Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.76 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHỬ THỊ KIM QUY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Phương Lan

HÀ NỘI – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
được sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Phương Lan.
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

NGƯỜI CAM ĐOAN


TS. Vũ Thị Phương Lan

Chử Thị Kim Quy


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG

7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỂ TỔ

7

CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

7
7

nước ngoài
1.1.2. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình


8

có yếu tố nước ngoài
1.1.3. Phân loại quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

12

nước ngoài
1.2. Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

15

1.2.1. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ và khái niệm tổ

15

chức tư vấn, hỗ trợ
1.2.2. Các phương thức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình

18

có yếu tố nước ngoài
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm tư

19

vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT


23
24

NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2.1. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia

24

đình có yếu tố nước ngoài
2.2. Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân

28


và gia đình có yếu tố nước ngoài
2.3. Thủ tục đăng ký hoạt động và cấp lại giấy đăng ký hoạt

31

động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài
2.4. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung

32

tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2.5. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn

33


nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2.6. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn

34

nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2.6.1. Quyền của Trung tâm

35

2.6.2. Nghĩa vụ của Trung tâm

43

Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ

49
50

TRỢ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG NÀY
3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia

50

đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
3.1.1. Thực trạng chung của hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn


50

nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
3.1.2. Thực trạng hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ

54

hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

66

chất lượng hoạt động tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài
3.2.1. Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân và

67


gia đình có yếu tố nước ngoài
3.2.2. Đối với hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia

70

khi thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài
3.2.3. Đối với hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn


71

nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Kết luận chương 3

80

KẾT LUẬN

81


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng hiếm
hoi trong đời sống xã hội mà đã ngày càng trở nên phổ biến. Những gia đình
có những thành viên không cùng quốc tịch, sinh sống tại nhiều quốc gia khác
nhau hoặc có tài sản nằm tại nhiều quốc gia không còn là hiện tượng cá biệt.
Cũng như mọi quan hệ xã hội khác, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài cần được sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu các vấn
đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Thực tế cho thấy, công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài còn rất nhiều “bỡ ngỡ”, thiếu kiến thức
pháp lý, thiếu kinh nghiệm ứng xử...Điều này dẫn tới hệ quả là quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bên cạnh việc mang lại những kết quả
tốt đẹp đối với gia đình và xã hội, cũng mang lại không ít tác động tiêu cực,

ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. Chính vì
vậy, Nhà nước bằng pháp luật đã có một cơ chế để giúp đỡ, hỗ trợ cho công
dân Việt Nam khi họ tham gia vào các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài đó là quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài.
Kể từ đây, công dân Việt Nam không những được nâng cao nhận thức
về pháp luật hôn nhân và gia đình, về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau; mà khi có nhu cầu được tư vấn
và hỗ trợ về từng vấn đề cụ thể liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài có thể tìm đến tổ chức có tên gọi là Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.


2

Đến với các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài, người có nhu cầu có thể được tư vấn, hỗ trợ về từng vấn đề cụ thể
của mình gặp phải khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài như: được giới thiệu người nước ngoài để kết hôn; được giúp đỡ
chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn; được giúp đỡ tìm hiểu về hoàn
cảnh cá nhân, gia đình của bên kết hôn với mình; được trau dồi kiến thức về
pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, nhập cư của nước ngoài; ...
Mặc dù, pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có những quy
định tương đối cụ thể về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài nhưng trên thực tế, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ
này vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, đặc biệt là hoạt động tư vấn, hỗ
trợ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt
động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa
quan trọng nhằm tìm ra giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của Trung tâm

tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như nâng cao
chất lượng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài khác tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là một vấn đề
không mới nhưng lại là vấn đề tương đối phức tạp, mang tính thời sự luôn
được các quốc gia quan tâm. Do đó, lĩnh vực này cũng được nhiều học giả tìm
hiểu, nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Nông Quốc
Bình, Nguyễn Hồng Bắc (Đồng chủ biên, 2011), Quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư Pháp,
Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Phương (2015), Một số quy định của pháp luật Việt
Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ hội
nhập, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;


3

Nguyễn Hồng Bắc (2015) “Những điểm mới của pháp luật Việt Nam điều
chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”, Luật học (5) tr. 3
– 12; ...Những nghiên cứu chuyên sâu này của các tác giả đã làm rõ được
những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài.
Vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu là vậy nhưng số lượng công trình nghiên cứu đã
công bố liên quan đến vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam còn rất hiếm hoi.
Trong giai đoạn trước đây, khi mà hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp đó là hỗ trợ trong lĩnh
vực kết hôn thì có một số đề tài nghiên cứu về Trung tâm hỗ trợ kết hôn có
yếu tố nước ngoài đã được công bố như: Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Quy

