Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3 trường tiêu học năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.66 KB, 15 trang )

---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------Sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3”

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang: 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH 3
III
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh chăm lo các điều kiện về cơ sở
4
vật chất phục vụ nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
2. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng góp phần nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh
3. Rèn kĩ năng viết cho học sinh
4. Kết hợp rèn chữ viết ở các phân môn khác
5. Khuyến khích học sinh tích cực rèn luyện chữ viết
IV KIỂM NGHIỆM
C. KẾT LUẬN

5
7
9
9


12
13

0


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định nguồn lực con người là nhân
tố quyết định, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của qúa trình phát
triển. Văn kiện Hội nghị lần thứ II – Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi
phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu
tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh,…”. Chiến lược phát
triển sự nghiệp giáo dục được Đảng ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là tạo
ra những con người nhanh nhạy, năng động sáng tạo có đầy đủ kiến thức,
năng lực có nhân cách Việt Nam để đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nó đóng
vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển phẩm chất trí tuệ và đạo
đức của học sinh, góp phần tích cực vào việc chuẩn bị bước đầu cho học sinh
trở thành người chủ tương lai của đất nước. Mục tiêu của bậc học là cung cấp
những tri thức ban đầu về tự nhiên xã hội, trang bị các phương pháp, kỹ năng
ban đầu về hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và bồi dưỡng tình cảm
cho các em. Mục tiêu này chỉ được thực hiện thông qua việc dạy học các môn
học và thực hiện tốt các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục.
Trong đó, rèn chữ viết cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng của bậc
Tiểu học. Rèn viết chữ đẹp là bước khởi đầu, tạo điều kiện cho việc tiếp thu
tri thức và hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh như:
Tính cẩn thận, chịu khó, tính cần cù, tính kỉ luật, tính sáng tạo, óc thẩm mĩ...

và lòng biết ơn đối với người lao động, nó đặt nền móng cho toàn bộ quá trình
học tập. Nhận định về chữ viết cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Chữ viết cũng là một trong những biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh
viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận,
tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc
của mình’’. Trong những năm qua vấn đề rèn chữ viết đẹp ở nhà trường Tiểu
học đã được nhiều thầy, cô quan tâm đầu tư nhiều thời gian, giành nhiều công
sức uốn nắn cho học sinh nên chữ viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ, tuy
1


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------nhiên chất lượng chưa ổn định, phần lớn chỉ mới tập trung cho một số học
sinh tham gia các kỳ thi “Viết chữ đẹp” do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ
chức hay trong những tiết luyện viết. Học sinh lớp 1-2-3 thường chỉ làm theo
thầy cô, bắt chước thầy cô chứ chưa có thói quen chịu khó suy nghĩ, tư duy
sáng tạo; các em chưa có ý thức giữ gìn “Vở sạch - chữ đẹp”, chưa biết cách
luyện viết chữ đẹp, thậm chí cách cầm bút, tư thế ngồi viết còn chưa đúng nên
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết của học sinh. Chính vì những lí do
trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh với mong muốn giúp các em ngoài viết đúng, viết đẹp
còn biết trình bày bài viết một cách khoa học, biết giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng, có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kỹ năng cơ bản về chữ viết để tiếp tục học các bậc học sau. Chính vì vậy mà
phải rèn cho các em các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Trong đó, kỹ năng
viết chữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy học nhằm phát triển toàn
diện nhân cách cá nhân học sinh. Bởi vì chữ viết phần nào thể hiện tính cách

con người: Cẩn thận hay cẩu thả, thông minh, sáng tạo… Chữ viết đẹp, trình
bày rõ ràng sẽ tăng thêm tính thuyết phục cho một bài viết nào đó của học
sinh và vở sạch, chữ đẹp là yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh bậc
tiểu học.
Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng
Việt trong nhà trường. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng học tập ở tất cả các môn học. Hơn thế nữa chữ viết của mỗi người
sau này ra sao tất cả phụ thuộc vào nét chữ của những ngày đầu đi học
được thầy cô uốn nắn. Do đó người thầy cần xác định rõ nhiệm vụ rèn kỹ
năng viết chữ “đúng”, “đẹp” cho học sinh. Để nâng cao chất lượng chữ viết
cho học sinh cấn phải kiên trì, phải thường xuyên theo một quy trình nhất
định. Trước hết cần phải dạy cho học sinh nắm chắc những quy tắc viết
2


