Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây bắc trong bối cảnh hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.73 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành và giữ vai trò
rất quan trọng của quá trình giáo dục toàn diện. Quản lý giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục, theo nguyên lý giáo dục của Đảng
trong bối cảnh hiện nay. Quan điểm của Đảng ta kiên định qua nhiều kỳ
đại hội coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đào tạo
nguồn nhân lực cán bộ người dân tộc thiểu số luôn là đường lối chiến
lược về chính sách dân tộc của Đảng ta nhằm mục tiêu xây dựng khối
đại đoàn kết các dân tộc. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực,
nhưng trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam chưa kiểm soát
được vấn đề chọn nghề, chọn trường để học bậc học cao hơn của học
sinh sau khi tốt nghiệp.
Bối cảnh hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới coi giáo
dục hướng nghiệp là một mặt giáo dục, Nhà trường thực hiện hoạt động
giáo dục hướng nghiệp lồng ghép trong các hoạt động giáo dục đức, trí,
thể, mỹ, hoạt động trải nghiệm. Giáo dục đại học phát triển nhưng chưa
được quy hoạch phù hợp với cơ cấu nền kinh tế và nhu cầu nhân lực
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0); quản
lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú nói
chung và trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc nói
riêng còn nhiều bất cập. Tình trạng nhiều học sinh tốt nghiệp trường phổ
thông dân tộc nội trú sau khi hưởng chế độ chính sách học tập của nhà
nước được cử tuyển đi học đại học tốt nghiệp đại học ra trường vẫn thất
nghiệp và không làm đúng ngành nghề được đào tạo.
Nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm; lý luận về giáo dục hướng nghiệp và quản lý
giáo dục hướng nghiệp trong nhiều năm vẫn chưa có nhiều sự thay đổi
và phát triển theo xu thế phát triển của xã hội.


Việc tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là một trong những vấn đề
khoa học rất có ý nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cho vùng Tây Bắc.


2
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay” để triển khai
nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục
hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp, luận án đề xuất các biện
pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, kiểm soát được hiệu quả giáo dục
toàn diện, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp đáp ứng
nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực người dân tộc thiểu số trong vùng cũng
như cả nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản
lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây

Bắc trong bối cảnh hiện nay.
- Khảo nghiệm các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
* Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong
phạm vi quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú.
Về chủ thể quản lý: Các cá nhân, tổ chức trong nhà trường trung học
phổ thông: gồm Ban Giám hiệu, hội đồng trường, các tổ chức trong nhà trường,
các tổ chuyên môn, tổ quản lý học sinh, các lực lượng giáo dục liên quan.


3
Về địa bàn nghiên cứu: Các trường phổ thông dân tộc nội trú
bậc trung học phổ thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc: Hà Giang, Sơn La,
Lào Cai, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hoà Bình.
Về khách thể điều tra, khảo sát: cán bộ quản lý, giáo viên, phụ
huynh, học sinh, cựu học sinh của một số trường trung học phổ thông
dân tộc nội trú, công chức, viên chức là lãnh đạo ở một số phòng
chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc địa bàn nghiên cứu;
công chức thuộc một số vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo,
một số chuyên gia nhà khoa học thuộc Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân
tộc, Viện nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về thời gian, các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận
án được tổng hợp từ năm 2013 đến năm 2017; Thử nghiệm sư phạm

được thực hiện hai lần: Lần thứ nhất vào đầu học kỳ II năm học 2015 2016; lần thứ hai vào đầu học kỳ II năm học 2016 - 2017; Quá trình đo
kết quả được thực hiện hai lần trong khoảng thời gian thích hợp của
năm thứ nhất và năm học thứ hai
* Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc chỉ có thể đạt hiệu quả, nếu
chủ thể quản lý thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý với mô hình quản
lý được đề xuất, lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, bồi dưỡng nâng cao
năng lực giáo dục hướng nghiệp cho chủ thể giáo dục, có phương pháp,
hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
phù hợp với đặc điểm của trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, thì
sẽ quản lý được chất lượng giáo dục hướng nghiệp, kiểm soát hiệu quả
giáo dục toàn diện, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực
người dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, quản lý giáo dục; quan điểm
xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Phương pháp tiếp cận của đề tài: Luận án sử dụng phương
pháp “Kết hợp tiếp cận chức năng và tiếp cận hoạt động”. Nghiên
cứu về thực tiễn quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiếp cận


4
theo hướng xem xét chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý
như thế nào trong quá trình tác động vào các hoạt động giáo dục. Lấy
kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp làm thước đo hiệu quả

quản lý và phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các
chức năng quản lý; vận dụng linh hoạt các quan điểm: hệ thống - cấu
trúc, lịch sử - lôgíc, thực tiễn, phát triển, mô hình hoá, khái quát
hoá,... trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp bổ trợ
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn
đề quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc. Đặc biệt, luận án đã đề xuất các biện
pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án đưa ra cơ sở lý luận để đề xuất các biện pháp
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay, góp phần bổ
sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản
lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp
uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú trong vùng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm
tài liệu tham khảo phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương, 14 tiết.