định của pháp luật về trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn
Thị Lan Thu (2012), Quy định của pháp luật về trung tâm hỗ trợ kết hôn có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội;...
Hiện nay, khi hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng là hỗ trợ trong tất cả các lĩnh vực của
hôn nhân và gia đình như: kết hôn, ly hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ
và con, ... thì xét ở khía cạnh luận văn thạc sĩ luật học, vấn đề pháp lý về tổ
chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam là đề tài rất mới mẻ, cần được khai thác.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ
trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật
Việt Nam.


4

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Đối với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam: luận văn nghiên cứu về Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
+ Đối với hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam: luận văn nghiên cứu về một số hoạt động như: tuyên
truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài; hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia khi
thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề pháp lý cơ
bản về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và
hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh
đó, luận văn nêu lên thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, đánh giá nguyên nhân của thực trạng này.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật và thực trạng của hoạt động này
trong thực tế, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn được xây dựng để trả lời cho ba câu hỏi chính:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về tổ chức và hoạt
động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Thứ hai, thực trạng một số hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia


5

đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Thứ ba, giải pháp nào có thể đưa ra để hoàn thiện quy định của pháp
luật cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Để có những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, thông qua việc tham khảo các tài
liệu đã được công bố.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh

đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân
tích, so sánh, tổng hợp, diễn giải.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài xuất
hiện ngày càng phổ biến về số lượng và diễn biến ngày càng phức tạp về tính
chất, luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống lý luận và thực tiễn
về một cơ chế mà Nhà nước Việt Nam ban hành với mục đích giúp đỡ, hỗ trợ
cho công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài. Cơ chế đó là tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài.
Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động tư
vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đối chiếu các quy định
của pháp luật với thực tiễn của hoạt động này trong đời sống xã hội. Trên cơ
sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,


6

nội dung của Luận văn được gồm 03 chương:
- Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về tổ chức và hoạt động tư
vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt
động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Chương 3: Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng của hoạt động này.



7

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1.

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1.1.1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ xã hội tồn tại một cách khách
quan. Đó là những quan hệ gắn bó giữa cá nhân với cá nhân trong gia đình và
ứng xử đời thường giữa họ là sự quan tâm, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc
lẫn nhau1.
Thông thường, quan hệ hôn nhân và gia đình xuất hiện trên phạm vi
lãnh thổ một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển của các mối giao
lưu dân sự quốc tế nên tập hợp những người tạo nên gia đình trong xã hội
hiện đại không chỉ bó hẹp giữa các thành viên có cùng quốc tịch và cùng nơi
cư trú mà còn được mở rộng giữa các thành viên có quốc tịch hoặc nơi cư trú
khác nhau. Điều đó có nghĩa là quan hệ hôn nhân và gia đình đã vượt ra khỏi
biên giới mỗi quốc gia và mang những yếu tố nước ngoài rõ nét. Chính vì
vậy, việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
đã trở thành một yêu cầu quan trọng, nhằm làm ổn định và phát triển các giao
lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân các nước có liên quan. Nhận thức được vấn đề này, trong hệ thống pháp
luật Việt Nam từ lâu chế định hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã là
một trong những chế định quan trọng của Tư pháp quốc tế Việt Nam.

Kế thừa quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm
1

Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr. 7


8

2014 đã khái quát khái niệm “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài” tại khoản 25 Điều 3, cụ thể như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên
tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan
hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
Như vậy, có thể hiểu quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài gồm:
- Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài
- Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam
- Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa người Việt Nam với nhau mà có
ít nhất một bên định cư ở nước ngoài
- Quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau
nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài2.

1.1.2. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài
Việc xác định đúng “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia
đình là cần thiết. Nhiều trường hợp, do không xác định đúng “yếu tố nước
ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình nên đã gây ra không ít khó khăn
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề phát
2

Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình Đại học Luật Hà Nội (2015), Hướng dẫn học tập và tìm hiểu Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 176.