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------chính tả, viết đúng kích cỡ, đúng mẫu quy định, trình bày khoa học, chính
xác. Trong các giờ học cần thường xuyên theo dõi, phát hiện những nét chữ
học sinh viết sai để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, dạy cho các em biết viết
đúng li, đúng cỡ, viết chữ cẩn thận, ngay ngắn thẳng hàng. Luôn nhắc nhở các
em cầm bút đúng, ngồi viết ngay ngắn để khoảng cách giữa vở và mắt cho
phù hợp. Kịp thời động viên khuyến khích các em khi có tiến bộ, nhắc nhở
học sinh khi chữ viết có phần cẩu thả. Cần phải xem xét, chú ý đến những yếu
tố vật chất làm ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết của học sinh như bàn, ghế,
bút, mực, vở viết, điều kiện ánh sáng,...để có biện pháp khắc phục. Bản thân
giáo viên khi viết chữ trên bảng phải gương mẫu đúng kích cỡ, đúng mẫu đẹp,
trình bày khoa học, rõ ràng để học sinh học tập.
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH:
Năm học 2015 - 2016, bản thân tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Lớp có 25 học sinh, trong đó có 6 em
nam và 19 em nữ. Học sinh chủ yếu là con em gia đình làm nông nghiệp,

điều kiện kinh tế rất khó khăn, một bộ phận học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa,
các em ở với ông bà, cô bác nên không có điều kiện để giúp đỡ các em học
tập ở nhà. Qua khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh đầu năm, kết quả
đạt được như sau:
Kết quả chữ viết

Tổng số
học sinh

25 em

Loại A

Loại B

Loại C

SL

%

SL

%

SL

%

6


24

11

44

8

32

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Tỉ lệ học sinh viết chữ đúng, đẹp còn
thấp; số học sinh viết sai chính tả, chưa đúng mẫu, chưa viết đúng cự li, ...còn
chiếm tỉ lệ khá cao. Nhiều em viết chữ còn xấu và tư thế ngồi viết chưa đúng,
các em mới vừa từ lớp 2 lên nên đang còn thói quen cầm bút quá chặt khiến
cho khi viết dễ mỏi tay. Kiểm tra vở viết của học sinh nhiều em sử dụng vở
chưa đúng quy định như: giấy mỏng, đường kẻ li mờ, thiếu bìa bọc, nhãn vở,
quăn mép...; Từ thực trạng về chất lượng chữ viết của học sinh tôi đã nghiên
3


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------cứu tìm hiểu nguyên nhân, lập kế hoạch áp dụng các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh chăm lo các điều kiện về cơ sở vật
chất phục vụ nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
Đầu năm học, trong họp phụ huynh tôi nêu chỉ tiêu phấn đấu về vở
sạch, chữ đẹp của lớp để phụ huynh được biết. Tuyên truyền để phụ huynh
hiểu tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết, mục đích và tiêu
chuẩn xếp vở sạch, chữ đẹp. Khi phụ huynh đã hiểu việc học sinh viết

