Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM CHUẨN ĐỊNH KỲ MÁY GIA TỐC TUYẾN TÍNH ELEKTA PRECISE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 92 trang )

VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đồ án này, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Tạ Thị Vân Anh –
Trưởng phòng Vật lý – Công ty TNHH Med-Aid đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Trọng Ánh – Phòng Vật lý
– Công ty TNHH Med-Aid đã luôn theo sát và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đồ án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Viện Y học Phóng xạ
và Ung bướu quân đội, toàn thể Ban giám đốc và nhân viên Công ty TNHH MedAid, đặc biệt, Phòng Vật lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đồ án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý
Môi trường – Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường, đặc biệt, Th.S Trịnh Hữu Toản – Cố vấn học tập lớp KTHN&VLMT K54
đã nhiệt tình giúp đỡ và định hướng cho tôi về học tập cũng như nghề nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi học tập tốt.

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Đinh Văn Phương

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
1


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Đồ án được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác và an toàn trong xạ
trị cho bệnh nhân. Đồ án gồm hai nội dung chính, phần 1: Giới thiệu về kiểm chuẩn
và máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị, thực trạng kiểm chuẩn trên thế giới và
Việt Nam. Phần 2: Xây dựng quy trình kiểm chuẩn định kỳ cho máy gia tốc tuyến
tính Elekta Precise dựa trên các tiêu chuẩn TG-21, TG-51, Elekta Customer
Acceptance Tests và các thiết bị kiểm chuẩn hiện đang có; áp dụng quy trình kiểm
chuẩn đã xây dựng tại Viện Y học phóng xạ và Ung bướu quân đội – Hà Nội.

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
2


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CH Ữ VI ẾT T ẮT
ST
T
1

QA

Quality Assurance

2


TG

Task Group

3

MU

Monitor Unit

4

AAPM

American Association of Physicists in Medicine

5

PDD

Percentage Depth Dose

6

FS

Field Size

7


IAEA

International Atomic Energy Agency

8

SSD

Source to Serface Distance

9

ESTRO

European Society for Radiotherapy and Oncology

10

WHO

World Health Organization

11

EORTC

European Organisation Research Treatment Cancer

12


TRS

Technical Report Series

13

TLD

14

EQART

15

NCI

Thermoluminescence Dosimetry
European Institute for Quality Assurance of Radiation
Therapy
National Cancer Institute

16

RPC

Radiological Physics Center

17

SSDL


Secondary Standards Dosimetry Laboratory

18

SWOG

Southwest Oncology Group

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
3


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤ C LỤ C

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
4


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
5


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, Đ Ồ TH Ị
Hình vẽ Chương 2.

Hình vẽ Chương 3.

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
6


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Hiện nay ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Căn bệnh này đang ngày càng gia
tăng và cướp đi sự sống của hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Số người mắc
bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh gặp ở mọi
tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau.

Kỹ thuật hạt nhân từ lâu đã được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực
khác nhau ở Việt Nam. Một trong những ứng dụng quan trọng là xạ trị. Xạ trị sử
dụng máy gia tốc tuyến tính là một phương pháp cơ bản và hiệu quả trong điều trị
ung thư.
Để quá trình xạ trị an toàn và hiệu quả đòi hỏi máy gia tốc phải được kiểm
chuẩn thường xuyên. Ở Việt Nam hiện nay việc kiểm chuẩn cho máy gia tốc được
thực hiện tại các trung tâm, tuy nhiên nó chưa có tính hệ thống và chưa theo quy
trình chuẩn chung để đánh giá và thực hiện. Thậm chí nhiều nơi không thực hiện
kiểm chuẩn đầy đủ. Trong đồ án này tôi muốn giới thiệu quy trình kiểm chuẩn định
kỳ (tuần và tháng) cho máy gia tốc Elekta Precise, có thể áp dụng ở những cơ sở
điều trị sử dụng loại máy gia tốc này.
Để mô tả lại quá trình xây dựng và thực hiện, đồ án được chia làm 3 chương với
các nội dung chính:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM CHUẨN
-

Giới thiệu về kiểm chuẩn, thực trạng kiểm chuẩn máy trên thế giới, thực trạng

-

tại Việt Nam.
Rút ra sự cần thiết của kiểm chuẩn định kỳ cho máy gia tốc tuyến tính.

CHƯƠNG 2: MÁY GIA TỐC TUYẾN TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG
KIỂM CHUẨN
-

Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính.

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54

7


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

-

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giới thiệu các thiết bị cần thiết cho quá trình kiểm chuẩn định kỳ.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM CHUẨN ĐỊNH KỲ MÁY GIA
TỐC TUYẾN TÍNH ELEKTA PRECISE
-

Xây dựng quy trình kiểm chuẩn định kỳ cho máy gia tốc tuyến tính Elekta

-

Precise phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, và kinh tế tại Việt Nam.
Áp dụng quy trình đã xây dựng , thực hiện kiểm chuẩn định kỳ tại Viện Y học
phóng xạ và Ung bướu Quân đội và đánh giá kết quả thực hiện.

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
8


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM CHUẨN
1.1.

