Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch phố hiến hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 76 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
_______________________________

Họvàtên : VŨ MINH KIÊN – K20HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đềtài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH

: HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Giáoviênhướngdẫn: Th.S Mai TiếnDũng

HÀ NỘI, 5 - 2016


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN


Vũ Minh Kiên K20HD

LỜI CẢM ƠN
Đểhoànthànhkhoáluậnnày,

sinhviênxingửilờicảmơnchânthànhnhấttớithầygiáo

Mai

TiếnDũngđãtậntìnhhướngdẫn,

truyềnđạtkiếnthứcchosinhviêntrongsuốtquátrìnhtìmkiếm, lựachọnvàthựchiệnđềtàinày.
Sinhviêncũngxingửilờicảmơnvàsự

tri

ânsâusắctớicácThầygiáo,

CôgiáotrongKhoa Du lịch – ViệnĐạihọcMởHàNộiđãgửigắmbaotâmhuyết
nhữngbàigiảng,

qua

sựđộngviên,

khíchlệsinhviêntrongsuốtquátrìnhhọctậpvàrènluyệntạiKhoa.
Mặcdùsinhviênđãdànhrấtnhiềutâmhuyếtvàđầutưthờigianđểcóthểhoànthànhtốtnh
ấtkhoáluận.Nhưng

do


lầnđầubắttaythựchiệnmộtnghiêncứukhoahọclớnnhưđềtàinày,

sinhviêncòngặpnhiềubỡngỡ,

khótránhkhỏisaisóttrongquátrìnhlàmbài.

SinhviênrấtmongnhậnđượcsựđónggóptừThầyhướngdẫn,

cũngnhưThầy,

CôgiáotrongKhoa Du lịchđểkhoáluậncủasinhviênđượchoànthiệnnhấtcóthể.
Sinhviênxinchânthànhcảmơn!
HàNội, ngày 08 tháng 05 năm 2016
Tácgiả
Vũ Minh Kiên


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

Vũ Minh Kiên K20HD

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------***------

--------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Vũ Minh Kiên

SĐT: 0985 753 951

Lớp - Khoá: BK20

Ngành học: QTKD (Hướng dẫn du lịch)

1. Tên đề tài: “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch Phố Hiến – Hưng
Yên”.
2. Các số liệu ban đầu
- Các số liệu về lượng khách du lịch nội địa và quốc tế của Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Hưng Yên.
- Các số liệu của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du
lịch,…
- Các giáo trình về du lịch, báo điện tử về du lịch, cổng thông tin điện tử tỉnh
Hưng Yên.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
Chương 1: Một số khái niệm và cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
1.1. Khái niệm du lịch
1.2. Khái niệm và một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch bền vững
Tóm tắt chương 1
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Phố Hiến - Hưng Yên
2.1. Khái quát bức tranh du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam

2.2. Du lịch Hưng Yên - Tiềm năng và Thực trạng
2.2.1. Tài nguyên du lịch Hưng Yên
2.2.2. Thực trạng du lịch Hưng Yên
2.3. Tổng quan về du lịch Phố Hiến - Thành phố Hưng Yên
2.3.1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực phát triển Du lịch Phố Hiến
2.3.2. Thực trạng kinh doanh du lịch Phố Hiến


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

Vũ Minh Kiên K20HD

2.4. Phân tích SWOT
Tóm tắt chương 2
Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch Phố Hiến – Hưng Yên
3.1. Các giải pháp
3.2. Một số kiến nghị
Tóm tắt chương 3
4. Giáo viên hướng dẫn (Toàn phần)

: Th.S Mai Tiến Dũng

5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

: 14/12/2015

6. Ngày nộp Khoá luận tốt nghiệp (hạn chót)

: 09/05/2016


Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2016
Trưởng Khoa

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Mai Tiến Dũng


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

Vũ Minh Kiên K20HD

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ .........................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG .............................................................................................. 4
1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................ 4
1.2. Khái niệm và một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch bền vững .......... 6
1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững ...................................................... 6
1.2.2. Một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch bền vững............................. 8
1.2.2.1. Một số nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững ................................. 8
1.2.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. ......................... 10
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHỐ
HIẾN – HƯNG YÊN ............................................................................................... 13
2.1. Khái quát bức tranh du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam ......................... 13

