Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.4 KB, 168 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN NGỌC LAN

Ph¸t triÓn kinh tÕ t nh©n
ë tØnh qu¶ng ninh

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số

: 931 01 02


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


2

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ
NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH VÀ KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1.
Quan niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh
2.3.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương
trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở
TỈNH QUẢNG NINH
3.1
Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh
Quảng Ninh
3.2.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế tư
nhân ở tỉnh Quảng Ninh và những vấn đề đặt ra
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN TỚI

4.1.
Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
4.2.
Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
9

9
12
24

28
28
39
54
74
74
95
115

115
122
151
153
154
162


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT


Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1
2
3
4

Công ty cổ phần
Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

CTCP
DNNN
DNTN
DNNVV

5
6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hệ số đầu tư tăng trưởng

FDI
ICOR

7
8
9
10

(Incremental Capital - Output Ratio)
Kinh tế nhà nước

Kinh tế tư nhân
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội

KTNN
KTTN
KTTT
KT-XH

11

Mỗi xã, phường một sản phẩm


OCOP

12

(One village, one product)
Thành phần kinh tế

TPKT

13


Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh

GRDP

14

Sản xuất, kinh doanh

SX, KD

15


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


3.1.

Số lượng hộ cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và trang

3.2.

trại ở tỉnh Quảng Ninh
Vốn đầu tư trong các TPKT ở tỉnh Quảng Ninh

3.3.

Tỷ trọng cơ cấu lao động và tổng sản phẩm của KTTN

80

3.4.

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2016
Chỉ số phát triển và cơ cấu của KTTN trong một số ngành dịch

81

3.5

vụ chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh

Chỉ số phát triển và cơ cấu của KTTN trong một số ngành công

83

3.6.

nghiệp chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh
Quy mô lao động và vốn của doanh nghiệp trong các

86

3.7.


TPKT ở tỉnh Quảng Ninh năm 2015
Trang bị tài sản cố định bình quân lao động và năng suất

3.8

lao động của DN trong các TPKT ở tỉnh Quảng Ninh
Hệ số ICOR của các TPKT ở tỉnh Quảng Ninh

89
90


Trang
76
77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
3.1.
3.2.
3.3.

Tên biểu đồ


Trang

Số lượng doanh nghiệp thuộc các TPKT
Số lượng các loại hình doanh nghiệp KTTN
So sánh tổng sản phẩm giữa doanh nghiệp và hộ kinh tế

75
87

cá thể ở tỉnh Quảng Ninh

91


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, phát triển KTTN luôn đặt
ra nhiều vấn đề tranh luận nhất cả về lý luận và thực tiễn, đụng chạm đến


5

nhiều vấn đề chính trị - xã hội. Hơn 30 năm đổi mới của đất nước, đã có
nhiều vấn đề lý luận bước đầu được giải quyết như: Phát triển KTTN có mâu
thuẫn với định hướng XHCN không? Có dẫn đến việc bóc lột người lao

động, phân hóa giàu nghèo trong xã hội? Đảng viên có được làm KTTN
không? Từ đó những rào cản trong tư tưởng về phát triển KTTN ở nước ta
đã từng bước được tháo gỡ, tạo ra không gian ngày càng rộng lớn cho KTTN
phát triển. KTTN từ vị trí bị coi là đối tượng cải tạo và nhanh chóng xóa bỏ
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đến nay đã được Đảng ta
khẳng định là một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN.
Phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế là một
yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể
chế, phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, góp phần quan trọng
để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có rất
nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong những năm qua, tỉnh

Quảng Ninh đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, trong đó có sự đóng góp đáng kể
của KTTN. Tính đến năm 2016, KTTN chiếm 93,2% tổng số doanh nghiệp trên
địa bàn Tinh. Cùng với hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp
KTTN đã góp phần quan trọng tăng trưởng tổng sản phẩm, tăng kim ngạch xuất
khẩu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở thành thị, nông thôn…
Tuy vậy, cũng như nhiều địa phương trên cả nước, KTTN trên địa bàn Tỉnh phát
triển còn chậm, quy mô nhỏ, năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu, khó có thể
trở thành một động lực quan trọng của sự phát triển KT - XH tỉnh Quảng
Ninh. Năm 2016, trên địa bàn Tỉnh có 4.266 doanh nghiệp đang hoạt động với
số vốn đầu tư chiếm 40,8% toàn xã hội và tạo ra 30,9% GRDP[71]. Mục tiêu
đến năm 2020, Tỉnh sẽ có 22.000 doanh nghiệp, trong đó có 300 doanh
nghiệp quy mô lớn, tiềm lực mạnh. Trong đó, KTTN đóng góp khoảng 50 55% GRDP, vốn chiếm 70% toàn xã hội [Phụ lục 2, 20].



