Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI RIÊNG THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.78 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI
RIÊNG THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN 90
NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện: BÙI QUANG CƯỜNG
Lớp: DH08TA
Ngành: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

BÙI QUANG CƯỜNG

KHẢO SÁT TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THỊT ĐƯỢC NUÔI
RIÊNG THEO GIỚI TÍNH GIAI ĐOẠN 90
NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
(Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)



Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên của sinh viên: BÙI QUANG CƯỜNG
Tên luận văn: “ Khảo sát tăng trưởng của heo thịt được nuôi riêng theo
giới tính giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất chuồng ”
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
…………Ngày…….tháng…….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ba mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình đã quan tâm và ủng hộ
con trong suốt quá trình học tập cũng như thực tập tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi chuyên khoa

cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức vô cùng quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện ở trường.
Cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành bài luận văn này.
Bác Nguyễn Hữu Nhiệm, chủ trại chăn nuôi heo xã Tân Lập, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương, cùng toàn thể cô chú, anh chị em trong trại heo đã tận tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Các bạn lớp Thức Ăn 34 thân yêu, những người bạn đã động viên, giúp đỡ
tôi tận tình trong thời gian thực tập vừa qua.

Bùi Quang Cường

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát tăng trưởng của heo thịt được nuôi riêng theo
giới tính giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất chuồng ” được tiến hành tại trại chăn nuôi
heo xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ ngày 22/02/2012 đến ngày
19/05/2012. Tổng số heo khảo sát là 300 con, bao gồm 159 con đực thiến và 141
con cái.
Kết thúc quá trình khảo sát chúng tôi thu được các kết quả sau:
Khối lượng heo lúc 90 ngày tuổi trung bình của đợt khảo sát là 39,35 kg/con.
Trong đó, của heo đực thiến là 39,45 kg/con và của heo cái là 39,23 kg/con.
Khối lượng heo lúc xuất chuồng (175 ngày tuổi) trung bình của đợt khảo sát
là 97,46 kg/con. Trong đó, của heo đực thiến là 98,86 kg/con cao hơn so với heo cái
là 95,88 kg/con.
Tăng trọng bình quân trung bình của đợt khảo sát là 58,11 kg/con. Trong đó,
của heo đực thiến là 59,42 kg/con cao hơn so với heo cái là 56,65 kg/con.
Tăng trọng ngày trung bình của đợt khảo sát là 683,69 g/con/ngày. Trong đó,

của heo đực thiến là 699,00 g/con/ngày cao hơn so với heo cái là 666,40 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của đợt khảo sát là 2,14 kg/con/ngày.
Trong đó, của heo đực thiến là 2,25 kg/con/ngày cao hơn so với heo cái là 2,01
kg/con/ngày.
Hệ số chuyển biến thức ăn trung bình của đợt khảo sát là 3,2 kg TA/kg TT.
Trong đó, của heo đực thiến là 3,3 kg TA/kg TT cao hơn so với heo cái 3,1 kg
TA/kg TT.
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trung bình của đợt khảo sát là 0,27 %. Trong đó, của
heo đực thiến là 0,21 % thấp hơn so với heo cái là 0,33 %.
Tỉ lệ ngày con ho trung bình của đợt khảo sát là 0,45 %. Trong đó, của heo
đực thiến là 0,37 % thấp hơn so với heo cái là 0,52 %.
Trong suốt quá trình khảo sát không phát hiện có heo chết ở cả hai giới tính.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA............................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 1
1.3 YÊU CẦU ............................................................................................................. 2

Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN................................... 3
2.1.1 Lịch sử của trại ................................................................................................... 3
2.1.2 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng của trại.............................................................................................. 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 4
2.1.5 Cơ cấu đàn .......................................................................................................... 4
2.1.6 Công tác giống ................................................................................................... 5
2.1.7 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của một số nhóm giống heo ...................... 5
2.1.7.1 Heo Yorkshire ................................................................................................. 5
2.1.7.2 Heo Landrace .................................................................................................. 6
2.1.7.3 Heo Duroc ...................................................................................................... 7
2.2 CHUỒNG TRẠI ................................................................................................... 8
2.2.1 Khu chuồng heo thịt ........................................................................................... 8

v


2.2.2 Khu chuồng heo nái khô và heo nái mang thai .................................................. 9
2.2.3 Khu chuồng heo nái đẻ và heo nái nuôi con ...................................................... 9
2.2.4 Chuồng heo đực giống ....................................................................................... 9
2.2.5 Khu chuồng heo cai sữa ..................................................................................... 9
2.3 THỨC ĂN ........................................................................................................... 10
2.3.1 Một số nguyên liệu dùng làm thức ăn cho heo thịt .......................................... 10
2.3.1.1 Bắp ................................................................................................................10
2.3.1.2 Tấm ...............................................................................................................11
2.3.1.3 Cám gạo ........................................................................................................11
2.3.1.4 Khô dầu đậu nành..........................................................................................11
2.3.1.5 Bột cá ............................................................................................................12
2.3.1.6 Mỡ cá.............................................................................................................12