2.1.1. Khái quát du lịch Thế giới ....................................................................... 14
2.1.2. Khái quát du lịch Việt Nam ..................................................................... 15
2.2. Du lịch Hưng Yên - Tiềm năng và Thực trạng. ........................................... 17
2.2.1. Tài nguyên du lịch Hưng Yên.................................................................. 17
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch Tự nhiên ............................................................... 17
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch Nhân văn .............................................................. 19
2.2.1.3. Các điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội khác liên quan tới phát triển du
lịch Hưng Yên ................................................................................................. 26
2.2.2. Thực trạng du lịch Hưng Yên.................................................................. 31
2.3. Tổng quan về du lịch Phố Hiến - Thành phố Hưng Yên ............................. 33
2.3.1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực phát triển Du lịch Phố Hiến .................. 33
2.3.2. Thực trạng kinh doanh du lịch Phố Hiến................................................ 40
2.4. Phân tích SWOT ........................................................................................... 44
2.4.1. Điểm mạnh............................................................................................... 44
2.4.2. Điểm yếu .................................................................................................. 46
2.4.3. Cơ hội....................................................................................................... 48
2.4.4. Thách thức ............................................................................................... 48


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

Vũ Minh Kiên K20HD

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH PHỐ
HIẾN - HƯNG YÊN ................................................................................................ 50
3.1. Các giải pháp ................................................................................................. 50
3.1.1. Thiết kế các sản phẩm du lịch phù hợp ................................................... 50
3.1.2. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch ...................................... 54
3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực .......................................................................... 55

3.1.4. Giáo dục cộng đồng dân cư địa phương .................................................. 57
3.1.5. Khuyến khích đầu tư vào du lịch ............................................................. 58
3.1.6. Bảo vệ tài nguyên du lịch ......................................................................... 59
3.1.7. Quy hoạch du lịch, xây dựng các công trình kiến trúc ............................ 60
3.1.8. Giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ....................................... 61
3.1.9. Những giải pháp phát triển các hoạt động lữ hành................................. 62
3.1.10. Giải pháp kết nối du lịch ........................................................................ 63
3.1.11. Giải pháp về vốn .................................................................................... 63
3.2. Một số kiến nghị ............................................................................................ 64
3.2.1. Về vốn đầu tư phát triển .......................................................................... 64
3.2.2. Về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch ............................................. 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN

Vũ Minh Kiên K20HD

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ
BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN – THÀNH PHỐ HƯNG YÊN ................................................. 13
Bảng 2.1: Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và hai lần trở lên ...................... 15
Bảng 2.2: Thống kê lượng khách du lịch Việt Nam qua các năm ............................... 15
Bảng 2.3: Tổng thu từ du lịch qua các năm ................................................................ 16
Bảng 2.4: Thực trạng khách du lịch đến Hưng Yên thời kỳ 2010 – 2015 ................... 31
Bảng 2.5: Các di tích lịch sử văn hoá tại Thành phố Hưng Yên ................................. 35
Bảng 2.6: Thống kê các cơ sở du lịch được xếp hạng trên địa bàn Phố Hiến .............. 41