6

Để thực hiện mục tiêu trên, KTTN trên địa bàn Tỉnh cần được phát
triển nhanh, mạnh đảm bảo định hướng XHCN. Do đó, việc nghiên cứu,
đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở Tỉnh Quảng Ninh, từ đó, xác định hệ
thống giải pháp triển phát triển KTTN là cần thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu
sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh” làm
công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận cho phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số địa phương trong
nước và quốc tế, rút ra bài học cho phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh;
- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân thành tựu, hạn chế phát triển KTTN
ở tỉnh Quảng Ninh và xác định những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTN ở tỉnh
Quảng Ninh;
- Đề xuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển KTTN ở tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển KTTN.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Nghiên cứu sự phát triển KTTN về số lượng, quy mô, cơ cấu, chất lượng.
Về không gian
Nghiên cứu phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian


7


Nghiên cứu thực trạng phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian từ năm 2010 đến năm 2016.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Về cơ sở lý luận
Đề tài luận án dựa trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về sở hữu tư nhân, KTTN; văn kiện của Đảng, Nhà nước về KTTN;
Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.
Về cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu dựa trên số liệu, tài liệu trong báo cáo của Uỷ ban nhân
dân và các Sở của tỉnh Quảng Ninh, niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm
2013, 2016. Số liệu về số lượng doanh nghiệp KTTN sử dụng trong luận án

được lấy từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh của khu vực DN ngoài nhà
nước (đã loại trừ các cơ sở kinh tế tập thể).
Đề tài luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số
địa phương trong và ngoài nước, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho
phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội nói
chung và phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị nói riêng phù hợp với từng nội
dung của luận án. Cụ thể luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học, phân
tích, tổng hợp để xây dựng quan niệm phát triển KTTN trong nền KTTT định
hướng XHCN, quan niệm phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh; nội dung và các

nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.
Sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để nghiên cứu
kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số địa phương trong nước, quốc tế và rút ra
bài học cho tỉnh Quảng Ninh.


8

Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh cùng với
phương pháp phân tích và tổng hợp để đánh giá thực trạng, chỉ rõ những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân cùng với những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTN
ở tỉnh Quảng Ninh.

Sử dụng chủ yếu phương pháp diễn dịch, quy nạp để đề xuất quan điểm và
giải pháp phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ quan niệm, nội hàm phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh;
Thứ hai, đánh giá thành tựu, hạn chế phát triển KTTN ở tỉnh Quảng
Ninh và xác định các vấn đề cần giải quyết;
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển KTTN ở
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp phát
triển KTTN ở tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh và làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường
đại học, viện nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 04
chương, 10 tiết, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
China’s emerging private enterprises. Prospects for the new century
[89] (DNTN mới nổi ở Trung Quốc. Viễn cảnh trong thế kỷ mới) của tổ chức
Tài chính quốc tế IFC thuộc Ngân hàng thế giới World Bank (2000). Đây là
nghiên cứu của nhóm tác giả Neil Gregory, Stoyan Tenev, Dileep Wagle cùng
với các chuyên gia cao cấp của văn phòng IFC ở Bắc Kinh. Các tác giả đã
nghiên cứu sự phát triển của DNTN Trung Quốc kể từ sau khi cải cách đến
năm 2000 với ba giai đoạn: 1978 - 1983, 1984 - 1991, 1991 - 2000. Trong các
giai đoạn này, những dấu mốc quan trọng cho sự phát triển KTTN là: thực

hiện tự do hóa giá cả thị trường vào năm 1983, là điều kiện để các hộ cá thể
phát triển thành DNTN; sửa đổi Hiến pháp lần thứ 3 vào năm 1999 chính thức
thừa nhận vai trò quan trọng như nhau của khu vực kinh tế công hữu và phi
công hữu đã đặt nền móng cho sự phát triển của khu vực KTTN trong giai
đoạn mới. Nghiên cứu chỉ ra những tồn tại của khu vực KTTN Trung quốc
như: vấn đề địa vị pháp lý, chế độ cho người lao động, tình hình tài chính
không rõ ràng, khó khăn trong huy động vốn, ý thức chấp hành pháp luật kém
dẫn đến sự mất lòng tin ở các cấp chính quyền...
Private sector assessment people’s republic of China [87] (Đánh giá
khu vực tư nhân ở Trung Quốc) của Ngân hàng châu Á (2003). Nghiên cứu
được tiến hành cho toàn bộ khu vực KTTN gồm DNTN và hộ cá thể ở Trung
Quốc trong 04 giai đoạn: 1978 - 1985, 1986 - 1991, 1991 - 2000, 2001- 2003.

Nghiên cứu đã đề cập một số nội dung liên quan tới môi trường vĩ mô, hành
lang pháp lý và những yếu tố cản trở sự hoạt động của KTTN. Điểm đáng lưu
ý là nghiên cứu này đã xem xét tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO
đến sự phát triển KTTN.


