Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG tác dân vận CH NH QUYềN TỈNH TIềN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.12 KB, 33 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CH NH QUYềN TỈNH TIềN GIANG
BÙI THÁI SƠN (*)

ẮT

Ở nước ta, công tác dân vận đư c xem là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Th c hiện
tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị nói chung, công tác dân vận của chính quyền nói
riêng có ý nghĩa r t quan trọng, t o s tin tưởng, đồng thuận của Nhân dân đối với s lãnh
đ o của Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền. Công tác dân vận của chính quyền
hướng đến chăm lo nâng cao đời sống vật ch t, tinh th n của Nhân dân gắn với giải quyết
kịp thời những kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Tăng cường th c hiện dân chủ xã h i chủ
nghĩa ở cơ sở, nâng cao trách nhiệm công vụ của đ i ng cán b , công chức, viên chức. Bài
viết này đề xu t m t số giải pháp tăng cường công tác dân vận chính quyền ở tỉnh Tiền Giang
hiện nay.
Từ khóa: Công tác dân vận; dân vận chính quyền; giải pháp; tăng cường; Tiền Giang.

SUMMARY

In our country, public relations are considered the responsibility of the entire political

government. Government's works tend to intensify People’s living and solve their legitimate

intensify the government’s public relations in Tien Giang province currently.


Key words: Public relations; the government's public relations; solution; intensity; Tien
Giang.

(*) Phó Bí thư Huyện ủy Cai Lậy, Tiền Giang
1. Đặt v n đ
nước ta, công tác dân vận được xem là


trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong
điều kiện Đảng cầm quyền, mối liên hệ giữa
Đảng và Nhân dân không chỉ thông qua vai

trò tổ chức Đảng và đảng viên mà còn thông
qua Nhà nước, chủ yếu là bộ máy Nhà nước.
Thông qua chức năng, quyền hạn được luật
định, Nhà nước nói chung và bộ máy chính
quyền các cấp nói riêng có điều kiện và khả

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

174
năng làm công tác vận động Nhân dân; mối
liên hệ Nhà nước và Nhân dân càng phải
được củng cố, phát huy. Công tác dân vận của
hệ thống chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang trong thời gian qua làm cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước nhận


thức, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng,
trách nhiệm được phân công. Tuy nhiên, thực
tế vẫn còn không ít vấn đề Nhân dân quan
tâm, bức xúc có nguyên do một bộ phận cán
bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc
Nhân dân yêu cầu một cách chậm trễ, chưa
thấu tình, đạt lý, thậm chí có vụ, việc được
giải quyết không đúng quan điểm, chính
sách, pháp luật gây khiếu nại, khiếu kiện kéo

dài. Trong hệ thống tổ chức và hoạt động
chuyên môn, vẫn còn một bộ phận cán bộ,
công chức, viên chức ngại học tập, ít nghiên
cứu, năng lực công tác còn hạn chế, kỹ năng
tuyên truyền, thuyết phục quần chúng chưa
tốt, trách nhiệm công vụ chưa cao, dẫn đến
việc tổ chức thực hiện công việc được giao
có những mặt hạn chế, hiệu quả thấp. Do đó,
các tổ chức trong hệ thống chính trị, mà trước
hết, quan trọng hơn hết, các cấp chính quyền
cần phải quan tâm làm tốt công tác vận động
Nhân dân đồng thời với việc thường xuyên
rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực áp dụng pháp luật
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đó không chỉ là yêu cầu nhiệm vụ chính trị


quan trọng mà còn là giải pháp để xây dựng
tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của
hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cấp cơ
sở, nơi triển khai cụ thể hóa chủ trương, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Trong tình

hình hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang tập trung
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh, cải cách hành chính, phát triển công
nghiệp, nhất là xây dựng nông thôn mới và
đô thị văn minh, đòi hỏi phải làm tốt công

tác vận động Nhân dân, qua đó phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động
mạnh mẽ nhiều nguồn lực xã hội phục vụ sự
phát triển toàn diện của địa phương.
Qua bài viết này, tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác dân vận
của hệ thống chính quyền tỉnh Tiền Giang
hiện nay. Hy vọng rằng, bài viết có ý nghĩa
tích cực đối với công tác dân vận của hệ
thống chính trị trong tỉnh, góp phần tạo sức
mạnh tổng hợp nhằm xây dựng quê hương
Tiền Giang là tỉnh phát triển bền vững trong
vùng Đồng bằng sông Cửu Long như tinh


thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm
kỳ 2015 – 2020 đã xác định.
2. N i dung
2.1. Nhận diện công tác dân vận chính
quy n
- N i dung công tác dân vận chính quyền
đã đư c hiến định trong Hiến pháp:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất
và nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó, có
những nội dung liên quan công tác dân vận,
như tại Điều 2: Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất

cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có

ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN - 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

