Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại trung tâm y tế thành phố bắc ninh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ NGUYỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ BẮC NINH
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ NGUYỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ BẮC NINH
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và
có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô đã
tận tình giảng dạy giúp tôi nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nắm bắt
được những thành tựu mới của ngành Dược, nhận thức được yêu cầu cấp bách
của ngành. Qua đó áp dụng công tác quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại
địa phương mình trong thời gian tới.
Cho tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS: Nguyễn Thị Thanh
Hương, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi rất tận tình
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
thời gian vừa qua.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các thầy cô trong
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp Trung tâm y tế Thành phố
Bắc Ninh - nơi tôi thực hiện luận văn, đặc biệt là Khoa Dược, phòng kế hoạch
tài chinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học
tập, nghiên cứu và cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2018
Học viên
Lại Thị Nguyệt



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Lại Thị Nguyệt


MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam

3

1.1.1.Thị trường dược phẩm Việt Nam

3

1.1.2. Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện Việt


4

Nam
1.2. Thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú

8

1.2.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới

8

1.2.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam

16

1.3. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc

18

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số

23

1.4. Vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Ninh

26

1.4.1. Vị trí địa lý


26

1.4.2. Cơ cấu tổ chức

26

1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của TTYT Thành phố Bắc Ninh

28

1.4.4. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám

28

bệnh, chữa bệnh tại TTYT Thành phố Bắc Ninh
1.4.5. Mô hình bệnh tật của TTYT Thành phố Bắc Ninh năm 2015

29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

30


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

30

2.1.3.Thời gian nghiên cứu

30

2.2. Phương pháp nghiên cứu

30

2.2.3. Cách tiến hành

36

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

39


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

42

3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc BHYT sử dụng tại Trung tâm y

42


tế thành phố Bắc Ninh năm 2015
3.1.1. Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí TTYT

42

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

42

3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng

43

3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại thuốc tân dược và thuốc

44

có nguồn gốc từ dược liệu
3.1.5. Cơ cấu nhóm thuốc tân dược theo nhóm thuốc đơn thành phần

47

và nhóm thuốc đa thành phần
3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo tên gốc, tên

48

thương mại
3.1.7. Cơ cấu DM thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý


49

3.1.8. Phân tích cơ cấu một số nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao

50

3.1.9. Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC

52

3.1.10. Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp phân tích VEN

55

3.1.11. Phân tích danh mục thuốc theo ma trận ABC/VEN

56

3.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại

59

Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015
3.2.1. Thực hiện quy định ghi thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc

59

3.2.2. Một số chỉ số kê đơn ngoại trú BHYT tại TTYT TP Bắc Ninh

62


Chương 4: BÀN LUẬN

69

4.1. Cơ cấu danh mục thuốc BHYT sử dụng tại Trung tâm y tế thành

69

phố Bắc Ninh năm 2015
4.1.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng

70

4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

70

4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

70


4.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại thuốc tân dược và thuốc

70

có nguồn gốc từ dược liệu
4.1.5. Cơ cấu thuốc tân dược đơn thành phần – đa thành phần


71

4.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo nhóm thuốc biệt

71

dược gốc, nhóm thuốc generic
4.1.7. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc tân dược theo phân nhóm tác dụng

72

dược lý
4.1.8. Cơ cấu một số thuốc có giá trị sử dụng cao

73

4.1.9. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC

73

4.1.10. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN

75

4.1.11. Cơ cấu danh thuốc theo phân tích ABC/VEN

76

4.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại


76

Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015
4.2.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc

76

4.2.2. Số thuốc trung bình/đơn

78

4.2.3. Đơn thuốc kê kháng sinh

79

4.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc kê thuốc tiêm

79

4.2.5. Tỷ lệ đơn kê đơn thuốc Corticoid

80

4.2.6. Tỷ lệ kê đơn thuốc Vitamin và các thuốc hỗ trợ

80

4.2.7. Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc

80


4.2.8. Thời gian trung bình cho 1 đợt điều trị

81

KẾT LUẬN

82

1. Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh

82

2. Thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

82

KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.