10

Private entreprenuers in China and Vietnam: social and political
functioning of strategic groups [94] (Doanh nhân tư nhân Trung Quốc và Việt
Nam: chức năng xã hội và chính trị) của Thomas Heberer, Nhà xuất bản Brill
Leiden Bosto (2003). Nghiên cứu so sánh sự giống nhau và khác nhau về thể

chế kinh tế, chính trị, xã hội giữa hai quốc gia Trung Quốc, Việt Nam và tìm
hiểu chức năng xã hội và chính trị của doanh nhân ở Trung Quốc, Việt Nam.
Dựa trên kết quả khảo sát các doanh nhân Trung Quốc và Việt Nam, tác giả
cho rằng ở hai quốc gia này, doanh nhân đều mong muốn có tiếng nói thực sự
trong việc đưa ra các quyết định chính trị. Điều đó trở nên rõ ràng khi trong
những thập kỷ vừa qua doanh nhân đã có thu nhập và địa vị xã hội có ảnh
hưởng đáng kể trên tất cả các tầng lớp xã hội.
China’s third economic transformation: The rise of the private
economy [92] (Sự chuyển đổi thứ ba của nền kinh tế Trung Quốc: Sự lớn
mạnh của KTTN) của Ross Garnut and Ligang Song, Nhà xuất bản Routledge
Cuzon (2004). Nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến KTTN
như: quá trình tư nhân hóa gắn với cải cách DNNN; ảnh hưởng của FDI; kinh

tế thị trường và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề
cập trực tiếp đến sự phát triển các DNTN ở nông thôn.
Private-sector development in a transition economy: The case of
Vietnam [93] (Phát triển khu vực tư nhân trong nền kinh tế chuyển đổi: Trường
hợp của Việt Nam) của Schaumburg-Müller, Henrik, Tạp chí Development in
Practice, Vol. 15, No. 3-4, 2005. Nghiên cứu đã chỉ ra kể từ khi Việt Nam thực
hiện chính sách đổi mới năm 1986, sự phát triển của khu vực tư nhân là một mối
quan tâm trong chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam. KTTN
đang trở thành nhân tố quan trọng đóng góp cho kinh tế Việt Nam trong việc duy
trì tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển khu vực
tư nhân ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ và đang phải cạnh tranh với
các doanh nghiệp lớn của nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài. Xóa đói giảm



11

nghèo đã được thực hiện rất ấn tượng nhưng sự bất bình đẳng vẫn còn là một
thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Jiangsu - Zhejiang model and the nationwide development of the private
sector in China [95] (Giang Tô - Chiết Giang mô hình và sự phát triển của
khu vực tư nhân ở Trung Quốc) của Wang, Z., Tạp chí Higher ducation Press
and Springer-Verlag, Vol.4, No.2, 2009. Nghiên cứu đã chỉ ra, cùng với việc
thực hiện chính sách cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, hai tỉnh Giang Tô và
Chiết Giang đã có sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Giang Tô, Chiết Giang

cùng với Thượng Hải đã định hình trung tâm kinh tế vùng đồng bằng sông
Dương Tử. Khu vực tư nhân chính là động lực cho sự phát triển kinh tế mạnh
mẽ ở đồng bằng sông Dương Tử, đặc biệt là tạo điều kiện cho quá trình
chuyển đổi thể chế kinh tế, phát triển nền KTTT. Mô hình phát triển khu vực
tư nhân của Đồng bằng sông Dương Tử được dần dần mở rộng phạm vi trong
cả nước đã tác động mạnh mẽ đến phát triển KTTT trên toàn quốc.
The Impact of Public and Private Investment on Economic Growth:
Evidence from Developing Asian Countries [89] (Tác động của đầu tư công và
tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các nước đang phát triển
Châu Á) của hai tác giả Kongphet Phetsavong và Masaru Ichihashi được đăng
trong kỷ yếu hội thảo của trường Nghiên cứu phát triển và hợp tác quốc tế,
Đại học Hiroshima, năm 2012. Bài báo phân tích ảnh hưởng đến tăng trưởng

kinh tế của khu vực công, FDI và tư nhân trong nước đối với các nước đang
phát triển ở Châu Á giai đoạn 1984 - 2009. Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu
tư của tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần tăng trưởng
kinh tế. Đứng thứ hai là FDI, trong khi khu vực công dường như làm tổn hại
đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khu vực công ở các nước đang phát triển
của Châu Á được đầu tư quá lớn đã làm giảm tác động tích cực của FDI và
đầu tư của tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế.


12

Private sector development and industrial policy: Why, how and for

whom? [88] (Phát triển khu vực tư nhân và chính sách công nghiệp: Tại sao,
như thế nào và cho ai?) của hai tác giả Christian Reiner và Cornelia Starit
được đăng trong cuốn sách “Private Sector Development - Ein neuer
Businessplan für Entwicklung?” do Quỹ Nghiên cứu Áo vì sự phát triển quốc
tế phát hành năm 2013. Nghiên cứu cho rằng đã có sự đồng thuận rộng rãi
trong nhận thức và thực tiễn về khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế. Khu vực KTTN năng động, đổi mới, hiệu quả
là động lực của tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập, và sự thịnh vượng. Để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, chính phủ các nước đang phát triển
cần tạo điều kiện cho KTTN phát triển công nghiệp. Chính phủ nên tập trung
vào các chính sách, cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo quyền sở hữu, tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giảm gánh nặng pháp lý thông qua bãi bỏ