2.3.1.7 Premix ...........................................................................................................13
2.3.1.8 Chất bổ sung ..................................................................................................13
2.3.2 Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn ........................................... 13
2.4 QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y, CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ................. 16
2.4.1 Quy trình vệ sinh thú y ..................................................................................... 16
2.4.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................. 17
2.4.2.1 Heo con sơ sinh .............................................................................................17
2.4.2.2 Heo cai sữa ....................................................................................................17
2.4.2.3 Heo nái đẻ .....................................................................................................18
2.4.2.4 Heo nái hậu bị, heo nái chờ phối và heo nái mang thai ................................18
2.4.2.5 Heo thịt ..........................................................................................................19
2.4.3 Xử lý môi trường .............................................................................................. 20
2.4.4 Quy trình tiêm phòng ...................................................................................... 19
2.4.5 Một số bệnh thường gặp trên heo thịt .............................................................. 21
2.4.5.1 Bệnh viêm phổi .............................................................................................21
2.4.5.2 Bệnh tiêu chảy ...............................................................................................22
2.4.5.3 Bệnh viêm khớp ............................................................................................23

vi


2.5 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 24
2.5.1 Sinh trưởng ....................................................................................................... 24
2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ....................................................... 24
2.5.2.1 Yếu tố di truyền .............................................................................................24
2.5.2.2 Yếu tố ngoại cảnh..........................................................................................24
2.5.3 Đặc điểm nuôi dưỡng heo thịt .......................................................................... 26
2.5.3.1 Giai đoạn 1 ....................................................................................................27
2.5.3.2 Giai đoạn 2 ....................................................................................................27
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 28

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 28
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 28
3.3 MỤC TIÊU KHẢO SÁT .................................................................................... 28
3.4 CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................... 28
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ....................................................................................... 28
3.4.2 Khối lượng lúc 90 ngày tuổi và lúc xuất chuồng ............................................. 28
3.4.3 Khối lượng bình quân ...................................................................................... 28
3.4.4 Tăng trọng bình quân ....................................................................................... 29
3.4.5 Tăng trọng ngày ............................................................................................... 29
3.4.6 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................... 29
3.4.7 Hệ số biến chuyển thức ăn ............................................................................... 29
3.4.8 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................... 29
3.4.9 Tỉ lệ ngày con ho .............................................................................................. 29
3.4.10 Tỉ lệ nuôi sống ................................................................................................ 29
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................ 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ............................................................................. 30
4.2 KHỐI LƯỢNG HEO LÚC 90 NGÀY TUỔI VÀ LÚC XUẤT CHUỒNG ....... 31
4.3 TĂNG TRỌNG BÌNH QUÂN VÀ TĂNG TRỌNG NGÀY ............................. 32
4.4 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ VÀ HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN ...... 33

vii


4.5 TỈ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY....................................................................... 34
4.6 TỈ LỆ NGÀY CON HO ...................................................................................... 34
4.7 TỈ LỆ NUÔI SỐNG ............................................................................................ 35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 36
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 36
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 37
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 38

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FCR

Feed Conversion Ratio (hệ số chuyển biến thức ăn)

FMD

Foot And Mouth Disease (bệnh lở mồm long móng)



Giai đoạn

HSCBTA

Hệ số chuyển biến thức ăn

KDĐN

Khô dầu đậu nành

Kg TA/kg TT

Kg thức ăn/kg tăng trọng


LTATT

Lượng thức ăn tiêu thụ

NXB

Nhà xuất bản

P

Xác suất sai

SD

Standard Deviation (độ lệch tiêu chuẩn)

TĂTT

Thức ăn tiêu thụ

TP

Thành phố

TT

Tăng trọng

TTBQ


Tăng trọng bình quân

TTN

Tăng trọng ngày
Trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo ............................................................................................ 4
Bảng 2.2 Công thức thức ăn của heo thịt sử dụng premix Anco .............................. 14
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Maxi Mum 116 và Maxi Mum 118 ....... 15
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn của heo con tập ăn Microlacta ............... 15
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng thức ăn của heo cai sữa HG2 và Jolie ................ 16
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng của trại .................................................................... 20
Bảng 2.7 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm phổi trên heo tại trại ....................... 21
Bảng 2.8 Một số loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy trên heo tại trại ....................... 232
Bảng 2.9 Một số loại thuốc dùng điều trị viêm khớp trên heo tại trại ...................... 23
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi................................................................................. 30
Bảng 4.2 Khối lượng heo lúc 90 ngày tuổi và lúc xuất chuồng ................................ 31
Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày .................................................. 32
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn ............................... 33

