Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua cửa xả công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐĂNG ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA CỬA XẢ CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐĂNG ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA CỬA XẢ CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ, THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, khoa Khoa
Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Đức Thạnh, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ, các cán bộ công
nhân, các hộ dân xung quanh khu vực công ty, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, tham gia
phỏng vấn và cung cấp những thông tin, số liệu chính xác cho tôi trong quá trình tôi

thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã động
viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Anh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể của đề tài .....................................................................................3
- Đánh giá đặc điểm, hiện trạng nước sông Cầu .........................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học .....................................................................3
3.2. Ý nghĩa trong thực tế............................................................................................3
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua
cửa xả ty CP giấy Hoàng Văn Thụ qua các mùa. Giúp cho cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực môi trường đưa ra các biện pháp quản lý cũng như các dự án phù
hợp nhằm kiểm soát cũng như hạn chế tác động của các nguồn gây ô nhiễm chất
lượng nước sông Cầu ..................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1.1. Cơ sở pháp lý nước thải,chất lượng nước thải ..................................................4
1.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài .....................................................................................5
1.1.2.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải ...............................................................5
1.1.2.3. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải .................................................9

1.1.2.4. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người .....10
1.2. Thực trạng và áp lực quản lý môi trường nước thải công nghiệp nước ta .........12
1.2.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước ..................................12
1.2.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp .............................13
1.2.3. Đặc trưng của nước thải công nghiệp .............................................................15
1.2.4. Ảnh hưởng của việc nguồn nước bị ô nhiễm ..................................................17
1.3. Vấn đề môi trường công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ ........................................19
1.3.1. Các loại nước thải tại công ty CP Hoàng Văn Thụ .........................................19


iv

1.3.2. Hiện trạng sử dụng nước và các nguồn nước thải của Nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ .....................................................................................................................20
1.4.6. Diễn biến môi trường nước trên lưu vực sông Cầu.........................................26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29
2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................29
2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu ....................................................................30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................30
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30
2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố ...............30
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ............................................................31
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ..........................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................42
3.1. Đặc điểm sông Cầu chảy qua Thành phố Thái Nguyên .....................................42
3.1.1. Vị trí địa lí lưu vực sông Cầu ..........................................................................42
3.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu ..........................................................43

3.2. Tình hình xử lý nước thải của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ..........................46
3.2.1. Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn ................................................................46
3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy .............................................47
3.2.3. Nơi tiếp nhận nguồn nước thải của Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ...48
3.3. Chất lượng nước sông cầu trước và sau cửa xả công ty giấy Hoàng Văn thụ ...49
3.3.1. Chất lượng nước thải sản xuất ........................................................................49
3.3.2.Chất lượng nước sông Cầu trước và sau cửa xả nước thải công ty CP
giấy HVT ...................................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................74
1. Kết luận .................................................................................................................74
2.. Kiến nghị ..............................................................................................................75


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Tên ký hiệu

1

BVMT

2

BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa

3

COD

Nhu cầu oxy hóa học

4

CP

Cổ phần

5

DO

Lượng oxy hòa tan

6

HST

Hệ sinh thái

7

HVT


Hoàng Văn Thụ

8

KCN

Khu công nghiệp

9

KCX

Khu chế xuất

10

NM

Nước mặt

11

NT

Nước thải

12

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TN&MT

15

UBND

Bảo vệ Môi trường

Tài nguyên và môi trường
Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp (trước xử lý) [8] . 16
Bảng 2.1. Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu ............................... 31
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích ................................................................... 32
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số ..................................................... 48

Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải công ty CP giấy HVT trước
khi chảy vào sông Cầu .................................................................................... 50
Bảng 3.3. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải công ty
CP giấy HVT ................................................................................................... 52
Bảng 3.4. Chất lượng nước sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận nước thải
công ty CP giấy HVT ...................................................................................... 53
Bảng 3.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sông Cầu tháng 11
năm 2016 ......................................................................................................... 60
Bảng 3.6. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sông Cầu tháng 1
năm 2017 ......................................................................................................... 61
Bảng 3.7. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sông Cầu tháng 5
năm 2017 ......................................................................................................... 63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Biểu đồ……….. ........................................................................... 13

Hình 1.2.

Biểu đồ tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ
gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc ... 15

Hình 3.1.

Cấu trúc bể tự hoại ....................................................................... 38


Hình 3.2.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải .................................................... 47

Hình 3.3.

Diễn biến giá trị BOD trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp
nhận nước thải vào mùa mưa và mùa khô ................................... 54

Hình 3.4.