quy định và cung cấp ưu đãi thuế hoặc tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn
cầu hóa và kinh tế tri thức, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, nhất là
DNNVV đối diện với nhiều thách thức khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Do đó, chính phủ các nước đang
phát triển cần chú trọng lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so
sánh của quốc gia, đồng thời, quan tâm và hỗ trợ DNNVV giải quyết khó khăn.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về kinh tế tư
nhân, phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Tác giả Nguyễn Đình Kháng (2002) với bài viết KTTN và xu hướng của
nó trong nền KTTT định hướng XHCN [38]. Nghiên cứu đã đưa ra lý do khẳng

định sự tồn tại nhiều TPKT, trong đó có KTTN ở nước ta hiện nay, gồm: Yêu
cầu xây dựng quan hệ sản xuất XHCN; đặc điểm của Việt Nam khi bước vào
TKQĐ; vai trò của KTTN trong nền kinh tế; thực trạng tiềm lực, khả năng của


13

KTNN, kinh tế tập thể chưa đủ mạnh để có thể đảm đương được việc đáp ứng
nhu cầu của xã hội; đòi hỏi của tình hình quốc tế hiện nay.
Viện Thông tin khoa học xã hội (2003) với công trình nghiên cứu
Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa [85]. Cuốn sách gồm nhiều
bài viết của các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung luận giải sự tồn

tại tất yếu của sở hữu tư nhân trong giai đoạn phát triển hiện nay và cho
thấy hình thức đa dạng của sở hữu tư nhân ở phương Tây, phương Đông.
Nghiên cứu đề cập đến mô hình phát triển KTTT XHCN của Trung Quốc,
trong đó, chỉ ra KTTN được xác định là yếu tố cấu thành quan trọng của
nền kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế ,
tư nhân hóa là xu thế diễn ra ở nhiều nền kinh tế dù có thể chế khác nhau.
Tác giả Trịnh Thị Hoa Mai (2005) với công trình nghiên cứu KTTN
Việt Nam trong tiến trình hội nhập [50]. Theo tác giả, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, quan niệm KTTN nên được hiểu phạm vi rộng bao gồm cả
DNTN trong nước và DNTN nước ngoài để phù hợp với thông lệ quốc tế,
đồng thời thể hiện được đầy đủ sức mạnh và vai trò to lớn của khu vực
KTTN. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng của DNTN trong nước, tình hình

thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển KTTN
ở nước ta nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nước ngoài, đồng thời, thúc đẩy
DNTN trong nước phát triển.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền chủ biên (2006) với công trình nghiên cứu
Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam [79]. Cuốn sách là kết quả của công trình nghiên cứu thuộc đề
tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.04. Đây là một công trình nghiên cứu đề cập
đến nhiều vấn đề lý luận phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN
như: nêu rõ luận cứ khoa học về tính tất yếu khách quan cũng như khẳng định
sự phát triển lâu dài của KTTN ở Việt Nam; xác định vai trò, vị trí của KTTN,
mối quan hệ với KTNN trong nền KTTT định hướng XHCN; vấn đề đảng viên



14

được làm KTTN; quan niệm về “bóc lột” giá trị thặng dư trong nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Tác giả Tạ Minh Thảo làm chủ nhiệm (2006) với công trình nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực KTTN ở
một số tỉnh phía Bắc và phía Nam [64]. Nghiên cứu đã chỉ ra, sự phát triển
KTTN đem lại nhiều lợi ích cho các địa phương: tạo ra nhiều việc làm, đóng góp
vào kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế địa phương. Các số liệu thống kê trong nghiên cứu cho thấy khu vực
này có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô, giá trị sản xuất và

xuất khẩu, mức độ đóng góp cho địa phương. Và với việc giảm dần quy mô khu
vực DNNN theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, khu vực KTTN chắc chắn
sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế
Việt Nam nói chung và cho các tỉnh, thành phố nói riêng. Sự phát triển của khu
vực KTTN sẽ là một trong các nhân tố đảm bảo sự phồn thịnh từng địa phương
nói riêng và cả nước nói chung.
Tác giả Vũ Văn Gàu (2007) với bài viết Phát triển kinh tế tư nhân và
vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa [25]. Phân tích quá trình hình thành và phát triển quan điểm
của Đảng ta về phát triển KTTN và vấn đề đảng viên làm KTTN theo tiến
trình của công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đã đi đến kết luận: Trong quan
điểm của Đảng ta, đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa

thực tiễn cấp bách; KTTN là bộ phận hợp thành không thể thiếu của nền
KTTT định hướng XHCN, phát triển KTTN là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,
là một động lực để phát triển đất nước; việc Đảng ta cho phép đảng viên của
Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan
trọng trong nhận thức của Đảng sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá
trong đổi mới tư duy của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


15

Tác giả Đinh Đào Ánh Thủy (2007) với công trình nghiên cứu Phát triển
doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam[67].

Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển DNTN ở Trung Quốc và đúc kết
những bài học kinh nghiệm trong phát triển DNTN Trung Quốc. Trên cơ sở so
sánh với thực trạng phát triển DNTN của Việt Nam, nghiên cứu đã gợi mở đối
với phát triển DNTN Việt Nam như: Giải phóng tư tưởng triệt để tạo sự đồng
thuận, quyết tâm thúc đẩy phát triển DNTN trong toàn xã hội; thực hiện cải
cách DNNN mạnh mẽ, triệt để; có cơ chế tập trung phát triển một số DNTN
lớn nhằm tạo ra thương hiệu nổi tiếng.
Tác giả Phạm Văn Sơn (2008) với công trình nghiên cứu Phát triển
KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và tác động của nó đến củng cố
quốc phòng ở nước ta hiện nay [62]. Công trình nghiên cứu đã làm rõ quan
niệm, nội dung phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và tác
động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta; đánh giá thực trạng phát triển

KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và thực trạng tác động của phát
triển KTTN đến quốc phòng nước ta. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải
pháp nhằm phát triển KTTN và củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Kế Tuấn (2010) với công trình nghiên cứu Vấn đề sở hữu
trong nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam [74]. Công trình nghiên cứu đã
luận giải các vấn đề lý luận về sở hữu và sở hữu tư nhân. Đồng thời, nghiên cứu đã
chỉ ra vai trò to lớn của phát triển KTTN trong nền kinh tế Việt nam như: đóng góp
ngày càng lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; là lực lượng chủ
yếu tạo việc làm mới, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội; tạo
ra đội ngũ doanh nhân năng động, có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo ra sức ép thúc đẩy đổi mới DNNN.
Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

CIEM (2010) với công trình nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân [84]. Công
trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khu vực KTTN trong nền


16

KTTT hiện đại. Nghiên cứu đã tìm hiểu mô hình phát triển KTTN ở các nước
phát triển (Hàn Quốc), các nước đang phát triển, các nước đang chuyển đổi (Nga,
Đông Âu), Trung Quốc. Đặc biệt, công trình đi sâu nghiên cứu phát triển KTTN ở
Việt Nam và khẳng định các thành tựu của sự phát triển KTTN ở nước ta trong
thời gian qua như: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân; huy động nguồn
vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy sản xuất và đóng góp

vào ngân sách nhà nước và địa phương; tạo ra sự phù hợp giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, thực hiện dân chủ hóa kinh tế, kích thích và thúc đẩy
sản xuất phát triển; phát triển góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại; giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao
động và phát triển nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác quốc tế.
Tác giả Lương Minh Cừ - Vũ Văn Thư (2011) với công trình nghiên cứu
Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Một số nhận thức về lý
luận và thực tiễn [12]. Công trình đã nghiên cứu sự hình thành và phát triển của
sở hữu tư nhân, KTTN Việt Nam trong tiến trình lịch sử của đất nước. Đặc biệt
tập trung nghiên cứu sự phát triển KTTN từ sau công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước từ năm 1986 đến nay. Nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển KTTN ở nước ta. Công trình đã đi sâu phân tích những

vấn đề thực tiễn hiện nay của KTTN ở nước ta như: vốn đầu tư, công nghệ, trình
độ lao động, các loại hình kinh doanh, xu hướng phát triển của KTTN. Từ đó, đề
xuất các giải pháp phát triển KTTN ở nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đức Học (2011) với bài viết Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân trong công cuộc đổi mới hiện nay [34].
Nghiên cứu đã chỉ ra tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
KTTN trong TKQĐ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với tư tưởng dân giàu
là nền tảng cho sự phát triển lâu bền của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khuyến khích phát triển KTTN để làm giàu trong khuôn khổ pháp luật nhưng họ
phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân



17

dân. Từ nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển KTTN, tác
giả đã vận dụng và đưa ra một số vấn đề cần được tập trung làm tốt là: Cần nhận
thức đúng đắn vị trí, vai trò của KTTN đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân và các hiệp hội DN đối với phát triển KTTN; tăng cường
quản lý nhà nước đi đôi với phát huy vai trò và năng lực của doanh nhân.
Tác giả Phạm Thị Lương Diệu (2012), với công trình nghiên cứu Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm
2005[14]. Nghiên cứu đã làm rõ quá trình phát triển về nhận thức, quan điểm của
Đảng đối với vai trò, vị trí của KTTN từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu

từ năm 1986 đến năm 2005; trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển
KTTN của Đảng trong 20 năm đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 2005); phân tích, đánh
giá về ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng, rút ra
một số kinh nghiệm và nêu một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng
sự lănh đạo của Đảng đối với thành phần KTTN ở Việt Nam trong những năm tiếp
theo.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014) với bài viết Tư tưởng của
Lê Nin về biện pháp kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa
đối với Việt Nam [36]. Nghiên cứu đã đề cập đến tư tưởng của V.I.Lênin về các
biện pháp kinh tế đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó, tập trung
nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về việc cần thiết sử dụng các hình thức
kinh tế trung gian, quá độ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga từ một

nước tiểu nông. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những tư tưởng của V.I.Lênin
trong Chính sách kinh tế mới về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để
phát triển lực lượng sản xuất và sự cần thiết trao đổi nông sản và khuyến
khích nông dân tự nguyện vào hợp tác xã.
Tác giả Nguyễn Đình Luận (2015) với bài viết Vai trò của kinh tế tư nhân
với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam [42]. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của