đúng, viết đẹp, viết cẩn thận rõ ràng thì ở con em họ được rèn luyện tính
cẩn thận, kỷ luật và tôn trọng người đọc. Nếu chữ viết rõ ràng, đúng mẫu,
viết tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài nhanh, nhờ vậy kết
quả học tập sẽ tốt hơn. Chữ viết kém, xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng học tập của các em, từ đó cha mẹ học sinh sẽ quan tâm
hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà và nhắc nhở học sinh giữ gìn, bảo quản
sách vở sạch, đẹp.
Để cho học sinh có thể rèn luyện chữ viết đẹp hơn, tôi đã phân tích các
điều kiện về cơ sở vật chất ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết cho phụ huynh
được biết như chất lượng giấy viết, bút viết ảnh hưởng trực tiếp đến từng nét
chữ, bàn viết không phù hợp độ cao vừa ảnh hưởng đến tốt độ viết, tư thế
ngồi viết mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh như cận thị, vẹo cột
sống,... và đề nghị cha mẹ học sinh tạo điều kiện giúp đỡ mua sắm bút, vở, ...
cho học sinh sử dụng theo quy định như:
*Về vở viết:
- Mua loại vở theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Mỗi em có một vở thực hành luyện viết lớp 3 (có mẫu vở)
- Mua thêm 1 vở ô li cho các em luyện viết thêm ở nhà.
* Về đồ dùng học tập:
- Mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em như: thước kẻ, bút chì, bút
mực (viết bằng loại mực đen).
- Bút viết phải là loại tốt, mực chảy đều, cầm vừa tay, ngòi trơn và đẹp.
4


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------* Góc học tập riêng ở nhà:
Yêu cầu góc học tập phải đủ ánh sáng, bàn ghế phải vừa tầm vóc của
các em.
- Thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ dùng của con em, nhắc nhở các em
cách ngồi học, tư thế cầm bút khi các em học ở nhà.

Với cách làm này, tôi đã huy động được cha mẹ học sinh tích cực chăm
lo cho học sinh. 100% học sinh của lớp có đầy đủ đồ dùng học tập, vở ghi, bút
đảm bảo theo yêu cầu đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao chất lượng chữ
viết của học sinh trong lớp.
Để giúp học sinh nâng cao chất lượng chữ viết, bản thân tôi đã photo
cho mỗi học sinh một mẫu in tiêu chuẩn luyện “Viết chữ đẹp”. Yêu cầu học
sinh dán vào góc học tập ở nhà, đọc kĩ các tiêu chuẩn và thực hiện cho tốt.
2. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh
Học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, các thói quen
chưa được hình thành rõ nét, chưa có được những kỹ năng cần thiết trong
khi viết, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết của học
sinh. Khi đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp, tôi thấy một
số học sinh viết chữ còn méo mó, chưa đều nét, chữ cao, chữ thấp, chữ to chữ
nhỏ và còn rời rạc chưa liền mạch các nét..., quan sát học sinh viết bài tôi đã
xác định nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chữ xấu, sai đó là: Em Huyền
viết không thẳng hàng bởi vì em ngồi chưa đúng qui cách, để vở nghiêng,
không quan sát dòng kẻ; Em Hoàng Tài chữ viết còn méo mó, chữ to, chữ nhỏ
bởi vì em còn cầm bút quá thấp và cứng tay, chưa quan sát kĩ dòng kẻ và cầm
bút bằng bốn ngón tay,... Chính vì vậy, tôi đã thường xuyên uốn nắn, nhắc
nhở học sinh thực hiện các yêu cầu khi viết:
a. Tư thế ngồi viết:
Khi viết yêu cầu các em phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì
ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30 cm. Tay trái đặt phía trên
bìa trái quyển vở, hai ngón tay để vào mép tờ giấy để khi viết vở khỏi

5


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------nghiêng, khi viết không xê dịch vở, không để tay trái ngang trên hàm vì

