Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chuyên đề xây dựng MTGD trong trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.23 KB, 15 trang )

Chuyên đề:

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEO
QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở
TRƯỜNG MẦM NON

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2017


Nội dung
I. Một số khái niệm liên quan.....................................................................................3
1. Môi trường (MT).................................................................................................3
2. Môi trường giáo dục trong Trường Mầm non.....................................................4
3. Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non......................................5
II. Ý nghĩa của môi trường giáo dục trong trường MN..............................................5
III. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non...................................6
IV. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục......................................9
1. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường xã hội..............................................9
2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi........................10
3. Yêu cầu đối với việc bố trí, sắp xếp..................................................................11
V. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục............................................................11
1. Xác định môi trường cần xây dựng...................................................................11
2. Trang bị, sưu tầm - Mua sắm............................................................................12
3. Tổ chức làm ĐD, ĐC........................................................................................12
4. Bố trí, sắp xếp, sử dụng.....................................................................................12
VI. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong MTGD...........................................................13
VII. Nhiệm vụ của ban giám hiệu trong công tác xây dựng môi trường giáo dục
trong trường mầm non..............................................................................................13
Kết luận chung.........................................................................................................14



I. Một số khái niệm liên quan
1. Môi trường (MT)
Thuật ngữ “Môi trường” (Environment) là một thuật ngữ phổ biến, tuy
nhiên, khái niệm MT đến nay vẫn chưa được thống nhất. Các nhà nghiên cứu
chia MT tự nhiên thành MT vô sinh và MT hữu sinh. MT vô sinh bao gồm
những yếu tố không sống như: các yếu tố vật lý, hóa học, đất, nước, không khí.
MT hữu sinh bao gồm các thực thể sống như: các loài động thực vật, vi sinh vật.
Ngoài ra, theo các thành phần tự nhiên, có thể chia MT thành: MT đất, MT
nước, MT không khí, MT sinh vật. Những cách phân loại trên chỉ là tương đối
tùy theo mục đích nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực cụ thể nào đó.
Đối với con người thì MT chứa đựng nội dung rộng hơn. Con người và MT
xung quanh có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau, con người chịu ảnh
hưởng của MT. Theo UNESCO (1981) thì “Môi trường sống do con người tạo
ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình”. Qua đó,
chúng ta nhận thấy, con người, xã hội và thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ gắn bó
hài hòa với nhau. Vì vậy, có thể hiểu rằng MT bao gồm cả MT tự nhiên và MT xã
hội.
Từ những phân tích trên, khái niệm được hiểu như sau: “MT là toàn bộ các
hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội do con người tạo ra, chúng có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người và ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên”.
Các thành phần trong MT
Môi trường trong trường Mầm non có 3 thành phần chính tác động qua lại lẫn
nhau:
- Môi trường tự nhiên – không gian
- Môi trường kiến tạo


- Môi trường VH – XH

2. Môi trường giáo dục trong Trường Mầm non
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục:
Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự
nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, câu xanh, địa điểm
trường) và môi trường xã hội(bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm
non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường
mầm non với các tổ chức kinh tê, xã hội, văn hóa khác…)
Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vật
chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các
trang thiết bị, đồ dùng, đô chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động
sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ
thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ,
đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xa hội
như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ và hình thành nhân cách của mình.
Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong
trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với
những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang
tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan
trọng đối với giáo dục mầm non, theo chung tôi, là cần phải cung ứng điều kiện cần
thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt,
thông qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.


3. Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
Xây dựng MTGD trong trường MN là thiết kế cách thức sử dụng môi trường
để tổ chức quá trình giáo dục cho trẻ được sinh hoạt - học tập một cách thoải mái

và chủ động, tích cực.

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt MQH giữa người lớn – trẻ em và môi trường vật chất
II. Ý nghĩa của môi trường giáo dục trong trường MN
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực
sự cần thiết và quan trọng.
Thứ nhất, Môi trường như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức,
hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,
thông qua đó, nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện:
- Thúc đẩy sự phát triển nhận thức.
- Thúc đẩy sự phát triển vận động.
- Thúc đẩy sự phát triển tình cảm, xúc cảm.
- Thúc đẩy sự phát triển giao tiếp xã hội.
- Thúc đẩy sự phát triển tính tự lực.
- Thúc đẩy sự hình thành thói quen, hành vi tốt.
Thứ hai, Môi trường giáo dục được xây dựng sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí
khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa:


- Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt
động tích cực, sáng tạo.
- Tạo cơ hội cho trẻ được tự lựa chọn hoạt động phù hợp.
- Khuyến khích trẻ tham gia tích cực tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua
đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm góp phần hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ.
Thứ ba, Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với
trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải
bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với vô, với bạn bè. Nhờ vậy, giáo viên
có thể hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu
quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn.