Diễn biến COD trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô ............................................ 55

Hình 4.5.

Diễn biến TSS trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô ............................................ 56

Hình 4.6.

Diễn biến của Mn trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô ............................................ 56

Hình 4.7.

Diễn biến Fe trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô ............................................ 57


Hình 4.8.

Diễn biến NO3-N trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô ............................................ 58

Hình 4.9.

Diễn biễn Colifom trên sông Cầu trước và sau điểm tiếp
nhận nước thải vào mùa mưa và mùa khô ................................... 58

Hình 4.10. Giá trị pH của sông Cầu tại các thời điểm và vị trí quan trắc ..... 64
Hình 4.11. Giá trị DO của sông Cầu tại các thời điểm và vị trí quan trắc ..... 65
Hình 4.12. Giá trị BOD của sông Cầu tại các thời điểm và vị trí quan trắc ..... 65
Hình 4.13. Giá trị TSS của sông Cầu tại các thời điểm và vị trí quan trắc ... 66
Hình 4.14. Giá trị Colifom của sông Cầu tại các thời điểm và vị trí .............. 67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một vấn đề cấp thiết, gây bức xúc trong dư luận nước ta hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất công
nghiệp, sinh hoạt của con người gây nên, nhất là các hoạt động xả chất thải
nguy hại ra các con sông, suối, biển gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này
ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp
mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên có cảnh quan đặc trưng
của vùng núi trung du phía bắc, có nguồn thủy sản dồi dào, cấp nước cho các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cho toàn tỉnh Thái Nguyên và
các tỉnh thuộc lưu vực sông như Bắc Giang, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc …
Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu, theo số liệu quan
trắc hàng năm đọan sông Cầu chảy qua Thành phố Thái Nguyên đã bị ô
nhiễm nặng, do tiếp nhận nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt cũng
như chất thải từ các hoạt động khai thác dọc hai bờ sông. Điển hình của nước
thải công nghiệp xả ra sông cầu chảy qua địa phận Thành phố Thái Nguyên là
nước thải của công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ. Nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ là một trong những nhà máy sản xuất giấy bao gói xi măng với công suất
lớn ở nước ta hiện nay. Song song với lợi ích mà nhà máy đem lại cho nền
kinh tế quốc dân thì hoạt động của nhà máy cũng đã gây ra những ảnh hưởng
lớn đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe của con người.


2

Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy giấy Đáp
Cầu thuộc Pháp được xây dựng từ năm 1913 tại Đáp Cầu - Bắc Ninh. Từ năm
1955 Nhà máy được chuyển đến xây dựng tại Phường Quan Triều - TP Thái
Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài Công ty đã có
những đóng góp xuất sắc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Công
ty đã thiết lập hệ thống chặt chẽ giữa nhà cung cấp - nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Nguyên liệu đầu vào nhập ngoại 100%, đảm bảo chất lượng cao để
sản xuất ra giấy xi măng và giấy bao gói cao cấp. Công ty đang có nhu cầu
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và sẵn sàng tiếp nhận đầu tư từ các nhà đấu
tư trong nước và ngoài nước.
Nhưng bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường của Công ty đang quan
tâm là nước thải trong quá trình sản xuất. Một lượng lớn nước thải sản xuất

của Công ty được xử lý đảm bảo quy chuẩn xả trực tiếp vào sông Cầu. Tuy
nhiên nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi trường nước vẫn còn một số
chỉ tiêu chưa đạt quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực
và sức khỏe người dân.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
sông cầu đoạn chảy qua cửa xả công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ,
thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua cửa xả
công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới chất
lượng nước sông Cầu chảy qua địa phận TP.Thái Nguyên.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá đặc điểm, hiện trạng nước sông Cầu
- Đánh giá tình hình sử lý nước thải công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ.
- Đánh giá chất lượng nước sông cầu trước và sau cửa xả công ty CP
giấy Hoàng Văn thụ
- Đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước sông Cầu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành, các công ty xả
nước thải ra sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý, bảo
vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

3.2. Ý nghĩa trong thực tế
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng nước sông Cầu
đoạn chảy qua cửa xả ty CP giấy Hoàng Văn Thụ qua các mùa. Giúp cho cơ
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đưa ra các biện pháp quản lý
cũng như các dự án phù hợp nhằm kiểm soát cũng như hạn chế tác động của
các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Cầu


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý nước thải, chất lượng nước thải
Luật bảo vệ môi trường - 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có
hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của chính phủ về việc Quy
định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP với mức
phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 30/12/2013.
Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ: Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và

khoáng sán
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ: Về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ: Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.