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp
Các tác giả Morgan và Hart (1977), đã khẳng định giáo dục
hướng nghiệp trong nhà trường cần phải khuyến khích học sinh suy nghĩ
về bản thân mình và về thế giới công việc.
Năm 1996, tác giả Schmidt, J.J (1996) trong “Counseling in school:
Essential services and comprehensive, programs” và năm 1998, Roger D.
Herring (1998) trong “Counseling In schoolsMulticultural and
Development” đã khuyến khích: các giáo viên phối hợp định hướng nghề
cho học sinh thông qua những bài giảng hàng ngày trên lớp; và các hoạt
động ngoại khóa, trải nghiệm.
Trong bài viết “Tâm lý học hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp sẽ
là những phát kiến của tương lai” trên Tạp chí Ứng xử nghề nghiệp, tác
giả Robert W.Lent (2001) đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế của
hoạt động tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp.
Các tác giả Schmidt, J.J, (1996); Roger D. Herring (1998); Vernon
G.Zunker (2002 đã xác định được những khó khăn của học sinh trong quá
trình chọn nghề: Không lựa chọn được nghề, không nhận thức rõ ràng khả
năng, sở thích và giá trị, quan niệm của bản thân phù hợp với nghề nào.
Ở Việt Nam, các tác giả có những nghiên cứu cơ bản, phong phú về
giáo dục hướng nghiệp là Phạm Tất Dong. Các tác giả Nguyễn Sinh Huy
và Nguyễn Văn Lê (2004) “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh với việc
phát triển nguồn nhân lực”; tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền trong “Mô
hình tư vấn nghề cho cá nhân học sinh trong trường trung học phổ thông”,
(2008); Tác giả Phạm Văn Khanh; tác giả Đặng Danh Ánh,…
1.2. Những nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp

Các tác giả H.Frankiewiez; B.Rothe; U.Viets; B.Germer,
D.Marschneider (1986), đã đưa ra các phương thức: “Phối hợp, cộng
tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và các trường
phổ thông trong việc lập kế hoạch thực tập cho học sinh trung học
phổ thông”; tác giả David Atchoarena trong bài viết “Vocational
education and training for youth” (Giáo dục và đào tạo nghề cho thanh
niên) trên Tạp chí của Viện hoạch định giáo dục quốc tế số 4 tháng 1012/2007 đã nêu những vấn đề về chính sách giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh phổ thông đặt trong bối cảnh thị trường lao động để tránh
nguy cơ thất nghiệp của rất nhiều thanh niên khi rời ghế nhà trường.


6
Đề tài cấp Bộ, Mã số: B2008-37-54TĐ: “Nghiên cứu thực trạng và
giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú”,
(2010), tác giả Trần Thanh Phúc và nhóm nghiên cứu đã đánh giá thực trạng
tình hình công tác phân luồng học sinh trong các trường phổ thông dân tộc
nội trú; tác giả Huỳnh Thị Tam Thanh phân tích, xem xét giáo dục hướng
nghiệp trong mối quan hệ với định hướng phát triển nguồn nhân lực; tác giả
Bùi Việt Phú trong luận án tiến sĩ “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông theo tinh thần xã hội hóa” (2009); luận án tiến sĩ
“Quản lý giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo
nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”,
(2015) của tác giả Hồ Văn Thống; Nguyễn Văn Quốc (2012) luận án tiến sĩ
“Xây dựng mô hình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở
vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng”, (2012); “Quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ở một tỉnh Miền Nam Việt
Nam”, tác giả Hồ Văn Thông đã kế thừa lý luận về giáo dục hướng nghiệp
và quản lý giáo dục hướng nghiệp.
Bài viết "Phân luồng học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội
trú" của tác giả Ngô Quang Sơn và Nguyễn Thị Kim Thành (2010), tác

giả Phạm Đăng Khoa trong bài viết trên Tạp chí Khoa học giáo dục đã
công bố nghiên cứu về mô hình giáo dục hướng nghiệp đang thực hiện ở
trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai,...
1.3. Khái quát kết quả của những công trình khoa
học đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn
đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả của những công trình khoa học đã
công bố có liên quan đến đề tài
Một là, các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng và
đều có một mục tiêu chung nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh; xác định những vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp, quản lý
giáo dục hướng nghiệp; các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường; đánh giá được thực trạng giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục
hướng nghiệp. Đây chính là những thành tựu về cơ sở lý luận và thực tiễn là cơ
sở lý luận để nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp.
Hai là, các nhà khoa học đều coi tư vấn nghề là một hoạt động
chuyên nghiệp giúp cho học sinh lựa chọn được nghề phù hợp. Các
tác giả đều thống nhất các nội dung tư vấn nghề


7
Ba là, Khoa học quản lý giáo dục luôn luôn vận động và chuyển
dịch theo sự thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội, về chế độ, chính sách,
về cách làm giáo dục của mỗi thời kỳ lịch sử, mặc dù có nhiều thành tựu
đa dạng về lý luận quản lý giáo dục hướng nghiệp vẫn có những khoảng
trống về lý luận quản lý giáo dục hướng nghiệp mà các nghiên cứu đi
trước chưa đề cập tới. Đặt trong bối cảnh hiện nay việc xác định mục
tiêu giáo dục hướng nghiệp đã thay đổi thì đương nhiên quản lý giáo dục
hướng nghiệp cũng phải điều chỉnh theo.
Bốn là, tác giả chưa phát hiện, thống kê, tổng hợp được công trình