DANH SÁCH CÁC SƠ SỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại ................................................................. 4
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy......................................................................... 34

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ ngày con ho ................................................................................... 34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo là một ngành nghề truyền thống, gắn chặt chẽ với đời sống
kinh tế, văn hóa của người nông dân Việt Nam ngàn đời nay, nó còn là ngành sản
xuất mũi nhọn rất quan trọng trong nông nghiệp của nước ta nói chung và ngành
chăn nuôi nói riêng. Chính vì thế mà việc tạo ra nguồn thịt heo có giá trị kinh tế cao,
đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng cũng như giá thành sản xuất là rất quan
trọng.
Việc khảo sát và đánh giá khả năng tăng trưởng của heo thịt được nuôi riêng
theo giới tính sẽ góp phần nâng cao kiến thức chăn nuôi. Từ đó, có định hướng về
việc cải thiện chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh
tế cho người chăn nuôi.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Loan,
chúng tôi tiến hành khóa luận “Khảo sát tăng trưởng của heo thịt được nuôi
riêng theo giới tính giai đoạn 90 ngày tuổi đến xuất chuồng”.
1.2 MỤC ĐÍCH
Đánh giá khả năng tăng trưởng của heo thịt bằng thức ăn tự trộn của trại giai
đoạn từ 90 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng (175 ngày tuổi) với phương pháp nuôi
riêng theo giới tính, góp phần cung cấp dữ liệu cho trại để lựa chọn hình thức nuôi
phù hợp với điều kiện sản xuất.

1



1.3 YÊU CẦU
Theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu đánh giá mức tăng trưởng của heo thịt
được nuôi riêng theo giới tính trong giai đoạn 90 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng
(175 ngày tuổi).
Đánh giá được khả năng sử dụng thức ăn của heo thịt và chất lượng thức ăn
tự trộn của trại trong giai đoạn khảo sát.
Theo dõi tỉ lệ mắc một số bệnh thông thường của heo thịt trong giai đoạn
khảo sát.

2


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN
2.1.1 Lịch sử của trại
Trại heo Tân Uyên được thành lập vào năm 1993, thời gian này chỉ chăn
nuôi với quy mô nhỏ để phụ thêm về kinh tế cho gia đình nên chuồng trại được làm
sơ sài. Đến năm 2003 trại được nâng cấp và sửa chữa lại với những trang thiết bị
hiện đại hơn, đến năm 2007 trại được hoàn thiện với quy mô 160 nái trên tổng diện
tích của trại là 25 ha nằm trên địa bàn ấp 4, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại thuộc ấp 4, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với diện tích
25 ha và nằm sát trục đường DT 746. Cách thị trấn Uyên Hưng khoảng 20 km và
cách thành phố mới Bình Dương khoảng 30 km. Trại nằm trong diện tích đất rừng
khá rộng nên thuận lợi cho việc chăn nuôi, bên cạnh đó có đường giao thông khá tốt

nên thuận lợi cho việc chuyên chở thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.
Trại có hệ thống tường rào cao 2,5 m và hệ thống mương sâu 4 m, rộng 6 m
để ngăn cách với bên ngoài. Diện tích của trại là 25 ha, trong đó diện tích chăn nuôi
chiếm khoảng 3,5 ha với 5 dãy chuồng có khả năng nuôi 2500 con heo bao gồm heo
nái mang thai, heo nái hậu bị, heo nái đẻ, heo cai sữa và heo thịt. Hệ thống nhà kho
và hầm biogas chiếm khoảng 0,2 ha, phần diện tích còn lại trồng cây tràm lá lớn.
2.1.3 Chức năng của trại
Trại chủ yếu nuôi heo thịt để bán ra thị trường, bán heo hậu bị, chọn giống
thay đàn. Trại thường xuyên tiến hành thử nghiệm các loại premix khác nhau trên
heo của các công ty nhằm mục đích nâng cao năng suất, giảm thời gian nuôi và
giảm tiêu tốn thức ăn. Đồng thời, trại nghiên cứu các quy trình chăn nuôi để tìm ra

3


 

quy trình chăn nuôi phù hợp với trại nhằm mục đích giảm chi phí chăn nuôi cũng
như giảm được tỉ lệ bệnh tật, từ đó nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Ngoài ra, trại
còn có thu nhập thường xuyên và ổn định từ việc khai thác rừng tràm lá lớn.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức nhân sự gồm 7 người: bao gồm 1 trưởng trại, 1 nhân viên kho
thức ăn, trại gồm 5 dãy chuồng mỗi dãy chuồng có 1 người phụ trách vệ sinh và
chăm sóc được bố trí theo sơ đồ 2.1.
Trưởng trại
(1 người)

Kho thức

Khu heo


Khu heo

Khu heo

Khu heo

Khu heo

ăn

nái mang

nái đẻ

cai sữa

thịt 1

thịt 2

(1 người)

(1 người)

(1 người)

(1 người)

thai

(1 người)

(1 người)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại
2.1.5 Cơ cấu đàn
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo
Loại heo

Số lượng (con)

Heo đực giống

4

Heo đực thí tình

1

Heo nái sinh sản

166

Heo con theo mẹ

39

Heo cai sữa

449


Heo thịt

435

Heo hậu bị

4

Tổng đàn

1098

Cơ cấu đàn heo của trại được thống kê ngày 30 tháng 05 năm 2012.