18

KTTN đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm: Góp phần khơi dậy một
bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực; đóng góp quan

trọng thúc đẩy tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế quốc dân; góp
phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới
cho thị trường lao động; góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Vũ Hùng Cường (chủ biên, 2016) với công trình nghiên cứu
Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho phát triển [13]. Nghiên cứu đã
xây dựng hệ chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá vai trò động lực đối với phát triển
của nền kinh tế. Nghiên cứu đã khẳng định ưu thế của KTTN, nhưng cũng
đã phân tích và nhận diện các yếu tố cơ bản cản trở khu vực KTTN phát
huy vai trò động lực cho phát triển KT - XH. Từ yêu cầu chuyển đổi mô
hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nhóm nghiên cứu đưa ra quan
điểm và giải pháp để khu vực KTTN thực sự là động lực cho phát triển
kinh tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Tác giả Đỗ Thế Tùng (2017) với bài viết Một số điểm chủ yếu trong lý
luận về phát triển kinh tế tư nhân [79]. Nghiên cứu đã luận giải vai trò của
KTTN trong tiến trình lịch sử, đồng thời, khẳng định không được đối lập một
cách trừu tượng chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản vì sự phát triển các hình
thái KT - XH là một quá trình lịch sử tự nhiên. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự khác
nhau giữa KTTN sản xuất hàng hóa nhỏ và KTTN sản xuất hàng hóa lớn và đòi
hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp để tạo môi trường pháp lý và môi
trường kinh tế thuận lợi cho các loại hình KTTN phát triển.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Nhóm tác giả gồm: Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Đình Kháng, Võ Văn Đức

(2001), với đề tài nghiên cứu Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với
kinh tế tư nhân nước ta hiện nay của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí


19

Minh [86]. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối
với KTTN, đã đưa ra phương hướng và các giải pháp phát triển KTTN như:
Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTN ở cả trung ương
và các địa phương; xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển KTTN về đầu tư,
đất đai, tài chính, thị trường - thương mại, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới,
nâng cao chất lượng bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước đối với KTTN.

Tác giả Nguyễn Thanh Hóa (2002), với công trình nghiên cứu Đổi
mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay” [33]. Luận án nghiên cứu
cơ sở lý luận của đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước các loại hình DN
thuộc KTTN; tổng kết thực tiễn của quản lý nhà nước các loại hình doanh
nghiệp thuộc KTTN từ năm 1991 đến năm 2000, đánh giá những tựu đạt được
và hạn chế còn tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và
kiểm tra chấp hành pháp luật. Từ đó, nghiên cứu đề xuất phương hướng và
giải pháp khả thi nhằm đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp
luật các loại hình DN thuộc KTTN ở nước ta.
Tác giả Trần Đình Thiên và Lê Văn Hùng (2006) với bài viết Khu vực
KTTN động lực phát triển kinh tế mạnh của Việt Nam [65]. Nghiên cứu khẳng

định vai trò của khu vực KTTN trong phát triển kinh tế, đồng thời, chỉ ra những vấn
đề đặt ra cần được giải quyết để thúc đẩy KTTN phát triển như: Mức lương còn quá
thấp so với DNNN làm hạn chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; quy mô SX,
KD nhỏ; tính minh bạch thấp; môi trường kinh doanh còn nhiều vướng mắc trong
tiếp cận vốn, đất đai; tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng làm tăng chi phí
giao dịch, cản trở hoạt động sáng tạo, sức cạnh tranh của KTTN.
Tác giả Ngô Văn Giang (2006) với bài viết Khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam: xu hướng phát triển trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần
[27]. Nghiên cứu đã chỉ ra mặc dù còn một số mặt yếu kém và không ít khó
khăn, nhưng xu hướng vận động đi lên của khu vực KTTN trong những năm qua