9

sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình đó cũng như trong việc tư vấn, hỗ trợ
cho người dân để quyền và lợi ích hợp pháp của họ không bị xâm phạm.
Trước đây, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được
quy định tại khoản 14 Điều 8 và khoản 4 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình
2000. Hiện nay, yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được
thể hiện tại khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia
đình là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Người nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch
2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Quốc tịch) là công dân
nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Như vậy, theo định nghĩa này, người nước ngoài bao gồm:
- Người có quốc tịch nước ngoài (là người có quốc tịch một nước khác
không phải là quốc tịch Việt Nam3)
- Người không quốc tịch (là người không có quốc tịch Việt Nam và
cũng không có quốc tịch nước ngoài4).

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều
3 Luật Quốc tịch là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài.
Trước đây, khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 không
quy định chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chủ thể này lại được quy định
tại khoản 4 Điều 100. Điều này gây ra cách hiểu không nhất quán về chủ thể
của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Do đó, Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 đã khắc phục nhược điểm này bằng cách quy định rõ

3

Xem khoản 1 Điều 3 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014

4

Xem khoản 2 Điều 3 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014


10

ràng về các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài như trên.
Thứ hai, khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình đó ở nước ngoài.
Khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có
thể là tài sản, quyền tài sản. Tài sản với tính chất là khách thể của quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là tài sản ở nước ngoài. Trong trường
hợp này chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình (các thành viên trong
gia đình) đều là công dân Việt Nam và cùng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và
họ có tài sản ở nước ngoài.

Bên cạnh tài sản và quyền tài sản thì quyền nhân thân giữa các thành
viên trong gia đình cũng là khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia
đình đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật là sự kiện
pháp lý. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về sự kiện pháp
lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài tại điểm c khoản 14 Điều 8 cụ thể như sau: sự kiện pháp lý trong
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là sự kiện theo pháp luật
nước ngoài. Quy định như vậy là “chưa chính xác và hợp lý, không bao quát
được các trường hợp phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân
Việt Nam với nhau ở nước ngoài”5. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 đã có quy định một cách đầy đủ hơn.Theo đó, sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài phải là sự kiện pháp lý phát sinh tại nước ngoài hoặc
theo pháp luật nước ngoài.
5

Nguyễn Hồng Bắc (2015) “Những điểm mới của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài”, Luật học (5) tr. 3 – 12.


11

Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý… phù
hợp với pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài. Sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài bao gồm:
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ như: trường hợp các bên kết

hôn có cùng quốc tịch nhưng việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài (nước
mà các bên không mang quốc tịch). Trong trường hợp này hành vi kết hôn đã
làm phát sinh quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài giữa các chủ thể kết
hôn. Trong trường hợp khác, khi một đứa trẻ được sinh ra tại nước ngoài thì
sự biến pháp lý này làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con có yếu tố nước
ngoài giữa cha mẹ và đứa trẻ.
- Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ như trường hợp tòa án nước
ngoài có quyết định cho phép vợ chồng ly thân (khi vợ chồng cư trú ở nước
ngoài) là sự kiện pháp lý không khiến quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm
dứt nhưng khiến quan hệ về nhân thân và tài sản của vợ chồng thay đổi.
- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài thông thường là sự kiện ly hôn. Trong trường hợp này hành vi ly
hôn khiến cho quan hệ vợ chồng giữa các bên chủ thể chấm dứt. Trong trường
hợp khác khi một bên vợ hoặc chồng chết thì sự biến pháp lý này sẽ làm chấm
dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
Trong thực tế, một sự kiện pháp lý xảy ra có thể không chỉ làm phát
sinh, làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ hôn nhân và gia đình nhất
định mà nó có thể vừa làm chấm dứt quan hệ này và vừa làm phát sinh một
quan hệ khác, điển hình là sự kiện nhận nuôi con nuôi. Khi sự kiện nhận nuôi
con nuôi xảy ra, quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ đẻ và con đẻ có thể chấm
dứt nhưng nó lại làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và
con nuôi.