4


 

2.1.6 Công tác giống
Trại chủ yếu sử dụng nguồn con giống sẵn có trong quá trình lai tạo và phối
giống của trại. Heo con sau khi sinh ra được bấm răng, cắt đuôi, chích ngừa đầy đủ,
không có dị tật bẩm sinh. Những con để lại làm giống được chọn từ những con mẹ
có thành tích sinh sản tốt. Tuyển lựa lần đầu lúc 60 ngày tuổi, chọn những con có
trọng lượng từ 18 kg trở lên, khỏe mạnh, không có dị tật. Trong quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng phải thường xuyên quan sát, theo dõi những con có khả năng làm giống
tốt, lần tuyển lựa cuối cùng là lúc heo được 8 tháng tuổi.
Những con được tuyển làm heo hậu bị cái phải đạt các tiêu chuẩn sau: phải
đạt các chỉ tiêu về sinh trưởng, ngoại hình tốt, lý lịch rõ ràng, lông da bóng mượt,

nhanh nhẹn, vú đều và có đủ 12 vú trở lên, bộ phận sinh dục nở to, bốn chân chắc
chắn. Chỉ phối giống cho những con đã đảm bảo tiêm phòng đầy đủ.
2.1.7 Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình của một số nhóm giống heo
2.1.7.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt
đen nhỏ, hoặc xám, hoặc có một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng
dài, lông trên thân thường mịn nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày, đuôi heo dài,
khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong. Heo Yorkshire có tai đứng, lưng
thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật, bốn chân khỏe, đi trên
ngón, khung xương vững chắc.
Heo Yorkshire thuộc nhóm bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường đạt
thể trọng từ 90 đến 100 kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ 250
đến 300 kg.
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8
đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0 đến 1,8 kg. Sản lượng sữa
thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm giống heo ngoại
nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

5


 

Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và
chiếm tỉ lệ máu cao trong nhóm heo lai ngoại, rất được nông dân ưa chuộng. Heo
Yorkshire nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình tuyển
cẩn thận, nhân giống rộng rãi trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít thức ăn,
lớp mỡ lưng mỏng so với thập niên trước đây (Võ Văn Ninh, 2007).
2.1.7.2 Heo Landrace

Đây là giống heo cho nhiều nạc nổi tiếng khắp thế giới. Heo xuất xứ từ Đan
Mạch, được nhà chăn nuôi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai
tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc.
Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu
nhỏ, mông đùi to (phần nhiều nạc) hai tai xụ bịt mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn
ngang thân hình giống như một tam giác.
Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt trọng lượng từ 80 đến 90 kg, nọc nái
trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2
lứa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Mỗi lứa đẻ heo nái sinh từ 8
đến 10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi
sống cao.
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao,
thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lượng và chủng loại acid
amin thiết yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm giống heo
ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất hoặc dưỡng
chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt thì heo Landrace nhanh chóng
giảm sút năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn
công. Vì lý do này nên heo Landrace khó phát triển ở những vùng nông thôn hẻo
lánh, chỉ được nuôi ở những trại hay những hộ chăn nuôi giỏi, nắm vững kiến thức
về dinh dưỡng heo, phòng trị bệnh chu đáo. Trong tổng đàn heo ngoại, giống heo
Landrace đứng thứ hai sau giống heo Yorkshire và hiện được các nhà chăn nuôi
quan tâm sử dụng làm chất liệu để “nạc hóa” đàn heo thịt ở nhiều tỉnh thành Việt
Nam (Võ Văn Ninh, 2007).

6


 