5

QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày
01/06/2015)
QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
QCVN 24: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
QCVN 12-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy
1.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.2.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải
1.1.2.1.1. Khái niệm về nước thải
Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị thay
đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải được sinh ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản
xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay do quá trình tuyển
rửa nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải phát sinh từ các hoạt động của cộng
đồng dân cư như: Khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,
cơ quan công sở…
1.1.2.1.2. Khái niệm về nguồn nước thải
* Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
* Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải như: Phân loại theo
nguồn thải: gồm nguồn xác định (nguồn điểm), nguồn không xác định. Phân


6

loại theo tác nhân gây ô nhiễm: Tác nhân hóa lý: màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ
dẫn điện, chất rắn lơ lửng. Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd,
As,…Tác nhân sinh học: vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli,... thì nguồn thải được
phân loại như sau. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn
biện pháp quả lý và áp dụng công nghệ): Gồm nguồn nước thải công nghiệp,
nước thải sinh hoạt (Hoàng Văn Hùng, 2009) [15].
1.1.2.2 Chỉ tiêu chất lượng nước thải
1.1.2.2.1 Các chỉ tiêu vật lý
a, Độ đục
Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sang qua nước giảm.
Có nhiều phương pháp xác định độ đục. Ví dụ: JTU (Jackson Turbidity Unit),
FTU (thang Nephelmeter)
Tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước
thấy được.
b, Độ màu
Nước nguyên chất không màu
Nước có màu là do các chất hòa tan, chủ yếu là chất hữu cơ nguồn gốc
đất đá, thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy…

C, Độ cứng
Đại lượng hiển thị hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ trong. Có 3 loại độ
cứng: toàn phần, tạm thời, vĩnh cửu
Tác hại: ion Ca2+, Mg2+ kết hợp với acid béo tạo ra các hợp chất khó
hòa tan.
Nước mềm: <50 mg CaCO3/l
Nước thường: thường chứa đến 150 mg CaCO3/l
Nước cứng: chứa đến 300 mg CaCO3/l


7

d, Hàm lượng chất cặn
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS
Cặn lơ lửng SS
Chất rắn hòa tan DS=TSS-SS
Chất rắn bay hơi VS
e, Mùi vị nước
Có 3 nhóm chất gây mùi vị
+ Nguồn gốc vô cơ: NaCl, MgSO4­(gây vị mặn), muối có đồng vị tanh, mùi
clo, mùi trứng thối H2S
+ Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
+ Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
f, Độ phóng xạ
Nước nhiễm xạ chủ yếu là nước thải
1.1.2.2.2 Các chỉ tiêu hóa học
a, Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolued oxygen)
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước (vi
sinh, hóa học, thủy sinh)
Oxy hòa tan không tác dụng với nước

Độ hòa tan tăng khi áp suất tăng, độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng
b, Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo thành
CO2, H2O
Dùng đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
c, Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biologycal Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để vị khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện
hiếu khí
Là chỉ tiêu dung để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước


8

d, Khí H2S: làm cho nước có mùi thối
e, Các hợp chất của nitơ:
Dựa theo mức độ có mặt các hợp chất nitơ mà ta đánh giá mức ô nhiễm
nguồn nước
f, Các hợp chất của axit cacboxylic
Độ ổn đinh của nước phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa các dạng ion
của axit
g, pH: có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý hóa
h, Sắt: hàm lượng sắt cao hơn 0.5g/l có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo
i, Các hợp chất của axit silic: sự tồn tại phụ thuộc vào giá trị pH
k,Các hợp chất clorua: > 250 mg/l có vị mặn
l, Các hợp chất sunfat: > 250 m/l gây tổn hại sức khỏe con người
m, Các hợp chất phosphate: do nhiễm bẩn phân rác
n, Hợp chất florua: ở giếng nước sâu chứa 2 - 2.5 mg/l dạng CaF2 & MgF.
Thường xuyên dung nước có hàm lượng florua > 1.3 mg/l hoặc < 0.7 mg/l gây ra
bệnh loại men rang.
1.1.2.2.3 Các chỉ tiêu vi sinh

a, Vi trùng
Vi trùng trong nước gây bệnh: lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt…
Việc xác định sự có mặt của vi trùng gây bệnh thường rất khó. Người ta
dựa vào sự tồn tại của E.Coli (Số con vi khuẩn coli trong 1 lít nước, chuẩn số
coli: lượng ml nước có 1 vi khuẩn coli) để xác định, do nó khả năng tồn tại
cao hơn các loài vi khuẩn khác.
b, Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm nước
có màu xanh