175


sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 3:
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện. Điều 6: Nhân dân
thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ
trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua
các cơ quan khác của Nhà nước. Khoản 2
Điều 8: Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận
tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám

sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền.
- Mối quan hệ giữa cơ quan chính quyền
và Nhân dân:
Trong công tác vận động Nhân dân, cả


hệ thống chính trị đều có trách nhiệm. Tuy
nhiên, xét cả về lý thuyết và về thực tiễn, vai
trò của cơ quan Nhà nước các cấp luôn rất
quan trọng, công tác dân vận đối với hệ thống
chính quyền là thường xuyên, tức là phải xây
dựng và thực hiện tốt mối quan hệ giữa cơ
quan chính quyền và Nhân dân.
Mối quan hệ ấy thể hiện: Nhà nước ta là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đó là
một Nhà nước mà ở đó Nhân dân là chủ thể
của quyền lực; quyền lực Nhà nước xuất phát
từ Nhân dân. Tất cả các cơ quan Nhà nước

được tổ chức và hoạt động theo lợi ích của
Nhân dân; nhận được quyền lực từ Nhân dân.
Mọi quyền hạn và lực lượng đều ở nơi dân.
Nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc
do Nhà nước triển khai hoặc cử đại diện thay
mặt mình đảm nhiệm các công việc của Nhà
nước. Tất cả cơ quan Nhà nước trực tiếp, hoặc
gián tiếp thông qua Quốc hội, nhận quyền lực

từ Nhân dân.
- Mối quan hệ giữa quản lý hành chính
Nhà nước và công tác dân vận:


Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ quyền làm
chủ của Nhân dân là động lực và điều kiện
thuận lợi cho mối quan hệ cơ quan hành chính
Nhà nước với Nhân dân.
Thứ hai, nội dung của mối quan hệ giữa
quản lý hành chính Nhà nước và công tác dân
vận bao gồm 4 trọng tâm cơ bản: 1) Về bản
chất, cơ quan quản lý Nhà nước không phải
với tư cách là bộ máy cai trị xã hội mà là bộ
máy công quyền, do Nhân dân tổ chức nên,
làm chức năng quản lý và phục vụ Nhân dân.
2) Vận động Nhân dân vừa là một hoạt động
quản lý, vừa thể hiện như một đặc điểm, một
thuộc tính của quy trình quản lý trong Nhà
nước dân chủ nói chung và Nhà nước dân chủ
xã hội chủ nghĩa nói riêng. 3) Yêu cầu mang
tính nguyên tắc đối với người làm công tác
quản lý, nhất là người có quan hệ trực tiếp
với Nhân dân vừa phải đáp ứng yêu cầu quản
lý Nhà nước không chỉ bằng pháp luật, mà
phải vận dụng các cơ hội, phương pháp, con
đường để phát huy sức mạnh, tính tổ chức,
tính tự giác của Nhân dân. 4) Do vị trí quan
trọng của công tác vận động quần chúng trong
quản lý Nhà nước đòi hỏi có sự chuẩn bị về



tổ chức, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

176
cũng cần chú ý đến yêu cầu này. Phải lựa
chọn người có phẩm chất, năng lực, tố chất
phù hợp công việc yêu cầu. Bởi lẽ, tiến hành
công tác dân vận trong quản lý Nhà nước là
yếu tố khách quan của tiến trình mở rộng và
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới ở nước ta.
2.2. Đánh giá công tác dân vận chính
quy n ở tỉnh Ti n Giang trong th i gian qua
2.2.1. Những ưu điểm
- Việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ
thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của
Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường công

tác dân vận” và gần đây là Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính

phủ về “tăng cường và đổi mới công tác dân
vận trong cơ quan hành chính Nhà nước,
chính quyền các cấp trong tình hình mới”


trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhìn chung, có
sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,

chính quyền; có sự phối hợp của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể và sự hưởng ứng cao
của cán bộ, công chức, viên chức trong các
cơ quan Nhà nước trong tỉnh.
- Kết hợp việc triển khai thực hiện công
tác dân vận với việc xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực
vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng, củng
cố hệ thống chính trị các cấp. Một số kết quả
cụ thể giai đoạn 2010- 2015: Tỷ lệ hộ dân
sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,63% (nghị
quyết 96,5%). Có 96,17% hộ dân đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa; 94,11% ấp, khu phố
văn hóa. Huy động học sinh bậc mẫu giáo đạt
72,3%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở
đạt 98,4%; trung học phổ thông đạt 58%; tỉnh