như thế các em dễ nằm xoài ra bàn, khi viết chữ sẽ bị nghiêng ngửa.
b. Cách để vở khi viết:
Khi các em viết, tập cho các em thành thói quen để vở thẳng trước
mặt. Không để nghiêng hoặc xiên vở, khi viết trang vở nào thì mặt thẳng
với trang vở đó, nếu không các em dễ bị nghiêng người, xoài người, như
vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ các em.
c. Cách cầm bút và sử dụng bút trong khi viết:
- Học sinh không được cầm bút quá thấp hay quá cao. Với các em nhỏ
tay yếu các em hay cầm bút thấp, khoảng cách vừa phải là ngón tay cách
đầu ngòi bút thấp quá, khi các em viết các nét khuyết hay nét lượn rất khó,
nét chữ không mềm dẻo, tốc độ viết rất chậm vì phải di chuyển tay liên tục.
Khi viết điều khiển bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Động
tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
d. Hình thành và tập luyện một số thói quen khi viết bài:
- Khi viết không được để mực giây vào tay, vào người, không tháo bút
ra.
- Khi viết bài cần thận trọng, không tẩy xoá, nếu viết sai thì lấy bút gạch
chân chữ viết sai rồi viết sang bên cạnh (Giáo viên làm mẫu) .
- Mỗi em có một tờ giấy trắng, sạch để kê tay cho khỏi bẩn vở khi mồ
hôi ra tay.
- Khi viết hết bài nhớ lấy thước gạch hết bài.
Giáo viên quan tâm nhắc nhở học sinh thực hiện các yêu cầu của một
quyển vở đạt vở sạch, chữ đẹp, quan tâm rèn luyện cho học sinh ý thức bảo
quản, giữ gìn sách vở như:
- Luôn chú ý làm vệ sinh cá nhân thường xuyên, không nghịch đất bẩn
tay, nhất là trước khi đi học, trong giờ ra chơi..., tay chân quần áo phải giữ gìn
sạch sẽ.
- Cặp sách có riêng 1 ngăn bỏ sách vở, 1 ngăn bỏ đồ dùng học tập.
- Đi học về để vở ngay ngắn, cẩn thận vào góc học tập.


6


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC------------------ Khi giở vở phải cẩn thận. Viết bài xong phải để vở khô mực mới được
gấp lại.
- Khi viết bài phải trải rộng vở, không được gấp vở, không đường tỳ
ngực vào vở.
Giáo viên thường xuyên theo dõi học sinh trong lúc viết bài để nhắc nhở
và sửa cho các em khi các em không thực hiện đúng theo những yêu cầu nêu
trên. Với thái độ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo uốn nắn cho các em từ cách cầm
bút, tư thế ngồi viết,...tôi đã giúp cho học sinh có được những thói quen tốt
khi viết bài. Tình trạng học sinh viết không thẳng hàng, chữ viết không đều, ...
đã được khắc phục. Chất lượng chữ viết của học sinh cũng như việc bảo quản
đảm bảo vở sạch chữ đẹp đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.
3. Rèn kĩ năng viết cho học sinh:
Viết là một trong bốn kỹ năng cơ bản mà môn Tiếng việt ở trường Tiểu
học ta phải rèn luyện cho học sinh. Rèn cho học sinh có kỹ năng viết chữ
đúng, nhanh và đẹp là việc làm không phải dễ thành công trong ngày một,
ngày hai mà quá trình này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chữ
viết là một hệ thống tín hiệu ghi hình có chức năng giáo tiếp và quy định
thống nhất. Trong quá trình dạy viết giáo viên cần nắm vững những cơ sở
khoa học của dạy học viết, quy định của mẫu chữ, kích cỡ, quy trình thứ tự
của nét viết của từng chữ. Người thầy phải rèn luyện cho học sinh khi viết
đảm bảo 3 tiêu chuẩn của vở sạch chữ đẹp, cụ thể là:
1) Chữ viết đúng mẫu, đúng kích cỡ, không bị gãy nét, không tách rời
các con chữ, không bị cuộn tổ sâu…
2) Các nét chữ viết đều, mềm mại, thanh thoát, thế chữ ổn định, đảm
bảo đúng tốc độ theo quy định.
3) Chữ viết thẳng hàng, ngay ngắn, khoảng cách giữ các con chữ đều
đặn, viết đúng chính tả.