9

1.1.2.3. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải
1.1.2.3.1. Đặc điểm nước thải
Đặc trưng nguyên liệu đầu vào và công nghệ sản xuất của nơi sản xuất
khác nhau mà đặc điểm của nước thải cũng khác nhau. Trong nước thải chứa
nhiều chất và hợp chất khác nhau, các thành phần đó cũng là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước và có độc tính với con người, sinh vật. Một số tác nhân
gây ô nhiễm trong nước thải như:
a) Chất hữu cơ
- Chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học
- Chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy sinh học
b) Chất vô cơ
Trong nước thải công nghiệp có ion kim loại nặng có tính độc cao như
Pb, Cd. Các ion đặc trưng trong nước thải như a môn ( NH4+) hay ammoniac
(NH3), (NO3-), photphat (PO43-), sunphat (SO42-) được coi là các chất dinh
dưỡng đối với thực vật. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trong nước thải
sinh hoạt khu dân cư, nước thải nhà máy thực phẩm và hóa chất. Theo Lê
Trình (1997) [18] nồng độ Nitơ (N) tổng số, phôt pho (P) tổng số trong nước

thải sinh hoạt khoảng 20 - 85 mg/l, từ 6 - 20 mg/l ; còn trong nước thải công
nghiệp rượu bia giá trị này có thể lên đến 150 - 200 mg/l N tổng số và 15 - 30
mg/l P tổng số.
1.1.2.3.2. Đặc điểm nguồn thải
Nguồn nước thải công nghiệp: trong nước thải công nhiệp có chứa
nhiều chất độc hại như kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As, các chất hữu cơ khó
phân hủy sinh học như phenol, dầu mỡ,…, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm
chung như nước thải của các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm có
chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Nước thải của ngành công


10

nghiệp thuộc da chứa nhiều kim loại nặng, sunfua. Nước thải của công nghiệp
sản xuất ác quy có nồng độ axit và chì cao. Nguồn nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học như
cacbonhydrat, protein, mỡ, giàu chất dinh dưỡng đối với thực vật như hợp
chất của N và P, nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu như H2S, NH3. Nước thải
sinh hoạt là thường chứa nhiều các tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng
58% chất hữu cơ, 24% chất vô cơ và vi sinh vật. Phần lớn nước thải sinh hoạt
sau khi thải ra môi trường thường bị thối rữa và có tính axit. Đặc điểm cơ bản
của nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
cao, các chất này chứa nhiều hợp chất của Nitơ (WHO, 1993) [23].
Nguồn nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên bề mặt các công
trình, đường xá, đất đai có thể kéo theo bụi đất đá, dầu mỡ và các chất thải
trên bề mặt, gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Lượng nước mưa chảy tràn sẽ được
tiêu thoát theo hệ thống thoát nước mưa sau đó qua song chắn rác để loại bỏ
tạp chất thô có kích thước lớn rồi được xả vào hệ thống thoát nước chung qua
hệ thống ống dẫn.

1.1.2.4. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người
Nước thải công nghiệp được đánh giá là một trong những nguyên
nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Theo báo cáo của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2014, cả nước đã có 177 KCN có nhà
máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động với tổng công suất 727.567
m3/ngày đêm, 34 nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình xây
dựng với công suất 115.500 m3/ngày đêm. Số lượng các KCN có nhà máy
xử lý nước thải đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường bằng 60% tổng
số KCN đã thành lập và bằng 84% số KCN đang vận hành trên cả nước.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường của lực
lượng Cảnh sát môi trường thời gian qua cho thấy, tại các KCN lượng nước


11

thải công nghiệp ước tính khoảng trên 1.000.000 m3/ngày, đêm (chiếm
khoảng 35% tổng lượng nước thải trên toàn quốc), trong đó khoảng hơn
75% bị xả thải trực tiếp ra môi trường. Thành phần nước thải công nghiệp
chưa qua xử lý thường ở mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho
phép nghiêm trọng. Hàm nước BOD, COD và hàm lượng các chất độc hại
khác như kẽm, cadimi, chì… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn
nước thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai,
sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy. Nhiều nơi, chất lượng nước suy giảm mạnh,
nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4, SS cùng các chất dinh dưỡng chứa
nitơ, phốt pho, coliform… đo được trong nước đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần.
Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ô nhiễm môi trường nước dẫn
tới sự suy giảm tài nguyên nước. Theo Hoàng Văn Hùng (2009) [15] sự ô nhiễm