20

đã mở ra triển vọng phát triển trong tương lai. Xu hướng phát triển của KTTN
được dự báo là tiếp tục đi lên mạnh mẽ cả về tốc độ và quy mô. Nghiên cứu đã
chỉ ra định hướng và giải pháp phát triển KTTN.
Tác giả Tăng Văn Nghĩa (2006) với bài viết Chính sách cạnh tranh công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong
điều kiện hội nhập quốc tế” [55]. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dân doanh trong nền KTTT. Ở Việt Nam,
mặc dù chính sách đối với doanh nghiệp dân doanh và DNNN đã có sự thay đổi
nhằm tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi TPKT, nhưng vẫn còn
có sự phân biệt đối xử trong chính sách đối với doanh nghiệp dân doanh, ưu đãi
nhiều cho DNNN. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân

doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự hỗ trợ của Nhà nước trong
xây dựng chính sách cạnh tranh thích hợp, đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp doanh nghiệp dân doanh nâng cao sức cạnh tranh. Chính sách
cạnh tranh được xây dựng theo những tiêu chí chủ yếu gồm: Đảm bảo cho
doanh nghiệp được tự do tham gia vào thị trường, bình đẳng trong kinh
doanh; đơn giản các thủ tục thành lập doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá
sản doanh nghiệp; tiếp cận và trao đổi thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế;
hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh trở thành đối tác trực tiếp trong quan hệ đầu tư
nước ngoài; cải cách hệ thống thuế; đảm bảo tính minh bạch, ổn định, công
khai của chính sách kinh tế.
Tác giả Trần Anh Phương (2009) với bài viết Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay [59]. Nghiên cứu

đã làm rõ quan niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đánh giá tình
hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, tác
giả kiến nghị về các giả pháp gồm: Nâng cao hơn nữa chất lượng các quy
định pháp luật; cách thức xây dựng các hiệp hội cần được đổi mới; cần tăng
cường hơn nữa việc thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi


21

lợi nhuận cho các mục đích nhân đạo, từ thiện; địa vị của người đóng thuế
cần được nâng cao; Nhà nước cần nhanh chóng tập trung hoàn thiện luật và
tính hiệu lực của luật trong việc thực thi luật.

Tác giả Phan Minh Tuấn (2013) với bài viết Phát triển kinh tế tư nhân:
Những vấn đề đặt ra [77]. Nghiên cứu đã chỉ ra quốc gia, địa phương nào sớm
nắm bắt được nhu cầu, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và
nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của khu vực KTTN thì càng khai thác được
nhiều hơn các tác động tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của
KTTN. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số vấn đề đối với KTTN ở Việt Nam
nhằm thúc đẩy KTTN phát triển gồm: cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
kinh doanh theo pháp luật; giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp về đất đai,
vốn, năng lực khoa học công nghệ, thị trường; đẩy mạnh cải cách hành chính.
Tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2014) với bài viết Một số vấn đề về phát triển
khu vực tư nhân đăng trong Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014 do Ủy ban
Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam đồng tổ chức, năm 2014 [28]. Nghiên cứu đã chỉ ra một số
vấn đề lớn cần đặt ra đối với sự phát triển của khu vực này gồm: Chất lượng phát
triển của khu vực KTTN chưa bền vững; hiệu quả kinh doanh chưa cao, tính phi
chính thức chiếm ưu thế; khả năng tự chủ và sức đề kháng yếu trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ngày càng gia tăng; những hạn chế do hệ thống thể chế. Từ việc
đánh giá, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
KTTN và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế
tư nhân ở một số quốc gia, địa phương và tỉnh Quảng Ninh
* Các công trình nghiên cứu về KTTN ở Trung Quốc và một số quốc
gia có nền kinh tế chuyển đổi, nền kinh tế phát triển
Tác giả Nguyễn Thái Bá Liên (2003) với bài viết 24 năm kinh tế tư

nhân Trung Quốc [41]; Tác giả Đinh Thị Thơm (2004) với bài viết Kinh tế


22

tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi trong những năm qua [66]; Tác giả
Nguyễn Kim Bảo (2006) với bài viết Những chính sách khuyến khích phát
triển KTTN ở Trung Quốc hiện nay [3]. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra
vai trò quan trọng của KTTN trong nền kinh tế; phân tích quá trình phát triển
KTTN ở các quốc gia này gắn liền với cải cách, chuyển đổi sở hữu về tư liệu
sản xuất cùng với việc thiết lập khung khổ thể chế cho nền KTTT. Đặc biệt,
đối với Trung Quốc, chính sách cải cách kinh tế gắn với mở cửa là bài học

thành công đem lại sự phát triển mạnh mẽ, vươn tầm thế giới cho khu vực
KTTN Trung Quốc trong những thập kỷ qua. Các chính sách của Trung Quốc
tập trung vào những nội dung chủ yếu gồm: xây dựng hệ thống hỗ trợ của Nhà
nước đối với KTTN; cải cách thể chế phá bỏ sự độc quyền ngành nghề, cạnh
tranh thiếu bình đẳng; cải tiến sự phục vụ, quản lý, giám sát đối với KTTN.
Tác giả Đào Thị Thu Giang và Nguyễn Thu Thủy (2014) với công trình
nghiên cứu Khu vực kinh tế tư nhân của Ôxtrâylia và kinh nghiệm cho Việt Nam
[26]. Công trình đã nghiên cứu quá trình phát triển và mô hình phát triển của khu
vực KTTN Ôxtrâylia trong nền kinh tế. Trên cơ sở so sánh với sự phát triển
KTTN ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đã rút ra bài học kinh nghiệm trong
quản lý và sử dụng đất đai, tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong một số ngành nghề, trách nhiệm xã hội và phát triển bền