Giới thiệu chung về kiểm chuẩn
Một trung tâm xạ trị muốn đưa vào hoạt động cần phải có giấy cấp phép của

các cơ quan quản lý cấp trên. Ngay từ khi nhập thiết bị về, sau khi cài đặt thiết bị,
thiết bị đó cần phải vượt qua được các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ để đảm bảo an
toàn trong xạ trị. Trung tâm đảm bảo an toàn bức xạ sẽ cử các nhân viên đến đo đạc
tất cả các thông số của máy, của các thiết bị đo liều được sử dụng và đo liều tại môi
trường xung quanh khu vực để đảm bảo chắc chắn an toàn cho người sử dụng và
bệnh nhân. Sau khi vượt qua tất cả các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ, máy sẽ được
đưa vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động máy sẽ được kiểm chuẩn hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để đảm bảo an toàn tối đa. Công việc kiểm chuẩn
này sẽ được thực hiện bởi trung tâm xạ trị, còn các cơ quan an toàn xạ trị sẽ có các
buổi thanh tra ngẫu nhiên để đảm bảo công tác kiểm chuẩn tại các trung tâm này.
Kiểm chuẩn (QA) là tất cả các công việc được lên kế hoạch, có tính hệ thống
cần thiết để tạo ra đủ sự tin tưởng vào một sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu
về chất lượng (ISO 9000 : 1994), nó bao gồm rất nhiều thủ tục, công việc thích hợp.
Do đó tất cả các nhóm liên quan sẽ thực hiện theo các quy trình, tiêu chuẩn đó[3].
Kiểm chuẩn trong xạ trị là tất cả các công việc để bảo đảm tính nhất quán về
sự an toàn trong y học, tối thiểu hóa liều tại vị trí mô lành, tối thiểu hóa liều chiếu
đối với nhân viên, đầy đủ thiết bị quan sát, theo dõi bệnh nhân để xác định kết quả
cuối cùng của điều trị.
Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã đưa ra các khuyến cáo, các tiêu
chuẩn trong xạ trị. Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xuất bản cuốn sách
về kiểm chuẩn trong xạ trị ngoài. Năm 1994, Hiệp hội vật lý y học Mỹ (AAPM) đưa
ra nhóm nhiệm vụ (TG) 40 về tiêu chuẩn kiểm chuẩn. Đến năm 1995, Hội liên hiệp
châu Âu về xạ trị ung thư (ESTRO) cũng đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn trong xạ

trị, các tham số cần kiểm chuẩn.
1.2.

Thực trạng kiểm chuẩn thiết bị trên thế giới

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
9


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN - VLMT

1.2.1.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hoạt động của IAEA trong kiểm chuẩn
IAEA đã xuất bản cuốn sách tính toán, xác định liều hấp thụ của chùm photon

và electron trong thực tế (TRS-277) vào năm 1987. Nó bao gồm các bước tiến hành
để xác định liều hấp thụ của chùm tia trong phantom nước bằng cách đo với buồng
ion hóa. Tái bản của TRS được xuất bản vào năm 1997 cập nhật đo liều với chùm
photon, nó rất hữu ích cho người sử dụng trong việc đo liều lượng của chùm tia sử
dụng trong xạ trị. Trong TRS-277 sự hiệu chỉnh của buồng ion hóa dựa trên cơ sở
tiêu chuẩn chính của Kerma không khí: cách tiến hành này cũng được sử dụng trong
TRS-381. Nhưng phương pháp dựa trên sự hiệu chỉnh trực tiếp buồng ion hóa trong
phantom nước về liều tuyệt đối trong nước cũng được giới thiệu.[4]
Sự phát triển của các tiêu chuẩn chính của liều hấp thụ trong nước với chùm
photon và electron năng lượng cao cũng làm cải thiện đo đạc liều bức xạ, giảm sự
không chắc chắn trong việc đo chùm xạ trị. Nhiều phòng nghiên cứu về đo đạc liều
đã cung cấp sự hiệu chỉnh đo đạc liều hấp thụ trong nước của chùm Co-60. Một vài

phòng thí nghiệm đã mở rộng hiệu chỉnh chùm photon và electron năng lượng cao
hay trong giai đoạn phát triển các kỹ thuật cần thiết cho những phương thức đó.
IAEA cũng hỗ trợ kiểm tra xem xét quá trình xạ trị tại các bệnh viện, IAEA
cùng với WHO đã gửi thiết bị đo liều kết nhiệt huỳnh quang (TLD) đến các bệnh
viện để kiểm tra chùm xạ trị ở những đất nước đang phát triển. Nếu độ lệch không
thể được xử lý bởi các chuyên gia ở viện và quốc gia đó. IAEA sẽ cử các chuyên gia
đến để hỗ trợ xử lý các vấn đề đó. IAEA cũng có các cuộc thanh gia kiểm tra chất
lượng và quy trình thực hiện tại các cơ sở. Các quy trình thực hiện bao gồm: xem
xét dữ liệu và kỹ thuật thực thiện đo liều, hiệu chỉnh đo đạc và đào tào.[5]
IAEA cũng xem xét các tai nạn xảy ra trong quá trình xạ trị, IAEA cũng gửi
chuyên gia đến tham gia để theo dõi, giải thích, hiệu chỉnh và báo cáo. Thêm vào đó
là đánh giá liều bệnh nhân và đánh giá lâm sàng hiệu quả đến bệnh nhân. Kết quả sẽ
làm nổi bật tầm quan trọng của hướng dẫn, xem lại quá trình và cung cấp cấu trúc
cần thiết cho các chuyên gia IAEA khi tiến hành thanh tra.

ĐINH VĂN PHƯƠNG – KTHN & VLMT – K54
10




×