Để rèn kỹ năng viết đúng cho học sinh, tôi treo bảng chữ cái mẫu trong
trường Tiểu học (Ban hành theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày
14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) ở lớp để các em quan sát.
- Mẫu chữ cái viết thường.
7


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC------------------ Mẫu chữ cái viết hoa.
- Mẫu chữ nét thanh, nét đậm.
- Mẫu chữ nét đứng, nét đều.
Khi dạy học sinh viết mỗi chữ, tôi hướng dẫn thật kĩ trên bảng. Cho học
sinh luyện viết ở bảng con cho đúng, đẹp sau đó mới viết vào vở (sau mỗi lần
học sinh viết, giáo viên cho học sinh nhận xét để thấy được cái được và cái
chưa được) sau đó mới viết vào vở. Trước khi viết bảng có thể cho học sinh
viết trên không cho thành thạo, dẻo tay, đúng qui trình.
Để thuận tiện trong việc rèn chữ viết cho học sinh, tôi đã phân chia chữ
cái thành từng dạng và rèn cho các em luyện viết theo từng dạng đó. Bởi vì
nếu cùng một lúc đòi hỏi các em phải viết đúng và đẹp ngay là một điều rất
khó thực hiện. Do vậy ngay từ những buổi đầu năm học tôi đã lên kế hoạch
rèn từng dạng chữ theo tuần, theo tháng. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét chữ
và mối quan hệ về cách viết chữ cái, tôi chia thành các nhóm chữ như sau:
Nhóm 1: Trọng tâm rèn xoáy vào nét móc (nét móc ngược, nét móc
xuôi, nét móc hai đầu) gồm các chữ : n, m, i, u, ư , t, v, r, p.
Nhóm 2: Trọng tâm là rèn nét khuyết (nét khuyết trên, khuyết dưới)
gồm các chữ: l, b, h, k, y, g.
Ví dụ: Với nét khuyết trên, khuyết dưới, học sinh không rèn viết ngay từ
đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h,
k, g, y…cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường
lúng túng khi viết. Để viết đúng, đẹp nét khuyết phải tròn, thon đều, không to
quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau

của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết dưới), đường kẻ 1
(với nét khuyết trên).
Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ, giáo viên hướng dẫn học sinh viết nét
chữ tròn không méo mó. Từ đó học sinh sẽ có cơ sở viết đẹp các chữ còn lại.
Trong khi cho học sinh luyện chữ viết, tôi thường theo dõi để uốn nắn
cho học sinh. Những em còn viết sai các nét cong, như em Yến Nhi hay viết
hở chữ o, a trong giờ tập viết lưu ý cho em thấy đây là nét cong kín; Em Hà,
Trúc Uyên viết sai nét má tròn tôi hướng dẫn và cho em tập viết nhiều lần, các
chữ n, m, v… Em Linh viết chưa đúng nét khuyết (h, b, y…) tôi chú trọng
8


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------luyện cho em viết đúng trong giờ tập viết hướng dẫn điểm đặt bút để bắt đầu
viết. Một số em như Tuấn Anh, Linh viết chữ chưa liền mạch, tôi hướng dẫn
các em phải biết liên kết các nét trong một chữ cái.
4. Kết hợp rèn chữ viết ở các phân môn khác:
Đối với bậc tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 3 nói riêng, sự
nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn là hết sức
cần thiết có như thế việc luyện chữ viết mới được củng cố và duy trì liên tục
thường xuyên.
Ở giờ chính tả cũng tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của bộ môn. Trước
khi học sinh viết bài tôi luôn nhắc nhở, động viên để các em biết viết đẹp và
viết cẩn thận vì tính chất nổi bật của phân môn chính tả là tính thực hành: Nó
hình thành các kỹ xảo chính tả cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập,
hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Khi dạy học sinh viết
chính tả, giáo viên lưu ý cho học sinh cách viết về chiều cao, chiều rộng của
các con chữ, cách đặt dấu thanh đúng vị trí và cách nối nét giữa các con chữ,
khoảng cách giữa các chữ và nhất là cách trình bày bài sao cho khoa học,
sạch đẹp.
Khi đọc cho học sinh viết chính tả tôi đọc to, rõ ràng phát âm chuẩn,

nhất là các tiếng có âm đầu là ch/tr, s/x; r/d/gi. Trong khi đọc học sinh viết
bài, tôi luôn quan sát và đến từng em để uốn nắn, nhắc nhở sửa ngay các con
chữ, các nét mà các em viết chưa đạt yêu cầu. Đối với các nét mà học sinh
viết chưa đúng tôi viết mẫu vào vở luyện viết và yêu cầu về nhà các em viết
lại nhiều lần.
Khi chấm chính tả nếu thấy học sinh viết không đúng về độ cao của các
con chữ, khoảng cách giữa các chữ tôi đã nhắc nhở chỉ dẫn cho các em kịp
thời để các em lần sau viết đúng hơn.
Trong giờ toán và một số giờ khác, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các
em viết đúng và trình bày sạch đẹp.
5. Khuyến khích học sinh tích cực rèn luyện nâng cao chất lượng
chữ viết:
a) Sự gương mẫu của thầy là tấm gương cho học sinh noi theo:
9