môi trường nước chính là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng tới hoạt động sống cùa con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần
và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở
mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh (Lê Văn Khoa, 2000) [16].
Một số ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước, nguồn nước và
sức khỏe là:
Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải làm thay đổi chất lượng nước,
một số xu hướng khi chất lượng nước bị thay đổi như: Giảm độ pH của nước ngọt
và tăng hàm lượng muối do sự gia tăng hàm lượng NO3 -, SO42-, trong nước. Gia
tăng hàm lượng các ion trong nước tự nhiên như Ca 2+, Pb3+, As3+, NO2-,NO3-,
PO43-... Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học.
Giảm độ ôxi hòa tan trong nước do quá trình phú dưỡng hóa.


12

Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp: Hiện nay nhiều khu vực đang thiếu nước
vào mùa khô, thêm vào đó là việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước lại
càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Khi chất lượng nguồn nước thô
không đảm bảo do bị ô nhiễm hữu cơ, amoni, asen. Hơn nữa, khi các địa phương ở
đầu nguồn có hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước thì khu vực hạ lưu phải gánh chịu
hậu quả. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp
quyền lợi giữa các địa phương.
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Ô nhiễm môi trường nước tác động
trực tiếp tới sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy (do virut, vi
khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển dẫn
tới tử vong ở trẻ em. Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ y tế) ở Việt Nam có
khoảng 80% loại bệnh liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường.

1.2. Thực trạng và áp lực quản lý môi trường nước thải công nghiệp nước ta

Tình trạng ra tang ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng nhất mà
nhiều quốc gia trên thế giới đang phải khắc phục xử lý và hứng chịu nhiều
hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm đã khiến người dân trên khắp trái đất phải
đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng thiệt hại nhiều về con người và của cải vật chất.
1.2.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút
đầu tư nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp (KCN), các khu chế xuất (KCX). Tính đến
tháng 12/2011, cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn
72.000 ha, trong đó 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 58.300
ha, có 6.800 dự án sản xuất, kinh doanh đang hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy
trung bình khoảng 65%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất
(đã cho thuê) đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm. Các KCN hiện đang tạo việc
làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp
(Bộ KH&ĐT, 2012).


13

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công
nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra
nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn (CTR), nước thải
và khí thải công nghiệp.
Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và
phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người
dân. Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ
USD (chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần
26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD tạo công

ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động (Báo Khoa học phổ thông, 2010) [5].

Hình 1.1: Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước
1.2.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp
Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng
trưởng, công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu
nhập cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá


14

trình phát triển các KCN ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức
lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các KCN xả thải trực
tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia môi trường,
sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Lượng
nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49%
tổng lượng nước thải các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2% (Bộ
TNMT, 2011) [9].
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất
công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô
nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản
xuất đối với cộng đồng sinh sống trong khu dân cư xung quanh. Việc tập trung
các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải,

chất thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử
lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường
đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi
vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng,
chất hữu cơ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước
thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây
ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác
động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái (Báo KHPT, 2010 [5].


15

Hình 1.2. Biểu đồ tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia
tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc [9]
1.2.3. Đặc trưng của nước thải công nghiệp
Thành phần nước thải của các nhà máy chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng
(SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng và
kim loại nặng. Thành phần nước thải phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản
xuất trong KCN.


16

Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp (trước xử lý) [5]
Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính


Chế biến đồ hộp, thủy BOD, COD, pH, SS

Chất ô nhiễm phụ
Màu, tổng P, N

sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có BOD, pH, SS, N, P

TDS, màu, độ đục

cồn, bia, rượu
Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, màu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3-, PO43-

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN-, S, Pb, Cd
Cr, Ni

Thuộc da


BOD5, COD, SS, Cr, N, P, Tổng Coliform
NH4+, dầu mỡ, phenol,
sufua

Dệt nhuộm

SS,

BOD,

kim

loại Màu, độ đục

nặng, dầu mỡ
Phân hóa học

pH, độ axit, F, kim loại Màu, SS, dầu mỡ, N, P
nặng

Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol, pH, độ đục, màu
ligin, tanin

Chất lượng nước thải đầu ra các khu công nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào việc nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay tỷ lệ các KCN đã đi
vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất
nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng
mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ

đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều doanh nghiệp xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành


×