được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và mầm non
trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Tỷ lệ người dân mua
bảo hiểm y tế đạt 67%. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm
4,16% (nghị quyết 4,5%-5%). Thu nhập bình


quân đầu người 2.145 đôla (nghị quyết từ
2.130 – 2.230 đô la)... Đến cuối năm 2016,
toàn tỉnh công nhận 24 xã đạt chuẩn quốc gia
về nông thôn mới; 62 xã văn hóa nông thôn
mới và 19 phường (thị trấn) đạt chuẩn văn

minh đô thị; có 34 chợ, 11 công viên, 342 con
đường và 381 cơ sở thờ tự văn hóa.
- Công tác dân vận của chính quyền ngày
càng có nhiều giải pháp thiết thực, nhất là các
giải pháp về thúc đẩy cải cách hành chính
Nhà nước: cải cách thủ tục hành chính, hoàn
thiện chế độ công vụ gắn với nâng cao chất
lượng, tinh thần trách nhiệm công vụ của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan Nhà nước các cấp trong tỉnh. Một số sở,
ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã có thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận
thông tin, tin báo, phản ảnh của Nhân dân về
các vấn đề xã hội, về thủ tục hành chính, về
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quan
liêu, tham nhũng, lãng phí,... Các cấp chính
quyền chăm lo tốt chế độ chính sách và đảm
bảo an sinh xã hội; tăng cường chế độ tiếp
dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân; tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn


đề khó khăn, bức xúc ở cơ sở và trong đời
sống của Nhân dân. Cụ thể, trong năm 2016,
đã tiếp công dân 4.499 lượt với 6.362 người
đến điểm tiếp dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh; nhận 2.002 đơn, đã giải quyết đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền đạt 86,13%, đơn
thư tố cáo đạt 84,8%. Ngành Thanh tra thực


ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN - 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

177

hiện 4.741 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành đối với 10.039 tổ chức, cá nhân, qua
đó phát hiện 6.644 trường hợp vi phạm, ban
hành 1.232 quyết định xử phạt vi phạm hành
chính với tổng số tiền 6,94 tỷ đồng, kiến
nghị thu hồi nộp ngân sách 14,7 7 tỷ đồng
và 1.406,2 m2 đất; xử lý sai phạm 16 tập thể,
285 cá nhân, chuyển điều tra 03 vụ án/03 đối
tượng và ban hành 90 văn bản kiến nghị chấn
chỉnh trong công tác quản lý Nhà nước. Bên
cạnh đó, các cấp chính quyền luôn coi trọng


việc công khai minh bạch các thủ tục hành
chính, chế độ chính sách, các nguồn thu đóng
góp của Nhân dân để xây dựng công trình dân
sinh, phúc lợi xã hội,... Từ đó, càng tạo sự tin
tưởng, đồng thuận của Nhân dân đối với các
quyết sách của chính quyền địa phương.
- Từ năm 2009 đến nay, giữa Ban Dân vận
Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh ký kết, ban
hành Chương trình phối hợp công tác dân
vận chính quyền, chỉ r các nhiệm vụ, giải
pháp tăng cường công tác vận động Nhân dân

đồng thuận và tích cực tham gia xây dựng
chính quyền, phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, đóng góp nguồn lực để thực hiện
các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo an
sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, nâng cao
đời sống văn hóa,... Có Kế hoạch phát động
chuyên đề thi đua “thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở - Dân vận khéo, dân vận chính
quyền” triển khai trong toàn tỉnh. Nội dung
chuyên đề thi đua này đã xác định khá cụ thể
nhiệm vụ, các chỉ tiêu cần phấn đấu trong
công tác dân vận của chính quyền các cấp;
kết quả được sơ kết, tổng kết, khen thưởng cụ
thể, sâu rộng.