Chữ viết tắt
BHYT
BSCK
BSĐK
BV
BYT
CSSK
CSSKBĐ
CSVC
DMT
DMTBV
DMTTY
ĐD
HĐT&ĐT
KCB
KTV
PPNC

SD
SX
SYT
TMH
TPBN
TTB
TT-BYT
TTYT
TW
TYT
VEN (Vital, Essential, Nonessential)
WHO (World Health

Organization)
YHCT
YTCC
YTCS

Chú giải
Bảo hiểm y tế
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ đa khoa
Bệnh viện Bệnh viện chuyên kho
Bộ Y Tế
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Cơ sở vật chất
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc thiết yếu
Điều dưỡng
Hội đồng thuốc và điều trị
Khám chữa bệnh
Kỹ thuật viên
Phương pháp nghiên cứu
Quyết định
Sử dụng
Sản xuất
Sở Y tế
Tai mũi họng
Thành phố Bắc Ninh
Trang thiết bị
Thông tư Bộ Y tế

Trung tâm Y tế
Trung ương
Trạm Y tế
Tối cần, thiết yếu, không thiết
yếu
Tổ chức Y tế thế giới
Y học cổ truyền
Y tế công cộng
Y tế cơ sở


DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 - 2014

3

Bảng 1.2. Giá trị tiêu chuẩn chỉ số kê đơn WHO

10

Bảng 1.3. Chỉ số kê đơn WHO tại 4 cơ sở y tế

11

Bảng 1.4. Số thuốc trung bình/đơn tại 10 cơ sở chăm sóc sức


11

khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010
Bảng 1.5.Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc tại 10 cơ sở chăm sóc sức

12

khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010
Bảng 1.6.Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh, thuốc tiêm và tỷ lệ thuốc

13

được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu tại 10 cơ sở chăm
sóc sức khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010
Bảng 1.7. Các chỉ số kê đơn tại Ethiopia

14

Bảng 1.8. Các kháng sinh thường được kê cho bệnh nhân ngoại

14

trú tại bệnh viện trường Hawassa, Ethiopia
Bảng 1.9. Các chỉ số kê đơn tại bệnh viện công lập

15

Bảng 1.10. Các loại sai sót sử dụng thuốc được xác định

15


Bảng 1.11. Phân tích ABC tại một số bệnh viện

20

Bảng 1.12. Một số hướng dẫn thực hiện phân loại VEN

22

Bảng 1.13. Phân tích ma trận ABC/VEN

23

Bảng 1.14. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản

24

Bảng 1.15. Các chỉ số sử dụng bổ sung

26

Bảng 1.16. Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Trung tâm năm 2015

29

Bảng 2 .17. Các biến số nghiên cứu

30

Bảng 2.18. Phân loại đơn thuốc theo nhóm bệnh lí


38

Bảng 3.19. Tỷ trọng tiền thuốc sử dụng tại TTYT Thành phố

42

Bắc Ninh


TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 3.20. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

42

Bảng 3.21. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

43

Bảng 3.22. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm thuốc tân dược

44

và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của Trung tâm y tế Bắc
Ninh năm 2015
Bảng 3.23. Danh mục thuốc có nguồn gốc từ dược liệu


46

Bảng 3.24. Cơ cấu nhóm thuốc tân dược theo thuốc đơn thành

47

phần và đa thành phần được TTYT Thành phố Bắc Ninh sử
dụng trong năm 2015
Bảng 3.25. Cơ cấu và giá trị thuốc tân dược sử dụng theo

48

Nhóm thuốc biệt dược gốc và nhóm thuốc generic
Bảng 3.26. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc tân dược

49

theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.27. Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch, Hocmon và các thuốc

51

tác động vào hệ thống nội tiết TTYT Thành phố Bắc Ninh sử
dụng trong năm 2015
Bảng 3.28. Cơ cấu thuốc bổ não và hỗ trợ chức năng gan được

52

Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh sử dụng trong năm 2015
Bảng 3.29. Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc


52

Ninh trong năm 2015 theo phân tích ABC
Bảng 3.30. Cơ cấu các thuốc hạng A của TTYT Thành phố Bắc
Ninh năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý

53


TÊN BẢNG

Bảng 3.31. Năm thuốc nhóm A của Trung tâm y tế Thành phố

TRANG

54

Bắc Ninh năm 2015 có giá trị sử dụng lớn nhất
Bảng 3.32. Cơ cấu thuốc nhóm A của TTYT Thành phố Bắc

55

Ninh năm 2015 theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.33. Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc

56

Ninh
Bảng 3.34. Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc


57

Ninh năm 2015 theo ma trận ABC/VEN
Bảng 3.35. Danh mục các thuốc của TTYT Thành phố Bắc Ninh

58

năm 2015 thuộc phân nhóm AN
Bảng 3.36. Tỷ lệ thuốc được kê ghi số lượng, hàm lượng, liều

59

dùng, đường dùng và thời điểm dùng
Bảng 3.37. Tỷ lệ thực hiện hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc

60

Bảng 3.38. Số thuốc trung bình trong một đơn

62

Bảng 3.39. Tỷ lệ đơn kê kháng sinh

64

Bảng 3.40. Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm

65


Bảng 3.41. Tỷ lệ đơn kê corticoid

65

Bảng 3.42. Tỷ lệ đơn kê vitamin, thuốc hỗ trợ

66

Bảng 3.43. Chi phí TB cho một đơn thuốc

67

Bảng 3.44. Thời gian trung bình cho một đợt điều trị

68


DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH

TRANG

Hình 3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

43

Hình 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm thuốc tân dược và

45


thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của Trung tâm y tế Thành phố
Bắc Ninh năm 2015
Hình 3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc tân dược theo nhóm tác

50

dụng dược lý
Hình 3.4: Đơn thuốc thiếu hàm lượng, cách dùng

60

Hình 3.5: Đơn thuốc kê quá nhiều loại thuốc

63


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lí là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y
tế, tiết kiệm nguồn lực y tế. Ước tính 60% thuốc tại cơ sở y tế công và 70%
thuốc tại cơ sở y tế tư nhân đã kê đơn và bán là không phù hợp tại các nước
đang phát triển, điều đó dẫn đến giảm sự an toàn về chất lượng chăm sóc y tế
và lãng phí nguồn lực y tế. Việc lạm dụng kê đơn kháng sinh diễn ra tại nhiều
cơ sở y tế ở Trung Quốc và Việt Nam, tỷ lệ đơn kê kháng sinh khoảng 4160%, thậm chí lên tới 81% [38].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc hợp lý
đòi hỏi bệnh nhân phải nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng
lâm sàng của họ, với liều lượng đáp ứng yêu cầu cá nhân trong một thời gian
thích hợp với chi phí thấp nhất cho họ và cộng đồng [40].
Sử dụng thuốc hợp lí là một vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý như bệnh nhân sử dụng quá nhiều
loại thuốc, liều lượng trung bình thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh điều

trị bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn, sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi
thuốc uống có thể thích hợp hơn, kê đơn thuốc không phù hợp hướng dẫn
điều trị lâm sàng và tự điều trị [40].
Các nghiên cứu cho thấy hơn 50% các loại thuốc trên toàn thế giới được
kê đơn hoặc bán không chính xác và 50% bệnh nhân không sử dụng chúng
đúng cách. Sử dụng thuốc không hợp lí có thể làm gia tăng nhu cầu thuốc
không thích hợp của bệnh nhân, gây mất lòng tin của họ vào hệ thống y tế.
Chi tiêu cho thuốc chiếm 10% đến 20% ngân sách y tế quốc gia ở các nước
phát triển so với 20% đến 40% ở các nước đang phát triển. Như vậy, việc sử
dụng thuốc không hợp lý là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết
[40].