2.1.7.3 Heo Duroc

Heo xuất xứ từ Mỹ, có đặc điểm về màu lông rất dễ phân biệt là lông màu đỏ
nâu (nông dân thường gọi là heo bò). Heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm,
nhưng nếu là heo lai thì màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì
càng xuất hiện những đốm bông đen. Cũng có nhiều trường hợp heo lai Duroc có
một phần thân sau (đùi mông) lông có ánh vàng và nhiều đốm đen tròn hoặc bầu
dục trên mông. Heo Duroc thuần mỗi chân có bốn móng màu đen nâu, không có
móng trắng. Hai tai Duroc thường nhỏ xụ, nhưng gốc tai đứng, đặc biệt lưng Duroc
bị còng, ngắn đòn, vì vậy bộ phận sinh dục cái trở nên thấp (nhất là ở lứa tuổi hậu bị
chờ phối) làm cho khi phối giống với các đực giống khác lớn tuổi hơn có sự khó
khăn. Đực hậu bị Duroc cũng bị nhược điểm chân sau thấp, thường không phối đến
đúng bộ phận sinh dục những heo nái giống khác có phần chân sau cao hơn. Nhiều
ca đực Duroc tơ bị té ngửa khi phối giống với heo nái rạ cao chân. Vì vậy khi ghép
đôi giao phối nhóm heo Duroc phải chú ý đến tầm vóc tương đương giữa đực và cái.
Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng
từ 80 đến 85 kg, nọc nái trưởng thành từ 200 đến 250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8
đến 2 lứa, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là giống heo có thành tích sinh sản
kém hơn hai giống Landrace và Yorkshire.
Vì sản xuất nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng cũng phải thỏa mãn đầy đủ,
cân đối về các dưỡng chất, nhất là protein, phải cung cấp đủ số lượng và chủng loại
acid amin thiết yếu. Nếu dinh dưỡng heo kém sẽ nhanh chống giảm năng suất tăng
trưởng, cho thịt và sinh sản.
Heo Duroc thường đứng thứ ba trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được
nuôi thuần chủng ở một số trại lớn để làm quỹ gen lai ba máu tạo con lai có nhiều
nạc. Heo lai ba máu Yorkshire × Landrace × Duroc thường được các nhà chăn nuôi
Việt Nam ưa chuộng, nhưng các hộ gia đình thường không thích nuôi heo nái Duroc
thuần chủng vì sinh sản kém, khó nuôi, dễ bị suy dinh dưỡng, dễ bệnh.
Hiện nay chương trình nạc hóa đàn heo của nhiều tỉnh đều chú trọng nhóm
heo lai ba máu Yorkshire × Landrace × Duroc với tỉ lệ máu Duroc khá cao, con lai

7



 

có hai nhóm máu cũng nhiều nạc là Landrace × Duroc rất được các nhà giết mổ bán
thịt ưa thích (Võ Văn Ninh, 2007).
2.2 CHUỒNG TRẠI
Trại heo Tân Uyên gồm 5 dãy chuồng: 2 dãy dành cho heo nái đẻ, heo nái
hậu bị và heo nái mang thai, 1 dãy dành cho heo cai sữa, 2 dãy còn lại dành cho heo
thịt. Chuồng trại được xây dựng và trang bị khá hiện đại, các dãy chuồng được bố
trí theo hướng đông – tây.
Mái chuồng được lợp theo kiểu 2 mái hở ở giữa và có một mái thứ 3 che
phần hở giữa 2 mái, mái được lợp bằng tôn và được bố trí hệ thống phun nước làm
mát trên nóc chuồng, nước này chảy xuống bể của mỗi ô chuồng được dùng để cho
heo tắm. Hai bên mái hiên được treo bạt để phòng gió lùa mưa tạt và chống lạnh
cho heo vào ban đêm. Ở mỗi dãy chuồng đều trồng tre và chuối xung quanh để làm
mát, đồng thời có thêm thu nhập về kinh tế.
Hai bên chuồng nuôi là mương thoát nước để dẫn chất thải cũng như nước
mưa vào hệ thống hầm biogas. Hệ thống nước uống cho heo được bơm từ giếng
khoan lên các bể chứa, mỗi dãy chuồng đều có các bể chứa khác nhau, mỗi bể có
thể tích từ 8 – 12 m3. Từ các bể chứa này, nước được dẫn theo các đường ống đến
các núm uống của mỗi ô chuồng để cho heo có thể uống nước dễ dàng.
Mỗi khu chuồng có 4 quạt gió công suất lớn làm mát khi trời nóng, 2 quạt
được bố trí ở phía trên và 2 quạt được bố trí ở phía dưới, mục đích là vì thuận theo
chiều gió mà ta mở quạt từ phía đó. Nguồn điện ở trại chủ yếu được cung cấp từ các
máy phát điện chạy bằng khí biogas.
2.2.1 Khu chuồng heo thịt
Khu vực nuôi heo thịt bao gồm 2 dãy chuồng, mỗi dãy có 4 chuồng lớn và 18
chuồng nhỏ. Trong mỗi dãy chuồng, các chuồng được bố trí song song với nhau và
có lối đi ở giữa rộng 1m, mỗi khu chuồng có các ô lớn và ô nhỏ. Ô chuồng lớn ở

khu A có diện tích 7,5 m × 6,5 m và ô chuồng nhỏ có diện tích 7,5 m × 4,5 m. Ô
chuồng lớn ở khu B có diện tích 7,5 m × 7 m và ô chuồng nhỏ có diện tích 7,5 m ×

8


 

