Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Pháp luật tín chấp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.83 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THU NHƯỜNG

PHÁP LUẬT TÍN CHẤP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành

: Luật Dân sự

Mã số

: 60.38.50.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG TRUNG TẬP

HÀ NỘI – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu, tài liệu trích dẫn, sử dụng trong luận văn là trung thực; những
kết luận khoa học hoặc những nhận xét của luận văn chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

DẪN KHOA HỌC

HOÀNG THU NHƯỜNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

BPBĐ

: Biện pháp bảo đảm

GDBĐ

: Giao dịch bảo đảm

LĐ -TB - XHCN

: Lao động, thương binh, xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia


NXB

: Nhà xuất bản

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

CP

: Chính phủ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN CHẤP ................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự .......... 8
1.1.1. Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự .............................. 8
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 10
1.2. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tín chấp ................................. 11
1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của biện pháp tín chấp ................................................ 12
1.3. Phân biệt giữa biện pháp tín chấp và một số biện pháp bảo đảm
khác ................................................................................................................ 14
1.3.1. Phân biệt giữa biện pháp tín chấp và nghiệp vụ cho vay tín chấp
của Ngân hàng Thương mại. ................................................................. 14
1.3.2. Phân biệt giữa biện pháp tín chấp và biện pháp bảo lãnh ............ 15
1.4. Phạm vi và mục đích bảo đảm bằng tín chấp ................................ 18

1.4.1. Phạm vi bảo đảm bằng tín chấp .................................................. 19
1.4.2. Mục đích bảo đảm bằng tín chấp ................................................ 22
Kết luận chương 1 .................................................................................. 23
Chương 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÍN CHẤP ............... 25
2.1. Đối tượng của tín chấp .................................................................... 25
2.2. Phạm vi áp dụng biện pháp bảo đảm tín chấp ............................... 27
2.3. Chủ thể của tín chấp........................................................................ 28
2.3.1. Bên được bảo đảm ...................................................................... 28
2.3.2. Bên bảo đảm ............................................................................... 42
2.3.3. Bên nhận bảo đảm ...................................................................... 46


2.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong biện pháp tín chấp....... 51
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm ........................................... 51
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm .................................. 53
2.4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo đảm .................................. 54
2.5. Hình thức, nội dung tín chấp .......................................................... 55
2.5.1. Hình thức của tín chấp ................................................................ 55
2.5.2. Nội dung thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp ............................... 56
Kết luận chương 2 .................................................................................. 58
Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TÍN CHẤP TẠI TỈNH ĐIỆN
BIÊN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÍN CHẤP .................... 59

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tín chấp tại tỉnh Điện Biên ......... 59
3.1.1. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến việc áp dụng các quy
định về tín chấp tại tỉnh Điện Biên........................................................ 59
3.1.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tín chấp tại tỉnh Điện Biên
qua một số Bản án điển hình ................................................................. 62
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp và nâng cao hiệu
quả thực thi các quy định pháp luật về tín chấp................................... 66

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp ........................... 66
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về
tín chấp ................................................................................................. 72
Kết luận chương 3 .................................................................................. 73
KẾT LUẬN.................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay, hoạt động bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ để bảo đảm quyền lợi
cho chủ thể quyền trong quan hệ. Trong quá trình thực hiện các chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung và phát triển công
nghiệp, nông thôn nói riêng, việc quy định biện pháp bảo đảm cần linh hoạt.
Các biện pháp bảo đảm, bên cạnh các mục tiêu chung hướng tới lợi ích
của của tất cả các chủ thể trong xã hội thì ngoài ra, đối với cá nhân, hộ gia
đình nghèo Nhà nước đã ghi nhận chính sách bảo đảm riêng nhằm giúp đỡ
những chủ thể này có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để xóa đói,
giảm nghèo, cải thiện về chất lượng cuộc sống. Đó là nguyên nhân, biện pháp
bảo đảm tín chấp ra đời và được kế thừa ghi nhận trong BLDS năm 2015.
Riêng trong lĩnh vực cho vay tín dụng bằng hình thức tín chấp tuy đã có
nhiều quy định cụ thể cả về nội dung và hình thức, nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
về nông nghiệp, nông thôn.
Trước tình hình đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến
hình thức tín chấp nhằm làm cho quy định bảo đảm bằng tín chấp được thực
hiện lành mạnh, góp phần làm cho xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp,

nông thôn nói riêng phát triển bền vững, ổn định là một yêu cầu cấp thiết.
Để có cái nhìn tổng thể về cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động
cho vay tín dụng bằng hình thức tín chấp và những thuận lợi, khó khăn trong
quá trình thực hiện, vấn đề đảm bảo công bằng giữa lợi ích các bên như thế
nào, việc áp dụng pháp luật giải quyết gặp những thuận lợi và khó khăn gì
trên thực tế; những cam kết từ những quan hệ xã hội cần được giải quyết như
thế nào… từ đó có thể đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình


2

thức tín chấp. Nhằm nâng cao tính thực tiễn của đề tài, tác giả nghiên cứu
về thực tiễn tín chấp áp dụng tại tỉnh Điện Biên – một trong các tỉnh có tỉ lệ
hộ nghèo cao nhất cả nước. Trước thực tế đó, học viên đã lựa chọn đề tài:
“Pháp luật tín chấp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Điện Biên” làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua, việc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay
có bảo đảm bằng tín chấp được nhà nước quan tâm, thực hiện và triển khai
thường xuyên tại các địa phương. Đồng thời với đó, các công trình, các bài
nghiên cứu và các bài viết liên quan đến tín chấp ngày càng nhiều. Có thể kể
đến một số công trình như:
- Nguyễn Thị Hà (Khóa luận tốt nghiệp), “Tín chấp - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”; Đại học Luật Hà Nội, 2011. Trong công trình này, tác giả
Nguyễn Thị Hà đã phân tích những kiến thức và nội dung cơ bản nhất về tín
chấp trong BLDS năm 2005 như chủ thể, hình thức, nội dung biện pháp bảo
đảm tín chấp…
- PGS.TS Phạm Văn Tuyết và TS. Lê Kim Giang (chủ biên), “Hoàn
thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, NXB Dân Trí, 2015. Đây
là công trình nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

nói chung trong đó có biện pháp tín chấp. Trong cuốn sách này, các tác giả đã
phân tích khái quát các quy định của pháp luật về tín chấp; đưa ra các bất cập
cũng như xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp…
- Bài viết của Luật sư Trương Thanh Đức – Phó Tổng giám đốc Ngân
hàng Maritime Bank bình luận chế định giao dịch bảo đảm trong Bộ luật dân
sự có mục nói về giao dịch bảo đảm bằng tín chấp (6.2012). Trong bài viết
này, ông Đức lập luận và kiến nghị loại bỏ biện pháp tín chấp ra khỏi BLDS.


3

- Hội thảo khoa học tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
với chủ đề “Những bất cập của pháp luật giao dịch bảo đảm”, tổ chức năm
29.9.2014, có một phần nội dung về tín chấp.
- Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Quang đăng trên mạng
http://ngươibaovequyenloi ngày 14/12/2015 về chế định các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi.
- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án
tiến sĩ luật học, Ngô Quốc Kỳ, Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
- Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành, luận án tiến sỹ, Vũ Thị Hồng Yến, Đại học Luật
Hà Nội, năm 2013.
- Bùi Thị Duyên (2014), Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc
sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với
các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, luận án tiến sỹ,
Dương Quỳnh Hoa, Học viện Khoa học xã hội, năm 2012.
- Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, thực trạng và

phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Minh Chi; Đại học
Luật Hà Nội, năm 2004.
- Bảo đảm tiền vay ngân hàng, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc
sỹ, Lê Thu Hiền, Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
- Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, luận văn
thạc sĩ, Lê Kim Thanh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008.


4

- Bài viết của tác giả Trần Đình Hảo bình luận về dự thảo Nghị định
163/NĐ-CP “Về giao dịch bảo đảm” có một phần nội dung về tín chấp
(9.2007).
- Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí Ngân
hàng số 11/2007 bình luận, so sánh riêng về xử lý tài sản bảo đảm giữa Nghị
định 178/NĐ-CP có một phần nội dung về tín chấp.
- Sách “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005” của Viện Khoa học
Pháp lý, Bộ Tư pháp, do Hoàng Thế Liên chủ biên.
Qua việc phân tích khái quát các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy
rằng, mặc dù tín chấp đã được quan tâm nghiên cứu trong thời gian vừa qua
nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về tín chấp, đặc biệt
là về thực tiễn áp dụng tín chấp ở tỉnh Điện Biên chưa có. Vì vậy việc thực
hiện đề tài “Pháp luật tín chấp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Điện Biên” là
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam
về các vấn đề như: Khái quát chung về tín chấp, một biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ; nghiên cứu hình thức cho vay bằng tín chấp; đặc điểm của hình

thức bảo đảm bằng tín chấp; trình tự, thủ tục khi ký kế hợp đồng có biện pháp
bảo đảm là tín chấp và cơ chế kiểm soát rủi ro. Luận văn cũng phân tích thực
tiễn áp dụng pháp luật về tín chấp trong các giao dịch dân sự ngoài xã hội tại
địa bàn tỉnh Điện Biên và những kiến nghị hoàn thiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu và phạm vi hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ
luật học, học viên Nghiên cứu về quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện


5

hành về tín chấp quy định trong Bộ luật dân sự 2005, trong đó có mở rộng tìm
hiểu thêm sơ qua về quy định của pháp luật dân sự về biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bằng tín chấp trong giao dịch dân sự nói chung. Hiện trong pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành có quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn tại các tổ chức tín dụng
nên chủ yếu luận văn nói về vấn đề này; luận văn phân tích, bình luận các quy
định của pháp luật về tín chấp như: đối tượng tín chấp, chủ thể tín chấp, quyền
và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tín chấp…Trên cơ sở phân tích các quy
định của pháp luật, tác giả nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật dân sự về tín chấp của cá nhân hộ gia đình nghèo và các tổ chức tín
dụng tại tỉnh Điện Biên. Dựa trên các phân tích, bình luận về pháp luật và thực
tiễn áp dụng các quy định về tín chấp, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về tín chấp và phương thức giải quyết tranh
chấp có liên quan đến hình thức bảo đảm là tín chấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành công luận văn này, học viên đã sử dụng một cách
đồng bộ và tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết đó là
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài phương pháp
nghiên cứu có tính chất lý luận cơ bản này, tác giả cũng đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu truyền thống khác như: phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh tài liệu cũng như qua thực tiễn xét xử của Tòa án. Những
phương pháp này giúp tác giả tiếp cận các đối tượng nghiên cứu một cách có
cơ sở khoa học, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình nghiên cứu.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ ở làm rõ biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín


6

dụng ngân hàng bằng Tòa án liên quan đến tranh chấp mà biện pháp bảo đảm
là tín chấp; nghiên cứu việc vận dụng quy định về tín chấp trong các giao dịch
dân sự ngoài xã hội qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên để tìm ra các
giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
5.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ đặc điểm của pháp luật về biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bằng tín chấp, các tranh chấp phát sinh của hợp đồng này và
vấn đề giải quyết tranh chấp của hợp đồng bằng Tòa án. Việc nghiên cứu vấn
đề này nhằm giúp người đọc nhận thức được một cách cơ bản diện mạo của
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp trong quan hệ dân sự;
phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết tranh
chấp tại Tòa án. Tìm ra các mặt ưu điểm cũng như các mặt nhược điểm của
nó để trên cơ sở đó sẽ tìm hướng hoàn thiện cho phù hợp.
Thứ hai, đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn thực hiện biện pháp bảo đảm
bằng tín chấp trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; việc vận dụng quy
định về tín chấp trong các giao dịch dân sự ngoài xã hội và thực tiễn xét xử của
Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta

thấy được đâu là những vướng mắc mà quá trình thực thi pháp luật về biện pháp
bảo đảm bằng tín chấp trong hoạt động tín dụng và giao dịch dân sự ngoài xã
hội để có định hướng các giải pháp nhằm tháo gỡ.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp về biện pháp bảo
đảm bằng tín chấp trong hoạt động tín dụng; trong giao dịch dân sự xã hội.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn có những điểm mới cơ bản như sau:


7

Thứ nhất: phân tích và hệ thống các nguyên lý có tính lý luận về tín
chấp và biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp của tổ chức
chính trị - xã hội và trong giao dịch dân sự ngoài xã hội tại địa bàn tỉnh Điện
Biên.
Thứ hai, phân tích thực tiễn giải quyết một số tranh chấp hợp đồng tín
dụng ngân hàng liên quan đến các hình thức bảo đảm, trong đó có hình thức
tín chấp của Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên.
Thứ ba, đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tín
chấp; tín chấp trong giao dịch dân sự ngoài xã hội và phương thức giải quyết
các tranh chấp về biện pháp bảo đảm bằng tín chấp bằng trình tự Tòa án nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xét xử.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
nội dung của Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tín chấp
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về tín chấp
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tín chấp tại tỉnh Điện Biên
và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp.