1


Tại Việt Nam, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và đẩy mạnh CSSKBĐ là
một ưu tiên trong chính sách phát triển y tế, là yếu tố quyết định tạo nên
những thành tựu về y tế trong nhiều năm qua.
Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân trên địa bàn Thành phố. Trọng tâm là khám và điều trị
ngoại trú cho những bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban
đầu tại trung tâm vả các trạm y tế xã/phường trên địa bàn Thành phố. Trong
những năm gần đây được sự quan tâm của Sở y tế Bắc Ninh về cơ sở vật chất,
TTB, con người…nên số bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhiền và lượng
thuốc sử dụng cũng tương đối lớn, trong năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc của
Trung tâm là 8.270 triệu đồng [27].
Trong quá trình công tác tôi phát hiện một số bất hợp lý trong việc sử
dụng thuốc nhất là trong xây dựng danh mục thuốc tại đơn vị và những sai sót
trong việc kê đơn thuốc của của các y, bác sỹ. Vì vậy cần xem xét những gì đã
đạt được và phát hiện ra những nguyên nhân, tồn tại để góp phần nâng cao

việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả tại Trung tâm y tế thành phố Bắc
Ninh. Đề tài: ‘‘Phân tích thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Trung
tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015’’ được thực hiện với hai mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1 : Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng được BHYT thanh
toán tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015.
Mục tiêu 2 : Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của
bệnh nhân BHYT tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam
1.1.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam
Việt Nam đang trên đà phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là một trong những nền kinh tế nóng, có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự phát triển của kinh tế của đất
nước, thị trường Dược phẩm Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, tương đối
ổn định, theo dự báo trong 5 năm từ 2009 – 2014 sẽ tăng trưởng từ 17% –
19% và đã đạt mức 3,1 tỷ USD vào năm 2014.
Bảng 1. 1. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2014 [4][7]
Tổng giá trị
Năm

Trị giá thuốc

Trị giá thuốc

Tiền thuốc

bình quân đầu

tiền thuốc SD SX trong nước

nhập khẩu

(1.000 USD)

(1.000 USD)

(1.000 USD)

2003

608.699

241.870

451.352

7,6

2004

707.535

305.950

600.995


8,6

2005

817.396

395.157

650.180

9,85

2006

956.353

475.403

710.000

11,23

2007

1.136.353

600.630

810.711


13,39

2008

1.425.657

715.435

923.288

16,45

2009

1.696.135

831.205

1.170.828

19,77

2010

1.913.661

919.039

1.252.572


22,25

2011

2.383.939

1.140.000

1.527.000

27,6

2012

2.605.000

1.200.000

1.405.000

31

2013

2.775.000

1.300.000

1.475.000


36

2014

3.120.000

1.390.000

1.730.000

41

3

người
(USD/ người)


Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng liên tục tăng qua các năm, trong vòng
12 năm từ năm 2003 – 2014, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng lên 5 lần: từ
608 triệu USD năm 2003 lên 3,1 tỷ USD năm 2014. Tiền thuốc bình quân đầu
người năm 2014 đạt mức 41 USD, gấp >5 lần so với năm 2003 (tiền thuốc
bình quân đầu người là 7,6 USD). Qua đó cho thấy nhu cầu được chăm lo,
đảm bảo sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên, do vậy ngành y tế cần
nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu này.
Đặc biệt các thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhu
cầu của các tầng lớp nhân dân, các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng về số lượng chủng loại góp phần đảm bảo nhu cầu bình ổn thuốc thiết
yếu và bình ổn thị trường thuốc tại Việt Nam, giảm áp lực và làm đối trọng
với các thuốc nhập khẩu [4][7].

1.1.2. Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện.
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các
BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các BV. Theo báo
cáo kết quả công tác KCB năm 2009-2010 của Cục Quản lý KCB- BYT,
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009)
và 58,7% (2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV [36].
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc
sử dụng.

4


Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bênh
viện đa khoa (7 BV đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17
bệnh viện huyện/quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả
tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là
32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại
bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [19]
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng của một số BV, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình
tại các BV chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại các BV chuyên
khoa tuyến tỉnh (15 BV) là 34% và tại các BVĐK tuyến tỉnh (52 BV) là cao
nhất (43%) .

Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV trung
ương quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy nhóm thuốc kháng sinh
có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 26,4%
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Tương tự tại BV Trung ương Huế năm 2012
kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,84%) [14]
[26].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất
chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh,
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [2].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh
vẫn còn phổ biến.
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các

5


tuyến BV. Bên cạnh đó các nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại BV
Hữu Nghị từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [17].
Tình hình sử dụng thuốc hỗ trợ
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin các thuốc có tác dụng hỗ trợ, hiệu
quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả nước. Kết
quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010
cho thấy, tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc hỗ trợ
là L-ornithin- L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion.
Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ

lớn nhất về giá trị thanh toán. Đồng thời hoạt chất này cũng là một trong
những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất
xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ
Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử
dụng lớn tại tất cả các bệnh viện. Trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan
mật, (L-ornithin-L- aspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại một bệnh viện đa
khoa tuyến trung ương, 3 thuốc chứa L-ornithin-L-aspartat 500mg dạng tiêm
có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài
ra tại các BV trung ương và tuyến tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong
tiêu hóa ngộ độc cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của các
nhóm này tập trung vào các thuốc có giá thành cao, hiệu quả không rõ ràng là
Glutathion, Alfoscerat [19], [21].
Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi 5 loại thuốc: Glutathion tiêm,
ginkgo biloba uống, glucosamin uống, arginin uống, L-ornithin L-aspartat
tiêm và uống với tỷ lệ chi phí lớn tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong thanh
toán

BHYT,

ngày

02/07/2012

BHXH

Việt

Nam

đã




Công văn số 2503/BHXH-DVT yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT
khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi
thuốc được sử dụng phù hợp với các Công văn hướng dẫn có liên quan của

6


Cục Quản lý dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng
bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở KCB
lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị
lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với khả năng
chi trả của quỹ BHYT [2].
Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong DMT
Trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải
pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo
đảm nguồn cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ
thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng
9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính
đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập
khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5
USD [36].
Các kết quả khảo sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến
bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%43,3% số khoản mục thuốc và 37%-57,1% tổng giá trị sử dụng. Trong đó thấp
nhất là các BV tuyến trung ương. Bên cạnh đó trong các thuốc nhập khẩu các
BV ưu tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008 thuốc

thành phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng
kim ngạch thuốc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các
nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp
trong cả nước đang tiến hành sản xuất.
Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên thương mại
Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong
DMT bệnh viện. Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2012

7


thuốc mang tên thương mại chiếm 76,0%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm
2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa Đông
Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng
[15][24][38]. Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên
biệt dược gốc chiếm 12,2% số lượng và 9,96% giá trị sử dụng. Trong khi đó
số thuốc mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [26]. Sử dụng
các thuốc mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm
giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra
trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Tình hình sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện
Nghiên cứu trong năm 2012, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương có 2
thuốc sử dụng ngoài DMTBV là Colimycin 1M.U.I và Luveris; có 24 trên
tổng số 174 hoạt chất của DMT không được sử dụng trên thực tế; bệnh viện
phụ sản Hà Nội có 5 thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện; bệnh viện đa khoa
Đông Anh có 4% thuốc sử dụng không nằm trong DMTBV [15], [24].
1.2. Thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú
1.2.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Trong thập kỷ qua, các loại thuốc đã có tác dụng tích cực chưa từng có đối
với sức khỏe, dẫn đến giảm gánh nặng tử vong và bệnh tật, và do đó cải thiện

chất lượng cuộc sống. Đồng thời, có nhiều bằng chứng rằng một tiềm năng
lớn của thuốc đã mất do cách mà nó được sử dụng [38]. Trên toàn thế giới
hơn 50% của tất cả các loại thuốc được kê đơn, cấp phát, hoặc bán không phù
hợp, trong khi 50% bệnh nhân không sử dụng chúng đúng cách. Hơn nữa,
khoảng một phần ba dân số thế giới thiếu tiếp cận thuốc thiết yếu. Các trường
hợp phổ biến của việc sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm:
• Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân (polypharmacy);
• Sử dụng kháng sinh không hợp lí, thường ở liều lượng không đủ, các bệnh
nhiễm trùng không do vi khuẩn;

