những đặc tính của thân thịt xẻ
khác với mức độ nạc và mỡ được dùng để nói lên giá trị của thân thịt đối
với người bán thịt và người tiêu dùng. Một cách định nghĩa khác về phẩm
chất thịt từ việc đơn giản cho rằng những gì mà thị trường sẵn sàng chi trả
cho việc mua sản phẩm thịt, đến sự khá phức tạp như phẩm chất thịt phải
đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của bốn khía cạnh chủ yếu: cảm quan, dinh
dưỡng, an toàn vệ sinh và quy trình kĩ thuật chế biến.
Một số đặc tính về phẩm chất thịt
- Màu sắc
Thịt tươi có màu hồng đỏ. Màu thịt của các nhóm giống cơ khác
nhau có sự khác biệt nhau đáng kể, nhưng màu sắc thịt trong cùng một
nhóm giống cơ thường đồng nhất.
Thịt có màu sậm, có thể do nhiều nguyên nhân như số lượng tăng
lên của sắc tố khi heo càng lớn tuổi, các hoạt động sinh lý mạnh, sự hấp
thụ oxy bề mặt của cơ ít, sự nhiễm khuẩn hoặc hàm lượng axit lactic thấp
sau khi giết mổ và trong quá trình ướp lạnh. Ngược lại, thịt có màu xám


14
hồng, hồng tái có thể do sự phân giải nhanh glycogen của cơ thành acid
lactic nhiều trong thịt sau khi giết mổ.
Màu sắc của thịt ưa chuộng là màu hơi đỏ và sáng. Thịt có màu tái
nhanh chóng, chuyển sang màu xám và bị co rút, thường bị hao hụt trong
quá trình chế biến. Ngược lại thịt quá sậm màu thường thời gian sử dụng
thấp do thịt ít acid và dễ bị vi khuẩn phát triển.
- Độ mềm
Phần lớn độ mềm có sự khác nhau giữa các loại sản phẩm của thịt do

trạng thái co rút của các sợi cơ hay số lượng sợi cơ, loại và bản chất của các
mô liên kết. Lớp mỡ trong cơ cũng liên quan đến độ mềm của thịt, trạng thái
co của các sợi cơ hay số lượng sợi cơ, loại và bản chất của mô liên kết.
Độ mềm của thịt bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của heo như: giống,
tuổi, giới tính và tình trạng vỗ béo và các điều kiện giết mổ và sự chín tới của
thịt cũng như theo kiểu nấu và mức độ chín.
- Vân mỡ (lượng mỡ trong cơ)
Vân mỡ hay còn gọi là lượng mỡ trong cơ, liên quan đến chất lượng ăn
của thịt, một lượng vân mỡ vừa phải sẽ cần thiết cho hương vị, mùi thơm và
độ mềm của thịt sau khi nấu. Ngoài ra, chất lượng thịt có nhiều vân mỡ ít thay
đổi hơn so với thịt ít vân mỡ. Sản phẩm thịt lợn không vân mỡ thường khô và
không thơm.
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt
của lợn.
Các yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng và cho thịt khác nhau,
tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện
thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của giống, việc tác động vào giống để nâng cao năng suất sinh
sản là cần thiết trong việc chăn nuôi lợn. Đa số các tính trạng về năng suất
sinh sản của lợn nái đều có hệ số di truyền thấp (Schimitten, 1989) [40].


15
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền
nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: -0,51
đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001) [9]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cộng sự,
1996) [4].
Đối với các chỉ tiêu giết thịt như, tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ
lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 0,35). Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình

đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999) [34], nên việc chọn lọc cải
thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi.
Các yếu tố ngoại cảnh
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ánh sáng và
các yếu tố khác.
Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về
số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát
triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các
yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Theo Trần
Văn Phùng và cộng sự, (2004)[19] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể
phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn
chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn
các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ
thể, ví như chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao
hơn và ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc
nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
Nhiệt độ và độ ẩm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức
khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ
môi trường không thích hợp thì sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn
ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp


16
cho lợn nuôi béo từ 15-180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10-120C, độ
ẩm thích hợp 70%. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất
nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và
tăng tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn
nuôi béo từ 18 - 20 0C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 180C. Nhiệt độ
chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí

thích hợp cho lợn vào khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[19].
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt
là lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khoáng, với
lợn con từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng
khối lượng sẽ giảm từ 9,5-12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8-9%.
Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn đực có tốc độ phát triển nhanh hơn lợn cái và lợn đực có khối
lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng
cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công
trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng
cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cộng sự, 1985) [31].
Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm
sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng
khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức
sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn
không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn,
tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần ... (Wood, 1986) [45].
Ảnh hưởng của năm và mùa vụ


×