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------Học sinh Tiểu học đa số bắt chước thầy cô, do đó phong cách sư phạm,
chuẩn mực đạo đức của người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân
cách của học sinh. Về chữ viết cũng không ngoại lệ, học sinh bắt chước và
học theo chữ viết của thầy cô, do vậy thầy cô phải có ý thức tự rèn luyện chữ
viết của mình cho đúng, đẹp. Tôi đã tự nhận thức được điều này và quyết tâm
rèn chữ viết. Tôi đã nghiêm khắc với bản thân, cố gắng rèn luyện về chữ viết
cho đẹp. Tôi tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp với lòng quyết tâm rèn
luyện cho chữ của mình thật đẹp, đúng mẫu chữ qui định, nhất là khi trình bày
trên bảng, khi phê vào vở, vào bài kiểm tra của học sinh..., tôi đều cố gắng
cho thật đẹp, thật đúng mẫu. Cũng từ đó, tôi thấy học sinh của tôi hứng thú
hơn trong việc học tập và rèn luyện, nhất là trong việc luyện viết chữ đẹp theo
cô giáo của mình.
b) Khéo léo khuyến khích học sinh tích cực, tự giác rèn chữ viết:
Những ngày đầu, tôi cho học sinh xem các tập vở của các em học sinh

năm trước đã đạt “Viết chữ đẹp” để nhằm khuyến khích trong các em lòng
mong muốn làm được như các học sinh năm trước. Hướng dẫn học sinh nhận
xét xem tập vở ấy có đẹp không? Hỏi các em xem ở lớp 2 các em đã làm được
như vậy chưa? Các em có thích làm được như vậy không ? Giải thích để học
sinh hiểu là để cho tập vở viết đẹp như vậy thì ngay từ buổi học này các em
cần chú ý thực hiện tốt những yêu cầu của cô đã đề ra về viết chữ đẹp.
Trong giờ tập viết đầu tiên tôi khảo sát phân loại chữ viết của học sinh
theo 3 loại A,B,C. Sau đó tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện: “Văn hay
nhưng chữ phải đẹp”, giúp học sinh thấy được chữ đẹp sẽ giúp con người làm
được điều mình mong ước. Chữ xấu, cẩu thả sẽ gặp chuyện không may, làm
cho người khác không muốn đọc bài của mình và giúp học sinh hiểu được vì
sao Cao Bá Quát phải khổ luyện để rèn chữ cho đẹp.
Tôi đã sưu tầm những bài viết đẹp của những học sinh được giải cấp
huyện, cấp tỉnh cho học sinh tham khảo và nêu cảm nhận. Hướng dẫn các em
tập viết rồi so sánh với các bài thi. Khuyến khích học sinh viết chữ đẹp chính
là việc giáo dục các em yêu chuộng cái đẹp, sự trong sáng và khích lệ tinh
thần học hỏi, tìm tòi sáng tạo ra cái đẹp của riêng mình.