- Công tác dân vận gắn với việc nâng cao

hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân các cấp, phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng
bộ máy Nhà nước tại địa phương và xây dựng
cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Việc phối hợp giữa chính quyền và Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể ngày càng chặt
chẽ do đã quan tâm ký kết các chương trình,
kế hoạch liên tịch. Đảm bảo chế độ thông tin
định kỳ từ phía chính quyền và đảm bảo tốt
hơn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí để
tiến hành công tác vận động Nhân dân ở cơ

sở, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân trong
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
(người dân tự nguyện hiến đất, tháo dỡ hàng
rào, dọn cây trồng, vật kiến trúc để chính
quyền xây dựng các công trình giao thông,
thủy lợi, trường học, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, các thiết chế văn hóa cơ sở,...).
2.2.2. Những h n chế
- Công tác dân vận của chính quyền trên
địa bàn tỉnh có lúc thiếu tập trung, hiệu quả
chưa cao; kiến thức và kỹ năng dân vận của


một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn
chế; khi tiếp xúc và giải quyết các yêu cầu
chính đáng của doanh nghiệp và của Nhân
dân đôi lúc chưa thể hiện sự nhiệt tình, công

tâm, khách quan. Trong Chỉ thị số 01/CTUBND ngày 21/02/2017 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Tiền Giang về “tăng cường chấp hành kỷ
luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ,
đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ
của cán bộ, công chức, viên chức”, có đánh
giá: “... một bộ phận cán bộ, công chức, viên
chức nhận thức chưa đúng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới, thiếu ý thức tự giác, đổi
mới tư duy trong thực hiện chức trách nhiệm

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG


178
vụ được giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ
không cao, thậm chí có biểu hiện lơ là, đùn
đẩy, thiếu trách nhiệm, thiếu trung thực,...”.
Những hạn chế, yếu kém đó đã gây phiền hà,
hoặc để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến quyền


và lợi ích chính đáng của Nhân dân và làm
giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành
của các cấp chính quyền.
- Công tác tuyên truyền ở một số địa
phương, ngành thiếu kế hoạch cụ thể, nội
dung tuyên truyền còn dàn trải, chưa sát thực
tế và chưa gắn với nhiệm vụ chính trị cụ thể
của từng cơ quan, địa phương. Cho nên, nhận
thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên
chức về thực hiện công tác dân vận của chính
quyền chưa đầy đủ, còn cho rằng công tác
dân vận chủ yếu là của Đảng, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể.
- Một số đơn vị, địa phương chưa có kế
hoạch thực hiện công tác dân vận chính quyền
cụ thể, sát thực tế. Tình trạng quan liêu, mệnh
lệnh hành chính trong tiếp xúc, giải quyết
công việc của dân vẫn còn xảy ra ở một số
nơi. Không ít cán bộ ngành tỉnh, huyện chưa
thường xuyên đi cơ sở để trực tiếp lắng nghe
ý kiến tâm tư nguyện vọng của người dân

nhằm kịp thời nắm bắt diễn biến, để có tham
mưu, đề xuất giải pháp chỉ đạo xử lý.
- Công tác nắm bắt thông tin, dư luận,
tâm tư, nguyện vọng, tình hình đời sống


của Nhân dân nhiều nơi chưa kịp thời, chưa
sâu sát; những vấn đề bức xúc: ô nhiễm môi
trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tội
phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm luật giao thông,
đua xe trái phép và tai nạn giao thông, hút
chích ma túy, thanh niên tụ tập uống rượu say
gây rối, đâm đánh nhau,... có lúc, có nơi diễn

biến phức tạp nhưng các cấp chính quyền
và ngành chức năng chưa có biện pháp hữu
hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý triệt để.
Những tồn tại đó ảnh hưởng đến lòng tin của
người dân và sự an dân.
2.3. Một s gi i pháp tăng cư ng công
tác dân vận chính quy n ở tỉnh Ti n Giang
hiện nay
2.3.1. Nâng cao nhận thức của đ i ng cán
b , công chức, viên chức Nhà nước về công
tác dân vận
- Tăng cường tuyên truyền, học tập, quán
triệt về quan điểm, nghị quyết của Đảng,
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và công
tác dân vận. Đây là một nội dung, giải pháp
trọng tâm hàng đầu không chỉ cần thiết đối