khoa học nào đề cập tới vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
vùng núi có nhiều dân tộc, chưa có nghiên cứu nào xây dựng một mô hình
quản lý giáo dục hướng nghiệp phù hợp với tính “chuyên biệt”, “đặc thù”
của trường trung học phổ thông dân tộc nội trú. Do đó, tác giả xác định việc
bổ sung và giải quyết vấn đề này chính là nhiệm vụ của đề tài luận án.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Tác giả xác định luận án cần giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp,
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông nói
chung và các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú nói riêng: 1) Làm
rõ các khái niệm: "Giáo dục hướng nghiệp", "Quản lý Giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú"; 2)
Xác định mối liên hệ giữa bối cảnh hiện nay với quản lý giáo dục hướng
nghiệp; 3) Chỉ rõ những đặc điểm đặc thù của trường phổ thông dân tộc
nội trú và học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú; đồng thời làm rõ
những nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú; 4) Luận giải những yếu tố tác động
đến quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng, làm rõ những ưu điểm, hạn
chế trong giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng
Tây Bắc; đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và
dự báo được những những vấn đề cấp thiết đặt ra trong quản lý giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.


8

Thứ ba, xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây
Bắc trong bối cảnh hiện nay
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.1. Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú
2.1.1. Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, học sinh
ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú và những vấn đề
đặt ra đối với giáo dục hướng nghiệp
* Đặc trưng kinh tế, xã hội và ngành nghề địa phương vùng
núi có nhiều dân tộc thiểu số
* Đặc điểm trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trong
hệ thống giáo dục quốc dân
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú
tỉnh
Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho
con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp
phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho
vùng này, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu
số. Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú có các nhiệm vụ cụ
thể được quy định tại văn bản do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Những đặc điểm khác biệt so với trường trung học phổ thông đại trà
Về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục: Ngoài mục tiêu giáo dục của nhà

trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú còn có
nhiệm vụ chính trị đặc biệt, giáo dục đào tạo rèn luyện học sinh để góp
phần tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương
vùng dân tộc miền núi. Về bộ máy tổ chức nhà trường: Để thực hiện các
lĩnh vực công tác đặc thù (quản lý học sinh nội trú; chăm sóc và nuôi
dưỡng học sinh nội trú; tư vấn tâm lý; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
nội trú), Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú được quyền thành lập


9
thêm không quá 03 tổ chuyên môn. Việc thành lập các tổ của trường được
giao cho Hiệu trưởng Nhà trường quyết định.
Về vị trí của nhà trường ở địa phương: Ở các địa phương vùng núi có
nhiều dân tộc, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được coi như
là một trong những địa chỉ văn hóa dân tộc, là nơi giới thiệu bản sắc văn hóa
đa dân tộc thiểu số, thường là nơi được đăng cai tổ chức các hoạt động giao
lưu văn hóa dân tộc trong khối các trường có học sinh, sinh viên ở nội trú
thuộc tỉnh quản lý. Về điều kiện cơ sở vật chất: Trường phổ thông dân tộc
nội trú tỉnh ở các địa phương vùng núi có nhiều dân tộc đều được nhà nước,
chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu
chuẩn trường chuẩn quốc gia. Trường được coi như trung tâm giáo dục văn
hóa dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục của địa phương.
* Đặc điểm học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
Một là, học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú là người dân tộc thiểu số và được hưởng chính sách dân tộc của
Nhà nước, được đảm bảo toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt nội trú,
học tập, rèn luyện tập trung toàn thời gian tại nhà trường.
Hai là, học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú trong độ tuổi 15 đến trên 18, mang đầy đủ đặc điểm tâm lý, nhân
cách đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

Ba là, học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú đa số
xuất thân từ khu vực miền núi, vùng sâu còn chậm phát triển, kinh tế khó
khăn không có điều kiện học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục tiên
tiến nên kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập còn nhiều hạn chế, thiếu tự tin, e dè
trong giao tiếp, thiếu linh hoạt trong ứng xử hoặc trong giải quyết tình huống
Bốn là, khả năng học tập các môn về khoa học tự nhiên của
học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú yếu hơn
so với khả năng học tập các môn khoa học xã hội; có thiên hướng
hoạt động văn hóa xã hội nhiều hơn lĩnh vực khoa học tự nhiên
Năm là, học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc
nội trú ít chịu ảnh hưởng, tác động của gia đình, cha mẹ về định
hướng nghề nghiệp và chịu ảnh hưởng nặng nề của tập quán sinh
hoạt, lao động sản xuất lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số
* Các vấn đề đặt ra cho giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
Thứ nhất, địa phương vùng núi có nhiều dân tộc thiểu số hiện
nay đã và đang được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cơ cấu