4,5 m, mỗi chuồng đều có máng ăn và núm uống tự động. Ở chuồng heo thịt, ô
chuồng lớn nuôi 30 con và ô chuồng nhỏ nuôi 20 con.
2.2.2 Khu chuồng heo nái khô và heo nái mang thai
Khu này có tổng diện tích là 80 m x 8,5 m. Được bố trí theo kiểu chuồng sàn
gồm 180 ô chuồng được chia làm hai dãy, diện tích mỗi ô chuồng là 0,8 m x 2,2 m,
có máng ăn và núm uống tự động.
2.2.3 Khu chuồng heo nái đẻ và heo nái nuôi con
Được bố trí theo kiểu chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng là 66 ô chuồng được
chia làm hai dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết. Diện tích của mỗi ô chuồng là
1,8 m x 2,2 m, được chia làm ba ngăn, một ngăn ở giữa dành cho heo mẹ và hai
ngăn cho heo con ở hai bên, có máng ăn và núm uống tự động. Ở cuối mỗi ô được
bố trí 1 đèn úm để sưởi ấm cho heo con. Ngoài ra, mỗi ô được bố trí 1 máng ăn cho
heo mẹ, 2 núm uống tự động cho heo mẹ và heo con, 4 quạt gió có công suất lớn.
2.2.4 Chuồng heo đực giống
Chuồng đực giống được đặt ở hai đầu của chuồng heo nái khô và mang thai.
Gồm có 6 ô chuồng, mỗi ô chuồng có diện tích là 2,7 m x 3,2 m, có máng ăn và
núm uống tự động.
2.2.5 Khu chuồng heo cai sữa
Đây là hệ thống chuồng sàn hiện đại, gồm 28 ô chuồng được chia làm hai
dãy, có lối đi ở giữa khoảng 1 m, mỗi ô chuồng được ngăn cách với nhau bằng hệ
thống các thanh sắt chống rỉ, diện tích mỗi ô chuồng là 4,5 m x 5,5 m, mỗi ô có bể
nước tắm có diện tích là 1,5 m x 4,5 m và có hai máng ăn và núm uống tự động.

Heo cai sữa được nuôi trên chuồng sàn, nền được lát bằng những tấm đan ghép lại
với nhau, mỗi ô chuồng được bố trí 1 đèn úm. Mỗi ô được nuôi từ 25 – 30 con, dãy
chuồng bố trí 4 quạt công suất lớn đặt đối diện nhau, ở đầu và cuối dãy chuồng có 2
bồn nước dự trữ cho heo uống. Mỗi ô được bố trí 2 máng ăn bán tự động, 1 máng
dành cho cám bột và 1 máng dành cho cám viên và có 2 núm uống tự động.
 

9


 

2.3 THỨC ĂN
Heo nái khô và heo nái mang thai cho ăn thức ăn viên Maxi Mum 116, heo
nái đẻ và heo nái nuôi con cho ăn thức ăn viên Maxi Mum 118 của công ty
Guyomarc’h. Heo con tập ăn được ăn thức ăn viên Microlacta được nhập khẩu từ
Pháp. Heo cai sữa cho ăn 2 loại thức ăn ở 2 máng khác nhau: thức ăn dạng viên
Jolie của công ty Guyomarc’h và thức ăn dạng bột HG2 của công ty Cocomix. Heo
thịt ăn thức ăn dạng bột được trộn theo công thức do công ty Anco cung cấp cho trại.
2.3.1 Một số nguyên liệu dùng làm thức ăn cho heo thịt
2.3.1.1 Bắp
Bắp là loại hạt cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các loại hạt ngũ cốc
khác. Mặc dù hàm lượng protein thô thấp nhưng bắp là thức ăn cung năng lượng
chủ lực trong chăn nuôi công nghiệp, do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số
acid béo không no. Nhược điểm chính khi dùng bắp là nguy cơ nhiễm độc aflatoxin
từ nấm mốc.
Với các thú dạ dày đơn, tinh bột trong bắp có độ tiêu hóa cao. Hạt bắp có thể
được chế biến bằng các biện pháp hấp, sấy khô, nghiền, ép đùn, rang và ép miếng.
Một nguyên nhân giúp bắp có giá trị năng lượng cao là do có hàm lượng chất béo
khoảng 4 %, dầu bắp có các acid béo không no thiết yếu, các acid béo này rất quan

trọng trong trao đổi chất của động vật và được tiết ra trong các nang lông nên giúp
thú nhất là heo có lớp da bóng, lông mượt hơn so với khi nuôi bằng khẩu phần hạt
khác như lúa mì hoặc khoai mì.
Vì là thực liệu cung năng lượng nên hàm lượng protein của bắp thấp, chỉ
khoảng 8 – 9,5 % và hơn nữa là chất lượng protein cũng kém. Hàm lượng lysine
trong bắp thấp và hầu như không có tryptophan. Về mặt vitamin, bắp vàng là nguồn
cung cấp đáng kể các sắc tố thuộc nhóm carotenoid, trong đó β – caroten là tiền chất
của vitamin A, bắp thiếu nhiều niacin (vitamin PP).
Với các đặc tính như trên, nếu bắp không bị nhiễm mốc thì có thể được sử
dụng tối đa làm nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi cho
đến khi nào giá cả còn chấp nhận được.