8


• Sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi thuốc uống sẽ thích hợp hơn;
• Kê đơn không theo hướng dẫn điều trị;
• Tự điều trị không phù hợp, tự sử dụng thuốc phải kê đơn [40].
Sử dụng thuốc không hợp lí gây ra nhiều hậu quả như: bệnh nghiêm
trọng thậm chí tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và một số
bệnh mạn tính, kháng kháng sinh, sử dụng không hiệu quả nguồn lực làm
vượt quá khả năng chi trả của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, làm
mất lòng tin ở bệnh nhân. Tổng chi y tế đang tăng nhanh hơn so với thu nhập
ở các nước thu nhập cao, trung bình và các nước thu nhập thấp. Trong thực tế,
các thị trường mới nổi được dự kiến sẽ vượt qua 5 nước EU (Pháp, Đức, Anh,
Ý và Tây Ban Nha) về chi tiêu thuốc trên toàn cầu, và sẽ chiếm 30% chi tiêu
toàn cầu vào năm 2016 (so với 13% của EU). WHO đã tạo ra một cơ sở dữ
liệu của các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trong chăm sóc ban đầu ở các
nước đang phát triển. Các số liệu cho thấy trong khi sử dụng các loại thuốc
generic và thuốc thiết yếu có thể tăng nhẹ trong vòng 20 năm qua, tổng sử
dụng các loại thuốc đã tăng lên và tuân thủ các guideline hướng dẫn điều trị
vẫn ở mức thấp. Ngoài ra có thể nhận thấy việc sử dụng kháng sinh thường

không thích hợp như trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính và
tiêu chảy cấp tính đang tăng. Thuốc generic được coi là giải pháp hiệu quả
cho các nước đang phát triển. Trước năm 2000, thuốc generic chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu dược phẩm toàn cầu. Tuy nhiên, trong vài
năm gần đây, với sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi (chiếm 50% dân số thế
giới), công nghiệp sản xuất thuốc generic đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao
giờ hết. Vào năm 2004, tỷ trọng thuốc generic toàn cầu chỉ chiếm 5,9% tổng
giá trị sử dụng thuốc. Tỷ trọng này tăng mạnh trong một thời gian ngắn lên
mức 10% vào năm 2013 [36].
Tổ chức Y tế thế giới ở khu vực Đông và Nam Á (WHO/SEARO) đã
thực hiện các chiến lược khu vực để thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý (RUM),

9


cập nhật tại các cuộc họp vào tháng 7 năm 2010, đề nghị thực hiện phân tích
tình hình sử dụng thuốc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm đưa ra kế
hoạch phối hợp để cải thiện tình hình sử dụng thuốc, với việc thông qua 2
Nghị quyết SEA /RC64 /R5 và SEA RC66 /R7, các quốc gia thành viên đã
tiến hành phân tích việc sử dụng thuốc bởi một đội chính phủ đa ngành trong
khoảng thời gian 2 tuần, sử dụng một công cụ được thiết kế sẵn, và kết thúc
với một hội thảo quốc gia để lập kế hoạch hành động trong tương lai. Tổ chức
y tế thế giới đã đưa ra các giá trị khuyến cáo đối với các chỉ số kê đơn như sau
(bảng 1.2) [34].
Bảng 1. 2. Giá trị tiêu chuẩn chỉ số kê đơn WHO
TT

Tên chỉ số

Giá trị tiêu chuẩn


1

Số thuốc trung bình/đơn

1,6 - 1,8

2

Tỷ lệ đơn kê kháng sinh

20,0 – 26,8

3

Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm

13,4 – 24,1

4

Tỷ lệ thuốc được kê tên generic

100,0

5

Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc 100,0
thiết yếu


Trong một nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc hợp lý tại Pakistan năm
2014 tại 4 cơ sở y tế về các chỉ số kê đơn cho thấy có sự khác biệt lớn về các
chỉ số giữa các cơ sở y tế, tỷ lệ đơn kê kháng sinh và thuốc tiêm lên tới 90%
tại cơ sở 1 và cơ sở 4 cho thấy sự lạm dụng kháng sinh và thuốc tiêm tại đây
(bảng 1.3)