10
ngành nghề đã có bước dịch chuyển đáng kể sang hướng kinh tế
công, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch đặt ra cơ hội về phát triển những
ngành nghề mới mà trước đây chưa có ở địa phương.
Thứ hai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra cho các địa
phương vùng núi thách thức không nhỏ về đáp ứng nhu cầu nguồn
nhân lực tại chỗ, trong khi chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu, yếu.
Thứ ba, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh ở các
địa phương vùng núi là một cơ sở giáo dục có vị trí quan trọng không
những góp phần tạo nguồn đào tạo nhân lực cán bộ người dân tộc
thiểu số tại chỗ cho địa phương mà còn là một địa chỉ đỏ, trung tâm

giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số của địa phương. Trường có nhiệm
vụ đặc thù là giáo dục, đào tạo theo địa chỉ.
Thứ tư, học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú có những
hạn chế nhất định trong tiếp cận với thông tin nghề nghiệp, tri thức khoa
học tiên tiến, phụ thuộc cơ bản vào giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng
của gia đình trong giáo dục đối với học sinh không lớn. Học sinh ở
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là đối tượng được hưởng
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nên có trách nhiệm nghĩa vụ
học tập rèn luyện định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn cán bộ dân tộc thiểu số của địa phương.
Những điểm khác biệt giữa trường trung học phổ thông đại trà và
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú nêu trên cho thấy, dù bối cảnh hiện
nay đã có rất nhiều thông tin cho học sinh tự tìm hiểu về nghề nghiệp và định
hướng chọn nghề, nhưng đối với học sinh trường trung học phổ thông dân tộc
nội trú vẫn rất cần thiết phải giáo dục hướng nghiệp mới hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của nhà trường. Điều kiện về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, vị trí vai
trò của trường nội trú đối với địa phương, điều kiện về cơ cấu tổ chức bộ máy
của nhà trường là những tác nhân rất thuận lợi để hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trở thành tất yếu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
2.1.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú
* Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
Hướng nghiệp: Hướng nghiệp là khái niệm được xem xét, nghiên
cứu dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Qua nghiên cứu các
định nghĩa, có thể nhận thấy một số điểm chung: 1) Hướng nghiệp được
xem là một hoạt động diễn ra trong phạm vi Nhà trường; 2) Đối tượng của
hướng nghiệp chính là học sinh; 3) Mục tiêu của hướng nghiệp là giúp


11

học sinh xác định được nghề nghiệp tương lai; 4) Chủ thể của hướng
nghiệp là các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường; 5) Nguyên
tắc của hướng nghiệp là đáp ứng 2 yêu cầu: Vừa phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng của cá nhân, vừa đáp ứng được sự phân công của lao động
xã hội.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện; là những
tác động có mục đích của nhà trường, gia đình và xã hội đến học
sinh, nhằm hướng dẫn và chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ để
học sinh tự lựa chọn hướng học, hướng chọn nghề phù hợp với điều
kiện gia đình và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
* Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú
Với đặc thù của loại hình trường chuyên biệt mà sự theo dõi,
phát hiện năng khiếu, thiên hướng nghề nghiệp của học sinh phải
bám sát hai yêu cầu: nuôi dưỡng phát triển nhân tài và điều chỉnh
thiên hướng nghề nghiệp cho học sinh đúng mục tiêu giáo dục, đảm
bảo hiệu quả đầu tư của nhà nước cho đối tượng được thụ hưởng.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện;
là những tác động có mục đích của nhà trường, gia đình và xã hội
(trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo) đến học sinh, nhằm định
hướng, điều chỉnh và chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ để sau khi
học sinh tốt nghiệp có lựa chọn hướng học, hướng chọn nghề phù hợp
với điều kiện gia đình và nhu cầu nguồn nhân lực của vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp:
Chủ thể giáo dục hướng nghiệp:
Đối tượng giáo dục hướng nghiệp:
Nội dung giáo dục hướng nghiệp:

Phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp:
Các điều kiện để thực hiện giáo dục hướng nghiệp.
Kết quả giáo dục hướng nghiệp.


12
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú
2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một bộ phận của
quản lý giáo dục trong nhà trường, là quá trình chủ thể quản lý thực
hiện các chức năng quản lý để huy động các nguồn lực về nhân lực, vật
lực, tài lực và thông tin của nhà trường và xã hội tác động đến đối
tượng quản lý để đạt mục tiêu giáo dục hướng nghiệp của nhà trường.
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú về cơ bản tuân theo nội dung quản lý
giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, bên cạnh đó thêm
các yếu tố đặc thù của loại hình trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú: Theo đó, Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là những tác động có mục
đích, có tổ chức của các chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông
qua việc huy động nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin của nhà trường
và xã hội để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần
tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng
miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
* Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý giáo dục hướng nghiệp “là
một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách

nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các
nguồn lực cho công tác giáo dục hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang
quản lý” [19, tr 96]. Theo đó, đối với quản lý giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh ở trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú nói riêng, chủ thể quản lý bao gồm các tổ chức, cá nhân: Các
lực lượng quản lý ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; các tổ
chức, đơn vị phối hợp; cha mẹ học sinh. Trong đó, các chủ thể quản lý ở
nhà trường giữ vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định; các tổ chức, đơn
vị phối hợp (bên ngoài phạm vi nhà trường) giữ vai trò phối hợp, hỗ trợ;
cha mẹ học sinh giữ vai trò hỗ trợ.
* Đối tượng quản lý: Là hoạt động giáo dục hướng nghiệp và
những cá nhân, tập thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp,
các phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, các điều kiện