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở
những nước phát tiển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du
lịch dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu, không đơn thuần chỉ đi du lịch mà còn
kết hợp với các mục đích khác như: học tập, nghiên cứu, thờ cúng, hội họp, tìm kiếm
thị trường,… Du lịch đóng vai trò và vị trí rất quan trọng đối với Việt Nam, nay được
xác định là “ngành kinh tế mũi nhọn” của đất nước nói chung và của nhiều tỉnh, thành
phố nói riêng.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí và hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt rất thuận lợi cho giao lưu phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội. Đặc biệt Hưng Yên có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội là một
trong những trung tâm du lịch lớn nhất nước. Khi nhắc đến Hưng Yên là nhớ ngay tới
câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, Phố Hiến là một địa danh rất nổi tiếng của
Hưng Yên thời xưa mà nay là một địa danh lịch sử thuộc thành phố Hưng Yên. Phố
Hiến xưa kia là một thương cảng lớn nhưng do sông Hồng bồi tụ mà ngày nay không
còn nữa. Tuy nhiên, Phố Hiến là một địa điểm có tiềm năng du lịch rất lớn, nằm ở
vùng châu thổ sông Hồng, chỉ cách thủ đô Hà Nội 60km, có rất nhiều cảnh quan, di
tích lịch sử văn hoá, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, các sản vật địa
phương,… có thể khai thác giá trị du lịch. Trong những năm qua du lịch Phố Hiến
cũng như du lịch Hưng Yên đã có những khởi sắc, hoạt động kinh doanh du lịch từng
bước được đầu tư, phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, xây dựng; lợi nhuận
từ du lịch tăng qua các năm, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch của Phố Hiến - Hưng Yên còn thấp,
chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hình ảnh của Phố Hiến chưa được quảng bá
rộng rãi, chưa thực sự thu hút được nhiều khách du lịch đến nơi đây. Sự phát triển còn
mang tính tự phát, thiếu sự đánh giá đúng đắn về tài nguyên du lịch để đề ra các chính
sách, giải pháp phù hợp, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nói chung và tài

nguyên du lịch nhân văn nói riêng, nhiều vấn đề bất cập đặt ra đối với việc quản lý, sử

1


dụng, khai thác các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường cần được nghiên
cứu, đầu tư để có thể phát triển một nền du lịch vững bền.
Từ đó thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng ngày càng lớn lao, rõ nét và
cấp bách của phát triển bền vững du lịch Phố Hiến - Hưng Yên. Xuất phát từ thực tiễn
đó, sinh viên đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch Phố Hiến Hưng Yên” với mong muốn nghiên cứu để thấy được thực trạng của du lịch Phố Hiến
hiện tại và đưa ra một số giải pháp phù hợp để phát triển bền vững du lịch nơi đây.
2. Xác lập mục tiêu
Mục tiêu chính của khoá luận là nghiên cứu về du lịch Phố Hiến hiện tại, về
thực trạng phát triển du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch nơi đây. Từ đó
đóng góp một số ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển một cách bền
vững du lịch Phố Hiến nói riêng, du lịch Hưng Yên nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
- Đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của Phố Hiến – Hưng Yên.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Phố Hiến.
- Đề ra một số giải pháp để phát triển bền vững du lịch Phố Hiến trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về du lịch Phố Hiến - Hưng Yên và những
giải pháp phát triển bền vững du lịch nơi đây.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: đề tài tập trung tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch của Phố
Hiến, thực trạng phát triển du lịch, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du
lịch bền vững nơi đây.
+ Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực Phố Hiến (thành

phố Hưng Yên), và một số địa phương trong địa bàn tỉnh Hưng Yên.
+ Về thời gian: đề tài nghiên cứu để đề xuất những giải pháp có thể ứng dụng
trong thời gian những năm tiếp theo, có thể ứng dụng trong dài hạn hoặc từng giai
đoạn của phát triển du lịch Phố Hiến.
5. Phương pháp nghiên cứu

2


- Khảo sát thực địa thu thập số liệu: Để có cái nhìn khách quan và tổng quát hơn
về đề tài nghiên cứu, phương phát này giúp ta có được những con số chính xác nhờ
việc đi đến tận nơi các di tích, các điểm thăm quan để thu thập thông tin cũng như số
liệu liên quan đến để tài, có thể lấy thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp.
- Phương phát tổng hợp, phân tích thống kê: trên cơ sở các tài liệu đã sưu tầm
được, ta tiến hành chọn lọc, phân tích tổng hợp lại thành các mục đích cụ thể phục vụ
cho việc trình bày, báo cáo nội dung của đề tài.
- Phương phát sưu tầm tài liệu: Sách báo, internet, các sách chuyên đề về du
lịch, một số sách viết về Hưng Yên, tìm kiếm ở các sách, tạp chí viết về du lịch Việt
Nam,…
- Phương pháp dự báo: Sử dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu một
cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, các điều kiện trong nước và quốc
tế, trong và ngoài ngành du lịch, những thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt
động và phát triển của du lịch. Trên cơ sở đó, có thể dự báo các tiêu chí phát triển du
lịch bền vững, đề xuất tổ chức lãnh thổ du lịch, các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư
cũng như xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng.
6. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
và vận dụng chúng vào phát triển bền vững du lịch Phố Hiến.
- Đánh giá được tiềm năng du lịch của Phố Hiến cũng như của Hưng Yên.
- Chỉ ra thực trạng phát triển du lịch của Phố Hiến.