với cơ quan Nhà nước, mà là rất cần thiết đối


với các cấp ủy Đảng, cả hệ thống chính trị.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc
dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì
việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì
cũng thành công". Tiếp tục quán triệt, triển
khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng
cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ
quan hành chính Nhà nước, chính quyền các
cấp trong tình hình mới”.
- Đổi mới hình thức học tập, nghiên cứu
của cán bộ, công chức, viên chức về dân vận.
Cần chú ý: 1) Nội dung học tập, nghiên cứu
về dân vận được biên tập ngắn gọn dạng hỏi
– đáp, câu hỏi xử lý tình huống; tổ chức tọa
đàm, nói chuyện chuyên đề. 2) Sinh hoạt tập
thể cơ quan, chi bộ, công đoàn, chi đoàn, chi
hội lồng ghép xem phim tư liệu, kể chuyện
gương tốt việc tốt; thảo luận ý nghĩa và việc

ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN - 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG


179


nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức sau đó. 3) Thực hiện
các bảng biểu, pa-no, áp phích, đưa vào qui
chế một số nội dung về trách nhiệm, tác
phong, quan hệ ứng xử với người dân của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan
để thực hiện hàng năm, kết hợp với việc xây
dựng Bảng chuẩn mực người cán bộ, công
chức, viên chức học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có đánh
giá thi đua nội bộ và toàn hệ thống. 4) Nghiên
cứu đưa nội dung bài học chuyên đề (hoặc
đưa thành môn học) công tác dân vận (có nội
dung cụ thể về công tác dân vận của chính
quyền) vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng
tiền công vụ, nâng ngạch công chức.
2.3.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của
cơ quan và cán b , công chức, viên chức Nhà
nước trong giải quyết công vụ có liên quan
đến Nhân dân
- Bảo đảm qui chế làm việc và nguyên tắc
tập trung dân chủ trong công vụ của người
cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Để


quản lý, điều hành Nhà nước đạt kết quả, có
trật tự ổn định, cần đảm bảo chặt chẽ việc
xây dựng, thực hiện quy chế làm việc của hệ
thống chính quyền các cấp. Mọi cán bộ, công

chức, viên chức phải tuân thủ quy chế ấy.
- Định kỳ lấy ý kiến các tổ chức và công
dân về sự hài lòng đối với kết quả thực thi
công vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công
chức, viên chức của mình. Việc lấy ý kiến
các tổ chức và công dân về sự hài lòng ấy
phải được lãnh đạo chính quyền, từng cơ
quan Nhà nước các cấp coi trọng, có sự chỉ
đạo thực hiện trong định kỳ. Đây cũng là một
hình thức đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt

động công vụ của cơ quan nhà nước. Trong
đó, Hội Cựu chiến binh và Sở Nội vụ tỉnh tiếp
tục phối hợp tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng
của Nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước
trong tỉnh hàng năm.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm nhiều vấn
đề liên quan đến hoạt động công vụ có ảnh
hưởng đến Nhân dân và sự phát triển kinh tế
- xã hội địa phương. Trong đó, cần tập trung
vào các nội dung về mức độ tin tưởng, tín


nhiệm, hài lòng của người dân đối với chính
quyền trong quản lý, điều hành: Chất lượng
hoạt động công vụ, tính chuyên nghiệp; về
hình thức tiếp dân, phương thức, thời gian
thực hiện các khâu trong quy trình công vụ;
thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi
tiếp xúc, hướng dẫn, giải quyết công việc,

giải quyết bức xúc, khiếu kiện của Nhân dân;
quy trình thủ tục có thuận lợi, khó khăn như
thế nào đối với người dân.
- Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND
cùng cấp và cấp trên định kỳ kiểm tra, đôn
đốc hoạt động công vụ và thực hiện chế độ
thi đua khen thưởng hợp ký, kịp thời. Một tổ
chức mà không có công tác kiểm tra thì xem
như không có hoạt động lãnh đạo. Trong chế
độ công vụ cũng vậy, cấp trên phải thường
xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp
dưới; người lãnh đạo tiến hành kiểm tra,
giám sát hoạt động công vụ của cán bộ thuộc
quyền, các nhân viên,...
- Tiếp tục cải cách hành chính, nhất là cải
cách thủ tục hành chính và công việc cải cách
đó phải được nhận thức, được gắn kết chặt
chẽ vào đánh giá chất lượng tổ chức và cá


nhân hàng năm, đưa vào chế độ thi đua khen
thưởng, kỷ luật nghiêm túc, để kịp thời biểu

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

180
dương điển hình tốt, hoặc chấn chỉnh, xử lý
những biểu hiện, hành vi sách nhiễu, tiêu cực
trong hoạt động công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức.