12

1.1.3. Phân loại quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Giống như quan hệ hôn nhân và gia đình thông thường, quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bao gồm:
 Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
thì: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Kết hôn là thủ tục
pháp lý bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật nước ta, chưa có định nghĩa cụ
thể về kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng căn cứ vào khái niệm kết hôn và
khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được ghi nhận
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể hiểu: kết hôn có yếu tố
nước ngoài là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau mà ít nhất
một bên nam, nữ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
hoặc hai bên nam, nữ đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế, phong tục tập quán khác nhau
mà pháp luật các nước khác nhau đưa ra các quy định không giống nhau cho
việc xác định tính hợp pháp của việc kết hôn. Thông thường, để xác định một
hôn nhân có hợp pháp hay không, pháp luật các nước dựa vào hai tiêu chí
pháp lý chủ yếu đó là điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn.
 Quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài
Quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ được xác lập trên cơ sở của việc kết
hôn phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, trong các văn bản pháp
luật nước ta, chưa có định nghĩa cụ thể về quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố
nước ngoài. Nhưng căn cứ vào khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014


13

có thể hiểu: Quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa
vợ và chồng mà ít nhất một bên vợ chồng là người nước ngoài, người Việt

Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ giữa vợ và chồng đều là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.
Quan hệ vợ chồng bao gồm hai nhóm quan hệ là quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng là quan hệ được hình thành
trên cơ sở những chế định pháp luật gắn liền với nhân thân của các bên chủ
thể như tên gọi, quốc tịch, uy tín, danh dự, nhân phẩm của các bên, đồng thời
nó cũng xuất phát từ tình cảm của các bên trong quan hệ vợ chồng như tình
yêu và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ vợ chồng. Quan hệ tài sản giữa
vợ chồng là quan hệ liên quan đến lợi ích vật chất của các bên vợ chồng đối
với tài sản. Để đảm bảo quyền lợi vật chất của vợ, chồng trong quan hệ hôn
nhân, pháp luật của tất cả các nước đều quy định điều chỉnh quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng.
Nội dung cụ thể của quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
giữa vợ chồng có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật của các nước tùy
theo chế độ chính trị, chế độ kinh tế và phong tục, tập quán của mỗi nước.
 Quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Nếu như kết hôn là cơ sở để hình thành một quan hệ vợ chồng dựa trên
sự tự nguyện của các bên chủ thể thì ly hôn là sự tự nguyện của ít nhất một
bên vợ hoặc chồng làm cơ sở để chấm dứt quan hệ vợ chồng. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào ý chí tự nguyện này để xem xét cho phép
vợ chồng ly hôn.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Ở Việt Nam cũng như đại đa số các nước


14


trên thế giới thì cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ vợ chồng bằng việc ly
hôn là một bản án của tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, “ở một số nước như
Đài Loan, Nhật Bản, trong trường hợp nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thì có
thể tới cơ quan công chứng, hộ tịch để làm thủ tục công nhận sự thuận tình ly
hôn của họ”6. Như vậy, ở các nước này việc ly hôn có thể được thực hiện
bằng một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
 Quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài
Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa trên hai sự kiện pháp lý đó
là sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận nuôi con nuôi. Nếu như quan hệ giữa cha,
mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình huyết thống được hình thành một cách tự
nhiên thì quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi là quan hệ được hình thành
do quyết định của cơ quan có thẩm quyền dựa trên cơ sở ý chí của cha, mẹ
nuôi và con nuôi.
Quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài phát sinh khi một
bên tham gia quan hệ giữa cha, mẹ và con là người nước ngoài hoặc người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (ví dụ như: cha, mẹ là công dân Việt Nam có
con là công dân nước ngoài hoặc đang định cư ở nước ngoài ). Ngoài ra, quan
hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài còn phát sinh khi cha, mẹ, con
có cùng quốc tịch nhưng sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quan hệ giữa cha, mẹ và con xảy ra ở nước ngoài (ví dụ như: cha, mẹ cấp
dưỡng cho con ở nước ngoài…) hoặc tài sản liên quan đến quan hệ giữa họ ở
nước ngoài (ví dụ như: cha, mẹ, con đều là công dân Việt Nam nhưng tranh
chấp với nhau về tài sản ở Nhật Bản…).
 Quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 thì: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài
6

Nông Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc (Đồng chủ biên, 2011), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, tr.35.