8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN CHẤP
1.1. Khái niệm, đặc điểm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1.1.1. Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày càng nhiều các hợp
đồng được giao kết giữa các chủ thể trong xã hội, các biện pháp bảo đảm
được xem như một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể bảo vệ quyền lợi
của mình, khái niệm “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” được nhiều nhà
khoa học đưa ra:
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thoả thuận giữa các bên
nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những
hậu quả xấu do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra
Hay “BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên
sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình
(gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc
của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”
Theo hướng dẫn của UNCITRAL thì “GDBĐ là giao dịch xác lập lợi
ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng để thuận tiện cho việc dẫn”.
chiếu, GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”, trong
đó lợi ích bảo đảm là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Còn theo pháp luật của Mỹ thì
GDBĐ cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm
Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có tính chất tài sản, trừ
biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước



9

khá tương đồng về khái niệm BPBĐ tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng
thuật ngữ.
Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước đều thừa nhận bên bảo
đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình. Mặc dù có
nhiều định nghĩa khác nhau về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nhưng
nhìn chung các định nghĩa này đều thống nhất ở một số nội dung sau đây:
(i) Biện pháp bảo đảm là một chế định, được Nhà nước ghi nhận trong
các văn bản pháp luật. Cụ thể: BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS
năm 2015. Ngoài các BLDS, Nhà nước ban hành nhiều văn bản dưới luật quy
định cụ thể về vấn đề này như: Nghị định 163/2006/NĐ –
CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là
“Nghị định 163/2006”); Nghị định 11/2012/NĐ – CP ngày 22 tháng 02 năm
2012 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi
là “Nghị định 11/2012”); Nghị định 83/2010/NĐ – CP ngày 23 tháng 07 năm
2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là “Nghị định 83/2010”)…
(ii) Biện pháp bảo đảm được hình thành chủ yếu trên cơ sở thỏa thuận
giữa các bên chủ thể. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được tiếp cận
dưới góc độ giao dịch bảo đảm – được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa
bên bảo đảm và bên được bảo đảm. Các chủ thể này thỏa thuận lựa chọn biện
pháp bảo đảm trong các biện pháp được pháp luật ghi nhận, đối tượng bảo
đảm, giá trị bảo đảm và các nội dung liên quan khác.
(iii) Mục đích của các biện pháp bảo đảm là nâng cao trách nhiệm của
các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ,
đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.


10

Theo BLDS năm 2015, có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự. Đó là: Cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh,
tín chấp, cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Phụ thuộc vào nội dung, tính chất
của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể, cũng như phụ thuộc vào điều kiện của các
chủ thể tham gia quan hệ ấy mà mỗi một biện pháp đảm bảo mang một đặc
điểm riêng biệt.
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh
chủ yếu từ sự thoả thuận giữa các bên. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ
những căn cứ khác nhau như hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, gây thiệt
hại do hành vi trái pháp luật…thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát
sinh chủ yếu thông qua sự thoả thuận của các bên trong một giao dịch dân sự.
Bên cạnh căn cứ thỏa thuận làm phát sinh các giao dịch bảo đảm thì
giao dịch bảo đảm được phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Ví dụ:
Chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành phải áp dụng biện pháp kí quỹ tài sản
(Điều 4 Nghị định 27/2001/NĐ – Cp về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du
lịch).
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ
chính, do đó, các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào
nghĩa vụ chính.
Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm chủ yếu là những lợi ích
vật chất như: tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản…Bên cạnh đó, đối với
riêng biện pháp tín chấp, đối tượng bảo đảm không phải là một lợi ích vật

chất mà là uy tín của tổ chức chính trị - xã hội.


11

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá
phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ chính.
Thứ năm, các biện pháp bảo đảm mang tính chất dự phòng. Các biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Tức là
tài sản bảo đảm chỉ xử lí để thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ không được thực
hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ. Nếu nghĩa vụ chính đã được thực
hiện thì biện pháp bảo đảm cũng được coi là chấm dứt.
1.2. Kh trò nòng cốt trong việc thực hiện việc vay bằng tín chấp.
Với sự phối hợp và theo sự chỉ đạo chung, nên những năm mưa thuận,
gió hòa không bị thiên tai khắc nghiệt đe dọa, thì các khoản vay tại ngân hàng
hoặc các tổ chức tín dụng đều được các hộ gia đình thanh toán đúng hạn với ý
thức tự giác. Những năm gặp thiên tai khắc nghiệt thì ngân hàng hoặc các tổ
chức tín dụng tiến hành giảm lãi, thậm chí theo chủ trương của Chính phủ có
những năm xóa cả những khoản nợ gốc. Việc ngân hàng cho vay chủ yếu là
các hộ gia đình nên tính cộng đồng trách nhiệm của cả hộ gia đình đối với các
khoản vay là rất cao.
Là tỉnh thường hay gặp thiên tai khắc nghiệt, nên hàng năm Chính phủ
vẫn phải trợ cấp lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số (như tin báo An
ninh thủ đô ngày 26.3.2016 đưa tin về Chính phủ trợ cấp hàng nghìn tấn gạo
cho Điện Biên). Với sự giám sát, đôn đốc của tổ chức chính trị - xã hội cơ sở
và cộng đồng trách nhiệm của cả hộ gia đình nhưng không ít năm ngân hàng
phải giãn nợ, khoanh nợ, thậm chí xóa những khoản nợ gốc.