2.3.3. Tăng cường quan hệ phối h p
giữa chính quyền với Mặt trận T quốc,
các đoàn thể
- Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận
của hệ thống chính trị theo Quyết định số 290
của Bộ Chính trị (khóa X). Từng cấp chính
quyền có cơ chế và bảo đảm các điều kiện cần
thiết để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của
các tầng lớp Nhân dân; tích cực tham gia xây
dựng chủ trương, chính sách, pháp luật; tập
hợp, động viên Nhân dân đồng tâm, hiệp lực
thực hiện thắng lợi những chủ trương, nhiệm
vụ của Nhà nước; đồng thời làm tốt vai trò
giám sát đối với các cơ quan Nhà nước, đại


biểu dân cử, cán bộ, công chức, góp phần
xây dựng và bảo vệ chính quyền trong sạch,
vững mạnh.
- Mọi hoạt động của các cấp chính quyền
liên quan đến Nhân dân và cộng đồng phải
công khai, thông tin đầy đủ cho các tổ chức
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể biết để phối hợp
thực hiện. Đây cũng cần được xem như là một
nguyên tắc, phương thức dân vận khéo của
chính quyền. Hơn nữa, trong thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể có vai trò thể hiện tính dân chủ đại diện
cho Nhân dân; kết hợp với chức năng chăm

lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của Nhân dân, sẽ là cầu nối quan trọng
trong triển khai thực hiện mọi chỉ tiêu, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội mà chính quyền đề ra.
- Xây dựng chương trình phối hợp, kế

hoạch liên tịch, phân công trách nhiệm gắn
với phân giao nguồn lực cụ thể. Tập trung
những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của cơ
quan, đơn vị, địa phương; thực hiện giải pháp
thiết thực đối với những vấn đề bức xúc, các
mục tiêu nhiệm vụ còn vướng mắc, khó khăn


trong công tác vận động Nhân dân. Sự phối
hợp hoạt động giữa chính quyền và các ngành
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
cần giữ được quan hệ chủ động, trách nhiệm
hỗ trợ nhau cùng phát triển, với tính chất là
quan hệ phối hợp, chứ không phải quan hệ
lãnh đạo – thừa hành, hay quan hệ xin - cho.
Việc phối hợp đó còn nhằm phát huy trách
nhiệm Mặt trận, đoàn thể tham gia xây dựng,
giám sát, bảo vệ chính quyền; góp phần xây
dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật,
dự án kinh tế - xã hội; chăm lo bảo vệ lợi ích
chính đáng của Nhân dân.
Cần tiến hành phân công chia việc và
có phân bổ nguồn lực (cơ sở vật chất, kinh
phí,...), xác định phần nào do cơ quan Nhà

nước, phần nào Mặt trận, đoàn thể đảm trách.
Như vậy sẽ thuận lợi trong tổ chức thực hiện
và khi kiểm tra, đánh giá cũng có cơ sở căn
cứ tốt hơn.
2.3.4. Đ y m nh th c hiện công khai,
minh b ch trong ho t đ ng hành chính của
cơ quan chính quyền nhằm bảo đảm hài hòa
quyền, l i ích và trách nhiệm của Nhân dân,
góp ph n xây d ng đời sống văn hóa, th c


hiện thắng l i mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
của địa phương
- Bảo đảm công khai, minh bạch những nội
dung phần việc theo qui định Pháp lệnh, Nghị
định về dân chủ. Trong quan điểm chỉ đạo
của Đảng ta hiện nay, việc phát huy dân chủ,

ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN - 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI - KHOA HỌC ỨNG DỤNG

181

đề cao trách nhiệm của công dân, kỷ luật, kỷ
cương xã hội là yêu cầu, nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn dân. Đồng thời với
việc vận động, tổ chức cho mọi tầng lớp nhân
dân thực hiện tốt chính sách, luật pháp của
Nhà nước, còn phải hết sức coi trọng việc phê

phán và nghiêm trị những hành vi lợi dụng
dân chủ để làm mất an ninh trật tự, an toàn
xã hội; phải tích cực chống tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, khắc phục tình trạng dân
chủ hình thức trong các cơ quan Nhà nước và
trong xã hội.


×