13
đảm bảo cho giáo dục hướng nghiệp đã nêu và phân tích ở trên: tài
chính, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục hướng nghiệp và hệ thống
thông tin cho giáo dục hướng nghiệp.
* Công cụ quản lý: Công cụ chủ yếu để quản lý giáo dục
hướng nghiệp là chế tài, bao gồm: Hệ thống các cơ chế và chính
sách, các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục; trong nhà
trường là hệ thống văn bản, quy định nội bộ để thực thi nhiệm vụ
giáo dục hướng nghiệp do chủ thể quản lý ban hành.
* Phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý bao gồm việc
lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý (cơ chế chính sách, tài chính,
kỹ thuật, công nghệ tin học, loại văn bản quản lý) và lựa chọn cách
thức tác động của cán bộ quản lý hướng nghiệp tới đối tượng quản lý.
* Thông tin quản lý: Việc thiết lập một hệ thống thông tin
giáo dục hướng nghiệp là một nhiệm vụ không thể tách rời chu trình

quản lý, người cán bộ quản lý cần xác định nó như một chức năng
thứ năm của quy trình quản lý, nó chi phối toàn bộ các hoạt động
quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
* Mô hình quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú được hiểu là: Cơ cấu tổ chức quản
lý giáo dục hướng nghiệp được thiết lập tương đương với một bộ phận
quản lý chuyên môn kết nối các vị trí quản lý đã có trong bộ máy quản
lý của nhà trường, để thực hiện các chức năng quản lý nhằm phát huy tối
ưu vai trò của các lực lượng quản lý giáo dục trong việc nâng cao hiệu
quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
* Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
* Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
* Chỉ đạo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ giáo dục
hướng nghiệp
* Kiểm tra, đánh giá, quản lý chất lượng giáo dục hướng nghiệp
2.3. Bối cảnh hiện nay, những vấn đề đặt ra và các yếu tố
tác động đến quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú


14
2.3.1. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với giáo dục
hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
* Bối cảnh hiện nay: Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đã
đều đưa giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu;những quan điểm tồn tại lâu
đời trước đây về giáo dục bị thay đổi cơ bản, giáo dục được xem là một loại
dịch vụ, được đem ra đàm phán trên thị trường thế giới và được giới thiệu

nhằm đem lại giá trị kinh tế cho các quốc gia, tổ chức; sinh viên trở thành
khách hàng của giáo dục đại học, và vì vậy khái niệm “thi đỗ vào đại học”
không còn là niềm khát khao cháy bỏng của học sinh trung học phổ thông
khi tốt nghiệp, cơ hội lựa chọn các trường đại học của học sinh rộng mở hơn
bao giờ hết. Tuy nhiên, chế độ đóng học phí, và cơ hội việc làm bị thu hẹp
do hàng loạt các chính sách cắt giảm biên chế của nhà nước, tuyển lao động
có trình độ cao của các công ty đang là rào cản lớn cho một bộ phận học
sinh xuất thân từ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn trong đó có học sinh
dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, vùng sâu đặc biệt khó khăn. Về lý luận,
phát triển giáo dục phải đi trước một bước phát triển kinh tế. Ngày nay cuộc
cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã và đang chi phối toàn bộ nền kinh tế
của nước ta cũng như trên thế giới, nhiều ngành nghề mới được mở ra để
phục vụ cách mạng sinh học, công nghệ, thông tin, thị trường, cơ cấu nguồn
nhân lực phải dịch chuyển nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu nhân lực có
trình độ cao về tri thức cũng như kỹ năng và tay nghề, đòi hỏi giáo dục
trung học phổ thông phải làm tốt giáo dục định hướng nghề nghiệp.
* Yêu cầu đặt ra cho công tác hướng nghiệp và quản lý giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú
Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phải bám sát yêu
cầu phát triển của kinh tế thị trường.
Giáo dục trung học phổ thông phải đảm đương được vai trò giáo
dục định hướng nghề nghiệp, định hướng, phân luồng cho học sinh trước
ngưỡng cửa của đào tạo nghề.
Quản lý giáo dục phải giải quyết được hai vấn đề cốt lõi là tạo môi
trường cho học sinh được trải nghiệm để phát hiện năng lực bản thân,
cung cấp kiến thức về nghề nghiệp một cách đúng đắn và điều chỉnh, định
hướng tư vấn nghề theo hướng khả thi có việc làm cho học sinh khi các
em quyết định lựa chọn môi trường học nghề sau khi tốt nghiệp.



15
2.3.2. Các yếu tố tác động đến quản lý giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú
* Tác động từ cơ cấu nền kinh tế
* Tác động từ sự phát triển khoa học công nghệ
* Tác động từ quá trình toàn cầu hóa
* Tác động từ những biến đổi của môi trường xã hội tộc người
vùng dân tộc thiểu số.
* Tác động từ thiết chế giáo dục của Nhà nước.
* Tác động từ các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý .
* Tác động từ yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Kết luận chương 2
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói
chung, cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
vùng núi có nhiều dân tộc là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Đặc biệt, với đặc điểm đặc thù của trường chuyên biệt với tính
“phổ thông” “dân tộc “ “nội trú” “thực hiện chính sách dân tộc” thì
nghiên cứu làm rõ lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trong bối cảnh hiện nay là nhiệm vụ mới đặt ra.
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ VÙNG TÂY BẮC

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, giáo
dục các tỉnh vùng Tây Bắc
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
các tỉnh vùng Tây Bắc
* Đặc điểm địa lý tự nhiên; dân cư, xã hội

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Tình hình thực hiện chính sách dân tộc
3.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của các tỉnh vùng Tây Bắc
* Tình hình giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
* Khái quát về các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
3.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng
3.2.1. Mục đích khảo sát