10


 

2.3.1.2 Tấm
Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương
với bắp, tấm có thể được dùng trong thức ăn cho heo nhỏ vì dễ tiêu hóa nhưng ít
được sử dụng nhiều trong thức ăn công nghiệp vì thường có giá cao, do vẫn còn
được dùng nhiều làm lương thực cho con người.
2.3.1.3 Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát, lượng cám thu được bình quân
bằng 10 % khối lượng lúa. Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám ít hay nhiều mà
cám được phân ra làm cám loại I và cám loại II. Ngoài ra còn có cám lau là phụ
phẩm của việc lau bóng gạo cho xuất khẩu, cám lau khó sử dụng trong thức ăn công
nghiệp do có độ ẩm cao, rất mau đóng vón, ôi và làm hư hỏng các dưỡng chất khác
trong thức ăn.
Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng

khá cao nên cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù
protein cao hơn, cám gạo thường được sử dụng trong thức ăn của heo, bò. Không
nên dùng quá 30 % cám gạo trong khẩu phần thức ăn vì lượng phospho dưới dạng
phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các dưỡng chất như protein, acid amin và các loại vi
khoáng (Zn), để hạn chế nhược điểm này có thể khắc phục bằng việc đưa vào sử
dụng enzyme phytase trong thức ăn.
2.3.1.4 Khô dầu đậu nành
Nếu như bắp được xem là loại hạt chủ lực trong thức ăn gia súc để cung cấp
năng lượng thì đậu nành là loại hạt họ đậu chủ lực được sử dụng để cung cấp
protein trong thức ăn chăn nuôi. Hạt đậu nành có hàm lượng protein khá cao (38 %)
và nhiều chất béo (18 %) nên trong chăn nuôi ít khi sử dụng hạt nguyên mà thường
dùng khô dầu đậu nành. Đậu nành hạt thường chỉ được sử dụng trong khẩu phần
của heo con tập ăn bởi vì cần có cùng lúc nhiều năng lượng và protein giá trị cao.
Khô dầu đậu nành là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong thức ăn của thú
dạ dày đơn trên toàn thế giới. Khô dầu đậu nành có hàm lượng protein trong khoảng
43 – 49 %, giàu acid amin thiết yếu (lysine), mặc dù hàm lượng các acid amin chứa

11


 

lưu huỳnh hơi thấp (cysteine, methionine). Hạt đậu nành rang chín có mùi thơm làm
tăng tính ngon miệng cho heo. Một khẩu phần căn bản là bắp – khô dầu đậu nành
nếu có bổ sung thêm khoáng và vitamin B12 sẽ có thể sử dụng cho heo với kết quả
tương tự như khẩu phần có dùng thêm bột cá.
2.3.1.5 Bột cá
Các dạng bột cá thường được gọi tên theo mức độ protein: bột cá 40 %
protein, bột cá 45 % protein, bột cá 60 % protein. Dựa trên hàm lượng muối, bột cá
được chia làm 2 loại: bột cá mặn và bột cá lạt, bột cá lạt là những loại có hàm lượng

muối dưới 5 % và lượng protein khoảng 50 % trở lên. Bột cá tốt là nguồn cung cấp
tuyệt hảo các protein cân đối nhưng thường có giá cao hơn so với các loại thực liệu
khác nên thường chỉ được sử dụng trong các khẩu phần của heo, gà nhỏ khi cần
nhiều protein chất lượng cao.
Cùng với hàm lượng và chất lượng protein cao, bột cá còn là nguồn cung cấp
rất tốt các chất khoáng và vitamin, bột cá cũng tạo độ ngon miệng cao cho thức ăn
của heo. Khi sử dụng nhiều bột cá trong thức ăn của heo giai đoạn sắp xuất thịt thì
sẽ tạo mùi cá, một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bột cá trong thức ăn là khả
năng nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc nồng độ muối cao trong các loại bột cá mặn
có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thú.
2.3.1.6 Mỡ cá
Mỡ cá là chất béo của động vật, ở nhiệt độ bình thường mỡ có dạng đặc, sự
khác biệt này là do mỡ có chứa lượng acid béo no. Mỡ cá chứa năng lượng tiêu hóa
gấp 2,25 lần so với chất bột đường nên là nguồn cung cấp năng lượng khá quan
trọng trong thức ăn. Ngoài ra chất béo còn làm tăng độ ngon miệng của thức ăn,
thức ăn hỗn hợp giảm được độ bụi khi có sử dụng chất béo trong công thức.
Tùy theo nhu cầu năng lượng trong thức ăn, có thể thêm chất béo ở mức tối
đa 3 – 5 % trong khẩu phần. Đặc tính của chất béo trong thức ăn ảnh hưởng đến đặc
tính mỡ của cơ thể heo, khẩu phần có chứa nhiều acid béo chưa no không nên dùng
cho thú giai đoạn sắp xuất chuồng vì làm cho mỡ quày thịt mềm.