- Đề xuất những giải pháp để du lịch Phố Hiến phát triển bền vững trong tương
lai.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số khái niệm và cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Phố Hiến - Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch Phố Hiến - Hưng Yên

3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm du lịch
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch ngày càng phát triển và trở thành
một phần không thể thiếu đối với mỗi con người, du lịch đã trở thành một hiện tượng
kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở những nước phát triển mà còn ở các nước đang
phát triển, đã và đang trở thành một trong những ngành lớn nhất trên thế giới. Thế
nhưng hai chữ “du lịch” vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất, mà đối với mỗi tổ
chức, mỗi nhà nghiên cứu về du lịch thì họ lại có những khái niệm, quan niệm về du
lịch khác nhau.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [7].
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization - IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải

để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [7].
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan
hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy
chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và
sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối
với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục
đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá

4


một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục
đích chính là kiếm tiền.
Năm 1985, I. I. Pirogionic đưa ra khái niệm: Du lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa [3].
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước
này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho
nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Định nghĩa du lịch theo quan niệm của MC.Intosh (Mỹ) gồm 4 thành phần:

- Du khách
- Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho du khách.
- Chính quyền địa phương tại điểm du lịch
- Dân cư địa phương
Từ các thành phần trên, du lịch được định nghĩa “tổng số các hiện tượng và mối
quan hệ nảy sinh, sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và
cộng đồng địa phương trong qua trình thu hút và tiếp đón du khách”.
Tại Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định[2].

5


1.2. Khái niệm và một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá… Phát triển là xu
hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng.
Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của con
người, làm cho con người ít phụ thuộc hướng vào thiên nhiên, tạo lập một xã hội công
bằng và bình đẳng giữa các thành viên, các mục tiêu phát triển thường được cụ thể hoá
bằng những chi tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần.
Sau một quá trình phát triển lâu dài, con người đã nhận ra những tác động tiêu
cực làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân bằng của trái đất. Sự suy thoái xuất hiện trên
hầu khắp các phương diện của môi trường văn hoá và tự nhiên. Từ đó đã nảy sinh một
quan niệm mới về sự phát triển đó là khái niệm phát triển bền vững.
Khái niệm này xuất hiện không lâu lắm khoảng những năm 80 của thế kỷ trước và nó
chính thức được đưa ra tại hội nghị của uỷ ban thế giới về phát triển và môi trường

(WCED) với tên gọi uỷ ban Brundtlant, năm 1987.
Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu
của các thế hệ mai sau.
Ngoài ra còn có định nghĩa khác về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là
các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của
cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên trái đất”. Hay
“phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái
tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức
các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. (IUCN, 1980)
“Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp
của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá xã hội”
Từ những khái niệm chung về phát triển bền vững, một xu hướng mới được
hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ đó chính là hình thức phát triển du lịch
bền vững.
Du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm
thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế
6


dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường
và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Như vậy du lịch bền vững
được xác định:
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khu vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm
thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy
trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống”(dẫn theo [1]).

Tại Việt Nam đa số ý kiến của các chuyên gia cho rằng: “Phát triển du lịch bền
vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn
các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn
trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy
trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo
vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”(dẫn theo
[1]).
Ngoài ra còn có một số khái niệm khác về du lịch bền vững:
Du lịch bền vững được xây dựng dựa trên sự cân bằng hợp tác giữa những yếu
tố kinh tế, môi trường và văn hoá xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học. Những nỗ lực để giảm thiểu các tác động đối với môi trường và văn
hoá bản địa để gìn giữ cho thế hệ tương lai trong khi vẫn đóng góp vào việc tạo ra thu
nhập, việc làm và bảo tồn hệ sinh thái địa phương.
Bằng việc làm này du lịch bền vững sẽ tối đa hoá việc đóng góp tích cực của du lịch
vào việc bảo tồn hệ sinh thái và từ đó xoá đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu chung
đối với việc phát triển bền vững.
Du lịch bền vững cũng tạo ra những đóng góp đáng kể về mặt kinh tế đối với
việc bảo vệ môi trường sống tự nhiên của sinh vật. Nguồn thu từ khách du lịch sẽ được
phân phối trở lại cho các khu bảo tồn tự nhiên hoặc các chương trình xây dựng năng
lực cho cộng đồng để quản lý khu vực bảo vệ.