16
Khảo sát lấy ý kiến đánh giá của khách thể phản ánh thực trạng
giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú trong phạm vi nghiên cứu, phân tích
thực trạng theo khung lý luận của đề tài để tìm ra những ưu điểm và hạn
chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các
biện pháp quản lý
3.2.2. Chọn mẫu khách thể lấy ý kiến khảo sát, đánh giá, địa
bàn và thời gian khảo sát

Bảng số lượng khách thể được trưng
cầu ý kiến
TT

Các đối tượng lấy ý kiến khảo sát
Cán bộ, công chức cấp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
1
tạo các tỉnh
2
Công chức cấp vụ của Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc
3

Cán bộ quản lý của các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
4
Giáo viên và nhân viên các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
5
Học sinh lớp 12 đang học tại trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
6
Cựu học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
7
Cha mẹ học sinh
Tổng số

Số lượng
100
40
60
450
1600
240
240
2730

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các số liệu từ nguồn thống kê của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; 12 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; kết
quả nghiên cứu của Đề tài cấp Quốc gia Mã số: CTDT 02.16 /16-20; Ban
chỉ đạo Tây Bắc; Tổng cục thống kê.
3.2.3. Nội dung khảo sát
Thông qua 05 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến khách thể khảo sát:
và kết hợp 02 phiếu phỏng vấn trực tiếp khách thể khảo sát nội dung
khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
* Thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học

phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc:
* Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc:
* Đánh giá thực trạng của các yếu tố tác động:
3.2.4. Bộ công cụ khảo sát thực trạng
3.2.5. Các bước khảo sát
* Thu thập các số liệu thống kê
* Tổng hợp và phân tích kết quả trưng cầu ý kiến
Số lượng phiếu trưng cầu ý kiến thu được, trong đó:


17
Số phiếu về thực trạng giáo dục hướng nghiệp của chủ thể giáo
dục là cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên: 484 (Mẫu 1);
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến cha mẹ học sinh: 232 (Mẫu 4);
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh và cựu học sinh
về giáo dục hướng nghiệp: 1810; (Mẫu 5);
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá về mức độ tác động
của các yếu tố ảnh hưởng: 619; (Mẫu 3);
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến về quản lý giáo dục hướng
nghiệp: 586; (Mẫu 2);
Tổng cộng phiếu trưng cầu ý kiến là: 3730 phiếu
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
3.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
3.3.1. Về thực hiện mục tiêu giáo dục
3.3.2. Về thực hiện nội dung giáo dục
3.3.3. Về phương pháp, hình thức giáo dục
3.3.4. Về chất lượng đội ngũ chủ thể giáo dục
3.3.5. Về điều kiện đảm bảo thực hiện giáo dục

hướng nghiệp
3.3.6. Về kết quả giáo dục
3.4. Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc
3.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Bảng: Tổng hợp kết quả đánh giá thực
trạng thực hiện kế hoạch giáo dục hướng
nghiệp
Thang đánh giá

Nội dung đánh giá
I. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ
Việc lập và ban hành kế hoạch giáo dục
hướng nghiệp của năm học, khóa học
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hướng
nghiệp
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục
hướng nghiệp của cán bộ quản lý
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế
hoạch của Ban giám hiệu theo năm học,










0

25

76

32

3

12

29

46

4

24

62

32

1
5

36


53

12

Điểm


1
3
5
6
2
4
3
0

X
n = 146

3,23
3,96
3,33
3,04

Xếp
thứ

3
1
2

4


18

khóa học
Điểm trung bình các tiêu chí
II. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
Việc lập và ban hành kế hoạch giáo dục
hướng nghiệp của năm học, khóa học
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hướng
nghiệp
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục
hướng nghiệp của cán bộ quản lý
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
của Ban giám hiệu theo năm học, khóa học
Điểm trung bình các tiêu chí

Điểm

Thang đánh giá

Nội dung đánh giá

X

Xếp
thứ

3,39


5
7
4
8
4
3
6
0


17
8
16
5
17
4
18
6


12
4
14
3
16
3
12
3



58
47
37
43


2
3
3
7
2
3
2
8

n = 440

2,57
2,68
2,60
2,53
2,60

Số liệu thống kê về đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy: Điểm trung bình
tổng hợp của cả 4 tiêu chí là: 3,39; Điểm trung bình đánh giá của giáo viên về vấn
đề này là (2,60). Kết quả này có thể khẳng định: Những người được hỏi đánh giá
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú chỉ ở mức độ trung bình.
3.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục hướng

nghiệp cho học sinh
* Thực trạng tổ chức bộ máy và sử dụng lực lượng giáo dục hướng nghiệp:
Để đối chiếu với đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên, tác giả đã lấy ý kiến
của 1810 người bao gồm học sinh và cựu học sinh về sự tham gia của các lực
lượng nêu trên cũng cho kết quả tương đồng, đa số phiếu có ý kiến cho rằng
tham gia giáo dục hướng nghiệp và có ảnh hưởng theo thứ tự giảm dần là: giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban giám hiệu. Các tổ chức cá nhân khác
hầu như có vai trò rất mờ nhạt trong nhận thức của học sinh về giáo dục định
hướng nghề nghiệp.
* Thực trạng tổ chức bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục
hướng nghiệp: Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy, những năm gần
đây công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên đã được Ban
giám hiệu các nhà trường quan tâm.
* Thực trạng huy động, sử dụng, quản lý các điều
kiện đảm bảo