10


Bảng 1.3. Chỉ số kê đơn WHO tại 4 cơ sở y tế [35]
Cơ sở 1

Cơ sở 2

Cơ sở 3

Cơ sở 4

Số thuốc trung bình/đơn

4,7

2,76

3,2

3,46

Tỷ lệ thuốc kê generic


14

4,81

39,5

30,08

Tỷ lệ đơn kê kháng sinh

90

16,66

83,3

90

Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm

90

6,6

16,6

26,6

Chỉ số


Một nghiên cứu tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Arabia về
các chỉ số kê đơn đã cho thấy thực trạng kê đơn tại nước này (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Số thuốc trung bình/đơn tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]
Cơ sở y tế

Trung bình (Mean)

SD

Trung vị (Median)

Toàn bộ

2,4

1,2

2

1

2,3

1,6

2

2


2,1

0,7

2

3

2,9

1,0

3

4

2,9

1,3

2

5

2,5

1,7

2


6

2,4

1,2

2

7

2,4

1,0

2

8

2,2

1,4

2

9

2,0

0,9


2

10

2,5

1,2

2,5

ANOVA

P<0,001

So sánh với tiêu chuẩn tốt nhất là số thuốc trung bình/đơn  3 thì tất cả
các cơ sở y tế trên đều đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi xem xét chỉ số tỷ lệ thuốc

11


được kê tên gốc thì nhiều cơ sở đạt tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ chung chỉ đạt 61,2% so
với tỷ lệ khuyến cáo là 100%, đặc biệt có cơ sở tỷ lệ thuốc được kê tên gốc
trung bình chỉ đạt <10% (đạt 6%) (bảng 1.5).
Bảng 1.5.Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]
Cơ sở y tế

Trung bình (Mean)

SD


Trung vị (Median)

Toàn bộ

61,2

45,6

100

1

58,8

42,7

66,7

2

18,3

37,1

0

3

35,9


42,0

0

4

87,5

24,8

100

5

99,5

5,0

100

6

91,1

17,8

100

7


6,0

16,4

0

8

37,3

48,4

0

9

77,8

38,0

100

10

99,9

1,4

100


ANOVA

P<0,001

Kết quả khảo sát tỷ lệ đơn kê kháng sinh cũng tại 10 cơ sở trên cũng có
nhiều khác nhau giữa các cơ sở, một số cơ sở đạt so với khuyến cáo không
quá 30%, song cũng có cơ sở có tỷ lệ >40% (bảng 1.6)

12


Bảng 1.6.Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh, thuốc tiêm và tỷ lệ thuốc được kê
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]
Cơ sở
y tế

% đơn kê kháng
sinh Mean (SD)
(Tốt nhất  30%)

% đơn kê thuốc

% thuốc được kê

tiêm Mean (SD)

nằm trong DMTTY


(Tốt nhất  10%)

Mean (SD)
(Tốt nhất: 100%)

Toàn bộ

32,2 (46,7)

2,0 (14)

99,2 (7,6)

1

37,0 (48,5)

2,0 (14,1)

96,8 (15,8)

2

30,0 (46,1)

5,0 (21,9)

96,9 (15,3)

3


30,0 (46,1)

3,0 (17,1)

100,0 (0,0)

4

34,0 (47,6)

1,0 (10,0)

100,0 (0,0)

5

34,0 (47,6)

0,0 (0,0)

100,0 (0,0)

6

24,0 (42,9)

3,0 (17,1)

98,3 (9,0)


7

41,0 (49,4)

2,0 (14,1)

100,0 (0,0)

8

33,0 (47,3)

1,0 (10,0)

100,0 (0,0)

9

36,0 (48,2)

0,0 (0,0)

100,0 (0,0)

10

23,0 (42,3)

3,0 (17,1)


100,0 (0,0)

ANOVA

P=0,163

P= 0,261

P<0,001

Thực trạng kê đơn kháng sinh, thuốc tiêm và việc thực hiện danh mục
thuốc thiết yếu tại 10 cơ sở y tế cho thấy đa số chưa đạt so với khuyến cáo, có
cơ sở có tỷ lệ kê kháng sinh lên đến 41%.
Một nghiên cứu tại Ethiopia từ năm 2007 đến 2009 khảo sát 1290 đơn
thuốc với tổng số 2451 lượt thuốc đã được kê đơn, kết quả một số chỉ số như
sau (bảng 1.7) [36].

13


×