7


Thêm vào đó, du lịch có thể được coi là một mắt xích quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi ứng xử đối với các khu bảo tồn của hàng
nghìn khách du lịch trên toàn thế giới. (Nguồn: World Tourism Organization)
Du lịch bền vững là ngành công nghiệp cam kết tạo ra ít tác động đối với môi
trường và văn hoá địa phương trong khi vẫn hỗ trợ việc tạo ra công ăn việc làm cho
người dân bản địa. Yếu tố tích cực của du lịch bền vững là đảm bảo việc phát triển là

một trải nghiệm tích cực đối với người dân địa phương, các công ty du lịch, và bản
thân khách du lịch.
Tổ chức Du lịch thế giới định nghĩa: du lịch bền vững là ngành du lịch có khả
năng đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương
trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường các cơ hội cho tương lai. Hơn cả việc là một loại
hình sản phẩm, đó còn là những đặc tính riêng làm nền cho tất cả các hoạt động du lịch
khác. Vì thế, nó là yếu tố căn bản đối với tất cả các mặt của việc quản lý và phát triển
du lịch hơn là một thành phần bổ sung. Mục tiêu của du lịch bền vững là duy trì những
lợi thế về kinh tế và xã hội của việc phát triển du lịch trong khi giảm thiểu hoặc loại bỏ
bất lỳ tác động không mong muốn đối với tự nhiên, lịch sử, văn hoá hoặc môi trường
xã hội. Điều này có thể đạt được bằng cách cân bằng nhu cầu của khách du lịch với
nhu cầu của điểm đến. (UNWTO)
Du lịch bền vững đề cập đến mức độ của các hoạt động du lịch mà có khả năng duy trì
dài hạn bởi nó có thể mang lại lợi ích đối với môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội của
khu vực nơi mà nó tồn tại và phát triển.
Theo Luật du lịch Việt Nam:
“Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”[4].
1.2.2. Một số nội dung cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1. Một số nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững
Để phát triển du lịch bền vững chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ 10 nguyên tắc
sau (dẫn theo [5]):
• Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững,
bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền
tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.

8


• Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.

Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi
phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
• Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế- xã hội.
• Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá.
Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát
triển một cách bền vững.
• Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du
lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên
quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì
vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt
kinh tế địa phương phát triển.
• Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của
cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm
tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường.
• Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp
thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của
mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du
lịch được lâu dài.
• Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết
nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực
có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.
• Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó
là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một
cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.
• Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm
mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp du lịch.


9


Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế,
và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và
kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được
phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn
bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt
nhất.
1.2.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững.
Nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm
thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách.
Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài
nguyên du lịch thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng
sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.
Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong
tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều
kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du
lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch
cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông
thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.

Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các
điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được
thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các
doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.

10


Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ
sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải
trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của
du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người).
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh
doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi
vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du
lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với
du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch.
Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch.
Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình độ
văn hoá, thời gian rỗi.
Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ
thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng
tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu
người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%,
trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới 85%.
Thứ hai, Mức thu nhập (Hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát
triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn
áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch.
Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày

nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển
du lịch.
Đường lối chính sách phát triển du lịch.
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính
sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du
lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy
phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.
Tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch
phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập
11


cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc
tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.
Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương.
Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên
các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất
tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công.
TIỂU KẾT
Trên đây là những cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững, một
vấn đề quan trọng của khoá luận này; chỉ ra các vấn đề cần nghiên cứu khi tìm hiểu về
ngành du lịch và sự phát triển du lịch bền vững của một vùng lãnh thổ cụ thể. Phát
triển du lịch luôn luôn phải gắn với bền vững, du lịch luôn gắn liền với tài nguyên du
lịch, vì vậy phải giữ gìn và bảo tồn các giá trị cảnh quan, giá trị truyền thống. Dựa vào
những khái quát về lý luận trên giúp sinh viên có cơ sở đánh giá, vận dụng chúng vào
thực tế để nghiên cứu khoá luận.