12


 

2.3.1.7 Premix
Premix là một hỗn hợp bao gồm các nguyên tố khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn,
Mn, I, Se…) và các loại vitamin cần thiết cho thú chiếm số lượng rất nhỏ trong
công thức nên thường được tính bằng miligam (mg) trong một kg thức ăn hoặc

phần triệu ppm (part per million). Trong pha trộn premix các nguyên tố khoáng vi
lượng và vitamin thường được trộn trước với các chất phụ gia (chất độn) để làm
tăng khối lượng lên rồi mới đưa vào trộn chung với các nguyên liệu chính để đảm
bảo độ đồng đều khi trộn.
Thông thường các premix được trộn vào thức ăn với tỉ lệ 0,25 % (2,5 kg thức
ăn cho một tấn thức ăn), một vài loại premix tùy theo nhà sản xuất có thể yêu cầu sử
dụng đến 4 % trong khẩu phần, trong premix hầu như không có protein và năng
lượng.
2.3.1.8 Chất bổ sung
Chất bổ sung (feed additives) là những chất sử dụng trong thức ăn với hàm
lượng thấp (thường dưới 1 %) không chứa hoặc chứa không đáng kể năng lượng và
protein thô. Tác dụng của chất bổ sung là hỗ trợ quá trình trao đổi chất của thú, cải
thiện chất lượng thức ăn hoặc tăng cường một tính năng đặc biệt nào đó tùy theo
mong muốn của nhà sản xuất thức ăn cũng như người chăn nuôi, các chất bổ sung
bao gồm các loại:
Chất hỗ trợ tăng trưởng, dinh dưỡng: enzyme, kháng sinh, các chất trợ sinh.
Chất bảo vệ sức khỏe động vật (thuốc và hóa chất, các hợp chất bảo toàn môi
trường). Chất bảo quản thức ăn (chất chống mốc, chất chống oxy hóa, chất kết dính).
Chất tạo màu, mùi: là những chất giúp tạo màu sản phẩm chăn nuôi hoặc mùi
thơm, vị ngọt cho thức ăn giúp cho thú tập ăn tiêu thụ thức ăn nhiều hơn.
2.3.2 Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Thức ăn dạng bột tự trộn dành cho heo thịt được chia ra 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 (từ 30 – 60 kg) và giai đoạn 2 (61 kg – đến lúc xuất chuồng). Trong mỗi giai
đoạn thành phần nguyên liệu cũng như premix có sự khác nhau, cụ thể là đối với

13


 


giai đoạn 1 dùng premix Anco Porker 15 và giai đoạn 2 dùng premix Anco Porker
60. Các loại nguyên liệu cung năng lượng chủ yếu là bắp, tấm và cám gạo, hàm
lượng các loại nguyên liệu này trong công thức ăn phụ thuộc vào 2 yếu tố là nhu
cầu dinh dưỡng của heo và giá cả thị trường, tuy vậy bắp là nguyên liệu được ưu
tiên sử dụng hơn cả trong công thức thức ăn nhằm mục đích cung năng lượng cho
heo. Các loại nguyên liệu cung protein là khô dầu đậu nành và bột cá (60 % protein),
trong thức ăn dành cho heo thịt việc sử dụng nhiều bột cá trong khẩu phần bị hạn
chế vì bột cá sẽ làm chất lượng thịt giảm (có mùi tanh).
Bảng 2.2 Công thức thức ăn của heo thịt sử dụng premix Anco
Thành phần

GĐ: 30 – 60 kg

GĐ: 61 kg – xuất chuồng

Hàm lượng (kg)

%

Hàm lượng (kg)

%

Bắp

80

26,41

130


42,92

Tấm

80

26,41

30

9,9

KDĐN

63

20,8

63

20,8

Cám gạo

50

16,51

50


16,51

Premix

12

3,96

12

3,96

Bột cá

9

2,97

9

2,97

Mỡ cá

5

1,65

5


1,65

Thuốc bổ sung

1,9

0,63

1,9

0,63

NaCl

1,5

0,5

1,5

0,5

Bột sò

0,5

0,17

0,5


0,17

( Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo Tân Uyên, 2012)
Ghi chú: thuốc bổ sung bao gồm B – Complex C, Bingo, C – Fern 01, Bio – Sorbitol + B12,
Glucan C, Orgacids, T5X.

14


×