62


3.1.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tín chấp tại tỉnh Điện Biên
qua một số Bản án điển hình
Bản án số 1: Bản án số: 01/2016/ DS-ST, ngày 01/02/2016 V/v:
“Tranh chấp hợp đồng dân sự về vay tài sản có biện pháp bảo đảm tín
chấp”
Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
+ Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: bà Nguyễn Thị Ngà;
+ Các Hội thẩm nhân dân: (1) Ông: Ngô Xuân Dệt; (2) Bà: Tô Thị
Lành.
+ Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà: bà Nguyễn Thị Hoài Thơ
+ Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Điện Biên tham gia phiên
tòa: bà Phạm Thị Thanh Hòa - Kiểm sát viên.
Ngày 01 tháng 02 năm 2016 tại Hội trường xét xử Tòa án nhân dân
thành phố Điện Biên, tỉnh Điên Biên xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý
số: 157/2015/TLST-DS ngày 22 tháng 7 năm 2015 về việc “Tranh chấp hợp
đồng dân sự về vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:
01/2016/QĐST-DS ngày 05 tháng 01 năm 2016 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ngân hàng chính sách xã hội. Địa chỉ: Khu CC5, bán
đảo Linh Đàm, phường Hoàng Việt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Đại diện ủy
quyền: ông Đinh Văn Nghĩa Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh Điện Biên.
- Bị đơn: Bà Trần Thị Minh Thông; sinh năm 1954.
* Nội dung vụ việc:
Trong đơn khởi kiện để ngày 08/7/2015, các tài liệu có tại hồ sơ và tại
phiên tòa, đại diện theo ủy quyền nguyên đơn ông Đinh Văn Nghĩa trình bày:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Ngân hành Chính sách xã hội, thực
hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm góp phần vào



63

công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương và
phải bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước.
Căn cứ danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Điện Biên ngày 24/6/2010. Ngày 09/7/2010
Ngân hàng đã giải ngân cho bà Trần Thị Minh Thông vay số tiền l0.000.000
đồng, lãi suất 0,65%/tháng, thời hạn vay 36 tháng, thời hạn trả nợ ngày
09/7/2013. Hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản mà ủy thác qua
Hội nông dân phường Tân Thanh. Người thừa kê quyền và nghĩa vụ đổi với
khoản vay của bà Thông là anh Đàm Viết Hùng con trai bà Thông. Sau khi
đến hạn trả nợ bà Thông vẫn không trả số tiền nợ gốc và nợ lãi cho Ngân
hàng chính sách xã hội, mặc dù đã được ủy ban nhân dân phường Tân Thanh,
Hội đoàn thể ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV và cán bộ Ngân hàng đôn đốc trả
nợ nhiều lần. Do đó, ngân hành chính sách xã hội khởi kiện yêu cầu Tòa án
giải quyết buộc bà Trần Thị Minh Thông và ông Đàm Viết Hùng phải trả số
tiền 12.967.337đồng trong đó nợ gốc là l0.000.000 đồng và nợ lãi phát sinh
tính đến ngày 01/02/2016 là 2.967.337đồng.
Quá trình Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, bị đơn bà Trần Thị Minh
Thông và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Đàm Viết Hùng đã
được tống đạt họp lệ các văn bản tố tụng để bà Trần Thị Minh Thông, anh
Đàm Viết Hùng tham gia tố tụng và trình bày ý kiến, nhưng bà Thông và anh
Hùng không đến Tòa án làm việc nên không có lời trình bày về nội dụng vụ
án. Do đó Tòa án đã tiến hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định của
pháp luật và đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn bà Trần Thị Minh Thông và
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Đàm Viết Hùng.
Qua quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định:
- Buộc bà Trần Thị Minh Thông phải trả cho Ngân hàng chính sách xã
hội (thông qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Điện Biên) số