10


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------Bên cạnh đó lời nhận xét và con điểm của cô cũng có tác dụng chỉ bảo,
khuyến khích các em vươn lên trong học tập, cho nên khi chấm bài tôi luôn cố
gắng thể hiện tình cảm với học sinh, tôi thường phê rất cẩn thận và cách ghi
điểm của tôi bao giờ cũng mang tính chất khích lệ động viên. Ngoài ra tôi còn
sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho hợp lí, tạo được sự thi đua vươn lên
của các em. Những em viết chữ còn xấu, chưa có ý thức rèn viết tôi sắp xếp
ngồi cạnh các em viết chữ đẹp, bài viết cẩn thận để các em có điều kiện học
hỏi lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Việc giáo dục cho học sinh bỏ được thói tự ti của mình cũng vô cùng quan

trọng, đối với những em viết chữ chưa đẹp, giữ gìn sách vở chưa sạch, tôi
luôn luôn tìm ra cách nói nhẹ nhàng, vừa có tính phê bình, vừa có tính động
viên, mong mỏi, sao cho mỗi học sinh tự tìm ra được lỗi của mình và vui vẻ
khắc phục nhược điểm bằng cách tự học, học hỏi bạn bè, thầy cô. Tôi luôn
luôn gần gũi học sinh, luôn lắng nghe và cố gắng thấu hiểu tâm tư, nguyện
vọng, suy nghĩ của các em để tạo ra không khí thân thiện trong từng tiết học.
Trong lớp tôi luôn tìm cách gắn kết các mối quan hệ bè bạn của học sinh, sao
cho cả lớp đoàn kết, thống nhất, bỏ tính tự kiêu, tính tự ti, sống hoà nhã vui
vẻ, có tinh thần giúp đỡ, động viên bạn bè.
c) Tổ chức phong trào thi đua, tổ chức trò chơi luyện viết cho học sinh:
Để khí thế luyện viết trong lớp luôn luôn sôi nổi, ngay từ đầu năm tôi đã
ngầm phân loại đối tượng học sinh (chữ loại A, loại B, loại C) rồi phát động
phong trào thi đua viết chữ đẹp theo tháng. Nếu học sinh nào tiến bộ rõ rệt thì
được nâng bậc ở cuối mỗi tháng và được thưởng một bông hoa điểm mười.
Đến ngày lễ lớn (20/11 và 8/3) Ban giám khảo là học sinh, chọn những
quyển vở đẹp của từng tổ để tặng thầy cô. Trước việc làm đó, phụ huynh lớp
tôi ai cũng phấn khởi, riêng học sinh, bằng tình cảm kính tặng thầy cô các em
thi đua luyện viết rất hăng say. Trong những đợt thi đua ấy có những em đầu
năm chỉ viết chữ đạt loại B mà nay đã đạt học sinh giỏi viết chữ đẹp cấp
trường đó là em Nguyễn Như Huế, Lê Đình Linh, Nguyễn Thị Đức Đào. Tóm
lại việc tổ chức tốt các phong trào thi đua viết chữ đẹp đã góp phần nâng cao
chất lượng chữ viết một cách rõ rệt.

11


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------Ngoài việc tổ chức các phong trào thi đua viết chữ đẹp thì việc tổ chức trò
chơi luyện viết cũng tạo bầu không khí học tập vui vẻ để mang lại hiệu quả
cao trong việc giáo dục học sinh. Suy nghĩ vậy nên khi luyện viết cho học
sinh, tôi thường tổ chức cho các em luyện viết dưới dạng trò chơi, thông qua

trò chơi, các em tự lĩnh hội được nhiều điều. Từ đấy các em luyện viết đúng
và đẹp hơn.
Ví dụ:

Khi dạy bài tập viết tuần 2 Lớp 3 tập 1

Chữ hoa: Ă, Â
Cụm từ ứng dụng: Âu Lạc
Tôi cho học sinh thảo luận hệ thống câu hỏi.
- Chữ Ă hoa cao mấy li, rộng mấy li gồm mấy nét? điểm đặt bút, dừng bút?
- Cụm từ ứng dụng có từ nào viết hoa ? Nhận xét về độ cao các con chữ và
khoảng cách giữa các chữ ?
Rồi cho học sinh thảo luận theo nhóm:
- Tôi cho học sinh trình bày ý kiến thảo luận trước lớp để học sinh nhận dạng,
định hình cách viết cho đúng.
- Tổ chức trò chơi, thành lập ban giám khảo là lớp trưởng và 2 học sinh viết
chữ đẹp của lớp. Giáo viên làm trưởng ban giám khảo.
- Cho học sinh viết bài vào vở.
- Ban giám khảo thu vở của từng tổ, so sánh giữa các bài chọn ra những bài
viết đẹp của mỗi tổ. Từ những bài đẹp của từng tổ, ban giám khảo chọn 5 bài
đẹp nhất, các bài viết được ban giám khảo chấm và tất cả các thành viên trong
lớp quan sát.
- Ban giám khảo công bố những bài viết đạt giải, giáo viên trao phần thưởng
và tuyên dương.
Qua những giờ học, các em vừa được học, vừa được chơi học sinh nào
cũng nỗ lực cố gắng nên việc luyện viết không bị gò ép, chất lượng chữ viết
được nâng lên rõ rệt.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3A tôi thấy đã có hiệu quả rõ