vững cho phát triển KTTN ở Việt Nam.
* Các công trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở địa phương
Tác giả Hà Văn Ánh (2002) Kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí
Minh[1]; Tác giả Hoàng Văn Hoa (2006) với bài viết Phát triển KTTN ở
Hà Nội thời kỳ đổi mới [31]. Các bài viết đã khẳng định vai trò to lớn của
KTTN đối với sự phát triển KT - XH ở các địa phương; đánh giá những kết
quả đạt được, hạn chế của phát triển KTTN; định hướng, giải pháp phát
triển KTTN ở địa phương. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của việc xây dựng thể chế cho sự phát triển của KTTN, tạo môi


23


trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho KTTN. Đồng thời, đổi mới
quản lý nhà nước đối với KTTN nhằm tạo điều kiện phát triển cho doanh
nghiệp và người dân kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Đức Chính (2011), với công trình nghiên cứu Phát
triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế [8].
Công trình nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát
triển KTTN ở địa phương; đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở tỉnh Bắc
Ninh, chỉ ra thành tựu đã đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Từ đó,
đề xuất quan điểm và những giải pháp phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Huỳnh Huy Hòa và Lê Thị Hồng Cẩm (2014) với bài viết

Định hướng hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân tại thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2020 [32]. Bài viết phân tích thực trạng
hoạt động của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ
đó, đề xuất một số định hướng, kiến nghị để hình thành và phát triển tập
đoàn KTTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015 -2020.
Nhóm tác giả Nguyễn Phú Thái - Nguyễn Quốc Việt - Hà Mai Linh
Phùng (2017) với bài viết Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự
phát triển của thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng
của KTTN đối với phát triển kinh tế Đà Nẵng. Trong bối cảnh nền kinh tế
toàn cầu hóa, KTTN Đà Nẵng đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng
rất nhiều thách thức. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển KTTN
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Tác giả Lê Hồ Hiếu (2017) với bài viết Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực ở Quảng Ninh [30]. Nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn chế như: trình độ tay nghề lao động còn
kém; phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, thiếu trình độ chuyên môn, kĩ thuật
cao. Lực lượng lao động được đào tạo mất cân đối về cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu


24

giữa các bậc đào tạo. Để phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực, tác giả đã đề xuất
các hệ thống các giải pháp gồm: Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò
nguồn nhân lực đối với phát triển bền vững; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo

dục đào tạo theo hướng hiện đại; đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút
nguồn nhân lực, đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực; huy
động mọi nguồn lực và đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục và
đào tạo.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên
quan đến luận án
Với những công trình khoa học trên đây về phát triển KTTN nói
chung, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
nói riêng, các tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
Thứ nhất, công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã làm

sáng tỏ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
KTTN và sự vận dụng của sáng tạo của Đảng ta vào đường lối phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, nhất là đối với thành phần KTTN trong nền KTTT
định hướng XHCN
Đã có những công trình nghiên cứu làm rõ một số quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về KTTN trong TKQĐ lên chủ nghĩa
xã hội. Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng chỉ rõ, với việc xác định KTTN
là một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, Đảng ta đã vận
dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào đường lối phát
triển nền KTTT định hướng XHCN.
Thứ hai, các công trình đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
KTTN, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN



25

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về KTTN
và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN như: Quan niệm về
KTTN và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN; nội dung, chỉ
tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, vị trí, vai trò và xu thế phát triển KTTN
trong nền KTTT định hướng XHCN.
Về quan niệm KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, có tác giả tiếp
cận KTTN ở cấp độ khái quát (ngoài nhà nước), có tác giả tiếp cận KTTN dưới
giác độ hẹp (gồm tư bản tư nhân và hộ kinh doanh cá thể). Mặc dù vậy, các tác

giả đều cho rằng KTTN là TPKT (hoặc khu vực kinh tế) dựa trên sở hữu tư nhân
vì lợi ích của chủ thể KTTN. Trong nền KTTT định hướng XHCN, KTTN ngoài
đặc trưng chung còn có những đặc trưng riêng.
Về quan niệm phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN,
các tác giả đều đề cập đến sự vận động, biến đổi về số lượng, quy mô, trình
độ, hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của KTTN thực hiện các mục tiêu
phát triển KT - XH của đất nước.
Về vị trí, vai trò phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN,
nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định KTTN đóng góp to lớn vào tăng
trưởng, phát triển nền kinh tế Việt Nam cũng như tạo ra nhiều việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế.
Về xu hướng phát triển KTTN, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra

KTTN không chỉ tồn tại và phát triển trong TKQĐ lên chủ nghĩa xã hội, mà
nó sẽ còn tồn tại cả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu và tồn
tại trong phát triển KTTN, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong
phát triển KTTN ở nước ta, từ đó, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải
pháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN


×