64

tiền là 12.967.337 đồng (Mười hai triệu chỉn trăm sáu mươi bảy nghìn ba trăm
ba bảy đồng), trong đó nợ gốc là l0.000.000 đồng và nợ tiền lãi là
2.967.337đồng. Việc tính lãi và cả lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản vay
phải theo đúng hợp đồng đã ký kết kể từ khi giao dịch cho đến khi thanh toán
hết các khoản nợ gốc và lãi phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi
tính lãi chỉ tính lãi của số tiền nợ gốc còn phải thi hành án mà không tính lãi
của số tiền lãi chưa trả trong quá trình thi hành án.
- Buộc bà Trần Thị Minh Thông phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là
648.400 đồng.
- Ngân hàng chính sách xã hội không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm;
hoàn trả lại cho Ngân hàng chính sách xã hội số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm đã nộp là 309.536 đồng theo biên lai số 0005260 ngày 22/7/2015 của
Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
* Nhận xét vụ việc:
Với vụ án trên thì có thể thấy việc áp dụng các quy định về tín chấp tại
các tỉnh nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập có thể
kể đến như:
- Bên vay không có ý thức, trách nhiệm trong việc trả nợ tiền vay cho
Ngân hàng chính sách – xã hội; thậm chí, với vụ việc trên, bên vay không
tham gia phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhiều lần;
- Vai trò của bên bảo đảm không được thể hiện rõ ràng. Cụ thể, trong
vụ tranh chấp trên, Hội nông dân phường Tân Thanh là bên bảo đảm nhưng
trong suốt quá trình tố tụng vai trò của chủ thể này mờ nhạt;
- Mặc dù Tòa sản đã ra phán quyết về việc bên vay phải trả nợ cho
ngân hàng chính sách xã hội; tuy nhiên, đối tượng bảo đảm không phải là tài
sản mà là uy tín của Hội nông dân phường Tân Thanh nên hiệu quả thực thi



65

bản án không được cao, đặc biệt là với những trường hợp bên vay cố tình
không trả.
Bản án số 2: Số 01/ 2016/ QĐST – KDTM, ngày 04 tháng 3 năm 2016
- Nguyên đơn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; Địa chỉ: Tòa
nhà CC5, khu Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàn Liệt, quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội. Người được đại diện theo ủy quyền: Bà Phùng Thị Tố Trinh
- Bị đơn: ông Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1962 và bà Nguyễn Thi Nga,
sinh năm 1964.
* Nội dung vụ việc:
Ông Nguyễn Văn Hà và Bà Nguyễn Thị Nga vay của Ngân hàng chính
sách xã hội chi nhánh tỉnh Điện Biên với khoản tiền vay 27.000.000 đồng để
phát triển kinh tế. Khoản vay được bảo đảm bởi Mặt trận Tổ quốc phường
Mường Thanh, thành phố Điện Biên. Đến hạn trả nợ, ông Hà và bà Nga
không trả nợ cho Ngân hàng mặc dù Ngân hàng và Mặt trận tổ quốc phường
Mường Thanh đã nhắc nhở, đốc thúc trả nợ nhiều lần. Tại phiên Tòa sơ thẩm,
các bên đương sự đã thỏa thuận được với nhau, cụ thể: Ồng Nguyễn Văn Hà
công nhận tính đến ngày 25/02/2016 ông Hà và bà Nga có nợ của ngân hàng
chính sách xã hội Việt Nam số tiền nợ gốc là 27.000.000 và tiền lãi là
6.801.570 đồng, tổng cộng là 33.801.570 đồng.
Ông Hà và bà Nga cam kết sẽ liên đới trả nợ cho ngân hàng một lần
vào ngày 30/3/2016. Bà Phùng Thị Tố Trinh là người đại diện theo ủy quyền
của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đồng ý với cách trả nợ của ông
Hà và bà Nga
* Nhận xét vụ việc:
Đây là tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay có bảo đảm bằng tín
chấp của tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể trong vụ việc này bên bảo đảm là
Mặt trận Tổ quốc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện



66

Biên. Qua nội dung vụ việc và cách thức giải quyết của Tòa án, tác giả có một
số nhận xét cụ thể sau đây:
- Nội dung vụ việc chưa xác định rõ người vay là ông Hà và bà Nga có
phải là cá nhân, hộ gia đình nghèo để được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi
của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam hay không? Thực tế cho thấy, rất
nhiều trường hợp vì sự sơ xuất của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc
do sự cố ý của các chủ thể mà nhiều cá nhân, hộ gia đình không nằm trong
diện vay vốn nhưng vẫn được vay tiền với lãi suất ưu đãi;
- Cũng giống như vụ việc trên, vai trò của tổ chức chính trị - xã hội với
tư cách là bên bảo đảm không được thể hiện rõ ràng. Những tổ chức này chỉ
thể hiện vai trò trong giai đoạn đầu khi xác nhận, xét điều kiện cho cá nhân,
hộ gia đình nghèo vay vốn mà không kiểm tra, giám sát người vay trong việc
sử dụng vốn vay cũng như chưa làm trong trách nhiệm trong việc đốc thúc
bên vay trả nợ cho ngân hàng chính sách xã hội;
- Mặc dù, vụ việc trong tình huống là cho vay có bảo đảm bằng biện
pháp tín chấp của Mặt trận Tổ quốc; tuy nhiên, trên thực tế, biện pháp bảo
đảm này không phát huy được tác dụng trong việc nâng cao trách nhiệm trả
nợ của bên cho vay cũng như chưa bảo đảm được quyền lợi của bên cho vay
tài sản.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp và nâng cao
hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về tín chấp
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp
Tín chấp không phải là vấn đề mới trong luật Dân sự; tuy nhiên, qua
việc phân tích, bình luận cụ thể các quy định pháp luật về tín chấp thì tác giả
đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín chấp, cụ thể:
Thứ nhất, loại bỏ biện pháp tín chấp ra khỏi BLDS và ghi nhận tín