12



BẢN ĐỒ PHỐ HIẾN – THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCHPHỐ HIẾN – HƯNG YÊN
2.1. Khái quát bức tranh du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam
13


2.1.1. Khái quát du lịch Thế giới
Ngày nay, du lịch là hoạt động hết sức quen thuộc và dường như trở thành một
thói quen của đông đảo người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế
giới, theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ngành du lịch năm 2010
đạt 940 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 983 triệu lượt năm 2011, năm 2012 có số lượt
khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách, khách du lịch quốc tế năm 2015 đạt 1,184 tỷ lượt
khách, tăng 4,4%. so với năm 2014, khách du lịch đến các điểm đến quốc tế (có nghỉ
qua đêm) tăng hơn 50 triệu lượt khách (dẫn theo [2]). Dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng lưu ý là các
thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một nửa
lượng khách du lịch - ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ
lượt vào năm 2030.
Nhìn chung, nhu cầu du lịch quốc tế tăng mạnh dù kết quả có thể khác nhau tại
từng điểm đến, do những biến động của tỷ giá hối đoái, giá dầu và các mặt hàng khác
sụt giảm giúp thu nhập của người dân tại các quốc gia nhập khẩu tăng lên nhưng lại
làm giảm nhu cầu xuất khẩu đồng thời làm gia tăng các mối lo ngại về an toàn, an
ninh.
Tăng trưởng du lịch tại các nền kinh tế phát triển (+5%) cao hơn các nền kinh tế
mới nổi (+4%). Tính theo khu vực, trong năm 2015, châu Âu, châu Mỹ và châu ÁThái Bình Dương đều đạt ngưỡng tăng trưởng 5%.

Trong năm 2015, Trung Quốc, Mỹ, Anh là những quốc gia dẫn đầu về tăng
trưởng du lịch outbound. Trong số các thị trường nguồn hàng đầu thế giới, Trung
Quốc là quốc gia có mức tăng trưởng chi tiêu du lịch mỗi năm đạt hai con số kể từ
năm 2004, là quốc gia tiếp tục dẫn đầu du lịch outbound toàn cầu, mang lại lợi ích cho
các điểm đến ở Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan,…
Theo Chỉ số lòng tin, UNWTO cho thấy năm 2016 vẫn sẽ là một năm có triển
vọng tốt đối với ngành Du lịch dù ở mức độ thấp hơn so với hai năm trước. Dựa vào
xu hướng hiện tại và triển vọng qua Chỉ số lòng tin, UNWTO dự báo năm 2016 tỷ lệ
tăng trưởng khách du lịch quốc tế cũng sẽ đạt mức 4%. Tính theo khu vực, UNWTO
dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ sẽ tăng mạnh nhất với mức tăng
là +4% đến +5%, tiếp đó là châu Âu với mức tăng +3,5% đến + 4,5%. Châu Phi cũng
được dự báo với con số triển vọng là +2% đến +5% (dẫn theo [2]).
14


Năm 2016 là một cơ hội rất lớn để Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế, khi
mà xu hướng đi du lịch của khách du lịch quốc tế đang là khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, chúng ta lại năm ngay cạnh quốc gia luôn có lượng khách du lịch quốc tế đến
dẫn đầu thế giới, trên những điều kiện thuận lợi đó chúng ta hoàn toàn có thể khai
thác, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.
2.1.2. Khái quát du lịch Việt Nam
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn
là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan
tâm của toàn xã hội.
Bảng 2.1:Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và hai lần trở lên
Đơn vị: %
Năm