15

sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình
mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp
người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn,
túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về cấp dưỡng
có yếu tố nước ngoài, nhưng căn cứ vào định nghĩa cấp dưỡng có thể hiểu:
Cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền
hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung
với mình trên lãnh thổ một quốc gia hoặc cùng sống trên lãnh thổ một quốc
gia nhưng người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng khác quốc tịch mà có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là
người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
1.2. Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1.2.1. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ và khái niệm tổ chức tư
vấn, hỗ trợ
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài
Theo từ điển tiếng việt, tư vấn có nghĩa là “góp ý về những vấn đề được
hỏi đến”, hỗ trợ có nghĩa là “thực hiện những hành vi để giúp đỡ lẫn nhau”.
Trong mối quan hệ thông thường giữa con người với nhau, việc góp ý, giúp
đỡ là tùy thuộc vào khả năng của người góp ý, người giúp đỡ trên cơ sở sự tự
nguyện của họ.
Con người trong xã hội hiện đại không thể không có sự tương tác qua
lại với cộng đồng. Vì thế, hoạt động tư vấn, hỗ trợ lẫn nhau ngày càng được

khuyến khích thực hiện. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ có thể được thực hiện trên
danh nghĩa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, trên cơ sở tự nguyện


16

xuất phát từ tình cảm hoặc hướng tới mục đích có đi có lại. Hoạt động tư vấn,
hỗ trợ có thể thực hiện trên danh nghĩa của tổ chức đối với tổ chức hoặc đối
với cá nhân trên cơ sở hợp đồng và hướng tới mục đích lợi nhuận. Bên cạnh
đó, hoạt động tư vấn, hỗ trợ cũng có thể được thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước, tổ chức do nhà nước thành lập. Các cơ quan, tổ chức tư vấn này hoạt
động trên cơ sở quản lý điều hành của nhà nước hướng tới mục đích hỗ trợ
người dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình, vì mục
tiêu bảo đảm an sinh xã hội.
Nhà nước thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ khác nhau đối với
công dân của mình, trong đó có hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài. Với vai trò là chủ thể đặc biệt trong quan hệ xã hội nói
chung và quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng, Nhà nước bằng pháp luật
một mặt thành lập các tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài để tư vấn, hỗ trợ cho người dân, mặt khác Nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, điều chỉnh hoạt động của các tổ
chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm
cho các tổ chức này hoạt động một cách hợp pháp và có hiệu quả.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm chính thức
về hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy
nhiên có thể hiểu: hoạt động tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình là hoạt động
của nhà nước, tổ chức, cá nhân nhằm giúp đỡ cho công dân Việt Nam, người
nước ngoài có nhu cầu khi tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nội dung của hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài rất đa dạng, có thể là việc tư vấn, giải đáp những thắc mắc xung
quanh các vấn đề như kết hôn, ly hôn hay nhận nuôi con nuôi…có yếu tố
nước ngoài. Việc tư vấn, hỗ trợ có thể là tư vấn, hỗ trợ về pháp luật, tư vấn về
tâm lý, hay tư vấn về xã hội, đất nước, con người…Các hoạt động kể trên đều


17

hướng tới mục đích đó là giúp đỡ các chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài hiểu biết về những thông tin, nội dung cần
thiết khi tham gia quan hệ xã hội này để phòng tránh được những rủi ro và
bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của họ.
1.2.1.2. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ xã hội
hết sức phức tạp bởi sự khác nhau về quốc tịch, ngôn ngữ, phong tục, tập
quán…của các bên chủ thể tham gia. Sự khác biệt này không chỉ đơn thuần
mang đến nhiều khó khăn, bất lợi cho các bên chủ thể mà nó còn tạo ra nguy
cơ lớn trong việc quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm.
Chính vì lý do đó, việc thành lập tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài là nhu cầu bức thiết của xã hội với mục đích tạo ra một
địa chỉ tin cậy cho công dân Việt Nam và người nước ngoài có nhu cầu được
tư vấn, hỗ trợ tìm đến để được tư vấn, hỗ trợ về pháp luật cũng như về các vấn
đề khác có liên quan.
Ở Việt Nam, tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài được thành lập với tên gọi là “Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài”. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài xuất hiện khi Chính phủ ban hành Nghị định số
24/2013/NĐ - CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 24/2013/NĐ – CP). Và sau đó,
khái niệm này được tiếp tục ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hiện nay, không có định nghĩa chính thức về Trung tâm tư vấn hỗ trợ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét các
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn


18

thi hành có thể hiểu: Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành lập khi đáp ứng được điều kiện
thành lập theo quy định của pháp luật, để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật
và hỗ trợ cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và các cá
nhân, tổ chức khác trong xã hội.
1.2.2. Các phương thức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài
Hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có
thể được thực hiện thông qua các trung tâm tư vấn, hỗ trợ, mà người trực tiếp
thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ này là tư vấn viên. Ngoài ra, trên thực tế,
hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài còn được
thực hiện phổ biến thông qua các văn phòng luật, công ty luật, người tư vấn
trong trường hợp này là luật sư. Tuy nhiên, mục đích của hoạt động tư vấn, hỗ
trợ hôn nhân và gia đình được thực hiện bởi các văn phòng luật, công ty luật
là lợi nhuận. Mục đích này là không giống với mục đích hoạt động của trung
tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Các trung tâm
tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do Hội liên hiệp phụ
nữ thành lập hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Như đã nói ở phần
mở đầu, nội dung luận văn chỉ đề cập đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ phi lợi

nhuận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài mà không đề cập đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ hướng tới mục đích là lợi
nhuận của các tổ chức khác.
Trong thực tế hiện nay, các trung tâm tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ với nhiều
phương thức khác nhau như: tư vấn, hỗ trợ trực tiếp; tư vấn, hỗ trợ gián tiếp
(qua điện thoại, qua các công cụ internet…), tư vấn, hỗ trợ cộng đồng.


19

- Tư vấn, hỗ trợ trực tiếp được hiểu là phương thức tư vấn, hỗ trợ mà
người tư vấn trực tiếp nói chuyện với người có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ để nắm
bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ và đưa ra những góp ý hoặc những hỗ
trợ khác cho họ nếu cần.
- Tư vấn, hỗ trợ gián tiếp là phương thức tư vấn, hỗ trợ mà người tư
vấn và người có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ không trực tiếp nói chuyện với nhau
mà việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đưa ra những góp ý, lời khuyên
thông qua trao đổi bằng điện thoại, thư điện tử hoặc thư tay…
- Tư vấn, hỗ trợ cộng đồng có thể hiểu là phương thức tư vấn, hỗ trợ
thông qua việc tổ chức các hội thảo, chương trình, hoặc phổ biến, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng. Hình thức tư vấn, hỗ trợ này
hướng tới nhiều đối tượng chứ không chỉ hướng tới một đối tượng cụ thể như
hai hình thức tư vấn trên.
Trên thực tế, hình thức tư vấn, hỗ trợ trực tiếp được sử dụng phổ biến
hơn cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi người có nhu cầu tư vấn, hỗ
trợ không có điều kiện để trực tiếp đến các trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài thì hình thức tư vấn, hỗ trợ gián tiếp là phù
hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hình thức tư vấn, hỗ trợ cộng đồng cũng
đem lại nhiều hiệu quả khi nó giúp nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức

pháp luật liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
cho nhiều đối tượng trong xã hội.
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm tư vấn, hỗ
trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ra
đời trên cơ sở quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, tiền
thân của nó là Trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì đã hình
thành từ năm 2002 khi mà Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm
2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn


20

nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau
đây viết tắt là: Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) có hiệu lực pháp luật.
Thời điểm đó, xuất phát từ việc mở rộng giao lưu quốc tế, quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng xuất hiện. Theo thời gian, số
lượng quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Những cuộc hôn nhân có
yếu tố nước ngoài đã mang đến nhiều kết quả tốt đẹp mà điển hình là sự giao
thoa về văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán giữa các quốc gia.
Nhưng bên cạnh đó, những cuộc hôn nhân không đúng mục đích, không xuất
phát từ tình yêu cũng không phải là hiếm gặp. Không những thế, một số
Trung tâm môi giới hôn nhân thời điểm đó vì mục đích lợi nhuận còn đi
ngược lại lợi ích của công dân được hỗ trợ.
Đứng trước thực trạng đó, pháp luật Việt Nam đã thành lập một tổ chức
để hỗ trợ cho công dân Việt Nam khi họ có nhu cầu kết hôn với người nước
ngoài đó là Trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Việc thành lập các
trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm giảm bớt những tác động
tiêu cực do kết hôn có yếu tố nước ngoài mang lại và bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân Việt Nam đặc biệt là phụ nữ Việt Nam.
Quy định về trung tâm hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài được thể
hiện cụ thể trong Nghị định số 68/2002/NĐ – CP (có hiệu lực từ ngày
02/01/2003). Nghị định quy định nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ
môi giới kết hôn hoặc lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm
phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. Nghị định cũng
quy định chỉ có các Trung tâm hỗ trợ kết hôn trực thuộc Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh mới được phép hoạt động hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài, còn các tổ
chức và cá nhân khác hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn đều là
bất hợp pháp.


×