rệt:
12


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC------------------ Đa số học sinh đã có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà, các
em có ý thức bảo quản sách vở không để tình trạng quăn nép, bẩn,..
- Học sinh đã biết ngồi đúng tư thế để viết, cầm bút đúng cách,
- Chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên đáng kể: Học sinh
viết đúng mẫu, đảm bảo tốc độ, đúng kĩ thuật viết và nhiều em có nét chữ đẹp
và sáng tạo. Đặc biệt trong kì thi viết chữ đẹp cấp huyện vừa qua trong lớp có
em Tô Thị Hồng Nhung và em Nguyễn Như Huế dự thi, em Tô Thị Hồng
Nhung đạt giải nhì cấp huyện.
Sau khi tổng kết với những kết quả cụ thể đạt được so sánh trong các lần
khảo sát cho thấy chất lượng chữ viết của học sinh đã được nâng lên,
cụ thể là:
Kết quả chữ viết
Thời gian

Tổng số

Loại A

Loại B

Loại C

học sinh

SL


%

SL

%

SL

%

Giữa kì I

25

7

28

10

40

8

32

Cuối kì I

25


9

36

12

48

4

16

Giữa kì II

25

13

52

12

48

0

0

Từ kết quả trên cho thấy, các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ
viết cho học sinh lớp 3 khi áp dụng trong giảng dạy học sinh đã mang lại hiệu

quả, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Tuy nhiên, để đạt được kết
quả cao, người thầy phải kiên trì hướng dẫn, uốn nắn học sinh thường xuyên,
bên cạnh đó phải phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn
học sinh luyện viết ở nhà cũng như tạo điều kiện mua sắm đầy đủ sách vở, đồ
dùng học tập theo đúng quy định.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Chữ viết cũng là một trong những biểu hiện của nết người. Dạy cho học
sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn
thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn

13


---------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC-----------------đọc của mình. Rèn chữ viết cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
bậc Tiểu học. Rèn viết chữ đẹp là bước khởi đầu, tạo điều kiện cho việc tiếp
thu tri thức và hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Vì
vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh. Trước hết, người thầy phải thường
xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp. Khi viết bảng, chấm bài chữ
viết phải cẩn thận cho học sinh học tập noi theo. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy
học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Kết hợp sử dụng mềm dẻo
các biện pháp và tiến hành thường xuyên, liên tục trong các buổi học, trong
từng tiết học và trong tất cả các môn học. Người thầy cần chú ý hướng dẫn,
uốn nắn học sinh viết chữ và dành thời gian cho học sinh được thực hành.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá cũng như phát động các phong trào thi đua
“Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” của lớp mình. Đồng thời phối hợp với phụ huynh
học sinh để cùng rèn luyện chữ viết cho các em.
Trên cơ sở thực trạng chất lượng chữ viết của học sinh lớp 3 và những
hạn chế, khó khăn mắc phải của các em khi luyện viết. Với trách nhiệm và

quyết tâm tìm các giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh, bản
thân đã tìm tòi nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết
cho học sinh lớp 3. Về nội dung chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót
nên rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô, anh chị đồng nghiệp góp ý bổ
sung để những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh
lớp 3 được hoàn chỉnh và có hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngày 10 tháng 4 năm 2016.
Người viết

Nguyễn Thanh Xuân

14



×