Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vôi hóa cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.24 KB, 2 trang )

Vôi hoá cột sống
To | Trung | Nhỏ
[ 2008/04/17 12:18 | by admin ]
*Tôi có người thân ở nước ngoài hiện nay đã được mổ vôi cột sống, nhưng tôi
không hiểu tại sao có vôi cột sống và sau khi mổ rồi có ảnh hưởng gì về sau không,
có ảnh hưởng gì đến con cái không? Và bao lâu thì ra viện và đi đứng được?
(Khương Thủy)
* Trả lời của Phòng mạch online:
- Vôi cột sống (thoái hóa cột sống, gai cột sống) là từ ngữ đơn giản mà các bác sĩ hay
dùng để chỉ tình trạng thoái hóa của các dây chằng liên kết các thân đốt sống, các đĩa
đệm nằm giữa các thân đốt sống.
Theo thời gian cũng như tùy thuộc vào mức độ làm việc lúc trẻ mà các đĩa đệm sẽ bị
thoái hóa mất nước, các dây chằng bao bọc đĩa đệm bị rách làm đĩa đệm chui ra sau vào
ống sống chứa tủy sống mà người ta gọi là thoát vị đĩa đệm.
Tình trạng này càng nặng thêm khi các dây chằng dọc theo ống sống bị thoái hóa lắng tụ
can xi dày lên càng làm hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống, chèn ép các rễ thần kinh gây
đau và yếu liệt chi.
Khi đó các bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật cắt bảng sống hay nói nôm na là lấy đi
các thành phần chèn ép như đĩa đệm lồi ra, các dây chằng bị vôi hóa dày lên để giải áp
cho tủy sống tránh tình trạng bị chèn ép.
Như vậy nếu một phẫu thuật thành công nghĩa là bệnh nhân không bị liệt do biến chứng
cuộc mổ thì việc có con cái là chuyện bình thường không ảnh hưởng gì cả.
Việc bao lâu xuất viện tùy thuộc vào bác sĩ điều trị đánh giá cuộc mổ như thế nào. Trung
bình 7-10 ngày là có thể xuất viện, mổ nội soi hay với đường mổ nhỏ có thể xuất viện
sớm hơn.
Trong tháng đầu tiên bệnh nhân thường được cho mang nẹp lưng khi đi đứng để đỡ 1
phần cho cột sống cho đến khi mô lành hẳn. Sau khi lành mô ( vết thương lành), là bắt
đầu giai đoạn tập vật lý trị liệu. Giai đoạn này cần có người kỹ thuật viên vật lý trị liệu
hướng dẫn tập.
Về phần chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm thì tùy giai đoạn. Giai đoạn sớm
chủ yếu là chăm sóc vết thương, tập tại giường các động tác tay chân, tập đỡ ngồi dậy,


săn sóc và vệ sinh cá nhân, chườm lạnh nơi mổ để chống viêm và chống phù nề.
Sau giai đoạn lành vết thương chủ yếu là giúp người bệnh tập các động tác vật lý trị liệu
do các nhân viên hướng dẫn. Tùy theo cuộc mổ mà bệnh nhân được cho đi lại, ngồi dậy
nhưng thông thường nhất là hạn chế các động tác này.
Việc phẫu thuật chỉ lấy đi phần đĩa đệm chèn ép mà không thể điều chỉnh các tư thế xấu
gây đau lưng, do vậy bệnh nhân cần phải tránh các động tác gây đau lưng như cúi khom
lưng, tư thế nửa, nằm nửa ngồi gây mất độ cong sinh lý cột sống, ngồi xổm hay ngồi làm
việc quá lâu với lưng cong.v.v và một trong số những nguyên nhân tại sao sau khi phẫu
thuật bệnh nhân vẫn còn đau chính là không bỏ được các tư thế xấu của lưng.
Tóm lại tùy thuộc cuộc mổ mà người thân của bạn đã trải qua, bác sĩ phẫu thuật sẽ cho
chỉ định tập vật lý trị liệu sớm hay muộn, phương cách tập, thời gian tập. Những hướng
dẫn của chúng tôi chỉ mang tính chất gợi ý và làm rõ cho bạn tại sao phải làm như thế
chứ không thể thay thế hướng dẫn của phẫu thuật viên vì như đã nói việc luyện tập tùy
thuộc vào tính chất cuộc mổ. Chúc người thân của bạn mau bình phục
Th.s, BS TĂNG HÀ NAM ANH
Giảng viên CTCH BV ĐH Y Dược TP.HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×