2003

2005

2009

2011

2013

2015

Lần đầu

72

65,3

60,4

61,1

66,1

72,5

Hai lần trở lên

28


24,7

39,6

38,9

33,9

38,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá
hài hòa. Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều
hơn, nhiều khách du lịch chọn Việt Nam là điểm đến cho kỳ nghỉ của mình. Tuy nhiên
du lịch nước ta vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế nên chưa thu hút được du khách quay
trở lại nhiều, đó là một thách thức lớn cho du lịch Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và minh chứng là các chỉ số về lượng
khách và doanh thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm.
Bảng 2.2: Thống kê lượng khách du lịch Việt Nam qua các năm
Đơn vị: triệu lượt khách
Năm

2000

2005

2010

2013


2014

2015

Khách nội địa

11,2

16,1

28

35

38,5

57

Khách quốc tế

2,1

3,4

5

7,5

7,87


7,94

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
15


Bảng 2.3: Tổng thu từ du lịch qua các năm
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm

2000

2005

2010

2013

2014

2015

Tổng thu

17,4

30,0

96,0


200,0

230,0

337,83

(Nguồn: Tổng cục Du lịch [6])

Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc.
Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày
càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã
hội. Đến năm 2015, ước tính đã có trên 1,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du
lịch, trong đó 700 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.
Cùng với đó, hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng được nâng cao. Hệ thống di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày
càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu
thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được
trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất
trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút
khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel
& Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an
toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được
Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng
nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du
lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; tuyến du lịch trên sông Mê Kông
(đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên
sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt

Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ
xuất sắc của mình.
Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều
sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày
16


càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển
du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát
triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả
năng cạnh tranh”.
Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta.
Du lịch đất nước phát triển là cơ hội rất lớn để những tỉnh, thành phố có tiềm năng du
lịch bắt đầu tìm hướng khai thác du lịch, mang đến diện mạo mới cho tỉnh, thành phố
đó.
2.2. Du lịch Hưng Yên - Tiềm năng và Thực trạng.
2.2.1. Tài nguyên du lịch Hưng Yên
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch Tự nhiên
Địa hình
Địa hình của Hưng Yên khá đơn giản, tương đối bằng phằng, không đồi núi,
không có biển. Đất đai chủ yếu được phù sa bồi đắp, là một vùng tiêu biểu cho kiểu
địa hình của khu vực đồng bằng. Nhìn chung địa hình khá thoáng đãng, mát mẻ, với
những cánh đồng bạt ngàn, quang cảnh đồng quê, xen kẽ những bãi bồi ven sông, đặc
biệt là những bãi bồi rộng mênh mông ven sông Hồng. Đó hoàn toàn có thể là những
địa điểm diễn ra hoạt động du lịch, địa hình bằng phẳng giúp việc đi lại được dê dàng,
thuận lợi.
Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động du

lịch, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của khách du lịch,
không những thế nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch và tính mùa vụ của
du lịch.
Hưng Yên năm ở Miền Bắc Việt Nam, chính vì vậy mà chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nhiều, nóng ẩm và mùa đông lạnh, khô. Nhưng nhìn
chung khí hậu của Hưng Yên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất, cũng như hoạt
động du lịch, thăm quan, nghỉ dưỡng.
Tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật của Hưng Yên thống kê được có 731 loài, trong đó có 300 loài có
giá trị kinh tế:
17


+ 435 loài cây thuốc
+ 41 loài cây lấy gỗ
+ 19 loài cây sợi
+ 149 loài cây cảnh
Hệ động vật
+ Thú: chủ yếu là các loài được nuôi: trâu, bò, lợn, thỏ,…
+ Bò sát: một số loài rắn, thằn lằn…
+ Lưỡng cư: một số loài thường thấy: ếch, nhái, cóc,…
+ Cá: những loài cá tự nhiên ở sông, hồ và những loài được nuôi với giá trị kinh
tế cao.
+ Loài có lông vũ: gia cầm và các loài chim, đặc biệt khu vực Phố Hiến có khu
vực hồ có rất nhiều cò về làm nơi sinh sống, người dân địa phương hay gọi là đảo cò.
Hưng Yên còn đặc biệt nổi tiếng với nhãn lồng và mật ong hoa nhãn. Đây là
những sản vật quý báu và tiêu biểu của nơi đây. Đây cũng là một trong những sản
phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút khách du lịch bốn phương.

18



×