chấp trong một văn bản pháp lý riêng.


67

Trong khoa học pháp lý dân sự, thì bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
luôn có tính chất tài sản do các bên trong quan hệ nghĩa vụ cam kết, thỏa
thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự dù được các bên thỏa thuận đều nhằm buộc người có nghĩa
vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết. Với tính chất là biện pháp
tài sản có tính chất dự phòng, nên trong trường hợp người có nghĩa vụ không
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ mà họ đã cam
kết, thỏa thuận, thì người có quyền có thể yêu cầu Tòa án, các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tùy
từng trường hợp và tùy thuộc vào sự cam kết, thỏa thuận, các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những quy chế xử lý khác nhau đối với tài
sản bảo đảm.
Vì lý lẽ đó, rất nhiều các nhà khoa học quan điểm rằng, tín chấp không
thể là một biện pháp bảo đảm. Bởi, khi cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tiền
của tổ chức tín dụng nhưng không trả được thì hoàn toàn không có bất kì một
phương thức xử lý nào để tiến hành thu hồi nợ cho bên có quyền như những
biện pháp bảo đảm khác. Do đó, những người theo quan điểm này nhận định
cần loại biện pháp này ra khỏi BLDS năm 2015. Đây không phải là một quan
điểm mới, mà từ khi ban hành Bộ luật dân sự năm 2005, có nhiều ý kiến khác
nhau về biện pháp bảo đảm là tín chấp. Nếu xét về góc độ kinh tế thuần túy,
có ý kiến cho rằng: “Thực chất thì trách nhiệm về tài sản của biện pháp bảo
đảm này hoàn toàn bằng không. Đó chỉ là một thứ bảo đảm ảo, như một thứ
thuốc giả, không màu sắc, không mùi vị và hoàn toàn vô tác dụng trong chế
định giao dịch bảo đảm. Do các quan hệ dân sự là quan hệ tài sản nên tác giả
còn nhấn mạnh rằng: Giao dịch tín chấp này không thuộc về quan hệ tài sản,

cũng chẳng phải là quan hệ nhân thân phi tài sản. Với lập luận này, tác giả
đã đề nghị cần loại bỏ khỏi Bộ luật dân sự biện pháp bảo đảm là “tín chấp”


68

để bảo đảm sự hợp lý, chuẩn mực của Bộ luật dân sự, vì đây là bộ luật điều
chỉnh chủ yếu là quan hệ tài sản”.
Trái ngược lại với quan điểm trên, một số ý kiến cho rằng vẫn nên quy
định biện pháp bảo đảm tín chấp trong BLDS. Những người theo quan điểm
này lập luận rằng:
+ Dưới góc độ xã hội: Vay vốn bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội phù hợp với chính sách của Đảng, Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chính vì vậy mà biện
pháp bảo đảm tín chấp cần được giữ lại và tách ra thành một biện pháp bảo
đảm riêng biệt. Có như vậy, mới thể chế hóa chính sách của Đảng, Chính phủ
và đi vào thực hiện trên thực tế;
+ Việc quy định tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội là một biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hoàn toàn phù hợp với truyền thống
dân tộc: Một là, nhân dân Việt Nam rất coi trọng uy tín, coi trọng niềm tin và
sự tín nhiệm lẫn nhau. Tín chấp thể hiện rất rõ điều này. Chính vì vậy mà khi
được vay vốn, người dân lúc nào coi trọng việc trả nợ như một việc để giữ
chữ tín, là một việc để họ đền đáp những người đã giúp họ; hai là, người Việt
Nam có truyền thống “tương thân tương ái” nên cần quy định tín chấp của
các tổ chức chính trị - xã hội, mục đích chính là giúp đỡ, tạo điều kiện để
người nghèo vươn lên thoát nghèo.
+ Dưới góc độ pháp lý: Các biện pháp bảo đảm thực nghĩa vụ đều có 3
chức năng nói chung: chức năng tác động, chức năng dự phòng. Ba chức năng
này thể hiện trong tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội như sau: (i) Chức
năng tác động: Các tổ chức chính trị cũng như sự bảo dảm của các tổ chức
này có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới ý thức vay vốn, sử dụng vốn và trả