Kết quả đối với giáo dục trẻ em trong trường mầm non:
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là
phương tiên, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu
hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để
thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong
từng thời kì.
III. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non
Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội,
khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trong
trường mầm non phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp,
thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ
- Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu
vực cho trẻ hoạt động.


- Cần đảm bảo tính mục đích. Tính mục đích ở đây có 2 nghĩa: một là môi
trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riệng. Muốn đạt
được điều đó thì nghĩa thứ hai là thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ
chức các hoạt động
- Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Địa
điểm trường phải cách xa những nơi ồn ào, ô nhiễm, độc hại đối với trẻ như cách xa
trục đường giao thông lớn, xa nhà máy, bệnh viện, khu rác thải, nghĩa trang... Đảm
bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và
tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài
ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được

yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt
động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành
cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ
hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng.
Ví dụ: với trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại
và chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ý
đến sự phong phú của các loại đồ chơi, đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và
phương tiện cho trẻ sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ.
- Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục
càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ
năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời
điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều.
- Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ


+ Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các vận động khác nhau
của trẻ.
+ Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám
phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.
+ Phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các
phong tục tập quán...Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương
và của các dân tộc khác nhau.
+ Tạo môi trường giáo dục có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng
ngày của trẻ.
+ Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và các nhân; các
hoạt động trong lớp và ngoài trời.
+ Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ.
- Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ

năng xã hội cho trẻ.
+ Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa
cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh.
+ Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn, với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu
thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ,
tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan
tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh.
+ Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực
để trẻ noi theo.
+ Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn
kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận
dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ.
+ Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.


IV. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục
1. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường xã hội
Thứ nhất, Cần đặc biệt quan tâm đến các mối quan hệ:
- Giáo viên – Giáo viên.
- Giáo viên – Trẻ.
- Giáo viên – Cha mẹ trẻ.
- Trẻ - Trẻ.
Thứ hai, Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ
có được:
- Cảm giác an toàn
- Yêu thương, ấm cúng
- Vui vẻ, hứng thú, thoải mái
- Đầy cảm xúc tích cực
- Động viên, khen ngợi

- Cổ vũ, khích lệ
- Lắng nghe, chia sẻ
- Tự tin
- Cởi mở, Tự do
- Bình đẳng với bạn
- Có cơ hội tích cực giao tiếp, hoạt động
- Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ: gần gũi, lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ.
- Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt
động tập thể.
Thứ ba, Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm
- Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
- Dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông.


Thứ tư, Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm
cá nhân.
- Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân… khi trẻ gặp thất bại.
- Kiên nhẫn với trẻ.
- Tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ.
- Biết chờ đợi.
- Chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng ý kiến cá nhân, tránh áp đặt, từ đó hình
thành thói quen suy nghĩ 1 cách độc lập.
- Không định kiến với trẻ.
- Chỉ cấm đoán những việc không an toàn.
- Hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ.
Thứ năm, Rất cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của
mỗi trẻ so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi.
- Đánh giá với mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn.
- Tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiến
bộ nào, dù là nhỏ nhất, và của những trẻ khó dạy nhất.

Thứ sáu, Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau những gì phù hợp
với khả năng. Dạy trẻ giúp đỡ trẻ khuyết tật học hòa nhập.
2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
- An toàn, vệ sinh
- Thẩm mĩ
- Màu sắc tươi sáng
- Hình dáng ngộ nghĩnh
- Đảm bảo tính mục đích
- Dễ sử dụng.


- Đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ: Về hình dáng, kích
thước màu sắc, chất liệu; Về công dụng, chức năng giáo dục, tính chất hoạt động:
tập thể, nhóm, cá nhân; trong lớp ngoài trời.
- Đa chức năng, mang tính mở: Dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
- Tận dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có.
3. Yêu cầu đối với việc bố trí, sắp xếp
- Thuận tiện cho cô và trẻ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, dễ sắp xếp, dễ cất
- Linh hoạt và cố định
- Tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn với trẻ
- Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp và hợp tác
- Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực
- Phù hợp với chủ đề giáo dục
V. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục

1. Xác định môi trường cần xây dựng
• Xây dựng môi trường chung trong trường mầm non:
 Sân vườn
 Khối phòng học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính.



 Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước.
 Đây là môi trường sẵn có xung quanh trường lớp. GV phải biết tận dụng,
khai thác bổ sung các TB, ĐD để tổ chức HĐNT cho trẻ.
• Xây dựng môi trường trong lớp
 Môi trường hoạt động trong các góc.
 Trang trí các mảng tường các khu vực của lớp
 GV nên lập bảng vẽ thiết kế vị trí không gian các góc trong MTGD lớp
học.
2. Trang bị, sưu tầm - Mua sắm
• Cần xem xét nội dung của chủ đề trước và sau để có thể linh hoạt trong việc
thay đổi.
• Lên kế hoạch mua sắm sưu tầm ĐD ĐC và nguyên vật liệu, phế liệu.
• Huy động sự ủng hộ của phụ huynh
3. Tổ chức làm ĐD, ĐC
GV cần xác định rõ và có kế hoạch:
ĐD cô làm
ĐD cô và trẻ cùng làm
ĐC trẻ tự làm
4. Bố trí, sắp xếp, sử dụng
• Tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động.
- Ngoài trời: Nên quy định rõ diện tích sân chơi, dựa trên tổng diện tích của
trường.
- Trong lớp: Nên phân bố khoảng không gian hợp lý giữa các khu vực. Cần
đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết. Đối với góc chơi mà trẻ cần tập trung chú ý suy
nghĩ phải đảm bảo yên tĩnh. Sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ.


• Bố trí sắp xếp thiết bị, ĐD ĐC phù hợp với mục tiêu, yêu cầu GD theo chủ
đề.

• Sắp xếp ĐDĐC dưới dạng mở kích thích trẻ tích cực hoạt động.
• Thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi tạo hấp dẫn mới lạ
cho trẻ.
VI. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong MTGD
- GV phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh ảnh, ĐDĐC….. để giúp trẻ tích
cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều cách chơi … đáp ứng việc cung cấp và củng cố
KT-KN cho trẻ..
- Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước mở
chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại ĐC để đưa vào
các hoạt động: hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài trời.
- GV phải biết tích hợp các hoạt động một cách linh hoạt kích thích trẻ tích cực tìm
ra các chức năng sử dụng các ĐDĐC trong các hoạt động.
Lưu ý khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ:
- An toàn cho trẻ là yêu cầu số 1
- Các đồ chơi không phải là để trang trí mà để cho trẻ hoạt động, tăng cường
đưa các nguyên, vật liệu để trẻ có thể sáng tạo được theo cách của mình.
- Cần có sự tham gia và sử dụng sản phẩm của trẻ vào xây dựng môi trường
học tập. Môi trường sẽ được hình thành trong quá trình thực hiện chủ đề.
- Mỗi khi sắp đặt bất cứ một vật gì trong lớp cần đặt câu hỏi: Có an toàn với
trẻ không? Trẻ có thể làm gì với nó? Nếu không trả lời được các câu hỏi đó thì
không đưa vào!
VII. Nhiệm vụ của ban giám hiệu trong công tác xây dựng môi trường giáo
dục trong trường mầm non
- Xây dựng được bầu không khí tâm lý sư phạm trong trường mầm non.


- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho đội ngũ giáo viên tổ chức tốt
các hoạt động giáo dục.
- Quán triệt trong đội ngũ GV các yếu tố cấu thành nên môi trường giáo dục
(các khái niệm về môi trường), mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng MT GD.

- Hướng dẫn giáo viên cách thức xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức
tốt các HĐ cho trẻ trong môi trường GD đã xây dựng.
- Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, khai thác tài nguyên trên mạng
internet, tham quan thực tế… để nâng cao năng lực chuyên môn.

Kết luận chung
Để đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc xây dựng MTGD cho trẻ trong trường
MN theo quan điếm lấy trẻ làm trung tâm, nhà giáo dục tổ chức MTGD trong
trường mầm non cần hướng đến các mục tiêu sau:
1. MTGD mời gọi đứa trẻ
2. MTGD cung cấp đủ vật liệu cho tất cả trẻ
3. MTGD sắp xếp thuận tiện cho các HĐ học tập
4. MTGD kích thích nhiều ý tưởng chơi khác nhau
5. MTGD linh hoạt mang tính mở
6. MTGD cung cấp MT phản ánh văn hóa xã hội


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục mầm non, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
(2) Nguyễn Thị Mai Chi, Module 7 – Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, tài
liệu cho GVMN, Bộ GD&ĐT lưu hành.
(3) Vũ Thị Ngọc Minh (2011), “Tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động ở trường mầm non”, Tạp chí GDMN, số 3.
(4) Nguyễn Thị Hồng Phượng (2004), Xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục
thúc đẩy trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực trong môi trường mầm non, Báo cáo toàn văn
đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Tp. HCM.




×