19
3.4.3. Thực trạng chỉ đạo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Bảng: Tổng hợp kết quả đánh giá thực
trạng tuyên truyền giáo dục thực hiện mục
tiêu giáo dục hướng nghiệp
I. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ QUẢN


Việc tổ chức tuyên truyền phổ biến cho giáo
viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể về tầm
quan trọng, vai trò của giáo dục hướng

nghiệp, mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp
Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho
học sinh về nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất
của học sinh phổ thông dân tộc nội trú
Việc tổ chức theo dõi định hướng nghề nghiệp
của học sinh bằng phiếu hướng nghiệp
Việc tổ chức, chỉ đạo thống kê số lượng học
sinh đăng ký đi học các trường cao đẳng, đại
học, trở về địa phương sau khi ra trường
Điểm trung bình các tiêu chí
II. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Việc tổ chức tuyên truyền phổ biến cho giáo
viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể về tầm
quan trọng, vai trò của giáo dục hướng
nghiệp, mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp
Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho
học sinh về nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất
của học sinh phổ thông dân tộc nội trú
Việc tổ chức theo dõi định hướng nghề
nghiệp của học sinh bằng phiếu hướng
nghiệp
Việc tổ chức, chỉ đạo thống kê số
lượng học sinh đăng ký đi học các
trường cao đẳng, đại học, trở về địa
phương sau khi ra trường
Điểm trung bình các tiêu chí

Điểm


Thang đánh giá

Nội dung cần xin ý kiến

X
n = 146

Xếp
thứ











14

36

47

20

29


3,10

2

0

8

12

14

11
2

4,58

1

85

30

18

13

0

1,72


3

94

40

0

0

12

1,60

4











34

15

7

19
7

35

17

2,65

2

25

78

67

85

18
5

3,74

1

15
4


19
0

96

0

0

1,87

3

15
8

19
2

90

0

0

1,85

4


2,75
n = 440

2,53


20
Phân tích số liệu cho thấy: Tuyên truyền giáo dục về mục tiêu giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú được
cán bộ quản lý tham gia đánh giá ở mức độ trung bình - yếu với số điểm
trung bình tổng hợp là: 2,75, giáo viên đánh giá thấp hơn là: 2,53; so sánh
giữa các tiêu chí nhận thấy: Có sự khác biệt giữa các tiêu chí “tuyên truyền
giáo dục cho học sinh về nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất của học sinh phổ
thông dân tộc nội trú” (4,58 điểm), (3,74 điểm) với “tổ chức, chỉ đạo thống
kê số lượng học sinh đăng ký đi học các trường cao đẳng, đại học, trở về địa
phương sau khi ra trường” (1,6 điểm), (1,85 điểm). Vấn đề này xuất phát từ
nhận thức coi nhẹ trách nhiệm phân luồng hướng nghiệp cho học sinh khi ra
trường của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý các trường, cơ bản chỉ
quan tâm đến chất lượng tốt nghiệp và thi đỗ đại học cao đẳng mà không
quan tâm tới cụ thể các em học sinh thi vào trường nào.
3.4.4. Kiểm tra, đánh giá, quản lý chất lượng giáo dục hướng
nghiệp
* Thực trạng quản lý quá trình nhận thức định hướng và lựa
chọn nghề của học sinh trong 3 năm học
* Thực trạng quản lý kết quả phân luồng học sinh tại thời
điểm ra trường
3.4.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến
quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở
các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
vùng Tây Bắc

3.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực
trạng quản lý
3.5.1. Đánh giá chung
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
3.5.2. Nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề bất cập cần giải quyết
Một là, hệ thống chính sách cho hoạt động giáo dục hướng
nghiệp còn thiếu và chậm điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Hai là, trở ngại từ khoảng cách ngôn ngữ, yếu tố tâm lý tộc người,
tập quán sinh hoạt, lao động lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số
Ba là, chức năng kế hoạch hóa chưa được chủ thể quản lý của
các trường quan tâm thực hiện thường xuyên, bài bản, vấn đề xác
định tầm nhìn, mục tiêu giáo dục hướng nghiệp chưa phù hợp với đặc
điểm đặc thù của trường trung học phổ thông dân tộc nội trú.


21
Bốn là, việc tổ chức bộ máy giáo dục hướng nghiệp chưa được
quan tâm và dàn trải không rõ trách nhiệm, điều kiện đảm bảo cho giáo
dục hướng nghiệp chưa được huy động và đầu tư hiệu quả
Năm là, sự thiếu thông tin về giáo dục nghề nghiệp và năng lực xử
lý các thông tin của đội ngũ giáo viên còn thấp.
Sáu là, công tác kiểm tra đánh giá, quản lý chất lượng giáo dục
hướng nghiệp chưa có tiêu chí và hình thức rõ ràng
Kết luận chương 3
Thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các nhà trường cho ta thấy rõ
ràng còn nhiều hạn chế và không xác định được kết quả giáo dục hướng
nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Thông qua đánh giá thực hiện các chức
năng quản lý trong quá trình chủ thể thực hiện tại các nhà trường, luận án
đã xác định được nguyên nhân cơ bản của các hạn chế nêu trên để đề xuất

biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp đó là: Vấn đề kế
hoạch hóa, tổ chức bộ máy, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên, kiểm
tra đánh giá, quản lý chất lượng và phân luồng học sinh.
Chương 4
YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ VÙNG TÂY BẮC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