nợ của người vay vốn; (ii) Chức năng dự phòng: Ngân hàng, tổ chức tín dụng


69

chỉ áp dụng tín chấp nếu người vay vốn là thành viên của tổ chức chính trị xã hội được phép bảo đảm cho thành viên của tổ chức mình vay vốn.
Trong lần sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2015, có ý kiến đã đã đề nghị bỏ
quy định về tín chấp vì không phù hợp với yêu cầu đối với các giao dịch dân
sự có tính chất hàng hóa – tiền tệ và quan hệ tín dụng. Nhưng cũng nhiều ý
kiến, trong đó có Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình (nay là
Trưởng Ban kinh tế Trung ương) vẫn yêu cầu để nguyên biện pháp bảo lãnh
bằng tín chấp và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh hoạt động
cho vay với hình thức bảo đảm bằng tín chấp.
Tác giả cho rằng, nội dung hướng dẫn về tín chấp nên được quy định
trong quy chế về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội – một
ngân hàng thực hiện chính sách lớn của Chính phủ trong xóa đói, giảm nghèo.
Theo đó, tác giả kiến nghị loại bỏ tín chấp ra khỏi quy định của BLDS và ghi
nhận tín chấp trong một văn bản pháp lý riêng như Nghị định của Chính phủ.
Đây cũng là kiến nghị của Luật sư Trương Thanh Đức: “Sửa đổi Bộ luật Dân
sự theo hướng, loại bỏ tín chấp khỏi các biện pháp bảo đảm (nếu cần áp dụng
cho tín dụng chính sách thì chỉ cần quy định trong các văn bản dưới luật) và
không coi đây là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ”.
Thứ hai, sửa đổi khoản 2 Điều 49 Nghị định 163/2006
Khoản 2 Điều 49 Nghị định 163/2006 quy định: “Cá nhân, hộ gia đình
nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ
chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này”. Đây là một quy
định không rõ ràng, vì đối với chủ thể là hộ gia đình thì điều luật này chưa thể
hiện rõ tất cả các thành viên của hộ hay chỉ cần một thành viên của hộ là
thành viên của tổ chức chính trị - xã hội là đủ điều kiện vay vốn. Chính vì sự
bất cập của luật, hiện nay đang có những tranh luận trái chiều nhau liên quan



70

đến vấn đề này. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định này theo hướng rõ
ràng, cụ thể để tránh việc hiểu và áp dụng không thống nhất.
Thứ ba, cần bổ sung thêm quy định về số lượng các khoản vay mà cá
nhân, hộ gia đình nghèo được kí kết
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành
viên của nhiều tổ chức chính trị - xã hội khác nhau; tuy nhiên, trong cả BLDS
năm 2015 và các văn bản quy định về tín chấp không có quy định một cá
nhân, hộ gia đình nghèo được kí bao nhiêu hợp đồng vay vốn tại các tổ chức
tín dụng. Điều này đã gây ra lúng túng trong việc triển khai áp dụng của các
tổ chức chính trị - xã hội cũng như của các tổ chức tín dụng. Tác giả kiến
nghị, tại một thời điểm thì cá nhân, hộ gia đình nghèo chỉ được vay một
khoản vay tín chấp tại tổ chức tín dụng. Quy định này sẽ hạn chế việc vay vốn
tràn làn, không sử dụng vốn hiệu quả của cá nhân, hộ gia đình nghèo; qua đó
giảm thiểu được các trường hợp không trả được nợ của cá nhân, hộ gia đình
nghèo.
Thứ tư, cần mở rộng chủ thể được vay vốn bằng tín chấp của tổ chức
chính trị - xã hội.
Theo quan điểm tác giả, việc cho vay vốn bằng tín chấp của tổ chức
chính trị - xã hội là một chính sách xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân; do đó, không chỉ cá nhân, hộ gia đình nghèo
mà một số chủ thể khác cũng có nhu cầu về vốn vay để sản xuất, kinh doanh,
phát triển kinh tế. Về việc mở rộng đối tượng được vay vốn bằng tín chấp của
tổ chức chính trị - xã hội, một số đối tượng cần được quy định có thể tham gia
vay vốn bằng tín chấp như sau:
- Thành viên của tổ chức chính trị - xã hội có thành tích trong lao động,
sản xuất. Việc quy định cả những người của tổ chức chính trị - xã hội có

thành tích trong lao động, sản xuất cũng được vay vốn bằng tín chấp có ý


×