4.1. Yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông dân
tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
4.1.1. Bám sát quan điểm đổi mới giáo dục và đặc điểm đặc
thù của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú
4.1.2. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương vùng
Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay
4.1.3. Mục tiêu của các biện pháp phải gắn
liền với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
trong giáo dục hướng nghiệp nhằm đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0
4.2. Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
trong bối cảnh hiện nay


22
4.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc

4.2.2. Xây dựng mô hình tổ chức giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc
4.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực và nhận thức
cho giáo viên, nhân viên ở các trường trung học phổ thông dân tộc
nội trú về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
4.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra
đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
4.2.5. Tổ chức phân luồng cho học sinh ở các trường trung
học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc phù hợp với nhu cầu
nguồn nhân lực của địa phương.
(Các biện pháp đề xuất đều phân tích rõ: Mục đích, ý nghĩa; Nội
dung; Cách thức tổ chức thực hiện và Điều kiện đảm bảo để thực hiện).
Mối quan hệ giữa các biện pháp
4.3. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp
4.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp
* Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần

thiết của các biện pháp đề xuất
Tên biện pháp

Rất cần thiết

Cần thiết

Biện pháp 1
458

135
Biện pháp 2
427
94
Biện pháp 3
432
165
Biện pháp 4
478
121
Biện pháp 5
415
189
Điểm trung bình các biện pháp

Ít cần thiết

32
104
28
26
21

Điểm X

2,68
2,52
2,65
2,72
2,63

2,64

Thứ bậc

2
5
3
1
4


23

Biểu đồ 4.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý
* Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả

thi

của các biện pháp
Tên biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Biện pháp 1
498
73
Biện pháp 2

396
150
Biện pháp 3
457
112
Biện pháp 4
484
85
Biện pháp 5
425
143
Điểm trung bình các biện pháp

Ít khả thi

Điểm X

Thứ bậc

54
79
56
56
57

2,71
2,51
2,6 4
2,68
2,59

2,63

1
5
3
2
4

Biểu đồ 4.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý
Bảng 3.3. So sánh mức tương quan giữa tính

cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tên biện pháp

Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4

Tính cần thiêt

Tính khả thi

Điểm trung bình

Thứ bậc

Điểm trung bình

Thứ bậc


2,68
2,52
2,65
2,72

2
5
3
1

2,71
2,51
2,64
2,68

1
5
3
2

D2

1
0
0
1


24

Biện pháp 5

2,63

4

2,59

4

0

Biểu đồ 4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất
4.3.2. Thử nghiệm
* Mục đích và nhiệm vụ thử nghiệm
* Nội dung, phạm vi, đối tượng và thời gian thử nghiệm
* Giả thuyết, phương pháp thử nghiệm
* Xác định các biến số, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá và
thang điểm đánh giá
* Quy trình thử nghiệm
* Xử lý và phân tích kết quả thu được sau khi thử nghiệm

Biểu đồ 4.4. So sánh sự phát triển năng lực giáo dục hướng nghiệp
của giáo viên sau quá trình thử nghiệm
* Khảo sát và đánh giá kết quả tác động của thử nghiệm
* Đánh giá chung về thử nghiệm
Các kết quả thử nghiệm cho phép xác định: Mặc dù chỉ thử
nghiệm một nội dung về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục
hướng nghiệp cho giáo viên xong các hoạt động thử nghiệm nhằm đánh

giá kết quả phát triển kiến thức và kỹ năng của giáo viên lại có tác động
rất lớn đến kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.


25
Kết luận chương 4
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn trình bày ở chương 2 và chương
3, luận án đã xác định nhứng yêu cầu và đề xuất 5 biện pháp quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ
thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính cần thiết và khả thi
của các biện pháp và xác định độ tin cậy để áp dụng đồng bộ các biện
pháp ở các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú vùng Tây Bắc.
Để minh chứng cho giả thuyết khoa học căn cứ vào mối quan hệ giữa
biện pháp bồi dưỡng giáo viên với các biện pháp còn lại đề tài đã tổ
chức thử nghiệm và đạt được kết quả có tính chân thực phản ánh kết
quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp là
nhiệm vụ rất quan trọng của các trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú với mục đích chung là tư vấn, định hướng, giúp học sinh đưa ra
quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản
thân, với xu hướng của thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, an ninh, quốc phòng; trên cơ sở đó góp phần phân luồng học
sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Với tư cách là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện, giáo
dục hướng nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác
trong nhà trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và trọn vẹn. Quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một nội dung quản lý của người

Hiệu trưởng nhà trường để đạt mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp
Học sinh ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là đối
tượng giáo dục của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo
dục hướng nghiệp; có những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi
thanh niên nhưng cũng có nhiều nét đặc thù rất riêng với các đặc trung
về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào người dân tộc thiểu số.
Về phương diện thực tiễn cho thấy: Hoạt động hướng nghiệp,
giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông dân tộc nội trú, trong thời gian qua, đã có một số
chuyển biến tích cực. Theo đó, học sinh cũng như phụ huynh đã có
nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp;
xu thế số lượng và tỉ lệ đăng ký nguyện vọng tiếp tục học đại học, cao


×